Thiên Không

Vài câu hỏi & trả lời về sự tiến triển trong Thiền Tuệ

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
31949979_2130880520464564_7396281120796442624_n.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
Hỏi - đáp với một người Sư huynh về trạng thái Không trong tu thiền của Thiên Không...


- A: Không nên tìm kiếm xa hơn những thứ khác, ở bên ngoài thân-tâm-cảnh này TK ạ. Tìm kiếm diệt khổ thì sẽ không bao giờ thấy khổ.

Thân- tâm-cảnh không phải là hướng ngoại cầu huyền và càng không phải hướng nội tầm không để bị trầm không trì tịch. Cả 2 cái trên đều là cực đoan. Hướng ngoại thì đánh mất mình, hướng nội thì đi tìm mình, như vậy chừng nào mới gặp cho được ???

Thực tại ở nơi không tìm kiếm
Trong ngoài, động tĩnh thường đổi thay
Trở về có nghĩa là buông xả
Không chút mong cầu, pháp tự trôi


Thọ xả là vướng mắc của thiền định. Vì thế, khi ở trong trạng thái ấy thường xuyên thì một là cho là chứng đắc, hai là đâm hoảng, mất phương hướng.

- B: Xin phép trình bày rõ ràng, cho Huynh nắm tình hình của đệ, đệ quán sát những trạng thái sinh-diệt của tâm thức, tới mức bỗng thấy mất hết, không còn sinh nữa, liền nhập luôn vào trạng thái Không còn thấy sinh diệt nữa, và hậu quả là thọ xả xuất hiện và biến mất liên tục liên tục như vậy cả mấy tháng nay, chỉ cần chú ý quan sát mọi thứ xuất hiện và biến mất - rất nhanh, thì tâm thức rơi ngay vào trạng thái này, khi niệm Phật : namo tassa... được vài câu thì tự thấy sự biến mất của từng âm thanh niệm, trạng thái Không này lập tức xuất hiện. nhưng chỉ khi không thấy rõ sự xuất hiện và biến mất của thọ xả thì sẽ bị như vậy, nhất là mất phương hướng, dù ở trong tình trạng Không có gì, nhưng tâm vẫn biết rõ trạng thái Không có gì ấy. Sư phụ nói đó là Tánh Biết thì luôn Biết.

- A: Trạng thái Không này, bản thân nó cũng thay đổi, sinh diệt. Khi ở trạng thái này mà bị như TK thì có nghĩa là bạn bi mất cân bằng giữa tỉnh giác và định. Vì tập khí định mạnh quá nên khi vừa thấy sinh diệt thì tâm liền dính vào đề mục ngoài ý muốn (sinh diệt) này. Và như vậy cái thấy biết liền bị che lấp đi. Theo mình thì bạn nên quan sát nhiều hơn trong các hoạt động, bớt ngồi thiền, niệm phật.

Thân thọ tâm pháp tự nhiên luôn trôi liên tục, đan xen nhau, không cần lựa chọn gì cả, ở mọi lúc mọi nơi. Quan sát thường xuyên thì định sẽ giảm xuống, cân bằng với tỉnh giác, và cái thấy-biết này từ từ sẽ rõ lên. Bạn không bao giờ rơi vào hoài nghi nào cả với cái thấy biết này.

- B: vậy cho đệ hỏi, nếu như không ngồi thiền niệm Phật nhiều mà cứ để tâm tự nhiên thong thả thì trong cuộc sống bình thường, lại thấy hình ảnh này quá thường xuyên (hình ảnh chuyển động nhanh của mọi vật diễn ra trước mắt) tới mức nhàm chán thì nên làm gì tiếp theo?

- A: Đó là sức mạnh của "nhất tâm", dù bạn không tác ý nhưng nó vẫn tự ứng ra để chụp hình rồi dính vào đề mục một cách vô thức.

- B: vậy em phải quan sát cái vô thức này luôn à? nó chạy nhanh lắm đó, mới nhá lên là tắt ngay.

- A: Cái tập khí này, khi bạn nhận ra được thì tốt lắm rồi. Quan trọng là đừng tìm cách dẹp hay thay đổi nó liền, nếu không bạn lại tiếp tục rơi vào cái bẫy vi tế này mà phát triển tâm sân (sau bao nhiêu kiếp phát triển cái tâm tham đắc định). Hãy nên hoạt động thân tâm nhiều lên (đi bộ, bơi lội, khiên vác phù hợp với sức mình, ...) và quan sát cảm thọ trong các hoạt động này.

- B: vụ này em còn thấy wải chè đậu nữa là. mấy hoạt động đó, em ko dám chú ý quan sát nhiều vì dễ bị rơi vào khoảng trống đó lắm, và dễ thấy thân mình như 1 con robot, ngay cả bình thường mà còn thấy rời rạc từng bộ phận, hoạt động như robot.

- A: Dĩ nhiên là khi bạn quan sát nhiều quá thì lại rơi vào một sự mất cân bằng khác. Đó là quên đi thực tại của sự hoạt động đó.

- B: chính xác ! cái bệnh ở đây là quan sát một khu vực nào quá kỹ là nó sẽ biến thành đề mục định, và lập tức cái Không kia được khởi động.

- A: Như đang đi bộ, bạn phải cân bằng trong cả 2 phía động - tĩnh. Động là thấy rõ đường đi bằng phẳng hay gồ ghề, đèn xanh hay đỏ, có người đi phía sau phía trước hay không, gió mạnh hay nhẹ, cây to cây nhỏ, hơi thở mạnh hay nhẹ, tay chân chạm quần áo, ...Tĩnh là thấy rõ sự thay đổi của những cái đó, không mong muốn, không khó chịu, không thắc mắc. Hai cái động tĩnh này cân bằng với nhau thì cái thấy mới hiển lộ.

Như cái hình bạn gửi (hình ảnh chuyển động nhanh của mọi vật diễn ra trước mắt), nếu tỉnh giác đủ mạnh so với định thì cái thấy của tánh biết biết rõ chúng khác nhau (khác về vị trí, về thời gian chẳng hạn). Khi đó nó không có nhàm chán trong đó.

0dd21905cd554080f793699de84a8c21--dance-photography-amazing-photography.jpg



- B: huynh quả rất tinh tế !!! đúng là lúc ấy chỉ có cái Biết hiện diện thôi, nhưng ngay sau đó là cái sinh-diệt liên tục xuất hiện. đôi khi quan sát sự biến chuyển liên tục, dễ bị mệt mỏi xen vào, khi ấy có nhàm chán. nếu ko đủ kiên nhẫn quan sát tiếp thì lại theo thói quen cũ, tâm nhảy vào khoảng không.

- A: Bạn phải linh động chứ không nên đi theo lối mòn của thiền định. Linh động vì động - tĩnh - sinh diệt - sân bực - khoảng không, chúng đến đi đan xen nhau. Đừng bỏ sót cái nào, mà cũng đừng chọn khinh - khen, lấy - bỏ cái nào cả. Như vậy từ từ bạn sẽ thoát ra khỏi lối mòn cũ.

Bạn đã trải qua rất nhiều cố gắng để đạt được các trạng thái định cao như vậy. Vì thế, không có lý do gì để bạn không thể tinh tấn buông bỏ những sai lệch để trở về đúng hướng. Khoảng không mà bạn nhàm chán, sự sân bực đang có chính là 2 người Thầy cao quý đang đồng hành với bạn trong lúc này đó ! Khi bạn trải nghiệm cái Thấy - Biết thực sự thì bạn sẽ tự có câu trả lời.

- B: thật xúc động khi nghe những lời tán dương cũng như trách khéo của huynh!

- A: Tặng TK mấy câu :

Thấu rõ sự vô thường
Mới trọn vẹn chữ thương
Không tình, tâm lặng lẽ
Trên từng bước dặm trường
Ta, người đều không có
Trao nhận chẳng luyến lưu
Khoanh tay nhìn tan hợp
Vậy, chỉ vậy thôi mà !




Gọi là cặn bả của thánh nhân
Phải thuyết tuyên nơi chốn hồng trần
Kinh điển vốn chỉ là phương tiện
Tự dính vào rồi hỏi tìm chân ?
Khổ và nhân khổ chẳng trong kinh
Xúc cảm đến đi ở nơi mình
Hướng về câu chữ tìm chân lý
Moi kinh cầu đắc, mãi tử sinh...


- B: xin đáp lại để tỏ lòng biết ơn nhân duyên này:

Bậc trí thường tĩnh lặng
Trước mọi chuyện trên đời
Không tâm vào tịch tĩnh
Đem an lạc cho đời
Hữu duyên là thiện hữu
Gặp gỡ và thỉnh pháp
Thuyết pháp và hành pháp
Ấy là pháp chân thật
Người cao ngồi ghế cao
Ứng vị tâm thanh cao
Hư không tìm chẳng thấu
Một ánh sáng đường sao
.
 

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
Hiện tại là pháp Chân đế...

- Hỏi: vì sao hướng tới thời điểm hiện tại thì mọi thứ không có gì để bận tâm, còn hướng tới đời sống thì đủ chuyện phải để ý?

- Đáp: Hiện tại là chân đế. Ở đó không có ta hay tự ngã của ta. Không có bóng dáng của khái niệm. Vì vậy mọi thứ chỉ là tiến trình sinh diệt. Còn đối với hiện tại tục đế thì ta phải sống trong khái niệm. Do đó ta sẽ bị phiền não chi phối. Bởi vậy mới cần phải có môi trường tu tập tốt. Rồi dùng tâm thiền ấy sống với thế gian.

 

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
Làm ơn post bài phù hợp nha Lão huynh Khuclunglinh! Gì mà có đực, cái, vợ chồng, nuôi con, cắt tiền gạo gì trong bài tu thiền vậy trời??? Post lộn chỗ hay mất chánh niệm hay sao, có say xỉn không vậy!!!

Kính bạn TK:
vậy là sao ? [smile]
núi đá trăm hoa cũng vậy là
nhất lòng một dạ .. vẫn là ta
nuôi con ai cắt tiền cơm gạo
lúa hết con gầy .. cảnh xót xa
có phải tại đời hay đổi gió ?
- vợ chồng một cặp .. lắm con ra
ờ xem đực cái .. từ đâu nhỉ
nhất cũng như ông .. nhị giống bà ...
mà đúng không ? [smile]
KLL
 

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
Làm ơn nha, post đúng chỗ đúng bài nha Lão huynh Khuclunglinh! Trước khi post vui lòng xem kỹ tựa đề bài nha Huynh! Đây không phải là chuyên mục Thiền Tông ạ, xin lỗi dù có là pháp thiện mà không đúng chỗ đúng lúc cũng như là pháp bất thiện ạ!

mà đúng không ? Trật đường rầy rồi là em xin phép dọn dẹp cho gọn gàng nhé ông Lão ơi!

Kính!


ha ha ha ha .. KÍNH MOD TK:

mí cái này là THƠ THIỀN MÀ ... nếu mà GẶP NGƯỜI GIẢI THÍCH ĐÚNG .. thì là ĐÚNG THÔI [smile]

*** nhất là THIỀN TÔNG .. không bị TRANG NGHIÊM làm gò bó .. mà chỉ Ý THANH TỊNH làm đầu .. phải hông ? [smile]

TRỰC CHỈ CHƠN TÂM mà ..

- Chơn = NHẤT = VÔ SANH .. tức là ĐỰC

- Không Chơn = NHỊ = SANH .. tức là CÁI [smile]


Chân thỏ đực mơ hồ

Mắt thỏ cái mơ màng

hai con là một cặp ..

mãi mãi chẳng gần nhau ...


NHẤT không đồng LƯỠNG

tề hàm vạn tượng - Tín Tâm Minh, Tăng Xán


mà đúng không ?


Kính
 

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
16 Tuệ giác của Thiền Tuệ (***)

A. PHÀM PHU TUỆ (có thể tập luyện để thành tựu):

1- Nàmarùpa paricchedanàna - Tuệ Phân Tích Danh Sắc

2- Paccayapariggalanàna - Tuệ Phân Tích Nhân Quả (Tuệ Phân Biệt Nhân Duyên).

3- Sammasananàna - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã. (Tuệ Thấu Đạt)

4- Udayabbayanàna - Tuệ thấy sự Sanh-Diệt của Danh Sắc.

5- Bhanganàna - Tuệ Diệt

6- Bhayanàna - Tuệ Sợ

7- Adinavanàna - Tuệ thấy Hiểm Nguy của Ngũ uẩn

8- Nibbidanàna - Tuệ Chán nản

9- Mũncitukamyatanàna - Tuệ muốn Giải thoát

10- Patisankhanàna - Tuệ Suy Tư

11- Sankharùpekkhanàna - Tuệ Xả Hành

B. THÁNH TUỆ (tuệ Siêu thế không thể tập luyện bằng ý chí mà do Ba la mật chín muồi):

12- Anulomanàna - Tuệ Thuận-Thứ

13- Gotrabhunàna - Tuệ Chuyển Tánh (còn gọi là Tuệ "Cắt dòng phàm", thay đổi tâm phàm nhân thành tâm Thánh nhân)

14- Magganàna - Đạo Tuệ (đắc Đạo)

15- Phalanàna - Quả Tuệ (đắc Quả)

16- Pacechavkkhananàga - Tuệ Kiểm-soát Phiền-não và Tuệ Niết-Bàn (Tuệ Phản Khán = tuệ xem lại)
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Reputation: 85%
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
- Hỏi: vì sao hướng tới thời điểm hiện tại thì mọi thứ không có gì để bận tâm, còn hướng tới đời sống thì đủ chuyện phải để ý?

- Đáp: Hiện tại là chân đế. Ở đó không có ta hay tự ngã của ta. Không có bóng dáng của khái niệm. Vì vậy mọi thứ chỉ là tiến trình sinh diệt. Còn đối với hiện tại tục đế thì ta phải sống trong khái niệm. Do đó ta sẽ bị phiền não chi phối. Bởi vậy mới cần phải có môi trường tu tập tốt. Rồi dùng tâm thiền ấy sống với thế gian.



Hihihih ... hiểu được cái "thực tại hiện tiền" chính là Bồ Tát vậy ... ấy nhưng mà có được không ? ...

Đến như Thầy Nhất Hạnh kia còn phải đang tìm kiếm đó sao ?
 

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
Dạ, cũng như cái hiểu biết của một lớp học cũng không đồng, tuy cùng tên gọi là học sinh lớp 12 nhưng trình độ học cũng khác nhau, có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu thì cũng tương tự vậy ở đây, đâu biết được ai được tới đâu sự chứng nghiệm này. Hơn nữa là lĩnh vực của Tâm lý, chứ không phải vật chất mà đong đếm, hơn thua cụ thể qua những con số rõ ràng ạ.

Thế nhưng, Nam tông nói A mà chưa chắc Bắc tông đã đồng ý đó cùng là A, cho nên tông này cho là như vậy nhưng tông nọ lại bảo không đúng. Thời nay quy chuẩn chứng đắc không thống nhất, nên so sánh chỉ thêm hý luận thôi, có ích gì đây ?

Theo thói thường hay lấy tên tuổi bậc cao hạ, người nổi tiếng ra so sánh thiệt hơn, nên cứ chìu theo thế gian mà tung hô những người nổi danh như vậy đi, đúng sai gì chỉ bản thân tự mỗi người là hiểu rõ nhất. Nếu có Đức Như Lai thì Ngài sẽ xác định được quả vị của từng người, được thế thì không còn ai nói nhẹ nói nặng ai nữa ạ.

Thân ái.

----------------------

Hihihih ... hiểu được cái "thực tại hiện tiền" chính là Bồ Tát vậy ... ấy nhưng mà có được không ? ...

Đến như Thầy Nhất Hạnh kia còn phải đang tìm kiếm đó sao ?
 

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
Tu thiền tuệ *** - nghĩa là Cuộc sống đang là...

- Hỏi: Khi em nhắm mắt ngồi thiền, thấy bên trong tâm thức là sự trống rỗng, yên tịnh, có lẽ đó là bản chất của tâm chăng?

- Đáp: Không phải ! Đó chỉ là "trạng thái" thiền thôi chứ không phải là bản chất của tâm.

- Hỏi: Trong sâu thẳm đó có 1 sức hút, em nghĩ đó là đổng lực của tâm tham, sân, si gì đó, nó tạo ra sức mạnh cho thân khẩu phải làm theo. nhưng trong hoạt động của 5 căn giác quan (sinh hoạt trong cuộc sống) thì mới có phản ứng này nọ.

- Đáp: Đây cũng chỉ là một trong vô số hiện tượng xảy ra trong thiền định. Sức hút mà em nói, là gì gì cũng vậy, đơn giản là chỉ một hiện tượng, khi mà sự nhất tâm quá mạnh thì những hiện tượng này sẽ xảy ra. Và chúng hiện ra rõ ràng, mãnh liệt một cách tỷ lệ thuận với sự nhất tâm. Mãnh liệt đến mức tâm "cho là", "đinh ninh là" và "chắc chắn là" : đây là tuyệt đối, đây là giác ngộ, giải thoát ! Chúng có 1 đặc tính chung : KHÔNG BỀN ! Vì sao? Vì rất đơn giản, khi ta rời khỏi trạng thái này, sẽ như em nói, "ôi thôi đủ chuyện" !!! Mà hành gì không bền, hành đó là do duyên sinh !

- Hỏi: Em vẫn chưa nắm được quy luật hoạt động lúc yên lặng (nhắm mắt) có gì khác với lúc mở mắt tiếp xúc cảnh cuộc sống, vì sao trong nhắm mắt thì thân yên lặng ko sao cả, khi mở mắt ra thì ôi thôi đủ chuyện

- Đáp: Quy luật thì không khác. Chỉ khác ở chỗ "hoại pháp": đó là sự nhắm mắt có chủ ý muốn rèn luyện để thành tựu cái gì đó (tư tác) dẫn tới kết quả là gặp các hiện tượng tương ứng, và mở mắt một cách miễn cưỡng thì kết quả chỉ thấy sự phiền toái của cảnh mà không thấy được mặt tích cực. Đây chính là cái khác nhau, còn sự giống nhau là em chỉ thấy có 1 mặt của sự việc.

- Hỏi: Vậy thì cái Thiền *** ứng dụng làm sao để trong cuộc sống bình thường mình không bị tham sân si chi phối mới là quan trọng, phải không anh?

- Đáp: Vấn đề ở đây là chúng ta hiểu sai chữ ***, và lạm dụng nó. *** nghĩa là "thấy thật như là" một cách khách quan chứ không phải "minh sát". Chữ "sát" có nghĩa là chủ ý, cố ý, chủ quan. Vì vậy, *** là thấy tham, sân si như chúng "đang là..." (chúng đang tự sinh tự diệt) chứ không phải chủ quan canh me tìm tham sân si để diệt chúng. Đó chính là nguyên lý nền tảng.

Hiện trạng của em là một hình ảnh thực tế của sự khó khăn ở thời mạt pháp, khi mà chúng ta chỉ còn dựa vào kinh điển để mài mò lối đi,không biết như thế nào là đúng hướng hay sai hướng. Mình bị gắn chặt vào các chữ cao sang, xa xỉ như minh sát tuệ, 16 tầng minh sát, tứ niệm xứ, các bậc thánh,... là những cái ảo mà quên lãng (hay không biết) cái thật "đang là" gì!

Em mở mắt thấy "ôi thôi đủ chuyện", chúng mới là thật đó em! Người giải thoát không bị cuốn hút theo chúng (tham) và cũng không ghét bỏ chúng (sân) vì thấy bản chất thật (vô thường) của chúng (vô si, tỉnh giác). Đó chính là ***: "khi xúc chạm sự đời, tâm không động không sầu!"

Và người giác ngộ cũng chính là người sành điệu cuộc sống nhất ! Có sành điệu, trải nghiệm, nếm nhiều và đủ sự đời thì mới thấy biết rõ thật giả, để không bị đời lừa mà chạy theo cái ảo, bỏ cái thật.

Anh chân thành khuyên em là nên bắt đầu sống hết mình với con mắt mở đi đã, lúc đó em sẽ không bị lôi kéo bởi con mắt nhắm. Và khi có điều kiện thích hợp để mắt nhắm thì cái tâm tịch tĩnh vẫn như vậy, không sinh không diệt theo cái nhắm-mở nữa.

Mọi người cứ chạy theo hình ảnh Đức Phật từ bỏ đời sống sung túc thế gian để tìm chân lý, để rồi bắt chước theo 1 cách hình thức, hời hợt. Họ quên rằng Ngài từ bỏ chúng là do Ngài đã quá sành điệu chúng rồi ! Còn chúng ta, đời sống này, chúng ta đã sành sõi thành công, giàu có, đời sống tình cảm sung túc chưa mà đã vội chối bỏ chúng ???

Hãy suy ngẫm nghiêm túc...

- Hỏi: Pháp 3 Chi câu số 104.Không thỏa mãn:
"- Này các Tỷ-kheo, hưởng thọ ba sự ở đời, không bao giờ thỏa mãn. Thế nào là ba?

- Hưởng thọ ngủ nghỉ, này các Tỷ-kheo, không bao giờ thỏa mãn.

- Hưởng thọ rượu men rượu nấu, này các Tỷ-kheo, không bao giờ thỏa mãn.

- Hưởng thọ sự dâm dục giao hợp, này các Tỷ kheo, không bao giờ thỏa mãn."

(Kinh Tăng chi bộ)


- Đáp: 3 điều trên không có gì mới mẻ với giới tu hành. Tuy nhiên, chúng ta thường chuyển từ thái cực này sang thái cực kia trước những lời dạy này.

Tại sao sự hưởng thọ 3 điều kia không bao giờ được thoả mãn ? Tại vì tham muốn cực đoan. Còn như ngủ điều độ (Đức Phật và các Thánh tăng vẫn ngủ điều độ theo nhu cầu cơ thể của mỗi vị), dùng rượu điều độ để chữa bệnh (các vị tăng thời Đức Phật vẫn dùng), quan hệ tình dục vợ chồng (chánh dâm) thì đâu có vấn đề gì.

Và sự điều độ ở đây, không có thước đo chung, mà mỗi người trí phải tự thấy ra cho chính mình. Điều gì ta còn ham muốn, thích thú một cách cực đoan thì đơn giản là ta chưa thấy ra sự nguy hại của nó, chỉ có vậy thôi. Chưa thấy ra thì cứ thọ hưởng cho đến khi tự thấy ra thì sẽ trở nên sành sỏi mà tự động từ bỏ thôi.

Còn như nghe người ta hù (ngay cả nghe Phật hù) thì cũng chỉ là lời người trả người, vào tai này ra tai kia mà thôi. Cái này là tu bắt chước chứ đâu phải tu giác ngộ giải thoát!

Ai chỉ nghe hù mà rúng động, từ bỏ liền thì người đó chẳng qua đã thọ hưởng tới nơi tới chốn trong tiền kiếp rồi, vị ngọt cũng đầy đủ và hậu quả cũng tràn trề, nên bây giờ chỉ nghe là ngộ ra liền, gọi là đủ duyên !

Vì thế, cứ thành thật và sống tới bến với tham sân si của chính mình thì mới thấy được trọn vẹn chúng. Đó chính là ***.
 

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
31437337_365995150563116_3331468082668371968_n.jpg


Đức Phật và Long vương Muncalinda
 

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
Giới thiệu tóm tắt về Thiền Tuệ trong PG Nguyên Thủy

Thiền tuệ, thiền quán hay thiền minh sát (vipassanā bhāvanā) là một sự thể nghiệm nhuần nhuyễn, kết hợp toàn bộ yếu tố Bát Thánh Đạo gồm tám chi, trong đó có ba chi then chốt đóng vai trò dẫn đạo là:

- Chánh tinh tấn (sammā vāyāmo)
- Chánh niệm (sammā sati)
- Chánh kiến (sammā diṭṭhi)

Ở đây, trong ba yếu tố này, chánh kiến là yếu tố chính trong thiền tuệ, khởi đầu được thể hiện dưới hình thức tỉnh giác (sampajaññā), chánh tinh tấn và chánh niệm làm nền tảng, năm yếu tố còn lại (chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh định) làm nhiệm vụ hỗ trợ.

Thiền tuệ nhằm mục đích tuệ tri (pajānāti) như thật (yathā bhūtaṃ) thực tánh (sabhāva) trong chân nghĩa pháp (paramattha dhamma):

Thực tánh của pháp hữu vi tạo tác (saṅkhārā) có ba tướng trạng chung (sāmañña lakkhaṇa) là vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) và tướng trạng riêng (visesa lakkhaṇa) của mỗi pháp, như mỗi tâm, tâm sở, sắc đều có tướng trạng riêng. Ví dụ: sân khác tham, từ khác bi, sắc nhãn khác sắc nhĩ v.v...

Thực tánh của pháp vô vi (asaṅkhàra) Niết-bàn có tướng chung là vô ngã (anatta) và tướng trạng riêng là vắng lặng (santi). Vắng lặng ở đây không có nghĩa là một trạng thái yên ắng bất động, mà là hoàn toàn vắng bóng vô minh, ái dục, phiền não, khổ đau của thế giới tập đế và khổ đế.

Trích THIỀN PHẬT GIÁO - NGUYÊN THỦY VÀ PHÁT TRIỂN
Tác giả: HT. Viên Minh - Trụ trì chùa Bửu Long, Q.9, Tp.HCM

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Làm ơn nha, post đúng chỗ đúng bài nha Lão huynh Khuclunglinh! Trước khi post vui lòng xem kỹ tựa đề bài nha Huynh! Đây không phải là chuyên mục Thiền Tông ạ, xin lỗi dù có là pháp thiện mà không đúng chỗ đúng lúc cũng như là pháp bất thiện ạ!

mà đúng không ? Trật đường rầy rồi là em xin phép dọn dẹp cho gọn gàng nhé ông Lão ơi!

Kính!


Ha ha ha .. Kính bạn TK:

chỉ nói mí cái này thì không đúng đâu ... CUỐN SÁCH DÙ KHÓ ĐỌC MẤY ... thì vẫn là để cho CON NGƯỜI THÌ ĐÓ MỚI LÀ THẬT [smile]

- cho nên TK đừng mang đến một cuốn sách bởi vì bạn sẽ nếm mùi thất bại .. .. mà bạn TK nên mang đến "CHO NGƯỜI TA" MỘT CUỐN SÁCH mà người ta thấy có nhiều giá trị trân quý ... đó mới là chỗ đúng ...phải hông ? ...

cho nên ... thiếu đi con người .. thì cuốn sách đó trở thành vô dụng [smile]

mà đúng không ?

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
Chỉ cần Lão huynh viết khéo khéo tí là được thôi mà! Chịu khó đừng lấn sân qua chủ đề khác là ổn.

Ha ha ha .. Kính bạn TK:

chỉ nói mí cái này thì không đúng đâu ... CUỐN SÁCH DÙ KHÓ ĐỌC MẤY ... thì vẫn là để cho CON NGƯỜI THÌ ĐÓ MỚI LÀ THẬT [smile]

- cho nên TK đừng mang đến một cuốn sách bởi vì bạn sẽ nếm mùi thất bại .. .. mà bạn TK nên mang đến "CHO NGƯỜI TA" MỘT CUỐN SÁCH có nhiều giá trị trân quý ... đó mới là chỗ đúng ...phải hông ? ...

cho nên ... thiếu đi con người .. thì cuốn sách đó trở thành vô dụng [smile]

mà đúng không ?

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
tenor.gif


-----------------------
Ha ha hahahaha .. vậy bạn TK tự mình trải nghiệm MANG 1 CUỐN SÁCH CHẲNG AI ĐỌC vì họ không thấy giá trị của nó ... cho những người KHÔNG BAO GIỜ ĐỌC NÓ [smile]

chừng nào cảm thấy lời tui nói đúng thì tui mới nói tiếp ..[smile]

KLL

mà đúng không ? Dạ Ngài không nói, không ai nói Ngài câm đâu ạ! Cứ "giữ sự Thanh tịnh của bậc Thánh" đi ạ! mà Ngài hiểu ý nghĩa: giữ sự Thanh tịnh của bậc Thánh là gì không?

Kính Ngài ạ!
 

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
Dạ, dàn nào cũng có giá trị của nó ạ!

Mà đúng không? :icon_klatsch:


ha ha ha .. kính bạn TK:

một CÁI DÀN chả có dây gì leo nó .. chắc chắn không phải DÀN "THIÊN" LÝ [smile]

phải hông ?

mà đúng không ?

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
chanh-niem-thuc-tap-thien-quan-bia.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top