Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả.

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Hiểu thế nào về Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả trong Kinh Kim Cang hay là Kinh Vô Ngã Tướng...!?
Sau khi đọc một đoạn giải của một Thiện hữu thành viên chuyên dạy về lối phá cách tướng với tích chất thật đặt biệt.
Cho là 4: Chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả, nghĩa là phá chấp từ thô tới tế.

Ví dụ lối trình bài như thế này, cp phải tìm cả ngày để cố hiểu cách giải thượng tuần mây xanh mà mình và người mới học Kinh thì chắc chắn là không hiểu nổi...

Chấp ngã...(ai cũng biết là chấp cái TÔI, chỉ mới là sơ khai. Còn vi tế hơn là...

Trích dẫn: Sự vi tế về Chấp Nhân Tướng cũng là chấp Ngã, nhưng ở đây cái Ngã lớn hơn, cái Ngã ở đây bao trùm cả loài Người;
Chấp Chúng sinh Tướng thì cái Ngã lại càng lớn hơn nữa, bao trùm luôn các loài hữu tình khác.
Cũng thế Chấp Thọ Giả Tướng thì cái Ngã lớn vô cùng, gồm luôn các loài có sự sống...


Có phải là vị này giải về " Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm "?

Hay giải về:
Vô ngã là phá chấp ngã tầng thứ nhất, rồi tới Vô Nhân là phá tầng thứ hai, Vô chúng sanh là tầng thứ ba, sau cùng là Vô thọ giả?

CP.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Hiểu thế nào về Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả trong Kinh Kim Cang hay là Kinh Vô Ngã Tướng...!?
Sau khi đọc một đoạn giải của một Thiện hữu thành viên chuyên dạy về lối phá cách tướng với tích chất thật đặt biệt.
Cho là 4: Chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả, nghĩa là phá chấp từ thô tới tế.

Ví dụ lối trình bài như thế này, cp phải tìm cả ngày để cố hiểu cách giải thượng tầng mây xanh mà mình và người mới học Kinh thì chắc chắn là không hiểu nổi...

Chấp ngã...(ai cũng biết là chấp cái TÔI, chỉ mới là sơ khai. Còn vi tế hơn là...

Trích dẫn: Sự vi tế về Chấp Nhân Tướng cũng là chấp Ngã, nhưng ở đây cái Ngã lớn hơn, cái Ngã ở đây bao trùm cả loài Người;
Chấp Chúng sinh Tướng thì cái Ngã lại càng lớn hơn nữa, bao trùm luôn các loài hữu tình khác.
Cũng thế Chấp Thọ Giả Tướng thì cái Ngã lớn vô cùng, gồm luôn các loài có sự sống...


Có phải là vị này giải về " Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm "?

Hay giải về:
Vô ngã là phá chấp ngã tầng thứ nhất, rồi tới Vô Nhân là phá tầng thứ hai, Vô chúng sanh là tầng thứ ba, sau cùng là Vô thọ giả?

CP.

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quán chiếu bốn tướng: nhân, ngã, chúng sanh và thọ giả tướng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mục đích của pháp quán chiếu bốn tướng là để thành tựu tâm không phân biệt, tâm bình đẳng. Chúng ta nên nhớ rằng mình và vạn pháp là một, không sai khác do ở chỗ có cùng một bản thể bất biến, năng sanh, sáng suốt và thanh tịnh. Phàm phu vì không nhận thức được điều này nên sanh tâm phân biệt mình và người, mình và chúng sanh và tâm phân biệt ấy được liên tục kéo dài trong thời gian và không gian. Đó là tâm phân biệt bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả mà các bộ kinh Phật thường đề cập đến.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vọng tâm chấp ngã tức là chấp ngã tướng. Chữ tướng ở đây <B>có nghĩa vừa là hình tướng vừa là ý niệm, khái niệm</B>. Nhân tướng, thọ giả tướng, chúng sanh tướng cả ba tướng này đều được suy diễn từ ngã tướng. Quán chiếu bốn tướng tức là quán chiếu ngã tướng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngã tướng gồm có thân và tâm phát sanh từ vô minh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì chấp thân là Ta nên chúng sanh không đủ can đảm tự mình tiêu diệt ngã tướng, nên con người mới tham sống sợ chết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì chấp tâm là thật, nghĩa là chấp những cái thấy (nhãn căn), nghe (nhĩ căn) hay còn gọi là cảm thọ (tỷ căn), nhiệt (thân căn) và biết (ý căn) chính là của ta, là do ta nên người đời thường ra sức bảo thủ, bênh vực ý kiến và quan điểm của mình, từ đó sanh ra bao nhiêu mối bất hòa, tranh chấp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Muốn quán chiếu rốt ráo ngã tướng, chúng ta cần phải tỏ thấu những biểu hiện của ngã tướng. Có hai cách biểu hiện:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. <B>Ngã tướng thô</B>: Ngã tướng thô thường được biểu lộ qua thất tình và lục dục. Đó là mười ba con ma luôn luôn đeo đuổi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Như khi bị người chửi mắng, rầy la, chúng ta hờn giận, như gặp lúc nguy biến, chúng ta đâm hốt hoảng, sợ sệt. Chúng ta muốn ăn thật nhiều, thật ngon, mặc đẹp, đúng thời trang, ở nhà sang v.v..., đó là những thứ tham dục thường thấy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngã tướng thô còn được biểu hiện bằng cách phân biệt mình và người, mình và chúng sanh, người này người nọ, phân biệt nam nữ tốt xấu v.v...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngã tướng thô còn được biểu hiện bằng các cuộc đấu tranh, bênh vực những quan điểm, chủ thuyết của mình qua những điều thấy, nghe, hay, biết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. <B>Ngã tướng vi tế</B>: Sau một thời gian quán chiếu ngã tướng thô có thể được dứt trừ, mọi ý niệm phân biệt mình, người, chúng sanh thường xuyên vắng lặng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tuy nhiên ngã tướng vi tế khó dứt trừ vì nó khó phân biệt. Trong chương 10, kinh Viên Giác, đức Phật dạy cách đề phòng nó như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hễ còn biết mình thật có chứng đắc thì vẫn còn <B>ngã tướng vi tế</B> (chứng).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nếu trong tâm mình còn một chút hiểu biết về việc chứng đắc ấy thì vẫn còn <B>nhân tướng vi tế</B> (ngộ).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Khi cả hai tướng này được dứt trừ mà còn có cái tâm rõ biết thì vẫn còn <B>chúng sanh tướng vi tế</B> (liễu).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cuối cùng cái tâm rõ biết ấy còn gọi là trí giác ngộ vẫn phải tiếp tục tu các pháp vô lậu trong một thời gian dài nữa để tự tiêu diệt, chừng đó <B>thọ mạng tướng vi tế</B> mới thật sự chấm dứt (giác).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sở dĩ ngã tướng vi tế khó dứt trừ vì nó thuộc về loại <B>tam tế vô minh</B>. Đó là <B>nghiệp tướng vô minh</B>, <B>chuyển tướng vô minh</B> và <B>hiện tướng vô minh</B>.
</span></span>
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Ha ha rốt cuộc cũng làm động tâm được Bác T.T rồi. Nhưng hôm nay cho tới cuối tuần thì cp rất bận, nên vội viết thêm vài lời mong các bạn giải thích thêm.

1. cp nghĩ...Có phải trong kinh giảng theo pháp chơn đế thì tóm tắc: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
Khi đã thực hành từ sơ khai cho đến vi tế tức là diệt được "Ngã nhân chúng sanh thọ giả'' Tùy thuộc vào căn cơ hành giả, tức là lấy Pháp Chơn đế làm chủ, Ngược lại Hành giả có thể lấy "Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả làm chủ mục tiêu huân tập... Tức là đi từ Tục đế đến Chơn đế. Cả hai có giống nhau không?


2. Nếu nói về pháp tục đế thì lấy "Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả'' làm gốc để tu...?


3. Nhưng trong nội kết của kinh là để phá cả hai pháp chơn và tục đế này phải không? - Nếu là phải thì trong Kinh Phật dạy như thế nào...?
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế <B>Bồ đề tát bà ha</B>.
<p style="padding-left: 56px;">Không kẹt hai bên
Chẳng giữ phương tiện
<B>Bồ đề tâm chơn như</B>
Tự tại quyền biến.
</span></span>
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Muốn quán chiếu rốt ráo ngã tướng, chúng ta cần phải tỏ thấu những biểu hiện của ngã tướng. Có hai cách biểu hiện:

1. Ngã tướng thô: Ngã tướng thô thường được biểu lộ qua thất tình và lục dục. Đó là mười ba con ma luôn luôn đeo đuổi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Như khi bị người chửi mắng, rầy la, chúng ta hờn giận, như gặp lúc nguy biến, chúng ta đâm hốt hoảng, sợ sệt. Chúng ta muốn ăn thật nhiều, thật ngon, mặc đẹp, đúng thời trang, ở nhà sang v.v..., đó là những thứ tham dục thường thấy.

Ngã tướng thô còn được biểu hiện bằng cách phân biệt mình và người, mình và chúng sanh, người này người nọ, phân biệt nam nữ tốt xấu v.v...

Ngã tướng thô còn được biểu hiện bằng các cuộc đấu tranh, bênh vực những quan điểm, chủ thuyết của mình qua những điều thấy, nghe, hay, biết.

2. Ngã tướng vi tế: Sau một thời gian quán chiếu ngã tướng thô có thể được dứt trừ, mọi ý niệm phân biệt mình, người, chúng sanh thường xuyên vắng lặng.

Tuy nhiên ngã tướng vi tế khó dứt trừ vì nó khó phân biệt. Trong chương 10, kinh Viên Giác, đức Phật dạy cách đề phòng nó như sau:

- Hễ còn biết mình thật có chứng đắc thì vẫn còn ngã tướng vi tế (chứng).

- Nếu trong tâm mình còn một chút hiểu biết về việc chứng đắc ấy thì vẫn còn nhân tướng vi tế (ngộ).

- Khi cả hai tướng này được dứt trừ mà còn có cái tâm rõ biết thì vẫn còn chúng sanh tướng vi tế (liễu).

- Cuối cùng cái tâm rõ biết ấy còn gọi là trí giác ngộ vẫn phải tiếp tục tu các pháp vô lậu trong một thời gian dài nữa để tự tiêu diệt, chừng đó thọ mạng tướng vi tế mới thật sự chấm dứt (giác).
Sở dĩ ngã tướng vi tế khó dứt trừ vì nó thuộc về loại tam tế vô minh. Đó là nghiệp tướng vô minh, chuyển tướng vô minhhiện tướng vô minh.
<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info -->
<!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->Chào các bạn, về cách giải như thế này, rất chính xác đi tới tột đỉnh diệu ngộ về ngã. Nói một cách khác là chuyên về "Nội Tâm Quán".

Riêng về "Ngoại Tâm" thì có nhiều lối cách trình bài khác nhau của các Bậc Thiện Tri Thức Tăng Ni. Riêng cảm giác cp nghĩ đơn phương và xin hỏi những bạn đã thực hành nội tâm quán để làm gì. Nếu chưa khắc phục nội ngoại chướng duyên của Phiền não chướng và sở tri chướng?

Phàm phu không phải sống chỉ một mình mà còn xung quanh họ là tất cả những chúng sanh hữu tình và vô tình thức. Thì phải sống đối đải thế nào về "Ngã Nhân chúng sanh thọ giả"...!?

Xem tiếp về Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm cách giải của Thầy Thích Giác Hoàng.... Chúng ta sẽ phát hiện nhiều sự mới mẽ hơn là trong sách vở. Thế nào về nội quán và ngoại quán của câu này?
******************
Nguồn links: Ưng Vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, Thầy Thích Giác Hoàng
http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/ungvosotru.htm
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Trích dẫn 1: Như quý Phật tử thấy, Lục Tổ Huệ Năng chỉ nghe đến câu "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" này mà Ngài đại ngộ. Nói theo ngôn ngữ của các Thiền sư thì quả là:<?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p> <DL>
<CENTER><DT>“Nhất đao triệt đoạn,<O:p></O:p> </CENTER></DT>
<CENTER><DT>Nhất cú liễu nhiên sanh bách ức”<O:p></O:p> </CENTER></DT>​
</DL>(Dịch ý: Chỉ cần một đao là cắt đứt sạch bòng bong mọi thứ trêm đời, chỉ một câu tỏ ngộ thì thoát vòng sanh tử trầm luân). .<O:p></O:p>
Đại ý câu Kinh thấy cũng đơn giản! Thế mà người viết mấy dòng chữ này đọc đi đọc lại và cũng có nghe quý Hoà Thượng giảng giải, mà không có lối vào như Tổ ngày xưa. Thế rồi, người viết phải đọc lại các sách giảng giải cũng chẳng hiểu được đại ý câu này một cách thông suốt. Giả như có người đột nhiên hỏi thế nào là đại ý của "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" theo cách các Thiền Sư khán thoại đầu hay công án thuở xưa, người viết thành thật không biết ngỏ trả lời.

Trích dẫn 2: Theo người viết, câu "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" nên dịch thoát là: Đừng để tâm trong sạch vướng kẹt nơi nào thì rõ nghĩa hơn. Nếu dịch sát theo mạch văn: nên không có chỗ trụ mà sanh tâm thanh tịnh, thật rất khó hiểu.

Trích dẫn 3: Lại có người hỏi: Nếu không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp làm sao có tâm? Vì các trạng thái tâm sở dĩ có mặt là do căn tiếp xúc với trần ? Đúng vậy! Các trạng thái tâm, thiện hay bất thiện phần lớn đều phải nhờ duyên trần cảnh mà phát sinh. Ngay cả tâm đại bi thương xót các loài hữu tình cũng do thấy chúng sanh đau khổ mà phát tâm. Nói một cách tổng quát, tâm phát sinh do 6 căn tiếp xúc với 6 trần.

Nói như vậy, theo quan điểm của Phật giáo Đại Thừa cũng chỉ là gượng nói, vì các nhà Đại Thừa cho rằng 6 căn tiếp xúc 6 trần sanh ra 6 sự phân biệt, gọi là 6 thức, chứ không phải là tâm. Người viết lại nhớ đến câu chuyện đức Phật gạn hỏi tôn giả A-nan 7 lần trong Kinh Lăng Nghiên về tâm.
<O:p></O:p>
Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản đoạn Kinh đó thì như vầy, đức Phật dạy các hàng Bồ-tát không nên bị vướng kẹt trong các trần dù là ở trong trần. Thông thường, tâm của hàng phàm phu thường bị các ngoại trần chi phối.
Do đó, đức Phật nói Kinh Kim Cang là nói cho các đại Bồ-tát, nhưng thực ra là cảnh tỉnh cho hàng phàm phu. Vì đã là Bồ-tát rồi thì đâu cần cảnh tỉnh gì nữa, Kinh này mượn hình ảnh tôn giả Tu-bồ-đề để nhắc nhở chúng ta thôi.

Trích dẫn 4: Như chúng ta thấy, chư Phật Thế Tôn và các vị đại đệ tử của Ngài vẫn ở trong trần mà không bị chi phối bởi trần. Vẫn thấy sắc, nghe thanh, ngửi mùi, nếm vị, thân xúc chạm và ý suy tưởng các pháp nhưng không bị các sắc, thanh, hương, vị, pháp chi phối, mà ngược lại dẫn tâm, hướng tâm theo đề mục của mình, tự tại du hí trong đó. Theo cách hiểu của người viết, đó đã đạt được "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" rồi vậy. (Thầy Thích Giác Hoàng).

Theo như bạn thì hiểu thế nào về Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm hay là hiểu thế nào về bốn đoạn trích dẫn trên...?

Trở lại vấn đề Chỉ quán ''Ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả'' là một lối nội tâm quán, hay Ngoại tâm quán?

******************​
Nguồn links: Ưng Vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, Thầy Thích Giác Hoàng
http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/ungvosotru.htm
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Vấn đề tu lầm, nghĩ sai là đều ai cũng có, hoặc là thiếu nghị lực, kiên nhẫn, tỉnh giác. Tu là một việc nhưng tâm tham sân si thì cũng vậy.
Đối với nhà thiền là chúng ta chưa đủ "Đạo lực và Đạo tâm'' nên tu là tu mà Tâm viên ý mã thì cũng giống như phàm phu.

Trong chủ đề "Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả". Một số thức giả quán về Ngã thô và ngã vi tế. Ở đây mình xin chỉ bàn một cái về "Ngã thô'', theo trích dẫn dưới đây.

" 1. Ngã tướng thô: Ngã tướng thô thường được biểu lộ qua thất tình và lục dục. Đó là mười ba con ma luôn luôn đeo đuổi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Như khi bị người chửi mắng, rầy la, chúng ta hờn giận, như gặp lúc nguy biến, chúng ta đâm hốt hoảng, sợ sệt. Chúng ta muốn ăn thật nhiều, thật ngon, mặc đẹp, đúng thời trang, ở nhà sang v.v..., đó là những thứ tham dục thường thấy.

Ngã tướng thô còn được biểu hiện bằng cách phân biệt mình và người, mình và chúng sanh, người này người nọ, phân biệt nam nữ tốt xấu v.v...

Ngã tướng thô còn được biểu hiện bằng các cuộc đấu tranh, bênh vực những quan điểm, chủ thuyết của mình qua những điều thấy, nghe, hay, biết."
***
**
*
Ngã tướng thô còn được biểu hiện bằng cách phân biệt mình và người;
Mình và chúng sanh;
Mình và thọ giả...v.v.?

Muốn tu tới vô ngã mà không hiểu nổi tướng thô của Ngã thì chưa thật sự là tu đúng!
Phần này nhờ các bạn giải...?

- Giữa mình và người đã từng tiếp xúc thôi, ví dụ (người thân, lối xóm, bạn bè, đồng nghiệp...) Theo thế tục.

Hể mình làm gì cho là đúng thì cũng muốn người nghĩ đúng như vậy.

Thí dụ: Bạn là người có tâm từ, giúp đở đồng nghiệp. Bạn cũng không mong cầu trả ơn. Bạn chỉ yêu cầu họ bình thường có tâm từ y như bạn thôi.

Nhưng không phải như ý bạn. Ngược lại họ vô ơn, và phản bội lại bạn, thì bạn nghĩ sao ? lúc đó tâm bạn có nhẫn nhịn và có tâm từ nửa hay không, xin bạn cho biết ?

Đây chỉ là một thí dụ nhỏ thôi, ở đời có nhiều sự bất công, nhiều lắm nói không hết. Mà hể nghĩ tha nhân là phải giống mình thì tu sai rồi. Còn nhịn họ thì họ sẽ lấn áp. Nếu bạn đã hiểu tức là bạn đã thông đường lối "Ngoại tâm Quán" về Nhân ngã của phàm nhân vậy.
**********************************************************
Từ Bi mà thiếu trí huệ: Thành người ngu, mất bình đẳng?

Có Trí huệ không có từ bi: Là Kẻ háo danh, hiếu thắng, cũng mất bình đẳng.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên