Ai là Phật Tử?

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Lang thang trên mạng , đọc được bài này bên thư viện Hoa Sen. bỗng chợt nghĩ về nơi diễn đàn chắc có nhiều bậc tu hành chân chính như Bác Trừng Hải , Ba Tuần , Rickypham ,Ngài Viên Quang 6, Bình Đẳng Giác , Ngộ Không, Vấn Đạo.......................sẽ hiểu rõ và thấu đáo về việc này.
Auduong tôi vụng về mở cái này nhờ quí vị nhìn thấu thì nói rõ thế nào , nói rõ về những yếu tố , nguyên nhân thuận , nghịch trong cái hay dở được mất nơi các vị học giả , thiền giả mà bài viết bên Thư viện Hoa Sen đã nói.
Tương lai Đạo Phật như thế nào ? ai là Phật Tử?
Dưới đây là trích đoạn của bài viết:
" Chúng ta còn có một tâm-điểm quan trọng khác trong sinh hoạt Phật Giáo, và đó là lãnh vực mở rộng sự nghiên cứu Phật Giáo như là một ngành-học trong trường đại học. Một số giáo sư đại học cho rằng phương cách học-hành nghiêm ngặt của họ là một trong những cách mà có tương lai tốt đẹp nhất, và lâu dài nhất. Những văn bản chuyển-ngữ và phân-tích (từ các học giả) trong vài thập-kỷ qua, đã thật sự cung cấp một sự đóng góp vô giá, cho sự hiểu biết hiện-đại về các bài giảng dạy cổ xưa, và đầy trí tuệ nầy. Tuy nhiên, có sự căng thẳng giữa các cộng đồng học giả và các thiền-giả (người hành-thiền), và cả hai bên cùng góp phần vào sự căng thẳng nầy. Tôi có tham gia vào một cuộc hội nghị cách đây vài năm, lúc đó quy tụ các học giả Phật Giáo, và các thiền-giả. Các học giả đã trình bày các bài viết của họ (mà tôi cảm thấy hoàn toàn dễ hiểu, và rõ ràng), tuy nhiên, trong cuộc thảo luận tiếp-theo sau đó một số thiền-giả rõ ràng cảm thấy rằng quan điểm của các học giả là trừu tượng, và đó là các suy nghĩ trí thức, cho nên chẳng liên hệ gì đến công việc thiền định của họ. Kế tiếp, các học giả lần lượt cho rằng quan điểm của các thiền-giả có thể là thiếu hiểu biết, và thậm chí là ngu đần. Một học giả phàn nàn riêng với tôi, "Các thiền-giả nầy chẳng biết gì cả!"

Mặc dù có một số học giả cũng là các thiền-giả, tuy nhiên, đôi khi họ cần phải giữ kín đáo về điều nầy. Bởi vì hiện nay đã có giáo sư đang có thành-kiến. Một giáo sư nghiên cứu Phật Giáo nói với tôi rằng khi cô đang theo học chương trình hậu-đại-học, cô và các bạn cùng lớp phải giữ bí mật về việc thực hành thiền định, bằng không hầu-như các luận án của họ sẽ không được chấp nhận.

Sau cùng, tôi nghĩ rằng (câu hỏi lớn nhất về) tương lai lâu dài của Đạo Phật sẽ tùy thuộc vào một thế-hệ mới của các thiền-giả, của các giáo sư, và của các học giả tình-nguyện thực-hiện và tiếp-nối công việc làm nầy. Điều chắc chắn rằng chúng ta đang có các Thầy Cô Phật Giáo trẻ, và họ đang thu hút các người trẻ theo chân họ. Đồng thời, Thiền Phật Giáo chưa phải là một sinh hoạt chính yếu trong nhiều gia đình. Cho nên, tôi có ấn tượng rằng con em của các vị Phật Tử già, khi lớn lên họ sẽ không có khuynh hướng trở thành Phật Tử.

Cuối cùng, tôi chẳng có quả cầu bằng pha lê (để ước gì được nấy), và tôi không muốn thiên vị để nói rằng, tôi biết điều gì có nhiều khả năng xảy ra. Tôi nghĩ rằng chúng ta là baby boomer (người sinh vài năm sau Thế Chiến 2) Phật Tử, chúng ta cần phải suy nghĩ về các điều nầy một cách nghiêm túc. Trong vòng từ 25 năm đến 30 năm nữa, lúc đó tất cả chúng ta đều ra đi (sẽ mất đi), và trong khoảng thời gian còn lại nầy, chúng ta sẽ làm điều gì để bảo đảm Phật Giáo có một sự tiếp-nối tốt đẹp cho các thế hệ tương lai? Cho dù chúng ta là các học giả, hoặc là các thiền-giả (hoặc là cả hai), đó là điều mà chúng ta cần nên chú tâm đến.

Source-Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/lewis-richmond/is-meditation-buddhism-booming-or-fading_b_2050135.html?"

http://thuvienhoasen.org/a26343/thien-phat-giao-dang-phat-trien-manh-hay-dang-suy-yeu-di-
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Kính Bạn auduongphong.

Câu hỏi: Tương lai Đạo Phật như thế nào ? ai là Phật Tử ?

Thật là quá lớn ! Để trả lời chính xác. Thật là một nan đề !

tranglinh chỉ vọng kiến theo suy nghĩ riêng tư của mình. như sau:

* Tất cả các việc đều không ngoài NHÂN - QUẢ.

Nghĩa là chúng ta có gieo nhân thiện hay bất thiện thì đều không thể chối từ Quả báo...

Do vậy, nếu hiện nay còn có người tu Thiền, tu Tịnh hay tu các Thiện pháp, thì đời sau họ sẽ lại thụ hưởng kết quả Thiện báo đó, và do quán tính họ lại tiếp tục hành thiện. Kinh 42 Chương Phật có pháp thoại sau:

Ngược dòng sông Hằng, Bụt hướng về Kosambi phía Tây Bắc. Đứng bên dòng sông, Bụt nhìn thấy một khúc gỗ lớn đang theo dòng chảy về phương Đông. Người gọi các vị khất sĩ cùng đi, chỉ cho họ thấy khúc gỗ đang trôi và nói:
- Các vị khất sĩ! Khúc gỗ kia nếu không bị vướng mắc vào hai bờ, nếu không chìm đắm nửa chừng, nếu không vướng một doi cát, nếu không bị người ta vớt lên, nếu không bị cuốn theo dòng nưóc xoáy và nếu không bị mục nát từ bên trong mục nát ra, thì sẽ cứ trôi như thế cho đến ngày ra được biển cả.

Các vị cũng thế, trên con đường tu đạo, nếu quý vị không bị vướng mắc vào hai bờ, nếu quý vị không bị chìm đắm nửa chừng, nếu không vướng vào một doi cát, nếu không bị người ta vớt lên, nếu không bị cuốn theo dòng nước xoáy và nếu không bị mục nát từ bên trong mục nát ra, thì chắc chắn các vị cũng sẽ đi về tới đại dương của sự giải thoát và giác ngộ hoàn toàn.

Các vị khất sĩ hỏi Bụt:
- Xin Thế Tôn nói rõ cho chúng con hiểu, thế nào là vướng mắc vào hai bờ? Thế nào là không bị chìm đắm nửa chừng? Thế nào là không bị cuốn trôi theo dòng nước xoáy?

- Bị vướng mắc vào hai bờ tức là bị vướng mắc vào sáu giác quan và sáu loại đối tượng. Sống tinh cần và tỉnh thức thì các vị sẽ không đánh mất chánh niệm và sẽ không bị kẹt vào những cảm thọ do sự xúc tiếp giữa sáu giác quan và sáu loại đối tượng của chúng gây ra.

Chìm đắm nửa chừng túc là bị những sợi dây tham dục và mê đắm buộc lại và không còn đủ sức để đi tới, và rốt cuộc phải nửa chừng bỏ lỡ sự nghiệp tu học của mình.

Vướng mà một doi cát tức là vướng vào sự phục vụ cái ngã của mình, suốt đời chỉ nhắm tới chuyện quyền lợi và hư danh mà quên đi mục đích tối hậu là giải thoát.

Bị người ta vớt lên nghĩa là mãi mê cái vui phàm tục, chỉ ưa la cà suốt ngày suốt buổi rong chơi với bạn xấu mà sao lãng công việc tu hành.

Cuốn theo dòng nước xoáy có nghĩa là chìm đắm trong vũng tù của năm thức dục lạc: ăn ngon, mặc đẹp, sang giàu, dâm dục, hư danh, và lười biếng mê ngủ.

Mục nát từ bên trong mục nát ra là sống đời sống đạo đức giả dối, lường gạt quần chúng, lợi dụng đạo pháp để thỏa mãn cá nhân.

Các vị khất sĩ! Các vị nên tinh tiến tu học, giữ gìn để đừng vướng mắc vào một trong sáu trở ngại đó. Như thế các vị chắc chắn sẽ đi về quả giác ngộ, như khúc gỗ kia nếu không bị vướng mắc vào bất cứ trở ngại gì trên sông thì sẽ chắc chắn về được tới biển cả.


Đại thừa có câu: Thế thế thường hành Bồ tát đạo. Nghĩa là hạnh nguyện của người tu sẽ dẫn nghiệp sanh đi vào hạnh nguyện của mình, nên Phật pháp chẳng bao giờ đoạn diệt.

Kính.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Thưa các bạn đồng tu,

Phật tử là danh xưng chư Đại Bồ Tát nói lên, khi muốn thưa thỉnh hay diễn nói Phật Pháp.

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm:

Phẩm 4 - Thế Giới Thành Tựu. đã viết:
Phổ Hiền Bồ Tát bảo khắp tất cả chư Bồ Tát trong chúng hội đạo tràng rằng:Chư Phật tử! Chư Phật Thế Tôn có trí huệ thanh tịnh bất tư nghì biết tất cả thế giới hải thành hoại, biết tất cả chúng sanh nghiệp hải, biết tất cả pháp giới an lập hải, nói tất cả vô biên Phật hải, vào tất cả căn dục hải, một niệm biết khắp tất cả tam thế, hiển thị tất cả Như Lai vô lượng nguyện hải, thị hiện tất cả Phật thần biến hải, chuyển pháp luân...

Phẩm 8 - Tứ Thánh Đế. đã viết:
Văn Thù Sư Lợi Ðại Bồ Tát bảo chư Bồ Tát rằng:Chư Phật tử! Khổ Thánh Ðế, trong cõi Ta Bà này, hoặc gọi là tội, là bức ngặt, là biến dị, là phan duyên, là nhóm, là đâm, là căn tựa, là hư dối, là chỗ nhọt ghẻ, là kẻ ngu si...

Phẩm 14 - Thọ Lượng. đã viết:
Bấy giờ Tâm Vương đại Bồ Tát ở trong chúng hội bảo chư Bồ Tát rằng:

Chư Phật tử! Ở Ta Bà thế giới cõi của Thích Ca Mâu Ni Phật đây một kiếp, nơi Cực Lạc thế giới, cõi A Di Dà Phật là một ngày một đêm.

Một kiếp ở Cực Lạc thế giới là một ngày một đêm nơi Ca Sa Tràng thế giới, cõi của Kim Cang Kiên Phật.

Một kiếp ở Ca Sa Tràng thế giới là một ngày một đêm nơi Bất Thối Chuyển Âm Thanh Luân thế giới, cõi của Thiện Thắng Quang Minh Liên Hoa Khai Phu Phật.

Một kiếp ở Bất Thối Chuyển Âm Thanh Luân thế giới là một ngày một đêm nơi Ly Cấu thế giới, cõi của Pháp Tràng Phật.

Một kiếp ở Ly Cấu thế giới là một ngày một đêm nơi Thiện Ðăng thế giới, cõi của Sư Tử Phật.

Một kiếp ở Thiện Ðăng thế giới là một ngày một đêm nơi Diệu Quang Minh thế giới, cõi của Quang Minh Tạng Phật.

Một kiếp ở Diệu Quang Minh thế giới là một ngày một đêm nơi Nan Siêu Quá thế giới, cõi của Pháp Quang Minh Liên Hoa Khai Phu Phật.

Một kiếp ở Nan Siêu Quá thế giới là một ngày một đêm nơi Trang nghiêm Huệ thế giới, cõi của Nhứt Thiết Thần Thông Quang Minh Phật.

Một kiếp ở Trang Nghiêm Huệ thế giới là một ngày một đêm nơi Cảnh Quang Minh thế giới, cõi của Nguyệt Trí Phật.

Chư Phật tử! Tuần tự như vậy, nhẫn đến quá trăm vạn a tăng kỳ thế giới, một kiếp ở thế giới rốt sau là một ngày một đêm nơi Thắng Liên Hoa thế giới, cõi của Hiền Thắng Phật. Phổ Hiền Bồ Tát và chư đại Bồ Tát đồng hạnh đông đầy trong thế giới Thắng Liên Hoa này.

Phẩm 10 - Bồ Tát Vấn Minh. đã viết:
Lúc đó Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hỏi Ðức Thủ Bồ Tát: “Phật tử! Chỗ giác ngộ của Ðức Như Lai chỉ là một pháp duy nhứt, sao lại bảo là vô lượng pháp, hiện vô lượng cõi, hóa vô lượng chúng, diễn vô lượng âm, thị vô lượng thân, biết vô lượng tâm, hiện vô lượng thần thông, có thể chấn động khắp vô lượng thế giới, thị hiện vô lượng sự thù thắng trang nghiêm, hiển thị vô biên nhiều loại cảnh giới. Nhưng trong pháp tánh các tướng sai biệt này đều bất khả đắc. Ðức Thủ Bồ Tát nói kệ đáp rằng :

Nghĩa của Phật tử hỏi
Rất sâu khó rõ được
Người trí biết nghĩa này
Thường chứa công Ðức Phật.
Như đất chỉ một tánh
Mọi loài ở riêng chỗ
Ðất không nghĩ đồng khác
Pháp chư Phật như vậy.
Cũng như một đại hải
Ngàn vạn lượng sóng trào
Nước biển vẫn duy nhứt
Pháp chư Phật như vậy.
Cũng như gió một tánh
Thổi động tất cả vật
Gió không nghĩ đồng khác
Pháp chư Phật như vậy.
Cũng như mây sấm lớn
Mưa khắp cả mọi nơi
Nước mưa vẫn không khác
Pháp chư Phật như vậy.
Cũng như mặt đất kia
Mọc lên nhiều mầm mộng
Mặt đất chỉ là một
Pháp chư Phật như vậy.
Mặt nhựt không mây mờ
Chiếu sáng khắp mười phương
Quang minh không sai khác
Pháp chư Phật như vậy.
Như mặt nguyệt trên cao
Mọi nơi đều nhìn thấy
Mặt nguyệt vẫn một chỗ
Pháp chư Phật như vậy.
Ví như Ðại Phạm Vương
Ứng hiện khắp đại thiên
Thân ngài vẫn không khác
Pháp chư Phật như vậy.​

Phẩm 27 - Thập Định. đã viết:
Bấy giờ Phổ Nhãn Bồ Tát bạch Phổ Hiền Bồ Tát rằng:Thưa Phật tử! Đại Bồ Tát nầy được pháp như vậy đồng với chư Phật, sao lại chẳng gọi là Phật? “. Cớ sao chẳng gọi là thập lực? Cớ sao chẳng gọi là nhứt thiết trí Cớ sao chẳng gọi là bực chứng bồ đề trong tất cả pháp. Cớ sao chẳng được gọi là Phổ Nhãn? Cớ sao chẳng gọi là bực thấy vô ngại trong tất cả cảnh? Cớ sao chẳng gọi là giác tất cả pháp? Cớ sao chẳng gọi là bực cùng tam thế chư Phật ở một chỗ? Cớ sao chẳng gọi là bực trụ thiệt tế? Cớ sao tu hạnh nguyện Phổ Hiền vẫn chưa thôi nghỉ? Cớ sao chẳng có thể rốt ráo pháp giới bỏ đạo Bồ Tát?”

Phổ Hiền Bồ Tát nói: “Lành thay Phật tử! Đúng như lời ngài nói: Nếu đại Bồ Tát nầy đồng với chư Phật, thời do nghĩa gì mà chẳng gọi là Phật, nhẫn đến chẳng bỏ đạo Bồ Tát ?

Chư Phật tử! Đại Bồ Tát nầy đã có thể tu tập các hạnh nguyện của tam thế chư Bồ Tát nhập trí cảnh giới thời gọi là Phật. Ở chỗ Như Lai tu hạnh Bồ Tát chẳng thôi nghỉ thời gọi là Bồ Tát. Các trí lực của Như Lai đều đã nhập thời gọi là bực Thập Lực. Dầu thành thập lực mà hành Phổ Hiền hạnh không thôi nghỉ thời gọi là Bồ Tát. Biết tất cả pháp mà hay diễn thuyết thời gọi là nhứt thiết trí. Dầu có thể diễn nói tất cả pháp, nơi mỗi mỗi pháp thiện xảo tư duy chưa từng thôi nghỉ thời gọi là Bồ Tát. Biết tất cả pháp không có hai tướng thời gọi là ngộ tất cả pháp. Nơi đạo sai biệt nhị bất nhị của tất cả pháp thiện xảo quán sát, lần lượt tăng thắng không có thôi nghỉ thời gọi là Bồ Tát. Đã hay thấy cảnh giới Phổ Nhãn thời gọi là Phổ Nhãn. Dầu hay chứng được cảnh giới Phổ Nhãn niệm niệm tăng trưởng chưa từng thôi nghỉ thời gọi là Bồ Tát. Nơi các pháp đều hay soi sáng rời chướng ngại thời gọi là vô ngại kiến. Thường siêng ghi nhớ vô ngại kiến thời gọi là Bồ Tát. Đã được mắt trí huệ của chư Phật thời gọi là giác ngộ tất cả pháp. Quán trí nhãn chánh giác của Như Lai mà chẳng buông lung thời gọi là Bồ Tát. Trụ chỗ của Phật trụ cùng Phật không hai thời gọi là cùng Phật không trụ hai chỗ. Được Phật nhiếp thọ tu các trí huệ thời gọi là Bồ Tát. Thường quán thiệt tế của tất cả thế gian thời gọi là bực trụ thiệt tế. Dầu thường quán sát thiệt tế của các pháp mà chẳng chứng nhập cũng chẳng bỏ rời thời gọi là Bồ Tát. Chẳng đến chẳng đi, không đồng không dị, những phân biệt nầy thảy đều dứt hẳn thời gọi là bực hưu tức nguyện. Tu tập quảng đại viên mãn bất thối thời gọi là bực chưa hưu tức Phổ Hiền nguyện. Biết rõ pháp giới không có biên tế, tất cả các pháp nhứt tướng vô tướng thời gọi là bực rốt ráo pháp giới rời bỏ đạo Bồ Tát. Dầu biết pháp giới không biên tế mà biết các thứ dị tướng khởi tâm đại bi độ các chúng sanh tột thuở vị lai không nhàm mỏi thời gọi là Phổ Hiền Bồ Tát.

Thế nào gọi là Đại Bồ Tát ?

Phẩm 38 - Ly Thế Gian. đã viết:
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười chỗ y chỉ

Có mười thứ tưởng kỳ đặc.
Có mười thứ hạnh
Có mười bậc thiện trí thức
Có mười sự siêng tinh tấn
Có mười thứ tâm được an ổn
Có mười cách thành tựu chúng sinh
Có mười loại giới
Có mười pháp thọ ký
Có mười pháp nhập bồ tát
Có mười pháp nhập Như Lai
Có mười pháp nhập chúng sanh hạnh
Có mười cách nhập thế giới
Có mười thứ nhập kiếp
Có mười pháp nói tam thế
Phát mười thứ tâm không mỏi nhọc, nhàm chán
Có mười thứ sai biệt trí
Có mười thứ Đà La Ni
Nói mười Phật
Phát mười tâm phổ hiền
Có mười Phổ Hiền hạnh pháp
Dùng mười pháp quán sát chúng sanh mà khởi đại bi
Có mười nhân duyên phát Bồ Đề tâm
Có mười thứ ba la mật
Có 10 trí tùy giác
Có 10 điều chứng tri
Có 10 thứ năng lực
Có 10 thứ bình đẳng
Có 10 câu thật nghĩa Phật Pháp
Nói 10 pháp
Có 10 pháp trì
Có 10 thứ biện tài
Có 10 thứ tự tại
Có 10 pháp vô trước
Có 10 thứ tâm bình đẳng
Có 10 pháp xuất sanh trí huệ
Có 10 pháp biến hóa
Có 10 pháp lực trì
Có 10 pháp đại hân ủy
Có 10 điều thâm nhập Phật Pháp
Có 10 pháp y chỉ
Có 10 pháp phát tâm vô úy
Phát 10 tâm không nghi, nơi tất cả Phật Pháp đều không nghi lầm
Có 10 pháp bất tư nghì
Có 10 xảo mật ngữ
Có 10 pháp nhập tam muội
Có 10 pháp biến nhập
Có 10 môn giải thoát
Có 10 pháp thần thông
Có 10 thứ minh
Có 10 pháp giải thoát
Có 10 viên lâm
Có 10 thứ cung điện
Có 10 điều vui thích
Có 10 thứ trang nghiêm
Phát 10 tâm bất động
Có 10 pháp chẳng bỏ tâm thâm đại
Có 10 trí huệ quán sát
Có 10 thuyết pháp
Có 10 pháp thanh tịnh
Có 10 ấn
Có 10 trí quảng chiếu
Có 10 vô đẳng trụ, tất cả chúng sanh, thanh văn, độc giác đều không sánh bằng
Phát mười tâm chẳng hạ liệt
Nơi Vô thượng bồ đề có 10 tâm tăng thượng
Có 10 trí như biển nhập vô thượng bồ đề
Có 10 thứ như thật trụ
Phát 10 thứ tâm thệ nguyện đại thừa như Kim Cang
Có 10 pháp đại phát khởi
Có 10 đại sự rốt ráo
Có 10 thứ bất hoại tín
Có 10 điều được thọ ký
Có 10 thứ thiện căn hồi hướng
Có 10 pháp được trí huệ
Có 10 pháp phát tâm vô lượng vô biên quảng đại tâm
Có 10 phục tạng
Có 10 luật nghi
Có 10 tự tại
Có 10 vô ngại dụng
Có 10 môn du hý
Có 10 cảnh giới
Có 10 lực
Có 10 vô úy
Có 10 pháp bất cộng
Có 10 nghiệp
Có 10 thân
Có 10 ngữ
Có 10 điều tịnh tu ngữ nghiệp
Có 10 tâm
Có 10 thứ phát tâm
Có 10 tâm cùng khắp
Có 10 căn
Có 10 thâm tâm
Có 10 thâm tâm tăng thượng
Có 10 điều siêng tu
Có 10 thứ quyết định giải
Có 10 quyết định giải biết tất cả thế giới
Có 10 quyết định giải biết chúng sanh giới
Có 10 thứ tập khí
Có 10 điều thủ lấy, do đây không dứt hạnh Bồ Tát
Có 10 điều tu
Có 10 điều thối thất Phật Pháp cần phải xa lìa
Có 10 đạo ly sanh
Có 10 pháp quyết định
Có 10 đạo xuất sanh Phật Pháp
Có 10 đạo
Có 10 vô lượng đạo, 10 vô lượng trợ đạo, 10 vô lượng tu đạo, 10 vô lượng trang nghiêm đạo.
Có 10 chân
Có 10 tay
Có 10 bụng
Có mười tạng
Có 10 tâm
Có mười thứ mặc giáp
Có 10 thứ khí trượng
Có 10 đầu
Có 10 mắt
Có 10 tai
Có 10 mũi
Có 10 lưỡi
Có 10 thân
Có 10 ý
Có 10 hạnh
Có 10 chỗ an trụ
Có 10 chỗ ngồi
Có 10 chỗ nằm
Có 10 chỗ sở trụ
Có 10 chỗ sở hành
Có 10 thứ quán sát
Có 10 môn phổ quán sát
Có 10 điều phấn tấn
Có 10 sư tử hống
Có 10 pháp thanh tịnh thí
Có 10 thanh tịnh giới
Có 10 thanh tịnh nhẫn
Có 10 pháp tinh tấn thanh tịnh
Có 10 thanh tịnh thiền
Có 10 thanh tịnh huệ
Có 10 thanh tịnh từ
Có 10 thanh tịnh bi
Có 10 thanh tịnh hỷ
Có 10 thanh tịnh xả
Có 10 nghĩa
Có 10 pháp
Có 10 công cụ trợ đạo phước đức
Có 10 công cụ trợ đạo trí huệ
Có 10 minh túc
Có 10 điều cầu pháp
Có 10 pháp minh liễu
Có 10 pháp tu hành
Có 10 thứ ma
Có 10 thứ ma nghiệp
Có 10 điều bỏ rơi ma nghiệp
Có 10 môn kiến Phật
Có 10 Phật nghiệp
Có 10 mạn nghiệp
Có 10 điều bị ma nhiếp trì
Có 10 điều được pháp nhiếp trì
Ở Đâu suất Thiên cung có 10 công việc
Ở Đâu suất Thiên cung lúc sắp giáng sinh có 10 sự
Thị hiện ở thai mẹ có 10 sự
Có 10 sự qua đến thậm thâm vi tế
Có 10 điều sanh
Do 10 sự mà thị hiện vi tiếu tâm tự thệ
Có 10 sự mà thị hiện đi bảy bước
Do 10 sự mà hiện ở thân đồng tử
Do 10 sự thị hiện ở vương cung
Do 10 sự mà thị hiện xuất gia
Vì 10 sự mà thị hiện khổ hạnh
Đi đến Bồ Đề đạo tràng có 10 sự
Ngồi đạo tràng có 10 sự
Có 10 sự kỳ đặc vi tằng hữu
Quán sát 10 nghĩa mà thị hiện hàng ma
Có 10 điều thành Như Lai lực...

Lúc Phổ Hiền Bồ Tát nói phẩm này, vì Phật thần lực, và vì pháp tất nhiên của pháp môn này nên vô lượng vô biên vô số thế giới đều đại chấn động đại quang chiếu khắp mười phương.

Bấy giờ thập phương chư Phật đều hiện ra trước Phổ Hiền Bồ Tát mà đồng thanh khen rằng:

Lành thay! Lành thay! Phật tử bèn có thể diễn thuyết pháp môn phẩm xuất thế gian vào khắp tất cả Phật Pháp, nghĩa hoa quyết định, hành xứ công đức của tất cả đại Bồ Tát này.

Phật tử đã khéo học pháp này, khéo nói pháp này. Phật tử dùng oai lực hộ trì pháp này. Chư Phật chúng ta thảy đều tùy hỷ.

Như chư Phật chúng ta tùy hỷ cho Phật tử, tất cả chư Phật cũng đều tùy hỷ như vậy.

Phật tử! Chư Phật chúng ta đều cùng đồng tâm hộ trì kinh này, làm cho hiện tại vị lai các chúng Bồ Tát, những người chưa từng nghe đều sẽ được nghe.



Y theo Kinh thì biết, muốn xứng danh Phật tử, chẳng phải là điều dễ được vậy !

Còn hỏi về tương lai của Đạo Phật sẽ ra sao ? Chánh Pháp cửu trú thế gian đều nhờ vào sự nghiêm trì giới luật của Tăng Ni, đệ tử Phật cả !

Trùng Trị Tỳ Ni - Ngài Ngẫu Ích Trí Húc soạn đã viết:
HỎI: Luật học chú trọng đến chỗ tin chắc, và nỗ lực hành trì. Ai giữ được Năm thiên, chắc sanh vào cõi trời cõi người; nhưng khi phước của họ nếu hết, tương lai sẽ ra sao? Người nào tu theo Tông, Giáo: trước hết, phải biết mở mắt ra, sau đó đạo cộng giới1 mới sanh, đó là việc cần gấp. Nguời xưa có nói: Quý ở chỗ thấy tánh, không quý ở hành trì, há không đúng hay sao?

ÐÁP: Luật học là nhân chánh để xuất thế. Thành tựu giới Ba la mật mới đạt đến địa vị Phật *đà. Vậy Luật học đâu phải chỉ là phước baùo của cõi trời, cõi người! Sự kiến tánh của Tông, Giáo tuy rằng giống nhau, nhưng muốn rời giới luật để nói riêng về Giáo và Tông thì đó chỉ là bỏ sự cầu lý, rơi vào ác tri kiến.

Ngài Qui Sơn có nói: “Chưa thân cận và học hỏi theo giới luật thì chơn nghĩa của Tối thượng thừa làm sao thấu triệt được ?”

Tôn giả Kinh Khê nói: “Bốn giới đầu làm cảnh, sáu giới sau quán chung, sự lý tương tức”.

Nên biết rằng: Thiên và Tụ không thể thiếu sót. Người đời coi thường Sự mà lại muốn đạt đến Lý sâu, xét ra quan niệm này rất hư huyễn, không có cơ sở
gì cả. Ðã thiếu caûnh quán thì lấy gì để quán? Nhưng dù Tông hay Giáo đều có răn dạy rõ ràng, tại sao không nghĩ đến điều ấy?

Người xưa sở dĩ nói: “Quý ở chỗ thấy tánh, không quý ở hành trì”. Chính vì có thấy tánh tức có hành trì, nhưng có hành trì chưa chắc đã thấy tánh. Nay
ta lại cho rằng giới pháp Vô thượng của đức Phật thuộc nhơn, thiên, bỏ cả Luật nghi, chỉ nói suông về Ðạo cộng giới, chánh kiến đã bị phá thì hành trì
sai là lẽ dĩ nhiên. Như vậy chắc chắn bị đọa trong ba đường ác, tuy muốn sanh vào trời, người nhưng cũng không thể được.

Trùng Trị Tỳ Ni đã viết:

HỎI: Chư Tổ ở Tây Trúc đều tinh thông tam học. Tại đất nước thô lậu này, thời gian cách Phật lại xa, tri kiến mọi người lại hẹp hòi, từ đời Ðường,
Tống trở lại đây có vài vị Tôn túc, đạo phong sáng tỏ dưới rừng cây, bên dòng suối nước, núp dưới vài tấm phên, với một cây cuốc tự sống một đời thuần tịnh. Ðến khi các vị ấy ra lãnh chúng thì đưa ra quy tắc: “Một ngày không làm, một ngày không ăn”, đến lúc độ người thì lại dùng tiếng hét và gậy làm hương tiện để đưa người hướng thượng. Tất cả những phương tiện ấy đều không tương ưng với giới luật. Thế mà những người hảo tâm xuất gia đều theo lối hành cước4 vào núi, rồi sau đó lên tòa đắp y, những người sau này đều bắt chước theo cách ấy. Ngày nay bao nhiêu người làm theo như Tổ, hoï có thật là Tỳ*kheo không? Nếu không phải là Tỳ* kheo thì làm sao kế thừa được địa vị của chư Tổ? Nếu họ là Tỳ* kheo tại sao không tuân theo Luật chế? Lại nữa, những người kế thừa địa vị của chư Tổ xem nhẹ Luật học, không biết chư Tổ đi trước có xem nhẹ Luật học như vậy hay không? Lại nữa, ngày nay những người kế thừa địa vị chư Tổ, tuy không tuân theo giới luật nhưng họ lại truyền giới cho người; không rõ chư Tổ đi trước có truyền giới cho người đi theo kiểu đó hay không?

ÐÁP: * Chư Tổ đi trước có 3 hạng:

Bậc thứ nhất, nghiêm trì giới luật thanh tịnh làm mô phạm cho ba cõi, như các Ngài: Huệ Viễn, Trí Giả, Tả Khê, Vĩnh Gia, Kinh Khê, Ðại Mai, Vĩnh
Minh, Giác Phạm, Cao Phong, Trung Phong, Sở Thạch v.v... Ngài Giác Phạm không ăn phi thời, ngài Trung Phong mùa Ðông mùa Hạ chỉ mặc một y. Những tấm gương sáng đó được ghi đầy đủ rõ ràng trong sử sách. Từ xưa đến nay, những bậc Tri thức như vậy cũng nhiều, là chỗ đáng kính ngưỡng để chúng ta bắt chước theo.

Bậc thứ hai, sống trong đời mạt pháp, ở vào hoàn cảnh bất đắc dĩ, tuân theo di mệnh của Phật, song lại lược bỏ các giới vi tế, ở chùa thời cày cấy trồng trọt, lãnh chúng thời khai khẩn ruộng đất. Nhưng đối với các giới không ăn phi thời v.v... các vị ấy vẫn tuân hành đầy đủ. Trong Bách Trượng thanh quy gọi bữa ăn chiều là thuốc chữa bệnh mà không gọi là ăn cháo, chỉ cho là uống thuốc phi thời, thuốc bảy ngày, thuốc trọn đời mà thôi.

Lại nữa, ngài Ðức Sơn đem cất bình bát vì thấy mặt trời đã xế. Từ những chi tiết đó, nên biết rằng vấn đề không ăn phi thời đã được sáng tỏ; nhưng
những bậc Tri thức ấy đâu dám vì người truyền giới. Cho nên, từ đời Ðường, Tống trở lại, Thiền sư thì có chùa của Thiền sư, Giảng sư thì có chùa của
Giảng sư, Luật sư thì có chùa của Luật sư. Những người khi mới xuất gia phần đông học luật đầu tiên, ai có sở đắc về luật thì lấy luật làm tông phái
của mình, nếu ai không có sở đắc về luật thì theo học giáo thuyết hay tham thiền, nhưng họ chỉ bỏ các giới nhỏ nhặt chứ không bỏ các trọng giới và tánh
giới. Nếu ai không học luật thì tìm đến Thiền giáo để tham học, đây gọi là thừa gấp giới hoãn, nhưng vẫn giữ gìn 5 giới căn bản, tránh việc không hủy
báng hay phạm trọng giới, các vị ấy vẫn không dám xưng là Tỳ* kheo và chắc chắn không dám khinh thường người học luật, họ tự thẹn là không thể
hành trì theo giới luật, lấy đó làm đức tàm quý. Những vị ấy khi nhập thế tiếp độ mọi người thì họ thọ giới lại, để tánh giới và giá giới đều thanh tịnh
như đức Lục Tổ Huệ Năng v.v... Hoặc tự tu tự chứng, gặp cơ duyên chỉ tiếp độ một lần như ngài Thọ Xương. Có người hỏi ngài Thọ Xương:

“Phật chế Tỳ*kheo không được đào đất, tổn thương cây cỏ. Tại sao ngày nay ngài tự cày, tự gieo cây hạt, tự làm cỏ, tự gặt hái?”

Ngài đáp:


“Chúng tôi chỉ ngộ được tâm Phật, truyền thừa ý chỉ của chư Tổ sư, chỉ bày cho người có duyên thấy được tâm tánh. Nếu đem Chánh pháp mà xét thì
chúng tôi chỉ có thể gọi là cư sĩ trọc đầu, chứ đâu xứng danh Tỳ*kheo”.

Lại hỏi:
“Giả như ngày nay có người hành trì được giới Tỳ *kheo đúng như Pháp thì ngài đối với vị ấy thế nào?”

Ngài đáp:
“Nếu thật có hạng người như vậy, nên kính họ như Phật, hầu hạ đúng như pháp thờ thầy. Chúng tôi không phải không làm, mà thật sự chưa thể làm
được vậy”.

Lại như, Ðại sư Tử Bá suốt đời chỉ ăn cháo buổi sáng, ăn cơm buổi trưa, ngoài ra không ăn tạp, hơn 40 năm không nằm, hành trì như vậy mà ngài còn
cho rằng chưa giữ được các giới vi tế, nên trọn đời không dám truyền giới Sa*di hay Tỳ* kheo cho người khác. Trường hợp bất đắc dĩ, ngài chỉ truyền 5
giới mà thôi.

Than ôi! Các vị Tổ sư trên đã tôn trọng giới luật như vậy, đâu dám xem thường, nếu ai khinh thường giới luật chắc chắn thuộc loại tà kiến, chẳng
phải chơn thật là bậc mô phạm.

Bậc thứ ba, thì đại vận dụng phương tiện, xem xét các cơ duyên lợi ích, phá nghi chấp cho người, nên không câu chấp vào quy tắc thường áp dụng. Như Ngài Văn Tthù Bồ Tát cầm gươm bức Phật ba nơi phá hạ. Tỳ *kheo Trùng Thắng cùng người đồng nữ ngồi khiến cho họ chứng quả Vô sanh. Ðến như
Hàn Sơn, Thập Ðắc mắng cả Luật chủ, Quy Tông Nam Tuyền chặt rắn, giết mèo... Những hành động ấy, vào lúc quyền hiện không thể không làm. Như
thầy thuốc giỏi dùng vị tỳ sương7 để chữa bệnh. Ðại tướng lập trận đồ để dẹp giặc, chẳng qua là chỉ dùng trong nhất thời, không thể đưa vào quy tắc
của sách vở cần yếu hàng ngày.

Lại như những hành động la Phật, mắng Tổ, đánh thật đau, hét thật lớn, đều là việc bất đắc dĩ phải sử dụng. Thường gọi: “Binh là vật bất tường" chính là
nghĩa đây vậy. Không phải như dùng gạo, đậu, lúa, bắp để so sánh được. Cách sử dụng hình như ngược lại với luật, nhưng người trì luật chơn chánh
đã nắm được ý chỉ cuûa luật. Trường hợp như Mạt *lợi phu nhơn uống rượu để cứu người khỏi chết; đức Phật tán thán phu nhơn là người giữ trai giới
chơn thật.

Bồ* Tát giới bổn chép: Bồ* Tát thấy việc thiết yếu phải làm thì được phép sát sanh, ăn trộm... hành động có mục đích lợi ích như vậy, Bồ* Tát không bị
phạm giới, mà còn sanh trưởng nhiều phước đức. Nếu như sử dụng sai chỗ thì sẽ tạo ra nhận định sai lầm cho người đi sau, tai hại không nhỏ, như Ưu
Mạnh bắt chước Thúc Ngao.

Những kẻ Tông chẳng phải Tông, Luật lại không phải Luật, hủy báng Ðại Bát Nhã, gây nghi ngờ, tạo sai lầm cho người hậu thế, quả báo trong ba đường ác làm sao tránh khỏi; giả như vì khuyến dụ kẻ ngu si hướng về Tam Bảo, mà làm các phước nghiệp tà mạng, do phước lực này giữ gìn không bị đọa lạc ngay, nhưng cuối cùng vẫn là quyến thuộc của ma vương ngoại đạo, không phải là đệ tử của Phật.

Trong đời mạt pháp loại ma tà như vậy rất nhiều. Chúng dối gạt thế gian, lại nhờ sức hỗ trợ của ma vương nên được cúng dường đầy đủ. Chúng thường
tụ tập cả trăm ngàn quyến thuộc con cháu của chúng, phân bổ khắp thế gian, chúng hủy giới luật của Như Lai. Người ngu không hiểu biết tham muốn
danh tiếng của chúng nên tranh nhau bắt chước, làm cho những người hảo tâm xuất gia đều bị đọa lạc vào bè đảng của chúng, họ muốn cầu thoát ra, lại
bị rơi vào, thật đau lòng biết bao! Song những người ấy, nhờ Tam bảo làm cảnh sở duyên, nên khi tội báo hết lại nhờ vào năng lực của Phật Pháp Tăng độ thoát. Như người bị té trên đất nhờ dựa vào đất được đứng dậy. Những người này so với những người không nghe danh hiệu Tam bảo còn hơn một bậc.

Thế nên Ma vương nói với đức Phật:
“Chúng tôi ở trong đời mạt pháp của Ngài, sẽ sai quyến thuộc của chúng tôi, ăn cơm của Ngài, mặc áo của Ngài, ở nhà của Ngài để phá hoại giáo pháp
của Ngài”.

Ðức Phật bảo Ma vương rằng:
“Các ngươi chỉ tự phá lấy mình chứ pháp của Ta không thể bị phá hoại được”.

Nay ai muốn không bị đọa vào ba đường ác, đi thẳng lên quả Thánh, thì trì giới là việc làm hàng đầu. Nếu ai không thể giữ giới được, nên tán thán giới,
tự thân phải tàm quý.

Ai tự mình đã mang danh thọ giới, sao lại xem thường giáo pháp? Tự thân không giưõ giới tinh nghiêm mà lại làm thầy truyền giới cho người, đã vì
người truyền giới, lại không dạy người học giới đúng như pháp, thế mà những vị này còn nói: “Giới luật là Tiểu thừa, không cần phải học tập”.

Những người này chắc chắn phải đọa vào tam đồ, làm quyến thuộc của ma, tự mình thọ lấy cái khổ đã tạo ra, không ai có thể cứu được. Tuy vậy, cuối cùng ai cũng có thể thành Phật được. Tôi đâu dám khinh thường họ!

 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Đạo hữu auduongphong mến

_ Thế gian là chỗ sở hành của tư tưởng nhị nguyên "to be or not to be" nên muôn đời lập nên thế trận đối đầu mà hiện tướng tranh chấp đúng-sai như vấn đề mà đạo hữu đưa ra, "học giả" thì cho "hành giả" là "tu mù" ngược lại, "hành giả" lại cho "học giả" chỉ là kẻ đứng ngoài cửa "múa mép" mà thôi. Hay nói cách khác hiện tướng của nhân gian thế giới chưa từng viễn ly hai chữ VÔ VI nên hằng chơi trò chơi tranh chấp đối đầu bởi bị nhốt trong ngục tù Ngã, Nhân, Chúng sanh và Thọ giả!

_ Nhưng...người đứng ở ngoài cũng chưa hẳn đã thoát khỏi dòng nước đục tranh chấp đó mà thường tạo ra thêm một chỗ chân vạc giả gọi là trung lập để thiết lập trò chơi nhân thế mà hai thế lực đối đầu kia sẽ "vận động" để bước vào cuộc tranh chấp nhằm tạo ra ưu thế đến chỗ tạm gọi là chung cuộc tức có bên thắng cuộc nhưng rồi cũng sẽ có một cuộc khởi đầu tranh chấp mới mà tuần hoàn đến...vô chung.

_ Đối với Phật tử phát nguyện thọ trì Ngũ giới, quy y Tam bảo cần phải có Tín Tâm nhờ đó mới sanh Chánh Kiến mà am tường PHẬT PHÁP VÔ BIÊN nên thông đạt PHẬT LỰC BẤT KHẢ TƯ NGHÌ không sự gì mà không thể nên, CHÁNH ĐẠO TRƯỜNG TỒN. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính, trừng hải
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Lang thang trên mạng , đọc được bài này bên thư viện Hoa Sen. bỗng chợt nghĩ về nơi diễn đàn chắc có nhiều bậc tu hành chân chính như Bác Trừng Hải , Ba Tuần , Rickypham ,Ngài Viên Quang 6, Bình Đẳng Giác , Ngộ Không, Vấn Đạo.......................sẽ hiểu rõ và thấu đáo về việc này.
Auduong tôi vụng về mở cái này nhờ quí vị nhìn thấu thì nói rõ thế nào , nói rõ về những yếu tố , nguyên nhân thuận , nghịch trong cái hay dở được mất nơi các vị học giả , thiền giả mà bài viết bên Thư viện Hoa Sen đã nói.
Tương lai Đạo Phật như thế nào ? ai là Phật Tử?
Dưới đây là trích đoạn của bài viết:
" Chúng ta còn có một tâm-điểm quan trọng khác trong sinh hoạt Phật Giáo, và đó là lãnh vực mở rộng sự nghiên cứu Phật Giáo như là một ngành-học trong trường đại học. Một số giáo sư đại học cho rằng phương cách học-hành nghiêm ngặt của họ là một trong những cách mà có tương lai tốt đẹp nhất, và lâu dài nhất. Những văn bản chuyển-ngữ và phân-tích (từ các học giả) trong vài thập-kỷ qua, đã thật sự cung cấp một sự đóng góp vô giá, cho sự hiểu biết hiện-đại về các bài giảng dạy cổ xưa, và đầy trí tuệ nầy. Tuy nhiên, có sự căng thẳng giữa các cộng đồng học giả và các thiền-giả (người hành-thiền), và cả hai bên cùng góp phần vào sự căng thẳng nầy. Tôi có tham gia vào một cuộc hội nghị cách đây vài năm, lúc đó quy tụ các học giả Phật Giáo, và các thiền-giả. Các học giả đã trình bày các bài viết của họ (mà tôi cảm thấy hoàn toàn dễ hiểu, và rõ ràng), tuy nhiên, trong cuộc thảo luận tiếp-theo sau đó một số thiền-giả rõ ràng cảm thấy rằng quan điểm của các học giả là trừu tượng, và đó là các suy nghĩ trí thức, cho nên chẳng liên hệ gì đến công việc thiền định của họ. Kế tiếp, các học giả lần lượt cho rằng quan điểm của các thiền-giả có thể là thiếu hiểu biết, và thậm chí là ngu đần. Một học giả phàn nàn riêng với tôi, "Các thiền-giả nầy chẳng biết gì cả!"

Mặc dù có một số học giả cũng là các thiền-giả, tuy nhiên, đôi khi họ cần phải giữ kín đáo về điều nầy. Bởi vì hiện nay đã có giáo sư đang có thành-kiến. Một giáo sư nghiên cứu Phật Giáo nói với tôi rằng khi cô đang theo học chương trình hậu-đại-học, cô và các bạn cùng lớp phải giữ bí mật về việc thực hành thiền định, bằng không hầu-như các luận án của họ sẽ không được chấp nhận.

Sau cùng, tôi nghĩ rằng (câu hỏi lớn nhất về) tương lai lâu dài của Đạo Phật sẽ tùy thuộc vào một thế-hệ mới của các thiền-giả, của các giáo sư, và của các học giả tình-nguyện thực-hiện và tiếp-nối công việc làm nầy. Điều chắc chắn rằng chúng ta đang có các Thầy Cô Phật Giáo trẻ, và họ đang thu hút các người trẻ theo chân họ. Đồng thời, Thiền Phật Giáo chưa phải là một sinh hoạt chính yếu trong nhiều gia đình. Cho nên, tôi có ấn tượng rằng con em của các vị Phật Tử già, khi lớn lên họ sẽ không có khuynh hướng trở thành Phật Tử.

Cuối cùng, tôi chẳng có quả cầu bằng pha lê (để ước gì được nấy), và tôi không muốn thiên vị để nói rằng, tôi biết điều gì có nhiều khả năng xảy ra. Tôi nghĩ rằng chúng ta là baby boomer (người sinh vài năm sau Thế Chiến 2) Phật Tử, chúng ta cần phải suy nghĩ về các điều nầy một cách nghiêm túc. Trong vòng từ 25 năm đến 30 năm nữa, lúc đó tất cả chúng ta đều ra đi (sẽ mất đi), và trong khoảng thời gian còn lại nầy, chúng ta sẽ làm điều gì để bảo đảm Phật Giáo có một sự tiếp-nối tốt đẹp cho các thế hệ tương lai? Cho dù chúng ta là các học giả, hoặc là các thiền-giả (hoặc là cả hai), đó là điều mà chúng ta cần nên chú tâm đến.

Source-Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/lewis-richmond/is-meditation-buddhism-booming-or-fading_b_2050135.html?"

http://thuvienhoasen.org/a26343/thien-phat-giao-dang-phat-trien-manh-hay-dang-suy-yeu-di-

Hihihi ...

Cuộc tranh luận trong bài viết này chẳng khác nào những cuộc tranh luận về nghệ thuật từ các Thế kỷ trước : Nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật ? Nghệ thuật sinh ra là vì con người hay nghệ thuật sinh ra bởi chính bản thân nó ?

Đến nay câu hỏi này vẫn còn nguyên nhưng thực tế thì đã rõ : Cái này có thì cái kia có ... Nghệ thuật vị chúng sinh và nghệ thuật cũng vì chính nó ...

Đức Phật đã nói rõ như vậy rồi mà còn những vị thừa hơi,rảnh rỗi như trong bài viết này mà lại đi thắc mắc những điều như vậy.Các sự vật hiện tượng sẽ tự thân vận động,va chạm - tương tác lẫn nhau để mà phát triển ... Có mâu thuẫn thì mới có tiến bộ ... Đó là trùng trùng Duyên khởi,là chằng chịt những Nhân và Quả mà sức một người chả thể bao quát được ...

Còn câu hỏi : Thế nào là Phật tử ? thì lại càng do mấy vị lắm chữ,nhiều Kinh vẽ bày ... Nếu cứ theo định nghĩa của các vị này thì Ngài Lục Tổ Huệ Năng chả phải là Phật tử nữa rồi.

Đạo Phật có chữ TÙY DUYÊN rất hay mà ...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hihihi ...

Cuộc tranh luận trong bài viết này chẳng khác nào những cuộc tranh luận về nghệ thuật từ các Thế kỷ trước : Nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật ? Nghệ thuật sinh ra là vì con người hay nghệ thuật sinh ra bởi chính bản thân nó ?

Đến nay câu hỏi này vẫn còn nguyên nhưng thực tế thì đã rõ : Cái này có thì cái kia có ... Nghệ thuật vị chúng sinh và nghệ thuật cũng vì chính nó ...

Đức Phật đã nói rõ như vậy rồi mà còn những vị thừa hơi,rảnh rỗi như trong bài viết này mà lại đi thắc mắc những điều như vậy.Các sự vật hiện tượng sẽ tự thân vận động,va chạm - tương tác lẫn nhau để mà phát triển ... Có mâu thuẫn thì mới có tiến bộ ... Đó là trùng trùng Duyên khởi,là chằng chịt những Nhân và Quả mà sức một người chả thể bao quát được ...

Còn câu hỏi : Thế nào là Phật tử ? thì lại càng do mấy vị lắm chữ,nhiều Kinh vẽ bày ... Nếu cứ theo định nghĩa của các vị này thì Ngài Lục Tổ Huệ Năng chả phải là Phật tử nữa rồi.

Đạo Phật có chữ TÙY DUYÊN rất hay mà ...

Chỗ màu hồng !

Phật là bậc nhất thiết trí ( biết rõ tất cả ).

Đức Phật Thích Ca xuất thế mang thân người, sao lại cho rằng "sức một người chẳng thể bao quát hết được" ?

Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 5 đã viết:
A Nan, ta thuyết pháp từ nhân duyên ra, chẳng phải lấy tướng thô hòa hợp của thế gian. Như Lai phát minh pháp thế gian và xuất thế gian, đều biết rõ bản nhân của nó theo sở duyên gì mà ra; cho đến quá trình dời đổi của một giọt mưa ở ngoài hằng sa thế giới, trước mắt các thứ tòng thẳng, gai cong, cò trắng, quạ đen v.v.. đều rõ nguyên do.

Kinh Tần-bệ-sa-la Vương Nghinh Phật - Trung A Hàm. đã viết:
Sau khi hiển hiện như ý túc, Tôn giả Uất-tỳ-la Ca-diếp đảnh lễ dưới chân Phật và bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Phật là Thầy của con; con là đệ tử của Phật. Phật có đủ nhất thiết trí; con không có nhất thiết trí.”

Đức Thế Tôn bảo:

“Đúng vậy, Ca-diếp, đúng vậy, Ca-diếp. Ta có nhất thiết trí, ông không có nhất thiết trí.”

Chỗ màu xanh !

Sao lại cho rằng Tổ Huệ Năng chẳng phải là Phật tử ?!

Phẩm Phó Chúc - Kinh Pháp Bảo Đàn. đã viết:
Thượng Tọa Pháp Hải lễ bái hỏi: Sau khi Hoà Thượng viên tịch, y pháp nên trao phó cho ai ?

Sư nói: Tất cả khai thị kể từ khi ta thuyết pháp ở chùa Ðại Phạn đến nay, ghi chép lại để lưu truyền cho đời sau, tựa là PHÁP BẢO ÐÀN KINH, các ngươi phải hộ trì trao truyền cho nhau để hoá độ chúng sanh, y theo Kinh này gọi là Chánh Pháp.

Nay chỉ vì các ngươi truyền pháp mà chẳng truyền y bát, vì các ngươi tín căn đã thuần thục, quyết định chẳng nghi, đều có khả năng đảm nhiệm việc lớn của chư Phật chư Tổ truyền lại.

Vả lại theo ý bài kệ truyền thọ của Tổ Ðạt Ma thì y cũng chẳng nên truyền.

Kệ rằng:

Ngô bổn lai tư độ,
Truyền pháp cứu mê tình.
Nhứt hoa khai ngũ diệp,
Kết quả tự nhiên thành.

Dịch nghĩa:

Ta đến đất nước này,
Truyền pháp cứu người mê.
Một bông nở năm cánh,
Kết quả tự nhiên thành.​

Sở dĩ khi thuyết pháp, Tổ thường mở đầu bằng: Thiện trí thức ! Là vì chúng hội của Ngài: Tăng, tục, quan, dân...đủ hạng; nếu xướng lên hai chữ: Phật tử ! thì chẳng đúng nghĩa vậy.

Phẩm Tựa - Kinh Pháp Bảo Đàn. đã viết:
Khi Sư đến chùa Bảo Lâm, có châu trưởng Thiều Châu tên là Vi Cứ và các quan chức vào núi thỉnh Sư ra chùa Đại Phạn ở trong thành vì tứ chúng khai duyên thuyết pháp. Sư thăng toà, Vi Thứ Sử (châu trưởng) và các quan chức hơn ba chục người, học sĩ nhà nho hơn ba mươi người, Tăng Ni cư sĩ hơn ngàn người, đồng thời đảnh lễ xin nghe Pháp Yếu.

Sư nói: Thiện tri thức, tự tánh của Bồ Đề vốn thanh tịnh, chỉ dụng tâm này trực liễu thành Phật. Thiện tri thức, hãy nghe việc đắc Pháp và sự việc của Huệ Năng.

 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
nhất hoa nhất thế giới
nhất diệp nhất như lai
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Rãnh rỗi sinh nông nỗi ngồi hý luận phật tử là ai? Vây rồi sẽ có ai không là phật tử? Rồi sẽ có ai đủ điều kiện tiêu chuẩn là phật tử? Vậy trong diễn đàn này ai tự thấy mình xứng đáng là phật tử lên tiếng giùm cho người điên nhìn ngắm dung nhan cái. A di đà Phật!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Rãnh rỗi sinh nông nỗi ngồi hý luận phật tử là ai? Vây rồi sẽ có ai không là phật tử? Rồi sẽ có ai đủ điều kiện tiêu chuẩn là phật tử? Vậy trong diễn đàn này ai tự thấy mình xứng đáng là phật tử lên tiếng giùm cho người điên nhìn ngắm dung nhan cái. A di đà Phật!

Hề hề

Về Tánh thì chẳng những có thể coi tất cả đều là Phật tử được, mà còn có thể coi tất cả đều là Phật vị lai cũng được nữa !

Còn về Tướng thì cả Diễn Đàn này, chắc chẳng ai đủ tư cách là Phật tử hết; kêu là đệ tử xuất gia (tại gia) theo Phật thì được. Hoặc như chúng ta vẫn hay dùng Kính Thầy, thưa đạo hữu hoặc xưng tên riêng, nick name... đều hợp pháp cả.

Nếu ai còn thắc mắc về cách xưng hô hợp Pháp trong đạo Phật thì nên duyệt đọc Tạng Kinh một lượt, sẽ thấy sự khác biệt nơi cách xưng hô của Phật, của chư Bồ Tát, của chư Thanh Văn, đối với với các vị đồng phạm hạnh, các bậc trưởng thượng, cũng như đối với các vị ngoại đạo.

VD:

Khi Phật đối trước đệ tử hàng Thanh Văn: đức Thế Tôn hay xưng pháp hiệu (tên riêng của từng vị), hoặc gọi là Tỳ Kheo (Sa môn)...

Khi Phật đối trước ngoại đạo: đức Thế Tôn hay xưng theo dòng họ, địa vị xã hội,...

Khi Phật đối trước hàng Bồ Tát: đức Thế Tôn hay xưng là Thiện nam tử !

Khi hàng Thanh Văn đối với các vị đồng phạm hạnh ( sống chung giới luật Phật chế): thì xưng là Hiền giả.

Khi hàng Đại Bồ Tát xưng hô với chư vị Bồ Tát: thì xưng là Phật tử + pháp hiệu riêng của vị đó (vd: Phật tử Phổ Hiền, Phật tử Phổ Nhãn...), cũng có khi xưng là chư Phật tử nếu không đối đáp với một vị nào cụ thể cả...

Khi hàng Thanh Văn, Bồ Tát đối với hàng tại gia ưu bà tắc, ưu bà di: thì xưng là Cư sĩ...

Qua đây lại hỏi, nếu tâm Phật và chư Thánh đệ tử đều bình đẳng, hà cớ gì lại xưng hô có trên dưới, có giai vị phân biệt rõ ràng như vậy ?

Cái này theo nhà Nho và thế gian gọi là Lễ vậy !

Nhà Phật gọi là Luật nghi !

Tiên học Lễ, hậu học Văn !

Mục đích là để rèn luyện, tích lũy tâm Cung kính vậy.

Cung kính sanh, thì kiêu mạn giảm thiểu.


Luận Đại Trí Độ - Cuốn 1 đã viết:
Ngữ ngôn của thế giới có ba thứ căn bản:

Một là tà kiến.
Hai là kiêu mạn.
Ba là danh tự.

Trong đó hai thứ bất tịnh và một thứ tịnh.

1. Hết thảy người phàm đều có ba thứ gốc ngôn ngữ là: tà kiến, kiêu mạn và danh tự.

2. Người tu hành thấy Đạo thì có hai thứ gốc ngôn ngữ là: kiêu mạn và danh tự.

3. Các bậc đã dứt hết lậu hoặc thì chỉ một thứ gốc ngôn ngữ là danh tự.

Trong tâm họ tuy không trái với thật pháp, nhưng tùy thuận người trong thế giới mà truyền đạt chung gốc ngôn ngữ ấy, để trừ tà kiến cho đời, nên thuận theo thế tục mà không tranh cãi.

Vì vậy, cho nên trừ hai gốc ngôn ngữ bất tịnh và theo thế tục mà chỉ chung một thứ ngôn ngữ.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18


Chỗ màu hồng !

Phật là bậc nhất thiết trí ( biết rõ tất cả ).

Đức Phật Thích Ca xuất thế mang thân người, sao lại cho rằng "sức một người chẳng thể bao quát hết được" ?





Chỗ màu xanh !

Sao lại cho rằng Tổ Huệ Năng chẳng phải là Phật tử ?!



Sở dĩ khi thuyết pháp, Tổ thường mở đầu bằng: Thiện trí thức ! Là vì chúng hội của Ngài: Tăng, tục, quan, dân...đủ hạng; nếu xướng lên hai chữ: Phật tử ! thì chẳng đúng nghĩa vậy.




Ối ông Ba tuần ơi,

Từ sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn thì có vị nào dám đứng ra vỗ ngực ta đây biết hết không ? Hơn 2000 năm rồi đấy ông mộ phần à !

Chỗ màu xanh thì khi Lục Tổ làm tiều phu đốn củi thì Ngài có phải là Phật tử không ? Ấy thế nhưng đời sau nào dám bảo rằng Ngài không phải là Phật tử ... Đủ Duyên thì thành,hết Duyên thì lại về số 0 là vậy ...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ối ông Ba tuần ơi,

Từ sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn thì có vị nào dám đứng ra vỗ ngực ta đây biết hết không ? Hơn 2000 năm rồi đấy ông mộ phần à !

Chỗ màu xanh thì khi Lục Tổ làm tiều phu đốn củi thì Ngài có phải là Phật tử không ? Ấy thế nhưng đời sau nào dám bảo rằng Ngài không phải là Phật tử ... Đủ Duyên thì thành,hết Duyên thì lại về số 0 là vậy ...

Hề hề

Bậc nhất thiết trí thì nhiều lắm...vô lượng vô số.

Tại còn vọng tưởng tạp niệm nên chẳng thấy được các Ngài ấy.

Lúc các Ngài ấy từ nơi Pháp hóa sanh, hiện tướng tiều phu đốn củi như Tổ Huệ Năng thì người đời chẳng ai biết được cả.

Chỉ khi nào phát ngôn khởi hạnh, xả báo thân, hiện thần biến thì thế gian mới ồ à là hay thay có bậc vĩ nhân siêu xuất thế gian.

Tất cả đều do tâm tạo.

Tâm tạo cảnh, cảnh sinh tâm, theo tâm khởi hành, từ hành chuyển cảnh,...xoay vần không cùng thì cũng tới ngày ngồi dưới cội Bồ Đề mà hàng chúng ma, thoát tam giới, nhập bất khả thuyết bất khả thuyết vi diệu đại Niết Bàn Thường tịch quang.

Ai cũng có phần, ai cũng tới dần.

Hay thay ! May thay !



 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Thưa các bạn đồng tu,

Kinh Tạng, Luật Tạng, Luận Tạng số lượng rất nhiều, cả ngàn năm tích lũy; biết bao lời vi diệu.

Nhưng xét tới tột cùng chỗ khởi hành thời này không gì tuyệt vời hơn pháp trì danh niệm Phật.

Sức Phật rất lớn, nguyện Phật rộng sâu, cố gằng hàng ngày niệm từ 1000 tới 10.000 tăng dần lên 100.000 câu Phật hiệu.

Lâu dần niệm lực phát sinh thì cái sự nhất tâm bất loạn sẽ tới được.

Niệm niệm sinh, niệm niệm khởi nhiều không kể xiết thì sự chiếu khán khó thành. Nay gom tất cả về một, thì cội nguồn phát sinh danh hiệu Phật chính là hang ổ của vô minh, của vạn sầu ưu khổ.

Nương niệm này mà khán nguồn niệm, thực là việc không phải không thể làm được.

Rột cuộc là cái gì mà sinh ra, do cái gì mà niệm niệm chẳng ngớt; chỉ khi niệm khởi niệm sinh chẳng do tác ý thì cái ý rảnh rang này thời mới phát nghi dễ dàng được vậy !

Kiến tha lâu cũng đầy tổ,

Chư vị cố gắng, chư Phật gia trì !

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18


Hề hề

Bậc nhất thiết trí thì nhiều lắm...vô lượng vô số.

Tại còn vọng tưởng tạp niệm nên chẳng thấy được các Ngài ấy.

Lúc các Ngài ấy từ nơi Pháp hóa sanh, hiện tướng tiều phu đốn củi như Tổ Huệ Năng thì người đời chẳng ai biết được cả.

Chỉ khi nào phát ngôn khởi hạnh, xả báo thân, hiện thần biến thì thế gian mới ồ à là hay thay có bậc vĩ nhân siêu xuất thế gian.

Tất cả đều do tâm tạo.

Tâm tạo cảnh, cảnh sinh tâm, theo tâm khởi hành, từ hành chuyển cảnh,...xoay vần không cùng thì cũng tới ngày ngồi dưới cội Bồ Đề mà hàng chúng ma, thoát tam giới, nhập bất khả thuyết bất khả thuyết vi diệu đại Niết Bàn Thường tịch quang.

Ai cũng có phần, ai cũng tới dần.

Hay thay ! May thay !




Hic,nói như ông thì lại huề cả làng ...

Tại vì tôi vô minh nên tôi không thấy các vị ấy à ?Thế sao thời Đức Phật thì ai cũng thấy rõ ràng Đức Phật thế ? Từ người bần cùng cho đến kẻ giết người đều được Phật cảm hóa... Còn tôi sao chả thấy ai ? hihii ...

Nói rằng có vô số Bậc Nhất Thiết Trí thì là nói phét,nếu có vô số thì thử hỏi thế gian này với 6 tỷ con người hiện tại có được bao nhiêu vị? Nói là 6 tỷ người chỉ là nói hiện tại mà thôi chứ từ hơn 2 ngàn năm trước đến nay thì có biết bao lớp người sinh ra và chết đi ... trong đó có được mấy vị là Bậc Nhất Thiết Trí đây ? Mà các vị ấy đi đâu hết cả vậy ? Các vị ấy chỉ lựa người để truyền Pháp à ? Các vị ấy chỉ tìm những ai đủ căn cơ mà độ à ? ...

Nếu thế có còn gọi là Bậc Nhất Thiết Trí sao ?

Cái kiểu nghĩ như thế này chính là kiểu nghĩ của Đại Thừa ... Nào là phải hợp căn cơ,phải đủ duyên lành,phải thế này thế kia thì mới được các vị Bồ Tát cứu độ ... Hic,nếu các vị Bồ Tát cứu người mà còn phải có điều kiện như thế thì tôi khỏi cần nhờ các vị ấy cứu làm gì ... hihih
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hic,nói như ông thì lại huề cả làng ...

Tại vì tôi vô minh nên tôi không thấy các vị ấy à ?Thế sao thời Đức Phật thì ai cũng thấy rõ ràng Đức Phật thế ? Từ người bần cùng cho đến kẻ giết người đều được Phật cảm hóa... Còn tôi sao chả thấy ai ? hihii ...

Nói rằng có vô số Bậc Nhất Thiết Trí thì là nói phét,nếu có vô số thì thử hỏi thế gian này với 6 tỷ con người hiện tại có được bao nhiêu vị? Nói là 6 tỷ người chỉ là nói hiện tại mà thôi chứ từ hơn 2 ngàn năm trước đến nay thì có biết bao lớp người sinh ra và chết đi ... trong đó có được mấy vị là Bậc Nhất Thiết Trí đây ? Mà các vị ấy đi đâu hết cả vậy ? Các vị ấy chỉ lựa người để truyền Pháp à ? Các vị ấy chỉ tìm những ai đủ căn cơ mà độ à ? ...

Nếu thế có còn gọi là Bậc Nhất Thiết Trí sao ?

Cái kiểu nghĩ như thế này chính là kiểu nghĩ của Đại Thừa ... Nào là phải hợp căn cơ,phải đủ duyên lành,phải thế này thế kia thì mới được các vị Bồ Tát cứu độ ... Hic,nếu các vị Bồ Tát cứu người mà còn phải có điều kiện như thế thì tôi khỏi cần nhờ các vị ấy cứu làm gì ... hihih

Hề hề

Thì tại ông còn vô minh mà, nên mới chạy theo lời tôi nói !

Các Ngài ấy cũng nghĩ thoáng lắm,

Đứa nào kêu cầu, tha thiết cung kính thì cứu - chỉ lỗi dẫn đường cho nó; đứa nào tự tin, thích tự lực thì để cho nó tự lực.

Đạo Phật có hai chữ TÙY DUYÊN hay lắm mà...



Hư Vân ngã xuống tuyết,
Văn Thù đỡ, dìu, nâng.
Chúng sanh rơi lệ máu,
Chư Phật xuất thế trần !
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18


Hề hề

Thì tại ông còn vô minh mà, nên mới chạy theo lời tôi nói !

Các Ngài ấy cũng nghĩ thoáng lắm,

Đứa nào kêu cầu, tha thiết cung kính thì cứu - chỉ lỗi dẫn đường cho nó; đứa nào tự tin, thích tự lực thì để cho nó tự lực.

Đạo Phật có hai chữ TÙY DUYÊN hay lắm mà...



Hư Vân ngã xuống tuyết,
Văn Thù đỡ, dìu, nâng.
Chúng sanh rơi lệ máu,
Chư Phật xuất thế trần !


Hihihih ... chúng ta sắp chạm vào mấu chốt vấn đề rồi đấy !

Thế nào là Tùy Duyên ? Thế nào là Ba la mật ? Thế nào là Từ Bi ? Thế nào là hành Bồ Tát Đạo ? ... Thế nào là Phật tử ?

Có một câu truyện mà một vị đạo hữu nào đó trên này từng kể,tôi không nhớ rõ :

_ Ngày xưa có một vị Cao Tăng sau nhiều năm tu tập sắp ngộ Đạo.Một hôm Ngài đi khất thực ở chỗ một cô gái điếm.Cô gái điếm đem cơm thừa,cơm thiu cho Ngài.Ngài thấy vậy liền đổ đi.Cô gái điếm tức giận nói : "Còn phân biệt như thế thì tu hành nỗi gì !".Nghe thấy thế vị Cao Tăng bèn ngộ...

Cô gái điếm kia trong truyện cho đó là một vị Bồ Tát hóa thân xuống giúp vị Cao Tăng ngộ Đạo.

Hihii ... Cô gái là Bồ Tát thật sao ? Vị Cao Tăng chẳng may không ngộ đạo mà còn nổi cơn phiền não thì như thế nào ?

Thành bại chỉ trong gang tấc.Thành thì hết thảy đều đúng.Bại thì hết thảy đều sai ... Lại nữa,Đức Phật bỏ cung vàng điện ngọc,vợ đẹp con khôn đi tìm Đạo...Chẳng may Ngài không thành Đạo thì sẽ ra sao ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hihihih ... chúng ta sắp chạm vào mấu chốt vấn đề rồi đấy !

Thế nào là Tùy Duyên ? Thế nào là Ba la mật ? Thế nào là Từ Bi ? Thế nào là hành Bồ Tát Đạo ? ... Thế nào là Phật tử ?

Có một câu truyện mà một vị đạo hữu nào đó trên này từng kể,tôi không nhớ rõ :

_ Ngày xưa có một vị Cao Tăng sau nhiều năm tu tập sắp ngộ Đạo.Một hôm Ngài đi khất thực ở chỗ một cô gái điếm.Cô gái điếm đem cơm thừa,cơm thiu cho Ngài.Ngài thấy vậy liền đổ đi.Cô gái điếm tức giận nói : "Còn phân biệt như thế thì tu hành nỗi gì !".Nghe thấy thế vị Cao Tăng bèn ngộ...

Cô gái điếm kia trong truyện cho đó là một vị Bồ Tát hóa thân xuống giúp vị Cao Tăng ngộ Đạo.

Hihii ... Cô gái là Bồ Tát thật sao ? Vị Cao Tăng chẳng may không ngộ đạo mà còn nổi cơn phiền não thì như thế nào ?

Thành bại chỉ trong gang tấc.Thành thì hết thảy đều đúng.Bại thì hết thảy đều sai ... Lại nữa,Đức Phật bỏ cung vàng điện ngọc,vợ đẹp con khôn đi tìm Đạo...Chẳng may Ngài không thành Đạo thì sẽ ra sao ?

Hề hề

Đã quyết bỏ thì nhất định thành.

Chưa dám bỏ vì sợ không thành là do tín tâm huân tập chưa đủ; chưa được sự lợi ích của pháp.

Xưa nay bà con cô bác đều bị nhốt vào cửa lưỡng lự này nên kiếp này sang kiếp khác luống bỏ vô số duyên thù thắng.

Nếu bị chửi mà Cao Tăng nổi cơn phiền não thì dâm nữ cởi áo loã thể luôn, tức thì sân si liền được hoá giải, Bồ Tát mà, cơ quyền thiện xảo cả rổ!

Hề hề.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Chào đạo hữu auduongphong cùng toàn thể mọi người.


Được đạo hữu auduongphong tán thán là người tu hành chân chính mà tôi cảm thấy hổ thẹn đến nỗi gần như là không giám theo dõi chủ đề tiếp nữa.
Ai là Phật tử? 1 người Phật tử tu hành chân chính.tôi tự thấy mình là 1 người Phật tử nửa vời mặc dù học và hành theo chánh pháp nhưng cũng có lúc vì ham vui mà quên đi lời dạy bảo,lời cảnh báo của đức từ phụ.
Tuơng lai của đạo Phật sẽ như thế nào? tôi thấy câu hỏi này hơi kì lạ.Đạo Phật thì có pháp Phật và người hành pháp,nếu nói Pháp Phật sau này sẽ như thế nào tôi có thể khẳng định là trường tồn.còn nếu nói người đệ tử Phật thời đại sau này sẽ như thế nào thì tôi chịu,sao mà biết được ai ăn nguòi ấy no.phải chăng là muốn nói đến bộ mặt của Phật giáo sau này,nếu là cái này tôi nghĩ rằng cũng chẳng ngoài quy luật:thành,trụ,hoại,không.
Phật pháp chỉ độ người có duyên,sinh ra làm người được gặp Phật Pháp từ đó mà thấy được,rồi nhận ra.....cái jk đó là không phải đơn giản đâu nha '' trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu''.đọc cái bài viết mà đạo hữu sưu tập được trên mạng của các vị học giả,thiền giả,thậm trí vừa là học giả vừa là thiền giả đó.tôi cũng thấy nó không khác lắm với cái kiểu nhận thức thông thường, ví dụ như là cha mẹ khuyên con cái phải học hành thật tốt có bằng cấp xin được việc luơng tốt mới giàu sang được mà không biết giàu sang phú quý nó có uyên nguyên sâu xa từ cộ dễ phước đức vun trồng từ kiếp trước,tất nhiên bằng cấp cũng đóng góp vái trò quan trọng nhưng nó chỉ là cái cầu nối để đưa nó đến cái nó đáng được mà thôi.cũng vậy việc làm của các hoc giả hay thiền giả cũng là để dành cho 1 ai đó,1 số người nào đó để dẫn tới 1 cái gì đó nơi nhận thức.học giả gieo duyên,thiền giả chăm bón vun trồng tốt tuoi..điển hình như là vợ của Bình Đẳng Giác chẳng hạn có Phật tử ở bên nhìn thấy rõ lợi ích của việc tu tập nhưng vô duyên,nghe cũng chỉ thêm đau đầu chẳng thể cưỡng cầu.tôi cũng có 2 cậu con trai tôi cũng muốn hướng chúng đến Phật đạo nhưng hành động của tôi là câu nối hay là gieo duyên thì tùy vào nhân duyên và phước điền của chúng thôi '' chẳng thể cưỡng cầu ''
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.Phật đạo vô Thượng thệ nguyện thành
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Hề hề

Nếu bị chửi mà Cao Tăng nổi cơn phiền não thì dâm nữ cởi áo loã thể luôn, tức thì sân si liền được hoá giải, Bồ Tát mà, cơ quyền thiện xảo cả rổ!

Hề hề.

Sao lại liên tưởng chi kỳ lạ dzậy?!
Người kể chuyện đã bậy, ai lại đem thức ăn "thiu, thừa" đi cúng dường chư vị xuất thế gia, đã thế lại còn "chửi" khi chư vị vốn là phước điền tại thế gian im lặng đổ bỏ sau khi thọ lãnh vật thực cúng dường không hợp thức???:eek:nion70: Thế gian bây giờ thiệt là có lắm nữ...bồ tát!!!???
Người nghe chuyện lại càng bậy hơn khi liên tưởng đến chuyện vị tăng kia "chửi lại" khi thấy thức ăn thừa, thiu rồi..."sáng tác" tiếp chuyện "thoát y" hóa giải "sân si"!? Không nghĩ đến chuyện cúng dường thức ăn mỹ vị mà cứ nghĩ đến chuyện...đâu đâu là cái lý gì dzậy?! :icon_gangsta:Thấy lời "tà kiến", "kiêu mạn" mà cũng cứ "nhảy vào", hóa giải đã không thành mà thành luôn kiêu mạn, tà kiến???

Trăm năm một kiếp rồi thôi
Bằng an đâu có nơi lời trược thô?

Trừng Hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Sao lại liên tưởng chi kỳ lạ dzậy?!

...

Trăm năm một kiếp rồi thôi
Bằng an đâu có nơi lời trược thô?

Trừng Hải

Hề hề

" Người xưa có câu chuyện tương tợ, nay ta kể ra một câu chuyện xưa cho nghe:

Ngày trước Tứ Tổ đến núi Ngưu Đầu ở Nam Kinh thấy có tử khí (hơi màu đỏ). Tổ nói: “Trong núi nhất định có người tu đạo.”

Tổ bèn trèo lên, thì gặp Thiền Sư Pháp Dung, có con cọp ở một bên, Tứ Tổ làm ra vẻ hoảng sợ, Dung nói: “Ông còn có cái nầy tồn tại sao?”

Tứ Tổ nói thầm trong bụng “Đây là bậc Đạo nhân” rồi chạy đến chỗ ngồi bằng cỏ của Pháp Dung và vẽ một chữ Phật lên trên đó.

Dung thấy có chữ Phật thì không dám ngồi, Tứ Tổ bèn hỏi: “Ông còn cái nầy tồn tại sao?”

Biết được đồng là có đạo.

Đêm đó Dung nhường chỗ cho Tổ ngủ, trên giường suốt đêm Tổ cứ ngáy.

Sáng ngày hôm sau, Dung nói: “Ông thực không biết mắc cở, ngáy suốt đêm làm tôi ngồi không yên”.

Tứ Tổ nói: “ông còn làm phiền tôi, ông làm con rệp rớt xuống đất té gảy chân vừa kêu vừa nhảy không thôi suốt đêm làm tôi ngủ không yên”.


Người đời sau có hai câu nói:

“Pháp Dung khi chưa gặp Tứ Tổ thì như thế nào? Sau khi gặp rồi thì thế nào?

Khi chưa gặp thì Trời, người đều cúng dường, vượn khỉ dâng trái cây, sau khi gặp Tổ chẳng còn ai cúng dường, quả chẳng ai dâng.

Các ông tham xem tại sao như vậy?

Lúc ta ở Chùa Kim Sơn khi dụng công phu đắc lực nằm trên quảng đơn nghe tiếng ồn ào, ta đi xuống xem thì không thấy ai, tất cả đại chúng đều ngủ không một người nào nói chuyện, ta nhìn dưới đáy quảng đơn mới thấy hai con rệp cắn lộn nhau, ta mới đưa chúng tới liêu như ý, cho ít đồ ăn để chúng nó ăn.

Các ông thử tưởng tượng xem, còn có thể lấy cái vọng tưởng của mình mà phân biệt được không? Điều ta nói chính là bản thân ta làm đến.

Hôm nay ta nói cái chỗ hành của ta, sợ các ông còn có điểm hoài nghi, đợi khi công phu của các ông đến chỗ nầy rồi thì các ông sẽ được biết.

Nhưng đợi đến các ông biết để ăn năn cái nhân phỉ báng đã tạo lúc trước thì đã trễ rồi, cho nên ta hôm nay đặc biệt chỉ ra cho các ông, ấy là việc rất cần cần lắm.

Các ông hãy phát tâm, Tham đi! "

(Trích Thiền Thất Khai Thị Lục - Ngài Lai Quả )


Người xưa thấy một chữ Phật còn chẳng dám ngồi, người nay thì thế nào ?!!

Có dám ngồi chăng ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Chào đạo hữu auduongphong cùng toàn thể mọi người.


Được đạo hữu auduongphong tán thán là người tu hành chân chính mà tôi cảm thấy hổ thẹn đến nỗi gần như là không giám theo dõi chủ đề tiếp nữa.
Ai là Phật tử? 1 người Phật tử tu hành chân chính.tôi tự thấy mình là 1 người Phật tử nửa vời mặc dù học và hành theo chánh pháp nhưng cũng có lúc vì ham vui mà quên đi lời dạy bảo,lời cảnh báo của đức từ phụ.

...

tôi cũng có 2 cậu con trai tôi cũng muốn hướng chúng đến Phật đạo nhưng hành động của tôi là câu nối hay là gieo duyên thì tùy vào nhân duyên và phước điền của chúng thôi '' chẳng thể cưỡng cầu ''

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.Phật đạo vô Thượng thệ nguyện thành


Lành thay,

1 vợ 2 con. 1 Phật, 1 Pháp, 1 Tăng.

Thôi thì đối trước vợ con, kính quý như Tam Bảo thử xem !

VD:

A Di Đà Phật, vợ ơi ...

A Di Đà Phật, này con ...

Chẳng hạn !

Hề hề.

Xin giới thiệu cuốn sách hướng dẫn phương pháp dạy con và xử lý tình huống; có giá trị ứng dụng thực tế cao:

101 CÁCH DẠY CON THÀNH TÀI.

Trần Đại Vĩ - Ngô Khu

NXB Lao Động - Cty sách Panda.​

Chương I: Giáo dục theo kiểu phương Đông

1. Vai trò của người cha trong việc giáo dục con cái
2. Con hư tại mẹ ?
3. Thử phân tích quá trình trưởng thành của một nghiên cứu sinh trẻ tuổi
4. Mỗi đứa trẻ ra đời cần được khen ngợi
5. Khen ngợi là một trạng thái tâm lý
6. Phát triển tiềm năng và thiên chất của trẻ
7. Phát triển tiềm năng của con trẻ nên làm theo những bước sau
8. Các bạn nên có những so sánh tích cực như sau
9. Rèn luyện tính tự trọng của con trẻ
10. Nên trò chuyện, trao đổi với con cái như thế nào ?
11. Chuyện…Học ăn
12. Thế giới của con trẻ
13. Đặc trưng tâm lý của con trẻ trong các giai đoạn
14. Những biện pháp giao lưu có hiệu quả giữa cha mẹ và con cái
15. Những từ ngữ nên dùng hàng ngày khi giao tiếp với con trẻ
16. Biện pháp khuyến khích con trẻ
17. Phương pháp phê bình


Chương II: Hãy để con trẻ thành thiên tài bằng “biện pháp giáo dục theo nhu cầu”

1. Hiểu nhu cầu của con trẻ để giúp con trẻ tạo dựng được chí hướng sát với thực tế.
2. Hãy để cho con trẻ có cơ hội thể hiện cái tôi
3. Hãy giúp con trẻ lên kế hoạch cho tương lai và xây dựng mục tiêu học tập
4. Hãy làm cho con trẻ yêu thích học tập
5. Hãy để con trẻ tràn đầy ý chí chiến đấu tiến lên phía trước
6. Hãy làm cho con trẻ dốc toàn sức lực vào làm việc
7. Hãy để con trẻ phát huy ưu thế và học cách làm việc theo quy luật
8. Hãy giúp con trẻ hiểu quá trình học tập quan trọng hơn kết quả học tập rất nhiều
9. Hãy để cho con trẻ của chúng ta sống kiên cường hơn
10. Hãy xây dựng cho con tấm gương học tập

Chương III: Biện pháp giáo dục tinh thần


1. Phân tích vấn đề của con trẻ và cha mẹ
2. Thời cơ giáo dục
3. Giáo dục tinh thần tức là giáo dục theo kiểu thể nghiệm

Chương IV: Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến việc dạy dỗ con trẻ

1. Làm thế nào để rèn cho con trẻ có tính kiên nhẫn
2. Chúng ta phải làm gì khi con cái tức giận

3. Làm thế nào khi con trẻ học lệch môn
4. Phải làm thế nào khi con trẻ không chịu sửa tật cũ
5. Chúng ta phải làm gì khi con trẻ không nghe lời
6. Đối phó với những đứa trẻ có “khuynh hướng bạo lực” như thế nào ?
7. Phải làm gì khi con trẻ luôn tự cho là mình đúng ?
8. Phải làm gì khi con trẻ làm bài tập lâu ?
9. Rèn luyện tư duy hình tượng của con trẻ như thế nào ?
10. Rèn luyện tính tích cực và chủ động của con cái như thế nào ?
11. Phải làm gì khi cha mẹ có những ý kiến khác nhau trong việc dạy bảo con cái ?
12. Làm thế nào để rèn cho con trẻ có tính dũng cảm
13. Làm thế nào khi con trẻ thích một đứa trẻ khác giới ?
14. Phải làm thế nào khi con cái yêu sớm ?
15. Cha mẹ nên trò chuyện, trao đổi với con trẻ như thế nào ?
16. Con cái nên học ngoại ngữ như thế nào ?
17. Làm thế nào để sửa tật “kén ăn” của con trẻ ?
18. Làm thế nào để sửa tật qua loa, đại khái của con trẻ
19. Làm thế nào để rèn luyện hứng thú học tập của con trẻ
20. Khi lên lớp con trẻ không tập trung nghe giảng thì phải làm thế nào ?
21. Làm thế nào để trao đổi, trò chuyện cùng con cái
22. Làm thế nào để con trẻ làm việc chúng nên làm, rồi sau đó mới làm việc chúng thích làm
23. Cổ vũ và đánh giá con trẻ như thế nào ?
24. Những đứa trẻ dốt cũng có thế giỏi giang không ?
25. Phải trả lời những câu hỏi khó của trẻ ra sao ?
26. Làm thế nào để rèn cho con trẻ có hứng thú học môn Văn ?
27. Khi con trẻ cố tình quấy nhiễu cha mẹ phải làm thế nào ?
28. Phải làm thế nào khi con trẻ kiêu ngạo, tự mãn ?
29. Con trẻ thích trò chơi điện tử thì phải làm thế nào ?
30. Làm thế nào để con trẻ vượt trội với những đứa trẻ khác trong một số lĩnh vực nào đó ?
31. Phải làm thế nào khi con trẻ nghịch ngợm ?
32. Cần cẩn thận khi cho con cái “nhảy cóc lớp”
33. Có nên rèn luyện khả năng mỹ thuật của con trẻ ?
34. Làm thế nào để xứ lý tâm lý chống đối của con trẻ
35. Con trẻ không vui vì mất đồ chơi thì phải làm thế nào ?
36. Tại sao trẻ em hay đập phá đồ chơi ?
37. Vợ chồng không dám cãi nhau trước mặt con vì cách dạy bảo con khác nhau
38. Người lớn làm sai có nên xin lỗi con trẻ không ?
39. Chơi cùng con cái như thế nào ?
40. Tại sao trẻ học gì cũng chậm chạp ?
41. Có nên để trẻ lớn lên tự nhiên
42. Không thể nói lý lẽ với con trẻ thì phải làm thế nào ?
43. Làm thế nào với những đứa trẻ không bằng lòng ?
44. Con trẻ không có chí tiến thủ thì phải làm sao ?
45. Làm gì với những đứa trẻ hay cãi ?
46. Con cái không nghe lời, cha mẹ không có thời gian chăm con thì phải làm thế nào ?
47. Khi nào thì cha mẹ không nên nói gì với con cái ?
48. Cha mẹ cần làm gì khi con trẻ đòi hỏi ?
49. Làm gì khi con bị lạc ?
50. Tuổi thần tiên
51. Bé đã là người lớn
52. Những nhà văn tý hon

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên