vienquang2

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách.

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
872
Điểm tương tác
857
Điểm
93
Bài 24.- Thiền

Đoạn 17

Hán-Việt:

Thử chi nhất học tối huyền tối diệu. Đãn biện khẳng tâm, tất bất tương trám.


Việt:

Một pháp Thiền học nầy rất huyền rất diệu. Chỉ cần có đầy đủ quyết tâm ắt không dối nhau.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

THIỀN.

Chỉ một chữ mà rất sâu xa huyền diệu.

https://diendanphatphap.com/diendan/threads/man-dam-ve-phap-thien.38723/

Mời xem khảo cứu về Thiền (có nói rộng hơn).
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
872
Điểm tương tác
857
Điểm
93
Bài 25.- Chí tu hành kiên cố.
Đoạn 18

Hán-Việt:

Nhược hữu trung lưu chi sĩ, vị năng đốn siêu, thả ư giáo pháp lưu tâm, ôn tầm bối diệp, tinh sưu nghĩa lý, truyền xướng phu dương, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức. Thời quang diệc bất hư khí, tất tu dĩ thử phù trì. Trú chỉ uy nghi, tiện thị Tăng trung pháp khí. Khởi bất kiến ỷ tùng chi cát, thượng túng thiên tầm, phụ thác thắng nhân phương năng quảng ích. Khẩn tu trai giới, mạc man khuy du. Thế thế sanh sanh thù diệu nhân quả.

Viết:

Nếu có người căn cơ ở bậc Trung, không thể ngay nơi pháp đốn ngộ nầy mà vượt thoát, thì nên ở nơi giáo pháp mà lưu tâm, tìm học kinh giáo, nghiên cứu nghĩa lý cho rõ ràng, truyền bá rộng khắp, tiếp đón diều dắt người đời sau, để báo đền ân đức của Phật. Thời giờ cũng đừng bỏ qua, cần phải lấy những việc đó làm chỗ nương tựa và giữ gìn. Đi đứng oai nghi, mới chính là bậc pháp khí trong hàng tăng chúng. Há chẳng thấy dây sắn nương cây tùng mà vươn lên cao ngàn thước, nương nhờ cái nhân thù thắng mới có thể đạt được nhiều lợi ích. Phải chân thành tu hành giữ gìn trai giới, đừng có khinh thường mà bỏ qua. Có như vậy thì đời đời kiếp kiếp sẽ được cái nhân quả vô cùng tốt đẹp.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Người xưa có câu:
  • Bậc Hạ lưu chi sĩ . Được nghe dạy bảo mà không hiền lành (thiện ) được.- Đây là kẻ phàm phu.
  • Bậc Trung lưu chi sĩ . Được nghe dạy bảo thì tiếp thu mà cải ác hành thiện.- Đây là bậc Hiền
  • Bậc Thượng lưu chi sĩ . không cần dạy bảo mà tự hành thiện.- Đây là bậc Thánh .

Chúng ta tuy chưa làm được Thánh Nhân. Nhưng chí ít không là kể hạ lưu ác độc. Mà nên là kẻ trung lưu Hiền đức. Nghe lời phải, ý Tổ, kinh Phật mà tu sửa lấy mình. Phải chân thành tu hành giữ gìn trai giới, đừng có khinh thường mà bỏ qua. Có như vậy thì đời đời kiếp kiếp sẽ được cái nhân quả vô cùng tốt đẹp.- Tiến đến quả Phật không xa.

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách - Page 2 Tu_hze10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
872
Điểm tương tác
857
Điểm
93
Bài 26.- Ý chí Trượng phu.
Đoạn 19 + 20

Hán-Việt:

Bất khả đẳng nhàn quá nhật, ngột ngột độ thời, khả tích quang âm, bất cầu thăng tiến. Đồ tiêu thập phương tín thí, diệc nãi cô phụ tứ ân. Tích lũy chuyển thâm, tâm trần dị ủng, xúc đồ thành trệ, nhân sở khinh khi.

Việt:

Không thể ngồi không qua ngày, lơ mơ qua giờ, đáng tiếc cho ngày tháng qua mau, sao chẳng cầu thăng tiến trên đường Đạo? Uổng hao của mười phương tín thí, cũng là cô phụ bốn ân. Tích chứa cho nhiều thì tâm dễ bị bụi trần che lấp, nên làm việc gì cũng chẳng xong, bèn bị người khinh chê.

Đoạn 20

Hán:

Cổ vân, bỉ ký trượng phu, ngã diệc nhĩ, bất ưng tự khinh nhi thoái khuất. Nhược bất như thử, đồ tại tri môn, nhẫm nhiễm nhất sanh, thù vô sở ích.

Việt:

Người xưa nói: “Kia đã là bậc trượng phu thì ta cũng thế” chẳng nên tự khinh chê mà lùi bước khuất phục. Nếu chẳng như thế, luống ở cửa chùa, thấm thoát một đời, quyết không lợi ích.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Thế nào là Bậc Đại Trượng phu ?

- Ngài Mạnh Tử 孟子 định nghĩa:Người đàn ông chí khí hiên ngang, lòng dạ thẳng thắn bất khuất. “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu” 富貴不能淫, 貧賤不能移, 威武不能屈, 此之謂大丈夫 (Đằng văn công hạ 滕文公下) Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được, như thế gọi là bậc đại trượng phu.
(Từ điển Nguyễn Quốc Hùng)

Cao siêu hơn là:

- Điều Ngự Trượng Phu:

Phật cũng có đanh hiệu là Phú Lâu Sa Đàm Miệu Bà La Đê (Pnrusa Danya Sarafiy). Trung Hoa địch là Điêu Ngự Trượng Phu.
Điều Ngự là sửa trị, mang ý nghĩa vừa điều phục, vừa chê ngự. Đức Phật là bậc Vô Thượng Điêu Ngự Sư. Ngài là bậc Đại Từ, bậc Đại Thí, có lúc Ngài dùng lời lẽ êm địu, có lúc Ngà! dùng lời lẽ nghiêm khắc đê sửa trị, hóa cải các bậc trượng phu, nhăm dân họ vào Đạo Vô Thượng. Như bài kệ thuyết:
Độ tử như ngựa kéo xe Pháp
Điều Ngự sư là bậc Pháp vương
Ngựa sai đường do chưa thuần thục
Phải điều về nẻo chánh, đường ngay.
Khéo điều tâm, tận trừ tội lỗi,
Mở rộng đường vào Vô Thượng Đạo.
Không khéo điều, xa lìa Chánh Pháp
Vô Thượng Điều Ngự là vậy đó.

Có 5 pháp sửa trị là:
1- Pháp sửa trị của cha mẹ, anh em, bạn hữu.
2- Pháp sửa trị của quan quân.
3- Pháp sửa trị của Sư trưởng.
Trên đây là 3 pháp sửa trị của thế gian.

4- Nghiệp cảm đời này dẫn đến quả báo ở đời sau. Như thế gian thường nói: “Nếu đời này chăng dùng luật pháp để trị được người phạm tội, thì sau khi mạng chung, người ây sẽ bị Diêm vương trừng trị”.

5. Phật là bậc Vô Thượng Điều Ngự Sư, lấy pháp Niết Bàn giáo hóa chúng sanh, đem lại cho chúng sanh sự an lạc,giải thoát.
Vì các pháp thế gian dùng đề sửa trị chẳng có giá trị tuyệt đối, chăng có tác dụng lâu đài, nên Phật thị hiện thân người,dùng 3 thừa giáo, tùy theo căn trí của chúng sanh mà hóa độ họ, khiên không mất đạo chủng, được chân thiện Pháp, được an lạc cả trong đời này và trong đời sau.
Bởi vậy nên Phật được gọi là bậc Điều Ngự Sư.

* Người nữ cũng hóa độ được. Sao chỉ nói đến Điều Ngự các bậc trượng phu?
- Có thuyết cho rằng “Người nam mới làm nên sự nghiệp lớn, còn người nữ thì có 5 điêu ngại là:
1- Không làm được Ma vương.
2- Không làm được Chuyên Luân Thánh Vương.
3- Không làm được Thiên vương.
4- Không làm được Phạm vương.
5- Không làm được Phật”.
Bởi nhân duyên vậy, nên không nói đến người nữ.

Lại có thuyết cho rằng: “Bậc trượng phu phải được hiểu theo nghĩa rộng. Đó là người có chí lớn. Dù là người nữ, nếu có chỉ lớn hướng về đạo Vô Thượng, thì cũng được gọi là bậc trượng phu”.
9. Thiên Nhân Sư:
Lại nữa, Phật cũng có danh hiệu là Xá Đa Đề Bà Ma Nậy Xá Nâm (Sasta Đêva Mànus)anàm). Trung Hoa địch là Thiên Nhân Sư.
Phật thị hiện ở cõi người, dạy người tu đạo Niết bàn Giải thoát. Ngay trong loài người có đủ nhân tánh và thiên tánh.
Lại nữa, người nào kiết sử mỏng, có tâm nhàm chán cảnh khổ thể gian, có lợi căn, lợi trí, thì sẽ được sanh lên cõi Trời.Các hạng người này rất dễ được đạo.
Lại nữa, ở cõi Thiên cũng có Đại Địa Thiên. Khi nói Thiên Địa là bao gồm cả Nhân Thiên, tức là cả loài người và loài trời vậy.
Lại nữa, vì loài người mới được thọ các giới luật, dẫn đến chỗ thấy được đạo. Bởi vậy, nên Phật thị hiện trong cõi người làm bậc Thiên Nhân Sư.
10. Phật, Thế Tôn:
Lại nữa, Phật cũng còn có danh hiệu là “Bụt Đà Lô Ca Na Tha” (Bouddha Lokanafha). Trung Hoa dịch Bouddha là Phật Đà, địch Lokanatha là Thế Tôn. Gọi tắt là Phật, Thế Tôn”.
Phật là bậc Giác Ngộ hoàn toàn, rõ biết hết thảy các pháp ở quá khứ, ở hiện tại và ở vị lai, cũng được gọi là Giác GIả. Ngồi dưới gốc cây Bồ đề, Phật chứng đạo Vô Thượng, trở thành bậc Nhất Thiết Trí, thấu rõ hết tất cả, nên được tôn xưng là Phật Đà.Phật được tất cả các bậc thánh, các vị thân, các hàng trời, người, cùng tất cả chúng sanh trong các loài tôn trọng, kính mến và tôn xưng Ngài là Thế Tôn.
Các bậc thánh nhân còn chẳng có thể sánh kịp được Phật, huống nữa là các hàng trời còn nhiều sân nhuế và kiêu mạn.
Hơn nữa các vị trời trong cả ba cõi vẫn còn rất nhiều ái kiết, thương aI thì thường ban phước, mà ghét ai thì lại thường
gây họa. Phật chăng như vậy. Khi còn là Bồ tát, gặp những -kẻ thủ oán đòi đến lây đầu, mắt, tay, chân... Ngài vẫn vui vẻ cúng dường. Nay đã thành bậc Chánh Giác, ngài cũng chẳng tiếc thân mạng. Phật có 2 công đức lớn là: Thần Thông lực, Tịnh Tâm lực.
Phật đã tận diệt kiết sử. Còn các hàng trời, dù có nhiều phước báu nhưng chưa sạch kiết sử, tâm chưa thanh tịnh, nên có rất ít thần thông lực. Các hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật, tuy đã diệt kiết sử, người thế lực phước đức vẫn còn kém xa Phật.
Như vậy, chăng ai có thể sánh được Phật, cho nên chỉ có Phật mới là đâng Bà Già Bà.(hết trích)

Kính các Bạn. - “Kia đã là bậc trượng phu thì ta cũng thế” chẳng nên tự khinh chê mà lùi bước khuất phục".

Nếu chưa được Điều ngự Trượng Phu như Phật. Thì cũng giữ ý chí Đại Trượng Phu như Nho: Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được,". - Đối với chí tu hành không nên hèn mạc lui sụt trở thành lặng nhặn lị nhị không bằng đàn bà.-

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách - Page 2 Quzen_10
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên