Nhân Quả Nghiệp Báo - Hiểu đúng đối với người học Phật.

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63



Thuyết nhân quả nghiệp báo là điều cơ bản nhất mà người học Phật chúng ta cần phải học. Nhưng có một trăn trở là ý nghĩa thật sự và bản chất của nhân quả nghiệp báo phải được nhìn nhận như thế nào để không sai lệch với chánh pháp.

Chúng ta nên hiểu một điều là, dù chúng ta có nói tốt như thế nào về một hành động hay việc làm đã xảy ra.
Dù chúng ta có chê bai, cố tình làm xấu ý nghĩa của một hành động hay việc làm đã xảy ra.

Thì với luật nhân quả nghiệp báo. Những việc làm và hành động đó vẫn âm thầm gánh chịu quả báo đúng với bản chất mà chúng đã được tạo ra. Không vì lời nói xấu hay tốt của chúng ta mà nhân quả nghiệp báo bị sai khác đi.

Nhân quả nghiệp báo không phải ai hay bất cứ một đấng quyền năng nào có thể tạo ra hay lấy đi. Nó là một định luật vay trả của Chân lý không thể biến đổi được.

Chỉ chúng ta, những người đã tiến hóa trong đường Đạo. Thấm nhuần chánh pháp của Đức Phật. Phải hiểu hơn ai hết ý nghĩa của nhân quả nghiệp báo.

Chúng ta đã trãi qua bao lần vay trả thân mạng trong sanh tử luân hồi. Bây giờ khi chúng ta may mắn tiến hóa nhiều trên đường Đạo, hiểu được về chánh pháp. Cũng còn đang tìm đường về nhà. Trên con đường về nhà này, chúng ta còn phải chấp nhận và sẳng sàng đón lấy những quả báo sẽ xảy đến với chúng ta bất kỳ lúc nào.

Sự sanh tử luân hồi của chúng ta đã quá nhiều đời rồi. Không thể nào đo lường hết những việc làm của chúng ta trong quá khứ ấy.

Sự sống mạnh tiến hóa trước, đè lấy sự sống yếu hơn để tồn tại và phát triển. Cũng như một cái cây to, lấn áp một cây nhỏ hơn để mưu cầu ánh sáng. Ta xem đó là một định luật của tự nhiên. Nhưng chúng ta không ngờ chính cái định luật gọi là tự nhiên đó, lại xuất phát từ vô minh mà có.

Chân lý vốn nguyên vẹn, toàn mỹ. Nơi Chân lý là sự bình yên tuyệt đối không có khổ đau tranh giành. Nơi Chân lý là an lạc của hạnh phúc thật sự.

Chúng ta bước ra từ Chân lý, rời xa Chân lý, cũng vì vô minh mà chúng ta lạc bước đến bây giờ. Chúng ta nhận cái vô minh là chính mình rồi mãi chạy theo nó đến ngày hôm nay và có thể là mãi sau này, nếu không kịp dừng lại.

Chính vô minh mà chúng ta có tất cả ngày hôm nay. Mạnh đối với yếu, yêu đối với ghét, no đối với đói, ngon đối với dỡ, trí đối với ngu, thân thuộc đối với xa lạ, của tôi và không phải của tôi....

Chính vô minh mà ta bào chữa cho mọi hành động của mình. Ta vì nghiệp báo thúc đẩy, phải giữ lấy sinh mạng mà tước lấy sanh mạng kẻ yếu hơn. Để rồi mang lấy nợ mạng sống. Cái vay trả này sẽ không sai chạy đi mất, vì sao?. Cái vay trả này rất có ý nghĩa của nó. Để làm gì? Để nhận lấy bài học thương đau đã gây ra cho kẻ khác chịu đựng.
Ta do vô minh mà đi ra từ Chân lý, nhưng bản chất trong ta là Chân lý. Chân lý trong ta luôn nhắc nhở ta mỗi ngày con đường trở về lại. Nên dù chạy theo vô minh tạo tác đau khổ, Chân lý vẫn luôn là con đường phải quay về.
Nếu ý thức được chánh pháp sẽ ta dừng lại, không tạo tác nghiệp báo thêm nữa trong vô minh. Con đường chánh pháp sẽ không bị đi xa thêm nữa. Đi trở lại con đường Chân lý để ra khỏi vô minh.
Nhưng nếu không biết chánh pháp để dừng lại, tiếp tục con đường theo vô minh thì sẽ sống trong sợ hãi, đau khổ, tranh đấu, sanh diệt, trả vay của tiến hóa không dừng. Tiến hóa chính là quá trình nhận thức lại Chân lý để trở về nguồn. Nếu càng đắm trong vô minh tạo nghiệp luân hồi, thì càng nhận về nhiều bài học đau thương để nhận thức và tiến hóa. Đây là điều tấc phải nhận lấy.

Vì chấp chặt vô minh trôi nổi, nên tất cả những nhận thức cuộc sống bây giờ không có gì ngoài chữ Ngã to đùng. Ta, người thân của ta, cái của ta. Từ đây, chữ ái đã đeo bám từ vô thỷ cho đến tận bây giờ chính là động lực mạnh nhất của tạo nghiệp.

Dưới con mắt của chúng ta bây giờ, tất cả là chánh nghĩa. Ta làm, ta tạo tác, ta bảo vệ, đều là chánh nghĩa.

Ôi cảm thương thay chữ chánh nghĩa có ở đời!. Chánh nghĩa ơi, ngươi chính là ngụy tạo của vô minh, núp dưới hình bóng của ái dục mà ra.

Quan niệm luân lý đúng sai của chúng ta ngày nay do mỗi người tạo dựng bằng vô minh là lòng tham dục của mình. Tìm mọi cách ngụy biện đúng sai để lướt qua chân lý. Bóp méo luật nhân quả, để rồi chìm lại vào trong vô minh sâu hơn nữa. Và bài học nhận lấy lại đau thương nặng nề hơn. Cho đến ngày nào, ta mõi mệt chịu quay về !.

Hãy cẩn thận với hai chữ nghiệp báo! Đừng vì cái thân vô thường này mà làm lơ với nó. Để rồi âm thầm nó làm nên kiếp sống ngày mai của chúng ta. Bệnh tật, tai nạn, thương vong, yểu mạng, xấu xí, ốm yếu, ngu si, nghèo đói, ghét bỏ, sân hận, chiến tranh....
Bao nhiêu bài học đau thương phải trãi qua trong nước mắt, trong thổn thức nghẹn ngào của từng kiếp sống. Trãi qua đau đớn thà xin được chết còn hơn phải sống. Những bài học này chính chúng ta đã chọn lấy khi ta cố tình tạo nên những nghiệp ác. Chân lý luôn trong ta và dạy ta con đường để tìm về. Chân lý dạy cho ta trí tuệ. Ánh sáng của trí tuệ sẽ làm tan biến bóng tối của vô minh.

TH.


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Xin Chào Tấn Hạnh và mọi người!
Bài viết từ đầu đến cuối nhắc rất nhiều là: Vô minh ( và có ai đó làm sai đổ lỗi cho cái vô minh này là chắc ăn nhất ) và có cái gì chân lý, là ánh sáng ( là Chân Tâm, hay Phật Tánh...) là sẽ xóa được vô minh! Nhưng rốt cục người đọc như mình ( chắc chưa đủ trí tuệ ) cũng không hiểu thâm ý xóa được vô minh ở bài này và chủ để TH muốn gửi gắn!

Có chỗ nói trong bài: Nếu ý thức được chánh pháp sẽ ta dừng lại, không tạo tác nghiệp báo thêm nữa trong vô minh.
Mình đọc thì mình hiểu ra không tạo tác nghiệp ác nữa! ( không biết ý tác giả thế nào)
Còn mình có được vinh hạnh nghe ý nghĩ cao thâm của một số vị là:làm mấy hạnh lành cũng chỉ nhận lấy phước báo thế gian và không đưa đến giải thoát, thậm trí còn đưa ra cao kiến đó chẳng phải là đạo Phật
- Đúng là phước của mấy hạnh lành: như bố thí, phóng sinh, giúp người... nhìn cao đẹp vậy nó cũng chỉ cỏn cỏn so với phước của người chuyên tâm tu tâm cầu đạo vô thượng bồ đề! Nhưng phước báo mình thụ hưởng có thể hồi hướng( chuyển đổi mục đích sử dụng), có thể từ chối thụ nhận ( Đức Thế Tôn từ bò ngai vàng để tìm Chân lý...) Làm nền móng tốt cho việc Tu Tập và độ sinh ( làm các hạnh nguyện lành chính là gieo duyên cùng với chúng sinh khác để một ngày mình và chúng sinh khác cùng thành đạo giác ngộ! )
- Thứ 2 mình nghĩ các bậc giác ngộ có : Từ bi vô lượng, Thanh tịnh, Trí tuệ! Người tu theo đạo Phật cũng phải vun đắp từ cái nền cơ bản trên mà hình thành: trong đó có từ, bi thì hành động làm việc lành...phải thật xuất từ tâm người tu đạo là quá trình người tu đạo phải có!
- Thứ 3: mình nghĩ tâm có thanh tịnh được không( nhiếp tâm) cũng phải từ cái nhân gì đó không tự dưng có quả lành mà ăn được nên có Thầy khuyên mình điều này ( cho mình và những ai nghĩ mình nhỏ bé phước mỏng ) thì nên trước, hay trong khi tu tâm thì ráng làm phước: biết là phước hủ lậu nhưng vẫn ráng mà làm mà tích phước! làm luôn được Phước vô lậu thì càng tốt
Gọi là Phước Huệ song tu!

- Ai biết Phật Pháp cũng biết có Luật Nhân Quả tri phối! Mình đăng thắc mắc không biết có quý đạo hữu nào chỉ cho mình con đường ( cho những người sơ căn ) dùng Nhân Quả để gieo nhân Giác Ngộ?
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Rất vui khi trả lời cho đạo hữu Chúng sinh sợ Quả.

Khi đạo hữu đến với Phật pháp, là bước vào con đường trí tuệ. Mỗi ngày học hỏi Phật pháp, là mỗi ngày hiểu thêm về cái đúng cái sai. Phật pháp là Chánh pháp đó đạo hữu.

Đúng như đạo hữu nói, chúng ta đã tạo nhiều nghiệp quả xấu do nhân ác nhiều đời trước không biết học Phật pháp. Nên ta phải và sẽ gánh chịu quả báo dài dài.

Nên từ bây giờ, đạo hữu nghe theo lời Đức Phật dạy, trở lại sống tốt, sống có trí tuệ. Quán xét mỗi việc làm của thân, quán xét mỗi lời nói từ miệng, quán xét mỗi suy nghĩ của tâm. Tránh tạo các điều xấu ác từ 3 nghiệp Thân Khẩu Ý. Sau đó phát triển thêm, chuyển qua làm các việc thiện, việc tốt.

Thân làm thiện, miệng nói lời tốt, ý suy nghĩ điều tốt. Chính 3 nghiệp này thiện rồi, sẽ tạo cho đạo hữu phước báo và công đức.

Từ đây việc xấu không làm, chuyển qua tích cực làm việc tốt. Sống tốt với mọi người trong gia đình và ngoài xã hội. Làm sao mọi người gần mình điều hạnh phúc và vui vẻ.

Đạo hữu đọc sách Phật nhiều lên, hiểu đạo Phật nhiều hơn nữa.
Hiểu đạo Phật, đọc sách Phật để biết tu như thế nào. Khi học Phật pháp nhiều, chúng ta mới biết Đức Phật dạy chúng ta tu gì? Làm sao tu? Tu để làm gì?

Nếu làm phước, làm việc thiện, chúng ta cầu mong giàu sang, công danh, đẹp đẽ, hay bất kỳ mong cầu nào để hưởng thụ việc đã làm. Được gọi là PHƯỚC HỮU LẬU. Nghĩa là phước báo này sẽ có được trong từng cuộc đời luân hồi của đạo hữu, người ta gọi là kiếp sau. Nhưng có ngày sẽ hết phước nếu không tu, không làm thiện tiếp.

Nếu chúng ta làm việc thiện, làm phước mà chỉ mong cầu một điều là " Nguyện xin hồi hướng công đức của việc làm này mà con sẽ được tu học trong trí tuệ của Đức Phật. Con sẽ đạt được trí tuệ giải thoát, làm Phật độ chúng sanh cũng thành Phật như con ". Đây là cách biến phước hữu lậu thành phước vô lậu.


Con đường ( cho những người sơ căn ) dùng Nhân Quả để gieo nhân Giác Ngộ

Mỗi khi cúng dường Tam Bảo, cúng dường chư Tăng Ni, làm việc thiện giúp người trong mọi sinh hoạt. Tâm hoan hỷ chấp tay ( nếu thấy tiện ) lại cầu nguyện :

Nguyện xin hồi hướng công đức của việc làm này mà con sẽ được tu học trong trí tuệ của Đức Phật. Con sẽ đạt được trí tuệ giải thoát, làm Phật độ chúng sanh cũng thành Phật như con.

Đạo hữu sẽ đạt thành tâm nguyện trên con đường đi đến Giác Ngộ của mình.

Cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho đạo hữu.



Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên