Đức Phật Dạy 16 Thứ Tánh Người.

buongdungthoidut

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 10 2016
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Điểm
1
ĐỨC PHẬT DẠY 16 THỨ TÁNH NGƯỜI.

Một: Người muốn tu giải thoát, thì phải hiểu thật rõ 16 thứ của tánh Người. Từ chỗ hiểu thật rõ đó, mới biết tu như thế nào được giải thoát, tu như thế nào còn bị luân hồi.

Căn bản 16 thứ của tánh Người như sau:

Một là Thọ: “Bộ phận Thọ” này là nhận: Khổ, vui, buồn, thương, giận, ghét, v.v…

Hai là Tưởng: “Bộ phận Tưởng” này là tưởng tượng ra đủ thứ trên đời, chính cái Tưởng này, con người tưởng tượng ra để lường gạt người ngu dại! Còn người ngu dại thì bị sai lầm!

Ba là Hành: “Bộ phận Hành” này có 2 phần:
1- Hành mà thanh tịnh, là Hành của điện từ Quang, Hành này có 3 phần:
A- Dẫn 4 phần trong Phật tánh đi xa hoặc thu gần.
B- Dẫn 1 phần rất nhỏ của Kim Thân 1 vị Phật, phân thân , hóa thân hay ứng thân đến trong Tam giới nào đó trong Vũ trụ này. Nơi nào có loài Người sinh sống, mà người đó muốn giải thoát, thì vị Phật trong Bể tánh mới giúp. Còn người không muốn giải thoát, vị Phật không giúp.
Vì sao vậy?
- Vì người này thích luân hồi, thì vị Phật trong Phật giới làm sao giúp họ được.
- Giống như ở Thế giới này, bọn trẻ thích nô đùa, có vị nào bảo nó nghỉ, nó sẽ chửi vị này ngay!
Để chứng minh phần này: Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo đại chúng và ông Xá Lợi Phất đừng dụng công Tưởng, Nghi, Tìm nữa. Đức Phật bị ông Xá Lợi Phất và những người có mặt chửi Đức Phật liền!

Bốn là Thức: “Bộ phận Thức” này là “Biết”. Nhưng Biết thanh tịnh là Phật tánh Biết. Còn biết mà chồng thêm cái ham muốn nữa, tức dính mắc, là cái biết của tánh Người.

Năm là Tài: Cũng vì có thân Tứ đại nên phải tìm đủ mọi cách kiếm cho nhiều tiền, của, để cung phụng cho thân Tứ đại này, nên sanh ra tham Tài.

Sáu là Sắc: Cũng vì muốn cho thân Tứ đại này thụ hưởng sắc đẹp của thân và vật chất, nên tìm kiếm, sanh ra tham Sắc.

Bảy là Danh: Cũng vì muốn cho thân Tứ đại này và Vọng tánh của mình được hơn hẳn những người chung quanh, nên phải làm sao cho có danh tiếng hơn người. Khi có danh tiếng rồi, nếu bị người khác đả phá hay cướp lấy, không thể nào chịu nổi, do đó phải bám lấy Danh cho được

Tám là Thực: Cũng vì muốn cho thân Tứ đại này đầy đủ, sợ nó gầy, xấu đi, nên bày đủ thứ để ăn uống cho thân Tứ đại khỏe mạnh bền lâu, nên tìm đủ thứ các món ăn dù tốn kém bao nhiêu cũng được, do đó phải tìm Thực cho thật ngon.

Chín là Thùy: Sợ thân Tứ đại bị xấu đi, nên tìm cách ngủ nghĩ cho yêm ấm, nên phải tìm chỗ cao sang để Thùy.

Mười là Tham: Cũng chỉ vì mang thân Tứ đại, nên phải Tham để cung phụng cho thân Tứ đại của mình!

Mười một là Sân: Cũng chỉ vì thân Tứ đại, ai nói nặng hay đụng đến thân mình là phải Sân!

Mười hai là Si: Cũng chỉ vì thân Tứ đại, nếu cái nó muốn mà không được, thì nó phải Si!

Mười ba là Mạn: Cũng chỉ vì thân Tứ đại, cộng với Vọng thức của con người, nếu ai làm trái ý, nó bộc lộ cái Ngã Mạn ra.

Mười bốn là Nghi: Để bảo vệ thân Tứ đại và vật chất mình có, nên không tin ai, vì chỗ không tin ai, nên người này Nghi ngờ người kia. Cũng vì chỗ Nghi ngờ này mà thù hằng với nhau!

Mười lăm là Ác: Cũng vì sợ tổn hại đến thân Tứ đại nên bày ra đủ thứ hại người hại vật nên sanh ra Ác!

Mười sáu là Kiến: Cũng chỉ vì thân Tứ đại và Vọng tánh nên sanh ra cái mình nhận định là đúng, nếu ai bác bỏ, liền bảo thủ cho kiến thức mình là hay hơn hết, nên sanh ra Kiến.

Trên đây là 16 căn bản trong Thế giới này, nên sanh ra tranh giành, hơn thua, chém giết với nhau! Vì vậy, khi loài Người nói riêng, còn vạn vật nói chung, khi bị lực hút của vật chất rồi, bắt buộc phải tuân theo qui luật của nó, không ai có thể nào cưỡng lại được.
Loài Người bị 16 thứ nói trên đã không an rồi; còn bị những người tự xưng mình là Ông này Bà kia nữa, để lường gạt những người ngu khờ, dại dột! Thật đã bị khổ rồi, lại chồng thêm cái khổ nữa! Cái khổ của người sống nơi Thế giới này, phải chịu quá mức!
Vì thấy loài Người bị mê muội như nói ở trên, nên Thái tử Tất Đạt Đa tìm nhiều phương cách để giúp cho mọi người thoát ra các cái vòng khổ não này.
Đáng lẽ ra, những Vị là môn đồ của Ngài, phải đem lời dạy chân thật của Ngài ra để chỉ dạy cho những người chung quanh biết mà tránh. Trái lại, còn bày đặt thêm, tô điểm thêm, để hù dọa người khác, những người không biết gì, lại bị những người khôn lanh lường gạt, thật là khổ không biết mấy lớp nữa!
Phần nhiều, con người muốn tìm đến các chùa là để mong tìm những vị Thầy dạy đường giải thoát, nhưng không chùa nào dạy. Mà chỉ thấy những ông Thầy nói chuyện trong sanh tử luân hồi thôi. Thật là tội nghiệp cho những người này quá.
Ngày xưa, Thái tử Tất Đạt Đa đã tìm ra được công thức giải thoát ra ngoài sinh tử luân hồi, nên Thái tử mới tìm phương cách thành lập ra Giáo đoàn để dạy công thức giải thoát này, Ngài gọi là “Đạo Giác ngộ” tức đạo hiểu biết, sau này gọi là đạo Phật.
Trong suốt 49 năm, Thái tử Tất Đạt Đa nói về các nguyên lý trên để giúp cho mọi người biết đường trở về nguồn cội của mỗi người.
Ban đầu, Ngài nói 16 nguyên lý trên để cho mọi người biết, nhưng không ai chịu nghe. Do đó, Ngài bày ra nhiều phương pháp tu để thỏa mãn cái ham muốn của Tánh người. Khi các môn đồ của Ngài tu hành thành tựu tất cả sự ham muốn rồi, nhưng cũng còn lẩn quẩn trong Tam giới này. Đến khi lớn tuổi, Ngài mới dạy tu pháp môn “Thanh tịnh thiền” để đưa các môn đồ của Ngài trở về Bể tánh thanh tịnh, tức nơi chư Phật sống, là nguồn cội của mỗi người. Đến đây, đã hoàn thành ước nguyện của Ngài. Vì vậy, ai muốn giác ngộ, giải thoát, cứ làm theo lời của Ngài dạy. Còn ai thích luân hồi trong Tam giới, hoặc làm tôi tớ cho người khác, cứ tự nhiên làm theo sự ham muốn của mình. Chứ Đức Phật không giúp cho ai được. Phần giác ngộ và giải thoát này, tự mình thực hành thì mới giải thoát được, chứ không có ai giúp cho mình được.

Trong Hải Triều Âm Đức Phật có dạy:

- Dù có vạn Đức Phật.
- Đến với Thế giới này.
- Cũng không cứu được!
- Ai đó nói cứu giùm.
- Là kẻ đại lường gạt!

Vì sao Đức Phật không giúp được?
Trong kinh Địa Tạng Đức Phật dạy rất rõ ràng:
- Loài Người giống như con cóc vậy. Có ai bắt cóc bỏ đĩa mà nó chịu ở yên trong đĩa không, nó thích nhảy ra ngoài. Loài Người cũng như vậy đó!
Vì chỗ này, Đức Phật thấy ai cầu xin Ngài giúp giác ngộ, giải thoát, Đức Phật lắc đầu, Đức Phật còn không giúp cho ai được, thì thử hỏi, trên trái đất này có ai hơn Đức Phật mà mình đi cầu khẩn họ? Thật tội nghiệp cho người thức khuya dậy sớm cầu xin người khác vậy!

TRÍCH QUYỂN "ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG".
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
đề nghị các đạo hữu bên chùa Tân Diệu nếu muốn giới thiệu và thảo luận những bài viết cùng một quyển sách "ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG". của chùa Tân Diệu thì cho vào một topic . để thuận tiện cho việc trao đổi... tránh tạo ra nhiều topic làm loảng chủ đề thiếu tập trung...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Đem tất cả lời viết trong sách "ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG" này, cho bà con vùng quê nghèo, không có giấy vệ sinh, đi ngoài đồng chùi mông cho tiện ! Hoặc đem bán phế liệu, ve chai !

Tôi lỗi đâu, Ba Tuần chịu hết !!!!!

Còn ai nói lời trong sách này chỗ nào là chân lý, vào đây hỏi Ba Tuần, Ba Tuân chỉ cho chỗ đó !!!!

Mộ Phần.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113

Pháp hội Linh Sơn,
Phật tọa trước chúng.
Hoa Trời rớt tay,
Phật giơ, im lặng !
Đại Ca Diếp cười,
Phật truyền Pháp Nhãn !

Chánh Pháp Nhãn này:
Hoa giơ, miệng mỉm.
Ngoài ra không còn,
Lời dạy gì khác !


Cầm hoa đưa lên và im lặng là lời "ĐỨC PHẬT DẠY TU THEO THIỀN TÔNG !"

Đây là lời phó chúc của Phật truyền Chánh Pháp Nhãn cho Ngài Đại Ca Diếp - Sơ Tổ Thiền Tông: " Ta nay có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thật tướng vô tướng, Pháp môn Vi diệu. nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp !", ông hãy khéo hộ trì, chớ để cho đoạn dứt !

Đây là tông chỉ Thiền Tông - Chánh Pháp Nhãn, do Tổ Đat Ma - đời thứ 28 từ Đại Ca Diêp - thiết lập:" Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiến Tánh thành Phật."

Đây là diễn giải tông chỉ Thiền Tông - Chánh Pháp Nhãn, do Tổ Huệ Năng - đời thứ 33 từ Đại Ca Diếp - thiết lập:

1. Pháp môn này xưa nay lập Vô niệm làm Tông.

1.1 Vô là vô nhị tướng, vô tất cả tâm trần lao.

1.2 Niệm là niệm Chân như bản tánh.

2. Pháp môn này xưa nay lập Vô Tướng làm Thể.

2.1. Vô Tướng là ở nơi tướng mà lìa tướng;
Đối với mọi cảnh tâm chẳng nhiễm, trong niệm thường tự lìa mọi cảnh, chẳng ở trên cảnh sanh tâm.

2.2. Lìa tướng thì pháp thể thanh tịnh, chẳng phải là : ngồi yên chẳng động, vọng chẳng khởi nơi tâm.

3. Pháp môn này xưa nay lập Vô Trụ làm Gốc.

3.1. Vô Trụ là bản tánh của con người đối với tất cả sự vật, thiện ác, tốt xấu, kẻ thù, người thân trên thế gian, cho đến lúc bị người nói xấu, khinh rẻ, đều cho là không, chẳng nghĩ trả thù, niệm niệm chẳng nghĩ ngoại cảnh.

3.2. Đối với tất cả pháp, niệm niệm chẳng trụ tức là chẳng trói buộc vậy, đây là lấy Vô Trụ làm Gốc.


Tổ đời thứ 32 từ Đại Ca Diếp, Hoằng Nhẫn căn dặn Tổ Huệ Năng:

Kinh Pháp Bảo Đàn đã viết:
Khi xưa Đạt Ma Đại Sư mới tới xứ này, vì người ta chưa đủ lòng tin, nên mới truyền y bát để làm tín thể (vật làm tin) đời đời truyền nhau thành pháp tắc, lấy tâm truyền tâm đều bảo tự ngộ tự giải, từ xưa Phật Phật chỉ truyền bản thể, Tổ Tổ mật phó bản tâm.

Y bát là mối tranh giành, tới đời ngươi phải ngưng truyền.

Nếu truyền y bát là việc rất nguy hiểm, ngươi phải đi cho mau, kẻo có người ám hại.

Đã ngưng truyền y bát thì biết rằng, từ đời Tổ Huệ Năng, danh xưng Tổ sư Thiền Tông sẽ không một ai có thể tùy tiện thiết lập, tự xưng được nữa !!!!

Tổ còn không có, lấy đâu ra Phật nào mà thành Đạo lại truyền Pháp thiền Tông gì được !

Phải biết chắc chắn rõ ràng như thế !!!!

Tổ Bồ Đề Đạt Ma sau khi truyền pháp cho Tổ Huệ Khả, có dặn rằng: “Xứ này có bốn quyển Kinh Lăng Già có thể dùng ấn tâm !"

Dầu cho tự ngộ, cũng phải dùng Ấn Pháp Lăng Già Kinh để tự kiểm chứng, nếu đọc lời Kinh mà như vịt nghe sấm, vừa đọc chẳng thể liền hội, chỗ thật thấy chưa được như vậy, thì biết rằng chỗ ngộ giải chẳng triệt để !!

Ngộ còn chưa triệt để thì tu hành còn nhiều khúc mắc, làm sao tùy tiện xưng rằng: Ta là Tổ đây !

Thật là điều vớ vẩn !!!!!

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên