trừng hải

Vấn Đạo Hà Phương Tại - Hỏi Đạo Ở Nơi Nao/ trừng hải

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,278
Điểm tương tác
906
Điểm
113
(tt)

d, Nhị Đế: Duy thức tông

Nhị đế theo Duy thức tông hoàn toàn dựa trên Tam tính được Phật đà tuyên ngôn trong Giải Thâm Mật Kinh.
Trong đó, Viên thành thật tính là Chân đế. Y tha khởi tánh và Hữu thể Biến kế sở chấp tánh là Tục đế/Phú đế (Biến kế sở chấp được phân làm hai: Phi hữu Biến kế và Hữu thể Biến kế. Phi hữu biến kế là do kiến chấp sai lầm và tập khí kiên cố nên không hiện hữu mà nhận lầm có hiện hữu như lông rùa, sừng thỏ...Phi hữu biến kế hoàn toàn không hiện hữu và không phải là đối tượng của chánh trí nên không thuộc Nhị đế. Hữu thể biến kế là những hiện tượng giới không do nhân duyên sanh chỉ thuần nương vào danh ngôn, vọng ngữ mà hiện hữu).

...


Trừng Hải
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,278
Điểm tương tác
906
Điểm
113
e, Nhị Đế: Trung quán tông

Giáo pháp chính của Trung quán tông là phủ nhận hoàn toàn biên kiến chấp thường tức cho rằng mọi hiện tượng giới hiện hữu một cách rốt ráo. Và cũng hoàn toàn phủ nhận biên kiến chấp đoạn tức cho rằng mọi hiên tượng giới không hiện hữu một cách công ước.
Giáo pháp phủ nhận hai biên của Trung quán tông tuy cũng tuyên ngôn Trung đạo như mọi trường pháp Phật giáo khác nhưng khác biệt vì cho rằng Pháp là hư vọng mà Vật cũng là huyễn hóa bởi Nhị đế, cả Chân đế lẫn Tục đế đều hiện hữu công ước hoàn toàn không phải hiện hữu rốt ráo bởi sự hữu rốt ráo tức Tánh Không là nơi "Ngôn ngữ đạo đoạn. Tâm hành xứ diệt (Long thọ)"

...


Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,278
Điểm tương tác
906
Điểm
113
4, Nhị Đế/Trung quán tông

Trung quán tông cũng có sự phân chia bộ phái do khác nhau về phép luận lý biện chứng và thậm chí cả về quan điểm triết học. Nhìn chung có thể chia ba: Thanh biện, Nguyệt xứng và Thích nghĩa.

a, Trung quán tông/Thanh biện

Phủ nhận mọi khẳng định hiện tượng giới hiện hữu một cách tự thân theo cảm quan thông tục tức công ước là thực hữu hay hiện hữu rốt ráo.
Đối với Thanh biện, tánh Không của một thực hữu là Chân đế, là bản tánh vô ngã vi tế của pháp giới. Tánh Không của hiện hữu rốt ráo và tánh Không của thực hữu chỉ là hai tên gọi cho cùng một sự vật. Như vậy khi am tường được hiện hữu rốt ráo hay thực hữu có hình thái hiện hữu như thế nào thì ta có thể hiểu thế nào là Chân đế và biết Chân đế là sự vắng mặt rỗng không của thực hữu hay hiện hữu rốt ráo trong mọi hiện tượng giới.

Thực hữu
Thực hữu hay hiện hữu rốt ráo là tự nó (Vật/Things) có thể khẳng định sự hiện hữu của chính mình qua sự phân tích của một tâm rốt ráo.
Tâm rốt ráo là ý thức của trí tuệ biện biệt (Phân biệt Vô phân biệt/Hậu đắc trí/Căn bản trí) quan sát toàn triệt không dư sót hình thái cách thế sự vật hiện hữu (Pháp/Dharma) và nhận ra bản thể cuối cùng của một hữu thể.
Như thế bất cứ thực hữu hay hiện hữu rốt ráo cần phải hiện hữu (Vật hiện hữu là do tri giác vào vật) để ý thức phân biệt vi tế quan sát và phân tích (Thể, Tướng, Dụng) mà tìm được bản thể cuối cùng của nó.
Ví dụ như khi ta quan sát và phân tích cái ghế thì mọi hình thái và phẩm tánh của ghế đều rỗng không không một vật. Đó chính là thực hữu của cái ghế tức tánh Không.
Định nghĩa Nhị đế
Một Chân đế được định nghĩa như là một hiện tướng giới được nhận biết do hiện lượng vắng bặt sắc tướng nhị nguyên..
Phú đế (Tục đế) được định nghĩa như là một hiện tượng giới thực chứng bởi hiện lượng trong mối tương quan với sắc tướng nhị nguyên.
Sắc tướng nhị nguyên: (1) Sắc tướng của hình ảnh gợi ý; (2) Sắc tướng của chủ thể và đối tượng; (3) Sắc tướng của thực hữu; (4) Sắc tướng phân biệt; (5) Sắc tướng của bất cứ hiện tượng giới nào.

Như vậy quan điểm của Trung quán tông theo Thanh biện thì Chân đế là một tánh Không vắng bặt mọi sắc tướng nhị nguyên bằng phân tích vi tế dựa trên việc liễu biệt từ tâm rốt ráo tức ý thức quan sát biện biệt không dư sót Phú đế (Tục đế) bằng hiện lượng trong tương quan sắc tướng nhị nguyên
Cũng vì vậy do tầm quan trọng của Phú đế (Tục đế) trên đạo lộ giải thoát và giác ngộ nên Thanh biện đã phân chia Phú đế (Tục đế) thành "Thực cảnh" và "Huyễn cảnh". "Thực cảnh" và "Huyễn cảnh" được phân biệt do sự vận hành đầy đủ chức năng tương ứng như là chúng xuất hiện bằng chân tri lượng (Hiện lượng). Ví dụ như ảo tượng (dương diệm), ảnh trong gương, huyễn cảnh thành Càn thát bà của nhà ảo thuật đều là sự (hiện) hữu và là Phú đế (Tục đế) nhưng sự hữu đó là do ý thức nhận lầm (vì sự hữu đó không có chức năng tác dụng tức vô dụng) nên là "Huyễn cảnh". Ngược lại, vật tạo ra ảo tượng, vật tạo ảnh trong gương, hiện vật đất, đá, cát...mà nhà ảo thuật dựa trên đó tạo huyễn cảnh Càn thát bà là sự (hiện) hữu có chức năng tác dụng như là chúng xuất hiện đối với nhận thức công ước thông thường được gọi là "Thực cảnh".

...


Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,278
Điểm tương tác
906
Điểm
113
(tt)

Dựa vào "Thực cảnh" và "Huyễn cảnh" mà các nhà Trung quán tông theo Thanh biện đã xác tín cách thế mà sự vật xuất hiện đối với nhận thức thông thường. Đó là sự xuất hiện của sự vật ở dạng thô tức tri giác vật thể là không hư ngụy nếu xét về hiện hữu rốt ráo (Chân đế) và hiện hữu tự thân (Duyên sanh). Ví dụ như khi ta nhìn một cái bàn có màu xanh thì cái bàn màu xanh xuất hiện như một hiện hữu tự thân và chính xác thì nó sự thật là một hiện hữu tự thân (Duyên sanh); nó không hề xuất hiện như một hiện hữu rốt ráo và như thực nó không hề là một hiện hữu rốt ráo (Chân đế). Cho nên mọi nhận thức theo thông tục qua công ước đứng về mặt hiện lượng đều là sự hữu được xác quyết khi vắng bặt hư vọng phân biệt. Hay nói cách khác khi hư vọng phân biệt khởi sanh thì tỷ lượng thiết định những khái niệm hình tướng gợi ý từ danh ngôn ngay cả trước khi ý thức liễu biệt nên hư vọng phân biệt này đã tự nó chứng minh sự hiện hữu của chính nó tức NGÃ.
Như vậy đứng về phương diện luận lý thì Thanh biện đã đồng ý với Kinh lượng bộ khi xác quyết sự hữu của các đối tượng nhận thức là hiện hữu tự thân và trái ngược lại với Duy thức tông về việc công bố không có cảnh ngoài thức tức mọi đối tượng nhận thức đều là cảnh thức. Thế nên Trung quán tông/Thanh biện có quan điểm rằng không hề có hư vọng điên đảo khi nhận thức sắc tướng của đối thể về mặt hiện lượng và chúng hiện hữu tự thân theo công ước.

...

Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên