- Tham gia
- 19/5/16
- Bài viết
- 982
- Điểm tương tác
- 216
- Điểm
- 63
Kệ Khai Kinh
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
Nhân Nào Quả Nấy
Con người ở thế gian này gặp đủ thứ chuyện kỳ lạ, vì sao? Ðó là vì trước kia người ta đã trót trồng cái nhân kỳ lạ nên bây giờ mới sanh ra cái quả kỳ lạ. Nếu các bạn chẳng gieo loại nhân ấy thì sẽ không gặt phải loại quả này. Vì thế, nếu mọi người hiểu được đạo lý nhân quả thì hãy:
Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành.
(Chớ làm điều ác,
Chỉ làm việc lành.)
Trên thế gian này, con người không thể nào tách rời khỏi nhân quả; song le, vì ai nấy đều chỉ thấy quả chứ chẳng thấy nhân nên khi quả báo xảy tới thì cuống quít, hoang mang, không biết nên như thế nào cho phải nữa! Ðó đều là do khi trồng nhân, người ta đã không biết thận trọng, đợi đến lúc phải nhận lãnh những quả báo quái lạ thì họ mới giật mình, sửng sốt!
Chúng ta hiện đang nghiên cứu Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối (Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh) trong Kinh Lăng Nghiêm. Phần kinh văn này giảng giải rất cặn kẽ những trường hợp nhân quả phức tạp, kỳ lạ của con người. Các bạn muốn hiểu rõ vấn đề nhân quả thì hãy "chớ làm điều ác, chỉ làm việc lành." Hằng ngày, các bạn không nên chỉ toàn nghĩ tới lợi lộc riêng tư mà hãy tìm cách mang lại lợi ích cho người khác; song, không cần phải huênh hoang: "Tôi thường làm nhiều chuyện lợi ích cho người khác lắm! Tôi sửa chùa tháp, bố thí, giúp đỡ người nghèo..." Những việc như thế không phải để khoác lác hay nói suông, mà cần phải chân chánh thực hành. Hãy lấy việc giúp người làm nguồn vui và xem đó là thiên chức của mình; được như vậy thì thế giới này sẽ tự nhiên trở nên tốt đẹp!
(Giảng ngày 30 tháng 4 năm 1983)
"Lấy Giả Làm Thật"
Ðức Khổng-Tử nói:
Ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giả dã.
(Ta chưa thấy người nào chuộng đức hạnh như chuộng sắc đẹp cả!)
Ðức Khổng-Tử bấy giờ vì nhận thấy người mến chuộng đạo đức và hạnh kiểm thì không được chuyên tâm bằng kẻ yêu chuộng sắc đẹp, cho nên ngài đã thở dài và than rằng: "Từ trước đến nay ta chưa từng gặp được người nào hâm mộ đạo đức giống như hâm mộ sắc đẹp vậy!"
Tôi thì chưa thấy có người nào mến chuộng Phật Pháp mà dụng công đến độ như mến chuộng tiền của cả! Các bạn xem, người mến mộ Phật Pháp dù ham thích Phật Pháp đến thế nào đi nữa thì cũng có lúc mệt mỏi, lạy Phật, tụng Kinh hoặc niệm chú hơi lâu thì cảm thấy mệt. Thế nhưng, nếu đi kiếm tiền, thì dù không ăn, không uống, không ngủ, người ta cũng chẳng thấy mệt! Cứ nhìn những kẻ ham mê cờ bạc là biết, suốt ngày suốt đêm không nghỉ ngơi mà mắt họ vẫn ráo hoảnh, chẳng chút mệt nhọc!
Tại sao con người lại có thể như thế được chứ! Ðó là vì đối với những gì chân thật thì người ta không nhận thức được rõ ràng; trái lại, đối với những thứ giả tạo thì họ "lật đật chạy theo như vịt," đeo đuổi kiếm tìm một cách điên cuồng, thật là điên đảo hết sức!
(Giảng tối ngày 30 tháng 4 năm 1983)
Thấm Nhuần
Nghĩa Lý Kinh Ðiển
Muốn nghiên cứu Phật Pháp thì cần phải hiểu rõ nghĩa lý trong kinh. Mỗi bộ kinh do Ðức Phật thuyết giảng đều bao hàm một nghĩa lý chân chánh riêng biệt; tuy nhiên, tất cả kinh điển đều có quan hệ liên đới với nhau và nghĩa lý cũng có tính cách liên đới.
Ðức Phật viện dẫn Tiểu Thừa, Ðại Thừa, rồi cuối cùng quy nạp về một thừa duy nhất là Phật Thừa. Bất luận là Ðại Thừa, Tiểu Thừa, hay Phật Thừa, thừa nào cũng dạy mọi người sửa đổi thói hư tật xấu, dẹp bỏ vô minh, quét sạch phiền não và dứt trừ tham, sân, si. Nếu các bạn dứt bỏ được mọi thói xấu thì đối với nghĩa lý kinh điển tự nhiên sẽ có sự tương hợp; nếu không dứt bỏ thói xấu thì các bạn sẽ không thể nào thấu triệt được nghĩa lý trong kinh.
Chúng ta đang nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm, và hiện đã nghiên cứu xong Ngũ Thập Ấm Ma (Năm Mươi Thứ Ấm Ma) cùng Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối (Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh). Vậy, nghĩa lý chân chánh của bộ kinh này là gì? Tại sao Ðức Phật thuyết bộ kinh này? Các bạn tìm ra đặng thì mới được xem là thật sự hiểu rõ giáo pháp hàm chứa trong kinh; nếu không tìm ra chân-nghĩa thì coi như các bạn vẫn chưa thật sự thông suốt kinh pháp! Chẳng hạn bạn gặp một người nào đó, mặc dù đã biết tên của người ấy nhưng bạn vẫn cần phải "tiến thêm một bước nữa", nhận rõ tướng mạo, tư tưởng, hành vi, v.v... của người ấy; như thế mới là nhận biết người ấy. Nếu bạn chỉ biết danh tánh mà không biết gì về tướng mạo, tư tưởng... của người ta, thì đó vẫn chưa phải là nhận biết. Chúng ta nghiên cứu kinh Phật thì cũng tương tự như vậy!
Tướng của Kinh Lăng Nghiêm là "đại nhi vô ngoại, tiểu nhi vô nội." (lớn đến độ không gì có thể vượt ra ngoài nó, nhỏ đến độ không gì nhỏ hơn nó). Nghĩa lý của Kinh Lăng Nghiêm ví như bộ xương người vậy, nếu con người không có xương, chỉ có da, thịt, gân, máu... mà thôi, thì chẳng ra hình dáng con người cũng chẳng thể nào đứng vững được. Cho nên, Kinh Lăng Nghiêm là cốt tủy của các bộ kinh. Kinh Lăng Nghiêm có công dụng "phá tà hiển chánh" - phá hủy tất cả tà vạy để hiển lộ Tam-muội chân chánh. Nếu không có Kinh Lăng Nghiêm, thì không có Phật Pháp; có Kinh Lăng Nghiêm, tất có Phật Pháp! Vậy, muốn hộ trì Phật Pháp thì trước hết chúng ta hoằng dương, phổ biến Kinh Lăng Nghiêm - phải học cho thuộc, giảng giải cho được, rồi dựa theo đó mà tu hành.
Vạn Phật Thánh Thành chính là "Lăng Nghiêm Ðàn Tràng" - đạo tràng của Kinh Lăng Nghiêm. Chúng ta nhất định phải ngời sáng "Lăng Nghiêm Ðại Quang," tu tập "Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh," thành tựu "Lăng Nghiêm Ðại Trí" và viên mãn "Lăng Nghiêm Ðại Từ!"
(Giảng ngày 01 tháng 5 năm 1983)
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
Nhân Nào Quả Nấy
Con người ở thế gian này gặp đủ thứ chuyện kỳ lạ, vì sao? Ðó là vì trước kia người ta đã trót trồng cái nhân kỳ lạ nên bây giờ mới sanh ra cái quả kỳ lạ. Nếu các bạn chẳng gieo loại nhân ấy thì sẽ không gặt phải loại quả này. Vì thế, nếu mọi người hiểu được đạo lý nhân quả thì hãy:
Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành.
(Chớ làm điều ác,
Chỉ làm việc lành.)
Trên thế gian này, con người không thể nào tách rời khỏi nhân quả; song le, vì ai nấy đều chỉ thấy quả chứ chẳng thấy nhân nên khi quả báo xảy tới thì cuống quít, hoang mang, không biết nên như thế nào cho phải nữa! Ðó đều là do khi trồng nhân, người ta đã không biết thận trọng, đợi đến lúc phải nhận lãnh những quả báo quái lạ thì họ mới giật mình, sửng sốt!
Chúng ta hiện đang nghiên cứu Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối (Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh) trong Kinh Lăng Nghiêm. Phần kinh văn này giảng giải rất cặn kẽ những trường hợp nhân quả phức tạp, kỳ lạ của con người. Các bạn muốn hiểu rõ vấn đề nhân quả thì hãy "chớ làm điều ác, chỉ làm việc lành." Hằng ngày, các bạn không nên chỉ toàn nghĩ tới lợi lộc riêng tư mà hãy tìm cách mang lại lợi ích cho người khác; song, không cần phải huênh hoang: "Tôi thường làm nhiều chuyện lợi ích cho người khác lắm! Tôi sửa chùa tháp, bố thí, giúp đỡ người nghèo..." Những việc như thế không phải để khoác lác hay nói suông, mà cần phải chân chánh thực hành. Hãy lấy việc giúp người làm nguồn vui và xem đó là thiên chức của mình; được như vậy thì thế giới này sẽ tự nhiên trở nên tốt đẹp!
(Giảng ngày 30 tháng 4 năm 1983)
"Lấy Giả Làm Thật"
Ðức Khổng-Tử nói:
Ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giả dã.
(Ta chưa thấy người nào chuộng đức hạnh như chuộng sắc đẹp cả!)
Ðức Khổng-Tử bấy giờ vì nhận thấy người mến chuộng đạo đức và hạnh kiểm thì không được chuyên tâm bằng kẻ yêu chuộng sắc đẹp, cho nên ngài đã thở dài và than rằng: "Từ trước đến nay ta chưa từng gặp được người nào hâm mộ đạo đức giống như hâm mộ sắc đẹp vậy!"
Tôi thì chưa thấy có người nào mến chuộng Phật Pháp mà dụng công đến độ như mến chuộng tiền của cả! Các bạn xem, người mến mộ Phật Pháp dù ham thích Phật Pháp đến thế nào đi nữa thì cũng có lúc mệt mỏi, lạy Phật, tụng Kinh hoặc niệm chú hơi lâu thì cảm thấy mệt. Thế nhưng, nếu đi kiếm tiền, thì dù không ăn, không uống, không ngủ, người ta cũng chẳng thấy mệt! Cứ nhìn những kẻ ham mê cờ bạc là biết, suốt ngày suốt đêm không nghỉ ngơi mà mắt họ vẫn ráo hoảnh, chẳng chút mệt nhọc!
Tại sao con người lại có thể như thế được chứ! Ðó là vì đối với những gì chân thật thì người ta không nhận thức được rõ ràng; trái lại, đối với những thứ giả tạo thì họ "lật đật chạy theo như vịt," đeo đuổi kiếm tìm một cách điên cuồng, thật là điên đảo hết sức!
(Giảng tối ngày 30 tháng 4 năm 1983)
Thấm Nhuần
Nghĩa Lý Kinh Ðiển
Muốn nghiên cứu Phật Pháp thì cần phải hiểu rõ nghĩa lý trong kinh. Mỗi bộ kinh do Ðức Phật thuyết giảng đều bao hàm một nghĩa lý chân chánh riêng biệt; tuy nhiên, tất cả kinh điển đều có quan hệ liên đới với nhau và nghĩa lý cũng có tính cách liên đới.
Ðức Phật viện dẫn Tiểu Thừa, Ðại Thừa, rồi cuối cùng quy nạp về một thừa duy nhất là Phật Thừa. Bất luận là Ðại Thừa, Tiểu Thừa, hay Phật Thừa, thừa nào cũng dạy mọi người sửa đổi thói hư tật xấu, dẹp bỏ vô minh, quét sạch phiền não và dứt trừ tham, sân, si. Nếu các bạn dứt bỏ được mọi thói xấu thì đối với nghĩa lý kinh điển tự nhiên sẽ có sự tương hợp; nếu không dứt bỏ thói xấu thì các bạn sẽ không thể nào thấu triệt được nghĩa lý trong kinh.
Chúng ta đang nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm, và hiện đã nghiên cứu xong Ngũ Thập Ấm Ma (Năm Mươi Thứ Ấm Ma) cùng Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối (Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh). Vậy, nghĩa lý chân chánh của bộ kinh này là gì? Tại sao Ðức Phật thuyết bộ kinh này? Các bạn tìm ra đặng thì mới được xem là thật sự hiểu rõ giáo pháp hàm chứa trong kinh; nếu không tìm ra chân-nghĩa thì coi như các bạn vẫn chưa thật sự thông suốt kinh pháp! Chẳng hạn bạn gặp một người nào đó, mặc dù đã biết tên của người ấy nhưng bạn vẫn cần phải "tiến thêm một bước nữa", nhận rõ tướng mạo, tư tưởng, hành vi, v.v... của người ấy; như thế mới là nhận biết người ấy. Nếu bạn chỉ biết danh tánh mà không biết gì về tướng mạo, tư tưởng... của người ta, thì đó vẫn chưa phải là nhận biết. Chúng ta nghiên cứu kinh Phật thì cũng tương tự như vậy!
Tướng của Kinh Lăng Nghiêm là "đại nhi vô ngoại, tiểu nhi vô nội." (lớn đến độ không gì có thể vượt ra ngoài nó, nhỏ đến độ không gì nhỏ hơn nó). Nghĩa lý của Kinh Lăng Nghiêm ví như bộ xương người vậy, nếu con người không có xương, chỉ có da, thịt, gân, máu... mà thôi, thì chẳng ra hình dáng con người cũng chẳng thể nào đứng vững được. Cho nên, Kinh Lăng Nghiêm là cốt tủy của các bộ kinh. Kinh Lăng Nghiêm có công dụng "phá tà hiển chánh" - phá hủy tất cả tà vạy để hiển lộ Tam-muội chân chánh. Nếu không có Kinh Lăng Nghiêm, thì không có Phật Pháp; có Kinh Lăng Nghiêm, tất có Phật Pháp! Vậy, muốn hộ trì Phật Pháp thì trước hết chúng ta hoằng dương, phổ biến Kinh Lăng Nghiêm - phải học cho thuộc, giảng giải cho được, rồi dựa theo đó mà tu hành.
Vạn Phật Thánh Thành chính là "Lăng Nghiêm Ðàn Tràng" - đạo tràng của Kinh Lăng Nghiêm. Chúng ta nhất định phải ngời sáng "Lăng Nghiêm Ðại Quang," tu tập "Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh," thành tựu "Lăng Nghiêm Ðại Trí" và viên mãn "Lăng Nghiêm Ðại Từ!"
(Giảng ngày 01 tháng 5 năm 1983)