KINH KIM CANG Chú Giải

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Pháp là những sự vật, những hiện tượng. Cái giận , cái buồn, cái lo của chúng ta là những hiện tượng tâm lý gọi là những Tâm pháp. Cái ghế , cái bàn , cái nhà, đỉnh núi , dòng sông là Sắc pháp. Ngoài Tâm pháp và Sắc pháp còn có những hiện tượng không phải Sắc cũng không phải Tâm : như được, thua, còn, mất là tâm bất tương ưng hành pháp. Còn một loại pháp nữa là vô vi pháp , không sinh diệt , không điều kiện hóa, không do những nguyên do tạo ra ví dụ như Hư Không chẳng hạn. Hư không _ theo học phái Hữu bộ _ thì không sanh, không diệt , không do cái gì làm ra hết. Đó là một cách ví dụ thôi, thật ra Hư không cũng do những cái khác làm ra . Thời gian làm ra Không gian. Tâm thức làm ra Không gian . Có người đã dùng không gian để làm ví dụ cho pháp vô vi , nhưng thật ra Không gian không hẳn là một pháp vô vi .Chân Như là một pháp vô vi . Nhưng mà nhìn cho kỹ thì Chân Như cũng không phải là một pháp vô vi . Sở dĩ chúng ta có khái niệm về Chân Như , là tại vì chúng ta đã có khái niệm về Phi Chân Như. Nếu mà chúng ta cho Phi Chân Như là một pháp khác với tất cả các pháp khác , thì tức là khái niệm về Chân Như đã được tạo ra do khái niệm về những cái mà chúng ta cho là Phi Chân Như . Cũng như khi ta có khái niệm về tay trái thì tức khắc sinh ra khái niệm về tay mặt. Nếu có Chân Như tức là có những cái không phải là Chân Như . Chính những cái không phải là chân Như đó đã sanh ra Chân Như . Có trên thì có dưới, có trong thì có ngoài , có thường thì có vô thường . Vì ta có quan niệm về Thường , nên ta mới có quan niệm về Vô Thường . Đó là luật tương đối .Trong định nghĩa thông thường, pháp là hiện tượng nào có thể duy trì được đặc tính riêng của nó làm cho mình không lầm lẫn nó với hiện tượng khác ."Nhậm trì tự tánh , quỷ sanh vật giải". Đó là định nghĩa sơ bộ nhưng khi chúng ta đi theo Biện Chứng Bát Nhã , thì ta phải nói ngược lại :Cái đó vốn không phải là cái đó mới thật là cái đó .Nhìn vào trong một pháp mà ta thấy được tất cả những pháp không phải là pháp đó , thì lúc đó mới thật là bắt đầu thấy được pháp đó .Cho nên ta đã không kẹt vào khái niệm về pháp mà ta cũng không kẹt vào khái niệm về không phải pháp . Không- phải- pháp cũng tệ như pháp . Khi ta muốn vượt quan niệm pháp thì ta tạm sử dụng một cái quan niệm khác , đó là quan niệm phi-pháp (không-phải -pháp ). Nhưng khi đã vượt khỏi quan niệm pháp rồi thì ta có thể bị kẹt vào quan niệm không-phải-pháp . Ví dụ như khi ta nói cái bông vàng thì bông vàng là một pháp . Và để không kẹt vào khái niệm về bông vàng thì ta nói bông vàng này không phải là một tự thể riêng biệt , nó do những yếu tố không phải bông vàng làm ra , do đó không có cái pháp bông vàng riêng biệt. Nói như vậy là để vượt ra cái tướng (cái pháp ) bông vàng , nhưng rồi ta cũng có thể bị kẹt vào cái không tướng (cái phi pháp ) bông vàng . Vì vậy ta phải vượt luôn ý niệm về không-phải-pháp . Cho nên trong biện chứng Bát Nhã ta thấy có 3 giai đoạn : bông hường không phải la bông hường , cho nên mới là bông hường .Cái bông thứ ba nó rất khác với cái bông thứ nhất . Vì vậy Bát Nhã mới nói tới không-Không (Sunyata sunyata) để giúp ta vượt thoát cái ý niệm về Không . Và người tu trước khi tu thấy sông là sông núi là núi , trong khi tu thì thấy núi không là núi , sông không la sông , và sau khi tu thì lại thấy núi là núi sông là sông . Bây giờ , núi và sông rất là tự do .Cái tâm mình vẫn sống với sông với núi nhưng không còn ràng buộc gì cả . Thành ra cái thứ ba cũng là có , nhưng cái có này không phải là cái có thứ nhất, mà là cái có trong mầu nhiệm , cái có trong tự do mà mình gọi là Diệu Hữu . Diệu hữu , mà không phải là hữu . Tuy gọi là có nhưng không phải là cái có mê lầm như ngày trước .Bụt cũng thấy bông hồng , nhưng bông hồng của Bụt rất mầu nhiệm , đó là bông hồng của Diệu Hữu .Còn bông hồng của chúng ta có thể là bông hồng của Hữu và bông đó chứa đầy những khái niệm sai lạc . Khi Bát Nhã nói tới cái Không , thì đó là cái Không rất màu nhiệm , không phải cái Không trái với cái có . Đó là cái Không đã vượt ra khỏi cái có và cái không của tương đối ( của thế giới mê lầm ).
Cái Không ấy gọi là Chân Không (True Emptiness). Chân không thì không phải là Không . Chân không thì mầu nhiệm nên còn gọi là Diệu Hữu .Nếu mình nói "ông đó chết rồi , ông không còn nữa , tôi khóc , tôi buồn. tôi muốn tự tử " thì mình đang ở trong thế giới của Có- Không tương đối và thông tục , thế giới của khái niệm còn chứa rất nhiều sự sai lầm . Nhưng nếu mình biết quán chiếu và đi vào thế giới màu nhiệm của Bát Nhã thì mình có thể vượt thoát vừa cái có vừa cái không . Mình đi tới cái thế giới mà trong đó những ý niệm về còn , mất, có , không , sanh , diệt , một, nhiều, trên, dưới ..v v...không còn nữa . Thế giới đó vẫn mầu nhiệm , vẫn diễn ra trước mắt và con người của mình , thế giới đó gọi là thế giới của Chân Không hay là của Diệu Hữu
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chân Không tức là Diệu Hữu. Nếu ta còn loay hoay trong vùng tương đối thì Không không thể là Hữu được và Hữu không thể là Không được . Trên ngọn là thế giới của nguyên tắc đồng nhất . Còn dưới gốc là thế giới trong đó nguyên tắc đồng nhất đã bị phá bỏ . Nguyên tắc đồng nhất là căn bản của ngã . Vậy thì không hững quan niệm về pháp mình phải vượt thoát mà quan niệm về không-phải-pháp mình cũng phải vượt thoát luôn . Tưởng phải được vượt thoát mà không- phải- tưởng cũng phải được vượt thoát . Thế cho nên đã không nên chấp vào pháp rồi mà cũng không nên chấp vào không-phải-pháp . Nghĩa là đã không nên chấp vào có rồi mà cũng không nên chấp vào không . Tại vì cả có và cả không đều là mê lầm cả . Và như vậy ta đạt được tới Chân Không Diệu Hữu . Tới đây kinh trích một câu mà ta đã học trong Đại Tạng Nam Truyền ở kinh Xá Dụ trong đó Bụt nói ràng pháp của Bụt giống như chiếc bè và đừng bị kẹt vào chiếc bè . Có nghĩa là pháp của Bụt mà nói ra mình có thể bị kẹt vào và nghe pháp cũng nguy hiểm như bát rắn vậy . Bắt rắn mà không biết cách , người ta cầm lấy đuôi nó và bị nó quay đầu lại cắn chết. Người biết bắt rắn khi bắt cầm lấy cái nạng và cắm khoảng cái cổ của nó để nắm cổ con rắn lên . Như thế sẽ không sao hết.Giáo lý của Bụt cũng như vậy . Giáo lý của Bụt là thuốc , ai có dùng thuốc thì biết thuốc tuy có thể cứu người nhưng có khi cũng có thể giết người . Dùng không đúng thì giết người . Vì vậy không nên kẹt vào pháp . Những khái niệm về Vô thường, Vô ngã, Không rất có ích lợi , có khả năng tháo tung phiền não .Nhưng nếu ta không hiểu nếu cứ ngồi đó than vãn khóc thương : "trời ơi , vô thường , vô ngã thì sống làm chi , chết cho rồi " thì hỏng hết . Bụt nói :pháp mà còn không nên kẹt vào huống là không-phải-pháp.Vì vậy mà Như Lai đã mật ý nói rằng : Này các vị khất sĩ, pháp mà tôi nói được ví dụ như chiếc bè , pháp còn nên bỏ , huống là phi pháp . Chữ Mật- ý này không có trong bản chữ nho , chỉ có trong bản tiếng Phạn

Này thầy Tu Bồ Đề , thầy nghĩ sao . Như Lai có đắc pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không ?Như lai có pháp gì để tuyên thuyết hay không ?
Thầy Tu Bồ Đề thưa "Theo con hiểu về điều Bụt dạy thì chẳng có một pháp gì riêng biệt được gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác , cũng không có một pháp nào riêng biệt được Như Lai tuyên thuyết . Vì sao ?Vì những pháp mà Như Lai đã chứng và đã nói thì không thể nắm bắt được , cũng không thể diễn tả được . Đó không phải là pháp , cũng không phải không pháp . Vì sao ?Vì tất cả các bậc hiền thánh đều do pháp vô vi mà trở nên khác người "
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Bụt muốn hỏi để kiểm soát lại xemTu Bồ Đề đã hiểu được lời người nói hay chưa và Tu Bồ Đề đã học nói được ngôn ngữ biện chứng Bát Nhã hay chưa. Bụt có đắc pháp giác ngộ chân chính và cao tột hay không ?Và Bụt có pháp gì để thuyết ra hay không ?Thầy Tu Bồ Đề trả lời :Bạch Thế Tôn theo con hiểu về điều Bụt dạy thì chẳng có một pháp gì riêng biệt được gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác , cũng không có một pháp gì riêng biệt được Như Lai tuyên thuyết .
Như vậy là thầy đã biết dùng ngôn ngữ của biện chứng Bát Nhã. Và bây giờ thầy cắt nghĩa .Vì sao ? Vì những pháp mà Như Lai đã chứng và đã nói thì không thể nắm bắt được , cũng không thể diễn tả được . Đó không phải là pháp,cũng không phải là không pháp.Trả lời như vậy là rất thông minh. Những ý này tuy Bụt đã nói trước và bây giờ Tu Bồ Đề lập lại . nhưng thầy không bắt chước lập lại từng chữ một.Thầy có nói một câu rất đặc biệt "Không có một pháp gi riêng biệt được gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác cả " .Nếu mình nói có một pháp tên là Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , tức là mình đã dùng lưỡi gươm phân biệt chặt rời một miếng thực tại và gọi cái nay là Chánh đẳng Chánh giác , còn tất cả những cái kia không phải là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như vậy tức là còn kẹt vào Tưởng rồi. Nhìn vào Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mình mới thấy tất cả những cái không phải là Vô thượng Chánh Đẳng Chánh giác trong đó , cũng giống như khi nhìn vào một bông hường , mình thấy tất cả những pháp không phải bông hường. Vì vậy thầy mới nói : không có cái pháp gì riêng biệt , được gọi là Vô thượng Chánh dẳng chánh giác cả. Nghĩa là cái mà mình gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác , nó không có một cái ngã riêng biệt.Nó không có một thực thể , một sự có mặt riêng biệt. Đúng theo biện chứng của ngôn ngữ này thì cũng không có một pháp gì riêng biệt được Như Lai tuyên thuyết . Nếu Như Lai có một pháp gì đặc biệt để tuyên thuyết thì pháp ấy cũng không có tính chất riêng biệt. Trong những pháp mà Như Lai đang nói thì cũng có những yếu tố không phải pháp .Ví dụ Như Lai có thể nói những chuyện như ăn cơm , rửa chén, dọn nhà . Những pháp đó tuy không phải là pháp Bụt nhưng chúng cũng là pháp Bụt. Vì vậy sau này đọc câu "tất cả pháp thế gian đều là Phật pháp " ta mới hiểu . Thành ra pháp của Bụt nói ra cũng không phải là một pháp riêng biệt được tách rời khỏi những pháp khác. Cũng như bông hường này không thể tách rời những pháp khác như là đám mây , mặt trời ..v v..
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Vì sao ?Vì những pháp mà Như Lai đã chứng và đã nói thì không thể nắm bắt được, cũng không thể diễn tả được. Điều này diễn tả được tinh thần bất khả thủ bất khả thuyết . Không những các pháp Vô thượng Chánh đẳng chánh giác , Chân như , Niết bàn, Như lai .... mình không thể diễn tả nắm bắt được , các pháp như Tu Bồ Đề, Xá Lợi Phất , La hầu La , bé Minh hay cái nhà cũng không nắm bắt được. Vì tưởng là các pháp đó có sự bắt đầu và có sự chấm dứt cho nên ta cứ nghĩ rằng chúng độc lập với tất cả những pháp khác . Thật ra đi tìm nguyên ủy hoặc chung cục của các pháp đó cũng không được. Ví dụ như chú Hương Huệ , nhìn chú mình tưởng là nắm được chú nhưng thực sự là khó nắm được chú lắm. Chú là một dòng sông thực tại. Mỗi phút có những pháp không phải
Hương Huệ đi vào trong chú và trong phút đó có những pháp đi ra khỏi chú Hương Huệ. Có những yếu tố đi vào và những yếu tố đi ra trong ngay từng giây phút . Vì vậy , nắm chú Hương Huệ bằng cảm giác này , tâm tư này ,thân thể này, tri giác này thì không thể nắm được đâu. Ta phải thấy rằng tuy vì chú Hương Huệ đang ở đây nhưng chú cũng có thể đang ở chỗ khác , đang có mặt ở hiện tai nhưng cũng có thể có mặt trong quá khứ , vị lai. Thành ra nắm lấy chú Hương Huệ cũng rất khó chứ đừng nói là nắm Như Lai hay Tu Bồ Đề .Cái bông hường này mình cũng không nắm lấy được vì không có khởi nguyên và. chung cục .Nó dính líu sâu sắc tới tất cả các pháp trong vũ trụ và ta khó mà nhận ra nó .Trong thiền môn khi được trao truyền công án "ông hãy nói cho tôi biết mặt mũi của ông thế nào trước khi mẹ ông sanh ra ông ".Mình phải bắt đầu đi tìm mặt mũi của mình , tìm bản lai diện mục của mình , tìm khó lắm.Mình nắm bắt không được vì mình vốn là vô tướng, và cũng vì vô tướng nên diễn tả cũng không được . Diễn tả Bụt đã không được mà diễn tả chú Hương Huệ cũng không được. Mình chủ có một số tưởng , nghĩa là một số khái niệm về chú , và mình tưởng là mình đã nắm được chú qua các tưởng ấy .Kỳ thực chú không ở tại những ý niệm đó và những sự nắm bắt đó . Cũng giống như với mười ngón tay ta muốn nắm bắt không khí. Không khí tuột ra khỏi các ngón của chúng ta.Các pháp cũng vậy , không thể dùng mười ngón tay của trí thức , của khái niệm và của tưởng mà nắm được các pháp . Vì vậy nên thầy Tu Bồ Đề mới nói rằng :Vì nhưng pháp mà Như Lai đã chứng và đã nói thì không thể nắm bắt được , cũng không thể diễn tả được. Đó không phải là pháp mà đó cũng không phải là không pháp.Nói đó là một pháp thì cũng sai vì nói đó là một pháp thì ta đã đóng khung cái đó vào khuôn khổ nào đó và ta tách rời cái đó khỏi tất cả những cái khác.Nói đó không lÀ MỘT pháp cũng sai vì đó là một pháp nhưng không phải là thứ pháp có khuôn khổ như mình tưởng
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Vì sao ? Vì các bậc hiền thánh đều do pháp vô vi mà trở nên khác người.Hai chữ "hiền thánh" được dịch từ chũ Arya
Pudgala .A ry a là tôn quý . Pudgala là người .A rya Pudgala trong văn mạch kinh điển là những người đã chứng được những thánh quả như Tư Đà Hàm , A Na Hàm, Tu Đà Hoàn , A La Hán.Pháp Vô Vi là những pháp không bị điều kiện hóa, những pháp thoát ra khỏi những nắm bắt của khái niệm.Chính vì các bậc hiền thánh đã tiếp xúc , sống thực chứng dược pháp vô vi cho nên họ không bị kẹt vào những tướng, những ý niệm nữa , vì vậy họ được giải thoát và trở nên khác người. Đoạn này cho ta thấy các pháp là vô tướng, thoát ra ngoài những khuôn khổ mà trí óc ta muốn dùng để nhốt chúng lại . Và khi nào đạt tới Chân như của các pháp , nghĩa là đạt tới tính cách vô vi của các pháp thì con người giải thoát không còn bị kiềm chế bới những khái niệm của trí óc . Trí óc chúng ta cí những khuôn khổ và chúng ta dùng những khuôn khổ đó đi đóng khung thực tại lại, và sự đóng khung đó là việc chúng ta làm hàng ngày . Những cái khung đó ta gọi là tưởng , là khái niệm . Chúng ta tưởng là chúng ta nhốt được thực tại các pháp vào trong các khuôn khổ đó nhưng thất ra ta không nhốt được . Tu học là pháp tung hết khuôn khổ của trí óc và khái niệm để tự do đi vào thực tại không có phân biệt, không có ngằn mé

Này Tu Bồ Đê , thầy nghĩ sao ?Nếu có người đem bảy thứ châu báu nhiều cho đến nỗi chứa đầy cho đến cả tam thiên đại thiên thế giới này để bố thí , thì người ấy có phước đức nhiều hay không ?
Tu Bồ Đề thưa :"Bạch Thế Tôn rất nhiều . Vì sao ?Bạch Thế Tôn vì phước đức ấy trong tự thân chẳng phải là phước đức nên Như Lai mới nói là phước đức nhiều
Nếu có người tiếp nhận và hành trì bài kinh này dù chỉ một bài kệ bốn câu trong kinh thôi rồi đem giảng nói cho người khác nghe thì phước đức của người này còn lớn hơn phước đức của người kia . Tại sao ?Này Tu Bồ Đề , tất cả các đức Phật và pháp Vô thưượng Chánh đẳng Chánh giác của các đức Phật đều xuất phát từ kinh này . Này Tu Bồ Đề , tất cả các đức Phật và pháp Vô thượng Chánh đẳng chánh giác của các đức Phật, đều xuất phát từ kinh này . Này Tu Bồ Đề cái gọi là pháp Bụt, cái đó chính là cái không phải pháp Bụt

Thế giới tam thiên đại thiên là thế giới của hằng triệu cõi nước .Nếu có người đem bảy thứ châu báu nhiều cho đến nỗi chứa đầy cả tam thiên đại thiên thế giới mà bố thí thì phước đức nhiều hay không ?Thầy Tu Bồ Đề nói "rất nhiều
Nói vậy thôi nhưng để chứng tỏ là mình là con người tự do nên thầy Tu Bồ Đề mới giải thích "vì sao ?" để Bụt thấy rằng tuy đang dùng ngôn ngữ nhưng thầy không bị ngôn ngữ khống chế . Vì sao ?Vì phước đức ấy trong tự thân chẳng phải là phước đức cho nên Như Lai mới nói là phước đức nhiều .Không có cái pháp riêng biệt nào gọi là bông hường , vì tất cả các pháp làm ra bông hường đêu không phải la bông hường: mây ,mưa,không gian, thời gian , tâm thức ..v v..những pháp làm ra bông hường đều là không phải bông hường cho nên bông hương không phải là bông hường cho nên Như Lai mới gọi nó là bông hường. Biết như vậy thì mình không còn bị danh từ đánh lừa và khống chế nữa .Mình có thể dùng danh từ bông hường mà không có sự nguy hiểm . Còn nếu không có nhận thức đó thi danh từ sẽ là một sự ràng buộc . Chúng ta phải được giải phóng khỏi thế giới của danh từ .Chúng ta không thể nào không dùng danh từ , nhưng dùng như thế nào để không bị trói buộc vào danh từ , đó là chủ đích của Bụt .Nếu có người tiếp nhận và hành trì kinh này , dù chỉ là một bài kệ bốn câu thôi rồi đem giảng nói cho người khác nghe, thì phước đức của người này còn lớn hơn phước đức của người kia nữa . Tại sao ?Phước đức này là phước đức vô lậu - đó là sự giải thoát .Hạnh phúc do phước đức này đem lại là thứ hạnh phúc rất lớn chứ không phải là sự dồn chứa những phước đức hữu lậu . Tại vì sao ?Này Tu Bồ Đê tất cả các đức Phật và pháp Vô thượng Chánh đẳng chanh giác của các đức Phật đều xuất phát từ kinh này . Câu này là một lời tuyên bố lớn, bao hàm ý nghĩa Bát nhã , là mẹ của tất cả các vị Bụt và các vị Bồ tát .Sau này vì vậy ta có danh từ Phật mẫu.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Này Tu Bồ Đề , cái gọi là pháp Bụt, cái đó chính là cái không phải pháp Bụt
Những ngươi hành đạo đi vào các xã hôi Tây phương trong đó người ta chưa quen với đạo Bụt phải biết áp dụng tinh thần này.Đi giảng giải về Phật pháp mà bề ngoài còn mang quá nhiều hình thức ta sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn.Nếu cho đạo Bụt là một cái gì hoàn toàn khác hoàn toàn tách biệt ra khỏi những cái mà xã hội hiện đang có thì ta đã phạm vào một lỗi lầm lớn. Khi sang Tây phương để chia sẻ đạo Bụt với người Tây phương , tôi hay nói rằng trong truyền thống văn hóa tinh thần của quý vị (hoặc là Do Thái giáo hoặc là Cơ Đốc giáo )có những diều rất hay rất đẹp mà tôi cho là có bản chất Phật pháp Như thực hành chánh niệm .Trong ngày khi ta ăn cơm uống nước mà tâm ta để đâu đâu và vì vậy mình chỉ ăn cơm như những bóng ma không thật.Ăn cơm trong chánh niệm là đi vào sự sống đích thực.Tôi cũng nói với các thiền sinh ngoại quốc rằng khi họ đi vào trong văn hóa và trong truyền thống của họ , họ có thể khám phá ra những giá trị tinh thần rất đẹp đẽ .Đạo Phật có thể giúp họ trở về khám phá những cái đẹp cái hay đó . Và như vậy là tôi gián tiếp nói rằng tất cả các pháp đều là pháp Bụt cả .Vua Trần Thái Tông cũng nói rằng ăn cơm uống nước là Phật pháp , đi tiểu và đi tiêu cũng là Phật pháp .Vì vậy cho nên Phật pháp không phải là những cái gì có ngoài những cái không phải la Phật pháp .Câu này rất rõ "Này Tu Bồ Đề cái gọi là pháp Bụt cái đó chính là cái không phải pháp Bụt".Điều này không khó gì mấy , nhưng nếu không quen với ngôn ngữ này thì ta sẽ thấy bỡ ngỡ .Ban đầu ta có cảm tưởng như kinh lập đi lập lại một ý .Nhưng nếu đọc kỹ thì ta sẽ thấy những chi tiết mới trong từng đoạn và ta phải đọc kỹ mới thấy .Hơn nữa phương pháp của kinh là muốn giúp chúng ta gieo vào những hạt giống , vì vậy khi ta lập đi lập lại nhiều lần một ý tưởng là ta gieo hạt giống đó nhiều lần trong tâm ta .Ta thấy rõ Bụt đang luyện cho Tu Bồ Đề sử dụng ngôn ngữ của sự phá chấp . Khi mình bắt đầu nói được ngôn ngữ của sự phá chấp thì mình sẽ từ từ đi vào sự quán chiếu và mình học được nội dung của sự phá chấp

Tu Bồ Đề ,thầy nghĩ sao ?Một vị Tu Đà Hoàn có nghĩ rằng:Ta đã đắc quả Tu Đà Hoàn không ?
Tu Bồ Đề thưa :Bạch Thế Tôn không .Vì sao ?Tu Đà Hoàn có nghĩa là đi vào dòng , mà thật ra không có dòng nào để đi vào cả .Không đi vào dòng sắc , cũng không đi vào dòng thanh, hương, vị, xúc , và pháp . Vì vậy cho nên gọi là đi vào dòng

Tu Đà Hoàn là quả đẩu tiên trong bốn thánh quả , có nghĩa là được tham dự vào dòng thánh , để xuôi về thánh quả .Giống như leo lên xe TGV cùng ngồi với những người khác thì ba bốn giờ đồng hô sau cũng sẽ tới cùng một nơi tới , gọi là Nhập Lưu , đi vào dòng .Nhìn cho kỹ thì dòng đó có phải là một pháp tách rời với các pháp khác hay không ?Và vì vậy nên thầy Tu Bồ Đề nói rằng :Tu Đà Hoàn có nghĩa là đi vào dòng nhưng thật ra không có dòng nào để di vào cả . Không đi vào dòng sắc , cũng không đi vào dòng thanh, hương , vị , và pháp .Vì vậy cho nên gọi là Tu Đà Hoàn . Đây cũng là sự tập luyện về ngôn ngữ Bát nhã

Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao ? Một vị Tư Đà Hàm có nghĩ rằng:"Ta đã đắc quả Tư Đà Hàm không ?"
Tu Bồ Đề thưa :Bạch Đức Thế Tôn không .Vì sao ?Tư Đà hàm có nghĩa là một đi một trở lại, mà thật ra không có sự đi cũng không có sự trở lại.Vì vậy cho nên gọi là Tư Đà Hàm
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Theo định nghĩa, một người Tư Đà Hàm khi qua đời rồi , sẽ trở về một lần nữa để tu tập và sau đó mới đạt được Thánh quả A La Hán. Cho nên mới gọi là người "một đi một trở lại".Bản tánh của các pháp là không tới cũng không đi, không từ đâu tới cả và cũng không đi về đâu cả.Cái bông hồng này không từ một góc không gian nào tới cả, và cũng không đi về một địa điểm nào trong không gian cả.Khi có đầy đủ nhân duyên thì nó biểu hiện, khi những nhân duyên không đầy đủ thì nó ẩn tàng, vậy thôi.Con người mình cũng vậy, không lai cũng không khứ, không tới cũng không đi. Tư Đà Hàm có nghĩa là một đi một trở lại, mà thực sự làm gì có sự đi và sự trở lại, vì vậy cho nên gọi là Tư Đà Hàm

_Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao ?Một vị A Na Hàm có nghĩ rằng :"Ta đã đắc quả A Na Hàm" không ?
Tu Bồ Đề thưa :"Bạch Thế Tôn không . Vì sao ?A Na Hàm có nghĩa là không trở lại.Mà thật ra làm gì có sự không trở lại.Vì vậy cho nên gọi là A Na Hàm"

Các vị đã đắc quả A Na Hàm thì không còn trở về Dục giới nữa .Sau khi tịch , họ vãng sinh tới một cõi khác, và tu tập tới khi đắc quả A La Hán, vì vậy gọi là ?"Không trở lại".Thầy Tu Bồ Đề nương trên nghĩa "không trở lại" đó để áp dụng ngôn ngữ biện chứng Bát Nhã.Sự trở lại đã không có rồi thì làm gì có sự không trở lại.

"- Bồ Đề thầy nghĩ sao ?Một vị A La Hán có thể nghĩ rằng : Ta đã đắc quả A la Hán không ?
Tu Bồ Đề thưa :"Bạch Đức Thế Tôn không vì sao ?Thật ra không có pháp nào riêng biệt được gọi là A La Hán.Bạch Thế Tôn, nếu một vị A La Hán nào khởi niệm rằng :"Ta đã đắc quả A La Hán " thì vị đó còn chấp vào Ngã, Nhân , Chúng sanh , và Thọ Giả .Bạch đức Thế Tôn, Thế Tôn thường nói con đã đạt tới Vô Tránh Tam Muội, và trong tăng thân , con là vị A La Hán ly dục đệ nhất.Thế Tôn , nếu con nghĩ rằng con đã đắc quả A La Hán thì chắc Thế Tôn đã không nói rằng, Tu Bồ Đề là người ưa hạnh A Lan Nhã (A lan na )

A Lan na (A rana) là hạnh không vùng vẫy, giao đấu và tranh chấp .Thầy Tu Bồ Đề là một người nổi tiếng trong đại chúng là một người ưa hạnh A ra na , nghĩa là thầy không có ý muốn hơn thua với ai.Đó là một vị A La Hán được xem là ly dục đệ nhất .Vô tránh tam muội là một thứ Định trong đó có sự an tịnh, an lạc hoàn toàn , trong đó không có sự mâu thuẫn tranh chấp .Ly dục là đã chuyển hóa được mọi dục vọng.Chính vì thầy không có ý niệm thầy là người đắc quả A La Hán và những người khác là người chưa đắc quả ALahan nên Thầy thật sự là một vị A La Hán.Các em bé về Làng Hồng ăn chay cả tháng rất tự nhiên không có thấy mình đang ăn chay.Đó là tinh thần Vô Hành, Vô Tướng.Thầy Tu Bồ Đề hành được cái hành Vô Hành nên được Thế Tôn khen là ưa hạnh A lan Na

Bụt hỏi thầy Tu Bồ Đề:"Thưở xưa lúc còn theo học với Bụt Nhiên Đăng , Như Lai có đắc pháp gì chăng ?"
- Bạch đức Thế Tôn không . Ngày xưa khi còn ở với Bụt Nhiên Đăng, Như Lai không có đắc pháp gì cả
_Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao ?Bồ tát có trang nghiêm cõi Bụt chăng ?
-Bạch Thế Tôn không . Vì sao ?Trang nghiêm cõi Bụt tức là không trang nghiêm cõi Bụt, vì vậy nên mới gọi là trang nghiêm cõi Bụt
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Khi giác ngộ rồi các vị Bụt và Bồ Tát thường hay mở ra một cõi nước để những ngươi đồng điệu có thể tìm tới ở chung tu học. Mình làm mọi cách để chỗ đó trở nên dễ thương , đẹp đẽ và người sống nơi đó có nhiều hạnh phúc . Đó gọi là trang nghiêm cõi Bụt.Vị Bụt nào sau khi thành đạo cũng tạo ra một cõi Tịnh Độ ( hay la cõi Bụt ) để làm chỗ tu tập cho những người đồng chí hướng với mình. Thầy trò xúm nhau làm cho chỗ đó có điều kiện thuận lợi cho sự tu học.Những vị xuất gia và các vị cư sĩ có tu có chứng ai cũng ưa làm như vậy.Họ lập những tòng lâm, những tu viện , hoặc những trung tâm tu học.Họ làm cho những Tòng Lâm đó đẹp , mát , dễ thương để người ta có thể tới đó đông đảo và có hạnh phúc .Tâm Giác Ngộ và An Lạc của họ càng lớn chừng nào thì cõi Tịnh Độ của họ càng dễ chịu chừng ấy .Bụt A Di Đà cõi An Lạc là một người như vậy.Bụt Bất Động cũng có một cõi gọi là cõi Diệu Hỷ .Tất cả quý vị sau một thời gian tu học nếu thấy rằng mình có sở đắc , có an lạc, nếu muốn chia sẻ hạnh phúc với những người khác thì cũng có thể hoặc đi về Việt Nam, hoặc đi về Hòa Lan, hoặc đi Thụy Sỹ , hoặc đi Hoa Kỳ ... thiết lập những Phật độ nho nhỏ cho mọi người thừa hưởng. Đây là chuyện mọi người có thể làm , không phải là chuyện xa vời gì cả. Nhưng ta nên làm việc này với tính cách Vô tướng, đừng nên ôm chặt lấy cái chùa hoặc cái trung tâm của mình . Thầy Tu Bồ Đề nói , trang nghiêm cõi Bụt tức là không trang nghiêm cõi Bụt, vì vậy nên mới gọi là trang nghiêm cõi Bụt.Như vậy là trang nghiêm cõi Bụt bằng tinh thần Vô tướng, không ôm chặt lấy , không sầu khổ vì nó.

Như thế đó thầy Tu Bồ Đề, các vị Bồ Tát và Đại Nhân nên phát tâm thanh tịnh theo tinh thần ấy . Không nên dựa vào sắc mà phát tâm , cũng không nên dựa vào thanh, hương , vị , xúc và pháp mà phát tâm . Chỉ nên phát tâm trong tinh thần vô sở trụ .

Vô sở trụ là không nương tựa vào bất cứ cái gì . Chữ "phát tâm" ở đây có nghĩa là có nguyện vọng , có ước muốn đạt tới sự giác ngộ cao cả lớn nhất gọi là Nhất thiết trí . Câu hỏi đầu tiên mà thầy Tu Bồ Đề nêu ra là những người con trai và những người con gái nhà lành nào muốn phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì tâm phải nương tựa vào đâu và mình phải điều phục cái tâm mình như thế nào. Thì đây là lời kết luận :Như thế đó , thầy Tu Bồ Đề ,các vị Bồ tát và đại nhân nên phát tâm thanh tịnh theo tinh thần ấy .Không nên dựa vào sắc mà phát tâm , cũng không nên dựa vào thanh , hương, vị, xúc , và pháp mà phát tâm . Chỉ nên phát tâm trong tinh thần vô sở trụ.Dựa vào SẮC ở đây có nghĩa là bị kẹt vào các Tướng, các ý niệm , các khái niệm.

Này thầy Tu Bồ Đề , ví dụ có người có thân lớn như núi chúa Tu Di , thầy nghĩ sao ?Thân ấy có lớn không ?
Tu Bồ Đê thưa :"Bạch Đức Thế Tôn lớn lắm .Vì sao ?Cái mà Thế Tôn gọi là thân lớn mới đích thực là không phải thân lớn "

Trong bản tiếng Phạn , thân là atmabhava chư không phải là kaya. Núi Tu Di là vua của các núi . Trong đoạn này hai thầy trò vẫn còn đang sử dụng ngôn ngữ của biện chứng Bát Nhã .Khi Bụt hỏi , "lớn không "Thầy Tu Bồ Đề nói : "lớn lắm ".Nhưng thầy rất có ý thức về ngôn ngữ của Bụt, biết rằng vì thực tại thoát ra ngoài ý niệm về lớn nhỏ thông thường nên Bụt mới nói là lớn.Mình phải ý thức cách dùng danh từ của Bụt và đừng GHÌ lấy bất cứ danh từ nào của Bụt đưa ra

_Thầy Tu Bồ Đề , ví dụ trong sông Hằng có bao nhiêu hạt cát là có bấy nhiêu dòng sông Hằng.Vậy thì cát của tất cả các dòng sông ấy có nhiều hay không ?
Tu Bồ Đề thưa :"Bạch Thế Tôn rất nhiều. Số lượng các sông Hằng đã là vĩ đại , huồng là số lượng các hạt cát trong tất cả các sông Hằng ấy "

_ Này Tu Bồ Đề , bây giờ tôi muốn hỏi thật thầy rằng, nếu có người con trai hay người con gái nhà lành nào đem châu báu chất đầy cả thế giới tam thiên đại thiên nhiều như cát của tất cả các sông Hằng kia mà bố thí thì phước đức có nhiều không ?

Tu Bồ Đề thưa "Bạch Thế Tôn rất nhiều "

Bụt bảo thầy Tu Bồ Đề :
_ Nếu người con trai hay người con gái nhà lành nào thọ trì kinh này dù chỉ một bài kệ bốn câu thôi và đem ra chia sẻ với người khác thì phước đức của người này còn nhiều hơn phước đức của người trước.

Đoạn này đưa ra một ví dụ:mỗi hạt cát của sông Hằng là một sông Hằng.Ví dụ dùng để nói về số lượng mà mình không thể suy tính bằng toán.Bố thí châu ngọc đầy cả các thế giới tam thiên đại thiên nhiều như số cát của những sông Hằng thì công đức cũng vẫn không bằng công đức thọ trì và chia sẻ nghĩa lý của kinh Kim Cương Năng Đoạn với những người khác.Công đức của sự đọc tụng và hành trì kinh Kim Cương rất lớn và ta thấy rằng qua câu kinh này kinh Kim Cương đã bắt đầu trở thành đối tượng của sự thờ phụng lễ bái
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Còn nữa, thầy Tu Bồ Đề , mảnh đất nào mà nơi đó có người thuyết kinh này , dù chỉ thuyết một bài kệ bốn câu thôi, thì nên biết rằng mảnh đất ấy là nơi mà tất cả các giới Thiên ,Nhân , và A tu la , đều phải hướng về nơi ấy cúng dường như là cúng dường tháp miếu của Bụt.Một mảnh đất mà còn như thế huống gì là bản thân người đứng ra hành trì và đọc tụng. Tu Bồ Đề ơi thầy nên biết rằng một con người như thế đã thành tựu được chuyện hiếm có tối thượng. Nơi nào mà có kinh này là nơi đó có mặt của bậc đạo sư , hoặc một vị đệ tử lớn của người

Vị đạo sư đây là Bụt.Trong đoạn này ta thấy ý niệm về địa điểm nơi kinh này được nói ra .Nơi đó có thể là một gốc cây , bãi cỏ hay là một tảng đá .Nơi nào có người thuyết lên kinh này dù chỉ là một bài kệ bốn câu thôi, là nơi đó trở thành thánh địa và mảnh đất đó đáng để cho các giới thiên , nhân , và Atula quay về để thờ cúng , vì mảnh đất ấy có giá trị tương đương với tháp miếu thờ xá lợi của Bụt.Mảnh đất mà còn như thế huống hồ là người đã đứng ra thuyết kinh .Người đó đã chuyên chở kinh trong da thịt, trong tâm hồn và sự sống của người đó . Người đó là nơi mà tất cả thiên , nhân , và atula đều phải quay về quy ngưỡng và cúng dường .Bụt đã nói :"Tu Bồ Đề ơi thầy nên biết rằng một con người như thế đã thành tựu được chuyện hiếm có tối thượng" Gặp được kinh này và hành trì kinh này là một niềm hạnh phúc vô biên.Nơi nào mà có kinh này là nơi đó có mặt của bậc đạo sư , hoặc một vị đệ tử lớn nhất của người .Nơi nào mà có kinh này là có Bụt hoặc ít nhất thì cũng có một vị đệ tử cao tay của Bụt ở đó .Ta nhớ khi Vũ Hoàng Chương làm thơ ca ngợi Bồ tát Quảng Đức , đã viết :"Chỗ người ngồi là một thiên thu tuyệt tác , Trong vô hình sáng chói nét từ bi".Thầy Quảng Đức tự thiêu ở ngã tư Phan Đình PHùng và Lê Văn Duyệt. Khi Vũ Hoàng Chương nhớ tới chỗ đất mà thầy Quảng Đức ngồi , nhà thơ thấy ngay được chỗ đó là một thánh địa . Cũng có thể lúc đó Vũ Hoàng Chương chưa hề đọc kinh Kim Cang nhưng ông đã thấy được như thế . Khi một người đem thân làm đuốc và muốn cứu độ chúng sinh thì tâm từ bi của người đó có thể làm cho chỗ ngồi của ông ta trở nên thánh địa. Chỗ đó phải dựng tượng mà thờ .Dù ở đó ta không dựng tượng và tháp nhưng chỗ đó vẫn là thánh địa như thường


Lúc ấy thầy Tu Bồ Đề thưa với Bụt rằng :"Bạch Thế Tôn , nên đặt tên kinh này là kinh gì và chúng con nên phụng trì kinh này như thế nào ?"
Bụt bảo thầy Tu Bồ Đề :"Nên gọi kinh này là kinh Kim Cương có năng lực chặt đứt phiền não và đưa sang bờ giải thoát (Năng Đoạn Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh ).Hãy dùng danh từ ấy mà phụng trì kinh này . Vì sao ?Cái mà Như Lai gọi là Bát Nhã Ba la mật vốn không phải là Bát Nhã Ba La Mật cho nên mới thật sự là Bát Nhã Ba La Mật"
Bụt hỏi :"Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao ?Như Lai có pháp gì để nói không ?"
Tu Bồ Đề thưa :"Bạch Thế Tôn , Như Lai chẳng có gì để nói cả "

_ Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao ?Như Lai có pháp gì để nói không ?
Tu Bồ Đề thưa :"Bạch Thế Tôn , Như Lai chẳng có gi để nói cả "

_Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao ?Cát bụi do tam thiên đại thiên thế giới nghiền ra có nhiều không ?

_Nhiều lắm , bạch Thế Tôn

_ Này Tu bồ Đề , cát bụi ấy Như Lai gọi là không phải là cát bụi , cho nên mới thật sự là cát bụi.Cái mà Như Lai gọi là thế giới tức không phải là thế giới cho nên được gọi là thế giới .Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao , có thể nhận diện Như Lai qua ba mươi hai tướng không ?

_Bạch đức Thế Tôn không . Vì sao ? Vì cái mà Như Lai gọi là ba mươi hai tướng đều không phải là tướng , vì vậy cho nên Như Lai mới gọi là ba mươi hai tướng

_Tu Bồ Đề , nếu có một người con trai hay một người con gái nhà lành nào đem thân mạng nhiều như số cát sông Hằng mà thực hiện việc bố thí và nếu có một người con trai hoặc người con gái nhà lành nào khác biết thọ trì và đem kinh này ra giảng cho kẻ khác dù chỉ thọ trì và giảng dạy bốn câu thôi, thi phước đức của người này cũng nhiều hơn phước đức của người trước
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Trong đoạn này điều ta ghi nhớ nhiều nhất là tên kinh.Thầy Tu Bồ Đề hỏi :Bạch Thế Tôn nên đặt tên kinh này là kinh gì và chúng con nên phụng trì kinh này như thế nào ? Vâng theo ý chỉ của người trên gọi là phụng; trì là tiếp nhận và thực hành .Bụt nói nên đặt tên kinh này là Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh. Ta gọi tắt là kinh Kim Cương.Kim cương có khả năng cắt trừ những phiền não vô minh.Ba La Mật có nghĩa là đi sang bờ bên kia hoặc thành tựu hoàn mỹ .Bụt nhắc lại một lần nữa : Nếu nhìn cho sâu thì ta thấy Bát Nhã Ba La Mật Đa không phải là một pháp riêng biệt.Tiếp đó Bụt nhắc lại một lần nữa , pháp của Bụt nói không có một tự tánh riêng biệt, vì vậy mới có câu ," Như Lai không có pháp để nói ".Tiếp đến là ví dụ có người đem thế giới tam thiên đại thiên ra mà nghiền ra cát bụi. Cát bụi đó rất nhiều .Ý niệm về "nhiều" cũng như ý niệm về "thế giới" phải được quán chiếu bằng trí Bát Nhã , như thế ta mới không bị kẹt.Tiếp đó là ý niệm về ba mươi hai tướng . Tuy rằng sử dụng các danh từ Cát Bụi , Thế giới , Tướng nhưng ta vẫn là con người tự do không bị ngôn ngữ khống chế .Bụt nhắc lại một lần nữa :thọ trì kinh này và giảng thuyết kinh này dù chỉ là bốn câu thôi thì phước đức vẫn nhiều hơn là phước đức bố thí .

Nghe kinh này tới đây , thấm được nghĩa lý thâm sâu , thầy Tu Bồ Đề cảm động khóc rơi nước mắt . Thầy thưa , "Bạch Thế Tôn , Thế Tôn thật là bậc hiếm có , từ ngày theo thế Tôn đạt được tuệ nhãn cho đến giờ , con chưa bao giờ được nghe kinh điển thâm diệu như hôm nay .Thế Tôn, nếu có người nghe được kinh này mà có lòng tin thanh tịnh và đạt được cái thấy chân thật thì nên biết người ấy đã thực hiện được công đức hiếm có vào bậc nhất .Thế Tôn , cái thấy chân thật đó vốn không phải là cái thấy cho nên Như Lai mới gọi là cái thấy chân thật.Thế Tôn , ngày nay con nghe được kinh điển mầu nhiệm như thế này , được tìm hiểu , tiếp nhận và hành trì kinh này , cũng chưa phải là chuyện khó có lắm .Nhưng trong tương lai khoảng năm trăm năm về sau mà có người được nghe kinh này lại có thể tin, hiểu, tiếp nhận và hành trì thì chắc chắn sự có mặt của kẻ ấy là một sự hiếm có vào bậc nhất .Vì sao vậy ?Vì những kẻ đó đã không bị khống chế bởi những khái niệm về Ngã, Nhân , Chúng Sanh , và Thọ Giả .Tại vì sao ?Khái niệm về Ngã tức không phải là khái niệm .Các khái niệm về Nhân, về Chúng sanh , và về Thọ Giả cũng không phải là những khái niệm .Vì sao ?Vì thoát khoiự khống chế của các khái niệm cho nên có các vị Bụt

Chúng ta hãy đọc từng câu "nghe kinh này tới đây , thấm được nghĩa lý thâm sâu , thầy Tu Bồ Đề cảm động rơi nước mắt " .Điều này cũng thường thôi, vì khi ta nghe một điều thật hoặc thấy một cảnh thật đẹp thì ta cũng cảm động , có khi rơi nước mắt .Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc.Thầy nói :Từ ngày theo Thế Tôn đạt được tuệ nhãn cho đến giờ , con chưa bao giờ được nghe kinh điển thâm diệu như hôm nay .

Tuệ nhãn này chưa phải là cái thấy Nhất Thiết Trí .Tuệ nhãn chỉ là cái thấy của vị A la hán

Nếu có người nghe được kinh này mà có lòng tin thanh tịnh và đạt được cái thấy chân thật thì nên biét vị ấy đã thực hiện được công đức hiếm có vào bậc nhất .
Lòng tin thanh tịnh là lòng tin vững chãi và trong sáng không có chút ít nghi ngờ xen lẫn vào .Năm trăm năm sau ngày Bụt nhập diệt là thời đại mà kinh Kim Cương xuất hiện .Kinh này khó hiểu , nói những điều ngược lại với nhận thức thông thường của thế gian, vì thế nếu người nào hiểu được thì phải biết rằng người đó có một căn tánh rất là hiếm có
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Ngày nay con nghe được kinh điển mầu nhiệm như thế này , được tin , hiểu, tiếp nhận , và hành trì kinh cũng chưa phải là chuyện khó có lắm, nhưng trong tương lai, khoảng năm trăm năm về sau mà có người được nghe kinh này lại có thể tin , hiểu, tiếp nhận , và hành trì , thì chắc chắn sự có mặt của kẻ ấy là một sự hiếm có vào bậc nhất .Vì sao vậy ? Vì những kẻ ấy sẽ không bị khống chế bởi khái niệm về ngã, nhân, thọ giả , chúng sinh.Tại vì sao ? Khái niệm về ngã tức không phải là khái niệm.Các khái niệm về Nhân , về Chúng Sinh , và về Thọ Giả cũng không phải là những khái niệm .Vì sao ?Vì thoát khỏi sự khống chế của các khái niệm cho nên có các vị Bụt .Dịch đúng theo bản chữ Hán : lìa tất cả các Tướng thì đó là các vị Bụt.Các tướng đây tức là các khái niệm .Khái niệm là dịch chữ Tưởng ra .Trong Tưởng có hai phần :phần Nhận Thức và phần Bị Nhận Thức .Phần Bị Nhận Thức là Tướng , hay Tướng Phần .Phần Nhận Thức là phần Chủ Thể, tức Kiến Phần .Tướng Ngã , tướng Nhân , tướng Chúng Sanh , tướng Thọ Giả là tướng Phần .Chữ Tưởng khác chữ Tướng : phía trên là chữ Tướng nhưng phía dưới là chữ Tâm.Tiếng Phạn là Samjna .Câu này ý nghĩa rất linh hoạt và mãnh liệt: "Thoát khỏi sự khống chế của các khái niệm thì tức đã là Bụt rồi "

Bụt bảo thầy Tu Bồ Đề :"Đúng thế , đúng thế , nếu có người được nghe kinh này mà không hoảng không sợ thì nên biết rằng những người như vậy rất là hiếm có .Tại sao ?Này thầy Tu Bồ Đề ơi , cái mà Như Lai gọi là đệ nhất Ba La Mật vốn không phải là đệ nhất Ba La Mật , cho nên mới được gọi là đệ nhất Ba La Mật "

Đệ nhất Ba La Mật là Parama Paramita .Paramita có khi dịch là sang bờ bên kia , có khi dịch là Sự Viên Mãn (perfection).Tiếng Hán Việt là "độ" .Độ là đi qua bên kia , là cho quá giang .

Tu Bồ Đề cái gọi là nhẫn nhục Ba la mật , Như lai nói không phải là nhẫn nhục ba la mật , nên mới được gọi là nhẫn nhục ba la mật .Tại sao ?Tu Bồ Đề này trong một tiền kiếp xa xưa , khi bị vua Kalinga cắt đứt thân thể , ta dã không bị kẹt vào khái niệm về Ngã, không bị kẹt vào khái niệm về Nhân , về Chúng sanh và về Thọ giả .Vì nếu khi đó ta bị kẹt vào những khái niệm ấy thì ta đã sinh tâm oán hận Kalinga(Ca Lợi Vương ) mất rôi

Bụt dùng nhẫn nhục Ba la mật , tức là một trong sáu Ba la mật , để làm ví dụ cho loại hành động theo tinh thần Bát Nhã .Chúng ta biết rằng theo kinh Phật Mẫu , trí tuệ Ba la mật là binh chứa của tất cả Ba la mật khác .Nếu bình chứa không được nung kỹ thì tất cả những thứ chứa trong đó bị rịn ra hết , vì vậy trí tuệ Ba la mật , tức Bát Nhã Ba la mật , là căn bản .Ngày xưa sở dĩ Bụt tu nhẫn nhục Ba la mật được là vì Bụt có Bát Nhã Ba la mật.Ngày xưa khi bị vua Kalinga đem cắt xẻo từng phần của thân thể , Bụt không nổi sân si là nhờ Bụt có Bát nhã Ba la mật : tức là Bụt đã không bị kẹt vào trong Tướng , không bị kẹt vào Khái Niệm về Ngã , về Nhân , về Chúng Sanh và về Thọ Giả .Thành ra nếu còn Tướng thì Bụt đã có thể sanh lòng oán hận và vì vậy có thể Bụt đã không thành công .Đó là một chứng minh.Cái mà mình tưởng là Nhẫn nhục Ba la mật thật ra không phải là Nhẫn nhục Ba la mật vì vậy nó thật sự là Nhẫn nhục Ba la mật .Và ta nói tiếp , nhẫn nhục Ba la mật cũng là Bố thí Ba la mật, cũng là trì giới Ba la mật ..vv.. là tất cả những cái không phải là Nhẫn nhục .Như bông Hồng kia không phải chỉ là bông Hồng , mà là tất cả những cái không phải là bông hồng .Đây là lý luận của biện chứng của Bát nhã .Nhẫn nhục Ba la mật mà không nhờ những cái không phải là nhẫn nhục Ba la mật thì không thể có được .Ngày xưa , nếu Bụt không có Trí Tuệ Ba la mật , thì Bụt chẳng làm được Nhẫn Nhục Ba la mật .Đọc đoạn này mình phải thấy lý luận đó , nếu không mình sẽ không hiểu tại sao đang nói về trí tuệ Bụt lại nói về Nhẫn Nhục .

Lại nhớ đến thưở xưa khi ta còn tu tiên theo hạnh Nhẫn Nhục , trong suốt năm trăm kiếp , ta đã tu tập để không bị kẹt vào các khái niệm Ngã , Nhân, chúng sanh , và Thọ giả .Vậy nên thầy Tu Bồ Đề ơi , Bồ tát khi phát tâm Bồ Đề Vô Thượng thì nên buông bỏ tất cả các khái niệm , không nên dựa vào Sắc mà phát tâm , không nên dựa vào Thanh , Hương, Vị , Xúc , và Pháp mà phát tâm , chỉ nên phát tâm vô trụ
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Tâm mà còn trụ tức là chưa thật sự trụ.Cho nên Bụt thường nói Bồ tát không nên dựa vào sắc mà bố thí.Vì lợi ích thật sự của chúng sanh mà Bồ tát thực tập bố thí theo tinh thần ấy .Đây là lập lại những điều đã nói trước và lập lại điều mà Bụt đã nói ngay từ lúc đầu .Tâm vô trụ là tâm không có dựa vào cái gì hết , không kẹt vào Sắc, Thanh , Hương, Vị , Xúc , và Pháp .Tâm mà còn trụ tức là chưa trụ.Thường thường mình hay nói muốn an tâm lập mạng thì "phải có đất cắm dùi ", tức là phải có chỗ trụ.Mà hễ mình trụ vào một cái gì còn biến chuyển còn thay đổi thì mình vẫn còn vấn đề còn chưa thực sự trụ.Phải tìm cái gì không thay đổi không biến chuyển mà trụ thì mình mới an tâm .Mà tất cả các pháp hữu vi đều thay đổi và biến chuyển cả, trụ vào những pháp biến dịch thì mình sẽ đổ nhào theo.Mùa hè năm nay tôi có giảng một bài giảng nhằm tới cho một số thiền sinh ngoại quốc thuộc phái nữ , đã ly dị và đang nuôi con một mình .Sau khi ly dị họ được phép nuôi con .Và trong khi nuôi con họ vẫn có cảm tưởng rằng mình thiếu một chỗ dựa.Vì vậy tâm họ không an.Khi mới ly dị , họ cố gắng tìm cách dựa vào chính mình và họ đạt được tới một mức độ nào đó của sự không nương tựa vào kẻ khác ."Vô trụ " ở đây là chỉ trông cậy vào mình thôi, không cần nhờ ai hết từ việc nuôi con đến việc dạy con..vv..Tuy nhiên trong tâm họ vẫn còn những hạt giống của sự ước muốn đi tìm một người đàn ông khác để nương tựa.Việc đã xảy ra là khi họ dựa vào một người đàn ông không vững chãi thì họ cũng nhào theo và cái chút ít vững chãi mà họ đạt được sau khi ly dị cũng bị tan biến .Vì vậy ta kết luận là không nên dựa vào những cái không vững chãi .Tôi nói với họ : Ở đời có những cái vững chãi hơn mà họ nên tìm tới để làm nơi nương tựa .Ví dụ như đất .Vì đất vững chãi nên chúng ta có thể tin cậy vào đất .Không khí chúng ta thở cũng vững chãi và trung kiên , chúng ta có thể nương tựa vào không khí .Bụt , Pháp , và Tăng là những yếu tố vững chãi , chúng ta nên dựa vào đó để từ từ đi tới chỗ vô trụ .Dựa vào những gì không vững chãi thì khi chúng tan biến , mình cũng sụp đổ theo.Cho nên nếu trụ tâm ở chỗ vô trụ là vững chãi nhất .Vạn Hạnh Thiền sư trước khi tịch có hỏi các đệ tử như vầy :Các vị trụ ở đâu ?Tôi thì không trụ vào chỗ hữu trụ , cũng không trụ vào chỗ vô trụ.Tâm mà còn trụ tức là chưa trụ .Cho nên Bụt thường nói :Bồ tát không nên dựa vào sắc mà thực hiện bố thí vì lợi ích thật sự của chúng sanh mà Bồ tát thực hiện bố thí theo tinh thần ấy

Như Lai đã nói tất cả các khái niệm đều không phải là khái niệm và tất cả các loài chúng sanh đều không phải làn chúng sanh.Tu Bồ Đề , Như Lai là kẻ nói lời chính xác , là kẻ nói lời đúng với sự thật, là kẻ nói lời phù hợp với thực tại , là kẻ nói lời không dối trá , là kẻ chỉ nói một lời .Tu Bồ Đề , nếu có pháp mà Như Lai đã đắc thì pháp ấy không là thật cũng không phải hư dối

Câu này trong bản dịch Hán văn là "sở đắc pháp , thử pháp vô thật vô hư " Xét trong Phạn ngữ thì chữ "hư" này không có nghĩa là trống rỗng mà có nghĩa là dối gạt nhưng phải hiểu theo cái nghĩa là có tác dụng đánh lừa mình , ở trong vốn không có gì là mình cả mà mình tường là có .Bụt nói cái pháp mà Như Lai đã đắc không phải là thật như chúng ta thường tưởng tượng, ôm lấy, níu lấy , và ghì lấy ; cũng không phải là Hư , tức không phải là dối gạt .Sự thật nằm ở trung đạo , thoát ra khỏi các ý niệm thật và hư .
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Tu Bồ Đề , nếu Bồ tát còn dựa vào pháp mà thực hiện bố thí thì cũng như đi vào trong bóng tối , chẳng thấy được gì .Trái lại, nếu Bồ tát không dựa vào pháp mà bố thí thì cũng như người có mắt đi trong ánh mặt trời , có thể thấy được tất cả mọi hình và mọi sắc

Nếu còn có khái niệm , nếu còn bị kẹt vào Tướng thì ta sẽ như người mù lòa đi trong bóng tối , không thấy được thực tại của Chân Như .Nhưng nếu không còn bị kẹt vào tướng , vào sắc , vào thanh , hương, vị , xúc , và pháp nữa thì ta sẽ như người có hai mắt sáng đi trong ánh sáng mặt trời và do đó thấy được tất cả các hình sắc .Vạn hữu không phải không có .Tuy vạn hữu có mặt nhưng có một cách mầu nhiệm theo kiểu diệu hữu .Còn bị kẹt vào sắc , thanh, hương, vị , xúc , và pháp , ta thấy có nhưng đó là cái có kiểu phàm phu, kiểu hữu ngược với vô .Khi vượt được thế giới ý niệm rồi , ta đi ngay vào thế giới của diệu hữu , của chân - như và ta thấy được tất cả mọi vật trong chân tính của chúng

Tu Bồ Đề nếu có một người con trai hay một người con gái nhà lành nào có khả năng tiếp nhận, đọc tụng và hành trì kinh này thì người ấy sẽ được Như Lai nhìn thấy với con mắt trí tuệ của người .Như Lai sẽ biết người ấy , sẽ thấy người ấy và người ấy sẽ thực hiện được công đức vô lượng vô biên
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Này thầy Tu Bồ Đề , nếu có một người con trai hay một người con gái nhà lành nào buổi sáng đem thân mạng mình ra nhiều như số cát sông Hằng mà bố thí , buổi trưa và buổi chiều cũng vậy, trong thời gian trăm ngàn vạn ức vô lượng kiếp và nếu có một kẻ khác tuy không làm như thế , nhưng khi nghe đến kinh này thì đem lòng tin tưởng , không phản kháng , thì phước đức của người này còn lớn hơn phước đức của người kia.Nghe mà đem lòng tin còn có phước đức lớn như vậy , huống hồ là biên chép , hành trì, đọc tụng và giải thích cho kẻ khác được nghe .Tu Bồ Đề nói tóm lại thì kinh này có công đức vô biên, không thể nghĩ cho cùng , không thể nói cho hết , cũng không thể đo lường .Nếu có người nào có khả năng thọ trì , đọc tụng , và phổ biến kinh này cho người khác biết thì kẻ ấy sẽ được Như Lai thấy tới , biết tới , và người ấy sẽ thực hiện được công đức không thể nghĩ cho cùng , không thể nói cho hết , không có biên giới , không có đo lường , không thể so sánh .Người như thế có thể gánh vác sự nghiệp vô thượng chánh đẳng chánh giác của Như lai .Tại sao ?Này Tu Bồ Đề , nếu chỉ ưa thích pháp nhỏ, nếu còn vướng mắc vào Ngã, Nhân ,chúng sanh , và Thọ giả thì sẽ không có khả năng nghe , nhận , đọc, tụng giải thuyết cho kẻ khác .Tu Bồ Đề , bất cứ nơi nào mà có kinh này thì tất cả các giới Thiên ,Nhân , A tula đều phải đến cúng dường , những nơi ấy đều được coi là bảo tháp cần được cung kính, hành lễ, đi quanh và cúng dường bằng hoa bằng hương .

Trong đoạn này có vài chi tiết cần phải chú ý .Trong câu thứ ba "nghe mà đem lòng tin mà còn có phước đức lớn như vậy huống hồ là biên chép , hành trì , đọc tụng và giải thuyết cho kẻ khác được nghe ".Chữ "biên chép" này là một trong những chữ ta phải để ý .Trong thời gian kinh này được tạo dựng thì không những được truyền khẩu mà cũng được biên chép xuống lá bối khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch.Kinh Kim Cương được xuất hiện vào thời đại đó hoặc trước đó mấy chục năm .Kế đến là danh từ "pháp nhỏ" trong câu :"Nếu chỉ ưa thích pháp nhỏ thôi thì không có khả năng nghe nhận , đọc tụng và giải thuyết cho kẻ khác ".Pháp nhỏ đây cũng là pháp của Bụt, nhưng chưa phải là pháp lớn.Khi tìm tới Bụt , mình có thể thừa hưởng được gia tài của Bụt: gia tài đó có thể là những thức vụn vặt như cái bàn , cái ghế , cái chổi ..v.v..mà mình thấy ở phòng ngoài .Nhưng nếu đi sâu vào thì mình sẽ thấy có ngọc ngà châu báu ở những phòng trong .Bằng lòng với những cái bàn , cái chổi ..v v..thì gọi là ưa thích pháp nhỏ .Trong gia tài Bụt có những bảo vật quý giá bằng ngàn bằng vạn.Là người thừa kế gia tài của Bụt , mình phải có khả năng thừa hưởng được những bảo vật đó , nghĩa là phải đi vào phía trong ."Pháp nhỏ" là những pháp có thể làm cho mình an tịnh đôi chút , bớt khổ đôi chút .Có người chỉ muốn tìm trong đạo Bụt những phương tiện trốn thoát đau khổ và dằn vặt của cuộc đời .Cuộc đời có những sóng gió , éo le, dằn vặt , và tàn ác .Mình chỉ có thể tới cửa thiền chỉ với một mục đích nhỏ là để trốn tránh , để khỏi phải đương đầu với những khó khăn đó , tuy trong trường hợp ấy mình cũng được tiếp nhận những giọt nước từ bi của Bụt nhưng những cái pháp đó chỉ là những pháp nhỏ .Còn pháp lớn là những nguồn năng lực khiến mình tái sinh làm một con người khác - mình trở thành một vị bồ tát có thể đem nguyện lực mình đi vào cuộc đời để cứu vớt nhiều người đang chìm đắm , và Đại nguyện ấy của mình là thứ chí nguyện không thể đo lường được .Đó là tâm Bồ Tát , đó là pháp lớn .
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Này nữa thầy Tu Bồ Đề , nếu một người con trai hoặc một người con gái nhà lành nào đọc tụng và hành trì kinh này mà bị người khác chê bai hủy báng thì người ấy sẽ tiêu trừ được các tội chướng trong các kiếp trước , kể cả những tội chướng có thê đưa người kia rơi xuông các nẻo ác và sau đó sẽ thực hiện được quả vị chánh đẳng chánh giác .Tu bồ Đề ,ta nhớ vô lượng A tăng kỳ kiếp về trước , trước khi được gặp Bụt Nhiên Đăng , ta đã từng gặp tám trăm bốn vạn ức na do tha các vị Bụt .Và với vị nào ta cũng đều có cúng dường và hầu cận .Nếu vào thời mạt thế mà có người có khả năng đọc tụng và thọ trì kinh này thì phước đức đạt được còn lớn hơn hàng trăm ngàn vạn ức lần phước đức của ta ngày trước .Dùng thí dụ về toán số cũng không thể hình dung được phước đức ấy

Đoạn kinh này có dùng chữ "hủy báng"."Hủy báng"có nghĩa là khinh khi và bài bác .Điều này cho ta thấy vào thời đó có những người lên án kinh này là không chính thống .Người đọc tụng kinh này có thể bị chê là đọc tụng những kinh không do Bụt nói mà do ma nói .Khi bị người ta chê bai, hủy báng , và nhục mạ như vậy mà không giận hờn , vẫn có một niềm tin , tin vào cái chân lý được diễn tả bởi kinh này thì người hành trì sẽ được hưởng những phước đức vô lượng .Trước nhất là tội lỗi trong quá khứ sẽ tiêu tan hết , trong đó có những tội lỗi lớn có thể làm cho mình sa xuống ba nẻo ác là địa ngục , ngạ quỷ, và súc sanh .Sau đó là đạt được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác .Đó là kết quả của sự thọ trì kinh này mà tâm lý không bị lay chuyển bởi sự chê bai và hủy báng của người khác .Chúng ta nên biết rằng trong thời đại đó , trì tụng kinh Đại thừa khó hơn trong đời bây giờ , tại vì trong thời đại chúng ta , việc thọ trì kinh Đại thừa đã trở thành truyền thống rồi .Và những người hủy báng trong thời đại ta so sánh với thời đại ấy thì còn ít lắm .Trong thời đại ấy khi những kinh như kinh này vừa xuất hiện , việc trì tụng , biên chép và quảng bá có thể là mục tiêu cho biết bao đánh đổ và công kích .Bụt đưa ra ví dụ là ngày xưa trước khi gặp Bụt Dipankara, Bụt đã từng gặp bốn trăm ngàn ức na do tha các vị Bụt, và với vị Bụt nào ngài cũng có cúng dường và hầu cận .Tuy vậy công đức đó cũng không lớn bằng công đức của người sinh ra trong thời mạt thế .Mạt là khúc chót, cái ngọn, ngược lại với chữ "bổn" nghĩa là gốc

Tu Bồ Đề , vào thời mạt thế , nếu có người con trai hay người con gái nhà lành nào thọ trì , đọc tụng kinh này thì công đức đạt được lớn cho tới nỗi nếu ta nói ra thì sẽ có người hồ nghi, không tin và tâm có thể trở nên cuồng loạn.Tu bồ Đề ,nên biết : nghĩa lý của kinh này không thể nghĩ cho cùng , không thể nói cho hết và hoa trái của sự thọ trì của kinh này cũng không thể nghĩ cho cùng , không thể nói cho hết

Ta nên nhớ lại chuyện chùi nồi và phước đức do chuyện chùi nồi mà có .Ta đã biết rằng nếu vừa chùi nồi vừa bực tức "sao trong khi mình chùi nồi mệt như vầy mà mấy anh ấy cứ nằm ngủ trong phòng không chịu ra chùi nồi với mình" thì phước đức của sự chùi nồi này chỉ lớn bằng cái nồi là cùng; còn chùi nồi với tâm niệm an lạc, hoan hỷ , và thanh tịnh , xem việc chùi nồi là một hạnh phúc thì phước đức của sự chùi nồi này bất khả tư nghì , không thể dùng toán số thí dụ các hạt cát của bao nhiêu sông Hằng mà đo được
Tu Bồ Đề nên biết nghĩa lý của kinh này không thể nghĩ cho cùng không thể nói cho hết và hoa trái của sự thọ trì cũng không thể nghĩ cho cùng và cũng không nói cho hết được .
Vị nào nói tôi giảng kinh này tới chỗ cạn tàu ráo máng rồi , là vị ấy chưa hiểu hết kinh này .Danh từ "bất khả tư nghì" ta được nghe lần đầu trong Tăng Nhất A Hàm .Bụt có nói tới bốn điều không thể nghĩ được và nói cho hết được .Thứ nhất là đức hạnh của một vị Bụt.Thứ hai là trạng thái của người ở trong định.Thứ ba là nghiệp và quả báo .Thứ tư là nguyên ủy của vũ trụ .
Trong đoạn tiếp đây Bụt lại lặp lại ý đoạn đầu , như giúp chúng ta tưới lại các hạt giống đã được gieo từ khi chúng ta bắt đầu học kinh

vào
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Lúc ấy ,thầy Tu bồ Đề thưa với Bụt:"Thế Tôn , con xin phép được hỏi lại : Người con trai hiền hoặc người con gái hiền nào muốn phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì nên dựa vào đâu và nên hàng phục tâm mình như thế nào ?"
Bụt bảo :"Thầy Tu Bồ Đề , người con trai hiền hoặc người con gái hiền muốn phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác , thì nên phát tâm như thế này : Ta phải đưa hết tất cả chúng sanh qua bờ giác ngộ nhưng khi đưa tất cả chúng sanh qua bờ giác ngộ rồi thì ta chẳng thấy có chúng sanh nào được giác ngộ cả .Vì sao thế ?Này thầy Tu Bồ Đề , nếu một vị Bồ Tát mà còn vướng vào các khái niệm về Ngã, Nhân , Thọ giả , Chúng sanh thì vị ấy chưa phải là vị Bồ Tát chân thật.Tại sao như thế ?
Tu Bồ Đề, thật ra chẳng có pháp gì riêng biệt được goi là tâm Vô Thượng Chánh Đẳng chánh Giác để mà phát ra cả .Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao ?Ngày xưa khi còn ở với Bụt Nhiên Đăng ,Như lai có đắc pháp gì gọi là Vô thượng Chánh đẳng chánh giác hay không ?
_ Bạch đức Thế Tôn, không ,Theo cách con hiểu lời Bụt dạy thì không có pháp gì sở đắc gọi là Vô thượng chánh đẳng chánh giác cả
Bụt dạy :"Đúng như thế , đúng như thế !Này Tu Bồ Đề , thật ra không có pháp gì gọi là Vô thượng chánh đẳng Chánh giác mà Như Lai có đắc .Nếu có thì Bụt Nhiên Đăng đã không thọ ký cho ta như thế này :"Sau này ngươi sẽ thành Bụt hiệu là Thích Ca Mâu Ni".Chính vì không có pháp có thể đắc gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho nên Bụt Nhiên Đăng mới nói với ta như thế .Vì sao ?Như Lai có nghĩa là chân như của các pháp.Nếu có người nói Như lai đắc pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì người đó lầm :Chẳng có pháp Vô thượng Chánh Đẳng Chánh giác nào để mà đắc .Tu bồ Đề , pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà Như lai đắc ấy , thật ra không phải thật cũng không phải hư .Cho nên Như Lai đã từng nói :tất cả các pháp đều là pháp Bụt.Cái mà ta gọi là tất cả các pháp thật ra không phải là tất cả các pháp cho nên mới gọi là tất cả các pháp .Tu Bồ Đề , cũng ví dụ như thân người cao lớn "
Tu Bồ Đề thưa :"Cái mà Như Lai gọi là thân người cao lớn , chẳng phải là thân người cao lớn "
_Tu Bồ Đề , Bồ Tát cũng thế , nếu một vị Bồ tát nghĩ rằng ta phải độ tất cả chúng sanh thì vị ấy chưa phải là vị Bồ tát .Vì sao?Tu Bồ Đề , không có pháp gì riêng biệt được gọi là Bồ tát cả .Cho nên Bụt đã nói tất cả các pháp đều không có ngã , không có nhân , không có chúng sanh , không có thọ giả .Tu Bồ Đề , nếu một vị Bồ tát nghĩ "ta phải trang nghiêm đất Bụt" thì người đó chưa phải là Bồ tát .Vì sao ?Cái mà Như lai gọi là trang nghiêm đất Bụt vốn khoong phải là trang nghiêm cho nên mới gọi là trang nghiêm.Tu Bồ Đề , nếu một vị ?Bồ tát nào thông đạt được lý vô ngã vô pháp thì Như Lai gọi người đó là một vị Bồ tát đích thực

Đoạn kinh này dài , có những phần mà ta đã hiểu rồi nhưng cũng có vài chỗ chúng ta cần đi trở lại .Nếu các vị có bản chữ Hán trong tay thì các vị tìm tới đoạn thứ ba : NHư thị , như thị .....Bụt dạy : Đúng như thế , đúng như thế ! Này thầy Tu Bồ Đề , thật ra không có pháp gì gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà Như lai đã có đắc .Nếu có thì Bụt Nhiên Đăng đã không thọ ký cho ta như thế này :"Sau này ngươi sẽ thành Bụt gọi là Thích Ca Mâu Ni " Vì sao ? Như Lai có nghĩa là Chân Như của các pháp .
Các pháp có những tướng trạng bên ngoài gọi là vọng tưởng .Những ý tưởng có sanh ,có diệt . có cao , có thấp , có nhiều , có một, nhưng vọng tưởng đó không phải chân như của các pháp .Nếu phá tan được tất cả vọng tưởng về các pháp và đi thẳng được vào bản chất chân thật của các pháp thì mình tiếp xúc với chân như .Mà thấy được chân như của các pháp là thấy được Như lai , và thấy được Như Lai là thấy được chân Như của các pháp .Cho nên ở đây , kinh lại đưa ra một phương trình mới :Như Lai là Chân Như của các pháp.<NHƯ của pháp các như chân là Lai><NHƯ pháp các như chân là Lai>
Nếu có người nói Như Lai đắc pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì người đó lầm : chẳng có pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nào để mà đắc.

Khi mình có ý nghĩ rằng mình chưa có cái đó và bây giờ mình có cái đó , tức là mình đã có ý niệm về cái được và cái mất .Lúc đó mình chưa thấy chân như .Mình chỉ thấy thực tại qua lăng kính vọng tưởng của mình thôi .Qua lăng kính vọng tưởng của mình ta thấy có còn có mất , có được , có thua .Ý niệm về ĐẮC tương đương với ý niệm về THẤT.Những ý niệm ấy đều là vọng tưởng .Do vọng tưởng ấy ta không nhận thấy được chân như của vạn pháp , và ta lầm .
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Nếu có người nói , Như Lai đắc Vô thượng chánh đẳng Chánh giác thì người đó lầm :Chẳng có pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nào để mà đắc cả .Tu bồ Đề , pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác Như lai đắc ấy , thật ra không phải thật cũng không phải hư Các khái niệm về thật và về hư cũng là những khái niệm.Thường thường mình vẫn nghĩ rằng những cái có sinh diệt , nhiều , ít, còn, mất... v v... là vọng tưởng và chính Chân Như mới thật là Không Vọng Tưởng , vì vậy mình lại sáng tạo thêm một cặp chống đối nữa : THẬT và HƯ .THẬT tức là không nói dối , và HƯ tức là có nói dối .Nhưng Chân Như cũng vượt thoát hai ý niệm ấy .Chân như không phải THẬT cũng không phải HƯ.Đây chỉ là vấn đề toán học mà thôi ( xét Thật , Hư ).Nếu quý vị nói tất cả các pháp đều không thật, chỉ có Chân như mới là thật, thì quý vị lầm to!
Tại vì các quan niệm về THẬT và về HƯ không dính líu gì tới Chân như cả.Quan niệm về THẬT và về HƯ còn nằm bên phía vọng tưởng .Cho nên Như Lai đã từng nói, tất cả các pháp đều là pháp Bụt .Đây là một câu nói rất quan trọng.Có một thiền sư nói : ăn cơm ,uống nước, đi tiêu , đi tiểu ..vv..đều là pháp Bụt tất cả , vì pháp Bụt được chế tạo bởi những pháp không phải là pháp Bụt .Ngoài những pháp không phải là pháp Bụt thì không thể nào có pháp Bụt được cả .Ví dụ bông hồng là do những yếu tố không phải bông hồng làm ra .Diều này ta sẽ thấy rõ hơn khi đọc kinh Bảo Tích :"Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp".Những người đem đạo Bụt giảng dạy cho xã hội Tây phương phải biết điều này rất rõ , phải đi vào thế giới của văn hóa tây phương , phải thấy được giá trị trong gia tài truyền thống đạo đức văn hóa tây phương và phải có khả năng sử dụng và biến chế tất cả những thứ đó thành Phật pháp .Những hiện tượng say sưa nghiện ngập làm tan nát gia đình, những thanh niên vướng vào vòng ma túy, thói tà dâm làm tan nát biết bao gia đình... tất cả những thứ đó đều có thể chuyển thành Phật pháp cả .Phât pháp là gì ?Phật Pháp , là những CÂU TRẢ LỜI cho những băn khoăn và đau khổ của con người hiện tại .Nếu mình không đi vào những đau khổ đó , không quán chiếu vào những đau khổ đó , không tìm ra được câu trả lời cho những đau khổ đó , thì những cái mình nói không phải Phật pháp .Tôi nhớ mang máng có một nhà triết học nói rằng : Một câu hỏi thông minh là một câu hỏi đích thực là một câu hỏi bao giờ cũng hàm chứa đủ yếu tố của câu trả lời .Cũng giống như một bài toán .Khi ông thầy ra bài toán đúng pháp thì thế nào đáp số cũng nằm sẵn trong bài toán .Nếu những khó khăn được đặt thành câu hỏi đích xác thì thế nào câu trả lời cũng từ trong ấy hiện ra .Khi ta nói ,câu trả lời nằm ngay ở câu hỏi thì có nghĩa là ta nói Phât Pháp chính là thế gian pháp.Hai câu ấy giống nhau.Ví dụ khi ta đặt ra câu hỏi :Ai sanh ra vạn vật vũ trụ ?Chúng ta sẽ không tìm được câu trả lời , vì câu hỏi đó đặt sai , đó là một câu hỏi không chính xác .Tại sao không chính xác ?Tại vì một câu hỏi như vậy tiềm tàng một ý niệm có sẵn - vũ trụ do một nguyên nhân độc nhất sanh ra - Theo sự quán sát của chúng ta thì không có bất cứ một hiện tượng nào đã được sanh ra do một nguyên nhân duy nhất cả.Mỗi sự vật đều do muôn ngàn vạn ức nguyên nhân sanh ra .Nó có nhân duyên, tăng thượng duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên của nó .Ví dụ như cái bông hồng.Nó có mặt trời, có đất , có đám mây , có phân bón, có tâm thức , đủ thứ ... Vì câu hỏi "AI sanh ra vũ trụ vạn hữu" không chính xác nên ta không thể nào tìm ra đáp số cho câu hỏi đó .Nghệ thuật đặt câu hỏi rất quan trọng.Khi đã đặt được câu hỏi một cách chính xác rồi thì những đáp số có thể tìm thấy trong câu hỏi .Những vấn đề khổ đau của xã hội đông phương cũng như tây phương về chiến tranh , về hận thù , về dục vọng, tị hiềm ..v v...nếu ta đặt được chúng một cách chính xác thì chúng ta sẽ tìm ra được giải đáp .Mà khi tìm ra giải đáp chính xác rồi thì ta biết Phật pháp đang nằm tại đó , dù ta không dùng những danh từ Phật giáo .Đi hoằng pháp ở tây phương chúng ta phải theo cái nguyên tắc "tất cả các pháp đều là pháp Bụt".Lúc đó quý vị sẽ thành công, sẽ không còn như một giọt dầu nằm trong một bát nước nữa .Nếu quý vị đem vào xã hội tây phương một thứ đao Bụt rất lạ kỳ , thì đạo Bụt sẽ bị dội và bát nước sẽ đẩy giọt dầu ra .Do đó tây phương phải biết xây dựng đạo Bụt bằng chất liệu văn hóa tây phương .Hành đạo bằng cách bắt chước y hệt cách hành trì của người Tây tạng , Vệt nam , Thái Lan, Tích lan . đem những giọt dầu vào bát nước tây phương thì sẽ không thành công được.Các vj phải thực tập một cách thông minh để một ngày kia có thể dùng những pháp thế gian để mà xây dựng nên những kiến trúc của Phật pháp trong xã hội các vị."Tất cả pháp đều là pháp Bụt".Chỉ có mấy chữ đó thôi nhưng nếu khai thác chúng ta sẽ thấy được tất cả chiều sâu của ý Bụt.Đoạn kinh này có vẻ giống hệt những đoạn kinh trước , nhưng nếu chúng ta đọc kỹ thì chúng ta cũng thấy có những yếu tố mới
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Tu bồ Đề ,cũng ví như thân người cao lớn .Tu Bồ Đề thưa : Cái mà Như Lai gọi là thân người cao lớn , chẳng phải là thân người cao lớn .Bụt nói rằng tất cả các pháp trước hết đều là những ý niệm , trong đó có ý niệm về Bồ tát.

Tu Bồ Đề , Bồ Tát cũng thế, nếu Bồ Tát nghĩ rằng ta phải độ tất cả chúng sanh thì vị ấy chưa phải là vị Bồ Tát.Vì sao ?Tu Bồ Đề này , không có pháp gì riêng biệt được gọi là Bồ tát cả.Cho nên Bụt mới nói tất cả các pháp đều không có ngã, không có nhân ,không có chúng sanh , không có thọ giả .Tu Bồ Đề , nếu một vị Bồ tát nghĩ "ta phải trang nghiêm đất Bụt " thì người đó chưa phải là Bồ Tát .Vì sao ?Cái mà Như Lai gọi là trang nghiêm đất Bụt vốn không phải là trang nghiêm cho nên mới gọi là trang nghiêm .Tu Bồ Đề nếu một vị Bồ tát nào thông đạt được lý vô ngã , vô pháp thì Như Lai gọi người đó là một vị Bồ Tát đích thực .Trong khi sử dụng ngôn ngữ của biện chứng Bát nhã ta phải thực tập đạo lý vô ngã và vô pháp .Đạo Bụt Bộ Phái đã nói tới vô ngã , và Hữu Bộ nói rằng : Tuy Ngã không có nhưng các pháp thì có thật , và chính chúng đã gây ra ấn tượng như Ngã là có thực."Ngã Vô ,Pháp Hữu" là lập trường của Hữu Bộ .Đạo Bụt Đại Thừa mở ra một cánh cửa khác cho ta thấy rằng cái mà chúng ta gọi là pháp cũng là Vô ngã .Không những con người vô ngã mà cái bàn cũng vô ngã , cái nhà cũng vô ngã .Thành ra ngã cũng không mà pháp cũng không .Tu học phải bắt đầu bằng sự quán chiếu một cách thực tế chứ không nên ngồi đó để sử dụng danh từ mà chơi trò thể thao trí óc .Đó gọi là trò lý luận.

Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao ? Như Lai có mắt thịt không ?

Mắt thịt là nhục nhãn , là mắt mà tất cả chúng ta đều có , có thể thấy được cái bông , thấy được màu xanh , màu trắng...Bụt là bậc giác ngộ , Bụt có con mắt của người thường hay không

Thầy Tu Bồ Đề nói :"Bạch Thế Tôn có .Như Lai có mắt thịt"
Bụt hỏi : "Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao? Như Lai có mắt trời hay không ?"

Mắt trời là thiên nhãn, con mắt của chư thiên , thấy xa , thấy gần , thấy trong đêm tối , thấy xa ngàn vạn dặm.

Tu Bồ Đề nói :"Bạch Thế Tôn , có .Như Lai có mắt trời "
_ Tu Bồ Đề , thầy nghĩ sao ? Như Lai có mắt tuệ không ?

Mắt tuệ là mắt thấy được chân tướng vô ngã và vô thường của các pháp

Tu Bồ Đề thưa :"Bạch có , Như Lai có mắt tuệ "
Mắt tuệ tức là mắt của các vị Thanh Văn và Duyên Giác .

Tu Bồ Đề , thầy nghĩ sao ? Như Lai có mắt pháp không ?
Pháp nhãn là con mắt của vị Bồ Tát có thể thấy được chân không của các pháp, thấy được Bồ đề tâm , thấy được đại nguyện , thấy được sự kiện tất cả chúng sinh với mình cùng chia sẻ bản thể KHÔNG và thấy được sự giải thoát của tất cả chúng sinh

Tu Bồ Đề nói :"Bạch Thế Tôn , Như Lai có mắt pháp "
Bụt hỏi :"Như Lai có mắt Bụt không ?"
_ Bạch Thế Tôn có , Như Lai có mắt Bụt.

Mắt Bụt là con mắt có thể thấu suốt được quá khứ , hiện tại , và vị lai, có thể thấy được Tâm của tất cả mọi loài chúng sanh trong quá khứ, trong hiện tại , và trong vị lai.Năm câu hỏi đó và năm câu trả lời đó là để cho ta thấy rằng Bụt không những có con mắt của Bụt mà còn có con mắt của Bồ Tát , con mắt của Thanh Văn , con mắt của loài trời, và con mắt của loài người cũng như của các loài chúng sinh khác .Điều này sẽ cho chúng ta một cảm giác thật dễ chịu , vì chúng ta thấy Bụt cũng có con mắt thịt như mình, và do đó chúng ta cảm thấy gần gũi với Bụt hơn .Những gì Bụt có thể làm được mình cũng làm được .

-Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao ? Cát trong sông hằng , Bụt có thấy là cát không ?
Tu Bồ Đề nói :"Bạch Thế Tôn , Như Lai cũng gọi cát là cát vậy "
_Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao ?Nếu mỗi hạt cát trong sông Hằng là mỗi sông Hằng , thì số lượng thế giới Bụt nhiều như số cát trong tất cả những sông Hằng ấy có nhiều không ?
_ Bạch Thế Tôn rất nhiều
Bụt bảo thầy Tu Bồ Đề :" Trong tất cả các thế giới ấy có đủ tất cả các loài chúng sanh mà tâm ý những chúng sinh ấy cũng có đủ loại .Vậy mà loại tâm ý nào trong số ấy Như Lai cũng đều biết hết .Tại sao ?Tu Bồ Đề , tại vì cái mà Như Lai gọi là các loại tâm ý đều không phải là các loại tâm ý ,c ho nên mới gọi là các loại tâm ý .Vì sao vậy ?Tu Bồ Đề , tâm quá khứ không nắm bắt được , tâm hiện tại không nắm bắt được,mà tâm vị lai cũng không nắm bắt được .

Với đoạn này Bụt bắt đầu nói về tâm , và đây là nền tảng của Tâm Học.chúng ta sẽ thấy giáo lý này phát triển rất nhiều trong kinh Bảo Tích .Trong bộ Bảo Tích có một kinh chỉ chuyên nói về Tâm thôi, gọi là Hiển Thức Kinh.Kinh này được xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ hai hay thế kỷ thứ ba của Tây lịch.Đây là những viên đá nền tảng về Tâm học.Kinh ấy cũng có nói về mắt thịt của Bụt,mắt Trời của Bụt,Mắt Pháp của Bụt, mắt tuệ của Bụt , và mắt Bụt của Bụt.Đoạn kinh ta đang đọc đây nói sơ về mắt Bụt của Bụt, mắt này có thể thấy được tâm chúng sanh .Bụt có cái thấy rất sâu sắc về tâm ý của chúng sanh .Bụt nói rằng có bao nhiêu cát của sông Hằng là có bấy nhiêu sông Hằng , những cõi thế giới nhiều như số cát của tất cả những con sông Hằng ấy rất nhiều và chúng sanh sống trong những thế giới đó có đủ loại và cố nhiên là rất nhiều .Vậy mà tâm ý của chúng sanh nào Bụt cũng biết hết .Điều này có nghĩa là Bụt có nhận thức sâu sắc về tâm :Tâm đây không phải chỉ là tâm của tâm lý học nghĩa là của khoa học , những hiện tượng tâm lý đã và đang hiện cho mình nhận xét : Tâm đây là gốc rễ và bản chất của những hiện tượng tâm lý . Bản chất này vượt thoát tính chất sanh diệt của các hiện tượng tâm ý .Tâm lý học chỉ nghiên cứu những hiện tượng tâm lý phát hiện bên trên , còn tâm-học của Bụt nghiên cứu tâm ở tận gốc rễ .Ấy vậy mà loại tâm ý nào trong số ấy Như Lai cũng đều biết hết .Tại sao ? Tại vì cái mà Như Lai gọi là các loại tâm ý đều không phải là các loại tâm ý cho nên mới được gọi là các loại tâm ý .Có nghĩa Bụt thấy được không những phần hiện tượng của các loại tâm ý ,mà luôn cả phần bản chất của các loại tâm ý nữa
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Vì sao vậy?Tu Bồ Đề , tâm quá khứ khong nắm bắt được, tâm hiện tại không nắm bắt được, mà tâm vị lai cũng không nắm bắt được.
Nếu muốn biết về tâm, muốn hiểu về tâm mà cứ chạy theo để nắm bắt những hiện tượng tâm ý thì làm sao có được một sự hiểu biết chân thật về tâm?Cho nên tâm lý học khó nắm bắt được tâm chân thật.Tâm -Học nhờ đi sâu vào thực chứng nên mới nắm bắt được tâm .Còn lý luận, nghiên cứu, so sánh về những hiện tượng tâm ý thì không thể nào nắm bắt được tâm, tại vì tâm quá khứ không nắm bắt được, tâm tương lai cũng không nắm bắt được mà tâm hiện tại cũng thế : vừa phát khởi thì liền tiêu diệt.
Tới đây tôi nhớ chuyện một thiền sinh nọ muốn lên thăm thiền sư Sùng Tín ở Long Đàm .Dưới chân núi có một bà nọ mở quán, bán thức ăn chay cho thiền sinh và cho họ nghỉ đêm trước khi họ leo núi để tham vấn thầy.Bữa nọ có ông thầy tới quán đã khuya , xin ngủ trọ để hôm sau lên núi, bà bán quán thấy thầy có mang theo kinh Kim Cang trong một cái túi vải rách .Bà ta cũng giỏi và bà vốn cũng đã đọc kinh Kim Cang thuộc lòng.Sáng đó ngủ dậy ông thày đó nói :"Bà ơi tôi sắp lên núi đây , bà cho tôi ăn điểm tâm đi".Bà đó nói:"Thầy muốn điểm tâm nào ? Tâm quá khứ , tâm hiện tại , hay tâm vị lai ?">Ông thầy ngạc nhiên và thẹn thùng quá nên quyết định không lên núi nữa.Nhưng bà già khuyên cứ lên núi gặp thầy Long Đàm như thường .
Nếu bà ấy hỏi như vậy là tôi tôi sẽ trả lời :"Tôi không ăn tâm quá khứ, hiện ại , và vị lai gì cả:tôi đói bụng và chỉ muốn điểm cái tâm này thôi ( vỗ vào bụng đói của mình )"Những tư tưởng Tâm quá khứ không nắm bắt được, tâm hiện tại và tâm tương lai không nắm bắt được... tuy có nghĩa lý thâm sâu nhưng vẫn chỉ là những khái niệm trước một cái thực tại sống động rất rõ ràng là mình đang đói bụng.Đói thì cần điểm cái đói đó thôi, vì đó là thực tại, là sự sống trong giấy phút này và tại đây.Việc chi mà ông thầy kia phải ngán cái bà bán quán lắm mồm lắm miệng ?
Những đoạn mà chúng ta sẽ nghe đây có liên can đến vấn đề danh từ và ý niệm.Chúng ta thường dùng một danh từ để gọi một ý niệm.Và khi chúng ta nhận thức được tự thân sự vật rồi thì chúng ta nhận thấy rằng ý niệm không phải là sự vật mà danh từ diễn tả.Giữa danh từ, ý niệm, và sự vật có một khoảng cách.Danh từ và ý niệm thì bất động và chết cứng, trong khi thực tại là một dòng lưu chuyển .Đem cái khung chết cứng để chứa đựng một cái gì sống động và lưu chuyển thì không được.Cho nên ta phải cẩn thận lắm trong khi nói năng.

Tu bồ Đề , thầy nghĩ sao ?Nếu có người đem châu báu nhiều cho đến nỗi phải chất đầy cả thế giới tam thiên đại thiên mà bố thí thì người đó có được nhiều phước đức không ?
_ Bạch đức Thế Tôn , được phước đức rất nhiều
_Này thầy Tu Bồ Đề , nếu phước đó là phước thật thì Như Lai đã không nói là người đó đã đạt được nhiều phước đức.Chính vì phước đức ấy vốn không có thực thể cho nên Như Lai mới nói người ấy đạt được phước đức nhiều.Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao ?Có thể nhận diện được Như Lai qua sắc thân đầy đủ không ?
_Bạch không , cái mà Như lai gọi là sắc thân đầy đủ thì không phải là sắc thân đầy đủ , cho nên mới gọi là sắc thân đầy đủ.
_Tu Bồ Đề thầy nghĩ sao ?Có thể nhận diện được Như Lai qua tướng mạo đầy đủ không ?
_ Thưa Thế Tôn ,không.Không thể nhận diện được Như Lai qua tướng mạo đầy đủ .Vì sao ?Cái mà Như Lai gọi là tướng mạo đầy đủ thì không phải là tướng mạo đầy đủ cho nên mới gọi là tướng mạo đầy đủ.

Cụ túc sắc thân là cái thân thể của Bụt có ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp , dịch là tướng mạo đầy đủ.Trong đoạn kinh này cả Bụt , cả thầy Tu Bồ Đề đều nói là không thể nhận diện Như lai qua hình tướng sắc thân, vì hình tướng sắc thân dù sao cũng là cái tướng và trên cái tướng ấy mình dán lên một cái nhãn hiệu , gọi nó bằng một cái tên , và tên gọi cũng như tướng trạng đều là những gì có khuôn khổ và không thể nào chứa đựng được một cái thực tại linh động không có khuôn khổ
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Đoạn kinh kế tiếp cũng diễn tả cùng một tinh thần , cũng nói về danh từ , ngôn thuyết , và về ý niệm

Tu Bồ Đề, thầy đừng bảo rằng Như Lai có ý niệm :Ta sẽ thuyết pháp , đừng nghĩ như thế .Vì sao ?Nếu có người nghĩ rằng Như Lai có pháp để nói tức là người đó phỉ báng Bụt vì lẽ người đó không hiểu được điều ta nói .Tu bồ Đề , thuyết pháp có nghĩa là không có pháp nào được nói , như vậy gọi là thuyết pháp .

Lúc đó , huệ mạng Tu bồ Đề bạch với Phật rằng :"Thế tôn đời sau khi được nghe pháp này chúng sanh có thể phát sanh lòng tin hay không ?"
Bụt dạy :"Tu Bồ Đề , những chúng sanh đó không phải là chúng sanh mà cũng không phải là Không chúng sanh .Vì sao thế ?Tu Bồ Đề , cái mà Như Lai gọi là không-phải-chúng- sanh mới thực sự được gọi là chúng- sanh"

Chúng ta có còn nhớ ví dụ về cái chén trà không ?Nhìn vào chén trà , ta thấy được những yếu tố không phải chén trà trong đó thì lúc đó sử dụng chén trà mới không nguy hiểm.Nhìn vào A mà ta thấy A không phải là A thì lúc đó mới thật là thấy A.Cái A này không còn là một chướng ngại nguy hiểm nữa .Trong đoạn kinh này có danh từ huệ mạng."Huệ mạng " là đời sống của trí tuệ , một danh xưng của những vị đã đạt tới trí tuệ rồi như huệ mạng Tu Bồ Đề, huệ mạng Xá Lợi Phất ...những đoạn văn này tập cho chúng ta thấy được rằng , ý niệm . lời nói, danh từ , và những nhãn hiệu dẫn lên các ngôn thuyết và ý niệm đó đều là những khuôn khổ cứng nhắc và không thể chứa đựng được thực tại.Nhớ được điểm đó thì chúng ta có thể hiểu được những đoạn kinh ấy dễ dàng .

Tu Bồ Đề bạch Bụt :"Thế Tôn , pháp Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác mà Bụt đắc có phải là cái vô sở đắc ?"
Bụt nói :"Đúng thế , Tu Bồ Đề , đối với Vô thượng chánh đẳng chánh giác ta chẳng có một chút xíu nào là pháp sở đắc cho nên mới gọi nó là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác "

Tới đây ta mới đi tới khái niệm gọi là "vô đắc ".Nếu chúng ta tưởng tưởng ra một pháp riêng biệt mà Bụt đã đắc thì cái pháp đó không còn được gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nữa .Chính ý niệm về Vô thượng Chánh đẳng chánh giác đã làm tan biến nội dung của Vô thượng chánh đẳng Chánh giác rồi .Và vì vậy nên Bụt mới nói :"Ta không có đắc cái gì cả".Đó là tinh thần vô đắc.

Em đến đây bằng đôi mắt hồn nhiên
nhìn màu xanh của pháp thân hiển hiện
dù thế giới tan tành
nụ cười, bông hoa cũng không bao giờ còn
Tan biến
chúng ta đã được gì hôm qua ,và sẽ mất gì sáng nay ?
Em đến đây
Theo ngón tay tôi nhìn thẳng vào thế gian điểm tô bằng ảo tượng
hoa mặt trời mọc rồi
muôn hoa khác đều quay về quy ngưỡng
(Thơ Nhất Hạnh )
Hoa mặt trời được nói tới trong bài thơ là trí tuệ Bát nhã .

Đối với Vô thượng Chánh đẳng chánh giác ta chẳng có một chút xíu nào là pháp sở đắc , cho nên mới gọi nó là Vô thượng chánh đẳng chánh giác .
"Chút xíu nào" để dịch tiếng Phạn "anu" có nghĩa là "hạt nhân nguyên tử"
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên