Ba Tuần

Mỗi ngày một đạo lý.

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Như lời hóa Phật thuyết:

" Về hành môn thì một pháp có duyên" y cứ vào đó, lâu bền tu tập, kiên trì tất có thể ngộ nhập Phật Tri Kiến.

Còn về giải môn, thì cần phải "vô lượng pháp môn thệ nguyện học".


Chủ đề này đề cập tới giải môn, nói theo ngôn từ hiện đại phổ thông tức là nghiên cứu lý thuyết, bàn luận lý thuyết.

Tại sao lại không nói về thực hành mà lại bàn luận lý thuyết ?

Người xưa nói: "hành khởi giải tuyệt", đã thực hành rồi thì còn lý thuyết gì nữa; giống như đã đi đường rồi thì cất một bước tức là thông một lý; lý tức là sự, sự tức là lý, lý sự nhất như; nghĩa là lời nói và việc làm sóng đôi, như hai chân hoạt động trong cùng một sự bước đi.

Hành môn 84.000 pháp, thì Lý thuyết thực hành (lý thuyết ứng dụng) cũng 84.000 loại; xét về loại đã nhiều như vậy, thì làm sao mà bàn ?! Huống nữa kinh nghiệm, cơ duyên của mỗi người mỗi khác, nói ra cũng tốt mà làm theo thì chưa chắc đã là tối ưu ! (Phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, trình độ hiểu biết của mình ).

Cũng cần phải biết thêm rằng, lý thuyết trong Phật giáo chẳng phải là lý thuyết suông, chẳng phải là sản phẩm của tư duy trừu tượng thuần túy xa rời thực tiễn sống động, mà đó là kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết lại, mô tả lại, diễn đạt lại nhằm chỉ đường dẫn lối cho người đi sau khỏi vất vả mò mẫm.

Cho nên, về hành môn thì chỉ nói tồng quát những chỗ nhất định phải qua , nhất định phải tới để định hướng mà thôi (từ tán loạn tâm, tới đa tâm, thiểu tâm, nhất tâm, vô tâm, liễu tâm.); còn lại chi tiết cụ thể trong từng giai đoạn đó như thế nào, hễ thực hành rồi thì bí đâu hỏi đó, có hỏi tất có đáp.

Bởi thế, Diễn Đàn chỉ còn là nơi của giải môn hành trì thôi vậy !

Việc này có vô ích không ?

Nhớ khi xưa, Newton ngồi tựa gốc cây, trái táo rớt chúng đầu liền phát minh ra Lực hấp dẫn và nhờ đó hình thành nên Thuyết trọng lực.

Ngày nay, những người hành trì hữu duyên tìm tới cửa Đạo, bí lối tắc đường, mà đụng chúng lời khế cơ, tất sẽ tự nhiên thông đạt; như con rùa mù 100 năm nhoi lên khỏi mặt nước 1 lần lại đụng chúng bọng cây khô trôi dạt vô định nơi biển rộng, thành ra là điều hi hữu khó được vậy! Phật pháp bất khả tư nghì ! May thay, may thay !

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/eHP2IbfBc1M" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Để tử của Hỷ Căn: Thưa Đại đức, pháp dâm dục ấy là tướng gì ?

Thắng Ý: Dâm dục là tướng phiền não.

Đệ tử của Hỷ Căn: Dâm dục phiền não ở trong hay ở ngoài ?

Thắng Ý: Dâm dục phiền não ấy không ở trong, không ở ngoài. Vì:

- Nếu ở trong thì không cần đợi nhân duyên bên ngoài mới sinh.

- Nếu ở ngoài thì đối với ta vô sự, không làm não ta được.

Đệ tử của Hỷ căn: Nếu dâm dục phiền não chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải từ Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn hướng, trên, dưới đến; tìm khắp không thấy thật tướng của nó, pháp ấy tức bất sanh bất diệt.

Nếu không sanh diệt, không có gì, làm sao gây ra phiền nào được ?

...



Kệ rằng:

Dâm dục tức là Đạo,
Sân, si cũng như vậy.
Trong ba sự như thế,
Vô lượng chư Phật đạo.

Nếu có người phân biệt,
Dâm, nộ, si lìa Đạo.
Người ấy cách xa Phật,
Thí như trời với đất.

Đạo và dâm, nộ, si;
Là một pháp bình đẳng.
Nếu ai nghe sợ hãi,
Cách Phật đạo rất xa.

Dâm pháp bất sinh diệt,
Không thể khiến tâm não.
Nếu ai chấp tự ngã,
Dâm đưa vào ác đạo.

Thấy pháp có khác không;
Là chẳng lìa có, không.
Nếu rõ có là không,
Siêu thắng thành Phật đạo.

(Luận Đại Trí Độ, Quyển I, Chương 10 - Giải thích 10 dụ; tr.267 - Ht Thiện Siêu dịch Hán - Việt )


Thanh Văn và Bồ Tát giáo hóa độ người:


- Khổ hạnh đầu đà, đầu đêm, giữa đêm, cuối đêm, tâm siêng tọa thiền, quán Khổ mà đắc Đạo; đó là lối giáo hóa của Thanh Văn.

- Các pháp tướng, không trói không mở, tâm được thanh tịnh, đó là lối giáo hóa của Bồ Tát.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên