"Minh triết" cho Tịnh độ Tông

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính thưa tất cả quí vị, VNBN mạo muội viết chủ đề này để trình bày quan điểm của VNBN về Tịnh Độ Tông, dùng hai từ 'minh triết" thì VNBN cũng thấy ngại, nhưng cũng xin to gan viết để cùng nhau thảo luận về tư tưởng và đường lối tu tập Tịnh Độ Tông.

Thứ tự các đề mục như sau: 1. Phật Quả tối thẳng tất cả, 2. Thế Giới Cực Lạc, 3. Bậc Hạng Sanh, vãng sanh, 4. Chọn lựa cách thực hành. Sau đây, VNBN lần lượt trình bày, quí vị muốn thảo luận thì xin hãy đọc kỷ, tránh chưa đọc mà vội phán xét thì không hợp lẽ. Chân thành cảm ơn.

1. PHẬT QUẢ TỐI THẮNG TẤT CẢ

Đối với một người có lòng tin vào Thế Tôn, ắt hẳn Phật Quả hay sự giác ngộ của Đức Phật là tối thắng. Nhưng có thể xảy ra trường hợp ngộ nhận rằng đồng nhất các trạng thái trung gian (quả vị trung gian) với Phật Quả như là: A LA HÁN QUẢ = PHẬT QUẢ, KIẾN TÁNH = PHẬT QUẢ, .... Những người ngộ nhận như vậy, họ sẽ không tiến đến tới tột cùng được vì họ trú ngụ ở giai đoạn trung gian.

Phật Quả là gì? Chính là sự giác ngộ triệt để của Thế Tôn. Không có lời lẽ nào có thể miêu tả cho bằng được. Thay vào đó, VNBN sẽ dùng những thuộc tính nào đó của Phật để khẳng định Phật Quả là tối thắng hơn hết.

* Căn cứ 1, Kinh Tăng Chi Bộ Kinh tập I, trang 37 ghi chép. "Sự kiện này không xảy ra, này các Tỳ keo, không có được trong một thế giới có hai vị A la hán Chánh đẳng giác, không trước không sau, xuất hiện một lần. Sự kiện này không xảy ra. Và sự kiên này có xảy ra, này các Tỳ-kheo. Trong một thế giới, chỉ có một vị A la hán Chánh đẳng giác, xuất hiện, sự kiện này có xảy ra".

Nghĩa là trong một thế giới, cùng một thời pháp thì không có hai vị Phật (A LA HÁN Chánh Đẳng Chánh Giác) cùng giáng sanh làm thị hiện làm Phật. Trong tương lai, Ngài Di Lặc phải đợi đến khi nào giáo pháp Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni tại thế gian không còn vết lưu truyền nữa thì Di Lặc Bồ Tát mới có thể giáng sanh thị hiện làm Phật. Đều đó có nghĩa là, trong một thế giới đã có giáo pháp của một vị Phật đang lưu truyền thì không có ai trong thế giới đó chứng Phật Quả, muốn thành Phật phải tu tập đầy đủ công đức và khi nhân duyên hội đủ mới thể giáng sanh làm Phật. Các thánh đệ tử của Đức Phật đều là bậc tự tại nhưng chưa thể có năng lực như Thế Tôn được.

* Căn cứ 2, Mười năng lực của Phật, Mười Danh Hiệu Của Phật. (Tìm trên mạng)

Các đệ tử của Phật có thể tu tập chứng giải thoát sanh tử nhưng để được 10 trí lực, 10 danh hiệu như Phật thì họ phải phấn đấu học tập theo Ngài.

Thế Tôn biết rõ nguồn gốc từ nhân sinh đến các thế giới, không gì không biết. Ngài tự mình tu tập, chứng đạo, thuyết giảng 12 bộ kinh rõ ràng chi tiết, biết hết thảy các đời trước của chính mình và của tất thảy chúng sanh,.....

* Căn cứ theo Kinh Điển Đại Thừa, Phật chính là quả Diệu Giác, là quả vị cuối cùng trong năm mươi mấy địa vị. Tối thắng, triệt để hơn hết.

Còn nhiều căn cứ nữa, người có đủ lòng tin ở Như Lai chỉ nói vậy là đủ.

>> KIẾN TÁNH RỒI KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ BẰNG PHẬT.

Nếu bằng Phật tức phải có năng lực như Thế Tôn. KIẾN TÁNH rồi thì rõ con đường thành Phật, chẳng còn lạc đường và phải tốn một khoảng thời gian nữa mới có thể viên chứng Phật Quả, đem cái LÝ TÁNH đó ứng dụng trọn vẹn trong đời sống thực tế.


II. THẾ GIỚI CỰC LẠC- SỰ HÌNH THÀNH VÀ BIẾN MẤT - ĐẶC ĐIỂM ƯU VIỆT

Thế giới là không gian để (vô tình, hữu tình, A LA HÁN, Bồ tát, Phật) sinh sống.

Nhiều tranh luận chỉ vì thiếu kiến thức căn bản mà đặt câu hỏi "Cực Lạc có thật không?"

Nếu ai nắm kiến tức căn bản của Phật Pháp, Phật dạy rằng mọi THẾ GIỚI đều không thật có, tức không trường tồn. Mọi thứ trong một thế giới cũng đều như vậy. Không thật có nhưng không phải là không có, vì không có tức là không hiện hữu; nói không thật có là vì hiện hữu theo nhân duyên.

Ta bà này có là do cộng nghiệp của chúng sanh chiêu cảm mà thành, Đức Phật cũng đã giảng rõ ràng thế giới ta bà này sinh, trụ, dị, diệt. Diệt ta bà này thì lại sinh ta bà khác, nối tiếp tương tục không dứt.

Cực Lạc là một THẾ GIỚI với các đặc điểm hình tướng được miêu tả trong Kinh A Di Đà và Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật. Đương nhiên là không thật có, mà là một dạng hiện hữu theo nguyên lý nhân duyên như mọi thế giới khác.

Thế Giới Cực Lạc hình thành từ 48 đại nguyện. Đức Phật A Di Đà khi còn hành Bồ Tát Đạo có phát 48 đại nguyện, mong muốn khi Ngài thành Phật phải thành Phật trong thế giới với các đặc điểm Ngài ước muốn như thế, nhằm để độ chúng sanh. Trong thời điểm thuyết kinh A DI ĐÀ thì Thế gới Cực Lạc đã được thành lập được 11 kiếp, ngay khi Đức Phật A DI Đà đầy đủ trí tuệ và công đức thì 48 đại nguyện liền có hiệu lực, Cực Lạc xuất hiện và lập tức Ngài thị hiện làm Phật trong thế giới Cực Lạc.

Rồi sau này khi độ tận những người có duyên, Đức Phật A Di Đà cũng nhập diệt, thế giới Cực Lạc cũng diệt và biến thành thế giới khác (Thế giới Bảo Trân do Ngài Quan Thế Âm thị hiện làm Phật).

* Đặc Điểm Tối Thắng của Thế Giới Cực Lạc:
- Không có pháp ác hiện hữu nên không có hiện hữu tâm ác, không có ba đường ác, chỉ toàn pháp lành nên gọi là CỰC LẠC. Bất kì nơi đâu, vật gì trong thế giới Cực Lạc đều biến hiện theo tâm ý của dân chúng và luôn phát ra giáo pháp. Người ở đó chỉ có tâm tu tiến lên chứ không có tâm gì khác xen tạp. Bởi thể mọi hạt giống tu đều trổ quả cho đến rốt ráo.

- Đặc biệt các nguyện nói về thành tựu của dân chúng khi rời thế giới Cực Lạc:
Nguyện 28.Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhứt mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Nguyện 22.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Điều nguyện thứ 28, chứng tỏ người ích công đức nhất cũng tin tưởng vào pháp Bồ Đề, còn gọi là Bồ Tát Tín Tâm. Kết hợp với điều nguyện thứ 22, cho thấy, dân chúng Cực Lạc khi rời khỏi Cực Lạc, một là bậc Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát, hai là bậc Đại Bồ Tát hạnh Phổ Hiền, tự tại, thẳng tiến thành Phật nhưng do duyên sâu nặng với các chúng sanh ở các thế giới khác nên chưa chịu thành Phật sớm mà lập nguyện xông pha mười phương giáo hóa chúng sanh. Cả hai bậc này đều cận kề Phật Quả.

Trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Đức Phật xác nhận là: VÃNG SANH ĐỒNG NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT. Tức là phải đi đến chỗ thành tựu Phật Quả chứ không đi đâu khác!

Vì lí do đó mà Đức Phật không ngừng khuyên bảo: Nên nguyện vãng sanh sang thế gới Cực Lạc.


III. BẬC, HẠNG SANH - VÃNG SANH SANG THẾ GIỚI CỰC LẠC


- Bậc tự tại không cần lâm chung: Thứ nhất là những người tu học Phật Pháp đạt đến sanh tử tự tại nhưng tin vào Cực Lạc hiện hữu, muốn sanh thì được tùy ý sanh sang Cực Lạc. Thứ hai, là các bậc đã chắc chắn giải thoát còn gọi là quả nhập lưu (tiểu thừa, hoặc đại thừa) mượn trợ câu Phật hiệu được sanh sang Cực Lạc không cần lâm chung. Thứ ba là những người tu niệm Phật Ba La Mật chứng niệm Phật tam muội, tâm ý thanh tịnh chiêu cảm Cực Lạc mà biết trước ngày giờ vãng sanh.

- Bậc lâm chung vãng sanh: 9 phẩm vãng sanh.
http://www.niemphat.net/Kinh/kinhquanvoluongtho.htm

IV. CHỌN LỰA TU TẬP TRONG CUỘC SỐNG

Chúng ta sẽ lựa chọn bậc hạng nào để tu tập, đó là tùy hoàn cảnh của mỗi người. Muốn vãng sanh không cần lâm chung, hay lâm chung vãng sanh thì tùy mỗi người. Nhưng đương nhiên đừng chọn bậc ba bậc hạ phẩm. Nếu đã lỡ làm ác thì chấn chỉnh lại, còn nếu để mà chọn thì phải chọn cái tốt, cái hay phù hợp sức mình mà làm, chớ không nên chọn ba phẩm hạ sanh - nhờ duyên may là nhiều, khó được toại ý. Ít nhất cũng nên chọn bậc trung phẩm hạ sanh.


Tùy theo, việc chọn lựa mà hành trì cho tương ứng, không giới hạn trong pháp môn niệm Phật. Còn ai chuyên tu niệm Phật thì tu tập như các Tổ đã chỉ dạy, trì danh niệm Phật: làm lánh lánh dữ, buông xả vạn duyên, niệm niệm nối tiếp. Tin tưởng pháp Bồ Đề nữa thì càng dễ ứng hợp với bi trí của Đức Phật.


Cũng dài quá rồi, VNBN viết cô động lại như vậy, ai muốn tu theo thì nghiên cứu, hân hạnh được trao đổi với quí vị đồng tu.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên