tamtangpali

Nên làm gì khi tâm bị khởi dục

tamtangpali

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/13
Bài viết
33
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Bình
Chào các bạn. Hôm nay mình xin đến với diễn đàn với chủ đề "Nên làm gì khi tâm bị khởi dục". Đối với người khác thì mình không biết nhưng trong cuộc sống của mình thì có những lúc tâm mình bị khởi dục. Lúc đó tâm mình ưa thích dục lạc từ thế giới của năm giác quan đem lại. Khi đó mình có thể làm những điều mà mình biết là không tốt cho việc tu hành. Nhưng tham ái với sự hung hãn và tàn bạo, nó có thể đánh bại mình như một tên đồ tể vai u thịt bắp đánh bại một người gầy gò ốm yếu không có sức kháng cự. Những lúc như vậy mình nghĩ chúng ta cần có chiến thuật để xử trí với tên đồ tể hung hãn này. Rồi mình nhớ ra rằng mình đã đọc được "chiến thuật voi dữ Nalagiri" trong cuốn "Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ" của Thiền Sư Ajahn Brahm. Devadatta muốn ám hại Đức Phật nên đã cho con voi đực Nalagiri uống rượu say rồi xua nó chạy trên con đường mà Đức Phật đang đi. Và Đức Phật đã dùng sức mạnh của tâm từ để điều phục con voi dữ đó. Câu chuyện này có trong Luật Tạng (Pali), cuốn Tiểu Phẩm, chương Chia Rẽ Hội Chúng. Từ câu chuyện này, Thiền Sư Ajahn Brahm đã dạy rằng những lúc tâm nổi khùng lên như con voi đực say rượu hung hãn với sức mạnh to lớn thì chúng ta cần đối xử với nó bằng tâm từ bi rồi dần dần cái tâm điên khùng này sẽ trở nên hiền lành ngoan ngoãn nghe lời chúng ta chứ chúng ta không nên dùng sức mạnh để kháng cự lại nó. Mình cũng có tự hỏi bản thân rằng tại sao có những lúc mình lại đâm đầu vào dục lạc thế gian làm gì nhỉ? Và mình lại nhớ đến một ví dụ của Đức Phật. Đức Phật dạy rằng có những người bị bệnh ghẻ lở loét khắp người. Người đó vì nguyên nhân bệnh ghẻ mà cảm thấy khó chịu, bứt rứt và ngứa ngáy. Có người ghẻ do nguyên nhân này mà đi đến hố than nóng rồi hơ những vết loét trên lửa và cảm thấy dễ chịu vì vết loét được gãi ngứa nhưng cũng vì nguyên nhân này mà vết loét sẽ càng nhanh thối rữa hơn. Nhưng cũng có người thì cố gắng chịu đựng sự ngứa ngáy và đi tìm thầy thuốc để mổ xẻ rửa ráy những vết thương đó rồi khâu lại, đắp thuốc. Do nguyên nhân này mà người đó phải chịu đau đớn. Nhưng khi khỏi bệnh rồi thì lại vô cùng dễ chịu và sảng khoái. Những người bị bệnh ghẻ tượng trưng cho những người có cấu uế ở trong tâm. Hố than tượng trưng cho tham dục trên đời. Vị thầy thuốc tượng trưng cho Đức Phật. Còn thuốc men tượng trưng cho pháp môn mà Đức Phật chỉ dạy để chữa tâm bệnh cho người bị bệnh. Đó là những điều mình sẽ nhớ tới khi tâm mình trở nên muốn nổi loạn. Mình cũng cảm thấy hơi băn khoăn khi viết bài này vì bài viết này mình viết là để tự nhắc nhở mình là chính nên không biết có ích gì cho diễn đàn hay không. Nếu các bạn có cách gì hay để xử lý những lúc tâm khó bảo thì xin các bạn tham gia đóng góp ý kiến để những ai gặp phải tình huống như vậy thì có thể có những gợi ý để xử lý vấn đề.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tamtangpali !
Thưa! ban đầu bangtam ngồi yên hay nằm yên nhìn lại cái thích dâm-dục nó đang ở vài điểm trên cơ thể, đến khi quen với cái nhìn (quán sát)thuần thục này thì thỉnh-thoảng (tâm) như ngựa quen đường cũ, nên bangtam chăm-chú nhìn lại tư tưởng trong tâm .(hoặc có khi tâm không suy-nghĩ, mà chỉ có sự đê-mê thích) Đến đây bangtam thấy : Cái thích của mình và (chồng) nó chỉ là một trạng-thái (trong tâm) y hịch như nhau (không có tướng gì), và nếu một trong hai mà tắt thở thì cái xác sình rã đến bầy nhầy, không ai còn có thể phân biệt là nam hay nữ nữa. Vậy thì cảnh dâm-dục cũng không có gì là dơ, là tầm bậy, là đáng khinh. Vì cảnh (hành dâm)và tâm (ham thích) đều không thật . Thì mọi cái thích nó cũng theo đó mà hết.
* Kính thưa ! Thói quen từ muôn kiếp như căn bịnh đã thấm vào xương tuỷ, dầu đã có thần-dược là pháp tu-tập rồi cũng chớ coi thường.
bangtam xin mạo-muội góp ý, mong mỏi cũng đem lại một chút xíu thành-quả ích-lợi cho tamtangpali.

Kính
bangtam
 

tamtangpali

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/13
Bài viết
33
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Bình
Mình xin trích một đoạn ở trong sách để các bạn tham khảo

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Chiến thuật voi dữ Nalagiri

Một số thiền sinh nói rằng họ đã từng trải nghiệm tất cả năm chướng ngại cùng một lần với sức mạnh lớn lao. Vào lúc đó họ nghĩ họ có thể phát khùng lên. Để giúp những thiền sinh bị các chướng ngại tấn công rất mãnh liệt và nghiêm trọng ấy, tôi dạy chiến thuật voi dữ Nalagiri, dựa trên một câu chuyện nổi tiếng trong cuộc đời Đức Phật.
Những kẻ thù ghét Đức Phật âm mưu giết Ngài bằng cách xua một con voi đực đã bị cho uống rượu say tên là Nalagiri chạy trên con đường hẹp mà Đức Phật đang đi khất thực. Những người thấy con voi điên hùng hục xông tới liền la lên lời cảnh báo cho Đức Phật và chư tăng đi theo Ngài hãy mau chóng rời khỏi con đường này. Tất cả chư tăng đều bỏ chạy, trừ Đức Phật và vị thị giả trung thành của Đức Phật là tôn giả Ananda. Ananda đã can đảm tiến lên đi trước Đức Phật, sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để bảo vệ vị thầy kính yêu. Đức Phật nhẹ nhàng đẩy tôn giả Ananda sang một bên và một mình đối mặt với con voi điên hung hãn. Dĩ nhiên là Đức Phật đã đắc các phép thần thông, và tôi tin là Ngài đã có thể nắm lấy vòi con voi quay nó lên trời ba vòng, và ném nó vào sông Hằng cách đó hàng trăm dặm! Nhưng đó không phải là cách cư xử của một vị Phật. Thay vào đó, Ngài đã sử dụng tâm từ bi. Có lẽ Đức Phật đã suy nghĩ đại khái như sau: “Nalagiri thân yêu, cánh cửa lòng ta đang mở rộng để đón con, cho dù con có làm gì ta đi nữa. Con có thể dùng vòi để quật ngã ta hay dùng chân để nghiền nát ta, nhưng ta sẽ không thù hận con. Ta vẫn thương yêu con vô điều kiện”. Đức Phật nhẹ nhàng đặt sự an bình giữa Ngài và con voi nguy hiểm. Uy lực của tâm từ bi đích thực có sức mạnh không thể chống cự được, đến nỗi chỉ trong giây phút cơn điên của con voi dữ đã hạ nhiệt, và Nalagiri đã ngoan ngoãn quỳ dưới chân Đấng Từ Bi, được Ngài vỗ nhẹ trên cái vòi “Đấy, đấy Nalagiri, con ngoan lắm….”.
Có những lúc trong thiền tập, nhiều thiền sinh thấy tâm họ phát khùng lên như con voi đực say rượu chạy hùng hục loanh quanh như muốn nghiền nát mọi vật. Trong trường hợp như vậy, xin hãy nhớ Chiến Thuật Voi Dữ Nalagiri. Đừng dùng sức mạnh để khống chế tâm voi dữ của bạn. Thay vào đó, hãy dùng tâm từ bi để nói với mình: “Tâm điên khùng thân yêu của ta, cánh cửa lòng ta đang mở rộng để đón em, cho dù em có làm gì ta chăng nữa. Em có thể hủy diệt ta hay nghiền nát ta, nhưng ta sẽ không sân hận với em. Tâm của ta ơi, dù em có làm gì đi nữa, ta vẫn yêu em”. Hãy làm hòa với tâm điên khùng của bạn thay vì chiến đấu chống lại nó. Lòng từ bi đích thực có uy lực mạnh đến nỗi chỉ trong một thời gian ngắn đáng ngạc nhiên, tâm bạn được giải thoát khỏi cơn điên khùng và sẽ ngoan ngoãn đứng trước mặt bạn trong khi tâm tỉnh thức của bạn dịu dàng vỗ về nó “Đấy, đấy, tâm ngoan lắm…”
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Có những lúc trong thiền tập, nhiều thiền sinh thấy tâm họ phát khùng lên như con voi đực say rượu chạy hùng hục loanh quanh như muốn nghiền nát mọi vật. Trong trường hợp như vậy, xin hãy nhớ Chiến Thuật Voi Dữ Nalagiri. Đừng dùng sức mạnh để khống chế tâm voi dữ của bạn.

Thay vào đó, hãy dùng tâm từ bi để nói với mình: “Tâm điên khùng thân yêu của ta, cánh cửa lòng ta đang mở rộng để đón em, cho dù em có làm gì ta chăng nữa. Em có thể hủy diệt ta hay nghiền nát ta, nhưng ta sẽ không sân hận với em. Tâm của ta ơi, dù em có làm gì đi nữa, ta vẫn yêu em”. Hãy làm hòa với tâm điên khùng của bạn thay vì chiến đấu chống lại nó.

Lòng từ bi đích thực có uy lực mạnh đến nỗi chỉ trong một thời gian ngắn đáng ngạc nhiên, tâm bạn được giải thoát khỏi cơn điên khùng và sẽ ngoan ngoãn đứng trước mặt bạn trong khi tâm tỉnh thức của bạn dịu dàng vỗ về nó “Đấy, đấy, tâm ngoan lắm…”

Về lý thuyết bạn vừa nói tức là dùng từ bi để dẹp sân hận. Nhưng từ bi mà không có trí huệ thì cũng bị gục ngã, bởi sự cám dỗ của dục lạc như thường. Ngoại trừ Đức Phật, các Bực Thanh Văn và Bồ Tát. Đã thuần phục tâm vô ngã, pháp vô thường.v.v..

Chúng ta chỉ là người mới học một hai bộ kinh thì có giống như các Ngài hay không!

Và bạn đang thực hành thiền như thế nào, nếu bạn thích thì hãy chia sẽ...

Nếu trí huệ không có thì chẳng thể từ bi trọn vẹn. Như vậy trí huệ muốn được thì ai tạo ra. dựa vào Đức Phật phải chăng, hay dựa vào lý thuyết của Thiền Sư Ajahn Brahm?

Vỉ nhiên trí tuệ từ nơi kinh tạng học và thực hành Tam vô lậu học, nhưng biết thôi mà không thực hành liệu ta có trí huệ chăng?

Căn bản bước đầu tiên học kinh của một Sa-di hay người Phật tử Nam Tông cần phải thuộc lòng và thực hành những lời dạy trong Pháp Cú Kinh, bạn có biết chăng!

Hy vọng, bài viết này sẽ nhận sự hồi âm nơi bạn.

thân, cp.


<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info --><!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Sư-huynh Cầu-Pháp kính !
Trong thời-gian chờ TamTangPali trả lời, thì bangtam xin phép được coppy một đoạn kinh Kim-Cang để chúng ta cùng suy gẫm thêm :

Lời Đức Phật dạy : Hết thảy chúng-sanh đều có Phật-tánh. Tánh ấy xưa nay chẳng sanh, xưa nay chẳng diệt, chỉ vì mê ngộ khác nhau nên có thăng-trầm. Vì sao vậy ? Chúng-sanh mê lầm mãi không giác-ngộ, nên vĩnh kiếp đoạ-lạc trầm-luân. Chư Phật thường giác-ngộ mãi chẳng mê nên vĩnh-viễn thành đạo quả.
Nếu có người nam, người nữ nào cầu Phật Đạo thì con đường tiến tới Đạo ấy chia làm bốn bậc, gọi là bốn câu kệ .
__Một là thân không.
__Hai là tâm không.
__Ba là tánh không.
__Bốn là pháp không.

__THẾ NÀO GỌI LÀ THÂN KHÔNG ?
Vì thân này do cha mẹ sanh ra, cũng đầy đủ khí huyết của cha mẹ. Chín khiếu thường bài-tiết ra những vật bất-tịnh. Thân do bốn đại giả hợp mà thành rồi cũng phải tan rã. Người nam, người nữ nào có trí hiểu biết thân này là giả dối, dầu chưa chết cũng như đã chết; nếu phải mượn thân giả dối này mà học Phật tu-hành, gọi là tỏ ngộ được "THÂN KHÔNG". Đó là câu kệ thứ nhứt vậy.
__THẾ NÀO GỌI LÀ TÂM KHÔNG ?
Lại biết quán-sát tâm của mình,chẳng phải sanh, chẳng phải diệt, chí thánh, chí linh : gặp cảnh như là có, cảnh qua rồi như là không. Nay ngộ được chơn tâm thường giác không mê, không còn đoạ lạc trôi lăn theo vọng tưởng, chỉ nương lấy chơn-tánh để tự làm chủ lấy mình; gọi là tỏ ngộ "TÂM KHÔNG". Đó là câu kệ thứ hai vậy.
__THẾ NÀO GỌI LÀ TÁNH KHÔNG ?
Lại biết quán-sát tự-tánh của mình thường yên lặng, không lay động, mà có cảm ứng thần-thông biến-hoá vô cùng, oai linh khó nghĩ, sáng suốt làu làu, tự giác tự ngộ, linh thiêng vô tận, vắng lặng triệt để, vô vi mà không ngoài hữu vi; gọi là tỏ ngộ "TÁNH KHÔNG". Đó là câu kệ thứ ba vậy.
__THẾ NÀO GỌI LÀ PHÁP KHÔNG ?
Lại biết quán-sát kinh điển của Phật nói ra đều là những pháp-môn phương-tiện dắt dẫn chúng-sanh vào Đạo; như nước dùng để rửa bụi. Như thuốc dùng để chữa bệnh. Nay chứng được "TÂM KHÔNG" thì kinh pháp cũng không. Bệnh khỏi thì thuốc cũng trừ; gọi là tỏ ngộ "PHÁP KHÔNG". Đó là câu kệ thứ tư vậy.

Ý nghĩa bốn câu kệ này là cửa ngõ, là con đường vào Đạo để siêu phàm nhập thánh. Mười phương chư Phật, trong ba đời, đều do con đường này mà thành Phật. Mười phương Bồ-Tát cũng do đó mà tiến bước tu-hành. Vì sao vậy ?
__Nếu ngộ đặng ý-nghĩa câu kệ thứ nhứt, y theo đó tu-hành, thì chứng được quả Dự-Lưu, Tu-Đà-Hoàn.
__Ngộ đặng ý-nghĩa câu kệ thứ hai, y theo đó mà tu-hành, thì chứng được quả Nhất-Lai, Tư-Đà-Hàm.
__Ngộ đặng ý-nghĩa câu kệ thứ ba, y theo đó mà tu-hành thì chứng đặng quả Bất-Lai, A-Na-Hàm.
__Ngộ đặng ý-nghĩa câu kệ thứ tư, y theo đó tu-hành thì chứng đặng quả Vô-Sanh, A-La-Hán.


Thưa ! mười mấy năm nay, bangtam chỉ biết có câu kệ thứ nhứt, chớ chưa từng biết đến Kinh Tạng Học hay Tam Vô Lâu Học ! Tự biết mình kém phước, đã không biết chữ, lại luôn gặp trở ngại trong sự cầu tiến. Nhưng bangtam tự an-ủi mình rằng "Nếu không có câu kệ thứ nhứt thì làm sao có câu thứ hai ? Không được tự khinh mình như vậy!."
Thưa sư-huynh ! Bốn câu kệ của Đức Phật dạy trên cũng giống như chiếc ghe, xích-lô, honda, máy bay. Tuỳ mổi người lựa chọn sao cho hợp với căn cơ, của mình thôi. Cũng như câu kệ thứ nhứt, ai cũng biết, mà còn biết rất rành nữa là khác, vì việc sanh-tử nơi con người đến con vật là điều hằng xảy ra, ai cũng chứng kiến, đâu cần phải có học lực cao, hay trí tuệ siêu phàm mới lảnh hội được !
Cuộc đời bangtam chỉ mong hiểu rõ và sống được với câu kệ thứ nhứt, thì thật là hạnh-phúc. Bởi tu học cốt để hết Tham dục v.v... Sân hận v.v... Si mê v.v...Nay cũng đang nghiên cứu, kính xin chia sẽ cùng huynh. Còn như tiền-bối TamTangPali kể câu chuyện voi dữ, thì bangtam nghĩ là vị ấy đã qua giai-đoạn tu học ở câu kệ thứ nhứt mà Phật dạy, thì thật là đáng khâm-phục lắm !.


Kính
bangtam
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Thân gửi cô Như Tâm,

Đọc qua bài văn, mình cũng hiểu được ít phần về tâm trạng của cô Như Tâm rồi.
Nhưng khó mà giải thích chỉ võn vẹn một hai bài viết là đủ, cái nửa là tâm ô nhiểm của Huynh đây vẫn còn nặng lắm.

Dầu có nói ra, hay nói đúng y theo lời kinh đi nữa cũng khó ai chấp nhận. (Gọi nôm na là phước đức đi, hay công phu của người trường chay, giữ giới, ly dục như các bậc cao Tăng có đạo lực', đạo tâm....Còn Huynh thì không có gì hết)

Đó không phải là tự kỷ đâu, mà là không có đủ đức hạnh huân tu.

Mục đích chánh của QH vào diễn đàn, chỉ hy vọng gặp được Thiện tri Thức chỉ dạy cho mình, tới nay thì cũng có nhiều người bạn rồi. Giống như Như Tâm viết bài ra thảo luận cũng là Bực Thiện Tri Thức của QN. Thật lòng Huynh nghĩ như vậy đó.

Còn bài văn Như Tâm thì gần giống tương tự như mình hồi 5 năm về trước. Cũng không biết tìm ai, hỏi ai, Pháp tu nào hợp với mình. Sự thật mình tu có tiến triển không.v.v..

Như đúng, thì Huynh viết tiếp và thử làm người chỉ đường cho Như Tâm đến các cội nguồn Kinh Sách và các Danh Sư giảng pháp, mà Huynh đây rất tin tưởng.

Và cũng xin ít lời với chị Bạch Vân Nhi, ví dụ lở chỉ có sai đường thì chị hãy giúp và báo động liền cho kịp thời. Hy vọng chị Vân Nhi sẽ giúp và trợ lực cho chúng ta.

Tìm lại cội nguồn:

Như Tâm biết! Những Danh Sư giảng Pháp ở Việt Nam thì cũng quá ít và lão thành, Như HT. Thích Trí Tịnh, HT. Thích Thanh Từ, HT. Thích Nhất Hạnh ở Pháp, còn những giảng sư đương thời như Thích Nhật Từ, Thích Chân Tính, Thích Phước Sơn.v.v. Thì cũng có người hợp người không.

Còn về người dịch kinh có tiếng tăm (Đạo lực, Đạo tâm) thì cũng không có bao nhiêu người. Nếu thật sự ta cầu đạo thì tìm ngọn hay gốc?

- vỉ nhiên là gốc, chúng ta muốn cầu Đạo thì cũng phải nương tựa nơi người có Đạo lực và Đạo Tâm. Dịch kinh ta đọc, giảng kinh chúng ta mới thắm được từ từ. Rồi phân nguồn chư vị liệt Tổ nào gần với Đức Phật nhất. Đó là tìm cội nguồn.

Hiện Huynh chỉ tâm đắc các kinh cũ của Ngài Cố HT. Thích Thiện Hoa, Ngài Thích Thanh Từ. Về Nam Tông thì cũng có vài Vị. Sau cùng là Kinh tạng Pali do Cố Trưởng lão Thích Minh Châu.
=============================

Trở lại vấn đề bài viết của Như Tâm:
Lời Đức Phật dạy : Hết thảy chúng-sanh đều có Phật-tánh. Tánh ấy xưa nay chẳng sanh, xưa nay chẳng diệt, chỉ vì mê ngộ khác nhau nên có thăng-trầm. Vì sao vậy ? Chúng-sanh mê lầm mãi không giác-ngộ, nên vĩnh kiếp đoạ-lạc trầm-luân. Chư Phật thường giác-ngộ mãi chẳng mê nên vĩnh-viễn thành đạo quả.
Nếu có người nam, người nữ nào cầu Phật Đạo thì con đường tiến tới Đạo ấy chia làm bốn bậc, gọi là bốn câu kệ .
__Một là thân không.
__Hai là tâm không.
__Ba là tánh không.
__Bốn là pháp không.
__Một là thân không.
__Hai là tâm không.
__Ba là tánh không.
__Bốn là pháp không.

Bài Giảng giống y như Quán Thọ Tâm Pháp. Chỉ khác về diễn giảng giữa Lý và Sự thôi.
Huynh trích dẫn đường links sites.google.com của cố HT. Thích Thiện Hoa.
Nếu giảng cho hàng hạ căn như chúng ta đây, thì có tu được không ? - Cái việc này sẽ nói sau cho Như Tâm hiểu.

Ý nghĩa bốn câu kệ này là cửa ngõ, là con đường vào Đạo để siêu phàm nhập thánh. Mười phương chư Phật, trong ba đời, đều do con đường này mà thành Phật. Mười phương Bồ-Tát cũng do đó mà tiến bước tu-hành. Vì sao vậy ?
__Nếu ngộ đặng ý-nghĩa câu kệ thứ nhứt, y theo đó tu-hành, thì chứng được quả Dự-Lưu, Tu-Đà-Hoàn.
__Ngộ đặng ý-nghĩa câu kệ thứ hai, y theo đó mà tu-hành, thì chứng được quả Nhất-Lai, Tư-Đà-Hàm.
__Ngộ đặng ý-nghĩa câu kệ thứ ba, y theo đó mà tu-hành thì chứng đặng quả Bất-Lai, A-Na-Hàm.
__Ngộ đặng ý-nghĩa câu kệ thứ tư, y theo đó tu-hành thì chứng đặng quả Vô-Sanh, A-La-Hán.
Đoạn giảng trích dẫn này, Huynh không nhất trí. Từ từ Huynh dẫn đến cội nguồn kinh Niệm Xứ Pali xem, chừng đó tùy vào tư duy Như Tâm phán xét.

Bây giờ Huynh trích thêm bài giảng của HT. Thích Thanh Từ về 4 Thánh Quả của Kinh Kim Cang để Như Tâm so sánh. Nhất tướng vô tướng - Thuong Chieu và của Cố HT. Thích Thiện Hoa sites.google.com ,


Xin hỏi bài trích dẫn của Như Tâm từ nơi đâu, Links nào?

Bài viết Như Tâm:

Thưa ! mười mấy năm nay, bangtam chỉ biết có câu kệ thứ nhứt, chớ chưa từng biết đến Kinh Tạng Học hay Tam Vô Lâu Học ! Tự biết mình kém phước, đã không biết chữ, lại luôn gặp trở ngại trong sự cầu tiến. Nhưng bangtam tự an-ủi mình rằng "Nếu không có câu kệ thứ nhứt thì làm sao có câu thứ hai ? Không được tự khinh mình như vậy!."
Kinh tạng học: Là Học Tam tạng kinh điển (Kinh Luật Luận).
Tam Vô Lậu Học: Là Giới học, Định học, và Huệ Học. www.thuong-chieu.org Chữ Lậu ở đây nghĩa giống như phiền não, Lậu còn nghĩa là lọt, rớt.v.v. Dựa vào câu văn trên mà Huynh có thể đoán là Như Tâm chỉ thích Kinh nào thì đọc kinh đó, chớ không để ý đến. Ai viết kinh, ai dịch kinh, so sánh kinh này từ nơi đâu, hay so sánh kính này với kinh Pali hiện nay,khác về phương viện nào.v.v ?

Thưa sư-huynh ! Bốn câu kệ của Đức Phật dạy trên cũng giống như chiếc ghe, xích-lô, honda, máy bay. Tuỳ mổi người lựa chọn sao cho hợp với căn cơ, của mình thôi. Cũng như câu kệ thứ nhứt, ai cũng biết, mà còn biết rất rành nữa là khác, vì việc sanh-tử nơi con người đến con vật là điều hằng xảy ra, ai cũng chứng kiến, đâu cần phải có học lực cao, hay trí tuệ siêu phàm mới lảnh hội được !


Hình như, Như Tâm nói đoạn này về sanh mạng (Tham sống, sợ chết). Mới có câu "ai cũng biết, mà còn biết rất rành nữa là khác"... Hoặc là ý Như Tâm muốn nói câu số 1. ''Người tu ai cũng hiểu Thân là bất tịnh, tạm bợ, chỉ có Ngã. Tu là phá ngã...!?"

Do đó, mà Huynh không nhất trí ở điểm đó. Bởi vì " Quán thân bất tịnh" chỉ là biết thôi, Hay gọi là "Ngộ''.

Nếu Như Tâm tiến thêm bước nửa thì không những chỉ ''Ngộ" mà cần phải''Giác" nửa. (Ví dụ: Ngộ là lý thuyết, còn Giác là Thực Hành.) điều nằm tất cả trong Kinh Tứ Niệm Xứ.

Cuộc đời bangtam chỉ mong hiểu rõ và sống được với câu kệ thứ nhứt, thì thật là hạnh-phúc. Bởi tu học cốt để hết Tham dục v.v... Sân hận v.v... Si mê v.v...Nay cũng đang nghiên cứu, kính xin chia sẽ cùng huynh. Còn như tiền-bối TamTangPali kể câu chuyện voi dữ, thì bangtam nghĩ là vị ấy đã qua giai-đoạn tu học ở câu kệ thứ nhứt mà Phật dạy, thì thật là đáng khâm-phục lắm !.
Kính
bangtam<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info --> <!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->
Đúng vậy, hiểu tức là biết thiện ác, biết tham sân si là khổ. Nhưng khi chúng ta bị ngũ dục ngoại trần và ngũ dục ở nội trần thì ta khó kèm chế được cái''Tâm lương thiện" Ngoại trừ các Bực Thượng Căn, Bực Bồ Tát, Bực Thanh Văn.


Huynh hồi xưa cũng bị lầm, khi đọc xong Pháp Bảo Đàn Kinh rồi, thì lầm tưởng cái biết là cái ngộ. Lúc đó nổ giử lắm. Bát bỏ ai ngồi thiền, Niệm Phật, tụng kinh là sự tướng... Ô thôi đủ thứ.
Khi Huynh đụng chuyện đời với người thân, người lối xóm, người đồng nghiệp thì cái tham sân si hiện rõ như ban ngày. Do đó việc tu hành bằng lời nói thì hãy cẩn thận coi chừng tâm sở nó lừa mình. hi hi.

===========================
Chú thích: Người có đạo lực và đạo tâm là người đã gần xa lánh hết việc phàm trần, đã có sự chứng ngộ, hoặc đã dứt được 10 kiết sử căn bản. (Hoặc Không vì Tông giáo, không vì danh vọng mà giảng đạo.)
 

tamtangpali

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/13
Bài viết
33
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Bình
Chào mọi người trong diễn đàn. Có lẽ em chỉ là hàng hậu sinh (em sinh năm 1988) và em cũng không biết tuổi tác của mọi người nên em xin phép được xưng là em và gọi mọi người là anh chị. Khi viết chủ đề này em cũng đã nói là em viết chủ yếu để tự nhắc nhở mình là chính và em cũng hơi ngại khi đưa lên diễn đàn. Khi em đưa lên thì em thấy cũng có ý kiến phản hồi và em cũng thấy bài viết của em chưa dẫn chứng đầy đủ lắm nên em trích dẫn lại một đoạn văn trong cuốn "Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ" của Thiền Sư Ajahn Brahm để mọi người tham khảo nguyên văn cho bài viết của em đầy đủ hơn thôi (vì em không muốn sửa lại bài viết nên em trích dẫn để bổ sung thêm). Đây chỉ là em trích dẫn lại lời dạy của Thiền Sư Ajahn Brahm để mọi người tham khảo chứ bản thân em không có tự nghĩ ra điều đó, với lại em tự thấy em vẫn là một người hèn hạ thấp kém, vẫn còn chạy theo và chịu sự điều khiển của dục vọng hạ liệt nên xin mọi người đừng hiểu rằng em tu hành được như thế này hay thế khác rồi viết bài chỉ dạy mọi người. Với lại xin mọi người đừng gọi em là tiền bối vì lý do em cũng đã nói ở bên trên. Còn về lời dạy của Thiền Sư Ajahn Brahm mà anh Cầu Pháp có thắc mắc rằng tâm từ thì chỉ có Đức Phật và các vị đệ tử đã đắc đạo của Ngài mới có thì em xin thưa rằng nếu lời dạy nào của ai đó mà anh cảm thấy chưa hợp lý hoặc chưa phù hợp thì anh có thể không nghe theo. Đó là quyền của mỗi người. Em cũng không muốn tuyệt đối hóa điều gì cả. Còn bản thân em thì em thấy một người bình thường cũng có thể có lòng từ bi với ai đó hay với con vật gì đó. Tất nhiên lòng từ bi đó không thể đem so sánh với lòng từ bi của Đức Phật hay của các vị đệ tử đã đắc đạo của Ngài. Em nghĩ điểm khác nhau ở đây là lòng từ bi của người thường chưa có Định nên còn yếu ớt, còn lòng từ bi của Đức Phật hay của các vị đệ tử đã đắc đạo của Ngài đã có Định nên rất mạnh mẽ. Còn về cách hành thiền như anh Cầu Pháp đã nói thì trong cuốn "Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ" của Thiền Sư Ajahn Brahm có viết rất chi tiết. Xin anh hãy đọc thì anh sẽ biết rõ. Em đã có link bên bài viết "Nhân duyên đến với Đạo Phật của bản thân tôi" rồi đấy ạ. Nếu nói tóm tắt thì cách hành thiền đó đi theo con đường Giới - Định - Tuệ và dựa vào hai bài Kinh được xem là trái tim của Thiền Định Phật Giáo đó là Kinh Quán Niệm Hơi Thở và Kinh Tứ Niệm Xứ. Mấu chốt là hành giả tập theo dõi hơi thở qua các giai đoạn từ đơn giản đến cao cấp đã viết ở trong sách. Từ đó hành giả có thể Nhập Các Tầng Thiền (Nhập Định) rồi sau khi xuất định hành giả có thể quán sát theo hướng dẫn trong sách để có thể có cái nhìn chân thật và rồi có thể biết được ba kho báu vô giá đó là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Nếu chưa Nhập Định thì cái nhìn của hành giả bị bóp méo nên không thể nhìn ra bản chất của mọi sự vật sự việc được. Tóm tắt lại thì là như thế ạ. Mọi người có thể đọc sách để tìm hiểu thêm ạ.

Em xin chào mọi người
 

tamtangpali

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/13
Bài viết
33
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Bình
Em xin bổ sung thêm vào bài trên của em một chút. Không phải là em muốn câu bài để cho có nhiều bài đâu ạ. Em không muốn sửa lại bài viết vì em ngại rằng có bạn nào đó đọc bài viết chưa sửa của em rồi khi em sửa lại bạn đó lại không biết nên bạn đó có thể bỏ sót các thông tin bổ sung. Nếu các anh Mod thấy không tiện thì các anh có thể xử lý như thế nào cũng được ạ.

Anh Cầu Pháp có nói rằng nếu trí tuệ không có thì chẳng thể từ bi trọn vẹn, theo em thì mình cứ dùng lòng từ bi của mình thôi, được tới đâu thì dùng tới đó. Ngay cả phàm phu cũng có lòng từ bi mà. Đâu cần phải đạt đến một trình độ nhất định nào đó thì mới có thể từ bi chứ. Anh Cầu Pháp có nói "Căn bản bước đầu tiên học kinh của một Sa-di hay người Phật tử Nam Tông cần phải thuộc lòng và thực hành những lời dạy trong Pháp Cú Kinh". Điều này đúng là em chưa nghe nói bao giờ. Nhưng em nghĩ quy định đó nên sửa thành "Căn bản bước đầu tiên học kinh của mọi Sa-di hay mọi người Phật tử cần phải thuộc lòng và thực hành những lời dạy trong Pháp Cú Kinh" thì hay hơn đó anh. Với lại bản thân em nghĩ mình học được điều gì hay thì mình nhớ lấy cái cốt yếu là được rồi, lại phải học thuộc như đi học thế thì mệt lắm anh. Đúng là em chưa đọc Kinh Pháp Cú (nằm trong Tiểu Bộ Kinh) và ý anh là em chưa học điều cơ bản đã đi nói điều cao xa phải không ạ. Em nghĩ điều đó nằm trong một cuốn sách hướng dẫn hành thiền và cuốn sách đó cũng dành cho người mới bắt đầu, không yêu cầu người đó phải học Kinh Pháp Cú trước nên em đưa lên diễn đàn thôi ạ. Việc khởi tâm từ bi em nghĩ cũng không có gì là cao xa cả.

Chị bangtam có nói rằng:"Thưa ! mười mấy năm nay, bangtam chỉ biết có câu kệ thứ nhứt, chớ chưa từng biết đến Kinh Tạng Học hay Tam Vô Lâu Học ! Tự biết mình kém phước, đã không biết chữ, lại luôn gặp trở ngại trong sự cầu tiến. Nhưng bangtam tự an-ủi mình rằng "Nếu không có câu kệ thứ nhứt thì làm sao có câu thứ hai ? Không được tự khinh mình như vậy!."
Em nghĩ là em có chung quan điểm với anh Cầu Pháp. Khi tìm hiểu Phật Giáo thì chúng ta nên tìm hiểu về tất cả các Kinh Điển cả Nguyên Thủy (mà người ta gọi là Tiểu Thừa) và Phát Triển (mà người ta gọi là Đại Thừa) thì mới có thể có sự hiểu biết rõ ràng chính xác. Nếu chúng ta chỉ ôm khư khư một bộ Kinh thì làm sao chúng ta có thể có cái nhìn bao quát về Phật Giáo được. Em nghĩ người theo Phật Giáo Nguyên Thủy nên tìm hiểu về Kinh Sách của Phật Giáo Phát Triển và người theo Phật Giáo Phát Triển nên tìm hiểu về Kinh Sách của Phật Giáo Nguyên Thủy mà cụ thể là Kinh Sách dịch từ tiếng Pali như Trung Bộ Kinh, Trường Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, Tiểu Bộ Kinh mà Hòa Thượng Thích Minh Châu đã đầu tư tâm huyết vào để phiên dịch sang Tiếng Việt, một công trình mà em nghĩ là quá vĩ đại. Bản thân em đọc bằng Tiếng Việt mà còn thấy mệt bởi nội dung quá lớn. Em nghĩ chị bangtam nên đọc Kinh Tạng Pali để có thể có cái nhìn bao quát và rõ ràng hơn về Phật Giáo. Em thì em đọc Kinh Trung Bộ trước bởi Hòa Thượng Thích Minh Châu có nói Kinh Trung Bộ là cốt lõi của Kinh Tạng Pali. Những ai tìm hiểu Kinh Tạng Pali thì sẽ hiểu rằng Hòa Thượng Thích Minh Châu đã bỏ ra nhiều tâm huyết để tạo nên một công trình thật vĩ đại. (Chị đừng than rằng Kinh Pali quá dài rồi không đọc nhá). Hòa Thượng Thích Minh Châu đã dày công phiên dịch thì chúng ta cũng phải cố gắng để đọc, như vậy mới không phụ công của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Nếu những gì em nói có gì vô lễ thì là do câu văn của em vụng về chứ em không có ý như vậy, mong các anh các chị lượng thứ
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Chúc mừng năm mới,

Cô Như Tâm, và chú @tamtangpali.

Đầu năm mới ai ai cũng bận chút việc thăm hỏi bà con, lối xóm, thân tộc, ông bà, cha mẹ, nên Diễn đàn cũng ít ai lên mạng.

CP. theo đọc bài viết của chú Tamtangpali từ sáng mùng 1 tới bây giờ mà chưa ai trả lời, và chị Băng Tâm của chú thì chắc là kẹt mạng gia đình rồi... 2 bài viết chú viết thật lòng đấy, chị Băng Tâm sẽ không gọi Tiền-bối nửa đâu.

Và cũng đừng lo ngại bài chú bị sửa, hay bị di chuyển hoặc xóa. Đây là cộng đồng chung, ai cũng được quyền phát biểu ý kiến cá nhân về sự hiểu biết riêng tư. (Nếu chúng ta đừng vi phạm nội quy thôi, Chú nên biết ở sân chơi nào cũng vậy.)

Ít hàng đến chú Tamtangpali. Hãy viết những vì mình muốn viết.


Bài của Thiền Sư rất hay! Chú đăng tiếp đi.
Có dịp sẽ hồi âm cho chú sau. Thân. CP.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào các bạn. Hôm nay mình xin đến với diễn đàn với chủ đề "Nên làm gì khi tâm bị khởi dục". Đối với người khác thì mình không biết nhưng trong cuộc sống của mình thì có những lúc tâm mình bị khởi dục. Lúc đó tâm mình ưa thích dục lạc từ thế giới của năm giác quan đem lại. Khi đó mình có thể làm những điều mà mình biết là không tốt cho việc tu hành. Nhưng tham ái với sự hung hãn và tàn bạo, nó có thể đánh bại mình như một tên đồ tể vai u thịt bắp đánh bại một người gầy gò ốm yếu không có sức kháng cự. Những lúc như vậy mình nghĩ chúng ta cần có chiến thuật để xử trí với tên đồ tể hung hãn này. Rồi mình nhớ ra rằng mình đã đọc được "chiến thuật voi dữ Nalagiri" trong cuốn "Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ" của Thiền Sư Ajahn Brahm. Devadatta muốn ám hại Đức Phật nên đã cho con voi đực Nalagiri uống rượu say rồi xua nó chạy trên con đường mà Đức Phật đang đi. Và Đức Phật đã dùng sức mạnh của tâm từ để điều phục con voi dữ đó. Câu chuyện này có trong Luật Tạng (Pali), cuốn Tiểu Phẩm, chương Chia Rẽ Hội Chúng. Từ câu chuyện này, Thiền Sư Ajahn Brahm đã dạy rằng những lúc tâm nổi khùng lên như con voi đực say rượu hung hãn với sức mạnh to lớn thì chúng ta cần đối xử với nó bằng tâm từ bi rồi dần dần cái tâm điên khùng này sẽ trở nên hiền lành ngoan ngoãn nghe lời chúng ta chứ chúng ta không nên dùng sức mạnh để kháng cự lại nó. Mình cũng có tự hỏi bản thân rằng tại sao có những lúc mình lại đâm đầu vào dục lạc thế gian làm gì nhỉ? Và mình lại nhớ đến một ví dụ của Đức Phật. Đức Phật dạy rằng có những người bị bệnh ghẻ lở loét khắp người. Người đó vì nguyên nhân bệnh ghẻ mà cảm thấy khó chịu, bứt rứt và ngứa ngáy. Có người ghẻ do nguyên nhân này mà đi đến hố than nóng rồi hơ những vết loét trên lửa và cảm thấy dễ chịu vì vết loét được gãi ngứa nhưng cũng vì nguyên nhân này mà vết loét sẽ càng nhanh thối rữa hơn. Nhưng cũng có người thì cố gắng chịu đựng sự ngứa ngáy và đi tìm thầy thuốc để mổ xẻ rửa ráy những vết thương đó rồi khâu lại, đắp thuốc. Do nguyên nhân này mà người đó phải chịu đau đớn. Nhưng khi khỏi bệnh rồi thì lại vô cùng dễ chịu và sảng khoái. Những người bị bệnh ghẻ tượng trưng cho những người có cấu uế ở trong tâm. Hố than tượng trưng cho tham dục trên đời. Vị thầy thuốc tượng trưng cho Đức Phật. Còn thuốc men tượng trưng cho pháp môn mà Đức Phật chỉ dạy để chữa tâm bệnh cho người bị bệnh. Đó là những điều mình sẽ nhớ tới khi tâm mình trở nên muốn nổi loạn. Mình cũng cảm thấy hơi băn khoăn khi viết bài này vì bài viết này mình viết là để tự nhắc nhở mình là chính nên không biết có ích gì cho diễn đàn hay không. Nếu các bạn có cách gì hay để xử lý những lúc tâm khó bảo thì xin các bạn tham gia đóng góp ý kiến để những ai gặp phải tình huống như vậy thì có thể có những gợi ý để xử lý vấn đề.

Bạn trẻ Tamtangpali mến ,
Hôm nay mình lại xin được chia xẻ với bạn trẻ một chút nhé


Đức Phật ngày xưa bị Devadatta phục voi dữ ( voi say hay voi điên ?) định làm hại đức Phật , song đức Phật đã dùng thần lực nhiếp phục con voi ...
Như trước đó ( ? ) đức Phật đã từng nhiếp phục tà đạo Anguilimala khi người này đang điên cuồng rượt theo định hại Phật .
Vâng , thần lực hay thần thông thuộc về Tha tâm , tánh là từ bi , có diệu dụng như vậy . Còn đối với người phàm phu thì không có đủ diệu dụng của từ bi như đức Phật .

Còn như em ( từ bây giờ thụy du xin được gọi em là em và xưng là chị nhé ) nói, thiền sư Ajahn Brahm đã dạy rằng

những lúc tâm nổi khùng lên như con voi đực say rượu hung hãn với sức mạnh to lớn thì chúng ta cần đối xử với nó bằng tâm từ bi rồi dần dần cái tâm điên khùng này sẽ trở thành ngoan ngoãn nghe lời chúng ta chứ chúng ta không cần dùng sức mạnh để kháng cự lại nó


Điều này thì chị thụy du thấy rất đúng , như khi tâm sân nổi lên thì chúng ta chỉ nhận diện sân rồi quán chiếu sự sân hận và nguồn gốc của tánh sân là tánh tham .Nhưng chị nghĩ rằng đây là sự hiểu biết thôi . Còn từ hiểu biết đến thực hành thì còn một khoảng đó em.

Còn về ví dụ người bệnh ghẻ ưa thích hơ mình trên than hồng nóng cháy da mới cảm thấy thoải mái , đó là do có bệnh. Còn người không bệnh thì không thể hơ than hồng em à.Đúng vậy , dục lạc là than hồng đó em mà chỉ có người bệnh mới mến thích .Về việc em nói
Nên làm gì khi tâm bị khởi dục . Đối
với người khác thì mình không biết , nhưng trong cuộc sống của mình thì có những lúc tâm mình bị khởi dục

Thì chị đoán là tamtangpali có lúc đã nghĩ rằng , tại sao mình không say mê vào đời tranh dành với danh - lợi - tình , mà lại quay lưng đi với danh - lợi - tình để sống một cuộc đời khép kín để tu đạo giải thoát , em lại tiếc nuối phải không , và em nói rằng
Lúc đó tâm mình ưa thích dục lạc từ thế giới của năm giác quan đem lại . Khi đó mình có thể làm những điều mà mình biết là không tốt cho việc tu hành
Thì chị nghĩ là em cũng biết, tâm chạy theo danh lợi tình ,cũng là trở ngại cho tâm Bồ Đề . Nhưng chị cũng nghĩ rằng tuổi em còn trẻ , em cũng cần lo cho tương lai sự nghiệp của mình để tạo một cuộc sống vật chất có căn bản vững chắc cho mình và để có thể hòa nhập với đời , có như thế em mới có thể tu tâm và hòa hợp với thế gian . Nghĩa là em vừa sống hòa hợp với thế gian mà không nhiễm trần và vừa tu nơi tâm ( và cả nơi thân nữa em nhé ). Ngoại trừ khi em xuất gia , còn em tu tại gia thì em cũng có những duyên sự có liên quan đến "dục lạc ", nhưng em không đắm mê là được .
Chị thụy du cũng mừng cho em có anh Cầu Pháp , chị Băng Tâm làm hướng dẫn . Nhưng chị viết thêm thư này cho em là vì chị thấy anh Cầu Pháp chỉ nói chung chung , và chị Băng Tâm thì nói đến Kinh Kim Cang , và chị Băng Tâm cũng chỉ diễn tả về sự em bị chi phối bới Sắc dục thôi hay sao ấy , trong khi Dục lạc thì không phải chỉ có Sắc Dục không thôi.
Còn một điều nữa là , chị biết trong kinh nào đó ( tamtangpali tìm dùm chị tên kinh nghe ) đức Phật có nói đến một người gảy đàn lên dây đàn , lên quá căng thì dây sẽ đứt , còn lên quá yếu thì dây còn trùng thì không gảy được. Hiện trạng mà em bảo là " khi tâm trở nên muốn nổi loạn ", hay "tâm khó bảo " đó có phải là do quá sức nỗ lực khiến tâm muốn nổi loạn không ? Hay do em tu tập chưa đúng cách . Chị nghĩ là em nên nói rõ hơn để mọi người có thể góp ý với em . Còn chị thụy du thì không dám đâu , chị chỉ tâm sự với em thôi nhé .
Hẹn em thư sau
Em có thể viết thêm cho chị bất cứ chuyện gì .Mến.
 

tamtangpali

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/13
Bài viết
33
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Bình
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Em chào các anh các chị trong diễn đàn. Em cảm ơn mọi người đã quan tâm giúp đỡ đóng góp ý kiến cho em. Trước đây em nghĩ rằng sau này em sẽ xin bố mẹ cho xuất gia nên em cũng cố gắng về mọi mặt như là một sự chuẩn bị để sau này xuất gia rồi thì không quá ngỡ ngàng. Em đã xin bố mẹ cho em xuất gia nhưng bố mẹ em không đồng ý. Nhà em có hai anh em, em là con trai, sau em có đứa em gái nữa. Nếu em xuất gia thì bố mẹ sẽ rất đau khổ và sau này sẽ thiếu đi một chỗ nương tựa vào lúc tuổi già. Nghĩ như vậy em cũng thấy thương bố mẹ nên em cũng tạm gác lại ý định xuất gia. Với lại Đức Phật có quy định rằng ai muốn xuất gia phải được sự đồng ý của cha mẹ. Khi em nghĩ rằng bây giờ đằng nào mình cũng chưa xuất gia được, trong cuộc sống sẽ khó tránh khỏi những trường hợp không như ý. Thế nên em lại có xu hướng nghĩ rằng đằng nào mình cũng khó tránh khỏi những trách nhiệm của người tại gia cho nên em bắt đầu thiếu sự giữ gìn, bắt đầu bừa phứa đi. Giống như là một người nghĩ rằng đằng nào mình cũng dính bùn nên dính thêm chút cũng thế thôi, thế là càng ngày càng bẩn ^^. Và người xuất gia thì có nhiều điều kiện để tránh xa mọi thứ mà người đó muốn, được sống trong sự kìm thúc của giới bổn Patimokkha nên rất thuận tiện. Còn giới luật cho người tại gia thì em thấy có sách viết là có 5 giới nhưng em muốn đối chiếu với Tam Tạng Pali mà em vẫn chưa tìm thấy thông tin về giới của người tại gia ở đâu cả (trước đây em cũng có đọc Kinh Sách của Phật Giáo Phát Triển (người ta gọi là Đại Thừa) nhưng bây giờ em chỉ học tập ở trong Tam Tạng Pali và những cuốn sách diễn giải theo Tam Tạng Pali). Em thấy giới của người tại gia ít mà nhiều khi vẫn khó có thể giữ được. Nói chung em thấy người xuất gia có điều kiện tu hành thuận tiện còn người tại gia thì không được như vậy. Người xuất gia thì công việc chính là tu hành, người tại gia thì công việc chính là kiếm sống và những trách nhiệm khác, tu hành không phải là công việc chính. Người xuất gia sống trong môi trường giảm thiểu các tham dục có thể khởi lên còn người tại gia thường phải tiếp xúc với những sự việc khiến cho tham dục khởi. Ví dụ như một người có ham muốn về sắc đẹp và không muốn nhìn thấy một cô gái đẹp thì người đó có thể sống trong môi trường ít khi phải tiếp xúc với các cô gái (người xuất gia), còn khi người đó không thể sống trong một môi trường như vậy thì trong khi có ham muốn và lại không thể tránh được những tình huống như vậy thì cứ như là bị trêu ngươi vậy (người tại gia). Như vậy thì .... khó quá. Nói tóm lại em có vấn đề về tham dục - một trong năm chướng ngại trong Phật Giáo. Lúc em ham mê trong tham dục (ham mê về sắc - thanh - hương - vị - xúc) được một thời gian ngắn thì em thấy em đang bắt đầu chìm vào đau khổ. Sau đó em lại cố gắng thoát ra rồi sau đó em lại ham mê. Giống như một người bị giằng đi giằng lại vậy. Em cũng đang cố gắng tìm ra cách nào đó có hiệu quả đối với em để có thể đối phó với 5 triền cái - 5 kẻ thù bất đội trời chung với những hành giả Phật Giáo. Có thể em sẽ có một bài viết về 5 triền cái và cách đối phó, chí ít thì cũng có tác dụng tự động viên bản thân và cổ vũ cho mọi người thêm tinh thần chiến đấu. Về ví dụ lên dây đàn của Đức Phật mà chị Thụy Du có nhắc đến thì mọi người có thể tham khảo thêm thông tin ở Luật Tạng Pali ạ. (Tam Tạng Pali – Việt tập 04 –Luật Tạng – Đại phẩm 1 – chương da thú) nói về sự việc đại đức Sona trong khi đi kinh hành với sự tinh tấn nỗ lực quá mức nên hai bàn chân đã bị rách)
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Còn một điều nữa là , chị biết trong kinh nào đó ( tamtangpali tìm dùm chị tên kinh nghe ) đức Phật có nói đến một người gảy đàn lên dây đàn , lên quá căng thì dây sẽ đứt , còn lên quá yếu thì dây còn trùng thì không gảy được.


<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đó là câu chuyện ông Văn Nhị Bách Ức, ông này là một nhạc sư, xuất gia theo Phật, tu hạnh đầu đà, ngày ăn một bữa, khắc khổ đến đỗi thân xác gầy mòn, mà chưa được giác ngộ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc đức Phật đi tìm đạo đã tu khổ hạnh sáu năm, thân xác còn da bọc xương, bị ngất xỉu được một gã chăn chiên cho uống sữa tươi tỉnh lại và lúc đó có một đoàn ca nhạc trong đền thờ vua Đế Thích đi ngang qua, có ba cô hát lên bài ca cảnh tỉnh đức Phật đã hành xác thái quá đến đổi thân tàn, giống như lên dây đàn căng quá, dây đàn sẽ đứt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Phật lấy kinh nghiệm của mình dạy cho ông Văn Nhị Bách Ức từ bỏ lối tu khổ hạnh, theo con đường Trung đạo tránh hai cực đoan: khổ hạnh ép xác; chạy theo dục lạc tầm thường.
</span></span>
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào tamtangpali

Chị tranh thủ viết cho em vài hàng
Về việc em xuất gia hay không chị không có ý kiến , tùy em suy nghĩ
Người tại gia có 5 giới
- không sát sanh
- không trộm cắp
-không nói dối
-không tà dâm
- không uống rượu
Hoặc 10 giới :
- không sát sanh
- không trộm cắp
- không tà dâm
- không vọng ngữ
-không nói hai chiều
-không nói ác khẩu
-không nói ỷ ngữ
- không tham
-không sân
=không si

Theo Chị biết thì việc giữ giới là một việc
Còn việc không đắm theo sắc , thanh , hương , vị , xúc , pháp là lục trần là việc còn cao hơn . Đây là lục trần mà em bảo là em đang nhiễm ?
Còn dục lạc gồm có năm : danh , tài, sắc , thực , thùy .
Chị đang bận tamtangpali ạ
Chào các đạo hữu Cầu pháp , Băng Tâm,Tuấn Tú và các đạo hữu khác , nhờ các đạo hữu .
Thân chào
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Em chào các anh các chị trong diễn đàn. Em cảm ơn mọi người đã quan tâm giúp đỡ đóng góp ý kiến cho em. Trước đây em nghĩ rằng sau này em sẽ xin bố mẹ cho xuất gia nên em cũng cố gắng về mọi mặt như là một sự chuẩn bị để sau này xuất gia rồi thì không quá ngỡ ngàng. Em đã xin bố mẹ cho em xuất gia nhưng bố mẹ em không đồng ý. Nhà em có hai anh em, em là con trai, sau em có đứa em gái nữa. Nếu em xuất gia thì bố mẹ sẽ rất đau khổ và sau này sẽ thiếu đi một chỗ nương tựa vào lúc tuổi già. Nghĩ như vậy em cũng thấy thương bố mẹ nên em cũng tạm gác lại ý định xuất gia. Với lại Đức Phật có quy định rằng ai muốn xuất gia phải được sự đồng ý của cha mẹ. Khi em nghĩ rằng bây giờ đằng nào mình cũng chưa xuất gia được, trong cuộc sống sẽ khó tránh khỏi những trường hợp không như ý. Thế nên em lại có xu hướng nghĩ rằng đằng nào mình cũng khó tránh khỏi những trách nhiệm của người tại gia cho nên em bắt đầu thiếu sự giữ gìn, bắt đầu bừa phứa đi. Giống như là một người nghĩ rằng đằng nào mình cũng dính bùn nên dính thêm chút cũng thế thôi, thế là càng ngày càng bẩn ^^. Và người xuất gia thì có nhiều điều kiện để tránh xa mọi thứ mà người đó muốn, được sống trong sự kìm thúc của giới bổn Patimokkha nên rất thuận tiện. Còn giới luật cho người tại gia thì em thấy có sách viết là có 5 giới nhưng em muốn đối chiếu với Tam Tạng Pali mà em vẫn chưa tìm thấy thông tin về giới của người tại gia ở đâu cả (trước đây em cũng có đọc Kinh Sách của Phật Giáo Phát Triển (người ta gọi là Đại Thừa) nhưng bây giờ em chỉ học tập ở trong Tam Tạng Pali và những cuốn sách diễn giải theo Tam Tạng Pali). Em thấy giới của người tại gia ít mà nhiều khi vẫn khó có thể giữ được. Nói chung em thấy người xuất gia có điều kiện tu hành thuận tiện còn người tại gia thì không được như vậy. Người xuất gia thì công việc chính là tu hành, người tại gia thì công việc chính là kiếm sống và những trách nhiệm khác, tu hành không phải là công việc chính. Người xuất gia sống trong môi trường giảm thiểu các tham dục có thể khởi lên còn người tại gia thường phải tiếp xúc với những sự việc khiến cho tham dục khởi. Ví dụ như một người có ham muốn về sắc đẹp và không muốn nhìn thấy một cô gái đẹp thì người đó có thể sống trong môi trường ít khi phải tiếp xúc với các cô gái (người xuất gia), còn khi người đó không thể sống trong một môi trường như vậy thì trong khi có ham muốn và lại không thể tránh được những tình huống như vậy thì cứ như là bị trêu ngươi vậy (người tại gia). Như vậy thì .... khó quá. Nói tóm lại em có vấn đề về tham dục - một trong năm chướng ngại trong Phật Giáo. Lúc em ham mê trong tham dục (ham mê về sắc - thanh - hương - vị - xúc) được một thời gian ngắn thì em thấy em đang bắt đầu chìm vào đau khổ. Sau đó em lại cố gắng thoát ra rồi sau đó em lại ham mê. Giống như một người bị giằng đi giằng lại vậy. Em cũng đang cố gắng tìm ra cách nào đó có hiệu quả đối với em để có thể đối phó với 5 triền cái - 5 kẻ thù bất đội trời chung với những hành giả Phật Giáo. Có thể em sẽ có một bài viết về 5 triền cái và cách đối phó, chí ít thì cũng có tác dụng tự động viên bản thân và cổ vũ cho mọi người thêm tinh thần chiến đấu. Về ví dụ lên dây đàn của Đức Phật mà chị Thụy Du có nhắc đến thì mọi người có thể tham khảo thêm thông tin ở Luật Tạng Pali ạ. (Tam Tạng Pali – Việt tập 04 –Luật Tạng – Đại phẩm 1 – chương da thú) nói về sự việc đại đức Sona trong khi đi kinh hành với sự tinh tấn nỗ lực quá mức nên hai bàn chân đã bị rách)
Chào tamtangpali
Như em nói :"Em có vấn đề của tham dục một trong năm chướng ngại trong Phật giáo "
Vì chị hiểu "tham dục " là tham lam hưởng ngũ dục lạc. Vậy là em còn bị ngũ dục lạc chi phối. Còn em cho rằng nếu em xuất gia , em sẽ có điều kiện cách ly với đời thì không bị dục chi phối .Nhưng đó chỉ là thân em ly dục .Còn tâm em có ly dục hay không chưa biết . Cho nên chị muốn em nghĩ đến điều này . Vì dù thân em xa cách thế gian , nhưng rồi cũng có lúc người xuất gia ấy sẽ tiếp xúc với thế gian , nếu em gặp những cảnh duyên nghiệp thì em có giữ vững lập trường không ..Có những người sống giữa chợ đời mà tâm họ không bị tham dục , cũng không bị phiền não chi phối . Đó là hạng người tâm đã ly dục , cho dù họ là thân xuất gia hay thân không xuất gia .Và họ có tâm xuất gia, Hạng người này tu cũng tốt .
Và chị cũng nghĩ rằng tu hành thì thuân theo duyên .
Còn nếu em muốn tâm em ly dục thì em quán tất cả những gì mà mình mơ ước ( tài sản , danh tiếng , sắc đẹp ...),khao khát muốn làm sở hữu ,và kể cả cái tham dục của mình cũng không là thật . Đừng nghĩ đến chúng nữa thì chúng chẳng con đeo theo nữa .
Tu tập tiếp xúc lục trần mà lục căn không đắm lục trần cũng là cách để tâm ly tham dục.
Chị xin chia sẻ chừng đó . Chúc tamtangpali sáng suốt chọn cho mình một đường tu thuận hợp.

attachment.php
 

Đính kèm

  • GRAJHRCAM69FTOCATAD419CAUXT8JMCAJC31VDCAXYU9YICAYXYGFPCAT71TYWCA9U4LXKCA19PTW7CA0K83ASCACOSGE...webp
    GRAJHRCAM69FTOCATAD419CAUXT8JMCAJC31VDCAXYU9YICAYXYGFPCAT71TYWCA9U4LXKCA19PTW7CA0K83ASCACOSGE...webp
    13 KB · Xem: 275

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các bạn,
Chào tamtangpali

Theo như lời của tamtangpali - thì trong Luật Tạng (Pali), cuốn Tiểu Phẩm, chương Chia Rẽ Hội Chúng - kể : “Devadatta muốn ám hại đức Phật nên đã cho con voi đực Nalagiri uống rượu say rồi xua nó chạy trên con đường mà đức Phật đang đi. Và đức Phật đã dùng sức mạnh của tâm từ để điều phục con voi dữ đó”. Thì đức Phật không phải điều phục con voi dữ bằng tâm từ - mà là bằng sức mạnh của tâm từ.

Và cách tamtangpali điều phục con voi dữ là dùng tâm từ - nên chưa thực hành đúng như "lời kinh k". Còn nếu tamtangpali muốn có sức mạnh của tâm từ thì tamtangpali phải tu tâm từ. Khi nào tamtangpali đạt được tâm từ thì sẽ hàng phục được con voi dữ. Vì tâm từ là tự tánh. Mà tự tánh của chúng ta - tức là Phật tánh.

Cho nên, d/đ nghĩ - nếu tamtangpali tu tâm từ theo lời đức Phật dạy (không phải tâm từ theo nghĩa thế gian) thì tamtangpali sẽ trừ được tham dục.

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Chào các bạn,
Chào tamtangpali

Theo như lời của tamtangpali - thì trong Luật Tạng (Pali), cuốn Tiểu Phẩm, chương Chia Rẽ Hội Chúng - kể : “Devadatta muốn ám hại đức Phật nên đã cho con voi đực Nalagiri uống rượu say rồi xua nó chạy trên con đường mà đức Phật đang đi. Và đức Phật đã dùng sức mạnh của tâm từ để điều phục con voi dữ đó”. Thì đức Phật không phải điều phục con voi dữ bằng tâm từ - mà là bằng sức mạnh của tâm từ.

Và cách tamtangpali điều phục con voi dữ là dùng tâm từ - nên chưa thực hành đúng như "lời kinh k". Còn nếu tamtangpali muốn có sức mạnh của tâm từ thì tamtangpali phải tu tâm từ. Khi nào tamtangpali đạt được tâm từ thì sẽ hàng phục được con voi dữ. Vì tâm từ là tự tánh. Mà tự tánh của chúng ta - tức là Phật tánh.

Cho nên, d/đ nghĩ - nếu tamtangpali tu tâm từ theo lời đức Phật dạy (không phải tâm từ theo nghĩa thế gian) thì tamtangpali sẽ trừ được tham dục.

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Bài cô Diệu Đức viết đúng và hay quá, Cô thật sự đã trở lại Diễn đàn rồi, tốt quá, CP xin kính chúc đầu năm mới vạn an đến Cô Diệu Đức. Xin Cô hoan hỉ đoán nhận, và viết bài thường xuyên.

Thân, CP.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Tamtangpali kính !
bangtam đọc những lời tâm sự của Tamtangpali mà cảm thấy xúc-động, cho nên cũng xin vài lời góp-ý thêm 1 lần nữa, cũng là để nhắc-nhở chính bản thân mình .
Em chào các anh các chị trong diễn đàn. Em cảm ơn mọi người đã quan tâm giúp đỡ đóng góp ý kiến cho em. Trước đây em nghĩ rằng sau này em sẽ xin bố mẹ cho xuất gia nên em cũng cố gắng về mọi mặt như là một sự chuẩn bị để sau này xuất gia rồi thì không quá ngỡ ngàng. Em đã xin bố mẹ cho em xuất gia nhưng bố mẹ em không đồng ý. Nhà em có hai anh em, em là con trai, sau em có đứa em gái nữa. Nếu em xuất gia thì bố mẹ sẽ rất đau khổ và sau này sẽ thiếu đi một chỗ nương tựa vào lúc tuổi già. Nghĩ như vậy em cũng thấy thương bố mẹ nên em cũng tạm gác lại ý định xuất gia. Với lại Đức Phật có quy định rằng ai muốn xuất gia phải được sự đồng ý của cha mẹ. Khi em nghĩ rằng bây giờ đằng nào mình cũng chưa xuất gia được, trong cuộc sống sẽ khó tránh khỏi những trường hợp không như ý. Thế nên em lại có xu hướng nghĩ rằng đằng nào mình cũng khó tránh khỏi những trách nhiệm của người tại gia cho nên em bắt đầu thiếu sự giữ gìn, bắt đầu bừa phứa đi. Giống như là một người nghĩ rằng đằng nào mình cũng dính bùn nên dính thêm chút cũng thế thôi, thế là càng ngày càng bẩn ^^.
Thưa ! Do cha, mẹ của mình chưa hiểu được công-đức việc Xuất-Gia, nên cản trở. Pali chẳng những không tỏ vẽ trách hờn mà còn biết nghĩ thương cha, mẹ hơn thì Pali thật là người con hiếu thảo. Vừa lo cho cha, mẹ cũng vừa lo tương lai cho em út, vậy thì phải càng ráng giữ-gìn phước báu hiện tại của mình nhe Pali ! Đức Phật có dạy đại khái là : Chớ xem thường 1 lỗ nhỏ, lâu ngày cũng sẽ đắm thuyền ! Kính dâng cha, mẹ không gì quý hơn phước báu do mình nổ lực tu tập, thờ kính Phật không gì hơn là giữ gìn năm giới, năm giới dể-duôi buông lung, thì làm sao thọ 18 giới của hàng Sa-Di, và 250 giới của Thánh-Tăng !?.

Và người xuất gia thì có nhiều điều kiện để tránh xa mọi thứ mà người đó muốn, được sống trong sự kìm thúc của giới bổn Patimokkha nên rất thuận tiện. Còn giới luật cho người tại gia thì em thấy có sách viết là có 5 giới nhưng em muốn đối chiếu với Tam Tạng Pali mà em vẫn chưa tìm thấy thông tin về giới của người tại gia ở đâu cả (trước đây em cũng có đọc Kinh Sách của Phật Giáo Phát Triển (người ta gọi là Đại Thừa) nhưng bây giờ em chỉ học tập ở trong Tam Tạng Pali và những cuốn sách diễn giải theo Tam Tạng Pali). Em thấy giới của người tại gia ít mà nhiều khi vẫn khó có thể giữ được. Nói chung em thấy người xuất gia có điều kiện tu hành thuận tiện còn người tại gia thì không được như vậy. Người xuất gia thì công việc chính là tu hành, người tại gia thì công việc chính là kiếm sống và những trách nhiệm khác, tu hành không phải là công việc chính. Người xuất gia sống trong môi trường giảm thiểu các tham dục có thể khởi lên còn người tại gia thường phải tiếp xúc với những sự việc khiến cho tham dục khởi. Ví dụ như một người có ham muốn về sắc đẹp và không muốn nhìn thấy một cô gái đẹp thì người đó có thể sống trong môi trường ít khi phải tiếp xúc với các cô gái (người xuất gia), còn khi người đó không thể sống trong một môi trường như vậy thì trong khi có ham muốn và lại không thể tránh được những tình huống như vậy thì cứ như là bị trêu ngươi vậy (người tại gia). Như vậy thì .... khó quá. Nói tóm lại em có vấn đề về tham dục - một trong năm chướng ngại trong Phật Giáo. Lúc em ham mê trong tham dục (ham mê về sắc - thanh - hương - vị - xúc) được một thời gian ngắn thì em thấy em đang bắt đầu chìm vào đau khổ. Sau đó em lại cố gắng thoát ra rồi sau đó em lại ham mê. Giống như một người bị giằng đi giằng lại vậy. Em cũng đang cố gắng tìm ra cách nào đó có hiệu quả đối với em để có thể đối phó với 5 triền cái - 5 kẻ thù bất đội trời chung với những hành giả Phật Giáo. Có thể em sẽ có một bài viết về 5 triền cái và cách đối phó, chí ít thì cũng có tác dụng tự động viên bản thân và cổ vũ cho mọi người thêm tinh thần chiến đấu. Về ví dụ lên dây đàn của Đức Phật mà chị Thụy Du có nhắc đến thì mọi người có thể tham khảo thêm thông tin ở Luật Tạng Pali ạ. (Tam Tạng Pali – Việt tập 04 –Luật Tạng – Đại phẩm 1 – chương da thú) nói về sự việc đại đức Sona trong khi đi kinh hành với sự tinh tấn nỗ lực quá mức nên hai bàn chân đã bị rách)
Thưa ! chữ tu phải từ nơi tâm, thì giới-luật mới được tinh tấn. Pháp Phật như thần dược, người Xuất-Gia cũng đang dùng, Pali cũng đang bệnh "tham dục", hai cách sinh-sống tuy khác, nhưng cả 2 cái bệnh thì cần uống thuốc có khác gì nhau ? vậy thuốc 5 giới của mình sao không gia công nung nấu, thì làm sao có ngày thành thuốc để uống mà trị được bệnh lành !? Pali có biết không ? 5 giới của người Phật-tử, nếu giảng rộng ra đến mãn đời cũng không hết, vì 5 Giới (Sát-sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu) là Tâm, mà Hạnh là Thân. Hạnh-kiễm và Tâm chỉ là 1 mà thôi.
<!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->Một giới Sát-sanh đâu phải chỉ 1 việc ngăn sự giết hại mạng người hay sinh-vật ! nói dối hại người hại vật, cũng là đồng như sát hại chủng-tử thiện lành nơi mình và cả đối tượng, trộm cướp làm người mất mát đau-khổ, cũng như giết người ta bằng sự buồn bả, oán hận, tà dâm làm giảm thọ, lấy sự giao hợp hai bên thân xác hôi-tanh làm niềm vui, hại sức khoẻ của mình mà còn làm cho người bạn mình cũng thiệt hại sức khoẻ và u-mê, cả hai tham ái ngày thêm sâu dầy, nghiệp lực càng thêm nặng, sáu đường luân-hồi không mong gì ra khỏi, có phải là mình sát-sanh (cả đôi bên trong danh nghĩa tình-yêu) 1 cách gián tiếp hay không ?
rượu cũng là thuốc độc hại não, mình uống vô là sát-sanh cái trí tuệ, không có trí tuệ thì muôn việc dữ cũng theo sau v.v...
Thưa ! điều lợi ích lớn lao phải tự nơi mình công phu quán-xét, 1 chút xíu thời gian gói ghém tranh thủ vào đây góp ý cùng anh, mong anh Quảng-Hoà hoan-hỷ và thông cảm cho bangtam nếu có vô-ý 1 điều gì nhe .
Bửa nay bangtam có uống thuốc đau răng làm cho buồn ngủ quá rồi, bangtam đi ngủ nhe .

Kính
bangtam
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/2/13
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Theo mình nghĩ thì đơn giản hơn nhiều !
Một niềm vui không đúng chỗ thì sẽ kéo theo một nỗi buồn , dục cũng như vậy , khi lòng tham dục nổi lên mà lòng mình không muốn thì bạn sẽ làm sao ? . Bạn sẽ suy nghĩ những sự việc kế tiếp sẽ xảy ra , và tìm hiểu xem những việc mình đang làm sẽ có hại hay là có lợi , làm như vậy sẽ được mọi người khen hay là chê trách . Cứ như vậy mà suy nghĩ từ từ bạn sẽ làm chủ chính mình .
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/2/13
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Nếu có thời gian bạn nên đọc những kinh sách Đại thừa , để bạn có thể suy nghĩ sâu hơn .
 

tamtangpali

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/13
Bài viết
33
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Bình
Chào mọi người. Chào bạn hoasenmaimai. Theo mình hiểu thì bạn theo Phật Giáo Đại Thừa phải không ạ. Mình cảm thấy Phật Giáo Đại Thừa có nhiều chỗ khó hiểu. Vậy bạn có thể chia sẻ cách tu tập của bạn có được không ạ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên