Đạo tràng là nơi hội tụ của những người con Phật có cùng một ý hướng chuyên tu theo một pháp môn mà mình đã chọn. Hơn bao giờ hết, hiện chúng ta đang sống trong một thế giới đầy nhiễu nhương, biến loạn, hận thù, tranh chấp và tàn hại lẫn nhau. Thiên và nhơn tai họa hại xảy ra hàng ngày. Lòng người không bao giờ an ổn. Con người mãi chạy theo vật dục đánh mất định hướng lương tri. Đời sống càng ngày càng nổi trôi trong biển đời đầy hệ lụy đau thương. Muốn thoát ra khỏi nổi khổ đau của thế giới đảo điên biến loạn nầy, chỉ có pháp môn niệm Phật mới có thể đảm bảo cứu thoát được con người.
Theo chiều hướng đó, việc kết hợp mọi người về một nơi để cùng nhau tu học, hành trì niệm Phật đó là điều vô cùng thiết yếu. Người xưa nói: “ăn cơm có canh, tu hành có bạn là ý nầy vậy”. Đạo tràng Di Đà Giác Ngộ là nơi hội tụ của những người bạn sen có cùng chí hướng, lý tưởng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Muốn cho đạo tràng ngày càng phát triển vững mạnh hơn, thì mỗi người chúng ta là một viên gạch góp phần xây dựng. Đó là một ý hướng chung của đạo tràng. Tuy nhiên, muốn cho đạo tràng được thành tựu cao đẹp vững mạnh hơn nữa, thì chúng ta cần phải dựa vào những mô thức và những yếu tố nào để xây dựng? Đó là điều, mà chúng tôi thiết nghĩ, chúng ta cũng cần nên tìm hiểu qua, để từ đó, chúng ta cố gắng cùng nhau góp phần xây dựng cho mỗi cá nhân cũng như chung cho cả đạo tràng có nhiều tiến bộ khởi sắc hơn.
I. Thế nào là đạo tràng?
Nói đến đạo tràng chúng ta có thể hiểu qua hai ý nghĩa: cạn và sâu.
a. Đạo tràng theo ý nghĩa sự tướng.
Về ý nghĩa theo dạng thức sự tướng, thì đạo tràng là nơi hành đạo: niệm Phật, thuyết pháp, truyền giới, thọ bát v.v…Nói chung là những gì mang tánh cách hình thức trong việc làm phật sự, đều gọi chung là đạo tràng.
b.Đạo tràng theo ý nghĩa lý tánh.
Trong Kinh Duy Ma Cật có câu nói: “Trực tâm tức thị đạo tràng”. Trực tâm là tâm ngay thẳng. Thế nào là tâm ngay thẳng? Tâm ngay thẳng là tâm không có phân biệt hai bên: có không, phải trái, lành dữ v.v… Cùng ý nghĩa nầy, Ngài Nam Tuyền cũng có câu nói: “bình thường tâm thị đạo”. Cả hai câu nói, đều có ý nghĩa giống nhau và đều chỉ thẳng cái bản tâm thanh tịnh sáng suốt sẵn có của chính mình.
II. Dựa trên mô thức nào để xây dựng một đạo tràng lý tưởng?
Đọc tụng kinh A Di Đà, chúng ta thấy đức Phật Thích Ca đã giới thiệu phát họa một cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà thật vô cùng trang nghiêm và lý tưởng. Một cõi Tịnh Độ mang nhiều yếu tố cực kỳ an lạc và giải thoát. Khác hơn cõi Ta Bà nầy rất xa.
Nếu đứng về mặt hình tướng mà xét, thì mọi thứ ở cõi Cực Lạc đều do năng lực của Phật A Di Đà biến hóa ra. Tất cả đều là cảnh đẹp, kết tụ hình thành bằng bảy thứ báu. Từ ao hồ, đất đá, sen nở, chim kêu, cho đến cây cối gió reo, thiên nhạc v.v…, mọi thứ đều hấp dẫn đẹp đẽ lạ thường. Đó là nói về y báo hay cảnh vật là như thế.
Còn về mặt chánh báo hay nhân dân trong cõi nước đó thì sao? Theo Kinh diễn tả, đều là các bậc thượng thiện nhơn, tức là những người cao đức thật dễ thương quý kính. Hẳn nhiên, không có những hạng người chỉ biết sống giả dối bề ngoài.
“Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao. ”
Cõi đó chắc chắn là không bao giờ có những hạng người như thế. Nói gọn cho dễ hiểu hơn, là không có những con người hung ác, thô bạo, cuồng tín, khủng bố tàn sát nhơn loại lẫn nhau. Cõi đó thuần vui không bao giờ có khổ.
Khi mọi người gặp nhau thì sao? Họ chào hỏi nhau và nói năng rất lịch sự, khiêm cung hòa nhã. Không phải hạng người cống cao ngã mạn hách dịch khinh người dưới mắt. Tất cả đều dùng lời ái ngữ, ngọt dịu dễ thương khi giao tiếp. Họ sinh hoạt nhịp nhàng với nhau. Họ không nạnh hẹ, né tránh việc làm và không dòm ngó, bắt bẻ, phê bình, nói xấu, chỉ trích vạch bày lỗi lầm của bất cứ ai. Họ nói trong tinh thần xây dựng hòa hợp. Họ không bao giờ có thái độ liếc mắt nhìn ngang ngó dọc bậm trợn như người ở cõi nầy. Vả lại, không ai có lỗi đâu để mà dòm ngó.
Họ sống với nhau rất chân tình, thật thà. Họ không sống bằng đầu môi chót lưỡi. Họ nghĩ sao nói vậy. Họ xem nhau như tình huynh đệ ruột rà. Khi nghe pháp hay lúc trao đổi luận bàn, họ thốt ra toàn là những lời đạo đức chân thật. Họ không biết dùng lời điêu ngoa xảo trá. Họ cần giúp nhau mau thăng tiến trên đường giải thoát chóng thành Phật.
Họ đi đứng ăn mặc rất nghiêm trang. Tất cả đều mặc đồng phục. Thân hình họ đẹp đẽ, mỗi người đều có 32 tướng tốt, cao lớn ngang bằng nhau, vì tất cả đều do hoa sen sanh ra. Thân họ là thân kim cương bất hoại, nên không có đẹp xấu khác nhau. Do đó, họ không có tâm ganh tỵ đố kỵ nhau. Tất cả đều yêu thương quý kính nhau như người một nhà. Bên cạnh đó, họ còn luôn được tưới tẩm giáo pháp đều đều. Các vị giáo thọ hướng dẫn, đều là những bậc tài đức vẹn toàn, thông suốt giáo lý. Ngoài đức Phật Di Đà làm chủ giảng ra, còn có các vị đại Bồ Tát như các Ngài: Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Thanh Tịnh v.v…đều là những vị Giáo Thọ xuất sắc trợ tuyên phụ giảng. Họ nghe pháp mỗi ngày. Mỗi người nỗ lực học hỏi không ngừng.
Họ còn có nhân duyên thù thắng là thường mang hoa cúng dường thập phương chư Phật. Sáng sớm nào họ cũng mang túi đi hái hoa. Tất cả đi bằng thần thông. Xong rồi, họ trở về dùng cơm và sau đó đi kinh hành. Cõi Cực Lạc không có nấu nướng như cõi nầy. Thức ăn tùy ý tưởng, muốn ăn thứ gì thì có thứ nấy. Ăn xong, không cần phải dọn rửa, dĩa bát tự động biến mất. Họ sống trong tinh thần thương yêu hòa kính.
Khi nghe gió thổi, chim kêu, suối reo, nước chảy, họ đều nhớ đến Phật, Pháp Tăng. Bao giờ họ cũng nhớ đến Tam Bảo. Nhờ thế, mà lòng họ luôn luôn tươi mát, nhẹ nhàng, an thoát. Họ không bao giờ biết khởi niệm buồn giận ai. Họ luôn sống trong ánh hào quang của Phật và Bồ tát. Mọi động tác thi vi họ đều sống trong chánh niệm. Lúc nào họ cũng vui vẻ luôn nở nụ cười hoan hỷ trên môi.
Còn và còn rất nhiều yếu tố cao đẹp khác nữa. Đại khái, chúng tôi chỉ y cứ vào kinh, xin nêu ra bấy nhiêu đó thôi. Thiết nghĩ, bấy nhiêu đó cũng đủ để chứng minh cho chúng ta thấy, đó là một cõi nước hay nói hẹp hơn là một đạo tràng thật vô cùng lý tưởng cao đẹp, thuần lạc mà chúng ta cần phải hướng đến và noi theo. Chúng ta quyết lòng hiệp sức tương trợ xây dựng cho kỳ được một đạo tràng theo mô thức đó ở tại đạo tràng Di Đà Giác Ngộ nầy. Nhưng trước hết, chúng ta phải xây dựng bằng những yếu tố nào?
hoibongsen.com
Theo chiều hướng đó, việc kết hợp mọi người về một nơi để cùng nhau tu học, hành trì niệm Phật đó là điều vô cùng thiết yếu. Người xưa nói: “ăn cơm có canh, tu hành có bạn là ý nầy vậy”. Đạo tràng Di Đà Giác Ngộ là nơi hội tụ của những người bạn sen có cùng chí hướng, lý tưởng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Muốn cho đạo tràng ngày càng phát triển vững mạnh hơn, thì mỗi người chúng ta là một viên gạch góp phần xây dựng. Đó là một ý hướng chung của đạo tràng. Tuy nhiên, muốn cho đạo tràng được thành tựu cao đẹp vững mạnh hơn nữa, thì chúng ta cần phải dựa vào những mô thức và những yếu tố nào để xây dựng? Đó là điều, mà chúng tôi thiết nghĩ, chúng ta cũng cần nên tìm hiểu qua, để từ đó, chúng ta cố gắng cùng nhau góp phần xây dựng cho mỗi cá nhân cũng như chung cho cả đạo tràng có nhiều tiến bộ khởi sắc hơn.
I. Thế nào là đạo tràng?
Nói đến đạo tràng chúng ta có thể hiểu qua hai ý nghĩa: cạn và sâu.
a. Đạo tràng theo ý nghĩa sự tướng.
Về ý nghĩa theo dạng thức sự tướng, thì đạo tràng là nơi hành đạo: niệm Phật, thuyết pháp, truyền giới, thọ bát v.v…Nói chung là những gì mang tánh cách hình thức trong việc làm phật sự, đều gọi chung là đạo tràng.
b.Đạo tràng theo ý nghĩa lý tánh.
Trong Kinh Duy Ma Cật có câu nói: “Trực tâm tức thị đạo tràng”. Trực tâm là tâm ngay thẳng. Thế nào là tâm ngay thẳng? Tâm ngay thẳng là tâm không có phân biệt hai bên: có không, phải trái, lành dữ v.v… Cùng ý nghĩa nầy, Ngài Nam Tuyền cũng có câu nói: “bình thường tâm thị đạo”. Cả hai câu nói, đều có ý nghĩa giống nhau và đều chỉ thẳng cái bản tâm thanh tịnh sáng suốt sẵn có của chính mình.
II. Dựa trên mô thức nào để xây dựng một đạo tràng lý tưởng?
Đọc tụng kinh A Di Đà, chúng ta thấy đức Phật Thích Ca đã giới thiệu phát họa một cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà thật vô cùng trang nghiêm và lý tưởng. Một cõi Tịnh Độ mang nhiều yếu tố cực kỳ an lạc và giải thoát. Khác hơn cõi Ta Bà nầy rất xa.
Nếu đứng về mặt hình tướng mà xét, thì mọi thứ ở cõi Cực Lạc đều do năng lực của Phật A Di Đà biến hóa ra. Tất cả đều là cảnh đẹp, kết tụ hình thành bằng bảy thứ báu. Từ ao hồ, đất đá, sen nở, chim kêu, cho đến cây cối gió reo, thiên nhạc v.v…, mọi thứ đều hấp dẫn đẹp đẽ lạ thường. Đó là nói về y báo hay cảnh vật là như thế.
Còn về mặt chánh báo hay nhân dân trong cõi nước đó thì sao? Theo Kinh diễn tả, đều là các bậc thượng thiện nhơn, tức là những người cao đức thật dễ thương quý kính. Hẳn nhiên, không có những hạng người chỉ biết sống giả dối bề ngoài.
“Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao. ”
Cõi đó chắc chắn là không bao giờ có những hạng người như thế. Nói gọn cho dễ hiểu hơn, là không có những con người hung ác, thô bạo, cuồng tín, khủng bố tàn sát nhơn loại lẫn nhau. Cõi đó thuần vui không bao giờ có khổ.
Khi mọi người gặp nhau thì sao? Họ chào hỏi nhau và nói năng rất lịch sự, khiêm cung hòa nhã. Không phải hạng người cống cao ngã mạn hách dịch khinh người dưới mắt. Tất cả đều dùng lời ái ngữ, ngọt dịu dễ thương khi giao tiếp. Họ sinh hoạt nhịp nhàng với nhau. Họ không nạnh hẹ, né tránh việc làm và không dòm ngó, bắt bẻ, phê bình, nói xấu, chỉ trích vạch bày lỗi lầm của bất cứ ai. Họ nói trong tinh thần xây dựng hòa hợp. Họ không bao giờ có thái độ liếc mắt nhìn ngang ngó dọc bậm trợn như người ở cõi nầy. Vả lại, không ai có lỗi đâu để mà dòm ngó.
Họ sống với nhau rất chân tình, thật thà. Họ không sống bằng đầu môi chót lưỡi. Họ nghĩ sao nói vậy. Họ xem nhau như tình huynh đệ ruột rà. Khi nghe pháp hay lúc trao đổi luận bàn, họ thốt ra toàn là những lời đạo đức chân thật. Họ không biết dùng lời điêu ngoa xảo trá. Họ cần giúp nhau mau thăng tiến trên đường giải thoát chóng thành Phật.
Họ đi đứng ăn mặc rất nghiêm trang. Tất cả đều mặc đồng phục. Thân hình họ đẹp đẽ, mỗi người đều có 32 tướng tốt, cao lớn ngang bằng nhau, vì tất cả đều do hoa sen sanh ra. Thân họ là thân kim cương bất hoại, nên không có đẹp xấu khác nhau. Do đó, họ không có tâm ganh tỵ đố kỵ nhau. Tất cả đều yêu thương quý kính nhau như người một nhà. Bên cạnh đó, họ còn luôn được tưới tẩm giáo pháp đều đều. Các vị giáo thọ hướng dẫn, đều là những bậc tài đức vẹn toàn, thông suốt giáo lý. Ngoài đức Phật Di Đà làm chủ giảng ra, còn có các vị đại Bồ Tát như các Ngài: Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Thanh Tịnh v.v…đều là những vị Giáo Thọ xuất sắc trợ tuyên phụ giảng. Họ nghe pháp mỗi ngày. Mỗi người nỗ lực học hỏi không ngừng.
Họ còn có nhân duyên thù thắng là thường mang hoa cúng dường thập phương chư Phật. Sáng sớm nào họ cũng mang túi đi hái hoa. Tất cả đi bằng thần thông. Xong rồi, họ trở về dùng cơm và sau đó đi kinh hành. Cõi Cực Lạc không có nấu nướng như cõi nầy. Thức ăn tùy ý tưởng, muốn ăn thứ gì thì có thứ nấy. Ăn xong, không cần phải dọn rửa, dĩa bát tự động biến mất. Họ sống trong tinh thần thương yêu hòa kính.
Khi nghe gió thổi, chim kêu, suối reo, nước chảy, họ đều nhớ đến Phật, Pháp Tăng. Bao giờ họ cũng nhớ đến Tam Bảo. Nhờ thế, mà lòng họ luôn luôn tươi mát, nhẹ nhàng, an thoát. Họ không bao giờ biết khởi niệm buồn giận ai. Họ luôn sống trong ánh hào quang của Phật và Bồ tát. Mọi động tác thi vi họ đều sống trong chánh niệm. Lúc nào họ cũng vui vẻ luôn nở nụ cười hoan hỷ trên môi.
Còn và còn rất nhiều yếu tố cao đẹp khác nữa. Đại khái, chúng tôi chỉ y cứ vào kinh, xin nêu ra bấy nhiêu đó thôi. Thiết nghĩ, bấy nhiêu đó cũng đủ để chứng minh cho chúng ta thấy, đó là một cõi nước hay nói hẹp hơn là một đạo tràng thật vô cùng lý tưởng cao đẹp, thuần lạc mà chúng ta cần phải hướng đến và noi theo. Chúng ta quyết lòng hiệp sức tương trợ xây dựng cho kỳ được một đạo tràng theo mô thức đó ở tại đạo tràng Di Đà Giác Ngộ nầy. Nhưng trước hết, chúng ta phải xây dựng bằng những yếu tố nào?
hoibongsen.com