Nhất Tâm là gì ?

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
* Nhất Tâm là gì ?

Trong kho từ ngữ Phật học. NHẤT TÂM là một từ cô động, hàm xúc và vi diệu vô cùng.

+ Ở kinh Di Đà. Diễn tả về Nhất tâm:

.... Nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngủ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật. Nhất Tâm bất loạn.

+ Ở Pháp tứ thiền. Sơ thiền, nhẫn đến Tứ Thiền, thì thiền chi Nhất Tâm luôn hiện hiện.

Vậy thì thưa các vị. Nhất Tâm là gì. Làm sao đạt đến nhất Tâm ?

Kính mời các vị cùng thảo luận, hầu cùng chia sẻ pháp vị.

Mô Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
* Nhất Tâm là gì ?

.

Kính chú Quang. theo trò nghĩ: Nhất tâm là một tâm. Diệt tất cả vọng tâm, chỉ còn lại một tâm duy nhất, (Ví như tâm Niệm Phật), đó là nhất tâm. Muốn được nhất tâm ,thì Niệm Phật ạ.

images
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Kính chú Quang. theo trò nghĩ: Nhất tâm là một tâm. Diệt tất cả vọng tâm, chỉ còn lại một tâm duy nhất, (Ví như tâm Niệm Phật), đó là nhất tâm. Muốn được nhất tâm ,thì Niệm Phật ạ.

Theo Vô Ưu thì niệm Phật như thế nào để được nhất tâm ? Vì rằng có nhiều thông tin đều đề cập như vậy như không có nói phương pháp hay làm như thế nào một cách thực tế, hoàn toàn bằng niềm tin là chính. Vậy niệm Phật đạt nhất tâm theo Vô Ưu là niềm tin hay có sự rõ ràng ?
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Theo Vô Ưu thì niệm Phật như thế nào để được nhất tâm ? Vì rằng có nhiều thông tin đều đề cập như vậy như không có nói phương pháp hay làm như thế nào một cách thực tế, hoàn toàn bằng niềm tin là chính. Vậy niệm Phật đạt nhất tâm theo Vô Ưu là niềm tin hay có sự rõ ràng ?

Dạ ĐH đã hỏi, Vô Ưu xin trình bày theo sự thấy hạn hẹp của mình vậy.

Có câu:

Niệm Phật, niệm tâm, tâm niệm Phật.

Tham thiền, tham tánh, tánh tham thiền.

Nghĩa là :

Niệm Phật, là niệm cái tâm . dụng tâm mà niệm Phật.

Tham thiền, là tham cái Tánh . xứng tánh mà tham thiền.

Cho nên Tham thiền hay niệm Phật đều giống nhau thôi, nghĩa là phải qua Sơ thiền, dần đến tứ Thiền.

Sơ Thiền có 5 chi Giác, quán, hỷ, lạc, tiến đến Nhất Tâm.

Đến tứ Thiền chỉ còn Nhất tâm.

Bây giờ chúng ta sẽ khảo sát thêm về pháp tu Chánh niệm (một trong 8 Chánh Đạo), vì do chánh niệm mới được nhất tâm.

* Thế nào là Chánh niệm ?

- Phải khi đi thì tỉnh thức trong chánh niệm biết rõ mình đang đi, đó là niệm Phật (niệm giác). Giai đoạn này, là sơ thiền. Vị ấy tỉnh thức (có Giác), biết rõ mình đang đi (có quán), nên được hỷ, lạc và Nhất tâm.

- Đối với bậc Nhị Thiền. vị ấy biết ra: đi biết mình đi, thì còn ngã tướng ở trong giác và quán, nên vị ấy xả Giác và quán. Lúc ấy mỗi hành vi, mỗi ý niệm vị ấy biết rõ nhưng không trú chấp vào mỗi niệm, mà hằng xả Ngã tướng, nên chỉ còn hỷ, lạc và nhất tâm.

- Đối với bậc tứ Thiền. Vị ấy biết rõ hỷ lạc vẫn còn làm trở ngại cho nhất tâm, nên xả bỏ tất cả hỷ lạc, và còn chỉ Nhất Tâm.

Khi được nhất Tâm, thì vị ấy biết được rằng. Ta đã đem tất cả niệm vào Vô niệm (vì các niệm giác, quán, hỷ, lạc làm giao động tâm thức, mỗi niệm khởi được đưa vào vô sanh nên được Vô niệm).

Vô niệm là Vô Tâm. Tất cả Tâm Niệm đều là Vô Tâm, nên tất cả niệm chỉ còn duy nhất là NHẤT NIỆM VÔ TÂM. Chỉ có một tâm là VÔ TÂM VÔ NIỆM.

Tất cả tâm niệm đều là Vô Tâm, nên gọi là Nhất Tâm.

Đây là cảnh giới tứ Thiền.- Xả Niệm Thanh Tịnh Địa.

Mô Phật. con vừa trình bày cảnh giới mầu nhiệm , vượt qua suy nghĩ phân biệt, nếu có sai trái, kính xin các bậc giác ngộ từ bi dạy bảo cho .
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chúng ta nói thêm để rõ ràng hơn cho những bài chia sẽ sau này nha Vô Ưu.

Đối với Trí Từ, khi có thắc mắc, Vô Ưu đáp lại xoay quanh thẳng vào câu hỏi để có thể rõ ràng hơn, nhiều thông tin hơn trong câu trả lời. Chứ không cần phải giảng giải nhiều như trên. Như ở đây Trí Từ hỏi theo Vô Ưu niệm Phật làm sao được nhất tâm ? Thì Trí Từ đọc chỉ hiểu Vô Ưu đáp lại đoạn này là nói về Nhất Tâm:
- Niệm Phật, là niệm cái tâm . dụng tâm mà niệm Phật.
Sau đó Vô Ưu phân tích trạng thái của Tứ Thiền chứ cũng không nói làm sao đạt được trạng thái của Tứ Thiện thông qua cái gọi là Niệm Phật Nhất Tâm. Hoặc có lẻ Trí Từ đọc mà chưa rõ gì lắm. Vô Ưu có thể nói thêm cho Trí Từ hiểu rõ vấn đề sao gọi là niệm Phật được Nhất Tâm hay không ?
- Hỏi ngoài lề chút: Vô Ưu biết được cách niệm Phật nhất tâm hay hiểu được cách niệm Phật được Nhất Tâm ?

Cám ơn đã lắng nghe và chia sẽ cho Trí Từ !!!
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Chúng ta nói thêm để rõ ràng hơn cho những bài chia sẽ sau này nha Vô Ưu.

Đối với Trí Từ, khi có thắc mắc, Vô Ưu đáp lại xoay quanh thẳng vào câu hỏi để có thể rõ ràng hơn, nhiều thông tin hơn trong câu trả lời. Chứ không cần phải giảng giải nhiều như trên. Như ở đây Trí Từ hỏi theo Vô Ưu niệm Phật làm sao được nhất tâm ? Thì Trí Từ đọc chỉ hiểu Vô Ưu đáp lại đoạn này là nói về Nhất Tâm:
- Niệm Phật, là niệm cái tâm . dụng tâm mà niệm Phật.
Sau đó Vô Ưu phân tích trạng thái của Tứ Thiền chứ cũng không nói làm sao đạt được trạng thái của Tứ Thiện thông qua cái gọi là Niệm Phật Nhất Tâm. Hoặc có lẻ Trí Từ đọc mà chưa rõ gì lắm. Vô Ưu có thể nói thêm cho Trí Từ hiểu rõ vấn đề sao gọi là niệm Phật được Nhất Tâm hay không ?
- Hỏi ngoài lề chút: Vô Ưu biết được cách niệm Phật nhất tâm hay hiểu được cách niệm Phật được Nhất Tâm ?

Cám ơn đã lắng nghe và chia sẽ cho Trí Từ !!!

Kính thưa ĐH Trí Từ.

Sở dĩ chúng ta trao đổi, mà chưa hiểu được những điều trao đổi với nhau. có lẻ là do chúng ta có những khái niệm khác nhau, nên chúng ta "kẻ nói gà, người nghe vịt".

Chắc có lẻ, ĐH nghe nói niệm Phật, thì nghĩ là phải cầm xâu chuổi, lần tràng hạt mà niệm : Nam Mô A Di Đà Phật, để cầu Nhất Tâm Bất loạn ?

images


Nếu hỏi và đáp theo cách này thì Vô Ưu còn kém lắm ạ !

......................................*****OOOOO*****

Muốn được "Đồng bộ" với nhau. Trước khi thảo luận, Vô Ưu sẽ đưa ra khái niệm về Niệm Phật, để chúng ta có cùng một hướng nhìn.

Bạn đồng ý chứ ?

* NIỆM: là ghi nhớ là một tâm sở, là một tác ý do Ý thức mà khởi.- Đây là "Vọng Tâm".

* PHẬT: Là Tâm, là Tâm vương, là phi tác ý, không có sanh khởi.- Đây là "Chân Tâm".

Muốn được NHẤT TÂM. Nghĩa là MUỐN ĐƯỢC CHÂN VỌNG THÀNH MỘT. Phải đem Niệm về Tâm, nghĩa là phản vọng qui Chơn, nghĩa chỉ còn CHƠN TÂM mà thôi. Thì phải biết vọng, phải xả vọng, bằng cách MỖI NIỆM XOAY VỀ TỰ TÂM, XOAY VỀ VÔ SANH. Khi chỉ còn Chân Tâm, không còn vọng tâm và Chân tâm song hành nữa.- Gọi đó là Nhất Tâm.

Kính.



images
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
* Niệm Phật Tam Muội.

Kính cảm ơn các ĐH Trí Từ, Vô Ưu, và các bạn đã vào thảo luận.

Thưa các bạn. Ở Đại Trí Độ Luận. Tổ dạy:

Niệm Phật Tam Muội là thường niệm các Đức Phật trong cả 3 đời và khắp cả 10 phương.

Ở phần tư duy. Thầy VQ có triển khai bài giảng của HT Thích Thiện Trí. như sau:

Thế nào là Niệm Phật Tam Muội ?

+ Đối với kẻ độn căn, dùng phương tiện câu Phật hiệu:" Nam mô A Di Đà Phật" chẳng hạn, để nương vào đó cột tâm, nhằm thoát khỏi sự vận hành của ý thức, vào "ly dục ly bất thiện pháp" sẽ vào được Sơ thiền (Ở trên Vô Ưu đã bàn luận).

+ Đối với hành giả tu Bát Nhã Ba la Mật. Thì

+ Niệm Phật Tam Muội, có 2 thứ:

1). Đối với Tâm nhãn của Thinh văn, thấy được một Phật thân đầy khắp 10 phương thế giới.

2). Đối với Tâm nhãn của Bồ tát, thấy được vô lượng Phật Thân đầy khắp 10 phương thế giới.hiện ra trước mắt

+ Thấy Phật Thân tức là, thấy Pháp Thân bất động, thấy Pháp giới tính vi mật, Thấy các Pháp bất sanh bất diệt...

Ví dụ: Khi niệm câu A Di Đà Phật, Hành giả thấy được Vô lượng Hào Quang Thường tịch, thường chiếu của mười phương vô lượng các Đức Phật, thấy mười phương chư Phật Thọ mạng Vô lượng bất sanh bất diệt, thường trụ tại thế, thấy Pháp vị Cam lộ của chư Phật bủa khắp 10 phương, làm lợi ích chúng sanh không ngơi nghỉ...


Cảm ơn các ĐH đã vào thảo luận.





 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Kính thưa ĐH Trí Từ.
Sở dĩ chúng ta trao đổi, mà chưa hiểu được những điều trao đổi với nhau. có lẻ là do chúng ta có những khái niệm khác nhau, nên chúng ta "kẻ nói gà, người nghe vịt".
Chắc có lẻ, ĐH nghe nói niệm Phật, thì nghĩ là phải cầm xâu chuổi, lần tràng hạt mà niệm : Nam Mô A Di Đà Phật, để cầu Nhất Tâm Bất loạn ?
Nếu hỏi và đáp theo cách này thì Vô Ưu còn kém lắm ạ !
......................................*****OOOOO*****
Muốn được "Đồng bộ" với nhau. Trước khi thảo luận, Vô Ưu sẽ đưa ra khái niệm về Niệm Phật, để chúng ta có cùng một hướng nhìn.
Bạn đồng ý chứ ?
* NIỆM: là ghi nhớ là một tâm sở, là một tác ý do Ý thức mà khởi.- Đây là "Vọng Tâm".
* PHẬT: Là Tâm, là Tâm vương, là phi tác ý, không có sanh khởi.- Đây là "Chân Tâm".
Muốn được NHẤT TÂM. Nghĩa là MUỐN ĐƯỢC CHÂN VỌNG THÀNH MỘT. Phải đem Niệm về Tâm, nghĩa là phản vọng qui Chơn, nghĩa chỉ còn CHƠN TÂM mà thôi. Thì phải biết vọng, phải xả vọng, bằng cách MỖI NIỆM XOAY VỀ TỰ TÂM, XOAY VỀ VÔ SANH. Khi chỉ còn Chân Tâm, không còn vọng tâm và Chân tâm song hành nữa.- Gọi đó là Nhất Tâm.
Kính.

Nhân đây Trí Từ lại xin nói thêm 1 chút cho rõ ràng khi trao đổi về sau nha Vô Ưu.
- Nếu không gì bất tiện, xin bớt dùng từ Hán văn vì trong đó theo Trí Từ thấy bao hàm nhiều ẩn ý không rõ ràng. Sợ rằng hiểu sai thì đúng là "ông nói gà, bà nói vịt" lại thấy kỳ kỳ.

- Có lẻ chúng ta chưa đồng bộ lắm về ý nghĩa của từ Niệm Phật. Trí Từ hiểu 2 từ Niệm Phật là vầy và cũng hiểu thế này mà niệm Phật: Niệm là Nhớ Nghĩ, Phật là đấng thiện lành.
- Vô Ưu nói Niệm là Ghi Nhớ, là Tâm Sở. Ở đây thấy nó kỳ kỳ. Ghi Nhớ là trải qua một sự việc rồi Ghi Nhớ lại. Tâm Sở lại là 1 từ chung chỉ 52 tâm sở. Vậy Tâm Sở ở đây thì Vô Ưu nói về tâm sở nào ?
- Và phần giải thích có nhiều ẩn ý quá, Trí Từ thật sự chưa hiểu được phương pháp mà Vô Ưu chia sẽ để đạt được Nhất Tâm. Vọng Tâm, Chân Tâm, để trong dấu " " là ý gì trong đó, Vọng là vọng tưởng phải không ? Chân là chân thật phải không ?
- MUỐN ĐƯỢC CHÂN VỌNG THÀNH MỘT: Trí Từ hiểu Vô Ưu nói vầy không biết đúng sai ra sao: Vọng Tâm = Chân Tâm, toán học giảm 2 bên ra Vọng = Chân. Có phải hiểu rằng Vọng Tưởng cũng là sự Chân Thật ?
- Sau đó lại là Phản Vọng Quy Chân (Chơn). Là bỏ Vọng quay về với Chân. Thấy hơi kỳ kỳ khi nghịch với điều MUỐN ĐƯỢC CHÂN VỌNG THÀNH MỘT. Và cuối cùng là các câu từ chung chung để nói về Nhât Tâm.
- À có câu hỏi cuối Vô Ưu chưa đáp, vui lòng cho Trí Từ biết nha và nếu không gì phiền lắm thì lại 1 lần nữa Vô Ưu chia sẽ cách đạt Nhất Tâm giúp cho Trí Từ nha vì rằng Trí Từ tâm tư hổn độn quá...

Cám ơn nhiều lắm !!!
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
* Niệm Phật Tam Muội.
Kính cảm ơn các ĐH Trí Từ, Vô Ưu, và các bạn đã vào thảo luận.
Thưa các bạn. Ở Đại Trí Độ Luận. Tổ dạy:
Niệm Phật Tam Muội là thường niệm các Đức Phật trong cả 3 đời và khắp cả 10 phương.
Ở phần tư duy. Thầy VQ có triển khai bài giảng của HT Thích Thiện Trí. như sau:
Thế nào là Niệm Phật Tam Muội ?
+ Đối với kẻ độn căn, dùng phương tiện câu Phật hiệu:" Nam mô A Di Đà Phật" chẳng hạn, để nương vào đó cột tâm, nhằm thoát khỏi sự vận hành của ý thức, vào "ly dục ly bất thiện pháp" sẽ vào được Sơ thiền (Ở trên Vô Ưu đã bàn luận).
+ Đối với hành giả tu Bát Nhã Ba la Mật. Thì
+ Niệm Phật Tam Muội, có 2 thứ:
1). Đối với Tâm nhãn của Thinh văn, thấy được một Phật thân đầy khắp 10 phương thế giới.
2). Đối với Tâm nhãn của Bồ tát, thấy được vô lượng Phật Thân đầy khắp 10 phương thế giới.hiện ra trước mắt
+ Thấy Phật Thân tức là, thấy Pháp Thân bất động, thấy Pháp giới tính vi mật, Thấy các Pháp bất sanh bất diệt...
Ví dụ: Khi niệm câu A Di Đà Phật, Hành giả thấy được Vô lượng Hào Quang Thường tịch, thường chiếu của mười phương vô lượng các Đức Phật, thấy mười phương chư Phật Thọ mạng Vô lượng bất sanh bất diệt, thường trụ tại thế, thấy Pháp vị Cam lộ của chư Phật bủa khắp 10 phương, làm lợi ích chúng sanh không ngơi nghỉ...

Cảm ơn các ĐH đã vào thảo luận.

Theo Trí Từ đọc và hiểu đoạn trên thì thấy đây cũng chỉ là đang nói về Trạng Thái Của Nhất Tâm, chứ không nói về phương pháp đạt đến Nhât Tâm ra sao cho nên đoạn này Trí Từ thấy chỉ là lý thuyết tạo nên tham vọng để đạt Nhât Tâm:
+ Đối với hành giả tu Bát Nhã Ba la Mật. Thì
+ Niệm Phật Tam Muội, có 2 thứ:
1). Đối với Tâm nhãn của Thinh văn, thấy được một Phật thân đầy khắp 10 phương thế giới.
2). Đối với Tâm nhãn của Bồ tát, thấy được vô lượng Phật Thân đầy khắp 10 phương thế giới.hiện ra trước mắt
+ Thấy Phật Thân tức là, thấy Pháp Thân bất động, thấy Pháp giới tính vi mật, Thấy các Pháp bất sanh bất diệt...

Và Trí Từ xin nói thẳng thắn, ở ví dụ thấy vô nghĩa không liên quan và có phần ảo tưởng:
Ví dụ: Khi niệm câu A Di Đà Phật, Hành giả thấy được Vô lượng Hào Quang Thường tịch, thường chiếu của mười phương vô lượng các Đức Phật, thấy mười phương chư Phật Thọ mạng Vô lượng bất sanh bất diệt, thường trụ tại thế, thấy Pháp vị Cam lộ của chư Phật bủa khắp 10 phương, làm lợi ích chúng sanh không ngơi nghỉ...
Vì thấy như ta đang nói một điều cao siêu, của một trạng thái gọi là Nhất Tâm. Vậy để minh chứng cho điều này, phải chăng nên chỉ dạy cho mọi người hoặc Trí Từ đây thấy được phương pháp Nhất Tâm để THẤY được HÀO QUANG nào đó chăng ?
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Theo Trí Từ đọc và hiểu đoạn trên thì thấy đây cũng chỉ là đang nói về Trạng Thái Của Nhất Tâm, chứ không nói về phương pháp đạt đến Nhât Tâm ra sao cho nên đoạn này Trí Từ thấy chỉ là lý thuyết tạo nên tham vọng để đạt Nhât Tâm:


Và Trí Từ xin nói thẳng thắn, ở ví dụ thấy vô nghĩa không liên quan và có phần ảo tưởng:

Vì thấy như ta đang nói một điều cao siêu, của một trạng thái gọi là Nhất Tâm. Vậy để minh chứng cho điều này, phải chăng nên chỉ dạy cho mọi người hoặc Trí Từ đây thấy được phương pháp Nhất Tâm để THẤY được HÀO QUANG nào đó chăng ?

Kính thưa Bạn Trí Từ.

Quang xin dẫn ra một thí dụ, để bạn nương theo đó, mà may ra đến được nhất tâm.

+ Bạn còn nhớ, lúc trước, khi chúng ta còn sử dụng TV dùng các loại antel để xem các chương trình truyền hình.

images


+ Có những lúc, do antel không đúng hướng, sai tần số, thì màn hình TV bị bóng ma (tức là thấy nhiều bóng cho một hình ảnh), cái lúc này dụ cho chưa được nhất tâm, chơn vọng lẫn lộn.

+ Khi chúng ta xoay antel đúng hướng, điều chỉnh tần số chính xác, thì lúc đó hình ảnh hiện ra rỏ nét, không còn bị "bóng ma". Lúc này dụ cho trạng thái nhất tâm.

Cũng như vậy. Muốn được nhất tâm, bạn cần điều chỉnh tần số tâm của bạn cho hợp với Đạo.

Ngộ Tánh luận dạy: Ly tướng là tông của người tu. Giải rằng: Ly tướng là ly 4 tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.

Bạn lại thấy Phật là đấng thiện lành., cái thấy của bạn còn mang 4 tướng, bởi vậy tầng số tâm của bạn chưa ứng với Đạo Thiền, nên chưa vào được trạng thái của Tứ thiền là dễ hiểu thôi.

Chúng ta nên từ từ đừng vội vàng mà không tốt lắm,

Mong rằng bạn thường xuyên vào thảo luận.

Kính chúc an lạc, hạnh phúc.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
- Ngọc Quang này, cứ theo ví dụ trên mà nói nha. Vậy giờ Trí Từ muốn chỉnh anten của Trí Từ đúng hướng thì phải làm ra sao ? Với ví dụ thì ta cầm cây xoay, vậy với tâm linh ta "xoay" như thế nào ?
- Ở đây Ngọc Quang đưa ra cái gọi Đạo Thiền, xin hỏi đạo này ra sao ? Ngắn gọn dể hiểu là được, có thắc mắc Trí Từ lại hỏi tiếp nha.

Xin cám ơn !!!
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
- Ngọc Quang này, cứ theo ví dụ trên mà nói nha. Vậy giờ Trí Từ muốn chỉnh anten của Trí Từ đúng hướng thì phải làm ra sao ? Với ví dụ thì ta cầm cây xoay, vậy với tâm linh ta "xoay" như thế nào ?
- Ở đây Ngọc Quang đưa ra cái gọi Đạo Thiền, xin hỏi đạo này ra sao ? Ngắn gọn dể hiểu là được, có thắc mắc Trí Từ lại hỏi tiếp nha.

Xin cám ơn !!!

Đạo Thiền. Nghĩa là con đường thiền Định. trong Đạo Phật có 2 phương hướng thiền:

1/. Như Lai thiền. Với pháp thiền này. ĐHV Phước Thành có giới thiệu ở bài .

THIỀN.- Nẽo Đường "Trực Nhận" Chân Lý.

2/. Tổ Sư thiền. Với pháp thiền này, trọng về Kiến Tánh. ĐH Hắc phong đang triển khai ở Ngộ Tánh Luận

Bạn có thể vào đó, tham khảo thêm. Vì phạm vi bài này chỉ giới hạn ở nội hàm Nhất Tâm.

Bạn thông cảm nha.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Ngọc Quang mến,
- Ý phụ là nói về Đạo Thiền đã hồi đáp. Theo Trí Từ thì chỉ nên biết Thiền Tứ Niệm Xứ mới là đúng là Như Lai thiền. Còn mấy cái khác thì cứ như vậy, như vậy...
- Ý chính "xoay tâm" chưa nói kìa... Trí Từ vẫn đang chờ hồi âm.


 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Ngọc Quang mến,
- Ý phụ là nói về Đạo Thiền đã hồi đáp. Theo Trí Từ thì chỉ nên biết Thiền Tứ Niệm Xứ mới là đúng là Như Lai thiền. Còn mấy cái khác thì cứ như vậy, như vậy...
- Ý chính "xoay tâm" chưa nói kìa... Trí Từ vẫn đang chờ hồi âm.



Kính bạn Trí Từ. Xoay Tâm, chính là chuyển nghiệp đó. Bạn có nghe nói: Tu là chuyển nghiệp chưa ? Tu là thực hành Giới, định, huệ đó.

Mến.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên