<FONT FACE="Times New Roman"><FONT STYLE="Font-size:16pt">
<CENTER><P><B>DANH HIỆU BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM</B>
Minh Đức, Cư sĩ Bồ Tát Giới
<I>(Trích: Truyện Tích Bồ Tát Quán Thế Âm, An Tiêm xuất bản, trang 21-47)</I>
<BR><B>I. TÌM HIỂU Ý NGHĨA DANH HIỆU BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM</B></P></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Danh hiệu Quán Thế Âm của vị Bồ Tát hay cứu độ chúng sanh thường được đọc tụng hàng ngày trong các buổi tụng kinh cầu an tại chùa hay tại tư gia là do ở Phẩm Phổ Môn trong bộ kinh Pháp Hoa (Diệu Pháp Liên Hoa, gồm bảy quyển, hai mươi tám phẩm, 60.000 lời), nói cho đủ chữ là <I>"Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, thứ hai mươi lăm (trong quyển thứ bảy)"</I>.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì trong Phẩm Phổ Môn này ta thường đọc thấy Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện ra nhiều nơi, dưới nhiều hình tướng (32 ứng thân) để cứu độ và thuyết pháp cho chúng sanh, nên danh hiệu này thường được giải thích như là: Vị Bồ Tát <I>"nghe tiếng kêu cầu của thế gian"</I> mà thị hiện lên và tùy phương tiện mà cứu độ chúng sanh trong mọi trường hợp tai ương hoạn nạn (Quán: nghe thấy, Thế: thế gian, Âm: tiếng). Giải thích như vậy không phải là sai nhưng vẫn chưa đủ.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì ngoài Phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa ra thì còn nhiều kinh khác cũng nhắc đến danh hiệu và sự cứu độ chúng sanh của Bồ Tát Quán Thế Âm, và lại còn dẫn thêm cách tu chứng của ngài nữa:</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>1.</B> Nói một cách tổng quát như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm (nói cho đủ là Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhơn Tu Chứng Liễu Nghĩa Của Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh), trong quyển sáu, ngài Quán Thế Âm Bồ Tát đã có trình bạch lại với Phật phương pháp tu chứng của ngài như sau:</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Khi ấy, đức Bồ Tát Quán Thế Âm liền đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật, bạch rằng:</I></P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>- Bạch đức Thế Tôn! Tôi nhớ kiếp hằng hà sa số về trước, có một vị Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm. Tôi nhờ Phật đó phát Bồ Đề tâm, Phật đó có dạy tôi theo nơi Nghe, Nghĩ, Tu<SUP>(1)</SUP> để vào chỗ chánh định.</I></P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Ban đầu ở trong cái nghe, vào dòng mất chỗ<SUP>(2)</SUP>, chỗ vào đã lặng, tướng động, tướng tịnh, hai tướng chẳng sanh<SUP>(3)</SUP>. Như vậy, tiến lần lên thì cái "hay nghe" và cái "chỗ nghe" đều hết<SUP>(4)</SUP>. "Hết nghe" chẳng trụ, thì cái "hay giác" và cái "chỗ giác" đều không. Cái "không giác" rất tròn (rất trọn vẹn), thì cái "hay không" và cái "chỗ không" đều diệt. Sanh diệt đã diệt, cảnh tịch diệt "hiện tiền"</I>.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Đang khi đoạn hoặc chứng chơn, bỗng nhiên vượt khỏi thế gia và xuất thế gian, chẳng còn bị cái "pháp có" trong tam giới và "pháp không" ngoài tam giới ràng buộc nữa, chỉ thấy mười phương tròn sáng, liền đặng hai món công đức thù thắng: Trên hiệp tâm bản diệu giác của các Phật trong mười phương, và đồng với Như Lai một Từ lực, dưới hiệp tất cả chúng sanh trong sáu đường và đồng hóa với chúng sanh một lòng "bi ngưỡng"<SUP>(5)</SUP></I>.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Bạch Thế Tôn! Bởi tôi cúng dường Thầy tôi là đức Quán Thế Âm Như Lai, nên tôi nhờ Thầy truyền cho tôi pháp "Như hoạn", "Văn huân", "Văn Tu"<SUP>(6)</SUP>, Kim Cang Tam Muội<SUP>(7)</SUP>. Từ lực của tôi đồng với các Phật Như Lai, nên khiến thân tôi thành đặng ba mươi hai ứng thân để tùy thuận vào các quốc độ cứu khổ chúng sanh<SUP>(8)</SUP> (Từ trang 373 đến trang 376 - Kinh Thủ Lăng Nghiêm).</I></P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rồi một đoạn sau nữa, ngài lại bạch Phật (trang 394):</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>- Nay Phật hỏi viên thông, thì tôi chỉ do một cửa, nơi căn lỗ tai, soi tròn chánh định, nên tùy tâm thị hiện các nơi đều tự tại; thế thì nguyên nhân thiệt do cái tướng "vào dòng" đương lúc ban sơ mới nhập được chỗ chánh định, thành tựu đạo Bồ đề, ấy là bậc nhất</I>.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>- Bạch Thế Tôn! Thầy của tôi là Phật Quán Thế Âm Nhu Lai, khen tôi khéo đặng cái pháp môn viên thông, nên ở giữa Đại hội thọ ký cho tôi hiệu Quán Thế Âm<SUP>(8)</SUP>, bởi tôi xem mười phương đều được tròn sáng, nên cái danh hiệu Quán Thế Âm của tôi, khắp cả mười phương thế giới</I>.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Văn, Tư, Tu.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(Những giải thích trên dây do nơi Chú thích trong cuốn Thủ Lăng Nghiêm Kinh, của Linh Sơn Phật Học Nghiên Cứu Hội in ra năm 1961, do đại đức Thích Chơn Giám, Hòa thượng chùa Bích Liên dịch từ Hán văn ra Việt ngữ và giải thích với các cộng sự viên là Thích Phước Như, Thích Từ Quang).</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Ban đầu ở trong cái nghe, vào dòng mất chỗ: Câu này đức Quán Thế Âm tự nói vâng theo lời Thầy dạy mà làm công phu.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi làm công phu thì ban sơ do cái nghe một niệm chẳng sanh, hồi quang mà chăm nghe lại cái tự tánh, chớ không phải thuận theo cái nghe thinh trần ở ngoài, vậy gọi là "vào dòng".</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc đã vào dòng rồi, thì tất cả thinh trần ở ngoài không còn bị chuyền níu theo nữa, vậy nên gọi là "mất chỗ", tức là làm mất được chỗ sở duyên vậy (Thủ Lăng Nhiêm Kinh đã dẫn ở trên, trang 373).</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) Chỗ vào đã đặng, tưóng động, tướng tịnh, hai tướng chẳng sanh: Câu này nói đức Quán Thế Âm khi ban sơ làm công phu phản văn "Trở xoay cái nghe vào trong", và tuy đã được vào dòng mất chỗ, nhưng như thế chỉ mới ly được tướng động, chớ cái tướng tịnh hãy còn.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến sau khi chỗ vào đã tịnh lặng rồi, thì chẳng những cái tướng động chẳng sanh, mà cái tướng tịnh cũng chẳng khởi nữa. Đó là do cái công phu phản văn hết bực thâm thiết, nên hai cái tướng trần đều mất vậy (Thủ Lăng Nghiêm Kinh đã dẫn ở trên, trang 374).</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) Như vậy tiến lần lên, thì cái "hay nghe" và cái "chỗ nghe" đều hết: Khi ngoài đã không chỗ đối, thì căn vì không còn chỗ đối hóa thành vô dụng nên cũng chẳng thể còn. Như thế tức là cái "văn cơ" (hay nghe) và cái "văn tánh" (chỗ nghe) cả hai đều bị trừ diệt (Như trên đã dẫn, trang 374).</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) Đồng với chúng sanh một lòng "bi ngưỡng": "Bi" nghĩa là lo buồn, cầu Phật cứu sự khổ, "Ngưỡng" nghĩa là trông mong, nhờ Phật ban sự vui.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đại ý nói: Chỗ chứng của Bồ Tát Quán Thế Âm, tức là chỗ chúng sanh đồng có; nên chứng đưọc cái lý ấy, tức là cùng với chúng sanh đồng dạ ưu phiền. Đã cùng một dạ ưu phiền, lại sẵn có đức "Từ độ sanh" của chư Phật nên mới sẵn sàng mà tùy sự, hộ trì cho mọi việc được dễ dàng thành tựu (Thủ Lăng Nghiêm Kinh đã dẫn ở trên, trang 375)</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(6) Như hoạn, Văn huân, Văn tu:</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(7) Kim Cang Tam Muội, nghĩa là nói: Do nơi hai cái nghe đó tiến tu là thành được một tánh đại định bền chắc như Kim Cang (Thủ Lăng Nghiêm Kinh đã dẫn ở trên, trang 376).</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(8) Khiến thân tôi thành đặng ba mươi hai ứng thân để tùy thuận vào quốc độ cứu khổ chúng sanh: như trong Phẩm Phổ Môn, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã nói.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(9) Thọ ký tôi hiệu Quán Thế Âm: Trong kinh Quán Thế Âm Tam Muội và kinh Bi Hoa đều nói: đức Quán Thế Âm đã thành Phật từ vô số đời quá khứ về trước, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, còn trong kinh Bi Hoa nói: kiếp xưa Phật Bảo Tạng Như Lai thọ ký cho một vị Thái Tử Bất Thuấn hiệu là Quán Thế Âm. Thế thì đặng viên thông đây, ngài tức là hậu thân của vị Thái Tử Bất Thuấn (có nơi gọi là Thái Tử Bất Huyến - chú thêm của soạn giả) (Thủ Lăng Nghiêm kinh đã dẫn trên, trang 394).</P></FONT></FONT>
<CENTER><P><B>DANH HIỆU BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM</B>
Minh Đức, Cư sĩ Bồ Tát Giới
<I>(Trích: Truyện Tích Bồ Tát Quán Thế Âm, An Tiêm xuất bản, trang 21-47)</I>
<BR><B>I. TÌM HIỂU Ý NGHĨA DANH HIỆU BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM</B></P></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Danh hiệu Quán Thế Âm của vị Bồ Tát hay cứu độ chúng sanh thường được đọc tụng hàng ngày trong các buổi tụng kinh cầu an tại chùa hay tại tư gia là do ở Phẩm Phổ Môn trong bộ kinh Pháp Hoa (Diệu Pháp Liên Hoa, gồm bảy quyển, hai mươi tám phẩm, 60.000 lời), nói cho đủ chữ là <I>"Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, thứ hai mươi lăm (trong quyển thứ bảy)"</I>.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì trong Phẩm Phổ Môn này ta thường đọc thấy Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện ra nhiều nơi, dưới nhiều hình tướng (32 ứng thân) để cứu độ và thuyết pháp cho chúng sanh, nên danh hiệu này thường được giải thích như là: Vị Bồ Tát <I>"nghe tiếng kêu cầu của thế gian"</I> mà thị hiện lên và tùy phương tiện mà cứu độ chúng sanh trong mọi trường hợp tai ương hoạn nạn (Quán: nghe thấy, Thế: thế gian, Âm: tiếng). Giải thích như vậy không phải là sai nhưng vẫn chưa đủ.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì ngoài Phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa ra thì còn nhiều kinh khác cũng nhắc đến danh hiệu và sự cứu độ chúng sanh của Bồ Tát Quán Thế Âm, và lại còn dẫn thêm cách tu chứng của ngài nữa:</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>1.</B> Nói một cách tổng quát như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm (nói cho đủ là Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhơn Tu Chứng Liễu Nghĩa Của Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh), trong quyển sáu, ngài Quán Thế Âm Bồ Tát đã có trình bạch lại với Phật phương pháp tu chứng của ngài như sau:</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Khi ấy, đức Bồ Tát Quán Thế Âm liền đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật, bạch rằng:</I></P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>- Bạch đức Thế Tôn! Tôi nhớ kiếp hằng hà sa số về trước, có một vị Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm. Tôi nhờ Phật đó phát Bồ Đề tâm, Phật đó có dạy tôi theo nơi Nghe, Nghĩ, Tu<SUP>(1)</SUP> để vào chỗ chánh định.</I></P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Ban đầu ở trong cái nghe, vào dòng mất chỗ<SUP>(2)</SUP>, chỗ vào đã lặng, tướng động, tướng tịnh, hai tướng chẳng sanh<SUP>(3)</SUP>. Như vậy, tiến lần lên thì cái "hay nghe" và cái "chỗ nghe" đều hết<SUP>(4)</SUP>. "Hết nghe" chẳng trụ, thì cái "hay giác" và cái "chỗ giác" đều không. Cái "không giác" rất tròn (rất trọn vẹn), thì cái "hay không" và cái "chỗ không" đều diệt. Sanh diệt đã diệt, cảnh tịch diệt "hiện tiền"</I>.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Đang khi đoạn hoặc chứng chơn, bỗng nhiên vượt khỏi thế gia và xuất thế gian, chẳng còn bị cái "pháp có" trong tam giới và "pháp không" ngoài tam giới ràng buộc nữa, chỉ thấy mười phương tròn sáng, liền đặng hai món công đức thù thắng: Trên hiệp tâm bản diệu giác của các Phật trong mười phương, và đồng với Như Lai một Từ lực, dưới hiệp tất cả chúng sanh trong sáu đường và đồng hóa với chúng sanh một lòng "bi ngưỡng"<SUP>(5)</SUP></I>.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Bạch Thế Tôn! Bởi tôi cúng dường Thầy tôi là đức Quán Thế Âm Như Lai, nên tôi nhờ Thầy truyền cho tôi pháp "Như hoạn", "Văn huân", "Văn Tu"<SUP>(6)</SUP>, Kim Cang Tam Muội<SUP>(7)</SUP>. Từ lực của tôi đồng với các Phật Như Lai, nên khiến thân tôi thành đặng ba mươi hai ứng thân để tùy thuận vào các quốc độ cứu khổ chúng sanh<SUP>(8)</SUP> (Từ trang 373 đến trang 376 - Kinh Thủ Lăng Nghiêm).</I></P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rồi một đoạn sau nữa, ngài lại bạch Phật (trang 394):</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>- Nay Phật hỏi viên thông, thì tôi chỉ do một cửa, nơi căn lỗ tai, soi tròn chánh định, nên tùy tâm thị hiện các nơi đều tự tại; thế thì nguyên nhân thiệt do cái tướng "vào dòng" đương lúc ban sơ mới nhập được chỗ chánh định, thành tựu đạo Bồ đề, ấy là bậc nhất</I>.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>- Bạch Thế Tôn! Thầy của tôi là Phật Quán Thế Âm Nhu Lai, khen tôi khéo đặng cái pháp môn viên thông, nên ở giữa Đại hội thọ ký cho tôi hiệu Quán Thế Âm<SUP>(8)</SUP>, bởi tôi xem mười phương đều được tròn sáng, nên cái danh hiệu Quán Thế Âm của tôi, khắp cả mười phương thế giới</I>.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Văn, Tư, Tu.</P>
<P>- <B>Văn</B>: Tức "văn huệ", nghĩa là trí huệ của cái "nghe". Cái nghe ấy là gốc của tánh nghe trong căn "lỗ tai", chứ không phải toàn dùng cái thức của tai mà nghe như cái nghe đa văn, và cái nghe như nghe Kinh mà rõ nghĩa kìa.
<BR>- <B>Tư</B>: Tức "tư huệ", nghĩa là trí huệ của cái "nghĩ", ấy là gốc cái nghĩ chơn chánh, không cần lưu ý nghĩ tới một chuyện chi cả; chớ không phải cái nghĩ biến thành và cái nghe tà mị.
<BR>- <B>Tu</B>: Tức là "tu huệ", nghĩa là trí huệ của cái "tu". Cái tu ấy là gốc của cái tu chơn chánh, không cầu tới sự tạo tác vụ theo hình thức.</P>
<BR>- <B>Tư</B>: Tức "tư huệ", nghĩa là trí huệ của cái "nghĩ", ấy là gốc cái nghĩ chơn chánh, không cần lưu ý nghĩ tới một chuyện chi cả; chớ không phải cái nghĩ biến thành và cái nghe tà mị.
<BR>- <B>Tu</B>: Tức là "tu huệ", nghĩa là trí huệ của cái "tu". Cái tu ấy là gốc của cái tu chơn chánh, không cầu tới sự tạo tác vụ theo hình thức.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Ban đầu ở trong cái nghe, vào dòng mất chỗ: Câu này đức Quán Thế Âm tự nói vâng theo lời Thầy dạy mà làm công phu.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi làm công phu thì ban sơ do cái nghe một niệm chẳng sanh, hồi quang mà chăm nghe lại cái tự tánh, chớ không phải thuận theo cái nghe thinh trần ở ngoài, vậy gọi là "vào dòng".</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc đã vào dòng rồi, thì tất cả thinh trần ở ngoài không còn bị chuyền níu theo nữa, vậy nên gọi là "mất chỗ", tức là làm mất được chỗ sở duyên vậy (Thủ Lăng Nhiêm Kinh đã dẫn ở trên, trang 373).</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) Chỗ vào đã đặng, tưóng động, tướng tịnh, hai tướng chẳng sanh: Câu này nói đức Quán Thế Âm khi ban sơ làm công phu phản văn "Trở xoay cái nghe vào trong", và tuy đã được vào dòng mất chỗ, nhưng như thế chỉ mới ly được tướng động, chớ cái tướng tịnh hãy còn.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến sau khi chỗ vào đã tịnh lặng rồi, thì chẳng những cái tướng động chẳng sanh, mà cái tướng tịnh cũng chẳng khởi nữa. Đó là do cái công phu phản văn hết bực thâm thiết, nên hai cái tướng trần đều mất vậy (Thủ Lăng Nghiêm Kinh đã dẫn ở trên, trang 374).</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) Như vậy tiến lần lên, thì cái "hay nghe" và cái "chỗ nghe" đều hết: Khi ngoài đã không chỗ đối, thì căn vì không còn chỗ đối hóa thành vô dụng nên cũng chẳng thể còn. Như thế tức là cái "văn cơ" (hay nghe) và cái "văn tánh" (chỗ nghe) cả hai đều bị trừ diệt (Như trên đã dẫn, trang 374).</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) Đồng với chúng sanh một lòng "bi ngưỡng": "Bi" nghĩa là lo buồn, cầu Phật cứu sự khổ, "Ngưỡng" nghĩa là trông mong, nhờ Phật ban sự vui.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đại ý nói: Chỗ chứng của Bồ Tát Quán Thế Âm, tức là chỗ chúng sanh đồng có; nên chứng đưọc cái lý ấy, tức là cùng với chúng sanh đồng dạ ưu phiền. Đã cùng một dạ ưu phiền, lại sẵn có đức "Từ độ sanh" của chư Phật nên mới sẵn sàng mà tùy sự, hộ trì cho mọi việc được dễ dàng thành tựu (Thủ Lăng Nghiêm Kinh đã dẫn ở trên, trang 375)</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(6) Như hoạn, Văn huân, Văn tu:</P>
<P>- <B>Như hoạn</B>: Nghĩa là như tuồng mỵ: là nói chỗ làm công phu trong lúc ban sơ, phải mượn lấy ảnh hưởng của hai cái nghe: Văn huân và văn tu.
<BR>- <B>Văn huân</B>: Nghĩa là xông cái nghe, chữ "nghe" đây là chỉ cái tánh nghe, thuộc về thể của bản giác, còn "xông" là xông ướp (huân tập), nghĩa là trau dồi, nói bên trong xông cái thể bản giác.
<BR>- <B>Văn tu</B>: Nghĩa là tu cái nghe, chữ "nghe" đây là cái nghe để quay ngược lại cái "có nghe" trở vào trong, thuộc về trí của thể giác. Còn tu là lấy cái công phu xoay trở lại cái nghe mà tu tới bực viên thông.</P>
<BR>- <B>Văn huân</B>: Nghĩa là xông cái nghe, chữ "nghe" đây là chỉ cái tánh nghe, thuộc về thể của bản giác, còn "xông" là xông ướp (huân tập), nghĩa là trau dồi, nói bên trong xông cái thể bản giác.
<BR>- <B>Văn tu</B>: Nghĩa là tu cái nghe, chữ "nghe" đây là cái nghe để quay ngược lại cái "có nghe" trở vào trong, thuộc về trí của thể giác. Còn tu là lấy cái công phu xoay trở lại cái nghe mà tu tới bực viên thông.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(8) Khiến thân tôi thành đặng ba mươi hai ứng thân để tùy thuận vào quốc độ cứu khổ chúng sanh: như trong Phẩm Phổ Môn, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã nói.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(9) Thọ ký tôi hiệu Quán Thế Âm: Trong kinh Quán Thế Âm Tam Muội và kinh Bi Hoa đều nói: đức Quán Thế Âm đã thành Phật từ vô số đời quá khứ về trước, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, còn trong kinh Bi Hoa nói: kiếp xưa Phật Bảo Tạng Như Lai thọ ký cho một vị Thái Tử Bất Thuấn hiệu là Quán Thế Âm. Thế thì đặng viên thông đây, ngài tức là hậu thân của vị Thái Tử Bất Thuấn (có nơi gọi là Thái Tử Bất Huyến - chú thêm của soạn giả) (Thủ Lăng Nghiêm kinh đã dẫn trên, trang 394).</P></FONT></FONT>