ha ha ha .. kính lão ca BT:
hồi xưa Hán Cao Tổ Lưu Bang được thiên hạ cũng nhờ biết chữ "TÂM" của thiên hạ .. và sau này ông để lại nguồn tư tưởng gọi là "NHÂN TÂM VẠN THẾ" ... [smile]
Đức Phật ngày xưa cũng vậy ngài trong lúc tu hành khám phá ra được ĐAU KHỔ của con người .. là đau khổ của CHÚNG SINH .. và biết được chính trong những con người đau khổ ấy .. có THUỐc .. và chính trong những chúng sinh ấy .. cũng có Phật ..
nên ngài khám phá .. thu lọc ... gom góp và hình thành BA TỤ TỊNH GIỚI:
1. Nhiếp luật nghi giới (cũng gọi là tự tánh giới). Đây là thuộc về phương diện "dứt ác” (chỉ ác), bao hàm tất cả các loại giới luật nhằm ngăn chận và đoạn trừ tất cả tội lỗi, ác nghiệp. Tùy theo là tại gia hay xuất gia mà thọ trì 5 giới, 10 giới, cụ túc giới v.v... Các loại giới luật này là nhân làm cho pháp thân hiển lộ. Pháp thân vốn tự thanh tịnh, nhưng lâu nay do bị ác nghiệp che lấp nên không hiển lộ được; nay nhờ hành trì giới luật, đoạn lìa các ác nghiệp, thì công thành đức hiện.
2. Nhiếp thiện pháp giới. Đây là thuộc về phương diện "làm lành” (tu thiện), bao hàm tất cả giới hạnh của Bồ-tát đạo, tu tập mọi nghiệp thiện về thân, ngữ, ý và hồi hướng về quả vị Vô-thượng Bồ-đề. Bồ-tát luôn luôn chuyên cần tinh tấn, cúng dường Tam Bảo, tâm không buông lung, giữ gìn và bảo hộ sáu căn, hành trì sáu pháp qua bờ; nếu lỡ vi phạm điều giới nào thì theo đúng pháp chí thành sám hối, nuôi lớn căn lành. Các hạnh lành này cùng với các hành vi "dứt ác” ở trên, là nhân duyên để làm nên báo thân Phật.
3. Nhiếp chúng sinh giới (cũng gọi là nhiêu ích hữu tình giới). Đây là về phương diện "làm lợi ích cho chúng sinh” (lợi sinh) của Bồ-tát, đem lòng từ bi làm mọi việc đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh, một cách bình đẳng, không phân biệt.
Sau khi thu tóm được sở học của thiên hạ về vấn đề diệt khổ rồi .. chính ngài cũng phải tư duy và HỆ THỐNG HÓA thành những môn học, phương pháp diệt khổ dễ học, dễ tu .. hợp với từng người .. từng hoàn cảnh riêng biệt ..
mà đúng không ?
KLL