dieuduc

Luận đại trí độ - nghĩa cơ bản

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kính thầy viên Quang,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->d/đ rất cám ơn lời khích lệ của Thầy.

Vâng, d/đ cũng nghĩ chúng ta nên thêm đoạn luận cùng với lời thích nghĩa của Thầy.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
LUẬN:

Nói về 10 Phật lực, nên phân biệt có 3 trường hợp. Đó là:
- Bồ tát tuy chưa được Phật Đạo, nhưng do tu tập 10 Phật lực mà dần dần sẽ vào được Phật đạo.
- Bồ tát tu tập 10 Phật lực, đã vào được Phật Đạo, và đang cầu được tâm Tát Bà Nhã.
- Bồ tát tu tập 10 Phật lực, đã vào được Phật Đạo, và đã tương ưng với Tát Bà Nhã.
....... Chỉ có hạng Bồ tát sau cùng mới hợp với Tát Bà Nhã. còn hai hạng Bồ tát trên chưa hợp được với Tát Bà Nhã.

....... Lại nữa, Tát Bà Nhã là rốt ráo không, là chẳng thấy được nên chẳng có hợp, cũng chẳng có không hợp.
Vì sao ? Vì nói Bồ tát "chẳng thấy" không có nghĩa là Bồ tát "không thấy", mà mang ý nghĩa là : Vì biết các pháp rốt ráo là "Không" , nên " không thèm thấy" có hợp hay không hợp.
Và d/đ cũng muốn giải thích thêm về việc biết các pháp rốt ráo “Không”.
Vì nếu căn cứ theo lời luận này của Tổ Long Thọ - thì - việc biết các pháp rốt ráo “Không” - là - biết các pháp KHÔNG THỂ HÒA HỢP ĐƯỢC. Vì không thể hòa hợp - nên chẳng thấy có sự hòa hợp. Và vì chẳng thấy có sự hòa hợp - nên Bồ tát mới chẳng nói có hòa hợp, cũng chẳng nói không có hòa hợp

Các pháp không thể hòa hợp với nhau được - là hai pháp : thật pháp và pháp hư vọng. Nhưng vì Phật Pháp là thật pháp - còn pháp sanh tử là hư vọng.
Cho nên, muốn thoát sanh tử thì chúng ta phải tu pháp thoát sanh tử - mặc dầu trong giáo lý của đạo Phật cũng có giảng nói về pháp sanh tử.


Sở dĩ đức Phật Thích Ca giảng nói về pháp sanh tử - là vì chúng ta đang trong vòng sanh tử. Do đó, lời giảng về pháp sanh tử - chỉ để tránh chứ không phải để tu học theo.


Và d/đ nghĩ - nghĩa cơ bản của đoạn luận Thầy trích dẫn - là trong Phật đạo có 3 hạng Bồ tát. Trong ba hạng Bồ tát này - thì chỉ có hạng Bồ tát sau cùng mới có thể biết các pháp không thể hòa hợp. Nghĩa là, không phải vị Bồ tát nào cũng hiểu rõ về Phật Pháp.

Và theo d/đ nghĩ - thì lời giảng _ nói về việc Bồ tát niệm chư Phật trong ba đời - là nói - với các vị Bồ tát chưa hiểu rõ về Phật Pháp.

Kính

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Luận Đại Trí Độ - nghĩa cơ bản

LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ Lược giải - Phẩm (4) Vãng Sanh
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?23896-LU%E1%BA%ACN-%C4%90%E1%BA%A0I-TR%C3%8D-%C4%90%E1%BB%98-L%C6%B0%E1%BB%A3c-gi%E1%BA%A3i-Ph%E1%BA%A9m%284%29-V%C3%A3ng-sanh.&p=84917&viewfull=1#post84917

* Bồ tát tùy nghiệp sanh thân

KINH:

....... Này Xá Lợi Phất ! Lại có Bồ tát nhập vào Sơ Thiền, dẫn đến nhập vào đệ tứ thiền, nhập từ tâm dẫn đến xả từ tâm, nhập hư không xứ, dẫn đến nhập phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, rồi dùng các sức phương tiện, chẳng tùy thiền định sanh, mà sanh về cõi Dục , vào các dòng họ lớn để thành tựu chúng sanh.

LUẬN:


.......Hỏi: Trước đây đã phân biệt có hai hạng Bồ tát. Đó là:

- Hạng Bồ tát tùy nghiệp sanh thân.
- Hạng Bồ tát tùy pháp tánh sanh thân. Hạng Bồ tát này có biến hóa sanh thân ở trong khắp 3 cõi, làm các công đức nhằm độ sanh, như vậy ở đoạn kinh trên đây nói về hạng Bồ tát nào ?


.......Đáp: Ở đây nói về hạng Bồ tát tùy nghiệp sanh thân. Vì sao ? Hạng Bồ tát này chưa có được pháp thân nhưng do vào các thiền định mà có các sức phương tiện. Hạng Bồ tát này chẳng muốn theo thiền định sanh mà chỉ muốn dùng các sức phương tiện sanh về cõi Dục để làm lợi ích cho chúng sanh ở cõi này.
Điểm nên lưu ý :

Vì Tổ Long Thọ cho biết đoạn kinh này - nói về hạng Bồ tát tùy nghiệp sanh thân. Các vị Bồ tát này chưa có được pháp thân (thường trụ) như Phật. Nghĩa là, các vị Bồ tát này chưa có đầy đủ oai lực như Phật.

Nhưng các vị Bồ tát này do vào các thiền định mà có các sức phương tiện. Các vị Bồ tát này chẳng muốn theo thiền định sanh - mà chỉ muốn dùng các sức phương tiện sanh về cõi Dục để làm lợi ích cho chúng sanh cõi này.

Điều mà chúng ta nên lưu ý trong lời giải thích này của Tổ Long Thọ - là nghĩa của chữ sức. Vì nếu dùng sức phương tiện thì cái phương tiện đó phải có kèm theo sức.
Trong khi, các vị Bồ tát này chưa có đầy đủ oai lực. Cho nên, sức phương tiện mà các vị Bồ tát này dùng - có thể là của chính các vị đó _ mà cũng có thể là _ nhờ thêm sức bên ngoài.


.......Hỏi: Nếu chẳng muốn theo thiền định sanh thì vì sao lại sanh về cõi Dục, mà chẳng sanh về các cõi khác ?

.......Đáp: Hạnh nguyện của các Bồ tát chẳng đồng nhau. Mỗi vị đều có hạnh nguyện riêng.


.......Hỏi: Có Bồ tát nguyện sanh về cõi Phật khác. Như vậy ở các cõi Phật ấy cũng đều có cõi Dục chăng ?

.......Đáp: Cõi nào có tạp ác, bất tinh thì đều được gọi là cõi Dục. còn cõi nào thanh tịnh, chẳng có 3 đường ác, chẳng có người nữ, chẳng có nhiễm dục (vô dục) thì không gọi là cõi Dục.

....... Do đã có phước nghiệp thanh tịnh, lại có tâm từ bi thương xót chúng sanh nên Bồ tát mới nguyện sanh về cõi Dục để hóa độ chúng sanh.


.......Hỏi: Bồ tát khi mạng hcung đã xả thiền định rồi, còn cầu tu học gì nữa mà nguyện sanh về cõi Dục ?

.......Đáp: Vì thấy chúng sanh ở cõi Dục tâm tánh cuồng loạn, nên sau khi mạng chung, Bồ tát nguyện sanh về đây để giáo hóa họ, cứu họ thoát khổ, khiến họ nhiếp tâm về chánh niệm.
.......<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
.......Hỏi: Vì sao khi sanh làm người ở cõi Dục, Bồ tát lại chọn sanh vào các dòng họ lớn ?

.......Đáp: Vì sanh vào các dòng họ lớn mới có nhiều trí huệ, có nhiều của cải, có nhiều thế lực... nhờ vậy mà có nhiều sức phương tiện để làm lợi ích cho chúng sanh.

....... Trái lại, nếu sanh vào các nhà bần cùng, hạ tiện thì cầu tự lợi còn chưa được huống nữa là làm các việc lợi lạc cho chúng sanh.
Đáp :hiểu theo nghĩa cơ bản

Sở dĩ, Tổ Long Thọ nói - khi sanh làm người cõi Dục, các vị Bồ tát nói trong đoạn kinh này chọn sanh vào các dòng họ lớn để có nhiều trí huệ . Là vì các vị Bồ tát này chưa đạt được tâm thường tịnh. Do đó, nếu sanh vào các nhà bần cùng, hạ tiện thì việc mưu sinh sẽ làm cho tâm các vị Bồ tát này bị động - mà khi tâm động thì trí sẽ mờ. Cho nên, sanh vào các dòng họ lớn cũng là một cách dùng sức phương tiện…giúp các vị Bồ tát chưa có đầy đủ oai lực thực hiện lời ước nguyện làm các việc lợi ích cho chúng sanh cõi người.

Còn các vị Bồ tát khác như Lục Tổ Huệ Năng - thì nguyện của Ngài chỉ truyền bá giáo pháp - nên không cần phải có của cải.
Vả lại, Lục Tổ Huệ Năng là vị Tổ có nhiệm vụ khai mở diệu pháp của Như Lai thì chắc chắn Ngài đã đạt được tâm thường tịnh.
Do đó, Tổ Huệ Năng (cùng các vị Tổ được truyền thừa y bát của đức Phật Thích Ca) dầu có sanh vào nhà bần cùng, hạ tiện - trí tuệ vẫn không bị che mờ…

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Luận Đại Trí Độ - nghĩa cơ bản


LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ Lược giải - Phẩm (4) Vãng Sanh

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?23896-LU%E1%BA%ACN-%C4%90%E1%BA%A0I-TR%C3%8D-%C4%90%E1%BB%98-L%C6%B0%E1%BB%A3c-gi%E1%BA%A3i-Ph%E1%BA%A9m%284%29-V%C3%A3ng-sanh.&p=85031&viewfull=1#post85031

* Phật mĩm cười

KINH:

....... Lúc đức Phật thuyết phẩm kinh này, trong pháp hội có 300 vị Tỷ- kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, dâng y cúng dường Phật. vì sao ? Vì nghe được các lời Phật dạy, các vị Tỷ- kheo này đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.

....... Lúc bấy giờ Phật mĩm cười, và từ kim khẩu của Phật hiện ra các hào quang nhiều sắc.

....... Ngài A Nan từ chỗ ngồi đứng dậy, chấp tay, quỳ gối, và thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Thế Tôn mĩm cười ?

....... Phật dạy: Này A Nan ! 61 kiếp sau, 300 vị Tỷ- kheo này sẽ thành Phật hiệu là Đại Tướng. Sau khi xả thân, 300 vị Tỷ- kheo này sẽ sanh về cõi nước của Phật A Súc Bệ, tiếp tục tu hành. Lại có 6 vạn chư Thiên ở cõi Trời Dục giới đồng phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, và về sau, trong thời chánh pháp của đức Phật Di Lặc sẽ xuất gia hành Phật Đạo.

....... Lúc bấy giờ Phật dùng thần lực phóng quang minh, khiến cả 4 bộ chúng trong pháp hội thấy được các thế giới Phật ở khắp 10 phương đều trang nghiêm thanh tịnh. Liền khi đó, có 10 ngàn vị cư sĩ phát nguyện tu hành, nguyện được sanh về các thế giới đó.

....... Phật biết rõ chư vị thiện nam này đã được tâm nhu nhuyến, thanh tịnh, nên lại mĩm cười và từ kim khẩu của Phật lại hiện ra các quang minh chiếu sáng.

....... Ngài A Nan thưa: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Thế Tôn mĩm cười ?

....... Phật dạy: Này A Nan ! 10 ngàn vị thiện nam đó, sau khi mạng chung sẽ sanh về các thế giới Phật kia, trọn chẳng ly các đức Phật và ở đời rốt sau sẽ thành Phật, cùng một hiệu là Trang Nghiêm Vương.


LUẬN:
(lượt 1 phần luận)

....... Như đã nói trên đây, Phật chỉ mĩm cười khi có đai sự nhân duyên, chẳng phải do tiểu nhân duyên vậy.

....... Phật dạy: " 61 kiếp sau, 300 vị Tỷ- kheo này sẽ thành Phật hiệu là Đại Tướng. Như vậy là người lợi căn thượgn trí, vừa nghe thuyết pháp là liền được tương ưng, nên mau được thành Phật. Thế nhưng, Phật lại biết 300 vị Tỷ- kheo này chưa được thiên nhãn, tự nghĩ chẳng biết về sau mình sanh về đâu, nên Phật lại dạy tiếp :" Bỏ thân này, 300 vị Tỷ- kheo này sẽ sanh về cõi nước của Phật A Súc Bệ, tiếp tục tu hành. ".

....... Lại có 6 vạn chư thiên cũng phát tâm Bồ Đề, sẽ được đức Phật Di Lặc độ, nên Phật dạy :" 6 vạn chư Thiên về sau, trong thời chánh pháp của đức Phật Di Lặc sẽ xuất gia hành Đạo".

....... Lại nữa, khi Phật thọ ký cho 300 vị Tỷ- kheo sẽ sanh về cõi nước của Phật A Súc Bệ, thì cả 4 bộ chúng trong pháp hội đều muốn được thấy cõi Phật ấy, nên Phật phóng quang minh chiếu khắp 10 phương. Nương theo quang minh của Phật, 4 bộ chúng liền thấy các thế giới Phật ở khắp 10 phương đều trang nghiêm thanh tịnh. Có người trông thấy như vậy rồi, tự thấy mình đang ở cõi nước uế trược, hèn hạ, nên phát tâm sanh về các thế giới thanh tịnh kia. Đây là nhân duyên Phật mĩm cười và phóng quang minh lần thứ 2. Phật thọ ký 10 ngàn người, do thấy cá thế giới thanh tịnh mà phát tâm Bồ Đề. Phật dạy 10 ngàn người này, sau khi mạng chung sẽ sanh về các thế giới ấy để tu tập các tịnh hạnh, trọn chẳng ly các đức Phật và ở đời rốt sau sẽ thành Phật, cùng một hiệu là Trang Nghiêm Vương.

.................................................. .00()00

....... Sau lần thọ ký này, Phật nhiếp lại thần lực và cảnh tượng các thế giới thanh tịnh trang nghiêm ấy đều tan biến cả.

.................................................. .00()00
Nghĩa cơ bản :

Vì như lời luận - Phật chỉ mĩm cười khi có đại sự nhân duyên. Cho nên, các sự việc diễn nói trong đoạn kinh này :

……. -- 300 vị Tỳ kheo đã phát tâm Vô thượng Bồ đề _ sẽ sanh về cõi nước của Phật A Súc Bệ tiếp tục tu hành. 61 kiếp sau sẽ thành Phật _ hiệu là Đại Tướng.

……. -- 6 vạn chư Thiên của cõi trời Dục giới đồng phát tâm Vô thượng Bồ đề - và về sau - trong thời chánh pháp của đức Phật Di Lặc sẽ xuất gia hành Phật đạo.

……. -- 10 ngàn vị cư sĩ phát nguyện tu hành, nguyện được sanh về các thế giới Phật ở khắp mười phương - và ở đời rốt sau - sẽ thành Phật cùng một hiệu _ là Trang Nghiêm Vương.

Đều là đại sự nhân duyên. Cho nên, đoạn kinh này có liên quan đến việc các Phật xuất hiện nơi đời. Do đó, 300 vị Tỳ kheo sanh về cõi nước Phật A Súc Bệ tiếp tục tu hành - và 10 vạn cư sĩ nguyện sanh về các thế giới Phật ở khắp mười phương - kiếp sau cùng - trước khi thành Phật cũng đều sẽ trở lại thế gian (xuất hiện nơi đời).


Còn sở dĩ 300 vị Tỳ kheo được thọ ký thành Phật. Trong khi, 6 vạn chư Thiên của cõi trời Dục giới _ chỉ được thọ ký xuất gia hành Phật đạo.
Là vì 300 vị Tỳ kheo này - đã từng phát tâm Vô thượng Bồ đề. Còn 6 vạn chư Thiên của cõi trời Dục giới _ thì mới vừa đồng phát tâm Vô thượng Bồ đề.


Nhưng điểm quan trọng chúng ta cần nên lưu ý nơi đoạn kinh này - là các vị được thọ ký thành Phật - sau khi mạng chung sẽ sanh về các cõi khác. Và các vị này chỉ xuất hiện lại nơi đời - vào kiếp sau cùng - trước khi thành Phật.
Nghĩa là, các vị nói trong đoạn kinh này - không có lưu lại nơi thế gian để cứu độ hay thuyết giảng cho người đời nghe biết về Phật Pháp.
Ngoài ra, trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Tứ Tướng - đức Phật cũng có nói :


Sau khi Như Lai nhập Niết bàn, các bực tứ quả Thánh Nhơn đều lần lượt nhập Niết bàn.

thuvienhoasen.org
Do đó, người tu học Phật đạo rất nên tìm biết về điều nghe như nghịch lý này… <!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Luận Đại Trí Độ - nghĩa cơ bản

LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ Lược giải - Phẩm (5) , (6), (7) , (8) , (9)
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?23931-LU%E1%BA%ACN-%C4%90%E1%BA%A0I-TR%C3%8D-%C4%90%E1%BB%98-L%C6%B0%E1%BB%A3c-gi%E1%BA%A3i-Ph%E1%BA%A9m-%285%29-%286%29-%287%29-%288%29-%289%29.&p=85033&viewfull=1#post85033

* Tán thán Ba-la-mật

KINH:

....... Lúc bấy giờ, các vị huệ mạng Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Ma Ha Ca Diếp, cùng chúng đại Tỷ- kheo, các Ưu- bà- tắc, các Ưu- bà- di đều đứng dậy, chấp tay, bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn ! Bát nhã Ba- la- mật là Ba- la- mật tối đại, tối tôn, đệ nhất, thắng diệu, vô thượng, vô đẳng đẳng.

....... Bạch Thế Tôn ! Bát nhã Ba- la- mật là Tự Tướng Không Ba- la- mật, Tự Tánh Không Ba- la- mật, Vô Pháp hữu Pháp Không Ba- la- mật, Bát nhã Ba- la- mật khai thị hết thảy các công đức Ba- la- mật, thành tựu hết thảy các công đức. Bát nhã Ba- la- mật là như hư không, là chẳng thể hoại.

....... Bạch Thế Tôn ! Bồ tát thật hành Bát nhã Ba- la- mật là thật hành vô đẳng đẳng bố thí, đầy đủ vô đẳng đẳng Đàn Ba- la- mật, được vô đẳng đẳng thân. Đây chính là pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

....... Cả 5 Ba- la- mật kia cũng đều là như vậy cả.

....... Thế Tôn xưa kia, cũng thật hành Bát nhã Ba- la- mật, mà được đầy đủ 6 Ba- la- mật, được vô đẳng đẳng pháp, được vô đẳng đẳng sắc, thọ, tưởng, hành, thức; mà được thành Phật, chuyển vô đẳng đẳng pháp luân.

....... Chư Phật quá khứ, chư Phật vị lai cũng do thật hành Bát nhã Ba- la- mật, mà được vô đẳng đẳng bố thí... dẫn đến chuyển vô đẳng đẳng pháp luân.

....... Bởi vậy nên Bồ tát muốn vượt qua hết thảy pháp để đến bờ bên kia, phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

....... Bạch Thế Tôn ! Đại Bồ tát thật hành Bát nhã Ba- la- mật như vậy, thì ở trong thế gian tất cả các hàng trời, người, A- tu- la đều cung kính cúng dường.


....... Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy, này các thiện nam tử ! Tất cả các hàng trời, người, A- tu- la ở trong thế gian đều phải cung kính, cúng dường người thật hành Bát nhã Ba- la- mật . Vì sao ? Vì do nhân duyên có Bồ tát ra đời mới có các đường thiện, có hàng Trời, Người, có Thanh Văn đạo, Bích Chi Phật đạo, Bồ tát đạo, dẫn đến Phật đạo. Lại cũng do nhân duyên có Bồ tát ra đời mà có các thức ăn uống, có quần áo, có nhà cửa, có đèn đuốc, có các thứ ngọc ngà, châu báu.

....... Này Xá Lợi Phất ! Hết thảy các thứ an lạc ở thế gian đều do Bồ tát vận hành mới có. Vì sao ? Vì hành Bồ tát đạo là thật hành 6 pháp Ba- la- mật, là hành bố thí và cũng lấy bố thí để thành tựu chúng sanh... dẫn đến là hành Bát nhã Ba- la- mật, và cũng lấy Bát nhã Ba- la- mật để thành tựu chúng sanh.

....... Này Xá Lợi Phất ! Bởi nhân duyên vậy, nên đại Bồ tát ra đời, để tự hành bố thí và dạy cho người hành bố thí... dẫn đến tự hành Bát nhã Ba- la- mật, và dạy cho người hành Bát nhã Ba- la- mật, để an lạc thế gian.
Điểm nên lưu ý :

Là tuy đức Phật nói : “Đúng như vậy, đúng như vậy…”

Nhưng nếu chúng ta để ý thì sẽ thấy _ điều đức Phật nói đúng như vậy. Và điều các vị huệ mạng Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Ma Ha Ca Diếp, cùng chúng đại Tỳ kheo, các Ưu bà tắc, các Ưu bà di _ nói. Là hai việc khác nhau.


Điều đức Phật nói - là vì do nhân duyên có Bồ tát ra đời nên mới có các đường thiện, có hàng trời, người - có Thanh văn đạo, Bích chi đạo, Bồ tát đạo, dẫn đến Phật đạo. Cho nên, tất cả các hàng trời, người, a-tu-la ở trong thế gian đều phải cung kính, cúng dường người thật hành Bát nhã Ba la mật.

Vì nếu chúng ta để ý lời nói này của đức Phật : Này Xá Lợi Phất ! Bởi nhân duyên vậy, nên đại Bồ tát ra đời, để tự hành bố thí và dạy cho người hành bố thí... dẫn đến tự hành Bát nhã Ba- la- mật, và dạy cho người hành Bát nhã Ba- la- mật, để an lạc thế gian”.

Thì người tự hành bố thí… dẫn đến tự hành Bát nhã Ba la mật - là đại Bồ tát _ ra đời. Nghĩa là khi xuất hiện nơi đời thì vị này đã là đại Bồ tát.


Còn các vị huệ mạng Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Ma Ha Ca Diếp v.v… thì lại cho rằng - vì muốn vượt qua hết thảy pháp để đến bờ bên kia. Cho nên, Bồ tát phải tu tập Bát nhã Ba la mật. Và do vì thật hành Bát nhã Ba la mật, mà được vô đẳng đẳng bố thí… dẫn đến chuyển vô đẳng đẳng pháp luân. Vì vậy, ở trong thế gian _ tất cả các hàng trời, người, a-tu-la đều cung kính cúng dường _ người tu tập Bát nhã Ba la mật.


Do đó, vị đại Bồ tát đức Phật nói - không phải là người thật hành Bát nhã Ba la mật mà các vị huệ mạng Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Ma Ha Ca Diếp … nói. Vì vậy, chúng ta phải thật cẩn thận… mới có thể không hiểu sai lời Phật giảng.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Phẩm (8) Khuyến học

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Chủ đề : LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ Lược giải – phẩm (8) KHUYẾN HỌC

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?23931-LU%E1%BA%ACN-%C4%90%E1%BA%A0I-TR%C3%8D-%C4%90%E1%BB%98-L%C6%B0%E1%BB%A3c-gi%E1%BA%A3i-Ph%E1%BA%A9m-%285%29-%286%29-%287%29-%288%29-%289%29.&p=85100&viewfull=1#post85100

* KHUYẾN HỌC

KINH:

....... Ngài Tu Bồ Đề thưa : Bạch Thế Tôn ! Bồ tát muốn được đầy đủ Đàn Ba- la- mật,..., dẫn đến đầy đủ Bát nhã Ba- la- mật, phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

....... Bồ tát muốn biết sắc,..., dẫn đến thức, muốn biết sắc,..., dẫn đến pháp, muốn biết nhãn,..., dẫn đến ý, muốn biết nhãn thức,..., dẫn đến ý thức, muốn biết nhãn xúc,..., dẫn đến ý xúc, muốn biết nhãn xúc nhân duyên sanh thọ,..., dẫn đến ý xúc nhân duyên sanh thọ, phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

....... Bồ tát muốn đoạn tham, sân, si phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

....... Bồ tát muốn đoạn thân kiến, tà kiến, nghi, dâm dục, sân nhuế, sắc ái và vô sắc ái, trạo cử, kiêu mạn, vô minh cùng hết thảy các kiết sử, phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

....... Bồ tát muốn đoạn 4 phược, 4 kiết, 4 điên đảo, phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

....... Bồ tát muốn biết 10 thiện đạo, 4 thiền, 4 không, 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc định ,..., dẫn đến 18 bất cộng pháp, phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

....... Bồ tát muốn nhập giác ý tam muội, muốn nhập 6 thần thông, muốn nhập 9 thứ đệ định, muốn nhập siêu việt tam muội... phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

....... Bồ tát muốn được Sư tử du hý tam muội, Sư tử phấn tam muội... cùng hết thảy các Đà- la- ni môn và tam muội môn, phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

....... Bạch Thế Tôn ! Nói tóm lại, Bồ tát muốn làm thỏa mãn hết thảy các nguyện của chúng sanh, phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật.



LUẬN:

.......Hỏi: Trước đây đã nói rằng Bồ tát muốn được các công đức, phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật. Nay vì sao còn nói nữa ?

.......Đáp: Trước đây muốn được các công đức, thì phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật. Nay đã nghe Bát nhã Ba- la- mật, đã nếm được mùi vị của Bát nhã Ba- la- mật rồi, nên muốn được công đức của 6 Ba- la- mật. Do vậy mà càng phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật hơn nữa.

....... Lại nữa, do nhân duyên nói về "pháp không" mà có người nghe, nghi là là Phật pháp cũng chấp đoạn diệt, nên lập lại để đoạn nghi cho họ. Vì vậy mà phải nói lại rằng muốn được đầy đủ các công đức, thì phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

..................................................00()00

....... Bát nhã Ba- la- mật là không, là vô sở hữu, nhưng vẫn phải hành các công đức về bố thí, trì giới... Vì sao ? Vì ở đây chẳng phải là các không trơn của người chấp về đoạn diệt.

....... Do hạng ngừời thiểu trí, nghe trước và sau có trái nhau nên Phật phải rộng nói thêm.

..................................................00()00

....... Lại nữa, Bát nhã Ba- la- mật là thậm thâm vi diệu pháp, nên phải lập đi lập lại. Đến như lời Phật khen Ngài Tu Bồ Đề mà Phật cũng lập đi lập lại : Lành thay, lành thay !

..................................................00()00

....... Nghĩa của 6 pháp Ba- la- mật như đã nói trước đây, nhằm khai thị cho người nghe biết rõ về 5 ấm là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã. Đây là nói về tổng tướng.

....... Còn nói về biệt tướng, thì phải nói đến 6 căn, 6 trần, 6 thức, 6 thọ v.v... Người thế gian bị trói buộc bởi các pháp ấy, vì lấy thọ làm chủ. Do có thọ nên mới sanh ra các kiết sử, phiền não. Ví như thọ lạc sanh tham, thọ khổ sanh sân, chẳng có thọ lạc thọ khổ sanh si. Do 3 độc tham, sân, si mà có các phiền não dấy khởi, kết thành các nghiệp nhân duyên. Bởi vậy nên nói thọ làm chủ mà chẳng nói đến các tâm sở khác vậy.

..................................................00()00

....... Trước đây đã nói đến Giác ý tam muội, Sư tử du hý tam muội, Siêu việt tam muội v.v...

....... Bồ tát vào được các tam muội này là có thể làm thỏa mãn hết thảy các nguyện của chúng sanh.

....... Bởi nhân duyên vậy, nên nói Bồ tát muốn được đầy các công đức phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

..................................................00()00
Đáp : hiểu theo nghĩa cơ bản

Ý của Tổ Long Thọ là nói - trước đây Phật dạy chúng ta muốn được các công đức, thì phải tu tập Bát nhã Ba la mật. Nhưng _ Bát nhã Ba la mật này _ là giảng nói chung với 6 Ba la mật.
Còn nay _ sau khi chúng ta đã nghe biết về Bát nhã Ba la mật, đã nếm được mùi vị của Bát nhã Ba la mật rồi (do từ sự tu tập bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, Bát nhã Ba la mật).
Cho nên, vào lúc này (ngay bây giờ) - chúng ta mới muốn có được công đức của 6 Ba la mật. Do vậy, mà chúng ta càng phải tu tập chuyên về Bát nhã Ba la mật hơn nữa.


Nhưng vì Tổ Long Thọ nói : đã nếm được. Cho nên, lời đáp này chỉ ứng dụng cho người đã hành 6 Ba la mật. Vì trong 6 Ba la mật - thì bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định… là thuộc về nhân. Còn Bát nhã Ba la mật là thuộc về quả.
Do đó, ý của Tổ Long Thọ là cho chúng ta biết : khi chúng ta thực hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định - thì sẽ có lại được trí Bát nhã cơ bản. Và khi chúng ta có lại được trí Bát nhã cơ bản rồi - thì chúng ta cần phải tu tập chuyên về Bát nhã Ba la mật.


Lại nữa, do nhân duyên Phật nói về “pháp không” mà có người nghe, nghi là Phật Pháp cũng chấp đoạn diệt, nên Phật mới lập lại (muốn được đầy đủ các công đức, phải tu tập Bát nhã Ba la mật) để đoạn nghi của họ. Cho nên, đây là lời đức Phật giải thích với những người còn nghi ngờ, cho rằng - Phật Pháp cũng chấp đoạn diệt.

Nhưng nếu chúng ta suy rộng thêm một chút - thì ý của Tổ lập ra câu hỏi này - là vì muốn giúp những người chưa có trí Bát nhã (vì nghi ngờ - không tu tập bố thí, trì giới…) cũng có thể tu tập thẳng Bát nhã Ba la mật. Do đó, Tổ Long Thọ muốn cho chúng ta biết :

Dầu trước đây chúng ta chưa tu tập 6 Ba la mật - thì cũng có thể tu tập Bát nhã Ba la mật.


Còn Tổ Long Thọ nói : Bát nhã Ba- la- mật là không, là vô sở hữu, nhưng vẫn phải hành các công đức về bố thí, trì giới... Vì sao ? Vì ở đây chẳng phải là các không trơn của người chấp về đoạn diệt.

....... Do hạng ngừời thiểu trí, nghe trước và sau có trái nhau nên Phật phải rộng nói thêm.


Là giải thích cho chúng ta biết : tuy Bát nhã Ba la mật là “không”, là vô sở hữu. Nhưng _ không phải là các không trơn (không có gì cả) - như chỗ hiểu của người chấp về đoạn diệt. Và Tổ Long Thọ dạy chúng ta - vẫn phải hành các công đức về bố thí, trì giới… Nghĩa là, chúng ta vẫn phải thực hành 6 Ba la mật.

Cho nên, ý của Tổ Long Thọ là muốn cho chúng ta biết - tu tập 6 Ba la mật là pháp tu duy nhất để có lại trí Bát nhã. Và pháp tu này có thể ứng dụng cho tất cả mọi người (kể cả những người không hiểu đúng về Phật Pháp).


Và sở dĩ đức Phật phải rộng nói thêm về Bát nhã Ba la mật - là vì đối người người thiểu trí - không thể hiểu vì sao Phật giảng lời trái ngược. Điều này, lại cho chúng ta biết, quả thật Phật có giảng lời trái ngược. Cho nên, lời giảng mà chúng ta thấy thuận hay thấy nghịch - cũng đều do Phật giảng.
Do đó, gặp lời giảng nghịch - chúng ta phải tìm hiểu vì sao Phật giảng nghịch - chứ không phải loại bỏ (vì cho là không phải lời của Phật)


Trong khi hiện nay người tu học Phật đạo - thì chỉ tin - những gì mình hiểu. Còn những gì mình không hiểu thì đều bỏ qua (vì không tin đó là lời của Phật). Thật ra, trong kinh Phật cũng có lời của ma chêm vào (điều này Phật có nói trong kinh Đại Bát Niết Bàn). Nhưng nếu muốn loại bỏ một lời giảng nào - thì chúng ta phải chứng minh được lời giảng đó bị lỗi - chứ không phải căn cứ vào chỗ hiểu của riêng mình.

Sở dĩ chúng ta không thể căn cứ vào chỗ hiểu của riêng mình - là vì ngoại trừ Phật - không ai có thể hiểu hết về Phật Pháp... Cho nên, chúng ta chỉ có thể dùng phương pháp - chứng minh lỗi của lời giảng - để loài bỏ lời của ma chêm vào.


Ví dụ như, khi chúng ta chỉ trích chỗ hiểu của một người nào - thì không phải chúng ta đem chỗ hiểu của mình ra để so sánh - mà là chúng ta phải chỉ ra được chỗ sai của người đó - và nói ra được chỗ đúng của mình.

Trong khi thực tế thì khi chỉ trích ai - hầu như tất cả những người chỉ trích người khác đều nghĩ rằng người sai, ta đúng - người mê, ta ngộ - người thấp, ta cao v.v… và v.v... Nhưng chỉ là _ lập lại lời Phật dạy _ mà không giải thích mình đã hiểu như thế nào về lời dạy đó của Phật.
Nghĩa là, chỉ căn cứ vào chỗ hiểu của riêng mình về lời Phật giảng _ để phê phán. Mà quên rằng lời Phật giảng - có thể hiểu theo nghĩa khác nhau - tùy theo duyên…


Còn Tổ nói : Lại nữa, Bát nhã Ba- la- mật là thm thâm vi diu pp, nên phải lp đi lp li. Đến như lời Phật khen ngài Tu Bồ Đề mà Phật cũng lập đi lập lại : Lành thay, lành thay !

Là lưu ý chúng ta : khi gặp một lời giảng mà có sự lập lại - dầu đơn giản như hai chữ : “Lành thay, lành thay !” - thì cũng báo cho chúng ta biết - lời giảng đó giảng về pháp vi diệu của Như lai. Lời giảng đó có nghĩa sâu. Và diệu pháp của Như Lai chìm ẩn trong nghĩa sâu đó.

Vì vậy, đối với những lời giảng có sự lập lại - chúng ta đừng chấp vào chỗ hiểu của mình. Và cũng đừng suy luận gì cả. Vì trí tuệ của chúng ta đến đâu - thì chúng ta sẽ hiểu đến đó.


Còn Tổ Long Thọ nói : Nghĩa của 6 pháp Ba- la- mật như đã nói trước đây, nhằm khai th cho người nghe biết rõ về 5 ấm là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã. Đây là nói về tổng tướng.

....... Còn nói về biệt tướng, thì phải nói đến 6 căn, 6 trần, 6 thức, 6 thọ v.v... Người thế gian bị trói buộc bởi các pháp ấy, vì lấy thọ làm chủ. Do có thọ nên mới sanh ra các kiết sử, phiền não. Ví như thọ lạc sanh tham, thọ khổ sanh sân, chẳng có thọ lạc thọ khổ sanh si. Do 3 độc tham, sân, si mà có các phiền não dấy khởi, kết thành các nghiệp nhân duyên. Bởi vậy nên nói thọ làm chủ mà chẳng nói đến các tâm sở khác vậy.


Thì chỉ giải thích cho chúng ta biết : đức Phật giảng nói về nghĩa 6 Ba la mật - là chỉ nhằm khai thị cho chúng ta biết rõ về 5 ấm… về tổng tướng… về biệt tướng… về 6 căn, 6 trần, 6 thức, 6 thọ v.v… Cho nên, điều chúng ta cần phải xác định - là hiện chúng ta chỉ mới hiểu nghĩa 6 Ba la mật - hay đã biết cách tu tập 6 Ba la mật.


Còn với lời Tổ Long Thọ nói : Trước đây đã nói đến Giác ý tam muội, Sư tử du hý tam muội, Siêu việt tam muội v.v...

....... Bồ tát vào được các tam muội này là có thể làm thỏa mãn hết thảy các nguyện của chúng sanh.

....... Bởi nhân duyên vậy, nên nói Bồ tát muốn đưc đầy các công đức phải tu tập Bát nhã Ba- la- mật.


Thì điểm chúng ta cần nên lưu ý - là do bởi nhân duyên - khi chúng ta vào được các tam muội Giác ý, Sư tử du hý, Siêu việt v.v… thì có thể làm thỏa mãn hết thảy các nguyện của chúng sanh. Cho nên, đức Phật mới dạy chúng ta muốn được đầy đủ các công đức phải tu tập Bát nhã Ba la mật.

Vì nếu là như vậy - thì không phải khi tu tập Bát nhã Ba la mật _ là _ chúng ta có được đầy đủ các công đức. Mà là do sau khi tu tập Bát nhã Ba la mật xong, được vào các tam muội rồi. Thì chúng ta có thể làm thỏa mãn hết thảy các nguyện của chúng sanh. Và do vì chúng ta _ làm thỏa mãn _ được hết thảy các nguyện của chúng sanh - nên chúng ta mới được đầy đủ các công đức. Cho nên, ý của Tổ Long Thọ là muốn cho chúng ta biết :

Tu tập Bát nhã Ba la mật chỉ là nhân duyên giúp chúng ta có được đầy đủ các công đức.


Tóm lại, nghĩa cơ bản của đoạn luận này - là Tổ Long Thọ cho chúng ta biết :

……. -- Khi gặp một lời giảng có sự lập lại thì chúng ta phải lưu ý…
……. -- Tu tập Bát nhã Ba la mật _ là tạo nhân duyên _ để có được đầy đủ các công đức. Và cách tu tập Bát nhã Ba la mật ứng dụng cho tất cả mọi người (kể cả người hiểu sai về Phật Pháp) - thực hành 6 Ba la mật.

Do đó, tìm biết về cách thực hành 6 Ba la mật - là một trong những điều căn bản mà người tu học Phật đạo cần phải tìm biết - để thực hành theo. Vì nếu chúng ta không thực hành đúng - 6 Ba la mật - thì không thể có lại trí Bát nhã.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên