1. Lời phát nguyện của Đức Phật A Di Đà khi là Vua Tránh Niệm như sau:
“Thế Tôn! Vừa qua trong vòng bảy năm con đã ngồi yên tĩnh tư
duy về vô số những cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm khác nhau.
“Thế Tôn! Nay con phát nguyện khi con thành tựu quả A-nậuđa-
la Tam-miệu Tam-bồ-đề thì trong cõi thế giới sẽ không có
những cảnh giới địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ; hết thảy chúng sinh
sau khi mạng chung sẽ không phải đoạ vào ba đường ác. Toàn cõi
thế giới và chúng sinh ở đó đều chỉ toàn một màu vàng ròng. Chư
thiên và loài người không có gì khác biệt nhau, tất cả đều chứng
đắc Sáu thần thông.
“Nhờ được Túc mạng thông nên biết được những việc trong
cả trăm ngàn muôn ức na-do-tha kiếp đã qua. Nhờ được Thiên
nhãn thanh tịnh nên thấy được trăm ngàn ức na-do-tha thế giới
trong khắp mười phương, cũng thấy được trong các thế giới ấy
mỗi nơi đều có chư Phật hiện đang thuyết giảng giáo pháp nhiệm
mầu. Nhờ được Thiên nhĩ thanh tịnh nên nghe được tiếng của
chư Phật hiện đang thuyết pháp trong trăm ngàn ức na-do-tha
thế giới ở khắp mười phương. Nhờ có Trí huệ tha tâm nên biết
được tâm niệm của tất cả chúng sinh trong vô lượng vô biên ức
na-do-tha thế giới ở khắp mười phương. Nhờ có Như ý thông1
nên chỉ trong một khoảnh khắc có thể đi khắp trăm ngàn ức nado-
tha thế giới của chư Phật. Trong khi đến đi xoay chuyển đều
khiến cho hết thảy chúng sinh hiểu rõ được ý nghĩa không có ngã
và ngã sở, đều đạt được địa vị không còn thối chuyển đối với quả
vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Nguyện cho thế giới của con không có nữ giới, cũng không có
tên gọi nữ giới. Hết thảy chúng sinh đều chỉ hóa sinh2 một lần
và có thọ mạng vô lượng, trừ khi có thệ nguyện khác. Không có
hết thảy các tên gọi bất thiện. Thế giới thanh tịnh, không có mọi
sự xấu xa nhơ nhớp, thường có hương thơm vi diệu của chư thiên
tỏa khắp mọi nơi. Hết thảy chúng sinh đều được thành tựu ba
mươi hai tướng tốt, tự có chuỗi anh lạc trang sức quanh thân.
Tất cả Bồ Tát ở thế giới của con đều đạt địa vị Nhất sinh,3 trừ khi
có thệ nguyện khác.
“Nguyện cho chúng sinh ở thế giới của con chỉ trong khoảng
thời gian của một bữa ăn có thể nương oai thần của Phật mà đi đến
khắp vô lượng vô biên cõi thế giới, được gặp các vị Phật hiện tại, lễ
bái, đi quanh cung kính, dùng những phép thần túc biến hóa đã
đạt được để cúng dường chư Phật. Rồi cũng chỉ trong khoảng thời
gian của một bữa ăn đó đã trở về cõi thế giới này để thường xuyên
khen ngợi tán thán kho tàng chánh pháp của chư Phật.
“Những chúng sinh ấy đều được thân thể có sức mạnh như lực
sĩ na-la-diên cõi trời. Những sự trang nghiêm tốt đẹp như thế
ở cõi thế giới của con, cho dù là người đạt được thiên nhãn cũng
không thể nói hết! Tất cả chúng sinh đều đạt được bốn biện tài.
Hết thảy những cây mà các vị Bồ Tát ngồi bên dưới đều có cành
lá tỏa rộng che khắp một vạn do-tuần.
“Thế giới của con thường luôn có ánh sáng thanh tịnh nhiệm
mầu, khiến cho hết thảy mọi sự trang nghiêm tốt đẹp của vô
lượng cõi Phật ở các phương khác đều hiện ra trong ánh sáng ấy.
Chúng sinh ở thế giới của con, mãi cho đến khi thành tựu quả
A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, quyết chẳng bao giờ làm
những điều bất tịnh, thường luôn là chỗ cung kính cúng dường
tôn trọng của hết thảy chư thiên cùng với người và phi nhân. Từ
khi phát tâm tu hành cho đến lúc thành A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề thường luôn được sáu căn2 thanh tịnh. Ngay khi vừa
sinh ra đã được niềm vui không phiền não, thọ hưởng sự khoan
khoái vui sướng, tự nhiên thành tựu hết thảy mọi căn lành. Sinh
ra rồi liền tự nhiên trên người khoác áo cà-sa mới, liền được phép
tam-muội tên là Thiện phân biệt.3 Nhờ sức của tam-muội này
nên có thể đi đến vô lượng vô biên cõi thế giới Phật ở khắp mười
phương, được gặp chư Phật hiện tại, lễ bái đi quanh cung kính
cúng dường ngợi khen tôn trọng, rồi mãi cho đến khi được thành
tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, đối với phép tammuội
này quyết chẳng bao giờ thối thất.
“Tất cả các vị Bồ Tát ở thế giới của con đều theo như sở
nguyện, tự mình tu tập trang nghiêm cho cõi thế giới thanh tịnh
nhiệm mầu, nhìn vào trong cây quý bằng bảy báu liền thấy được
mọi cõi thế giới Phật ở nơi xa cùng với hết thảy chúng sinh ở đó.
Ngay sau khi sinh ra liền được phép tam-muội hóa hiện khắp
nơi. Nhờ sức của tam-muội nên thường nhìn thấy chư Phật hiện
tại trong vô lượng vô biên thế giới ở khắp mười phương, rồi mãi
cho đến khi thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề,
quyết chẳng bao giờ thối thất.
“Nguyện cho tất cả chúng sinh trong cõi thế giới của con đều
có được cung điện, y phục, chuỗi ngọc anh lạc, đủ mọi sự trang
nghiêm tốt đẹp giống như ở cõi trời thứ sáu là cõi trời Tha hóa
tự tại. Thế giới của con không có núi đồi gò nổng, các núi Thiết
vi lớn nhỏ, núi Tu-di và biển cả, cũng không có những tiếng như
năm ấm, năm sự ngăn che, các phiền não chướng ngại; không
có tên gọi của ba đường ác, tám nạn xứ, không có những tên gọi
để chỉ những cảm thọ khổ cũng như những cảm thọ không khổ
không vui.
“Bạch Thế Tôn! Chỗ phát nguyện của con là như vậy, muốn
được cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh như thế.
“Bạch Thế Tôn! Trong đời vị lai, con nguyện sẽ tu hành đạo
Bồ Tát nhiều đời nhiều kiếp, sao cho phải được thành tựu cõi
Phật thanh tịnh như thế.
“Bạch Thế Tôn! Trong đời vị lai, con nguyện phải làm nên
được những điều ít có, rồi sau mới thành tựu quả A-nậu-đa-la
Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Bạch Thế Tôn! Vào lúc con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tammiệu
Tam-bồ-đề, sẽ ngồi ở đạo tràng dưới gốc cây Bồ-đề lớn che
khắp ngang dọc một vạn do-tuần, chỉ trong một khoảnh khắc là
thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Sau khi thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề,
hào quang chiếu sáng khắp vô lượng vô biên trăm ngàn ức nado-
tha cõi thế giới của chư Phật, khiến cho thọ mạng của con là
vô lượng vô biên trăm ngàn ức na-do-tha kiếp, không ai có thể
biết hết được, chỉ trừ bậc Nhất thiết trí,1 khiến cho thế giới của
con không có Thanh văn thừa và Bích-chi Phật thừa,2 hết thảy
đại chúng đều chỉ toàn các vị Bồ Tát, số nhiều đến vô lượng vô
biên, không ai có thể tính đếm được, chỉ trừ bậc Nhất thiết trí.
“Nguyện sau khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề rồi, khiến cho chư Phật trong khắp mười phương đều
xưng dương tán thán danh hiệu của con.
“Nguyện sau khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề rồi, trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ cõi thế giới Phật
khác, nếu có chúng sinh nào nghe đến danh hiệu của con rồi phát
tâm tu các căn lành để cầu sinh về thế giới của con, nguyện cho
các chúng sinh ấy sau khi xả bỏ thân mạng chắc chắn sẽ được
sinh về, trừ ra những chúng sinh phạm năm tội nghịch, phỉ báng
thánh nhân, phá hoại Chánh pháp.
“Nguyện sau khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề rồi, trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ cõi thế giới Phật
khác nếu có chúng sinh nào phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề, tu các căn lành để cầu được sinh về thế giới của con,
thì vào lúc lâm chung con cùng với đại chúng vây quanh sẽ hiện
đến ngay trước mặt người ấy. Người ấy được thấy con rồi, liền do
nơi con mà được tâm hoan hỷ. Nhờ được nhìn thấy con nên lìa
khỏi mọi sự chướng ngại, liền đó xả bỏ thân mạng, sinh về thế
giới của con.
“Nguyện sau khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề rồi, nếu các vị Đại Bồ Tát nào muốn từ nơi con nghe
được những pháp chưa từng nghe, vị ấy sẽ theo như chỗ phát
nguyện mà được nghe.
“Nguyện sau khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề rồi, trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ cõi thế giới
khác, mỗi nơi đều có các vị Bồ Tát, nếu nghe được danh hiệu của
con liền được ngay địa vị không còn thối chuyển đối với quả vị
A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, được các bậc nhẫn nhục đệ
nhất, đệ nhị, đệ tam.1 Nếu có phát nguyện muốn được các pháp
môn đà-la-ni hay các phép tam-muội, liền theo như sở nguyện
mà chắc chắn sẽ được, mãi cho đến khi thành tựu quả A-nậuđa-
la Tam-miệu Tam-bồ-đề, quyết không bao giờ còn có sự thối
chuyển.
“Sau khi con diệt độ, trải qua nhiều kiếp vượt quá sự tính
đếm, nếu có vị Bồ Tát nào trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ thế
giới nghe được danh hiệu của con, trong tâm liền khởi lòng tin
trong sạch, được sự hoan hỷ bậc nhất, liền lễ bái con và ngợi khen
rằng: ‘Thật chưa từng có! Vị Phật Thế Tôn này khi còn tu hành
đạo Bồ Tát đã làm các việc Phật sự trải qua nhiều đời nhiều kiếp
rồi mới thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.’ Các
vị Bồ Tát ấy đã được tâm hoan hỷ với lòng tin sâu vững rồi, quyết
định sẽ đạt được các bậc nhẫn nhục, từ đệ nhất cho đến đệ nhị,
đệ tam. Nếu có phát nguyện được các pháp môn đà-la-ni cùng
với các phép tam-muội, liền theo như sở nguyện mà chắc chắn
sẽ được, mãi cho đến lúc thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề, quyết không bao giờ còn có sự thối chuyển.
“Sau khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-
đề rồi, trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ cõi thế giới khác, nếu có
người nữ nào nghe được danh hiệu của con, liền sẽ được sinh tâm
hoan hỷ, khởi lòng tin sâu vững, phát tâm A-nậu-đa-la Tammiệu
Tam-bồ-đề, rồi mãi mãi cho đến khi thành Phật quyết
chẳng bao giờ còn phải thọ sinh thân người nữ một lần nào nữa.
“Nguyện sau khi con diệt độ rồi, tuy đã trải qua vô lượng vô
biên a-tăng-kỳ kiếp, nhưng trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ
cõi Phật thế giới, nếu có người nữ nào nghe được danh hiệu của
con, liền sẽ được sinh tâm hoan hỷ, khởi lòng tin sâu vững, phát
tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, rồi mãi mãi cho đến khi
thành Phật quyết chẳng bao giờ còn phải thọ sinh thân người nữ
một lần nào nữa.
“Bạch Thế Tôn! Chỗ phát nguyện của con là phải thành tựu
được cõi Phật như vậy, chúng sinh như vậy.
“Bạch Thế Tôn! Nếu được cõi thế giới thanh tịnh và chúng
sinh như vậy, thì con mới thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề.’
“Thiện nam tử! Bấy giờ đức Như Lai Bảo Tạng khen ngợi
vua Chuyển luân rằng: ‘Lành thay, lành thay! Đại vương, nay
sở nguyện của ông thật rất thâm sâu, muốn nhận lấy cõi Phật
thanh tịnh và chúng sinh trong cõi ấy cũng có tâm thanh tịnh.
2. Ngài cũng tiếp tục phát lại các lời nguyện ở các kiếp khác, như trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật A Di Đà là Pháp Tạng tỳ kheo ở thời Phật Tự Tại Vương Như Lai. Và các lời nguyện được phát lại cũng không khác ở tiền kiếp là Vô Vua Tránh Niệm:
– Bạch Ðức Thế Tôn ! Mong được xét soi, tôi sẽ trình rõ những điều nguyện mà tôi đã phát.
1- Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
2- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung còn trở lại ba ác đạo thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
3- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều thân màu vàng ròng thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
4- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu người đẹp thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
5- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na-do-tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
6- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na-do-tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
7- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na-do-tha chư Phật và chẳng thọ trì hết, thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
8- Giả sư khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na-do-tha cõi nước, thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
9- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na-do-tha nước Phật thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
10- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
11- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
12- Giả sử khi tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na-do-tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
13- Giả sử khi tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na-do-tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
14- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng Thanh-văn trong nước tôi mà có người tính đếm được, nhẫn đến chúng sanh trong cõi Ðại thiên đều thành bậc Duyên-giác cùng nhau chung tính đếm suốt trăm nghìn kiếp mà biết được số lượng ấy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
15- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bổn nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
16- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi mà cón nghe danh từ bất thiện thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
17- Giả sử khi tôi thành Phật, mười phương vô lượng chư Phật chẳng đều ngợi khen xưng tụng danh hiệu của tôi thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
18- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
19- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ-đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
20- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
21- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
22- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bậc nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ-tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
23- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ-tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường chư Phật, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na-do-tha cõi nước thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
24- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ-tát trong nước tôi ở trước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủ theo ý muốn thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
25- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ-tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhứt thiết trí thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
26- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ-tát trong nước tôi chẳng được thân Kim cương Na-la-diên thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
27- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn và tất cả vạn vật trong nước tôi trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hình sắc đặc biệt lạ lùng vi tột diệu không ai lường biết được, dầu là có thiên nhãn mà biện biệt được danh số ấy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
28- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ-tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhứt mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
29- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ-tát trong nước tôi nếu đọc tụng thọ trì diễn thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
30- Giả sử khi tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ-tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
31- Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất khả tư nghị thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình gương mặt, nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
32- Giả sử khi tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ-tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
33- Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương, được quang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn hàng thiên nhơn. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
34- Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ-tát Vô sanh Pháp nhẫn các thâm tổng trì thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
35- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng nữ nhơn của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ-đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết mà họ còn sanh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
36- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ-tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới mười phương thế giới nghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến thành Phật đạo. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
37- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ-tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
38- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợi tự nhiên mặc trên thân. Nếu còn phải may cắt nhuộm giặt thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
39- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng như bậc lậu tận Tỳ-kheo thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
40- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ-tát nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm thanh tịnh mười phương thì liền được toại nguyện, đều được soi thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
41- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
42- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được thanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ý, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà không mất tâm chánh định. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
43- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chung sanh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
44- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở tu hạnh Bồ-tát đầy đủ cội công đức. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
45- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được phổ đẳng tam muội, an trụ trong tam muội này đến lúc thành Phật thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
46- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
47- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đến bậc bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
48- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đệ nhứt nhẫn, đệ nhị nhẫn và đệ tam pháp nhẫn, nơi các Phật pháp chẳng liền được bậc bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.
Tuyên bốn mươi tám đại nguyện ấy xong, Tỳ-kheo Pháp Tạng nói kệ tụng rằng:
Tôi lập nguyện hơn đời,
Tất đến đạo Vô thượng,
Nguyện này chẳng đầy đủ,
Thề chẳng thành Chánh giác.
Tôi ở vô lượng kiếp,
Chẳng làm đại thí chủ,
Cứu khắp kẻ nghèo khổ,
Thề chẳng thành Chánh giác.
Tôi đến lúc thành Phật,
Danh tiếng siêu mười phương,
Trọn có người chẳng nghe,
Thề chẳng thành Chánh giác.
Ly dục, chánh niệm sâu,
Tịnh huệ, tu phạm hạnh,
Chí cầu đạo Vô thượng,
Làm thầy hàng trời người.
Thần lực phóng quang minh,
Chiếu khắp vô biên cõi,
Tiêu trừ tối phiền não,
Cứu thoát những ách nạn.
Khai mắt trí huệ kia,
Trừ tối mù lòa này,
Ðóng bít các ác đạo,
Thông đạt cửa thiện đạo.
Công đức thành đầy đủ,
Oai sáng chói mười phương,
Sáng hơn mặt nhựt nguyệt,
Thiên quang bị khuất lấp.
Vì chúng khai Pháp tạng,
Rộng ban báu công đức,
Thường ở trong đại chúng,
Thuyết pháp sư tử rống.
Cúng dường tất cả Phật,
Ðầy đủ những công đức,
Nguyện, huệ đều viên mãn,
Ðược làm bậc Thế Tôn.
Như Phật vô ngại trí,
Thông đạt chiếu tất cả,
Nguyện công đức của tôi,
Bằng Tối Thắng Tôn này.
Nguyện đây nếu quả toại,
Ðại thiên nên cảm động,
Chư thiên thần trên không,
Sẽ mua hoa báu đẹp.
Tỳ-kheo Pháp Tạng nói kệ xong, khắp mặt đất liền chấn động sáu cách. Trời mưa hoa đẹp rải trên mình Ngài. Âm nhạc tự nhiên trên hư không khen rằng : “Quyết định chắc thành Vô thượng Chánh giác”.
Từ đó Tỳ-kheo Pháp Tạng tu tập đầy đủ những đại nguyện ấy chắc thật chẳng luống vượt khỏi thế gian.