vienquang2

Con Đường Phật Tâm Tông

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
966
Điểm tương tác
931
Điểm
93
Bài 15.- Giác Ngộ Về .- Nhân Sinh & Vũ Trụ Quan PG.


Sau khi Thành Phật.- Dùng Chánh tri kiến (một trong 8 Chánh Đạo) Đức Phật thấy đúng Chân Lý. - Ngài dạy cách quán sát Nhân Sinh & Vũ trụ để Như Thật Tri Kiến.

Mục đích: Quán sát điều giác ngộ thứ nhất: về thế giới quan của Phật Giáo vô thường, khổ, không, và vô ngã thì con đường tìm đến chơn thường, chơn lạc, chơn tịnh, và chơn ngã dễ dàng hơn.

Đệ nhất Giác Ngộ:

* Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu; như thị quán sát, tiệm ly sinh tử.

Nghĩa

* Thế gian vốn vô thường, cõi nước rất mong manh, bốn đại lại khổ không, năm ấm là vô ngã, luôn sinh diệt biến đổi, giả dối không có chủ, tâm là nguồn việc ác, thân là rừng nghiệp tội; nếu quán sát như thế, lần lần lìa sinh tử.
(Kinh Bát đại nhân giác)

+++++++++++++++

Phần Thảo luận:

a + Thế gian vốn vô thường, quốc độ nguy thúy.


- Trong nền Phật Học:


  • Chúng sanh hữu tình quy về NGÃ.
  • Vũ Trụ- Thế Gian quy về PHÁP.

- Thế gian cũng đồng nghĩa với vũ trụ. Thời gian từ xưa đến nay gọi là VŨ; không gian bốn phương trên dưới gọi là TRỤ. Chúng ta sống trong không gian vô cùng và thời gian vô tận ấy.

- Thế gian là một thế giới hiện tượng.lưu chuyển mãi không ngừng nghỉ từng sát-na sanh diệt bất thường như vậy. Không gian luôn biến đổi.- Theo quy luật:


  • NGÃ. thì SANH- TRỤ- DỊ- DIỆT
  • PHÁP. thì THÀNH- TRỤ- HOẠI- KHÔNG.

- Nhân Sinh- Vũ Trụ tất cả sự vật hiện hữu do nhân duyên "giả kết hợp".- Mà không phải do một đấng siêu nhân siêu nhiên (Thượng Đế, trời, tại hóa v.v...) tạo ra.

* Ở Tam Pháp Ấn.- Chỉ ra CHƯ HÀNH VÔ THƯỜNG. Nghĩa là tất cả sự vận hành theo nhân duyên sanh (con ngưởi và Vũ trụ) đều không thường còn mà phải biến dị đi đến "Hoàn KHÔNG ".


b+ Quốc Độ nguy thúy:

Quốc Độ tức là tất cả cõi nước (không có ngoại trừ) nên nó cũng biến diệt và không bền vững. Thế gian vô thường thì quốc độ làm sao an ổn. Do sự vận hành của vũ tru mà ảnh hưởng của thời gian và không gian làm biến đổi cõi nước không được an ổn và không còn thật là nó nữa, như động đất, cháy rừng, đại hống thủy, núi lửa, phong ba bảo tố làm làng xóm hư hại gây cảnh đau khổ và nguy hại cho con người.

c) Bốn Ðại Khổ Không.
Tứ Đại ở đây là chỉ con nhân duyên 4 yếu tố mà tạo ra con người. - Đã là Nhân duyên giả hợp .- Hữu Vi Pháp thì phải chịu Vô Thường sanh diệt.- Nên là KHỔ. Cuối cùng hoàn KHÔNG.
Con Đường Phật Tâm Tông Vz_thn11

  • Đây là Đệ nhất Pháp Ấn: 1. Chư HÀNH Vô Thường.
  • Đối với Tứ Đế là KHỔ ĐẾ.

* Những giáo lý nào có mang nội hàm Pháp Ấn này là Chánh Pháp Phật. Không bị loài chùm gửi đeo bám làm sai lệch.- Tức là Chánh Kiến (bát chánh Đạo).
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
966
Điểm tương tác
931
Điểm
93
Bài 16.- GN về Nhân Sinh & Vũ Trụ.- Quán NGÃ KHÔNG.

Phần Thảo luận: (tt)

Kinh văn:

(đệ I GN): Tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu; (hết trích)

Giải thích:

+ Tứ đại khổ không. ngũ ấm vô ngã.

* Quán về NGÃ. (cái Ta)

Thế nào là NGÃ ?

+ Khi tìm hiểu về NGÃ.- Chúng ta sẽ thấy có khái niệm Tổng quát và 4 khái niệm căn bản về Ngã:

1. Đại Ngã (của Bà la Môn chấp có đấng Tạo hóa, Trời...)
2. Tiểu Ngã (của Bà la Môn chấp linh hồn do Trời sanh ra)
3. Ngã chấp (chấp cái Ta Thế gian)
4. Huyễn Ngã (của Nhị Thừa)

(Ngoài ra còn khái niệm Chơn Ngã - của Đại Thừa PG.- Ở đây chưa bàn về khái niệm này)

+ Khái niệm Tổng quát về NGÃ.- của người thế gian:

* Ngã là bản thân mỗi người - với tư cách là một cơ thể sống tồn tại tương đối độc lập trong môi trường sinh thái. Nghĩa xã hội: Ngã là cái tôi riêng lẻ, ngã là cái cá nhân.

* Bản ngã có nghĩa là lý tưởng, ký ức, kết luận, kinh nghiệm, niềm tin rằng bản thân là một cá thể riêng biệt, tách biệt với phần còn lại của thế giới và tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình.

* Nói chung chấp NGÃ là chấp có một thực thể độc lập, tự chủ, không lệ thuộc cái khác.

Sự trú chấp Ngã kiến (sự thấy biết) như thế. Đạo Phật không chấp nhận, và gọi đó là Vô minh, lầm chấp.

1. Đại Ngã (của Bà la Môn chấp có đấng Tạo hóa, Trời...): Bà la môn cho là Trời (Brahman) tự sanh và tạo ra con người và vũ trụ.

* Đức Phật GN rõ là Không có cái Đại Ngã nào tự có được. Mà tất cả pháp đều do Nhiều Nhân, nhiều Duyên giả hợp mà có ra.
Đại Ngã là Không thật có.- Vì rỏ ràng.: Đại Ngã ấy sẽ không thể tồn tại độc lập, nếu không có nhân duyên yếu tố khác .- là chúng ta nhận thức về nó.

2. Tiểu Ngã (của Bà la Môn chấp linh hồn do Trời sanh ra); Lại càng không thể có.

- Có quan niệm cho rằng sau khi chết có một “linh hồn” hay Thức. 2. Ý Thức “tự ngã” bất biến tồn tại mãi mãi di chuyển từ cõi này sang cõi khác gọi là thường kiến.

- Có quan niệm cho rằng con người được tạo thành từ một nguyên nhân hay yếu tố đầu tiên và sau khi chết “linh hồn” sẽ đến một nơi thiên đường vui sướng hay hỏa ngục khổ đau mãi mãi.

* Theo đạo Phật, con người là tổ hợp gồm năm nhóm (yếu tố) tạo thành. Phật giáo cho rằng không có “linh hồn” hay “tự ngã” thường hằng, bất biến trong con người. Từ đó, Đức Phật dạy về giáo lý vô ngã hay phi ngã.- Sanh tử là một dòng chảy của sự sống liên tục chỉ khác nhau về hình dáng chúng sanh do nghiệp thiện ác chi phối. Như vậy, có khái niệm “linh hồn” trong đạo Phật là không có..

3. Ngã chấp (chấp cái Ta Thế gian)

“cái ta” là con người, là ý thức

- Khởi kỳ thỉ, nghĩa là lúc ban đầu, Chúng ta có 2 phần :

+ 1. Vô thức là lúc Căn và Trần giao tiếp (thí dụ như mắt vừa tiếp xúc cảnh vật) liền phát sanh ra "Thức" (Thức là sự hiểu biết).

+ 2. Ý Thức: Là khởi Niệm và chạy theo niệm khởi mà sanh ra suy nghĩ, so đo, lấy bỏ ghét thương v.v...


- Nhưng chúng sanh lại khởi niệm, thì chấp niệm, niệm niệm trú chấp liên tục gọi là chấp niệm thành Chủng, thì trở thành tự NGÃ.- Đó là VỌNG NIỆM. Tổ dạy: " Vọng niệm thành sanh diệt.".

* Chính Vọng niệm này, Chấp làm Ý Thức và Cố chấp Ý Thức là Tự Ngã của ta. Mà thế gian gọi là "Linh hồn".

.- Nên Ngã chấp (chấp cái Ta Thế gian) là Không Ngã mà thấy có Ngã.- Nên kinh Niết Bàn Phật gọi là "Cái thấy điên đão"


4. Huyễn Ngã (của Nhị Thừa)

* Hàng Nhị thừa thấy được: Tự Ngã vốn không mà thấy có.- Có mà không thật có.- Gọi là "Huyễn Ngã".

Con Đường Phật Tâm Tông 3_mzn_10


Quán thấy NGÃ là KHÔNG (cả 4 Ngã Chấp nêu trên).- Đây là 3 giải Thoát Môn: Không - Vô Tướng- Vô Tác (Nội hàm của Tam Pháp Ấn)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
966
Điểm tương tác
931
Điểm
93
Bài 17.- GN về Nhân Sinh & Vũ Trụ (tt).- Quán Chư pháp VÔ NGÃ (Ấn 2).

Kinh văn GN.I: Tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu. (hết trích).

Phần Thảo luận: (tt) Giải thích:

* Cái mà nhân sinh chấp là NGÃ, hay cái TA.- Nó gồm có: 1. Tâm và 2. Hình (xác thân).

Nhưng Đức Phật chỉ ra.

+ Tâm là nguyên nhân của cái Ác.- Đó là Chỉ vì chúng sanh nhận lầm :"Ý THỨC , phân biệt".- làm Tâm, chấp Tâm này là Ngã, là cái Ta.- Nhưng Chân Tâm là Viên minh. Mà Ý Thức là một mãnh vở bất toàn. Mà chấp làm Tâm, Nên tự nó méo mó, sai lầm. Nên chạy theo "Cái Tâm Ý Thức" này. Thì những cái do nó khởi tâm động niệm đều là Ác Duyên.

+ (thân) Hình là nơi làm ra tội lỗi: Cái Thân này là chỗ bám trụ của Ngã Chấp.- Nếu không có thân Ngã Chấp cũng tan biến. Thân này thể hiện qua 3 chỗ, gọi là 3 Nghiệp; Thân - Miệng - Ý (bộ não).- Đối với kẻ vô minh. 3 Nghiệp tạo vô số tội.- Như giết hại, nói dối, mưu gian kế dộc v.v...

+ Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư. (hoặc sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là 5 Ấm.- Vì cái Phần "Tâm Thức" này do duyên hợp mà thành. Nên nó là hữu vi, nên nó Vô Thường. Vì Vô thường nên Khổ.

* Tất cả các Pháp.- Dù Nhân sinh hay Vũ Trụ đều do nhân duyên hợp mà thành. Nên là Pháp Hữu Vi. Vì nhân duyên sanh, nên VÔ NGÃ.

* Vì những lẻ trên nên Phật dạy: "Tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ,"

* Đây là sự Giác Ngộ (I) Nhân sinh & Vũ trụ VÔ NGÃ.

* Quán như vậy thấy Chư pháp VÔ NGÃ.- (đệ nhị Pháp Ấn)

Con Đường Phật Tâm Tông 5_uon_10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
966
Điểm tương tác
931
Điểm
93
Bài 18.- Giáo lý DUYÊN KHỞI(Nhân Sinh Quan PG)

+ Trong các kinh Trung Bộ I, số 28; Tương Ưng III, tr.144 và Tiểu Bộ I, tr. 48 chép lời Đức Phật:

"Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Phật (= Niết-bàn)".

(Thấy Phật là sự giác ngộ tối thượng, là thấy được thực tại tối hậu, vượt ra ngoài mọi ràng buộc của thế giới Ngã tính - bị giới hạn bởi vô minh và chấp thủ cực đoan trong nhận thức và hành động theo quan niệm nhị nguyên hữu ngã) .

+ Trong kinh Ðại Duyên (Trường Bộ III, tr. 56), Đức Phật nhấn mạnh hơn:

"Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp Duyên khởi này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một tổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sinh tử".

* - 12 Nhân Duyên được đức Phật trình bày là một trong nhiều dạng giáo lý thuộc đạo lý Duyên khởi của vạn pháp, nói về mối quan hệ chặt chẽ 12 Duyên (yếu tố,) vận hành, tương tục nơi các chúng sinh hữu tình, đặc biệt là nơi con người, gồm: 1.Vô Minh, 2.Hành, 3.Thức, 4.Danh Sắc, 5.Lục Nhập, 6.Xúc, 7.Thọ, 8.Ái, 9.Thủ, 10.Hữu, 11.Sanh, 12.Lão Tử.

- 12 Nhân Duyên do tính Duyên khởi, giải thích "sự phát sanh của một trạng thái tùy thuộc nơi trạng thái trước kế đó". Đây không phải là một tiến trình có bắt đầu-có kết thúc, cho nên Vô minh không phải là điểm bắt đầu mà vì tầm quan trọng của nó mà thôi.
Cũng vì là Duyên khởi cho nên trong mười hai chi thì mỗi chi được xem như là duyên chính và các chi còn lại là các duyên phụ. Chẳng hạn như duyên chính của Sinh là Hữu thì mười chi còn lại là các duyên phụ.

- Thập Nhị Nhân Duyên do tính Duyên khởi làm cho 12 chi duyên hòa hợp và nương tựa lẫn nhau. Vì sự hòa hợp nầy mà các chi
duyên cùng tác động Nhân – Quả qua lại với nhau. Nói cách khác, trong Thập Nhị Nhân Duyên không có chi nào thật là Nhân và chi nào thật là Quả, vì trong Nhân đã ngầm chứa Quả và ngược lại.

- Thập Nhị Nhân Duyên là tiến trình của thân và tâm nương tựa nhau mà hiện hữu, cho nên con người không có một thực thể hay tự
tính. Không có tự tính thì dĩ nhiên không có cái Ta.

- 12 Nhân Duyên bao gồm tất cả những nguyên nhân xa gần được đan kết thành mạng lưới. Các chi kết nối như một chuỗi xích, vì thế tìm cách bẻ gãy một mắt xích thì xem như phá tan được vòng xích vốn từ lâu đã trói buộc chúng sinh bị động trong khổ đau và sinh tử.

- Pháp quán có Duyên khởi và hoàn diệt.

Quán sanh khởi:
Tùy thuộc nơi Vô Minh phát sanh Hành.
Tùy thuộc nơi Hành phát sanh Thức.
Tùy thuộc nơi Thức phát sanh Danh-Sắc
Tùy thuộc nơi Danh-Sắc phát sanh Lục Căn.
Tùy thuộc nơi Lục Căn phát sanh Xúc.
Tùy thuộc nơi Xúc phát sanh Thọ.
Tùy thuộc nơi Thọ phát sanh Ái.
Tùy thuộc nơi Ái phát sanh Thủ.
Tùy thuộc nơi Thủ phát sanh Hữu.
Tùy thuộc nơi Hữu có Sanh.
Tùy thuộc nơi Sanh có Lão, Tử, Sầu Muộn, Ta Thán,Đau Khổ, Buồn Rầu, và Thất Vọng.

Quán hoàn diệt:
Tận diệt Vô Minh dẫn đến chấm dứt Hành.
Chấm dứt Hành dẫn đến chấm dứt Thức.
Chấm dứt Thức dẫn đến chấm dứt Danh-Sắc.
Chấm dứt Danh-Sắc dẫn đến chấm dứt Lục Căn.
Chấm dứt Lục Căn dẫn đến chấm dứt Xúc.
Chấm dứt Xúc dẫn đến chấm dứt Thọ.
Chấm dứt Thọ dẫn đến chấm dứt Ái.
Chấm dứt Ái dẫn đến chấm dứt Thủ.
Chấm dứt Thủ dẫn đến chấm dứt Hữu.
Chấm dứt Hữu dẫn đến chấm dứt Sanh.
Chấm dứt Sanh dẫn đến chấm dứt Lão, Tử, Sầu Muộn,Ta Thán, Đau Khổ, Buồn Rầu, và Thất Vọng.

Con Đường Phật Tâm Tông 12_nha10


Thập Nhị Nhân Duyên vốn không là một lý thuyết triết học, nó được đức Phật chỉ ra về nguồn gốc của chuyển hóa và nguồn gốc của khổ đau nơi con người, để từ đó vạch ra phương pháp thực hành chủ động để không phải vướng mắc vào chúng. (theo trang chuaadida.com )

Kính các Bạn.

Cô Động lý Duyên khởi;

“Tất cả pháp do duyên sanh.
Do cái này có nên cái kia có,
Do cái này sinh nên cái kia sinh,
do cái này diệt nên cái kia diệt”.

* Sự Giác Ngộ Duyên khởi là sự Giác Ngộ Nhân Sinh Quan của Đức Phật về Chân lý Vũ Trụ.- Đây là CHÁNH KIẾN.

* Đây là phương cách tu hành .- NGUYÊN THỦY không bị các quan niệm (loài chùm gửi) cầu nguyện, van xin vào "tha lực"...của Ngoại Đạo và Bà la Môn pha tạp .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên