Ai là Phật Tử?

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Chào bạn batuan tôi xem kinh có câu nếu nói có pháp dạy người ấy là dối gạt.tôi không hiểu câu này lắm bạn có hiểu không chỉ dùm tôi với
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Chào bạn batuan tôi xem kinh có câu nếu nói có pháp dạy người ấy là dối gạt.tôi không hiểu câu này lắm bạn có hiểu không chỉ dùm tôi với

Hề hề,

Kinh nào mà lại nói: "Nếu có pháp dạy người, ấy là dối gạt người" thế bạn Bình Đẳng Giác ?!

Còn cái câu "nếu có pháp dạy người, ấy là dối gạt người" ấy cũng là Pháp; vậy người nghe theo lời này thì lại thành ra "kẻ bị lừa gạt" rồi phải không ?


Quán Kinh Tứ Thiếp sớ - Ngài Thiện Đạo. đã viết:
Từ Phật trở xuống, tất cả phàm Thánh khác, trí hạnh chưa đầy đủ, vẫn còn trong giai đoạn học tập, chưa trừ sạch phiền não chướng và sở tri chướng, nguyện hạnh chưa tròn, những người như vậy, giả sử muốn suy lường trí của Phật, cũng chưa chắc suy lường nổi; tuy có bình luận, phán đoán, nhưng phải qua sự ấn chứng của Phật mới trở thành định án.

Nếu như xứng ý của Phật, Ngài sẽ ấn khả: "Ðúng vậy! Ðúng vậy!", nếu không xứng ý Phật, Ngài sẽ bảo: "Lời của ông nói, ý nghĩa không phải như vậy!"

Không được ấn khả thì bị xem như lời nói không đáng ghi chép, hoàn toàn không lợi ích.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Hề hề

" Người xưa có câu chuyện tương tợ, nay ta kể ra một câu chuyện xưa cho nghe:

Ngày trước Tứ Tổ đến núi Ngưu Đầu ở Nam Kinh thấy có tử khí (hơi màu đỏ). Tổ nói: “Trong núi nhất định có người tu đạo.”

Tổ bèn trèo lên, thì gặp Thiền Sư Pháp Dung, có con cọp ở một bên, Tứ Tổ làm ra vẻ hoảng sợ, Dung nói: “Ông còn có cái nầy tồn tại sao?”

Tứ Tổ nói thầm trong bụng “Đây là bậc Đạo nhân” rồi chạy đến chỗ ngồi bằng cỏ của Pháp Dung và vẽ một chữ Phật lên trên đó.

Dung thấy có chữ Phật thì không dám ngồi, Tứ Tổ bèn hỏi: “Ông còn cái nầy tồn tại sao?”

Biết được đồng là có đạo.

Đêm đó Dung nhường chỗ cho Tổ ngủ, trên giường suốt đêm Tổ cứ ngáy.

Sáng ngày hôm sau, Dung nói: “Ông thực không biết mắc cở, ngáy suốt đêm làm tôi ngồi không yên”.

Tứ Tổ nói: “ông còn làm phiền tôi, ông làm con rệp rớt xuống đất té gảy chân vừa kêu vừa nhảy không thôi suốt đêm làm tôi ngủ không yên”.


Người đời sau có hai câu nói:

“Pháp Dung khi chưa gặp Tứ Tổ thì như thế nào? Sau khi gặp rồi thì thế nào?

Khi chưa gặp thì Trời, người đều cúng dường, vượn khỉ dâng trái cây, sau khi gặp Tổ chẳng còn ai cúng dường, quả chẳng ai dâng.

Các ông tham xem tại sao như vậy?

Lúc ta ở Chùa Kim Sơn khi dụng công phu đắc lực nằm trên quảng đơn nghe tiếng ồn ào, ta đi xuống xem thì không thấy ai, tất cả đại chúng đều ngủ không một người nào nói chuyện, ta nhìn dưới đáy quảng đơn mới thấy hai con rệp cắn lộn nhau, ta mới đưa chúng tới liêu như ý, cho ít đồ ăn để chúng nó ăn.

Các ông thử tưởng tượng xem, còn có thể lấy cái vọng tưởng của mình mà phân biệt được không? Điều ta nói chính là bản thân ta làm đến.

Hôm nay ta nói cái chỗ hành của ta, sợ các ông còn có điểm hoài nghi, đợi khi công phu của các ông đến chỗ nầy rồi thì các ông sẽ được biết.

Nhưng đợi đến các ông biết để ăn năn cái nhân phỉ báng đã tạo lúc trước thì đã trễ rồi, cho nên ta hôm nay đặc biệt chỉ ra cho các ông, ấy là việc rất cần cần lắm.

Các ông hãy phát tâm, Tham đi! "

(Trích Thiền Thất Khai Thị Lục - Ngài Lai Quả )


Người xưa thấy một chữ Phật còn chẳng dám ngồi, người nay thì thế nào ?!!

Có dám ngồi chăng ?

Chào đạo hữu Bốn Tuần

Xin được kiến giải câu chuyện thiền như sau:
_ Giới Pháp có bốn khoa Pháp, Thể, Hạnh, Tướng nên công phu sở hành (Tu Vô Tu) là Tướng, Hành, Thể, Pháp. Tướng thì ở ngoài cung kính Tam Bảo mà bên trong là công phu Thập Thiện Nghiệp Đạo tức Hành chính là trí phân biệt Chánh-Tà, Chân-Giả...cũng chính là cái chỗ Tứ Tổ đối đáp với Pháp Dung;
Đầu là hiển lộ sự sợ hãi vốn có gốc là Ái: Dĩ ái sanh bố. Dĩ ái sanh ưu. Nhược ư ly ái giả. Vô bố hựu vô ưu (Pháp Cú Kinh). Khi Ái đã tận thì có gì mà sợ nhưng bên ngoài vẫn hiển lộ pháp tướng tôn kính Tam Bảo nên việc ngồi lên danh tự Phật chỉ là chỗ thử thách công phu chớ không phải hành vi ngồi hay không ngồi.
Sau là chỉ cái chỗ phân biện vốn có Thô (ngủ gáy) có Tế (rệp) nhằm chỉ rõ chỗ sở hành của Pháp Dung chưa viên mãn (sau vì tàm quý mà không nhận sự cung kính cúng dường chớ không phải không có ai cung kính cúng dường.)

_ Tư tưởng thế gian vốn là nhị nguyên do đối đãi mà có hành vi "yes or no" hay "to be or not to be" vì vô tri Thánh Đạo mà sanh mậu ngộ nên cho rằng chỗ đối lập với Hữu vi pháp là Vô vi pháp vậy.

Kính, trừng hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Chào đạo hữu Bốn Tuần

Xin được kiến giải câu chuyện thiền như sau:
_ Giới Pháp có bốn khoa Pháp, Thể, Hạnh, Tướng nên công phu sở hành (Tu Vô Tu) là Tướng, Hành, Thể, Pháp. Tướng thì ở ngoài cung kính Tam Bảo mà bên trong là công phu Thập Thiện Nghiệp Đạo tức Hành chính là trí phân biệt Chánh-Tà, Chân-Giả...cũng chính là cái chỗ Tứ Tổ đối đáp với Pháp Dung;
Đầu là hiển lộ sự sợ hãi vốn có gốc là Ái: Dĩ ái sanh bố. Dĩ ái sanh ưu. Nhược ư ly ái giả. Vô bố hựu vô ưu (Pháp Cú Kinh). Khi Ái đã tận thì có gì mà sợ nhưng bên ngoài vẫn hiển lộ pháp tướng tôn kính Tam Bảo nên việc ngồi lên danh tự Phật chỉ là chỗ thử thách công phu chớ không phải hành vi ngồi hay không ngồi.
Sau là chỉ cái chỗ phân biện vốn có Thô (ngủ gáy) có Tế (rệp) nhằm chỉ rõ chỗ sở hành của Pháp Dung chưa viên mãn (sau vì tàm quý mà không nhận sự cung kính cúng dường chớ không phải không có ai cung kính cúng dường.)

_ Tư tưởng thế gian vốn là nhị nguyên do đối đãi mà có hành vi "yes or no" hay "to be or not to be" vì vô tri Thánh Đạo mà sanh mậu ngộ nên cho rằng chỗ đối lập với Hữu vi pháp là Vô vi pháp vậy.

Kính, trừng hải

Kính đạo hữu Trừng Hải,

- Đúng vậy,

Chỗ tâm hành chưa tới, nhưng phải thử thách thì mới biết chắc được !

Ví như thấy tướng tịnh thì hoặc là gió lặng nên biển chẳng động hoặc là chẳng theo gió nên biển chẳng động, hoặc là gió thổi chẳng động biển được.

Tướng tuy chẳng động, mà cảnh giới tâm hạnh có sự sai khác.

Xưa nay người dừng ở nơi giữa đường rất nhiều, âu cũng là do một phần chẳng gặp được bậc tỏ tường, đại triệt, mắt sáng vậy.

- Tư tưởng phân biệt đối đãi của thế gian, đặt Vô Vi đối lập với Hữu Vi. Nhưng nay muốn đưa người về Vô Vi thì phải nương nơi ngôn thuyết nhị nguyên của thế gian mà dẫn dắt.

Nếu muốn diễn nói từ Vô sanh Hữu thì nói như thế nào để khỏi kẹt vào nhị nguyên đối đãi ?
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113


Kính đạo hữu Trừng Hải,

Tư tưởng phân biệt đối đãi của thế gian, đặt Vô Vi đối lập với Hữu Vi. Nhưng nay muốn đưa người về Vô Vi thì phải nương nơi ngôn thuyết nhị nguyên của thế gian mà dẫn dắt.

Nếu muốn diễn nói từ Vô sanh Hữu thì nói như thế nào để khỏi kẹt vào nhị nguyên đối đãi ?

Kính đạo hữu Bốn Tuần

Để "diễn nói" Vô vi pháp mà không rơi vào đối đãi của nhị nguyên thì chư cổ đức đã nương theo Trung Đạo mà lập ra bốn nghĩa Vô, Bất, Ly, Phi.
Lấy ví dụ nghĩa Vô đối với sự Khổ là "không khổ" như ngày xưa khi vương tử Yasa tuyệt vọng cho rằng thế gian là Khổ, không nơi nào mà không khổ thì Phật Đà đã tuyên ngôn "Hãy đến đây, này Yasa, nơi này không khổ". Từ "nơi này" chính là Trung Chánh Đạo Lộ.

Mến, trừng hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Xin hỏi đạo hữu Ba Tuần, đoạn trích sau nằm trong tác phẩm nào, để Vô Năng có thể tiện bề tham khảo.

Trích trong cuốn Trùng Trị Tỳ Ni do Ngài Ngẫu Ích Trí Húc soạn đó đạo hữu.
 

Cõng đá đi tu

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 1 2017
Bài viết
51
Điểm tương tác
13
Điểm
8
Vô Năng có đọc sơ qua bài của đạo hữu Ba Tuần. Vô Năng nhận thấy đạo hữu đã được cái "minh tâm kiến tánh" thông qua phương pháp niệm Phật. Nếu thật vậy thì điều này thật hiếm có, vì thật ít có ai được. Đa phần mọi người hoặc chỉ cầu vãng sanh Cực Lạc, hoặc xem thường giới luật cho rằng chỉ cần 10 niệm là có thể vãng sanh, cho nên thật hiếm có bậc thành tựu nhờ niệm Phật.

Vô Năng thấy, nhiều cư sĩ tại gia cho rằng niệm phật không cần trì giới. Không biết ý kiến của đạo hữu thế nào. Vô Năng hi vọng đạo hữu có thể viết một topic chia sẽ về lợi ích của giới luật đối với người bình thường, đối với cư sĩ, đối với dân tộc, quốc gia, cũng như là tác hại của việc thực hành các ác nghiệp.

Vì Vô Năng nhận thấy, ngày nay người ta thường xuyên thực hành ác nghiệp, như sát sanh, có những thống kê nói rằng một năm con người giết thịt hơn 80 tỷ gia súc. Bên cạnh sát nghiệp thì rượu, điển hình là ở nước ta, ăn sâu vào tâm trí, trở thành một thói xấu. Hay tà dâm, người ta cho rằng khiêu gợi là một nét đẹp cần có dù nam hay nữ.

Vì Vô Năng nhận thấy đạo hữu có sự hiểu biết sâu rộng đối với kinh, luật, luận cũng như lời dạy của các bậc tổ, các thánh hiền. Do vậy nên Vô Năng hi vọng đạo hữu có thể vì lợi ích chúng sanh, mà viết một bài viết khuyên người trì giới, thực hành thập thiện. Kinh Pháp Cú dạy rằng, nhiều cái ác nhỏ sẽ thành một cái ác lớn, nhiều cái thiện nhỏ sẽ thành một cái thiện lớn. Vô Năng cũng có viết những bài như vậy ở diễn đàn thegioivohinh.com, nhưng thiết nghĩ, nhiều người cùng làm thì sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn.
Kính đại hữu vô năng
Đạo hữu nói niệm Phật có thành tựu, không biết là nói đến thành tựu gì, có thể chia sẻ cho đệ và các đạo hữu ở diễn đàn được biết thêm không?
Theo cách hiểu thô thiển của đệ thì niệm tức là nhớ, Phật tức Phật tánh trong mỗi người. Niệm Phật là nhớ trong mỗi người đều có Phật tánh hay là nhớ vị Phật vô tu vô chứng đó.

Còn A Di Đà Phật tức vô lượng Phước đức, Vô lượng Công đức, vô lượng Quang. Vô lượng Phước đức tức an vui cực độ hay Tây phương cực lạc đó. Còn vô lượng Công đức chính là Đại niết bàn, hay giải thoát mà trong kinh Đại niết bàn nói rất rõ:"Phật khen: Hay ! Hay lắm ! Vì nhân duyên ấy nên Như Lai thường phương tiện dẫn nhiều ví dụ để dụ giải thoát. Dù dẫn vô số ví dụ mà thật ra không thể đem dụ để sánh được. Thế cho nên, giải thoát thành tựu vô lượng công đức. Do vì thành tựu vô lượng vô biên công đức như vậy, nên gọi là ĐẠI NIẾT BÀN"
Kính!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Vô Năng có đọc sơ qua bài của đạo hữu Ba Tuần. Vô Năng nhận thấy đạo hữu đã được cái "minh tâm kiến tánh" thông qua phương pháp niệm Phật. Nếu thật vậy thì điều này thật hiếm có, vì thật ít có ai được. Đa phần mọi người hoặc chỉ cầu vãng sanh Cực Lạc, hoặc xem thường giới luật cho rằng chỉ cần 10 niệm là có thể vãng sanh, cho nên thật hiếm có bậc thành tựu nhờ niệm Phật.

Vô Năng thấy, nhiều cư sĩ tại gia cho rằng niệm phật không cần trì giới. Không biết ý kiến của đạo hữu thế nào. Vô Năng hi vọng đạo hữu có thể viết một topic chia sẽ về lợi ích của giới luật đối với người bình thường, đối với cư sĩ, đối với dân tộc, quốc gia, cũng như là tác hại của việc thực hành các ác nghiệp.

Vì Vô Năng nhận thấy, ngày nay người ta thường xuyên thực hành ác nghiệp, như sát sanh, có những thống kê nói rằng một năm con người giết thịt hơn 80 tỷ gia súc. Bên cạnh sát nghiệp thì rượu, điển hình là ở nước ta, ăn sâu vào tâm trí, trở thành một thói xấu. Hay tà dâm, người ta cho rằng khiêu gợi là một nét đẹp cần có dù nam hay nữ.

Vì Vô Năng nhận thấy đạo hữu có sự hiểu biết sâu rộng đối với kinh, luật, luận cũng như lời dạy của các bậc tổ, các thánh hiền. Do vậy nên Vô Năng hi vọng đạo hữu có thể vì lợi ích chúng sanh, mà viết một bài viết khuyên người trì giới, thực hành thập thiện. Kinh Pháp Cú dạy rằng, nhiều cái ác nhỏ sẽ thành một cái ác lớn, nhiều cái thiện nhỏ sẽ thành một cái thiện lớn. Vô Năng cũng có viết những bài như vậy ở diễn đàn thegioivohinh.com, nhưng thiết nghĩ, nhiều người cùng làm thì sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn.

Đạo hữu Vô Năng thân mến,

Ba Tuần cảm thán ý niệm lợi tha và công hạnh vị pháp của đạo hữu.

Ba Tuần là người chưa minh tâm, cũng chẳng rõ tánh; chỉ là đọc được ít chữ nghĩa đờm dãi của người khác, khoác lác dăm ba câu; nhại lại dăm ba từ. Vốn chỉ là việc thoả mãn vọng niêm, đối với việc lợi mình ích người, thật chẳng dính dáng. Âu cũng là do nghiệp mình tự tạo, càng ngẫm càng xấu hổ!

Nói về Trì giới vốn là việc bất đắc dĩ phải làm do vì lầm nhận mình là thân tứ đại, là tâm niệm khởi diệt vô thường; .

Người phát tâm niệm Phật không phải ai cũng rõ ràng không lầm chấp 2 điều trên, bởi thế cho nên cũng vì chạy theo tìm cách thoả mãn những đòi hỏi của thân tâm, cho nên chư Thánh từ bi kiến lập lên Giới Luật làm chỗ nương tựa, y cứ.

Chính chúng ta là Phật, Phật này là Trí Huệ, là Giác, là Bát nhã Ba La Mật.

Phật này có sẵn Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Phật này cũng như đất vậy, đón nhận tất cả dơ sạch mà không oán than, nuôi dưỡng làm lợi tất cả mà không tính toán.

Phật này thâu nhiếp vạn hạnh, đầy đủ giới tướng.

Phật này là giới thể thanh tịnh.

Tự ngộ được Phật này thì không còn muốn làm ác.

Nhập được Phật này thì không còn muốn làm thiện, nhân quả rõ ràng, đến đi tự tại.

Hết thảy giới luật đều vì muốn người sáng tỏ Phật này mà hành trì.

Nếu thật Tín được điều này thì niệm Phật trì danh, khỏi cần bận tâm giới luật.

Nếu nghi ngờ điều này hoặc do lời Kinh, lời người mà biết được, chứ thực ra chưa tự ngộ nhập, thì người niệm Phật trì danh, tuỳ sức tuỳ trí, hành trì được một giới một điều đều là việc lợi ích, là hạnh trợ Đạo, cũng không cần phải tác ý ép thân, chỉ luôn nhớ Phật trì danh là được rồi!

Vô tác, vô năng sở.
Tự giác thị giác tha.
Độ tận chúng sanh tâm,
Bất cầu, tuỳ duyên hạnh.

Nam mô A Di Đà Phật.

 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Vô Năng có đọc sơ qua bài của đạo hữu Ba Tuần. Vô Năng nhận thấy đạo hữu đã được cái "minh tâm kiến tánh" thông qua phương pháp niệm Phật.

Niệm Phật là để tĩnh tâm, chứ không thể minh tâm kiến tánh được.

Kính đại hữu vô năng
Đạo hữu nói niệm Phật có thành tựu, không biết là nói đến thành tựu gì, có thể chia sẻ cho đệ và các đạo hữu ở diễn đàn được biết thêm không?
Theo cách hiểu thô thiển của đệ thì niệm tức là nhớ, Phật tức Phật tánh trong mỗi người. Niệm Phật là nhớ trong mỗi người đều có Phật tánh hay là nhớ vị Phật vô tu vô chứng đó.

Pháp môn này là một phương tiện thiện xảo rất hay, vì có thể áp dụng cho tất cả mọi người không phân biệt trí tuệ cao hay thấp. Nhưng nếu làm như bạn thì xem như công cốc :D

Con người chúng ta luôn suy nghĩ đủ chuyện, muốn cho tâm ý của chúng ta không nghĩ ngợi gì hết thì vô cùng khó, vì gạt bỏ chuyện này thì nó lại nghĩ đến chuyện khác. Do đó phải đi từng bước, cách dễ áp dụng nhất là tập trung tâm ý của mình vào một thứ duy nhất để nhờ đó nó không còn nghĩ đến những thứ khác nữa. Tức là Tạp niệm -> Một niệm -> Vô niệm. Cũng như muốn dễ ngủ thì thường được khuyên là cứ đếm nhẩm 1 2 3...làm cho tâm trí mình không còn nghĩ ngợi gì nữa, từ từ sẽ đi vào giấc ngủ.

Sở dĩ con người u mê là do chấp trước, gây chướng ngại khiến tâm ta không nhìn thấy bản chất của các pháp. Thường được ví von như mặt nước hồ, nếu gợn sóng thì không thể nhìn thấy đáy hồ, chỉ khi 'sóng yên biển lặng' thì mới nhìn thấu tận đáy. Cho nên thay vì cứ để cho tâm ý cứ chạy theo trần cảnh, hãy làm cho nó tĩnh tại, rỗng rang và thanh tịnh, sau đó nó sẽ 'lặng lẽ soi chiếu'...:icon_irre2:
 

Cõng đá đi tu

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 1 2017
Bài viết
51
Điểm tương tác
13
Điểm
8
Niệm Phật là để tĩnh tâm, chứ không thể minh tâm kiến tánh được.



Pháp môn này là một phương tiện thiện xảo rất hay, vì có thể áp dụng cho tất cả mọi người không phân biệt trí tuệ cao hay thấp. Nhưng nếu làm như bạn thì xem như công cốc :D
Đầu xuân gặp lại huynh, thật là vui, hề hề. Bao nhiêu pháp cũng là dụ người nhận lấy Phật tánh của mình. Cái Phật tánh này chẳng phải mặt hồ tĩnh nặng khi cục đá ném xuống lại gợn sóng lăn tăn, hề hề. Ai nghĩ, dẹp được vọng tượng ở cõi dục giới này, người này giỏi hơn đức Phật. Vọng tưởng thì mặc vọng tưởng, chẳng theo vọng tưởng là đường về quê.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Đầu xuân gặp lại huynh, thật là vui, hề hề. Bao nhiêu pháp cũng là dụ người nhận lấy Phật tánh của mình. Cái Phật tánh này chẳng phải mặt hồ tĩnh nặng khi cục đá ném xuống lại gợn sóng lăn tăn, hề hề. Ai nghĩ, dẹp được vọng tượng ở cõi dục giới này, người này giỏi hơn đức Phật. Vọng tưởng thì mặc vọng tưởng, chẳng theo vọng tưởng là đường về quê.

Bạn giải thích xem 'dẹp vọng tưởng' có nghĩa là sao?

Vấn đề không phải là chạy theo hay không chạy theo vọng tưởng, mà là đừng chạy theo ngôn từ :D Quan trọng là hiểu ý, vì một ý có thể có nhiều từ, mà một từ có thể có nhiều ý. Chưa hết, còn do tùy theo trình độ của người nghe mà cách nói có thể thay đổi và mâu thuẫn nhau. Đối với người này thì nói 'bỏ vọng để về với chân', nhưng đối với người kia thì lại nói 'vọng tức là chân đó' :D
 

Cõng đá đi tu

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 1 2017
Bài viết
51
Điểm tương tác
13
Điểm
8
Bạn giải thích xem 'dẹp vọng tưởng' có nghĩa là sao?

Vấn đề không phải là chạy theo hay không chạy theo vọng tưởng, mà là đừng chạy theo ngôn từ :D Quan trọng là hiểu ý, vì một ý có thể có nhiều từ, mà một từ có thể có nhiều ý. Chưa hết, còn do tùy theo trình độ của người nghe mà cách nói có thể thay đổi và mâu thuẫn nhau. Đối với người này thì nói 'bỏ vọng để về với chân', nhưng đối với người kia thì lại nói 'vọng tức là chân đó' :D
Là bám víu vào cái gì đó để "có mặt hồ tĩnh nặng"
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Là bám víu vào cái gì đó để "có mặt hồ tĩnh nặng"

Câu này sao chẳng thấy có liên quan gì đến cụm từ 'dẹp vọng tưởng' gì hết vậy? Là cái gì bám vào cái gì? :eusa_snooty: Còn "có mặt hồ tĩnh nặng" là ám chỉ cái gì? ...

Giảng giải cụ thể hơn đi bạn.
 

Cõng đá đi tu

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 1 2017
Bài viết
51
Điểm tương tác
13
Điểm
8
Con người chúng ta luôn suy nghĩ đủ chuyện, muốn cho tâm ý của chúng ta không nghĩ ngợi gì hết thì vô cùng khó, vì gạt bỏ chuyện này thì nó lại nghĩ đến chuyện khác. Do đó phải đi từng bước, cách dễ áp dụng nhất là tập trung tâm ý của mình vào một thứ duy nhất để nhờ đó nó không còn nghĩ đến những thứ khác nữa. Tức là Tạp niệm -> Một niệm -> Vô niệm. Cũng như muốn dễ ngủ thì thường được khuyên là cứ đếm nhẩm 1 2 3...làm cho tâm trí mình không còn nghĩ ngợi gì nữa, từ từ sẽ đi vào giấc ngủ.
Đây là hình thức trị bệnh từ ngọn
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Đạo hữu Vô Năng thân mến,

Ba Tuần cảm thán ý niệm lợi tha và công hạnh vị pháp của đạo hữu.

Ba Tuần là người chưa minh tâm, cũng chẳng rõ tánh; chỉ là đọc được ít chữ nghĩa đờm dãi của người khác, khoác lác dăm ba câu; nhại lại dăm ba từ. Vốn chỉ là việc thoả mãn vọng niêm, đối với việc lợi mình ích người, thật chẳng dính dáng. Âu cũng là do nghiệp mình tự tạo, càng ngẫm càng xấu hổ!

Nói về Trì giới vốn là việc bất đắc dĩ phải làm do vì lầm nhận mình là thân tứ đại, là tâm niệm khởi diệt vô thường; .

Người phát tâm niệm Phật không phải ai cũng rõ ràng không lầm chấp 2 điều trên, bởi thế cho nên cũng vì chạy theo tìm cách thoả mãn những đòi hỏi của thân tâm, cho nên chư Thánh từ bi kiến lập lên Giới Luật làm chỗ nương tựa, y cứ.

Chính chúng ta là Phật, Phật này là Trí Huệ, là Giác, là Bát nhã Ba La Mật.

Phật này có sẵn Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Phật này cũng như đất vậy, đón nhận tất cả dơ sạch mà không oán than, nuôi dưỡng làm lợi tất cả mà không tính toán.

Phật này thâu nhiếp vạn hạnh, đầy đủ giới tướng.

Phật này là giới thể thanh tịnh.

Tự ngộ được Phật này thì không còn muốn làm ác.

Nhập được Phật này thì không còn muốn làm thiện, nhân quả rõ ràng, đến đi tự tại.

Hết thảy giới luật đều vì muốn người sáng tỏ Phật này mà hành trì.

Nếu thật Tín được điều này thì niệm Phật trì danh, khỏi cần bận tâm giới luật.

Nếu nghi ngờ điều này hoặc do lời Kinh, lời người mà biết được, chứ thực ra chưa tự ngộ nhập, thì người niệm Phật trì danh, tuỳ sức tuỳ trí, hành trì được một giới một điều đều là việc lợi ích, là hạnh trợ Đạo, cũng không cần phải tác ý ép thân, chỉ luôn nhớ Phật trì danh là được rồi!

Vô tác, vô năng sở.
Tự giác thị giác tha.
Độ tận chúng sanh tâm,
Bất cầu, tuỳ duyên hạnh.

Nam mô A Di Đà Phật.


Bạn nói vậy chả khác gì tự vả mồm mình :D

Nếu bạn là phật, là giác thì do nó tự ngộ nên lẽ ra ai cũng giác ngộ hết rồi mới phải. Nhưng thực tế lại không đúng như vậy. Còn nếu trước mê nay ngộ thì sao lại cho rằng nó là Trí Huệ toàn giác? :D

Đó là chỗ cốt yếu thôi, ngoài ra còn nhiều thứ đáng nói lắm. Chẳng hạn bạn cho rằng 'Phật này có sẵn Từ, Bi, Hỷ, Xả' vậy thì 'Hỷ Nộ Ái Ố' từ đâu mà có?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Bạn nói vậy chả khác gì tự vả mồm mình :D

Nếu bạn là phật, là giác thì do nó tự ngộ nên lẽ ra ai cũng giác ngộ hết rồi mới phải. Nhưng thực tế lại không đúng như vậy. Còn nếu trước mê nay ngộ thì sao lại cho rằng nó là Trí Huệ toàn giác? :D

Đó là chỗ cốt yếu thôi, ngoài ra còn nhiều thứ đáng nói lắm. Chẳng hạn bạn cho rằng 'Phật này có sẵn Từ, Bi, Hỷ, Xả' vậy thì 'Hỷ Nộ Ái Ố' từ đâu mà có?

Thực tế trong mắt Doccoden, chẳng phải là thực tế trong mắt của Ba Tuần. Vì sao?

Chính mình là Phật, là Giác thì đã lìa Giác mà lập danh, cho nên chẳng gọi là Giác.

Cơm đã ăn vào bụng thì chẳng gọi là cơm nữa, nếu đau bụng mà mửa vội ra thì gọi là gì?

Vốn là Từ, Bi, Hỷ, Xả thì Hỷ, Nộ, Ái, Ố do đâu mà gọi?
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Thực tế trong mắt Doccoden, chẳng phải là thực tế trong mắt của Ba Tuần. Vì sao?

Chính mình là Phật, là Giác thì đã lìa Giác mà lập danh, cho nên chẳng gọi là Giác.

Cơm đã ăn vào bụng thì chẳng gọi là cơm nữa, nếu đau bụng mà mửa vội ra thì gọi là gì?

Vốn là Từ, Bi, Hỷ, Xả thì Hỷ, Nộ, Ái, Ố do đâu mà gọi?


Bạn vẫn không nhận ra mình sai à? Xem chỗ tôi tô đỏ đi :D

1. Bạn cho rằng bạn là Giác, vậy thì cái gì khác lìa Giác chứ đâu phải là bạn lìa Giác, đúng không nào? (Vì Giác là Tôi nên Giác không thể lìa Giác, Tôi không thể lìa Tôi)

2. Mặc khác, bạn còn cho rằng do Giác luôn sáng suốt nên nó không bao giờ bị vô minh, trong khi thực tế thì trái lại với điều bạn nói :eusa_snooty:

Tôi đã gặp nhiều người đi lộn sang đường tà giống như bạn rồi, lời khuyên chân thành là 'Hãy trở về với chánh nghĩa quốc gia' nhưng nào có chịu nghe :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Bạn vẫn không nhận ra mình sai à? Xem chỗ tôi tô đỏ đi :D

1. Bạn cho rằng bạn là Giác, vậy thì cái gì khác lìa Giác chứ đâu phải là bạn lìa Giác, đúng không nào? (Vì Giác là Tôi nên Giác không thể lìa Giác, Tôi không thể lìa Tôi)

2. Mặc khác, bạn còn cho rằng do Giác luôn sáng suốt nên nó không bao giờ bị vô minh, trong khi thực tế thì trái lại với điều bạn nói :eusa_snooty:

Tôi đã gặp nhiều người đi lộn sang đường tà giống như bạn rồi, lời khuyên chân thành là 'Hãy trở về với chánh nghĩa quốc gia' nhưng nào có chịu nghe :D

Vậy thì cũng không có gì lạ cả! Ý thức vẫn là cái chuồng nhốt Doccoden thôi.

Hoan hỷ, hoan hỷ.

Chánh nghĩa quốc gia mà khiến bạn hết được Hỷ, Nộ, Ái, Ố thì người ta sẽ tự khắc đi theo vậy.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Vậy thì cũng không có gì lạ cả! Ý thức vẫn là cái chuồng nhốt Doccoden thôi.

Hoan hỷ, hoan hỷ.

Chánh nghĩa quốc gia mà khiến bạn hết được Hỷ, Nộ, Ái, Ố thì người ta sẽ tự khắc đi theo vậy.

Giả lơ cho xong chuyện hả? :D Giải thích một lần nữa thật cụ thể và dễ hiểu nhé, mà tôi giải thích cho nhiều người khác chứ không phải cho bạn đâu, vì bạn đã cố tình giả lơ nhắm mắt nên tôi không màng đến làm gì.

Khi bạn nói 'Lìa Giác' thì cũng có nghĩa là 'Tôi lìa Giác'. Nếu theo quan điểm này thì Tôi không phải là Giác (nên có thể lìa Giác). Vì nếu Tôi là Giác thì không thể lìa Giác được vì như vậy cũng có nghĩa rằng Tôi lìa Tôi, một kẻ đần độn cũng biết là vô lý quá chừng chừng :D

Mặc khác, quan điểm của bạn thì sai vì ai nấy đều đã giác ngộ giải thoát hết rồi nên Phật đâu cần phải hao hơi tổn sức suốt mấy chục năm để thuyết pháp. Nhưng thực tế chứng minh cho thấy kẻ vô minh nhiều như cát trên sa mạc.

Như vậy là bạn chỉ có thể chọn 1 trong 2 quan điểm:

1. Tôi là Giác: nếu theo quan điểm này thì không thể có chuyện 'lìa giác', vì như phân tích ở trên.
2. Tôi không phải là Giác: nếu theo quan điểm này thì có thể nói 'lìa giác' bởi vì 'tôi' và 'giác' khác nhau.

Do bạn ôm đồm cùng một lúc cả 2 quan điểm trái ngược nhau nên thành ra mâu thuẫn, chả khác gì tự vả mồm. Mà mâu thuẫn còn tệ hại hơn là sai lầm!

Tóm lại là bạn hãy suy nghĩ cho kỹ rồi chọn phe: hoặc là theo Mỹ chống khủng bố, hoặc là theo khủng bố chống Mỹ, chứ không thể đứng chàng hảng mà bắt cá hai tay được :D
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Tánh giác chân không, tánh không chân giác, niệm trụ liền sinh có cảnh có giác, không trụ thì giác cũng dẹp, vốn viên tịch rồi, thích khởi thích diệt tùy ý vốn là thần thông diệu dụng lại còn bịt tai mong người ta không nghe mình hét hay sao ha ha...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên