L

Mối nguy tiềm ẩn khi không tự hiểu mình (Men theo bài viết của ni sư Tham Trang)

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Bài viết Cẩn thận điều gì với tháng có nhiều ngày cúng của ni sư có đoạn:

Nếu khuyên Quý Vị đừng hoặc cúng ít lại, để làm những việc khác thực tế hơn chắc gì Quý Vị khó chấp nhận. Có thể nói, cúng cô hồn hay cúng để mong bình an vào tháng 7 chẳng những mang giá trị tâm linh, hầu như đó là truyền thống. Khó trách Quý Vị tại sao không chấp nhận tư tưởng mới, mặc dù rất thiết thực. Thôi làm sao hễ Quý Vị thấy tâm yên hơn là chấp nhận.

Nhưng nếu có cúng thì đừng quá phô trương, âm thầm càng tốt. Nhà có cổng thì nên đóng cửa lại, tránh các em nhào vào giật thức ăn, có lúc va chạm bầm cả mắt, tím cả tay...vô tình mình cũng làm trẻ con đau thì ngày cúng không viên mãn lắm. Khi cúng xong Quý Vị đem chia đều cho tất cả, như vậy có tình cảm hơn. Quý Vị hẳn sẽ vui và bọn trẻ cũng không va vào nhau. Đó là lợi ích trong tầm tay. Đốt giấy vàng bạc là trái với tinh thần nhà Phật.
...
Trưởng bối Toàn Khải chia sẻ:

Đức Phật xưa đã từng xác nhận "quanh ta có rất nhiều vong linh bơ vơ vất vưởng, chịu đói khát, thiếu thốn".

Cô có tin rằng nhà Phật tử nào cũng có Chư Thần bảo vệ hay không ? Nếu cô bảo đóng cổng cúng trong sân, trong nhà thì cô hồn nào vô được mà nhận thức ăn ta cúng chớ ?

Cho nên có lẽ ta không nên quá duy vật, duy lý trí.

Chuyện đốt giấy tiền cũng vậy, dĩ nhiên chuyện mê tín thì không nên, nhưng với một tu sĩ tu hành nghiêm chỉnh (có công đức) thì khi niệm chú biến ngân, loài ma quỷ sẽ nhận được đầy đủ tiền bạc như mong muốn,đây là vấn đề THỨC BIẾN.
...
Mối nguy tiềm ẩn khi không tự hiểu mình​
Rất cảm ơn ni sư Tham Trang mở lời cảnh tỉnh người học Phật về sự chừng mực và việc sa vào việc cúng kiếng dễ rơi vào sự mê mờ bản tâm!
Rất cảm ơn trưởng bối Toàn Khải đã chia sẻ những điều tâm niệm của bản thân!

Lời nào Phật nói? Pháp nào là pháp Phật?
Xung quanh chúng ta có vô số hà sa vong linh (chúng sinh không thân) vật vờ vất vưỡng chịu đói lạnh, khát cháy ư?
Và việc cúng kiếng, đốt đồ hàng mã bởi sự tín thành sẽ giúp những chúng sinh này no đủ, nhận được tiền bạc, áo quần, nhà cửa, đồ ăn, thức uống ư?
Mỗi nhà Phật tử đều có chư thần bảo vệ? Vậy nhà nhà của những tín đồ tôn giáo khác, hay của những nhà duy vật theo chủ nghĩa vô thần sẽ không có chư thần hộ trì chăng?
Chư thần hộ trì là ai? Vong linh là ai? Chẳng phải chư thần, vong linh cũng đều là chúng sinh không thân hay sao và chính do tâm thức mà phân ra những cảnh giới sai biệt.
Thật ra đâu phải đợi Phật Thích Ca tuyên thuyết “Quanh ta có vô số hà sa chúng sinh không thân vất vưỡng vật vờ thì mới thành tựu ra vô số vong linh, oan hồn uổng tử”. Tam giới vốn dĩ đã như thế tự hằng hà sa số kiếp trả vay.
Việc cúng kiếng, đốt hàng mả đâu phải là điều Phật Thích Ca khuyên làm và lạm dụng. Gốc cội, căn nguyên của việc cúng kiếng, đốt hàng mả sa đà ở Việt Nam là do Tổ tiên ta chịu ảnh hưởng nền văn hóa Thần quyền của nước Trung Hoa. Việc chịu ảnh hưởng nền văn hóa lâu đời Trung Hoa đã khiến việc cúng kiếng, đốt hàng mà trở thành bản sắc văn hóa Thuần Việt.
Khi Phật còn tại thế Người cùng môn đồ, đệ tử chẳng lấy việc tế tự, cầu nguyện, hộ niệm, đưa ma làm phương tiện sống. Có chăng là Phật cùng chúng đệ tử nhân những dịp tập trung đông người mà giảng truyền chánh pháp, giáo lý giúp con người và muôn loài thoát khổ và sự giải thoát hoàn toàn khỏi sinh tử. Đó mới là mục đích rốt ráo của Phật khi Người hiện diện ở những nơi tang lễ hay trên giảng đường thuyết pháp. Người học Phật chân chính chớ lầm tâm Phật.
Người học Phật chân chánh chớ vọng tưởng việc cúng cô hồn sẽ giúp chúng sinh không thân được no đủ siêu thoát.
Vì sao?
Vì nếu việc cúng tế mang lại sự no đủ cho các oan hồn uổng tử thì điều đó sẽ gây chướng ngại sự siêu thoát ở những vong linh mê mờ bản tâm. Khi đã no đủ, an toàn thì hà cớ gì chúng vong linh tìm đường siêu thoát, họ cứ ở đấy đợi chờ chúng sinh nẻo người cúng tế rồi thọ hưởng một cách đầy khoái lạc vào những ngày tháng 7. Nếu chờ đợi mãi mà không thấy chúng sinh nẻo người đốt vàng mả, cúng kiếng thì họ sẽ đói rét và ra sức “quấy phá” gây ra sự hỗn độn âm dương.
Cũng lại như vậy nếu như chúng sinh nẻo người không trực nhận sự khổ thì đâu cần phải tìm cách thoát khổ hay tinh tấn hành chánh pháp nhằm liễu thoát sinh tử.
Thế nên việc cúng kiếng, đốt vàng mả không đúng mực sẽ là lao tù giam hãm các vong linh khiến họ khó thể siêu sinh.
Vong linh là ai?
Người học Phật thường cả nghĩ cho rằng vong linh là những oan hồn, uổng tử như hương linh chiến sĩ, kẻ chết nước, người tự tử, nạn nhân chết bất đắc kỳ tử tai nạn giao thông, nạn nhân của việc khủng bố,… Nghĩ vậy nên họ cả nghĩ việc cúng cô hồn sẽ tạo nhiều phước báu và họ đâu thể ngờ rằng một khi bản tâm còn mê mờ thì họ hoàn toàn có thể trở thành một vong linh bơ vơ, bất hạnh.
Kỳ thực những người chết mà mê mờ bản tâm đều hoàn toàn có thể trở thành vong linh khó siêu thoát. Do vậy tôi hay bạn một khi chưa sáng rõ bản tâm đều có một chân ở vị trí vong linh, cô hồn.
Thế nên nếu chấp đắm việc cúng cô hồn, tang lễ với đầy đủ nghi thức tế lễ, phúng tụng thì người chấp kiến khó thể sáng rõ bản tâm mai hậu khi chết đi sẽ lại chờ, lại đợi trong khắc khoải, phiền muộn về ngày rằm tháng 7.
Cúng cô hồn tháng 7 là phước hay họa thì hãy xem lại tâm của người có minh, trí của người có sáng hay không?
Nếu không có đủ sự hiểu biết sáng suốt, ngộ nhận Phật tâm thì chính ta đang dọn một hình hài vong linh của ta nơi mai hậu vì “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
Kính!
Thêm nữa, người học Phật chớ rơi vào tà kiến mà tuyên truyền việc mê tín dị đoan.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên