Lời hay ý đẹp về thiền

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM




Với tôi thiền quán tâm không còn khó khăn như lúc đầu và sau đó tôi tìm ra một tài liệu để có thể hay biết sinh hoạt của tâm khá nhanh... và dễ dàng hiểu và thực hiện nó...

http://minhsat.blogspot.com/2008/11/ti-sao...-qun-nim-x.html

Friday, November 14, 2008
TẠI SAO PHẢI THỰC HÀNH TÂM QUÁN NIỆM XỨ?

1)Khi bạn hiểu rõ Tâm, bạn có thể dùng Tâm này để quán thân và thọ mộtv cách rõ ràng. Thân và Thọ chỉ có thể được quan sát bởi Tâm, chứ không gì khác.

2)Nếu bạn thực hành thuần thục Tâm Quán Niệm Xứ (Cittanupassana), bạn sẽ dễ dàng thực hành Pháp Quán Niệm Xứ (Dhammanupasssana).

3)Căn bản của Thiền Quán là hiểu rõ Thân và Tâm. Nhưng hiểu rõ Tâm thực sự quan trọng hơn.

4)Khi Thiền tập, chúng ta sử dụng Tâm để thiền, vì vậy chúng ta phải hiểu rõ Tâm.

5)Trí tuệ của bạn chỉ tròn đầy nếu bạn thực sự hiểu rõ cả Danh và Sắc.v Tâm bạn chỉ có thể nhu nhuyến và dễ uốn nắn khi bạn hiểu rõ bản chất của nó.

6)Quán Tâm giúp bạn hiểu rõ bản chất của Niệm, Định và Huệ. Chỉ khi nàov bạn hiểu rõ bản chất của Niệm, Định và Huệ, bạn mới có thể xác chứng được chúng là đúng hay sai, là chánh hay tà.

7)Phiền não chỉ diễn ra trong Tâm (không phải trên Thân). Do đó nếu bạnv không quán Tâm, bạn sẽ không nhận ra được sự hiện hữu của phiền não, và vì thế không thể hành thiền tốt đẹp được.

8)Nhờ quán Tâm bạn hiểu rõ thái độ của mình khi hành thiền. Nếu bạnv không biết mình đang hành thiền với thái độ nào (chân chánh hay không chân chánh), bạn không thể kinh nghiệm Pháp Bảo được.

9)Khi quan sát, nếu bạn không thấy cái Tâm Biết, bạn không thể kinhv nghiệm Chân Đế. Nếu chỉ đơn thuần nhìn / quan sát đối tượng, bạn sẽ bị dính chặt vào khái niệm Tục Đế.

10)Mỗi khi bạn quán Thân hay quán thọ hay quán bất cứ đề mục nào, bạnv cũng sẽ đi đến chỗ quán thấy cái Tâm Biết bởi vì đó là cách thức vận động tự nhiên của mọi Pháp. Không có con đường nào khác.

11)Khi thực hành Pháp Bảo, dù bằng bất cứ phương cách nào, bạn nhất định sẽ đi đến một trạng thái là nhận biết có một cái Tâm Biết, có chánh niệm và có chánh niệm trên chánh niệm. Tất cả mọi Pháp Hành đều phải đi đến điểm này.
...


http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=2373

Lời hay ý đẹp về thiền

Trước khi leo lên một ngọn núi lạ, bạn hãy hỏi chuyện với người mà đã từng leo lên núi ấy nhiều lần rồi.

Nếu bạn có thể giải quyết những vẫn đề của mình
Thì cần gì phải lo
nghĩ?
Nếu bạn không giải quyết được chúng
Thì lo nghĩ ích gì?



Học ăn học nói học gói học mở
Cơm tẻ là mẹ ruột


Thiền cũng như đi học (bất cứ ngành nào) cũng phải có thày giỏi và phương pháp hay (tức pháp môn) mới có kết quả tốt, và thành công chóng. Một ngày bỏ qua không thiền là một ngày uổng phí.Tham thiền là làm cho phát triển những tư tưởng mạnh mẽ và trong sạch.

Cũng như hương của cây hương trầm, từ xa bay lại, người biết tham thiền toả ra một luồng từ điển sưởi ấm lòng ai đau khổ.

Chừng nào còn tin vào giấc mơ là thật, chúng ta còn là nô lệ của nó.

Người tham thiền mỗi ngày có một sức mạnh lạ lùng không ai biết mà cũng không ai tưởng tượng được.

Thiền định là một môn tu phá chấp, rất thực tế và giản dị.

Thiền vừa là một thái độ triết lý vừa là một phương pháp tu luyện chứ không phải là một tín ngưỡng tôn giáo.

Dùng trực giác để đạt tới chân lý.

Thiền học và đạo học cùng chung với một cơ sở giáo pháp hàm chứa hai chữ tự nhiên.

Dạy con người trở về với bản tính hồn nhiên, không bị ràng buộc trong tư duy mâu thuẫn.

ở cõi đời bụi, vui với lẽ đạo cứ để tuỳ duyên.

Đói thì ta ăn, mệt thì ta ngủ

Trong nhà có của báu, đừng tìm tòi ở đâu đâu.

Đứng trước cảnh mà vô tâm, tự khắc có Phật sao phải hỏi Thiền.

Các sự kiện trong đời sống là để cho ta một bài học hay và mở rộng tầm kiến thức của mình.

Tinh thần của thiền tông cùng với tự nhiên khế hợp.

Khi đệ tử đã sẵn sàng, đạo sư sẽ xuất hiện.

Thiền là làm cái không làm, được cái không được.

Tất cả đều biến đổi không ngừng.

Lời Phật khuyên Rahula trong Kinh Majhima- Nikaya:
Ngươi nên cố gắng trau dồi :
Cái tâm từ bi để trừ những nết xấu xa hiểm độc.
Cái tâm bác ái để tẩy trừ các điều sầu khổ.
Cái tâm hoan hỉ về hạnh phúc của kẻ khác để tẩy trừ sự ganh tỵ ích kỷ.
Cái tâm bình đẳng để đem lại sự an định cho tinh thần và trừ những tật xấu xa hư hỏng.
Những pháp niệm tưởng về các vật ô trọc ở trong thân thể để khỏi si mê quyến luyến.
Những pháp quán tưởng về tính cách vô thường của vạn vật để diệt sự ngã chấp cống cao.
Những phép luyện tập về hơi thở có thể đem lại cho người hành đạo nhiều quả báu và nghị lực.
Con người là nơi nương tựa của mình. Còn ai khác có thể là nơi nương tựa đâu ? ( Dhammapada; Kinh Pháp Cú)

Hỡi những người Kalama! Chớ để bị lôi cuốn bởi những lời người ta kể lại, hoặc bởi truyền thống hoặc bởi tin đồn. Đừng bị dẫn dắt bởi quyền uy của những kinh sách, hoặc bởi luận lý và suy đoán đơn thuần, hoặc bởi những dấu hiệu bề ngoài, hoặc bởi ham thích những quan điểm tư biện. Cũng chớ nên tin vào những khả năng chưa chắc chắn, hoặc những ý nghĩ rằng " Đây là thầy ta". Nhưng hỡi người Lalama, khi nào các người tự biết rằng những điều gì đó là ác, là sai, là xấu, thì hãy dứt bỏ chúng đi...Và một khi các người tự biết rằng những điều gì đó là lành, là tốt, thì hãy nhận lấy và làm theo chúng - Kinh Anguttara

Chỉ có một đường lối đưa con người đến chỗ lặng trong, vượt thoát buồn giận, chấm dứt lo âu, nghiệm ra rành rẽ qui luật và thực tính của diễn trình cuộc sống, dẫn tới tỉnh thức và niết bàn. Đó là đường lối Gây Dựng Sức Chăm Chú Lớn Kinh Maha Satipatthãna; Đại Niệm Xứ

Giáo lý chỉ như chiếc bè, cốt dùng để đi qua sông, chứ không phải để ôm giữ lấy. Hỡi các Tỳ Kheo, khi các ông đã hiểu rằng giáo lý chỉ như chiếc bè, thì ngay cả các pháp lành (Dhamma) còn nên lìa bỏ; huống nữa những điều chẳng phải pháp lành( Adhamma) thì lại càng cần dứt bỏ biết chừng nào - Kinh Majjhima - Nikãya

Phật pháp là từ bi, Đức Phật trong sự bình dị lấy trí tuệ lấy tình thương để cảm hoá người chứ không thích dùng pháp thuật để mê hoặc người.

Tấm lòng từ bi là pháp bảo quí giá trên mọi của báu trên thế gian.

Nơi nào mà không có tình yêu thương chân thật thì nơi đó con người có sự nghèo khổ.

Huyên môn là một khoa học về năng lượng.K
Khoa huyền môn là một cách thế sống ở đời, chứ không phải là sự lẩn trốn vào sự trừu tượng có tính cách mơ hồ hay thần bí

Hạnh phúc là sự phản ánh ra bên ngoài của một sự giải thoát tâm linh, trong đó nỗi hân hoan của linh hồn toả chiếu trên toàn cuộc sống

Trong việc tìm kiếm thực tại, năng lực sẽ tự tạo ra kỷ luật riêng của chính nó. Con người đang đi tìm kiếm thực tại tức thời trở nên một loại công dân chân chính

Người có Đạo Tâm không nhất thiết phải có tính chất tôn giáo

Ngọn cỏ tìm bè bạn đông đảo dưới đất, cái cây tìm sự cô đơn ở trên trời. - Tagore

Thật là dễ dàng khi bình phẩm về người khác theo quan điểm hẹp hòi của mình, càng khó hơn nữa là việc tìm hiểu và yêu thương họ, tuy nhiên đó lại là phương tiện duy nhất để đưa họ hướng về chân như đại ngã

Trang - Tử kể rằng : " Suối cạn, cá cùng bị mắc cạn với nhau trên đất bèn cùng nhau lấy ướt mà đắp nhau, lấy nước dãi mà thấm cho nhau sao bằng cùng ở sông hồ mà quên nhau

Sự giầu có lớn nhất là lòng từ bi

Hạnh phúc lớn nhất là tâm thanh tịnh
Kinh nghiệm là vật trang sức đẹp nhất
Người bạn đường tốt nhất là người không ham muốn
Hãy hiến mình cho điều quí báu nhất
Không ai là kẻ thù của anh, tất cả mọi người đều là người dạy anh

Hãy cho và có thói quen cho, hãy tìm cái mà các bạn có thể cho được, không chỉ là một lời an ủi hay một nụ cười, hãy quyết định lấy cái mà các bạn có thể cho được, sau khi suy nghĩ hãy đặt thành điều tâm niệm và thực hành. Bất cứ cho cái gì bạn hãy để vào đó một tình yêu thực sự

Môn khoa học dạy về các nghề và các thuật chỉ là khoa học để kiếm sống.Nhưng khoa học dạy về sự giải thoát của đời thường phải chăng là một khoa học đích thực
Một chiếc áo đã được giặt một trăm lần
Làm sao nó trở thành sạch sẽ
Nếu được giặt trong nước bẩn thỉu
Phương pháp tốt nhất để đạt tới trí tuệ là sự cố gắng không ngừng
Kẻ thuộc lòng nguyên lý mà không thực hành
giống như kẻ nhắm mắt sau khi thắp ngọn đèn

Ai có thể nói chắc rằng mình sẽ sống đến ngày mai
Nếu bạn không thể hoà nhập giáo pháp (sự ứng dụng của Thiền) vào các sinh hoạt hàng ngày, bạn sẽ bị trói buộc bởi thời thiền
Người nào không có công đức sẽ không có thái độ cao quí. Người nào tích luỹ công đức sẽ có tâm cao quí.
Đừng bám giữ vào bất cứ cái gì. Chính sự bám giữ là gốc rễ của trói buộc
Hãy giao thiệp với những ai tinh tấn trau dồi đức hạnh
Bạn sẽ không tìm thấy hạnh phúc trừ phi bạn để cho tâm trí bạn thoải mái
Thỉnh thoảng kiểm soát xem mình có bị ô nhiễm bởi lòng vị kỷ hay không. Bạn sẽ không thành công nếu còn bị sự vị kỷ làm ô nhiễm, dù chỉ một chút
làm việc gì, hãy tập làm việc đó vì lợi ích của tất cả, nếu tập coi người khác quan trọng hơn chính mình, thì sẽ đạt được vô số phẩm tính nhờ kết quả của việc luyện tập này
Nếu không gây dựng Bồ Đề Tâm (tâm từ bi) bạn sẽ không đạt được giác ngộ dù bạn có thể quán thông chân ngôn và có nhiều quyền năng

Không có từ bi, bạn sẽ thành ngoại đạo tà kiến dù có nhận mình là gì đi chăng nữa
Mười hạnh quí của thiền nhân
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sinh
Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy
Thứ ba, cứu xét tâm tính thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo
Thứ tư, xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường
Thứ năm, việc làm đừng cầu mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường, kiêu ngạo
Thứ sáu, giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa
Thứ bảy, với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng
Thứ tám, thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân mà có mưu đồ
Thứ chín, thấy lợi thì đừng nhúng tay vào, vì nhúng tay vào thì si mê phải động
Thứ mười, oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả
Cổ ngữ Tây Tạng
Gieo ý nghĩ gặt hành động
Gieo hành động gặt thói quen
Gieo thói quen gặt tính cách
Gieo tính cách gặt số phận

Gieo Cái Không gặt Tình yêu hoặc Thiền định. - OHSO

Để thấy thế gian trong hạt cát
Và bầu trời trong đóa hoa rừng
Hãy nắm hư không trong bàn tay
Và vĩnh cửu trong một khoảnh khắc

Phương pháp của tôi cân bằng với phương pháp thiền - Gs. OHSAWA (thiền đại thừa!)

Cái gì không gọi được tên, không thể định nghĩa, vô khuôn, chỉ có trải nghiệm bằng thân chứng mới hay biết, cái đó là Chân Thiền


--------------------
________Ngọc Trâm_________

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=2370
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên