TamDuc

" Hiểu" & "Biết" là gì ?

TamDuc

Phó Trưởng Ban Đại Biểu nhiệm kỳ I (2011-2012)
Quản trị viên
Tham gia
30/1/10
Bài viết
890
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
[NEN="http://trungtamtutam.com/diendantuthien/picture.php?albumid=21&pictureid=3300"]
" Hiểu" & "Biết" là gì ?
" Hồn rêu cỏ bên thành xưa bám dựa
Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư không."

BÙI-GIÁNG
Chúng ta vẫn tin tưởng rằng cái mà chúng ta biết là đúng. Nhưng cái biết đó là gì ? Chúng ta có thật sự "Hiểu" cái mà chúng ta "biết" hay không ?

Khi tôi nói rằng : Tôi biết đây là cái ly uống nước, đây là một người bạn, đây là cái chợ Bến Thành..... Thì thật sự cái tôi biết về cái ly, về một người bạn, hay là cái chợ Bến Thành V.V và vv... chỉ là những mãnh vụn mà tôi thu nhặt từ đối tựợng mà tôi biết. Từ năm giác quan của cái thân và cái ý thức phân biệt mà tôi biết những mãnh vụn về đối tượng mà tôi gọi là biết.

Dù đối tượng đó là người rất thân cận như cha mẹ hay vợ, chồng ,con cái....thì cái gọi là biết cũng không trọn vẹn, mà chỉ biết một số mãnh vụn về cái đối tượng bị biết. Đây là điều tất nhiên, vì khả năng của giác quan và ý thức chỉ là sự tiếp xúc với đối tựơng trong chừng mực nào đó mà nó tiếp xúc được mà thôi. Khi mình nhìn một ngọn đèn cầy đang cháy , thì ngọn đèn không phải là một vào hiện tại,quá khứ và tương lai. Cái đèn cháy ở chặng đầu chặng giữa và chặng cưối là một ngọn đèn , nhưng không giống nhau trong ba thời khác nhau, nên mình có ba cái biết khác nhau về ngọn đèn cầy đang cháy, nhưng cả ba đều là một cái biết. Cái một của người biết và cái một của ngọn đèn cầy. Vì ngọn đèn chỉ có một vào ba thời điểm khác nhau, mà người biết cái đèn cầy cũng là một, nhưng có ba cái biết khác nhau tương ưng với vô thường của thời gian và vật thể biểu hiện. Nhưng cái biết đó cũng chỉ là mãnh vụn thiếu sót, bởi vì cái biết của mình về ngọn đèn cầy thì rất vụn vặt và có nhiều cái không biết về đèn cầy.

Cũng như vậy, mình chỉ biết vài cái vụn vặt về từ ngữ chợ Bến Thành, chứ cái biết thật sự về chợ Bến Thành thì rất phù du và thiếu sót .
Cái biết so sánh với cái chưa biết và không biết thì như vài chiếc lá so với khối lá của cả khu rừng. Nhưng mình vẫn rất tự hào và tin tưởng vào cái mà mình biết manh mún và nhiều thiếu sót, đôi khi mình chỉ có cái biết của mình là chính xác nhất, và cho cái biết của người khác là không đúng.

Cái biết như vậy là cái biết của anh mù rờ voi. Anh mù chưa từng biết và ôm đựợc toàn thể thân voi, nên cái biết nào mà anh chụp phải trong vòng tay của Anh thì cáí biết đó là sự thật và chân lý với anh mù. Người sáng mắt cũng không hơn Anh mù, bởi vì dù thấy toàn thể thân voi thì cái thấy đó cũng chỉ là cái thấy lụn vụn không đầy đủ, nên cũng chỉ đưa đến cái biết từ sự lụn vụn của đối tượng nhận thức.

Với ngừơi có tâm trí bén nhạy, không chấp thủ những vụn vặt của ngày hôm qua, thì mỗi khi găp lại người thân thì luôn luôn gặp lại một con người đã thay đổi như ngọn đèn cầy,luôn luôn nhìn thấy cái mới lạ, dù phải gặp hàng ngày thì vẩn nhận ra cái mới nơi cái đối tượng mà mình gặp lại. Nhưng dù mới lạ thì cái biết cũng chỉ là tương đối hạn cuộc trong nắm tay của mình nắm bắt mà thôi,chứ không phải là cái biết của sự toàn vẹn, mà không toàn vẹn thì không phải là sự thật. Khi bàn tay nắm lấy cái ly thì chỉ nắm được cái ly thôi, nếu muốn cầm cây viết thì phải buông cái ly ra để cầm cây viết. Vì vậy cái biết chỉ là cái biết của cái biết trong lòng tay hạn cuộc của chừng mực nào đó thôi, chứ không phải là cái hiểu trọn vẹn sự thật. Vì vậy tôi chỉ biết cái tôi biết trong phạm vi cái mà tôi tiếp xúc phiến diện không đầy đủ mà thôi.
Nhưng kinh nghiệm của tôi là một hồn ma đầy kinh nghiệm tích lủy như thành lủy mà tôi bám dựa cho cái tôi tồn tại. Kinh nghiệm thì đầy thành kiến để bám dựa . để bảo thủ. để tồn tại và để chiến đấu.... Chiến đấu cho cái gì ? Cho một cái tôi tồn tại và liên tồn với thiên thu......

Cái biết là cái biết của một cái tôi. Cái của tôi chính là cái tôi bám dựa như thành lủy từ xưa, xa xôi đầy rêu cỏ....nó là thành kiến mà mình hiểu rất hư vô vì không thể nắm bắt được. Hiểu được cái biết thì hiểu được hư vô, bởi vì tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả, cái tôi biết chỉ là mãnh vụn của hư vô......
''Hồn rêu cỏ bên thành xưa bám dựa....
Nghe một lần vĩnh viễn gặp khư không.....
Bùi tiên sinh đã kêu lên khi bắt gặp "chủ nghĩa hư vô" đối thoại với "diệu hữu chân không".
" Người nằm đó từ ngàn năm khép kín
Ta bước qua từ ngữ rụng hai lần.
"

Bùi tiên sinh đã kêu lên như vậy khi gặp "Chân Không Diệu Hữu" của Đức Phật nằm đó. Chủ nghĩa hư vô khi gặp gở Đức Phật nằm đó thì rơi rụng từ ngữ thêm một lần. Bởi vì khi hư vô thành chủ nghĩa thì chính hư vô là từ ngữ của từ ngữ đã rụng một lần.

Nếu từ ngữ không rụng thì không thành hư vô đích thật mà chỉ là thứ chủ nghĩa đập phá bằng ý thức và hành động của chủ nghĩa gọi là hư vô. Hư vô chủ nghĩa rơi rụng hai lần khi đối diện với chân không diệu hữu.
Hiểu là hiểu cái biết của mình. Nhưng nghe được cái hiểu của mình thì vĩnh viễn gặp Hư Không.
Ý thức là cái biết, cái biết thì có chủ thể là cái hiểu. Cái biết là cái tôi vì chấp thủ từ năm giác quan và ý thức. Cái gọi là tôi biết chỉ là cái tôi của năm, sáu căn của một sinh thể. Nhưng Hiểu được cái tôi này thì cái hiểu không bị trói buộc vào một cái tôi hạn cuộc có tích lủy thành kiến từ hồn ma kinh nghiệm.
Bởi vì Hiểu là sự sống đích thực của sinh thể. Con đường của sự sống là hiểu chính sự sống tương quan và tương duyên với thế giới chứ không phải là một mãnh vun như cái biết hư vô không trọn vẹn.
Sư sống có mặt khắp mọi nơi chứ không hạn cuộc trong một cái biết.

Vậy Hiểu và Biết là gì ?
Xin mựơn bài ca thiên thu của ngừơi điên trong cõi mộng là Bùi Giáng tiên sinh để trả lời :
Hồn rêu cỏ bên thành xưa bám dựa
Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư không.


Minh-Đức Nguyễn Trinh Tuấn.


[/NEN]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
15/7/10
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Ðời Người Như Giấc Mộng,
Hãy Thức Tỉnh!



Tại thế giới này con người lại buông cái chân thật để nắm giữ cái giả dối, do đó đời đời kiếp kiếp quay lưng với sự giác ngộ để hoà hợp với bụi trần, túy sanh mộng tử. Túy sanh có nghĩa rằng trong lúc sống thì như kẻ uống rượu say, không biết mình từ đâu sanh về đây. Mộng tử có nghĩa rằng đến lúc chết thì như kẻ đang nằm mộng, không biết chết sẽ về đâu. Ai ai cũng sống trong mộng. Lấy cái giả mà cho là thật, ham danh ham lợi, lòng tham không bao giờ ngừng dứt.

Ở trong mộng thì bạn thấy mình làm quan, hoặc phát tài, hoặc có địa vị, quyền lợi, danh dự, hoặc có vợ đẹp thiếp xinh, con cái đầy nhà, vinh hoa phú quý, hưởng thọ không hết. Giả như trong lúc mộng ấy mà có người nói với bạn rằng: "Ông ơi! đây chỉ là hư vọng thôi, không phải thật đâu," thì bạn sẽ chẳng bao giờ tin. Chờ đến khi bạn tỉnh dậy rồi thì chẳng ai nói với bạn là bạn đã nằm mộng, bạn cũng biết rõ là mình vừa trải qua một giấc chiêm bao.

Ðêm qua nằm mộng thấy đậu trạng nguyên, làm tể tướng, làm hoàng đế, thành thần tiên, hạnh phúc vô cùng. Ngày hôm nay tỉnh lại: "Ôi! Tất cả chỉ là một trường xuân mộng!" (xuân mộng tức là giấc mộng rất ngắn ngủi). Ðó là sự tỉnh thức. Nếu không tỉnh mà chọn mộng là thật, thì sẽ tham luyến, không buông bỏ, chấp trước sự mê mờ, và chẳng bao giờ được giác ngộ. Bây giờ mình chính là đang chiêm bao giữa ban ngày mà chưa thức tỉnh, do đó sống một cách hồ đồ, rồi cũng hồ đồ mà chết đi. Sanh ra đây là từ đâu tới? Chết rồi mình sẽ đi đâu? Không biết! Cả một đời chẳng bao giờ tỉnh. Các vị hãy nghĩ xem, như vậy thì có ý nghĩa gì? Có gì mình phải lưu luyến? Có gì đáng để mình không buông bỏ tất cả ?

Cả đời mình đều bị sợi dây tam độc và ngũ dục trói buộc vô cùng chặt chẽ đến nổi không có tự do để chuyển hóa bản thân, thì đừng nói chi đến chuyện giải thoát. Do đó bạn phải phát tâm xuất gia tu đạo, dụng công ngồi thiền, nổ lực lạy Phật, tức là mình tự cởi mở sợi dây tam độc và ngũ dục, cuối cùng sẽ có một ngày sẽ được hoàn toàn giải thoát. Lúc ấy mình sẽ thức tỉnh, quay đầu nhìn lại những điều mình đã làm trong quá khứ đều hoàn toàn như ảo mộng, tất cả đều chẳng phải là chân lý. Nay thức tỉnh rồi mình mới thoát ra khỏi vòng tam giới, không còn bị hạn chế trong sanh tử, tự do muốn sanh thì sanh, muốn chết thì chết, tự do tới và đi theo ý mình. Ðó mới là chơn chính giải thoát, đó là: "Ðại mộng sơ tỉnh" vậy.

Thói thường chúng ta cứ giữ chặt cái hư giả dối trá mà quên mất cái chân thật. Thế nào là cái hư giả dối trá? Chính là sự khoái lạc sung sướng của ngũ dục: tài sắc danh thực thùy. Thế nào là cái chân thật? Tức là sự sung sướng của Niết-bàn ở trong bốn đức: thường, lạc, ngã, tịnh. Song le con người rất quái lạ, điều chân thật mất đi thì không sợ, nhưng khi điều giả dối mất đi thì lại sợ hãi vô cùng. Vì sao vậy? Bởi vì người đời ai cũng nhận giặc làm con, bỏ gốc chạy theo ngọn, lấy cái giả cho là thật, không thức tỉnh, do đó vẫn còn trong mộng, tham luyến cảnh giới của giấc chiêm bao.

Bởi do nhân duyên mình dấy khởi sự mê mờ, tạo ra ác nghiệp rồi thọ sự báo ứng, giống như một hạt bụi bay lượn trên không trung, không tự làm chủ mình được. Hạt bụi ấy cứ tùy theo nghiệp lực rồi luân chuyển trong lục đạo luân hồi không lúc nào ngừng nghỉ. Cho nên nói rằng: "Ðả bất phá danh lợi quan, khiêu bất xuất luân hồi khuyên," nghĩa rằng đánh không sập cửa danh lợi thì nhảy không thoát vòng luân hồi. Ðến lúc nào bạn không bị cảnh giới làm động tâm, lúc ấy bạn mới thoát ly khỏi cái vòng lục đạo luân hồi.

(Ngày 21 tháng 8 năm 1983)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên