***HỌC PHẬT GIỮA ĐỜI*** +++QUẢ TÁO THỐI+++ (Thích Tuệ Minh)

P

phapchieumt

Guest
Trong một ngôi nhà cao tầng ngay mặt tiền con phố lớn, một chiều tôi đi ngang qua tình cờ nghe được cuộc đối thoại giữa một bà mẹ và một cậu bé mà như lời mẹ cậu ấy thì (trong cái lớp Lá đó không ai ngốc hơn cậu ấy nữa).
Mọi người hãy cùng thầy nghe xem cậu bé ấy đã ngốc như thế nào?
.. ... ...
- Đã bao nhiêu lần mẹ bảo con không được mang đồ ăn cho mấy đứa đó, sao con ngu quá vậy? Đồ của mình mà đem cho người ta hoài vậy? Cho rồi lấy gì mà ăn?
- Nhưng con ăn không hết!
- Ăn không hết thì liệng bỏ, cho tụi nó riết rồi tụi nó quen, cứ bám theo xin như bọn ăn mày thì làm thế nào? Mẹ mà còn nhìn thấy con cho đồ ăn đứa nào nữa thì con liệu hồn với mẹ đó!
- Sao tôi lại sanh ra một đứa con ngu ngốc tới vậy không biết nữa!
..... .... ....
... ... ...
- Cho bạn nè!
- Thôi! Mình không lấy đâu.
- Lấy đi, hôm qua không phải bạn nói với cô là bạn không biết tả trái táo đỏ sao?
- Ừ, nhà mình chỉ có chuối với xoài với lại ...ổi, có khi có mận nữa, chứ Táo đỏ mình không biết.
- Nhà mình cả một bàn, còn trong tủ lạnh nữa, cô giáo dạy là phải biết chia sẻ mà, bạn lấy đi.
- Cu Bin, nhanh lên, sao lâu vậy?
- Mẹ bạn vào kìa!
- Chết rồi! Bạn dấu trái táo đi, nhanh lên, đừng để ai thấy nghe, không là mình chết!
- Nhanh lên, con làm gì mà lâu vậy?
...
..
...
- Con gái cô trúng tà rồi! Phải trục tà ra khỏi người nó không là nó chết! Bà thầy bói phán chắc như đinh, cô bé đứng im cho bà dùng tay vả bôm bốp vào mặt, cào lưng, miệng phì phà điếu thuốc, khói ngộp quá cô bé ho lên sù sụ.
Nhưng chưa nghe con tà nó lên tiếng nên bà dùng cả cán chổi vụt vào hai chân đứa bé, ban đầu đau quá thì nhảy lên, sau vì nhảy không nổi nữa nên ngã ngang ra đất! Thấy vậy bà mới chịu thôi!
Mấy ngày sau cô bé nằm im không dậy được nữa, nhà chỉ còn con gà mái đang đẻ trứng bán thì lấy gì mà nuôi để tháng tới đưa chồng đi chạy thận ở huyện, tiền làm mướn hôm qua dâng lễ cho bà thầy cả rồi, bà mẹ đành chỉ biết cầu khẩn phật trời sót thương.
May thay trên con đường đi chuyển thuốc ngang qua xóm, có người nhờ tôi đến xem giúp cháu bé bị trúng tà xanh như tàu lá chuối kia thế nào.
... ... ...
- Cháu bị bệnh khi nào?
- Dạ thưa thầy đã cả tuần rồi thầy!
- Chị đã đưa đi khám ở đâu chưa?
- Dạ chưa, cháu bị trúng tà thầy ơi!
- Sao chị biết là cháu bị trúng tà? Chị là thầy pháp à?
- Dạ không phải, mấy hôm trước con đi làm về thấy nó dấu dấu, diếm diếm cái gì trong hũ gạo, con hỏi mà nó không nói.
Hễ ba nó vô xúc gạo đi nấu thì nó lại khóc nằng nặc không cho nấu cơm, nấu nước gì ăn hết, mặt nó thì xanh dờn, con hỏi nó chỉ khóc, vậy đó con mới nghĩ nó bị trúng tà, mang tới nhà bà thầy 5 ở xóm dưới thì bà ấy cũng nói y chang như con vậy, giờ con khổ quá biết làm sao cứu con gái con đây thầy ơi, dù có chết con cũng chịu!
- Chị có thể ra ngoài một lát không?
- Dạ!
- Con mấy tuổi rồi?
- Con 5 tuổi.
- Sao con lại không cho ba xúc gạo nấu cơm ăn?
...
- Con đừng sợ, thầy là người xuất gia tu hành, thầy không có nói dối, thầy hứa sẽ không nói với ba mẹ con đâu, con cứ cho thầy biết có chuyện gì, thầy sẽ giúp con giải quyết.
- Thầy nhắm mắt lại đi, con mới cho thầy biết được.
Một lát sau cô bé đi ra đặt vào lòng bàn tay tôi một quả gì đó tròn tròn.
- Con đặt lên tay thầy trái gì vậy?
- Dạ, là trái táo.
- Sao con không cho thầy nhìn?
- Không được, thầy mà mở mắt ra là bạn con sẽ chết!
- Sao lại phải chết!?
- Con cũng không biết nữa, nhưng bạn ấy cho con trái táo này và dặn vậy đó, con tính bữa sau đi học sẽ hỏi mà bạn ấy chuyển trường rồi, con không hỏi được.
- Vậy con dấu trái táo trong khạp gạo à?
- Dạ!
- Sao con không nói cho ba mẹ biết?
- Ba mẹ con cấm không cho con nhận thứ gì của ai hết, nên con không dám nói, mà nhà con chỉ có chỗ đó là dấu được hà, mà ba con đòi vô xúc gạo nấu thì nhìn thấy trái táo, bạn con sẽ chết!
Tôi nghe qua cám cảnh nhủ lòng, dù hiểu rõ lẽ vô thường nơi nhân thế nhưng cũng khó tránh khỏi nặng lòng xót xa.
- Con chớ lo lắng nữa, thầy hứa sẽ không làm cho bạn con phải chết đâu, giờ mọi người đều có thể nhìn thấy quả táo mà không ai bị làm sao nữa cả.
- Con cố gắng ăn đỡ chén cháo rồi thầy cõng con xuống chợ tìm thuốc đắp chỗ bầm này, bị tụ máu và mưng mủ rồi, không kịp sẽ hoại tử, chân con không đi được nữa đâu.
- Dạ, thầy đợi con, con lấy trái táo đi trả cho bạn con.
Cô bé mang quả táo đã bị ung thối bỏ vào bọc ni lông, cùng tôi xuống chợ.
Sau khi bác sĩ thăm khám, cho thuốc, truyền dịch, cháu bé đã khỏe lại, tôi cõng cô bé đến nhà người bạn (hóa ra đó là ngôi nhà mà hôm nọ tôi đã tình cờ nghe được cuộc đối thoại của hai mẹ con cậu bé kia).
Căn nhà khóa trái cửa đóng, tường cao, tôi đành bảo cô bé viết mấy chữ rồi đặt vào bọc ni lông, treo lên tay vịn cổng rào.
...
Vậy mọi người nói xem, cậu bé kia có phải là Ngốc hay không ngốc?!
Câu chuyện của những đứa (bé), nhưng lại là bài học của những người đã (lớn).
Sự ích kỷ, tư lợi, cá nhân, bòn xẻn cho riêng mình không những trở thành tính cách của một số đông người giàu có, dư giả, mà họ còn mong muốn truyền dạy cho con cái mình cái tính cách, lối sống ấy, vì họ nghĩ rằng điều đó sẽ tốt cho họ.
Vậy người học phật ta nhìn thấu rõ ngọn nguồn nguyên cớ, ta thấy điều đó không tốt, vậy không tốt chỗ nào?
Không tốt ở đây không phải chỉ là cho ai khác mà là cho chính bản thân họ và gia đình họ, vì khi lớn lên đứa bé ấy chỉ nghĩ đến lợi ích, sự ham thích của cá nhân nó, không biết chia sẻ, yêu thương, tâm hồn nó chai sạn, khô cứng, vậy thì trách sao khi ta buồn phiền nó không hỏi han, khi ta đau ốm nó không chăm sóc, thậm chí khi ta chết đi nó còn hớn hở vui mừng vì được tự thừa hưởng gia tài và tự do quyết định mọi thứ.
Khi đó lại oán trách ông trời rằng (sao tôi vô phước quá có thằng con ngỗ nghịch, bất hiếu, bất nhân), vậy thì cái NHÂN của ta ở đâu mà ta gọi nó là BẤT NHÂN?
Họ muốn con họ hiếu kính, ngoan ngoãn với họ nhưng lại tàn độc, cạn nghĩa, cạn tình với người khác thì làm sao có được.
Sẽ không có một con người hiếu kính với cha mẹ nếu như không biết cảm động trước sự khổ đau (vì không biết người khác khổ đau thế nào thì làm gì biết được cha mẹ chúng khổ đau ra sao với chúng?),
Sẽ không có yêu thương nếu như chúng không biết yêu thương.
Sẽ không có sự sẻ chia nếu như chúng không biết thế nào là chia sẻ?
Hãy dạy cho con mình cư xử với mọi người bằng tất cả những gì mà mình muốn chúng đối xử với mình! Vì một khi chúng đã biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với tất cả mọi người thì cha mẹ chúng tất nhiên sẽ càng quý trọng hơn.
Chúc tất cả những bậc làm cha, mẹ hãy suy ngẫm và chiêm nghiệm!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
'***HỌC PHẬT GIỮA ĐỜI***
+++QUẢ TÁO THỐI+++

Trong một ngôi nhà cao tầng ngay mặt tiền con phố lớn, một chiều tôi đi ngang qua tình cờ nghe được cuộc đối thoại giữa một bà mẹ và một cậu bé mà như lời mẹ cậu ấy thì (trong cái lớp Lá đó không ai ngốc hơn cậu ấy nữa).
Mọi người hãy cùng thầy nghe xem cậu bé ấy đã ngốc như thế nào?
.. ... ...
- Đã bao nhiêu lần mẹ bảo con không được mang đồ ăn cho mấy đứa đó, sao con ngu quá vậy? Đồ của mình mà đem cho người ta hoài vậy? Cho rồi lấy gì mà ăn?
- Nhưng con ăn không hết!
- Ăn không hết thì liệng bỏ, cho tụi nó riết rồi tụi nó quen, cứ bám theo xin như bọn ăn mày thì làm thế nào? Mẹ mà còn nhìn thấy con cho đồ ăn đứa nào nữa thì con liệu hồn với mẹ đó!
- Sao tôi lại sanh ra một đứa con ngu ngốc tới vậy không biết nữa!
..... .... ....
... ... ...
- Cho bạn nè!
- Thôi! Mình không lấy đâu.
- Lấy đi, hôm qua không phải bạn nói với cô là bạn không biết tả trái táo đỏ sao?
- Ừ, nhà mình chỉ có chuối với xoài với lại ...ổi, có khi có mận nữa, chứ Táo đỏ mình không biết.
- Nhà mình cả một bàn, còn trong tủ lạnh nữa, cô giáo dạy là phải biết chia sẻ mà, bạn lấy đi.
- Cu Bin, nhanh lên, sao lâu vậy?
- Mẹ bạn vào kìa!
- Chết rồi! Bạn dấu trái táo đi, nhanh lên, đừng để ai thấy nghe, không là mình chết!
- Nhanh lên, con làm gì mà lâu vậy?
...
..
...
- Con gái cô trúng tà rồi! Phải trục tà ra khỏi người nó không là nó chết! Bà thầy bói phán chắc như đinh, cô bé đứng im cho bà dùng tay vả bôm bốp vào mặt, cào lưng, miệng phì phà điếu thuốc, khói ngộp quá cô bé ho lên sù sụ.
Nhưng chưa nghe con tà nó lên tiếng nên bà dùng cả cán chổi vụt vào hai chân đứa bé, ban đầu đau quá thì nhảy lên, sau vì nhảy không nổi nữa nên ngã ngang ra đất! Thấy vậy bà mới chịu thôi!
Mấy ngày sau cô bé nằm im không dậy được nữa, nhà chỉ còn con gà mái đang đẻ trứng bán thì lấy gì mà nuôi để tháng tới đưa chồng đi chạy thận ở huyện, tiền làm mướn hôm qua dâng lễ cho bà thầy cả rồi, bà mẹ đành chỉ biết cầu khẩn phật trời sót thương.
May thay trên con đường đi chuyển thuốc ngang qua xóm, có người nhờ tôi đến xem giúp cháu bé bị trúng tà xanh như tàu lá chuối kia thế nào.
... ... ...
- Cháu bị bệnh khi nào?
- Dạ thưa thầy đã cả tuần rồi thầy!
- Chị đã đưa đi khám ở đâu chưa?
- Dạ chưa, cháu bị trúng tà thầy ơi!
- Sao chị biết là cháu bị trúng tà? Chị là thầy pháp à?
- Dạ không phải, mấy hôm trước con đi làm về thấy nó dấu dấu, diếm diếm cái gì trong hũ gạo, con hỏi mà nó không nói.
Hễ ba nó vô xúc gạo đi nấu thì nó lại khóc nằng nặc không cho nấu cơm, nấu nước gì ăn hết, mặt nó thì xanh dờn, con hỏi nó chỉ khóc, vậy đó con mới nghĩ nó bị trúng tà, mang tới nhà bà thầy 5 ở xóm dưới thì bà ấy cũng nói y chang như con vậy, giờ con khổ quá biết làm sao cứu con gái con đây thầy ơi, dù có chết con cũng chịu!
- Chị có thể ra ngoài một lát không?
- Dạ!
- Con mấy tuổi rồi?
- Con 5 tuổi.
- Sao con lại không cho ba xúc gạo nấu cơm ăn?
...
- Con đừng sợ, thầy là người xuất gia tu hành, thầy không có nói dối, thầy hứa sẽ không nói với ba mẹ con đâu, con cứ cho thầy biết có chuyện gì, thầy sẽ giúp con giải quyết.
- Thầy nhắm mắt lại đi, con mới cho thầy biết được.
Một lát sau cô bé đi ra đặt vào lòng bàn tay tôi một quả gì đó tròn tròn.
- Con đặt lên tay thầy trái gì vậy?
- Dạ, là trái táo.
- Sao con không cho thầy nhìn?
- Không được, thầy mà mở mắt ra là bạn con sẽ chết!
- Sao lại phải chết!?
- Con cũng không biết nữa, nhưng bạn ấy cho con trái táo này và dặn vậy đó, con tính bữa sau đi học sẽ hỏi mà bạn ấy chuyển trường rồi, con không hỏi được.
- Vậy con dấu trái táo trong khạp gạo à?
- Dạ!
- Sao con không nói cho ba mẹ biết?
- Ba mẹ con cấm không cho con nhận thứ gì của ai hết, nên con không dám nói, mà nhà con chỉ có chỗ đó là dấu được hà, mà ba con đòi vô xúc gạo nấu thì nhìn thấy trái táo, bạn con sẽ chết!
Tôi nghe qua cám cảnh nhủ lòng, dù hiểu rõ lẽ vô thường nơi nhân thế nhưng cũng khó tránh khỏi nặng lòng xót xa.

- Con chớ lo lắng nữa, thầy hứa sẽ không làm cho bạn con phải chết đâu, giờ mọi người đều có thể nhìn thấy quả táo mà không ai bị làm sao nữa cả.
- Con cố gắng ăn đỡ chén cháo rồi thầy cõng con xuống chợ tìm thuốc đắp chỗ bầm này, bị tụ máu và mưng mủ rồi, không kịp sẽ hoại tử, chân con không đi được nữa đâu.
- Dạ, thầy đợi con, con lấy trái táo đi trả cho bạn con.
Cô bé mang quả táo đã bị ung thối bỏ vào bọc ni lông, cùng tôi xuống chợ.
Sau khi bác sĩ thăm khám, cho thuốc, truyền dịch, cháu bé đã khỏe lại, tôi cõng cô bé đến nhà người bạn (hóa ra đó là ngôi nhà mà hôm nọ tôi đã tình cờ nghe được cuộc đối thoại của hai mẹ con cậu bé kia).
Căn nhà khóa trái cửa đóng, tường cao, tôi đành bảo cô bé viết mấy chữ rồi đặt vào bọc ni lông, treo lên tay vịn cổng rào.
...
Vậy mọi người nói xem, cậu bé kia có phải là Ngốc hay không ngốc?!
Câu chuyện của những đứa (bé), nhưng lại là bài học của những người đã (lớn).

Sự ích kỷ, tư lợi, cá nhân, bòn xẻn cho riêng mình không những trở thành tính cách của một số đông người giàu có, dư giả, mà họ còn mong muốn truyền dạy cho con cái mình cái tính cách, lối sống ấy, vì họ nghĩ rằng điều đó sẽ tốt cho họ.
Vậy người học phật ta nhìn thấu rõ ngọn nguồn nguyên cớ, ta thấy điều đó không tốt, vậy không tốt chỗ nào?

Không tốt ở đây không phải chỉ là cho ai khác mà là cho chính bản thân họ và gia đình họ, vì khi lớn lên đứa bé ấy chỉ nghĩ đến lợi ích, sự ham thích của cá nhân nó, không biết chia sẻ, yêu thương, tâm hồn nó chai sạn, khô cứng, vậy thì trách sao khi ta buồn phiền nó không hỏi han, khi ta đau ốm nó không chăm sóc, thậm chí khi ta chết đi nó còn hớn hở vui mừng vì được tự thừa hưởng gia tài và tự do quyết định mọi thứ.
Khi đó lại oán trách ông trời rằng (sao tôi vô phước quá có thằng con ngỗ nghịch, bất hiếu, bất nhân), vậy thì cái NHÂN của ta ở đâu mà ta gọi nó là BẤT NHÂN?

Họ muốn con họ hiếu kính, ngoan ngoãn với họ nhưng lại tàn độc, cạn nghĩa, cạn tình với người khác thì làm sao có được.
Sẽ không có một con người hiếu kính với cha mẹ nếu như không biết cảm động trước sự khổ đau (vì không biết người khác khổ đau thế nào thì làm gì biết được cha mẹ chúng khổ đau ra sao với chúng?),
Sẽ không có yêu thương nếu như chúng không biết yêu thương.
Sẽ không có sự sẻ chia nếu như chúng không biết thế nào là chia sẻ?
Hãy dạy cho con mình cư xử với mọi người bằng tất cả những gì mà mình muốn chúng đối xử với mình! Vì một khi chúng đã biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với tất cả mọi người thì cha mẹ chúng tất nhiên sẽ càng quý trọng hơn.
Chúc tất cả những bậc làm cha, mẹ hãy suy ngẫm và chiêm nghiệm!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!'
theo https://www.facebook.com/quyluattamgioi/posts/1476842162536320:0
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên