Nên học hỏi Phật Lý nơi một Danh Tăng hay học hỏi từ nhiều nguồn ?

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
667
Điểm tương tác
607
Điểm
93
Kính thưa các Bậc Thượng thủ Tôn Túc và Các Bạn Thành Viên Diễn đàn.

Nhân xem qua một bài viết của một người Bạn Đạo về phương thức học hỏi nghiên cứu Giáo Lý Đạo Phật.

Trong đó có nhiều điều rất hay, nhưng cũng có một điểm nhỏ, mà nó xoáy vào tư tưởng, làm cho Thu Tử tôi cảm thấy nhức nhối, cảm thấy mình phải tư duy, phải lấy ý kiến thêm nhiều hơn nữa, để thực hành trong việc học và hành, mới được an tâm.

Đó là câu nói:

Chúng ta hãy cẩn thận lựa chọn dịch giả, thầy giảng luận, mà nên học hỏi những Pháp Sư đầy đủ Chánh Báo và Y Báo.

Vì Phước đức, đạo tâm, và đạo lực tu hành của mấy vị đó đã có đủ trong tiền kiếp, hiện kiếp.
Trong mệnh đề này. Chúng ta gặp được các ý chính:

1/.Chúng ta hãy cẩn thận lựa chọn dịch giả, thầy giảng luận.

2/.Vì Phước đức, đạo tâm, và đạo lực tu hành của mấy vị đó đã có đủ trong tiền kiếp, hiện kiếp.

3/.nên học hỏi những Pháp Sư đầy đủ Chánh Báo và Y Báo.

Kính thỉnh mời Quý vị Thiện Tri Thức, Quý Đạo Hữu, nào có kinh nghiệm xin chia sẻ vấn đề này.

Xin trân trọng biết ơn.
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Chúng ta hãy cẩn thận lựa chọn dịch giả, thầy giảng luận, mà nên học hỏi những Pháp Sư đầy đủ Chánh Báo và Y Báo.
Dễ ợt, vậy mà bạn Thu Tử lại không biết, đó là những vị có tướng hão quang minh, có Giáo Hội với đầy đủ phương tiện truyền giáo (Chùa to, Phật lớn), có danh tiếng lẫy lừng trên thế giới, thí dụ như Hòa thượng Tuyên Hóa ở Vạn Phật Thánh Thành, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh ở Làng Mai, Hòa thượng Tịnh Không ở Úc Châu (?).

:heocon39:
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Những vị có tiếng tăm lẫy lừng là do đạo hạnh cao thâm, giới hạnh tinh nghiêm, kiến thức uyên bác nên được mọi người cung kính, cúng dường theo học xin làm đệ tử....

Thầy Viên Quang vào cảnh cáo, nên tôi đã xóa bỏ một đoạn. Kính sám hối cùng Thầy và đại chúng.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính yêu cầu.

V/Q kính Yêu cầu các Vị.

+ Chỉ nên thảo luận vào chủ đề chánh.

+ Không nên nói ngoài lề, không được bôi bác Tăng già, và Các tự Viện.Ví dụ như câu này:

....Trái lại, thời bây giờ chùa chiền mọc lên như nấm, ngoài đời và trên mạng do những người:
Tạo ra chùa lớn, Phật vàng
Để cho bá tánh thập phương cúng tiền.
Kệ kinh vẫn tụng liền nơi miệng
Hỏi nghĩa mầu một biến không thông...
Khi cần hỏi đáp tây đông
Sưu tầm trên mạng là xong khó gì!

Kính Yêu Cầu Ban Tổng Quản, nếu có lần sau, thì vui lòng nhắc nhở Thành viên vi phạm.

Kính.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Kính thầy Viên Quang! Tôi đã xóa bỏ đoạn có bài thơ theo thầy yêu cầu. Kính xin thầy tha lỗi!
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
667
Điểm tương tác
607
Điểm
93
Y Báo & Chánh báo của bậc Chân tu.

Câu chuyện Thiền Sư Tosui:

Kính các Bạn, trong khi chờ đợi các bạn cho thêm ý kiến. Thu tử xin kể hầu các Bạn câu chuyện Thiền Sư Tosui ( Nhật Bản).

Chuyện 43: Thiền Trong cuộc Đời Một Người Hành Khất

Tosui là một thiền sư nổi danh vào thời của ông. Ông đã sống trong nhiều thiền viện và giảng dạy tại các tỉnh khác nhau.

Ngôi thiền viện sau cùng ông ghé thăm tụ họp quá nhiều môn sinh cho nên ông nói với họ rằng ông sẽ hoàn toàn từ bỏ hẳn công tác giảng thuyết . Ông khuyên họ nên phân tán ra và đi tới bất cứ nơi nào mà họ mong muốn. Sau đó không một ai còn thấy được chút dấu tích nào của ông nữa.

Ba năm sau một trong số những môn sinh của ông khám phá thấy ông đang sống với một vài người hành khất dưới một cây cầu ở Kyoto. Anh ta lập tức năn nỉ Tosui dạy anh.

"Nếu anh có thể làm được như ta làm dù chỉ trong vài ngày thôi, ta có thể dạy," Tosui trả lời.

Vì thế anh môn sinh cũ ăn mặc như một người hành khất và sống qua một ngày với Tosui. Ngày hôm sau một trong số những người hành khất qua đời. Tosui và môn sinh của ông khiêng cái xác đi vào lúc nửa đêm và chôn xác đó trên một sườn núi. Sau đó họ trở về nơi trú ẩn của họ dưới cây cầu.

Tosui ngủ yên suốt đêm còn lại, nhưng anh môn sinh không thể ngủ được. Khi trời sáng Tosui nói: "Chúng ta không phải xin ăn hôm nay. Ông bạn quá cố của chúng ta đã để lại một ít ở đằng kia" Nhưng anh môn sinh không ăn nổi một miếng nào cả.

"Ta đã bảo là anh không thể làm được như ta mà," Tosui kết luận. "Hãy đi ra khỏi đây và đừng quấy nhiễu ta nữa."

Thưa Các Bạn.



th


Ngày ăn một bửa, dưới cội cây ngủ một đêm. Cẩn thận chớ quay lại.

Y Báo của bậc Chân Sư là như vậy đó...

Còn Chánh Báo ư ?

có câu chuyện sau:

Chuyện 50: Sự Giác Ngộ Minh Bạch Của RYONEN


Nữ tu Phật giáo được biết đến với tên là Ryonen sinh năm 1797. Cô là một người cháu gái của vị tướng quân Nhật Bản nổi tiếng Shingen. Nhờ đến thiên tài thi phú và sắc đẹp quyến rũ của cô mà vào năm mười bảy tuổi cô được phục dịch hoàng hậu như một trong những mệnh phụ triều đình. Mặc dù hãy còn ở vào một tuổi trẻ như vậy mà danh vọng đã chờ đón cô.

Hoàng hậu kính yêu đột ngột qua đời và những mộng tưởng đầy triển vọng của Ryonen tan biến đi mất. Cô nhận thức được một cách nhạy bén về sự vô thường của cuộc đời trong cõi nhân gian này. Rồi vì thế mà cô muốn học Thiền.

Tuy nhiên những thân nhân của cô không đồng ý và trong thực tế ép cô lập gia đình. Với một lời hứa hẹn là cô có thể trở thành một ni cô sau khi cô sinh được ba con, Ryonen đồng ý. Trước khi được hai mươi lăm tuổi cô đã hoàn tất điều kiện này. Do vậy chồng cô và các thân nhân của cô không thể nào còn ngăn trở được ý muốn của cô nữa. Cô xuống tóc, lấy tên là Ryonen, có nghĩa là giác ngộ minh bạch, và bắt đầu cuộc hành hương của cô.

Cô đến thành phố Edo và thỉnh cầu Tetsugyu thâu nhận cô làm đệ tử. Nhìn thoáng qua, ông thầy không nhận cô vì cô quá đẹp.

Ryonen đi tới một ông thầy khác là Hakuo. Hakuo từ chối cô với cùng một lý do, nói rằng cái sắc đẹp của cô chỉ mang lại phiền toái.

Ryonen bèn lấy một bàn ủi nóng và áp nó lên mặt cô. Trong một chốc lát sắc đẹp của cô biến mất đi vĩnh viễn.

Hakuo do vậy thâu nhận cô làm một đệ tử.

Để kỷ niệm cơ hội này, Ryonen đã viết một bài thơ phía sau một tấm gương nhỏ:

Khi phục dịch Hoàng hậu của ta, ta đã đốt hương để ướp thơm quần áo đẹp đẽ của mình,

Bây giờ làm kẻ khất sĩ không nhà ta đốt mặt mình để vào một thiền viện.

Khi Ryonen sắp từ giã cõi nhân gian này, cô viết một bài thơ khác:

Sáu mươi sáu lần đôi mắt này đã chứng kiến cảnh vật thay đổi của mùa thu.

Ta đã nói đầy đủ về ánh trăng,

Đừng hỏi gì thêm nữa.

Hãy chỉ lắng nghe âm thanh của ngàn thông và bách hương khi không có gió rung động.


Bởi vậy .-Trong luật dạy:

Hủy hình thủ khí tiết,
Cắt ái từ sở thân,
Xuất gia hành chánh Đạo,
Thệ độ nhất thiết thân.


Chánh Báo của Bậc Chân tu " Đẹp" là vậy đó.
 
Last edited by a moderator:

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính thưa các Bậc Thượng thủ Tôn Túc và Các Bạn Thành Viên Diễn đàn.
Nhân xem qua một bài viết của một người Bạn Đạo về phương thức học hỏi nghiên cứu Giáo Lý Đạo Phật.

Trong đó có nhiều điều rất hay, nhưng cũng có một điểm nhỏ, mà nó xoáy vào tư tưởng, làm cho Thu Tử tôi cảm thấy nhứt nhối, cảm thấy mình phải tư duy, phải lấy ý kiến thêm nhiều hơn nữa, để thực hành trong việc học và hành, mới được an tâm.

Đó là câu nói:

Trong mệnh đề này. Chúng ta gặp được các ý chính:

1/.Chúng ta hãy cẩn thận lựa chọn dịch giả, thầy giảng luận.

2/.Vì Phước đức, đạo tâm, và đạo lực tu hành của mấy vị đó đã có đủ trong tiền kiếp, hiện kiếp.

3/.nên học hỏi những Pháp Sư đầy đủ Chánh Báo và Y Báo.

Kính thỉnh mời Quý vị Thiện Tri Thức, Quý Đạo Hữu, nào có kinh nghiệm xin chia sẻ vấn đề này.

Xin trân trọng biết ơn.

Kính thưa, Quí Thầy, Quí vị trong cộng đồng Phật Pháp Online.
Kính thưa, Đạo hữu Thu Tử.


Đầu thư Cầu Pháp chúc tất cã Quí Vị thành viên Diễn đàn thân tâm an lạc, lại tạo thêm cơ hội học hỏi cùng các bạn. Và Quí hơn nữa Đạo hữu Thu Tử có ý nhiệt tình, đem những nghĩa thô thiển lạm bàn trong chủ đề "Ba Thân''. Lập ra một topic:
Nên học hỏi Phật Lý nơi một Danh Tăng hay học hỏi từ nhiều nguồn ?

Thật là phúc đức cho cp này, Hiện tiêu đề, 3 câu nghi vấn, 2 bài thiền tâm về Chánh báo và Y báo. Điều liên quan mật thiết với nhau, cp lở có viết sai thì Đạo hữu Thu Tử thay thế các bạn đây chỉ ra khuyết điểm, được vậy thì mới dám mạnh dạn nói nhiều. Đ/h Thu Tử hứa nhé...!

Một tiêu đề rất là dể hiểu nhưng tìm ra ý của chủ luận thì quả thật không phải dể, một câu hỏi tuy tầm thường nhưng ý thì vô số nghĩa. cp xin trả lời sơ khai trước và đặt ngược những câu hỏi mà mình còn đang thắc mắc, Xin Quí vị Thiện hữu chỉ dạy thêm.

Đáp 1. Về Tiêu đề: Học hỏi Phật lý nơi một Danh Tăng hay học hỏi từ nhiều nguồn? Xin Thưa, Nếu học hỏi được nơi Danh Tăng tức là cũng học hỏi luôn các nguồn Pháp môn khác, và luôn các Tông Phái. Tuy tiêu đề có hai nhưng thực chất chỉ là một.

Xin thưa, Thế nào mới gọi là Danh Tăng ?

Đáp 2. Về ba nghi vấn:

2.1/.Chúng ta hãy cẩn thận lựa chọn dịch giả, thầy giảng luận!
- Dịch giả và Thầy giảng là người chỉ hướng, nếu không đủ kiến thức tu huệ thì không thể nào chỉ đúng hướng.(Ví như người tâm còn ô nhiểm nhân ngã bỉ thử thì làm sao chỉ đi hướng không ô nhiểm. Theo kinh Viên Giác, Phật dạy người có tâm ô nhiểm. Nói Chánh Pháp cũng thành Phi Pháp.)


Xin thưa, thế nào mới gọi là người kiến thức tu huệ?

2.2/.Vì Phước đức, đạo tâm, và đạo lực tu hành của mấy vị đó đã có đủ trong tiền kiếp, hiện kiếp!
- Phước đức, đạo tâm, đạo lực sẽ lan tỏa ra bằng cử chỉ, bằng lời nới và bằng ý của ''Nghĩa Pháp từ thuyết".


Xin thưa, thế nào bạn biết vị đó có từ tâm, xin cho thí dụ?

2.3/.nên học hỏi những Pháp Sư đầy đủ Chánh Báo và Y Báo!
-Chánh báo và Y báo là sự thể hiện của Phúc Đức. Có nhiều tín đồ là điều hẳng nhiên. Giả dụ một người ca sĩ không những hát hay thôi mà phải còn có những cử chỉ hành động đạo đức con người thì mới là một người ca sĩ tài ba... Muốn đừng cho lạc tư tưởng thì học theo Đạo hạnh của Ngài, Ngài chính là Đức Phật Thích Ca cách hơn 2500 năm, khi Ngài còn thị hiện ở cõi đời, xứ Ấn.


Đáp 3. Hai bài Thiền tâm về Chánh Báo và Y Báo nó chỉ có một trong trăm ngàn việc có thể xảy ra. Theo nghĩa bóng, còn nghĩa đen thì cp học ngay cội nguồn của từ nơi Đức Phật, chắc ăn hơn. Những gì Phật nói được là sẽ làm được.


Bài Chánh Báo, ý nghĩa về Quí Nhân không lộ hình tướng. Cp xin hỏi, Hoằng Pháp của Quí nhân có lớn bằng những Quí Nhân đã có Chùa chiền hay không...?


Bài Y Báo, ý nghĩa về Nhân tài không phải chỉ ở ngoài hình tướng. Cp xin hỏi, trong 32 già nạn của Người Xuất Gia. Nếu thân thể Bất túc thì có đủ 4 oai nghi của Hàng Thượng Thủ Đệ Tử Phật?

Thân kính, CP
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Đáp 3. Hai bài Thiền tâm về Chánh Báo và Y Báo nó chỉ có một trong trăm ngàn việc có thể xảy ra. Theo nghĩa bóng, còn nghĩa đen thì cp học ngay cội nguồn của từ nơi Đức Phật, chắc ăn hơn. Những gì Phật nói được là sẽ làm được.

Nói về Y báo và Chánh báo, chú Cầu Pháp nói: "Học ngay cội nguồn của từ nơi đức Phật", có phải là những mẫu chuyện tiền thân của Phật trong Kinh Bổn Sanh. Ví dụ: Phật vì muốn nghe một nửa bài kệ bốn câu của quỷ La Sát, nên tình nguyện hiến thân cho làm mồi cho quỷ để nghe hai câu cuối, hay là chuyện Phật thí thân mình cho cọp mẹ giết để nuôi mạng sống các cọp con đang bị đói. Những chuyện này là lúc Phật còn là Bồ tát tu hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục.... trong lục độ Ba La mật. Chú Cầu Pháp nói Phật làm được thì mình làm được, có chắc ăn không? Phàm phu chúng ta khi đọc tới những câu chuyện nói về Y báo và Chánh báo của Phật chỉ biết nghiêng mình kính phục, như bọn mình thì chắc sẽ co đầu, rụt cổ không dám làm! Khó lắm chú ạ!
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Đáp 3. Hai bài Thiền tâm về Chánh Báo và Y Báo nó chỉ có một trong trăm ngàn việc có thể xảy ra. Theo nghĩa bóng, còn nghĩa đen thì cp học ngay cội nguồn của từ nơi Đức Phật, chắc ăn hơn. Những gì Phật nói được là sẽ làm được.
Ý của mình nghĩ đơn giản lắm bác T.T ơi. Phật dạy "Cội nguồn của sự Khổ từ đâu Phát sanh'' Là từ nơi Tập đế pháp sanh. Là Phật nói được là sẽ làm được là ý này.
Học Ngay cội nguồn là không học nơi các nhánh rể. Cũng rất đơn giản.

Còn những bài Phật sử là nghĩa tượng trưng giống như các bài Thiền Tâm chỉ khác ở Phật và ở Tổ.

Nhưng Bác nói khó là khó ở chỗ Xả ly...!? Vĩ nhiên rồi, còn mang thân phàm phu đói ăn, khát uống, không hít thở một hồi là chết. Thì làm sao so với Bậc Đại Từ... Đại Giác Ngộ. Nhưng không phải vậy, mà ta bỏ cuộc không tu thì càng chết và cũng quanh quẩn trong lục đạo thôi Bác ơi.
Bác đem qua bên chủ đề Xả Ly về Thường lạc Ngã Tịnh của Kinh Đại Bát Niết Bàn thì dể thấy rõ hơn là những bài Phật sử theo nghĩa bóng.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Đang nói về Y báo và Chánh Báo, chú lại bàn sang chuyện Pháp bảo? Rồi dẫn tôi vào chuyện "Xả Ly"! Bàn chuyện nào ra chuyện nấy cho minh bạch! Thầy Viên Quang đã bảo: "Chỉ nên thảo luận vào chủ đề chánh" kia mà.
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Tu hành là phải biết Nghĩa Trung Đạo chấp một bên đều là cực đoan.

Không phải hễ Khổ Hạnh là bậc Chân Tu vì Ngoại Đạo cũng Khổ Hạnh mà vẫn là mê muội.

Chùa to Tượng Phật mạ vàng chạm ngọc mà tâm Thanh Tịnh vẫn là bậc Thánh xuất trần.

Lục Tổ Huệ Năng cất chùa Bảo Lâm trang nghiêm đẹp đẽ.

Y Báo Chánh Báo trang nghiêm là do quả báo Phước Đức và Công Đức tu hành chứkhông phải là không nhân duyên.

Chỉ xét bên ngoài không thể biết được.

Còn việc tìm Thầy Học Đạo thì Tâm thế nào thì cảm ứng gặp Thầy thế ấy.

Tâm vì muốn tu tập giải thoát cứu độ chúng sanh thì gập bậc Chân Sư.

Tâm vì chấp danh lợi tiếng tăm thì gặp Tà Sư.

 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
667
Điểm tương tác
607
Điểm
93
Thảo luận với bạn Cầu Pháp.

Thu tử rất vui được thảo luận cùng các bạn, xuyên qua ý của Đạo Hữu Cầu Pháp.

Cầu Pháp: cp học ngay cội nguồn của từ nơi Đức Phật, chắc ăn hơn. Những gì Phật nói được là sẽ làm được.

.......Thưa các Bạn câu này rất chính xác. Vâng học Phật, thì nhất định nghe lời dạy của Đức Phật là chắc ăn và là cội nguồn điều này không thể chối cải được.

........Nhưng, thưa các Bạn, dù là tinh thần Nguyên thỉ Phật giáo, chúng ta phải nghe theo Đức Phật, đồng thời phải vâng theo lời dạy của Phật thì mới là hoàn toàn đúng. ?

Kinh Nikaya Đức Phật dạy:

Tăng Chi Bộ VIII.26
Kinh Jivaka Komarabhacca
Người Cư sĩ gương mẫu

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương xá), tại rừng xoài Jìvaka. Rồi Jìvaka Komàrabhacca đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, Jìvaka Komàrabhacca bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là người cư sĩ?

- Này Jivaka, khi nào quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, cho đến như vậy, này Jivaka, là người cư sĩ...


.........Đấy các bạn cũng thấy đấy. Đức Phật không dành "độc quyền giảng dạy", ngài khuyên Phật tử cũng nên Quy y, nghĩa là nên làm đệ tử của Chư Tăng già .
Bởi vì hàng Tăng già đệ tử Phật, người nào cũng theo sự hiểu biết của mình mà dạy Đạo cho Phật tử.

........Lại theo tư tưởng .- Phật giáo Nguyên thỉ. Đức Phật có hai thân:

+ Sanh Thân: là thân, huyết nhục của Đức thế Tôn, có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp.

+ Pháp Thân : Là Giáo Pháp Đức Phật đã giảng dạy, đã thiết lập.

Pháp của Phật lập ra là Pháp Thân.

Tam Bảo Phật-Pháp-Tăng, là Pháp do Đức Phật lập ra đó.

Như vậy Đồng nghĩa với Tăng già là Pháp Thân Phật.


Do vậy suy ra :

HỌC TỪ NGUỒN LÀ HỌC TỪ NƠI ĐỨC PHẬTTĂNG- GIÀ ĐỆ TỬ PHẬT.

th


Bạn đồng ý chứ ?
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
667
Điểm tương tác
607
Điểm
93
Dược y bất tử bịnh, Phật hóa hữu duyên nhân.

Kính các bạn. Trong kinh có câu:

Dược y bất tử bệnh, Phật hóa hữu duyên nhân.

Nghĩa là:

Thuốc chỉ trị bịnh không chết,
Phật chỉ độ người hữu duyên.

Như câu chuyện ngài La Hầu La sau:

Truyện Tích Phật Giáo

Nguyên bản chữ Hoa: Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn
Việt dịch: Diệu Hạnh Giao Trinh
---o0o---


Bà lão bộc

Trưởng giả Tu Ðạt tại thành Xá Vệ nước Ấn Ðộ là một vị "đại thí giả", hễ có người nghèo khổ bần cùng đến cầu xin ông cứu giúp, ông liền làm cho người ấy được toại ý. Nhất là đối với Tam Bảo thì ông lại càng cung kính tôn thờ, thường thường cúng dường đức Phật và chư tăng.

Trong nhà ông trưởng giả Tu Ðạt có một bà lão bộc làm công, rất trung thành với chủ và làm việc rất siêng năng, nên được trưởng giả một lòng tín nhiệm. Chìa khóa nhà kho, vựa lúa đều do một tay bà nắm giữ.

Bà lão bộc này tính nết rất keo kiết, mỗi khi thấy chủ nhân lấy từ kho ra bao nhiêu là tiền bạc của cải để bố thí cho người là trong lòng bà không khỏi cảm thấy tiếc rẻ.

Nhưng điều làm cho bà bất mãn hơn cả là lúc bà thấy đức Phật và chư vị đệ tử đến nhà trưởng lão thọ cúng dường. Bà thấy lúc đó trưởng giả vô cùng nhiệt thành, hoan hỉ nghênh tiếp và cúng dường đức Phật. Tâm ganh tị như thiêu như đốt khiến bà ghét đức Phật thậm tệ. Có một hôm bà còn lập ác nguyện rằng :

- Tôi vĩnh viễn không muốn thấy mặt Phật, không muốn nghe ông ta thuyết pháp cũng không muốn thấy mặt mấy ông tỳ kheo.

Thật là chuyện tốt không ai hay, mà chuyện xấu thì ai cũng biết, nên tin bà lão bộc phát ác nguyện chẳng mấy chốc lan truyền khắp mọi nơi.

Lúc ấy, hoàng hậu Mạt Lợi nghe kể lại, rất lấy làm phật ý. Hoàng hậu biết trưởng giả Tu Ðạt là một vị Phật tử thuần thành, thì làm sao lại dung dưỡng trong nhà một bà nô bộc bất kính Tam Bảo như thế ? Do đó, hoàng hậu hạ lệnh bắt trưởng giả phải cho bà mượn bà lão bộc đến hoàng cung giúp việc nhân dịp bà lập đàn trai cúng dường đức Phật.

Trưởng giả Tu Ðạt dĩ nhiên không dám trái lệnh hoàng hậu, đằng này mục đích lại là giúp cho việc cúng dường đức Phật thì ông lại càng tình nguyện hơn nữa. Trưởng giả lập tức dùng mâm vàng đựng đầy trân châu, sai bà lão bộc đem đến hoàng cung để cúng dường đức Phật. Hoàng hậu ra ý, chủ nhân truyền lệnh, bà lão bộc đâu dám không tuân ! Khi Mạt Lợi phu nhân thấy bà lão bộc này, bà nghĩ phải thỉnh đức Phật dạy dỗ con người tà kiến như thế mới được !

Bà lão bộc đem trân châu đến dâng lên hoàng hậu rồi, vừa mới quay người tính lui đi thì đức Phật từ cửa chính bước vào, theo sau là các vị đệ tử của Ngài. Bà lão thấy đức Phật bước vào đâm ra bối rối, cất bước lên tính trốn bằng cửa sau, thì quái lạ thay, đức Phật cũng lại từ cửa sau bước vào. Lần này bà cuống cuồng lên, tính chạy bằng cửa bên hông nhà, nhưng cũng lại thấy đức Phật đứng ngay ở ngưỡng cửa bên hông. Bà lão bộc thấy tứ phương tám hướng đâu đâu cũng có đức Phật và chư vị đệ tử đứng, bà tiến hay lùi gì cũng khó khăn, đành phủ phục xuống đất. Nhưng trên mặt đất, bà vẫn thấy tôn tượng của Thế Tôn. Bà vội vàng dùng hai bay bịt kín lấy mắt, để mắt mình không gặp hình ảnh của đức Phật nữa nhưng trong khoảnh khắc, mười ngón tay của bà đều hiện lên hình Phật. Bà không cần biết hậu quả ra sao, ba chân bốn cẳng chạy về, trốn vào một căn nhà nhỏ, những tưởng là sẽ không còn thấy đức Phật nữa. Nhưng như trước, trong gian phòng đen tối ấy, đâu đâu cũng có đức Phật nên bà lão bộc rất lấy làm đau khổ.

Lại nói đến đức Phật Thích Ca Mâu ni ở hoàng cung, Ngài không nói gì về thái độ vô lễ của bà lão bộc, chờ thọ cúng xong xuôi mới nói với La Hầu La :

- Bây giờ con có thể đi hóa độ cho bà lão ban nãy. Bà ấy với con có nhân duyên lớn, bà ấy sẽ tiếp đón con nồng hậu và sẽ chấp nhận sự giáo hóa của con.

Tôn giả La Hầu La tuân lệnh đức Phật đi ngay, ngài từ biệt Như Lai rồi đến nhà bà lão bộc nọ, đứng trước nhà kêu cửa.

Bà lão đang trốn trong nhà, chợt nghe một giọng nói hòa nhã thân thiết bèn vội vàng chạy ra mở cửa nhìn xem là ai. Có lẽ trong lòng còn hoảng hốt, lại hoa mắt nên thấy ngài La Hầu La, bà ngỡ là người từ cõi trời xuống.

Bà lễ lậy và đối xử với La Hầu La như thần thánh, tôn giả bèn dùng thái độ trang nghiêm thuyết cho bà lão nghe pháp thập thiện.

Bà lão nghe rồi, hối hận những lỗi lầm đã tạo trong quá khứ, và nói :

- Ngài là chúa tể cõi trời, ngài quả là cao cả, vì thế nhân chúng con mà thuyết thiện pháp vi diệu để lợi lạc chúng sinh, ngài thật là phi thường hơn mấy ông tỳ kheo kia nhiều !

Lúc ấy, La Hầu La biết bà đã bớt tâm ngã mạn, mới trả lời :

- Pháp của Phật mới là thanh tịnh, mới là từ bi quảng đại. Pháp mà tôi mới nói ban nãy là do thầy tôi dạy. Phận tôi nhỏ nhoi không đáng kể, làm sao so sánh với bậc đại thánh Như Lai được ?

Lão bà nghe những lời ấy, định thần nhìn kỹ lại ngài La Hầu La, lúc đó mới tàm quý hổ thẹn không biết làm sao để chui xuống đất. Bà hối hận, bà tự trách, rồi bà khẩn cầu ngài La Hầu La giúp bà sám hối với đức Phật và can thiệp cho bà được xuất gia.

Phật pháp vốn bình đẳng, giữa người cao sang như vua chúa hay người bần tiện như nô tỳ không hề có sự sai khác.

Bà lão bộc nọ, sau khi đến trước mặt Phật sám hối rồi, bèn xuống tóc xuất gia làm tỳ kheo ni.

Bà chuyên tâm tu học nên chứng được quả vị rất mau lẹ. Có người thấy thế, bèn đến xin đức Phật thuyết giảng về nhân duyên quá khứ của bà lão bộc này.

- Xa xưa kia, thời Phật Bảo Cái Ðăng Vương có một vị thái tử xuất gia học đạo với Như Lai. Thật ra, vị hoàng tử này tu hành trì giới rất tinh chuyên, nhưng lại lầm lạc theo đường tà. Về sau hoàng tử gặp một vị tỳ kheo, vị tỳ kheo này thuyết pháp dẫn đạo rất hay, nhưng hoàng tử không những không tán thán còn đem lời phỉ báng, bởi vì tuy trì giới nhưng lại rất ngã mạn tà kiến. Do đó chết rồi đọa ác đạo, chịu đủ hết mọi sự thống khổ trong địa ngục, nay tuy sinh thân người nhưng lại chịu phận nô bộc.

Vị hoàng tử thời nọ chính là bà lão bộc trong kiếp này và vị tỳ kheo bị hủy báng kia chính là ta trong quá khứ.

Các vị đệ tử của đức Phật nghe xong, họ thấy rõ ràng là không thể tạo khẩu nghiệp, nhất là hủy báng người khác, vì quả báo xấu xa của tội này, dẫu có tu hành trì giới cũng không ngăn chận được.


Kinh dạy . Có 4 điều không nên xem thường:

1/. Rồng con mới lớn,
2/.Rắn độc còn nhỏ.
3/. Vương tử hài nhi.
4/.Tu sĩ thiếu niên.

bởi vì :

- Rồng con mới lớn vẫn có thể phung lửa phung nước, làm mưa làm gió.

-Rắn độc còn nhỏ vẫn có thể cắn chết người,

-Vương tử hài nhi vẫn là bậc đế vương.

-Tu sĩ còn nhỏ vẫn chứa trong tâm tuệ Giác vô thượng.

Trong bộ luật có dạy:

Thập tứ Sa -di năng giảng kinh,

Tợ sư niên kỷ chỉ huề bình.

Sa-di thuyết pháp Sa -môn thính,

Bất tại niên cao tại tánh linh.

nghĩa là:

Mười bốn tuổi đã biết giảng kinh,

Các sư tuổi đó chỉ mang bình!

Sa-môn nghe pháp Sa -di nói,

CHẲNG TRỌNG TUỔI CAO, TRỌNG TÁNH LINH!

th


 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Ông già bảy mươi mới xuất gia còn phải gọi Tỳ kheo trẻ tuổi xuất gia trước mình là Sư Huynh nữa kìa. Luật lệ ở chùa trọng tuổi đạo (hạ lạp) chứ không trọng tuổi đời. Vì thế tôi cũng phải gọi những thành viên trụ lâu năm trong diễn đàn này là bác, anh, chị nhé!

Kính.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
667
Điểm tương tác
607
Điểm
93
Phong cách học Phật.

Bài Sám Thảo lư. Ngài Tông Bổn có nhắc nhở:

"Trong mắt người có ngươi mới tỏ !
Sách không thầy nói ngỏ làm sao ?
Xưa nay giáo pháp truyền trao
Không thầy há dễ mặt nào nên thân !

Khổng Thánh Nhân ân cần Lão Tử,
Huỳnh Ðế còn Sư Phụ Quảng Thành.
Thiện Tài ngũ thập tam tham,
Thiếu Lâm đoạn tý Thần Quang lưu truyền."


Ý là nhắc nhở chúng ta: Tuy kinh sách là cần thiết, nhưng nếu không có Thầy, thì cũng không xong đâu ! Như gương xưa Ông Khổng tử còn phải hỏi ngài Lão tử,vua Huỳnh Đế cũng cần có Sư Phụ là Quảng Thành, Tổ Huệ Khả chặt tay để cầu Pháp, Thiện tài đồng tử phải đi tham vấn 53 vị tri thức...

Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm thứ 39 này đề cập đến việc Văn Thù ra tay cứu vớt một chúng sanh được “Nhập Pháp Giới” của chư Phật. Trong đó người đệ tử lỗi lạc tiêu biểu nhất của Ngài là Thiện Tài Đồng Tử. Từ cõi nước Phật vì quán nhân duyên mà đi về hướng Nam đến Phước Thành (ngụ ý chỉ những người có duyên phước) thuyết pháp cho vô số thính giả gồm trời, người, phi nhơn, … thì Văn Thù bỗng phát hiện trong hàng thính chúng có một nhân vật nổi bật hơn hết đó là Thiện Tài Đồng Tử. Văn Thù đón nhận, huấn luyện, thúc đẩy Thiện Tài đó hãy gần gũi hết thảy Thiện tri thức để hoàn thành Nhất Thiết Tri Giác. Thiện Tài theo lời Văn Thù tha phương cầu học với hơn 50 vị Thiện Tri Thức. Lúc trở về Thiện Tài gặp lại Văn Thù và được Ngài khai quang điểm nhãn lần cuối cùng (hồi thứ 52) bừng sáng chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề và được Bồ Tát Phổ Hiền ấn chứng (hồi thứ 53) đi giáo hóa chúng sanh khắp cõi nước. Công việc đó như kéo tơ dệt thành tấm lụa tâm hồn, Văn Thù chỉ Thiện Tài cách thêu hoa lên tấm vải ấy cho tuyệt đẹp. Từ nơi Văn Thù mà Thiện Tài được nhập pháp giới và cũng từ phẩm Kinh then chốt này nói lên ý nghĩa của toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm.. Văn Thù đến với Thiện Tài là vì một sự nhân duyên lớn, vì khai mở Bồ Đề Tâm, vì chỉ con đường cho Thiện Tài nhập Pháp giới. Những việc làm của Bồ Tát mang tính cách bất khả tư nghì, trí Bồ Tát soi đến đâu, nơi đó biến thành Phật cảnh và người nào được Văn Thù hướng dẫn thì tương lai sẽ được thâm nhập Phật huệ. Văn Thù là Hóa Thân Phật, xuất hiện nhằm khai thị giác tánh cho Thiện Tài. Từ căn bản trí này, Thiện Tài đi vào lòng vũ trụ để thành đạt Hậu đắc trí và điểm cuối cùng đến Lâu Các Tỳ Lô Xá Na Đại Trang Nghiêm Tạng.


Đặc biệt. Trong số 53 vị Thiện tri thức ấy có nhiều thành phần, nhẫn đến có một vị là Kỷ nữ...

Điều này nói lên ý nghĩa : Học Phật không phải chọn một nguồn, mà phải tìm học từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ học nơi bậc danh tăng, mà còn phải học nơi nào có Chân lý, để bổ xung cho nhau, theo tinh thần.

Tứ Y Pháp:

Y Pháp, bất y nhơn,

Y nghĩa, bất y ngữ,

Y Trí , bất y thức,

Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh .


như câu chuyện trong kinh Niết bàn như sau:

theo sự tích trong kinh Đại Bát Niết Bàn: Trời Đế Thích hiện làm Quỷ La Sát đến thử một vị bồ tát tu khổ hạnh trong rừng, cất tiếng thanh nhã đọc hai câu kệ của Phật quá khứ: “Các hạnh vô thường, Là pháp sanh diệt”. Bồ tát khổ hạnh nghe được hai câu kệ ấy rất đỗi vui mừng, bèn khẩn cầu La Sát đọc nốt hai câu kệ tiếp theo. La Sát bảo đang đói, cần phải ăn thịt người nên không nói kệ được. Bồ tát bèn bố thí thân mình để được nghe hai câu kệ sau. La Sát mới đọc tiếp hai câu sau: “Sanh diệt diệt rồi, Tịch diệt là vui”. Trước khi sửa soạn chết, bồ tát mới viết bài kệ ấy lên cây, lên đá.


th


Kinh Phạm võng- Bồ tát giới có dạy:

7/. Giới KHEN MÌNH CHÊ NGƯỜI:

......Bồ-tát hóa độ chúng sanh phải làm gương mẫu. Nhất cử nhất động, lời nói việc làm cần hợp pháp tắc. Ganh ghét người hiền, hãm hại tài năng thì thiện pháp công đức mỗi ngày một tổn giảm. Ác pháp tội lỗi mỗi ngày sẽ gia tăng. Bồ-tát dẫn dắt chúng sanh đi đường lối này thật là nguy hiểm cho Phật pháp. Như người chuyên học giáo lý sẵn sàng chê các bậc chuyên tu là tu mù luyện quáng. Bậc tĩnh tọa được chút công phu chê người chuyên học là ăn bánh vẽ, đếm tiền hộ trưởng giả. Bổn phận duy trì Phật pháp mà hóa thành bè đảng ma vương. ...

9/. Giới HỦY BÁNG TAM-BẢO

.....Tà kiến thượng phẩm báng không nhân quả, không tin Tam-bảo. Trung phẩm không thừa nhận Tam-bảo hơn ngoại đạo. Hạ phẩm bỏ đại thừa theo tiểu thừa hoặc ngược lại chấp đại thừa báng tiểu thừa, nói Bồ-tát không cần học tiểu thừa. Riêng chê bai một kinh nào cũng khinh cấu tội.....

6/.Giới KHÔNG CÚNG DƯỜNG THỈNH PHÁP:

.......Dù giới hạnh khuyết điểm mà có thể thuyết pháp độ sanh, truyền bá lời Phật. Ta phải cúng dường như cúng Phật.

Tiền thân đức Thích Ca Mâu Ni Phật làm đại quốc vương. Khoét trên thân 1000 lỗ đổ dầu đốt đèn cúng dường bà-la-môn Lao Độ Sai, để nghe một bài kệ : “Lâu dài sẽ chấm dứt, quá cao ắt đổ sụp, sum họp sẽ chia ly. Có sanh thì phải tử”.

Biết con đường Phật Nhiên Đăng sắp đi qua có đoạn bùn nhơ, Bồ-tát liền cởi chiếc áo da nai, trải lên mặt bùn. Vì chưa được khắp, Bồ-tát nằm bẹp xuống, mở búi xõa tóc trải lên bùn, thỉnh Phật đi qua.

Kinh Viên Giác : Tu hành phải nguyện trọn đời cúng dường thiện tri thức.

7/.Giới KHÔNG ĐI NGHE PHÁP:

....Giả sử thế giới toàn lửa đỏ vì nghe Phật pháp cũng nên qua. Cầu thành Phật đạo độ chúng sanh vượt biển lửa sanh tử.

Các học xứ có công năng điều hòa ba nghiệp thân miệng ý, hàng phục tất cả bất thiện. Đa văn biết các pháp, lìa mọi ác, xả vô nghĩa, được Niết-bàn....

18/.Giới KHÔNG BIẾT MÀ LÀM THẦY:

Thầy thuốc không rõ căn bệnh cùng phương thuốc mà đi trị bệnh thì làm sao bệnh nhân bình an ? Người mù lãnh trách nhiệm dẫn đường hẳn đưa nhau xuống hố. Bồ-tát tự không tuệ giải, không thông đạt tánh tướng các pháp, không rành rẽ văn nghĩa kinh luật mà làm thầy thì lấy gì dạy đệ tử ? Đã không biết đến chánh nhân tâm địa, làm sao thành Phật cực quả ?

Điều tối trọng của Bồ-tát là thành thật, không giả dối. Thế gian có cái họa lớn là ai cũng thích làm thầy. Có người nương danh từ hóa độ chúng sanh, kiến lập môn đình cao rộng, tướng ngã mạn lẫy lừng. Có người tự cho mình là thông tông giáo, xem rẻ luật học, lạm thâu đồ chúng thật đông. Thọ giới mà không học không tụng, không biết khai giá trì phạm thì chẳng những hiện đời mất tên Bồ-tát, mai sau không quả vị mà còn tự chuốc tội báo vào thân.

Thích làm thầy là công đức hay tội lỗi ? Là hộ trì hay hủy diệt Phật pháp ? Điều này chỉ ở trí tuệ, đạo đức và tài năng của đương sự.

Trí Độ Luận : Tỳ-kheo phải thông tam tạng, đủ 10 hạ mới được làm thầy. Theo Phạm Võng kinh thì phải trì Bồ-tát giới ngày đêm sáu thời. Hiểu rõ ý nghĩa lý tánh của giới. Trí tuệ thông đạt kinh luận dĩ nhiên là cơ bản để truyền pháp lợi sanh. Thân tâm thanh tịnh, giới hạnh lại càng là cơ bản của đại sĩ nhập thế. Không thể biếng nhác tụng trì giới luật....


Xin cẩn trọng, cẩn trọng...
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Dược y bất tử bệnh, Phật hóa hữu duyên nhân.

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,: Vô duyên đối diện bất tương phùng.

Kinh dạy . Có 4 điều không nên xem thường:

1/. Rồng con mới lớn,
2/.Rắn độc còn nhỏ.
3/. Vương tử hài nhi.
4/.Tu sĩ thiếu niên.

bởi vì :

- Rồng con mới lớn vẫn có thể phung lửa phung nước, làm mưa làm gió.

-Rắn độc còn nhỏ vẫn có thể cắn chết người,

-Vương tử hài nhi vẫn là bậc đế vương.

-Tu sĩ còn nhỏ vẫn chứa trong tâm tuệ Giác vô thượng.


Chào Đạo huynh Thu Tử,

Huynh có thể cho biết đoạn văn trích dẫn từ kinh nào...?

Huynh có thể cho biết lý do gì Vương tử hài nhi vẫn là bậc đế vương? Và rồng con, rắn độc, Tu sĩ còn nhỏ...?

- Theo cp hiểu thì nghĩa 4 điều không nên coi thường thiên về bản tánh con người, hay gọi là tánh bản sinh của ta. Nên Đệ cần hiểu rõ bài giảng cho chắc chắn, khỏi phải đoán mò.

Hoặc theo khoa học duy tâm thì do giống gene ADN..v.v. Theo nhận xét chung chung thì cha mẹ phú quí thì sanh con thông minh. Người tu Đức thì có con hiếu thảo. Hoặc đời này làm ác, đời sau con trả báo... Mong Huynh hồi âm, thật cảm ơn.

Trong bộ luật có dạy:

Thập tứ Sa -di năng giảng kinh,

Tợ sư niên kỷ chỉ huề bình.

Sa-di thuyết pháp Sa -môn thính,

Bất tại niên cao tại tánh linh.

nghĩa là:

Mười bốn tuổi đã biết giảng kinh,

Các sư tuổi đó chỉ mang bình!

Sa-môn nghe pháp Sa -di nói,

CHẲNG TRỌNG TUỔI CAO, TRỌNG TÁNH LINH!

Trong bộ luật này thì mới đúng là cảnh cáo những kẻ ngã mạn. Chớ coi thường người mới học đạo mà khinh khi.

Kinh Pháp Cú, Kệ số...

Không phải gọi trưởng lão
Do tóc đã bạc đầu
Nếu chỉ tuổi tác cao
Là kẻ già nua thôi
Bậc chân thật, y pháp
bất hại, biết tự chế
Trí giả không cấu uế
Mới xứng danh trưởng lão.260-261

Không phải nói lưu loát,
Không phải sắc mặt đẹp,
Thành được người lương thiện,
Nếu ganh, tham, dối trá.

Ai cắt được, phá được
Tận gốc nhổ tâm ấy
Người trí ấy diệt sân,
Ðược gọi người hiền thiện.262-263

Không phải đầu cạo tóc
Tác thành sa môn hạnh
Ai tham, dối, buông lung
Không phải bậc tu hành
Ai điều phục ác hạnh
Dù lớn nhỏ tế thô
Ấy chính bậc tu hành
Vì lắng dịu ác pháp.264-265
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
667
Điểm tương tác
607
Điểm
93
Cảm ơn ĐH Cầu Pháp

Ai điều phục ác hạnh
Dù lớn nhỏ tế thô
Ấy chính bậc tu hành
Vì lắng dịu ác pháp.

(Phẩm Pháp Trụ (Dhammatha Vagga) - Kệ ngôn 263)

Vâng Thu tử xin cung kính, tiếp nhận lời góp ý của bạn Cầu Pháp.

Thưa Quý Đạo hữu : hai đoan pháp thoại trên là do Thu tử mang máng nghe thấy được từ hai bài viết sau:

Chương Thứ Chín Phẩm CHỨNG NHẬP PHÁP MÔN KHÔNG HAI (Nguyên Lý Bất Nhị) (The Dharma-Door of Nonduality)

(trích)
Bồ-tát Tâm Vô Ngại nói:

- THÂN và THÂN DIỆT là hai. Thân tức là thân diệt. Thấy được thật tướng của thân thì không còn khởi chấp thân và sự hoại diệt của thân. Thân và sự hoại diệt của thân không khởi ý phân biệt là hai. Vì vậy, thân sinh tồn hay hoại diệt, không kinh hãi, không lo lắng sợ sệt. Tỏ ngộ chân lý đó, tôi thể nhập Pháp môn không hai.

Thân là do bốn nhân duyên đất, nước, gió, lửa tạo thành nên thân là vô ngã, vô thường. Vì vô thường nên một ngày nào đó thân sẽ bị hoại và sáu căn sẽ không còn sắc bén như khi còn khỏe mạnh thì gọi là thân diệt. Hiện tượng nầy là cho tất cả chúng sinh chớ không sót một ai vì thế bệnh, già, chết là chuyện thông thường không có gì lo sợ. Kinh có câu:”Dược y bất tử bệnh, Phật hóa hữu duyên nhơn” nghĩa là thuốc là để trị bệnh không chết chớ còn bệnh chết thì không có thuốc chửa. Cũng như Phật chỉ hóa độ chúng sinh là những người có duyên còn những người vô duyên thì Phật cũng không hóa độ được. Khi biết được thật tướng của thân hay của vạn pháp là không tướng thì con người sẽ không còn lo lắng về sinh, lão, bệnh, tử nữa. Vì trong tướng không thì vạn pháp không sanh, không diệt, không tăng, không giảm thì làm gì phải lo có thân hay sợ thân diệt. Vì chấp ngã nên con người sống mà luôn sợ bệnh, sợ chết, nhưng có lo, có sợ mà con người vẫn bị bệnh, vẫn chết như thường cho nên người biết quán vô thường thì họ coi bệnh hay chết như trò chơi chả có gì quan tâm, kinh hãi. Biết như thế thì thân và thân diệt là Bất Nhị, là không Hai.


nguồn:

http://lesyminhtung.net/index.php?o...catid=37:kinh-duy-ma-cat-giang-giai&Itemid=57

và bài:

Phật và Thánh chúng
Thích Minh Tuệ
Sài Gòn, 1990

8)- Vua Ba Tư Nặc qui y.
Khi Phật đến Tinh Xá Kỳ Viên, Vua Ba Tư Nặc xin vào yết kiến. Lòng Vua Ba Tư Nặc luôn luôn nghĩ, Phật là một đạo sĩ tốt tướng, phương phi, cao lớn, tóc bạc, lông mi dài phủ đuôi mắt. Nhưng ngược lại Phật là con người còn trẻ tuổi mới khoảng 40. Do đó nhà vua hỏi Phật: Trẩm thường biết kẻ tu hành phải dày công khổ hạnh, mãi đến già vẫn có thể chưa thành đạo quả. Tuổi ông vẫn còn ở thời kỳ tráng niên có thể nào không đã thành Phật Tổ?
Phật nói: Tâu đại vương xưa nay, nhiều người khinh khi tuổi trẻ, nhưng ở đời có 4 điều không thể coi thường được. Ðó là vương tử hài nhi, rồng con mới đẻ, đóm l?a cỏn con và tu sĩ niên thiếu. Tước vị đại vương ẩn trong vương tử hài nhi. Bởi thế, khi lớn khôn, vương tử là một đại vương thống nhiếp thiên hạ. Rồng lớn nào vẫn qua thời kỳ rồng con. Rồng con tuy chẳng ra gì, nhưng khi được nuôi dưỡng sẽ thành rồng lớn. Ðám cháy rừng lớn bắt nguồn từ một tàn lửa nhỏ. Khi gặp gió và có cỏ khô, tàn lửa nhỏ sẽ thành đám cháy lớn, thiêu hủy cả lâu đài, thành quách, núi rừng. Trí giác Phật đã tàng ẩn trong một chú tiểu bé nhỏ, khi mới xuất gia tuổi còn non dại, nhưng qua công phu tu tập, trí tuệ lớn dần với cơ thể, chú tiểu đạt thành chính giác Phật đà.
Nghe Phật giảng đạo lý một cách từ tốn. Vua Ba Tư Nặc rất xúc động và tan biến hết tính cống cao ngã mạn. Nhà vua xin qui y Phật và phát nguyện làm hộ pháp, bảo vệ chính đạo.


còn bài kệ : "Chẳng trọng tuổi cao, trọng tánh linh"

là trích trong Sa di luật giải:

nguồn:

http://www.tangthuphathoc.net/gioiluat/01-sadiluatnghi-09.htm

Kính mong hiền huynh chỉ giáo thêm.
Xin chân thành tri ân.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Đặc biệt. Trong số 53 vị Thiện tri thức ấy có nhiều thành phần, nhẫn đến có một vị là Kỷ nữ...

Điều này nói lên ý nghĩa : Học Phật không phải chọn một nguồn, mà phải tìm học từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ học nơi bậc danh tăng, mà còn phải học nơi nào có Chân lý, để bổ xung cho nhau, theo tinh thần.

Tứ Y Pháp:

Y Pháp, bất y nhơn,

Y nghĩa, bất y ngữ,

Y Trí , bất y thức,

Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh .
Kính chào Đạo Huynh Thu Tử,

CP đọc bài này của Huynh lâu rồi, nay mới có thời gian viết ra, mong Đạo Huynh giải đáp.
Như đoạn trích dẫn trên, theo cp hiểu thì đúng khoản giữa và sau còn khoản đầu thì chưa đúng ý cp lắm. Vì trong Kinh Hoa Nghiêm phẩm 39 nói...

Văn Thù bỗng phát hiện trong hàng thính chúng có một nhân vật nổi bật hơn hết đó là Thiện Tài Đồng Tử. Văn Thù đón nhận, huấn luyện, thúc đẩy Thiện Tài đó hãy gần gũi hết thảy Thiện tri thức để hoàn thành Nhất Thiết Tri Giác. Thiện Tài theo lời Văn Thù tha phương cầu học với hơn 50 vị Thiện Tri Thức...

Có nghĩa rằng Thiện Tài Đồng Tử không phải là một phàm phu tầm thường, hay đúng hơn là Thiện Tài là một Bậc Thượng Căn. Tức là người có căn bản trí tuệ học Phật rồi. Mới có đủ trí huệ theo học tất cả các PHÁP thù thắng khác của Thiện Tri Thức để trở thành Nhất Thiết Tri Giác. Như thế thì Ý Đạo Huynh đúng. Nhưng Phần kinh này thì không có nói đoạn đầu...!? Hay là một nghĩa trừu tượng? cp nghĩ là vậy.



Đoạn đầu là chỉ một Thầy như:


Phật Bảo:
Pháp Bảo:
Tăng Bảo: Vị Thầy nào mình đả quy y, hay đả được khai thị trí tuệ thì vĩnh viễn là Thầy.
Với lại ngày nay ít ai được thiện duyên như Thiện Tài Đồng Tử, mà hầu như là nhờ vào Phước trí của Vị Thầy mình theo học.

Nếu một vị Thầy Đạo hạnh trí tuệ thâm sâu, thì không chỉ giảng một kinh, một Tông Phái, một Đạo Phật. Mà vị Thầy đó am hiểu rất nhiều nội ngoại giáo Lý Kinh điển.

Thì cũng không có khác gì một bài giảng trong kinh Hoa Nghiêm Phẩm 39...?
**************
7/. Giới KHEN MÌNH CHÊ NGƯỜI:

9/. Giới HỦY BÁNG TAM-BẢO.


18/.Giới KHÔNG BIẾT MÀ LÀM THẦY:

Giới 7; 9; 18 là giới nói những tà sư ; nhưng tà sư thì có rất nhiều loại. Thường thì những tà sư này lọt vào trong 50 ngũ ấm ma. Thì dể biết, cũng dể phân biệt. (Họ không vào các diễn đàn tầm thường khoe khoan này nọ.)


Còn một loại không phải tà sư, hay ngoại đạo trá hình Phật tử thì cũng rất đáng sợ. Họ không biết tàm quí, không phân thiện ác. Hể mở miệng giảng kinh là...

Chê người trước đã. Dầu vị Pháp sư đó đủ chánh báo và y báo.
Rồi kế tiếp chê Pháp vị ấy không bằng họ. Tu không đúng, không thành.v.v.


Lại chê luôn cả các Thánh hiền Tăng cho rằng tu như vậy không thành Phật, thành Thánh v.v. nhưng coi kỷ lại mình xem: 3 độc còn y nguyên, Tự mình phỉ báng Tam Bảo nào có hay biết:

(Là giới cấm 7 và 9 trong kinh Phạm Võng: Khen mình chê người, phỉ báng Tam bảo ). Tóm lại cũng tại giới cấm 18. Không biết mà muốn làm Thầy thiên hạ.)

Thân kính, Chúc Đạo Huynh Thân tâm an định, trú trong Chánh Pháp.

Cp.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
667
Điểm tương tác
607
Điểm
93
Cầu Pháp: Đoạn đầu là chỉ một Thầy như:


Phật Bảo:
Pháp Bảo:
Tăng Bảo: Vị Thầy nào mình đả quy y, hay đả được khai thị trí tuệ thì vĩnh viễn là Thầy.
Với lại ngày nay ít ai được thiện duyên như Thiện Tài Đồng Tử, mà hầu như là nhờ vào Phước trí của Vị Thầy mình theo học.

Nếu một vị Thầy Đạo hạnh trí tuệ thâm sâu, thì không chỉ giảng một kinh, một Tông Phái, một Đạo Phật. Mà vị Thầy đó am hiểu rất nhiều nội ngoại giáo Lý Kinh điển.

Thì cũng không có khác gì một bài giảng trong kinh Hoa Nghiêm Phẩm 39...?
Kính Bạn Cầu Pháp.

Vâng ý kiến của Bạn .- Thu tử xin trân trọng.

Vâng tất cả nên tùy duyên phải không bạn ?

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên