Tâm Bản Nhiên

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



Người Phật tử Việt Nam thường đặt niềm tin sâu nặng nơi Đức

Quán Thế Âm nhưng đối với Phật tử Trung Quốc, họ gửi gấm lòng

mình vào Bồ Tát Địa Tạng nhiều hơn vào Bồ Tát Quán Tế Âm.

Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh là một văn bản có mặt rất lâu

đời trên đất nước Trung Hoa. Ở Việt Nam từ khi Hoà Thượng Trí

Tịnh dịch văn bản Kinh Địa Tạng, chùa viện nào cũng tụng Kinh

Địa Tạng cả. Từ đấy Kinh Địa Tạng trở thành quen thuộc với

chúng ta. Bồ Tát Địa Tạng cũng đi vào tâm thức chúng ta một cách

nhẹ nhàng, sâu lắng.



Điều chúng ta bàn ở đây không phải đi trên văn tự chữ nghĩa để

trang bị kiến thức về lịch sử, thư tịch nhưng để quy chiếu về một

điều là thể nhận được thế nào là Địa Tạng trong chính tự tâm mình

để tu. Mình cứ nghĩ rằng Địa Tạng là vị Bồ Tát có mặt bên ngoài.

Nhưng trong kinh điển Đại Thừa, ngoài diễn tải bằng ngôn ngữ mà

kinh điển chuyên chở đến chúng ta còn có một nội hàm sâu sắc

được cất chứa bên trong: ngay trong trái tim của chúng ta, ngay nơi

tâm ta có Đức Địa Tạng đang cầm tích trượng, tay đang nâng hạt

minh châu, đang có mặt trong từng cõi lòng của mỗi người. Do

vậy, chủđề bàn chính ởđây có tên là Tâm Bản Nhiên, nghĩa là Địa

Tạng có mặt trong tự tâm của chúng ta.



Trong trang đầu của Kinh Địa Tạng được Hoà Thượng Trí Tịnh

dịch có hai câu rất đáng nhớ:



U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn

Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.


Bản dịch

Lạy đức từ bi đại giáo chủ

Địa là dày chắc, tạng chứa đủ



Khi mình niệm về ngài Địa Tạng, ta niệm Nam Mô Đại TừĐại Bi

U Minh Giáo Chủ Cứu Khổ Bổn Tôn Cứu Bạt Minh ĐồĐịa Tạng

Vương Bồ Tát. Cứu là cứu giúp, bạt là nhổ sạch gốc rễ của phiền

não khổđau trong tâm thức của chúng ta.



Vào thời Tây Hán, hạng võ Sở Bá Vương là một người hùng nổi

tiếng của thời ấy. Ông có mấy câu thơ, hát lên khi đến bên sông Ô

Giang, sửa soạn cắt đầu đưa cho Đình trưởng:



Lực bạt sơn hề khí cái thế

Thời bất lợi hề tri bất thệ […]



Lực bạt sơn hề khí cái thếnghĩa là sức của Hạng Vũ có thể nắm

hòn núi này nhổ lên luôn. Khí dũng của ông kiêu hùng như thế.

Nhưng Thời bất lợi hề tri bất thệnghĩa là khi thời qua rồi con ngựa

ô truy không chịu chạy nữa mà dừng lại ven sông. Để cuối cùng sự

nghiệp một đời của Sở Bá Vương về tay của Lưu Bị.



Đó là chuyện xưa. Quay lại chuyện đang nói: Bạt là nhổ sạch gốc.

Nhổ cả núi, tuy ghê gớm nhưng hãy còn dễ. Những gì có hình thể

vật lý như bạt núi, phá rừng, ta làm rất dễ. Nhưng bạt nghiệp thức

không hề dễ! Gốc rễ phiền não trong tâm ta rất sâu, nhổ rất khó.

Nhưng ngài Địa Tạng có công năng mầu nhiệm là nhổ sạch phiền

não, khổđau, u buồn trong tâm thức chúng ta. Với viên minh châu

chói sáng kia, ngài Địa Tạng soi sáng vùng tăm tối nhất như địa

ngục trong tâm chúng ta, chứ không chỉ soi sáng cho tội nhân bên

ngoài.



Có những lúc lòng mình u tối, kín mít nhưđịa ngục. Có những lúc

thiết vi có trong tâm thức mình, đóng cứng lại, không đường vào.

Dù cho người khác có dùng vạn lời nằn nì hay có khóc lóc thế mà

ta vẫn đóng kín cửa thiết vi này lại, không đường vào, rất tăm tối.



Có những lúc mình giận, thậm chí thù hận người thân của mình

quá. Dù người kia nước mắt ngắn, nước mắt dài mà mình vẫn đóng

cánh cửa lòng của mình lại. Lúc bấy giờ, may mắn nếu có ngài Địa

Tạng soi sáng thì hay vô cùng. Cửa địa ngục vỡ nát, những u oán

của lòng tự nhiên tan vỡ, những nỗi niềm đau khổ của mình tự

nhiên rơi rụng hết. Vì vậy Địa Tạng Bổn Tôn là bản chất thương

yêu trong ta, bản chất trí tuệ của chúng ta. Ngài chỉ cần dộng nhẹ

cây tích trượng, mười tám tầng địa ngục vỡ tan. Ngài chỉ cần mở

bàn tay, ánh sáng sẽ soi sáng hết những hang hùm tăm tối trong

tâm thức của ta. Ta gọi hành động đó là cứu bạt minh đồ.



Kinh văn Đại Thừa chuyên chở những điều sâu sắc hơn là những

điều văn tự chữ nghĩa nói cho ta biết. Ví dụ lá quốc kỳ của một

quốc gia là biểu tượng tinh thần, cho mọi người dân quý trọng.

Người yêu nước có thể chết nhưng không ai bắt họ bước ngang qua

lá quốc kỳ. Nhìn ở mặt cạn, lá quốc kỳđược làm bằng màu sắc, vải

vóc nhưng ý niệm Tổ quốc của người ta đặt vào miếng vải màu sắc

ấy, lá quốc kỳ liền mang cả hồn thiêng sông núi. Bản chất kinh

sách, chữ nghĩa không có gì quý trọng. Nhưng một khi ta đặt tâm

thức vào, gọi đây là những trang kinh của các bậc giác ngộ nói nên

trong trang kinh toả sáng sự mầu nhiệm linh thiêng. Người Phật Tử

nào cũng kính trọng những trang kinh cả.



Sâu hơn văn tự chữ nghĩa diễn bày, mô tả mười tám tầng địa ngục,

mô tả ngài Địa Tạng có mặt trong cõi u đồ cứu độ chúng sinh còn

có một nghĩa ẩn chìm rất sâu trong kinh văn Đại Thừa. Đó là

chúng ta phải quay trở về nơi trái tim của chúng ta thể nhận thế

nào là ánh sáng trong cõi lòng u tối, thế nào là Đức Địa Tạng đang

có mặt trong tầng sâu thăm thẳm giữa mười tám tầng địa ngục

ngay nơi tâm thức của chúng ta. Đó là ẩn nghĩa nằm bên sâu của

Kinh Điển Đại Thừa.

Vài câu kệ tán ban đầu đủ thấy đúng là người xưa đã gởi gấm:



U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn

Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Lạy Đức Từ Bi Đại Giáo Chủ

Địa là dày chắc, tạng chứa đủ



Địa Tạng, ở mặt hình tượng dễ nhận biết nhất, là chỗ chúng ta

đang đứng trên hành tinh này. Mặt đại địa này có công năng là

chuyên chở mọi vật, không hề có một loài thảo mộc, động vật nào

không sinh trưởng từ mặt đất cả. Trong Kinh Văn A Hàm rất nhiều

bản kinh có liên hệđến đất. Ví dụ mạch kinh liên hệ với đất đầu

tiên là Kinh La Vân ; có nơi gọi là Giáo Giới La Hầu La.



Khi xuất gia, La Hầu La rất bé, quen tính cách của một ông Hoàng

cho nên cậu khá ngỗ nghịch. Một hôm nhiều tín đồđệ tửđến thăm

Đức Thế Tôn, hỏi La Hầu La:

- Thưa Thế Tôn hôm nay có ở tinh xá không?

La Hầu La đáp:

- Các ông đến trễ rồi. Thế Tôn đã về bên kia tinh xá Đông Lâm,

không còn ở tại Kỳ Viên nữa.



Người ta đến tịnh xá Đông Lâm hay đến tinh xá Trùng Các không

gặp Đức Phật nơi đó. Họ trở về Kỳ Viên, hỏi một vị trưởng lão

khác. Vị trưởng lão thưa:

- Đức Thế Tôn đang ởđây, từ sáng đến giờđâu đã đi đâu!



Chuyện này đến tai Đức Thế Tôn. Một hôm Thế Tôn đến thăm La

Hầu La lúc cậu đang quét sân. Thế Tôn nói:

- Hãy đểđồ hốt rác chỗấy! Con vào đây, ta có điều dạy con.

Thấy dung nhan của Đức Thế Tôn rất nghiêm nên La Hầu La rất

sợ. Khi vào, Thế Tôn nói:

- Con hãy múc nước cho ta rửa chân.

Cậu sa di bé nhỏ kia lấy nước đem đến cho Đức Thế Tôn rửa chân.

Rửa chân xong, Thế Tôn hỏi:


- Nước dơ này có dùng để uống được không La Hầu La?

La Hầu La đáp:

- Dạ bạch Thế Tôn không được, chỉđổđi mà thôi vì không ai dám

uống.

Thế Tôn dùng chân hất đổ nước, rồi hỏi:

- Ta đổ nước này con có tiếc không?

- Bạch Thế Tôn, nước này tưới gốc của cây cỏ thì được, nếu tưới

trên lá thì lá sẽ bị dơ. Người ta coi thường nước rửa chân lắm.

Thế Tôn hất chậu cho úp lại rồi hỏi La Hầu La:

- Giả sử ta làm chậu này bể, con có tiếc không?

- Bạch Thế Tôn con không tiếc vì vốn chỉ là chậu dùng để rửa

chân.

Sau đó Thế Tôn dạy rằng:

- Dù con có dòng máu vương tử trong tự thân nhưng nếu không gìn

giữ được ba nghiệp thanh tịnh. Miệng con luôn nói dối, thân con

luôn làm dối, dù con ở trong tăng đoàn hay là một ông vua, không

ai quý tiếc gì sự có mặt hay không có mặt của con.



Sau đó Thế Tôn dạy chú sa di hạnh tu thấp như đất. Đất có khả

năng dung chứa được sinh vật, thảo mộc, sơn hà, bốn biển lớn

v.v.. Người ta sống từ đất, trở về với đất. Người ta rắc hoa thơm

tán dương đất, đất cũng không vui. Người ta phỉ nhổ lên mặt đất,

đất cũng không buồn. Đức Thế Tôn dạy La Hầu La hãy thực tập

hạnh khiêm cung nhưđất.



Từ bài kinh này liên hệđến Địa Tạng. Trong đời sống bình thường,

chỉ cần học một chút hạnh của ngài Địa Tạng. Địa là dày, chắc.

Tạng chứa đủ. Chỉ cần học một chút hạnh dày, chắc của Địa Tạng

đủ cho cuộc sống bình yên và an lạc rồi.



Thế nào là học một chút hạnh của ngài Địa Tạng? Đất không chê

trách gì khi con người dẫm đạp. Đất không vui mừng gì khi con

người rắc hoa cúng dường. Đất rất thản nhiên. Nhìn lại mình, nếu

có thể quán chiếu được, ta thấy tự thân mình có yếu tố dính liền

với đất. Ta từ đất sinh, đó là dính liền thứ nhất. Ta được nuôi

dưỡng từđất là dính liền thứ hai. Mọi thức ăn rau quả ta dùng hằng

ngày đều do đất nuôi dường. Loay hoay trong cõi bụi trần bao

năm, cuối cùng ta lại trở về với đất là dính liền thứ ba. Hình hài

này có phẩm chất của đất. Vậy hạnh đầu tiên học được với thiên

nhiên cỏ cây là hạnh bắt chước đất, thấy mình từđất sinh, tự nhiên

đức khiêm tốn, bao dung của ta rất dễ có mặt.



Khi làm một người Phật Tử, một người tu, ta học một chút hạnh

của Địa Tạng cũng khiêm tốn như đất, điều lợi ích gì mang đến

cho ta ngay trong hiện đời? Phật pháp rất cụ thể, không xa vời.

Ứng dụng những điều Phật dạy, ứng dụng tên của ngài Địa Tạng

vào đời sống của mình cũng có thể chuyển hoá được niềm đau nỗi

khổ của chính tự thân tâm mình, làm cho đời sống mình an lạc và

hạnh phúc ngay bây giờ. Không phải đợi rớt xuống địa ngục , đợi

Địa Tạng cầm gậy đến dẫn mình đi. Chuyện đó còn mịt mờ vô

cùng. Làm được gì ngay bây giờ thì hãy làm.!



Trở lại vấn đề, làm thế nào mà một chút hạnh về khiêm tốn mang

đến đời sống hạnh phúc an lạc hiện tiền cho chúng ta? Những ai

trong chúng ta là bố, là mẹ, làm chủ của gia đình, nói theo ngôn

ngữ Việt Nam, là những người quyền uy nhất đối với con cái

chúng ta? Hẳn nhiên đó là cha mẹ. Khi con ta còn nhỏ, mọi sự

sống đều nương vào ta, không có ta ,bé chết mất. Ta được nuôi

dưỡng trong dòng máu văn hoá Việt, văn hoá của Đông Phương, vì

thế quyền uy tất nhiên của gia trưởng là điều phải có và ai cũng

mặc nhiên chấp nhận.



Nhưng khi người Việt qua sinh sống tại các nước Tây phương, có

những sự xáo trộn không lường được. Ví dụ con cái sinh ra và lớn

lên ở nước Mỹ chối bỏ quyền gia trưởng vì lớn lên trong văn hoá

Mỹ, học trường Mỹ, tiếp xúc với người Mỹ, đi làm với người Mỹ.

Cách dạy con và cách hành xử của người Mỹ khác với người Việt

chúng ta vô cùng. Ngay từ nhỏ, đứa bé phải ngủ riêng. Bà mẹ Mỹ

không cần “à ơ dí dầu” để ru con ngủ. Nhiều lắm là bà mẹđặt bé

vào nôi, ngồi một bên đọc sách cho con nghe. Các em bé Việt Nam



được nuôi dưỡng trong trình độ văn hoá như thế rất tự lập. Nói cho

chính xác là các em bé Việt Nam ấy chối bỏ quyền uy gia trưởng

của cha mẹ.



Vì vậy trong các gia đình Việt ở Mỹ thường xảy ra xung đột là

một, khoảng cách rất lớn giữa mình và con cháu mình là hai. Khi

xung đột có mặt, ta vận dụng quyền uy gia trưởng của ta áp đặt lên

thế hệ con em chúng ta. Nếu học một chút hạnh khiêm tốn của ngài

Địa Tạng, ta lắng nghe con trẻ, cảm thông với con, đặt mình vào

đời sống của trẻđể có thể hiểu được tâm tình của con mình. Nhờ

vậy, đổ vỡ của gia đình giữa cha và con, mẹ và con, giữa vợ và

chồng ít xảy ra. Những khoảnh khắc gây nên đổ vỡ trong các gia

đình người Việt nằm ở một điểm rất nhỏ. Đó là thiếu sự khiêm tốn

đối với nhau.



Đời sống của các bà ở Mỹđôi khi cực nhọc hơn ở Việt Nam. Cũng

lái xe đi làm như các ông, cũng chạy vạy, lo lắng căng thẳng như

các ông. Đời sống của những ông chồng thì bị áp lực của hoàn

cảnh xã hội rượt đuổi sau lưng rất nặng. Để có được một ngày yên

bình ngồi nghe Pháp không phải dễ. Những câu chuyện nặng nhọc

trong đời sống của sở làm rượt đuổi, của mọi chi phí trong đời

sống đè nặng làm cho mình căng thẳng. Khi về nhà, không được sự

cảm thông thì chớ, mà bị chì chiếc nọ kia. Lại bắt gặp con mình rất

ư là “tây âu”, nói chuyện với mình, hành xử với mình không giống

như mình mong đợi, như tâm thức mình đã từng nghĩ. Vì vậy,

khoảng cách ngày càng xa. Do vậy, nếu học một chút hạnh của

ngài Địa Tạng về sự khiêm tốn nhưđất, ta làm đời sống ta nhẹđi,

dễ thở hơn, thiết lập được sự truyền thông giữa mình và người

thân.



Thế nào là học một chút hạnh nhỏ? Hãy thử khiêm tốn hơn một

chút, cảm thông với người khác hơn một chút, đừng thấy mình là

gia trưởng cho dù mình là gia trưởng thật sự. Đừng thấy mình là

người ban ơn dù mình là người ban ơn thật sự, cuộc sống mình liền

dễ thở, những đổ vỡ sẽ không xảy ra. Hãy đặt mình vào địa vị của




những đứa con để thương chúng! Bằng cách nào? Dân da vàng ở

bất cứ nơi nào vẫn là dân da vàng. Sự kỳ thị tuy không nghiêm

trọng như ngày xưa nhưng trên giấy tờ đều ghi rõ sắc tộc của

chúng ta. Do vậy, ta muốn ta là người Mỹ cũng không thểđược.

Họ của mình không thể dấu được gốc của mình. Khi chúng ta chối

từ họ tên, lấy toàn bộ tên Mỹ, người ta vẫn truy ra đây là dân da

vàng mới về vùng đất này sống mà thôi.



Hãy hình dung con cháu của mình đi vào môi trường học đường, ít

nhiều gì cũng có sự kỳ thị, cũng bị mặc cảm về một dân tộc bé nhỏ

sống giữa vùng đất này. Người cựu cư của vùng đất này là người

da đỏ, là người chủ của đất nước này. Ấy vậy mà còn bị kỳ thị và

coi thường. Người đến trước ta là người Trung Quốc, người Đại

Hàn, người Nhật Bản chưa thoát khỏi sự kỳ thị. Thế thì người Việt

ta làm sao không bị kỳ thị! Cho nên chương trình học đã nặng, áp

lực sự kỳ thị thì nhiều. Con mình rất căng thẳng để học hành giỏi,

để hội nhập vào đời sống xã hội. Ấy vậy mà khi chúng vềđến nhà,

gặp chúng ta là bậc cha mẹ không học được bài học Địa Tạng, yêu

sách chúng đủđiều, dẫn đến những đổ vỡ lớn lao.



Những đổ vỡ như vậy xảy ra với người hôn phối của mình còn tha

được vì người ấy đã lớn, rồi sẽ sớm cùng với ta về bên kia thế giới.

Đổ vỡ với những đứa con mình rất tội vì chúng sẽ bước vào đời, có

mặt trong dương gian này 50, 70 năm, sẽ chuyên chở dòng họ máu

huyết ta, dân tộc ta, truyền đạt cho cháu ta. Vậy mà mình nở làm

hư hỏng tâm hồn con. Đời sống mình bất hạnh bao nhiêu, đè nặng

đời sống con cái bấy nhiêu. Rồi nhân quả dây chuyền, đời mình thế

nào, truyền qua đời con thếđấy, đời cháu cũng sẽ thừa tiếp luôn.

Đổ vỡ do vậy ảnh hưởng suốt chiều dài của nhiều thế hệ.



Cho nên điều đầu tiên học được từ ngài Địa Tạng là phải khiêm

cung, phải có phẩm hạnh hàm tàng nuôi dưỡng bao dung nhưđất.

Làm được điều này, ta mang một phần đời sống ngài Địa Tạng vào

nơi trái tim ta để sống.



Mỗi ngày mình đều thắp hương, tụng một cuốn Địa Tạng. Điều

này rất tốt. Tốt hơn nữa là ta mang được ý nghĩa về sự thực tập Bồ

Tát Địa Tạng vào chính trái tim của ta. Điều này làm cho sự

chuyển hoá, niềm vui, hạnh phúc đến rất nhanh. Nếu mình tụng

kinh đều đặn, năm nọ qua tháng kia, sự chuyển hoá rất chậm. Nếu

tu một ngày bằng năm, ba thời tụng Địa Tạng hay niệm Phật năm,

ba giờ đồng hồ, ngoài những giờ ấy ra, lòng mình vẫn chất đầy

những ưu tư phiền muộn ngổn ngang. Thế thì khả năng chuyển hoá

đời sống mình không xảy ra. Nếu bớt đi một giờ tụng kinh để ngồi

tĩnh tâm, nhìn lại tâm tư mình, sự chuyển hoá tất nhiên sẽ xảy ra

trong tâm thức của ta.



Hạnh phúc hay khổ đau, được hay không được, bắt nguồn từ sự

chuyển hoá ngay tâm của chúng ta. Nếu không chuyển hoá được,

dù ta làm muôn ngàn Phật sự lớn, Phật sự nhỏ, cũng chuốc lấy

phiền não. Nếu chuyển hoá được tâm của mình, dù không làm

nhiều Phật sự, niềm vui, phúc lạc trải trên lối đi của đời sống con

người.



Thâm sâu hơn, thế nào là Địa Tạng trong trái tim ta? Thế nào là

đức Bổn Tôn bản nhiên có mặt trong tự tâm của ta? Điều này rất

chính yếu, quan trọng. Hiểu được điều này, ta tu rất nhẹ mà năng

lực chuyển hoá rất sâu. Hiểu được điều này, niềm tin nơi Tam Bảo

muôn đời không mất. Chưa thâm đạt nghĩa của kinh điển Đại

Thừa, niềm tin của mình lắc lay, dễ vỡ. Thế nào là lắc lay, dễ vỡ?

Ai khích lệ, vui thì tu, buồn thì thôi. Thầy nào thuyết pháp nghe

vui thì còn đến chùa nghe Pháp. Thầy nào nói năng không hiền

dịu, mình mất niềm tin với thầy đó. Quy y với thầy nào đạo hạnh

trang nghiêm, ta hứa hẹn “con quy y Phật cảđời”. Nếu lỡ quy với

thầy “nửa đường chấp cánh bay cao” hoặc “gãy cánh”, mình mất

niềm tin Tam Bảo. Rõ ràng là vậy. Mình quy y Phật vì cảm tính,

đến với Phật vì cảm tính. Mình làm Phật sự vì cảm tính. Niềm tin

ấy dễ vỡ vô cùng!



Nếu đào sâu vào vùng đất tâm, ta nhận ra ngay đức Địa Tạng đang

có trong đáy lòng của ta. Không ai làm vỡ niềm tin vững chắc ấy

của ta được cả. Ai bảo ta không tin, không tu cũng không được. Do

vậy phải làm sao nhận ra được ngay nơi địa ngục âm u tối tăm có

một bác Địa Tạng đang chực chờ cứu hộ. Làm thế nào nhận ra

lòng của ta có đức Địa Tạng chỉ cần khua trượng là mở toang cửa

địa ngục, cho ta thấy viên minh châu chiếu sáng đây ?



Có một câu chuyện về một vị thầy vui tính. Thầy vượt biên từ Việt

Nam qua Lào, có lần đến chùa thăm. Thầy nói:

- Mấy đứa ở chùa chỗ tôi tu hành kiểu gì lạ lắm! Tôi nói với chúng

nó: “Mi tu kiểu ni thì sẽ có cơ hội đến hầu ngài Địa tạng, ngài đã

cất sẵn biệt thự mười tám tầng rồi đó con”.



Tuy nhiên điều chúng ta giải thích ởđây: Địa là đất, nơi phát sinh

ra muôn ngàn cây cối, thực vật, chuyên chở mọi sinh vật trên hành

tinh này như tâm của ta. Đất tâm của ta có năng lực mầu nhiệm là

sinh ra mọi hạnh lành. Công năng thứ hai cũng có thể sinh ra mọi

thứ gai góc. Trên vùng đất trống người ta trồng xương rồng, ta gọi

đó là rừng xương rồng, nếu trồng bông hoa thì gọi là rừng bông

hoa. Trồng cây lành trái ngọt thì gọi đó là vườn trái ngọt. Trong

bình, nếu chứa đề hồ thì gọi là bình đề hồ, chứa độc dược thì được

gọi là bình độc dược.



Tạm hình dung thân này là bình chứa. Nội dung bên trong là tâm

ta. Thử hỏi mình đang chứa cái gì trong bình? Mỗi ngày đổ vào

lòng mình một giọt mật thì ta gọi đó là bình mật. Mỗi ngày gieo

vào tâm thức một chút khiêm tốn, yêu thương, kính trọng, rộng mở

đối với người, đối với tha nhân, không sớm thì muộn, người ấy

được gọi là hiền sĩ, hoặc bậc đức hạnh.



Ngược lại nếu mỗi ngày mình bỏ vào “bình” một chút giận, buồn,

thù hận, đắng cay, ganh tị. Mỗi ngày ta rót một giọt, lâu dần bình

của ta chắc chắn đầy những chất ấy. Vàng núi ta ăn cũng lở.

Ngược lại ông nhà giàu nào cũng phải mỗi ngày đếm từng xu đem




cất, mới dần dà trở thành người giàu. Không có người giàu nào

không cần kiệm mà giàu được. Như anh chàng tỉ phú Bill Gate,

ngày nọ lái xe đến một bãi biển định đi bách bộ. Nhìn thấy chỗ

này nếu đậu xe phải trả 25 cents, chỗ kia lấy 50 cents, anh nhất

quyết không đậu. Chỗ nào đậu không mất tiền anh mới đậu. Điều

dễ thương ởđây là tài sản của anh lớn bằng tài sản của mười tỉ phú

gom lại. Ấy vậy mà tài sản ấy anh cho con của anh rất ít, công tác

từ thiện anh làm chiếm 1/3 tài sản. Không có anh nhà giàu nào

không ki cóp từng đồng mà giàu được cả. Không hề có anh nhà

giàu nào mà không có phước hữu lậu, đã từng vì người, giúp đỡ

người mà giàu cả. Những người vì người, những người vị tha bao

giờ cũng có phước cả. Thế thì nền tảng ban đầu cho ta thực tập là

quan sát mỗi ngày mình bỏ vào lòng mình thứ gì đây? Rót vào chút

mật hay rót vào chút rượu đắng? Rót vào một chút thuốc độc hay

rót vào một chút thuốc trường sinh? Điều này ai biết dùm ta? Chỉ

ta biết lấy ta thôi



Trong cuộc sống bình thường, mỗi ngày chúng ta vô tình không rót

vào bình những chất bổ dưỡng hay là thuốc trường sinh cần thiết

mà ít nhiều gì để lòng ta sinh sôi nảy nở những thứ cà độc dược,

gai xương rồng rất nhiều. Thử nhìn lại mình sẽ thấy ngay điều này.



Khi tu đến một lúc nào đó, nếu mở mắt ra thấy ai cũng tu sai hết,

chỉ mình tu đúng thôi thì ta biết cả một rừng xương rồng trong tâm

thức ta đang thức giấc. Nếu tu và thấy có người tu hay, có người tu

không hay, còn mình là phàm phu thì ta biết ta đã tu hay hơn một

chút, phân nửa là xương rồng, phân nửa là cây trái ngọt. Ở mức sâu

hơn, khi ta nhận biết ai cũng là người đáng cho mình quý trọng,

người hay, người tốt v.v… Mình tri ân mọi người, chỉ mình còn

làm nhiều lầm lỗi, lúc ấy trong lòng mình tràn đầy cây lành, trái

ngọt. Bình chứa của ta là hương thơm, là thuốc trường sinh.



Cho nên bài học đầu tiên về Đức Đại Tạng là phải rót vào lòng ta

mỗi ngày một chút hương hoa. Hãy trồng trong vùng đất Tâm ta

mỗi ngày một cây Thuỷ Tiên, hay một bông hoa gì đó, cây là

trái ngọt, ngày qua tháng lại thành rừng cây trái ngọt mà ta không

hay. Nếu ta vụng về không thực tập được giỏi mỗi ngày trồng một

cây xương rồng thì biết chắc một điều sẽ có một rừng xương rồng

sinh trong tim ta.



Có một câu chuyện xảy ra tại California – Hoa Kỳ, trên một đồi

đến mùa đầy hoa Thuỷ Tiên, từ xa nhìn thấy màu sắc rực rỡ, chảy

dài từ trên xuống giống như dòng suối. Hoa Thuỷ Tiên có nhiều

màu vàng, trắng, v.v... Một dòng chảy, một màu khác nhau. Heo

hút trên đồi có một căn nhà nhỏ và du khách tò mò ghé lại. Trên

đường dẫn đến nhà có ghi trên bảng vài dòng chữ: “Bạn muốn biết

rừng hoa Thuỷ Tiên trên vùng núi này phát sinh từ đâu không?

Chính từđôi bàn tay của tôi - một người đàn bà duy nhất nơi đây.

Làm thế nào để có được đồi hoa Thuỷ Tiên này? Mỗi ngày tôi chỉ

trồng hai củ hoa”. Sau 40 năm đi qua, hơn một trăm mấy chục

ngàn củ Thuỷ Tiên được trồng trên vùng đất ấy. Ta không biết con

số chính xác, nhưng ta thấy rõ mỗi ngày hai củ Thủy Tiên, không

nhiều nhưng kiên nhẫn, đều đặn, ta sẽ có một cánh rừng Thuỷ Tiên

– rừng cây lành trái ngọt . Mỗi ngày bỏ vào tâm thức mình một ý

niệm lành, ta làm tâm thức mình tràn đầy hạnh phúc, niềm vui.

Dần dần trái tim ta mở rộng mà ta không hay. Sự ngọt ngào có mặt

trong đời sống lúc nào ta không hay.



Ai cũng biết mỗi một lần giận, tức, bất an, đời sống ta bịđè nặng,

bị tàn phá rất nghiêm trọng, làm cho đời sống gia đình của mình

ngột ngạt. Để biết năng lượng của giận hờn có sức phá hoại rất lớn,

người ta thử nghiệm cho một con mèo ăn một miếng thịt. Để mèo

thảnh thơi, dạo chơi, nằm ngủ. Sau đó hai tiếng đồng hồ, người ta

kiểm tra, thấy những chất mèo ăn đã tan vào máu, không còn gì

đọng lại trong ruột. Lần khác, người ta cũng cho mèo ăn cùng

lượng thịt. Trong lúc mèo đang ăn, người ta xua một con chó đứng

gần đấy sủa. Mèo vừa ăn, vừa giận, vừa sợ, vừa tức. Hai tiếng

đồng hồ sau, người ta thử nghiệm, thấy những miếng thịt mèo ăn

còn nguyên.



Điều này quy chiếu vào đời sống hằng ngày của chính mình, khi ta

giận, ta ăn không thấy ngon. Cái giận làm ta no – ông bà ta nói thế.

Ví dụ như câu chuyện về một người mẹ đang tức tối, căm hờn.

Con chị khát sữa, chị cho con mình bú sữa. Sau khi bú xong, đứa

bé chết. Khi đưa vào bịnh viện, người ta chẩn bịnh, nói bé chết do

ngộđộc từ trong sữa của người mẹ.



Ai cũng biết khi cái giận làm ta ngột ngạt, làm hơi thở ngắn, làm

máu đổi dòng, làm độc tố tự trong thân thể phát sinh. Vậy mà mình

cả gan, mỗi ngày giận đôi ba lần hoặc ghét ai đó mỗi lần nhìn mặt

người ấy là lòng sôi sục căm tức mấy hôm. Chưa cần nói đến

chuyện tu tập, mỗi ngày trồng một cây lành nơi đất tâm, chỉ cần

nhớ một điều giản dị là khi giận, mình đốt cháy đời sống mình, tàn

phá sức khoẻ mình, cắt ngắn tuổi thọ lại. Mỗi lần ta buồn tủi, bất

an, phiền muộn, tức tối là mỗi lần làm cho thọ mạng ngắn đi một

chút. Mình tiêu phí năng lượng vô tội vạ, tàn phá đời sống mình

không thương tiếc.



Thử nghĩ ngọn đèn cầy kia, từ lúc đốt lên rất bình thường, yên

lành, không bị gió lay, không bị người thổi, tuổi thọ của đèn có thể

kéo dài ba tiếng đồng hồ. Nếu cắm ngọn đèn cầy ấy ngoài trời, gió

đàn ngọn đèn, sáp đèn chảy chung quanh vô tội vạ, ngọn nến ấy sẽ

không kéo dài được ba tiếng mà chỉđược ba mươi phút đồng hồ,

mất bao nhiêu là tuổi thọ. Cũng vậy, mỗi lần ta buồn giận, ta đốt đi

năng lượng của đời sống của chúng ta rất nhiều. Người ta khảo

nghiệm rằng cấu trúc của não bộ, hình hài con người cho phép

người ta sống đến hai trăm tuổi mà không tật bệnh. Nhưng con

người tự cắt ngắn tuổi thọ của mình bằng đời sống không biết tu

tập.



Nhìn ngược lại quá khứ, ông bà mình có khi không bịnh hoạn

giống chúng ta. Đành rằng không tu, không biết niệm Phật, không

biết tụng kinh, nhưng tâm của các cụ rất lành nên ưu tư, phiền

muộn, lo lắng, bất an không nhiều như thế hệ chúng ta. Còn đầu óc

ta luôn làm việc, chưa bao giờ dừng. Sắt thép còn biết mỏi mệt,

máy móc còn biết nóng huống chi cái đầu ta. Thử để máy hát mở

một ngày một đêm, ta thử sờ vào, nóng phỏng tay. Ấy vậy mà để

cái đầu mình hoạt động hơn cái máy, năng lượng đời sống nào chịu

nổi, chất xám nào không bị bào mòn?



Người ta thống kê trên hành tinh này không một đất nước nào có

nhiều người bệnh tâm thần nhưở nước Mỹ, cần nhiều bác sĩ tâm lý

trị liệu nhưở nước Mỹ chính do cách sống ởđây. Hãy khéo tu tập!

Mỗi ngày hãy gieo vào lòng một ý niệm thiện, một niềm vui, một

sự hưng phấn khi tu học bằng tấm lòng vị tha, thương yêu, độ

lượng, bao dung nhưĐất. Điều này mang lại lợi ích vô cùng ngay

hiện tiền. Nếu không làm điều này, mỗi ngày gieo vào tâm thức

buồn giận, lo âu, trách cứ, tủi hờn. Đó là cách mình tự giết mình,

tự mình tàn phá tuổi thọ mình, cắt ngắn tính mạng mình. Thật là

tội!



Ta thử buồn năm ngày, hình hài mình sẽ rũ rượi. Nếu đói cơm,

thiếu nước, người ta không chết. Nếu thất tình, người ta chết như

chơi. Nỗi buồn giết người ghê gớm lắm. Vì thế mỗi ngày hãy gieo

vào vùng đất tâm của mình những điều tích cực nhất để làm đời

sống mình vươn lên. Đời người không dài, mình đừng phung phí

mạng mình cho chuyện buồn, giận, ghét, thương vô ích. Đó là ý

thứ nhất ở tầng cạn ta học ở ngài Địa Tạng khi tu. Xin lập lại rằng

không hề có ông nhà giàu nào không ky cóp từng xu. Không hề có

người trí thức nào không mày mò đọc sách từng đêm. Không hề có

học trò nào không học hành mà thi đỗđạt được. Sự tu tập phải bắt

đầu từ những việc làm rất nhỏ, một ý nghĩ, một lời nói.



Ta thường rất hà tiện, rất dè xẻn một lời khen nhưng rất hào phóng

một lời chê. Ta có thể huân tập trong tâm thức ta bằng cách tập

khen người bằng tất cả trái tim, tấm lòng của mình. Mình không

mất chi cả mà làm giàu thêm đời sống của bản thân. Lòng mình sẽ

rộng mở, phơi phới. Mình vui lây với cái vui của người. Thấy

người có mặt mày xinh đẹp hoặc thành công hoặc học giỏi mình có

niềm vui. Mình vui với người thì người vui với mình. Mình kính



trọng người, người kính trọng mình. Mình trân quý người, người

trân quý mình. Mình nói lời nhã nhặn với người hoặc khen người

thì người kia cũng nói lời nhã nhặn hoặc khen mình. Họ có thể

không khen trước mặt nhưng khen vòng vòng cũng đến mình thôi.

Thế mà mình lại hà tiện lời khen, hào phóng lời mạ lị người. Sao

kỳ lạ vậy ?!



Chúng ta thường có thói quen ngở rằng khen một người nào đó,

cảm giác như mất đi một phần cái tốt của mình. Suy nghĩ như vậy

không đúng! Khi mở được trái tim với người thì các vị là người

hạnh phúc nhất. Thử hình dung mỗi sáng thức giấc, đi ra đường,

gặp ai mình cũng không ưa, gặp điều gì mình cũng phiền muộn.

Ngày đó là ngày u ám của đời người. Nhưng nếu vừa thức giấc,

mở cửa thấy ông đem báo tới, nhìn ông ném tờ báo vào sân, mình

gật đầu chào với nụ cười rất tươi, hứa hẹn một bình minh rất đẹp.

Gặp người nào cũng xử sự với họ bằng sự trân quý, kính trọng

thương yêu, khen ngợi. Người biết làm như thế thông minh vô

cùng, biết lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui của mình.



Niềm vui của đời người rất ít. Nhiều lắm là tốt nghiệp trung học,

có được mảnh bằng, lòng rộn ràng vui. Rồi vào đại học, học xong,

vui được trong giây phút ngắn khi người ta trao bằng. Niềm vui

tiếp đến đối với các cô gái, cậu thanh niên là được lên xe hoa. Rồi

bao nhiêu nỗi lo kéo dài sau lễ cưới. Nếu chỉđợi ngần ấy niềm vui

đời người đếm được bao nhiêu ?



Trong khi đó người thông minh lấy niềm vui của người làm niềm

vui của mình. Con ai không cần biết, thấy đẹp đẽ là mình rất thích.

Con ai học giỏi, mình vui như con mình học giỏi. Người Việt nào

thành công, mình thấy như mình thành công. Người biết nhìn như

vậy thông minh biết mấy! Biết lấy tất cả nhiềm vui và sự thành

công của người khác làm niềm vui và sự thành công của chính

mình.




Điều này xem ra rất dễ, không tốn một xu vẫn làm được, ấy vậy

mà mình giàu vô cùng. Mình vui với cái đẹp của người. Thấy

người ta làm được một chút thiện sự, làm việc Phật pháp lớn hay

nhỏ mình đều vui. Ta làm cho trái tim mình ngày càng tràn đầy

hạnh phúc. Mỗi ngày mở mắt ra, ta tức khắc có được niềm vui. Mở

mắt ra chạm phải con người là có niềm vui. Chạm phải trang báo,

nhìn thấy sự thành công của người xa lắc xa lơ không hề biết mặt

cũng vui cho họ. Điều này trong tầm tay ta, ta thực tập được. Ta

làm cho mảnh đất lành của mình, là vùng đất Địa Tạng trong tâm

của mình càng ngày càng mọc nhiều kỳ hoa dị thảo, càng là vùng

đất sống. Vùng đất nào không có vị yêu thương, độ lượng, bao

dung, người ta ví vùng đất đó không có nước. Và nước là yêu

thương, nước cần thiết cho cỏ cây như thế nào thì yêu thương cần

thiết cho con người như thếấy.



Giữa sa mạc bạt ngàn không một giọt nước, trên trời không một

mảnh mây, nhiều năm trời trôi qua không một giọt mưa. Vùng đất

đó có tên gọi là vùng đất chết, không có sự sống. Tâm ta cũng thế,

nếu không gieo vào lòng mình mỗi ngày một hạt mầm tươi đẹp,

thiện lành thì vùng đất tâm ta dần dần không phải là rừng cây

xương rồng mà là vùng đất chết.



Xin nhắc lại Địa là dày chắc, tạng là chứa đủ. Địa Tạng là tâm địa

của chúng ta. Ở hữu vi pháp, khi gieo hạt mầm lành thiện vào

trong tim mình, mình là người được hưởng quảđầu tiên, không ai

khác. Gieo được hạt mầm lành thiện vào tim, tự thân ta là một bình

chứa thuốc trường sinh, nước đề hồ. Ví dụ này không nói hết được

năng lượng tu của từng người để chuyển tâm thức. Năng lượng của

tâm như ta đã biết rất mạnh. Khi lòng ta đầy chất liệu ngọt ngào,

yêu thương, lành thiện, ta không cần nói, không cần dạy, không

cần bày, tự nhiên người chung quanh hưởng được năng lượng lành

của ta toả sáng. Ví như ông bà của mình, không nói nhiều, chỉ ngồi

cười hiền. Ta chỉ cần ngồi bên cạnh,

Nếu có cơ hội gần gũi các vị Hoà Thượng lớn, có đức hạnh thật sự,

quý ngài không nói gì nhiều, chỉ cười cười nhưng mình nghe lòng

rất mát. Có những vị tu hành đạo hạnh, tuy ra đi rồi nhưng mình

đến chỗ ngài từng ngồi uống trà, từng ngồi giảng kinh, khi mình

đến, thấy trang nghiêm, phát sinh lòng cung kính ngay. Nơi đạo

tràng, Phật đường nào ở đó đại chúng tu rất trang nghiêm, thanh

tịnh, đầy năng lượng chánh niệm, khi vào thăm, ta cảm nhận được

ngay. Ngược lại, nơi nào không khí đầy chết chóc đau thương,

buồn giận, khi đi ngang, ta cảm thấy rợn người. Gia đình nào đời

sống hạnh phúc, không dấu được niềm hạnh phúc ấy. Bước vào

những gia đình đó, ta cảm nhận ngay đời sống họ hạnh phúc thật

sự. Năng lượng của tâm linh, năng lượng của tinh thần in dấu trong

không gian, in dấu trong lòng đất, tác động một cách tự nhiên vào

tâm thức con người.



Nếu Bồ Đề Tâm là một loại năng lượng có tính năng đánh động

vào trái tim người khác thì phiền não khổđau của tâm thức cũng

có năng lực tác động vào người. Khi ta buồn giận, lòng đầy cay

đắng nhưng giả vờ cười trước mặt người thân. Nếu hỏi người thân

có cảm nhận gì không, họ sẽ nói ngay ta đang buồn giận. Vợ chồng

gây nhau kịch liệt, đứa con sắp về, cha mẹ vội dấu nước mắt,

chuẩn bị miệng cười tươi đểđón con. Vừa bước vào nhà, đứa con

cảm nhận ngay năng lượng ngột ngạt trong gia đình. Do vậy qua sự

tu tập, chúng ta làm trái tim mình tràn đầy thiện lành, từ ái, yêu

thương, rộng mở. Điều tất nhiên lây lan đến người thân ta, ảnh

hưởng này chảy xuôi xuống đời con cháu, xuống thế hệ tương lai.

Nhờ vậy, ta không phải dạy dỗ chúng nhiều.



Có một lần ngài Đạt Lai Lạt Ma giảng pháp. Một Phật tử thưa:

- Xin Ngài cho biết làm sao con có thể dạy được những đứa con

của con cho thấm nhuần Phật pháp.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời giản dị:

- Không cần dạy nó! “Ông hãy tu tập cho tốt, tự nhiên các cháu

làm theo ông. Các cháu rất thông minh, không cần phải dạy. Nhiều

khi ông dạy lại phản tác dụng. Nhưng nếu ông tu, tự n

hưởng của ông đến với con cháu ông rất dễ dàng.” Đừng hỏi làm

sao dạy con mà hỏi mình có tu hay không. Hãy nuôi dưỡng tâm

thức mình từng ngày là cách tu theo ngài Địa Tạng.



Tuy nhiên. Phần chính là làm sao nhận ra được tâm bản nhiên, là

nhận ra Địa Tạng nơi ta? Thế nào là Địa Tạng nơi ta đang có mặt?

Có những lúc lòng mình chìm ngập trong nỗi buồn, đang bị cái

giận trấn ngự, đoạđày. Rõ ràng mình đang oằn oại trong cái buồn,

cái giận nhưng không biết phải làm sao để có thể vượt thoát được

cái buồn, cái giận. Lúc ấy ta hãy hình dung mình là một chúng sinh

đang bị đoạ đầy trong tầng địa ngục tối tăm. Bấy giờ ngài Địa

Tạng ởđâu để mời ngài về cứu độ cho chúng ta đang chìm trong

nỗi buồn, niềm đau ấy.



Niệm hoài Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát mà chẳng thấy Ngài

đâu! Buồn vẫn cứ buồn! Kinh điển Đại Thừa dạy cho chúng ta trì

tụng danh hiệu Địa Tạng, tụng kinh Địa Tạng, mình đã làm đủ và

làm nhiều lần. Thế mà những lúc mình cần nhất để cứu mình ra

khỏi chốn tăm tối, Ngài không xuất hiện để cứu! Có bao giờ mình

thắc mắc hỏi lòng rằng: Sao kinh của Đức Phật dạy không linh?



Trì tụng danh hiệu Địa Tạng là một pháp tu cụ thểđể thấy Đức Địa

Tạng đang ở ngay trong tâm của ta. Lúc nào mình sầu khổ bất an,

lúc đó mời ngài Địa Tạng đến, tức khắc ánh sáng chói loà dù đó là

thiết vi hay mười tám tầng địa ngục. Ngài Địa Tạng dộng tích

trượng, xoè bàn tay thì trí tuệ chói loà ánh sáng sáng chiếu và nơi

đó tức khắc không còn là địa ngục nữa.



Người ta định nghĩa địa ngục hay thiên đường không dựa vào tiêu

chuẩn nơi đó là lầu các trang nghiêm, hoành tráng quy mô, có cửa

sơn son thiếp vàng hay không. Một con người lòng trằn trọc khổ

đau ôm bao nhiêu nỗi niềm căm hận, ghét thương sầu muộn, thế thì

cho người đó ở thiên đường, thiên đường đó cũng là một loại địa

ngục. Một người khác lòng tràn đầy niềm vui hạnh phúc, hỉ lạc,


nên hình thức không phải là cái gì đánh giá được chiều sâu bên

trong. Nội dung mới quan trọng. Cái bình kia có thể bằng sành,

bình gỗ, bình tráng men nhưng chất liệu bên trong mới quan trọng.



Lúc mình cần ngài Địa Tạng nhất là lúc long mình tràn đầy buồn

giận, bất an, mình niệm Địa Tạng, Địa Tạng không xuất hiện. Vậy

làm cách nào đểĐịa Tạng xuất hiện trong trái tim của ta? Một khi

chiêm nghiệm được điều này, chứng thực được điều này, mình sẽ

có niềm tin nơi chánh pháp, với kinh điển Đại Thừa. Chưa chứng

thực được điều này, mình chỉ tin tụng Kinh Địa Tạng, có được

phước lành, được Bồ Tát gia hộ, tụng để siêu độ cho người thân.

Điều đó chỉ cạn trên phần khởi phát niềm tin, chưa đi sâu vào kinh

điển giáo lý Đại Thừa được.



Trở lại câu hỏi trong lúc lòng mình đang rối bời, ngài Địa Tạng ở

đâu không chịu thị hiện để mình chiêm ngưỡng, đảnh lễ? Nếu nói

Địa Tạng có mặt trong tâm của ta, như lời kệ tán mởđầu kinh Địa

Tạng, vậy ngài ở chỗ nào trong đáy lòng đầy phiền muộn bất an

của ta? Ai đã từng có buồn, có giận, có khổđau, có một chút tinh

tế của tâm thức sẽ nhận ra Địa Tạng ngay.



Thông thường khi cái buồn giận đến, mình chìm ngập trong cái

buồn giận. Mình thấy mình là cục lửa, mình là cơn giận, căng

phồng lên. Thế nhưng theo lời Đức Phật dạy, buồn, giận, ghét,

thương, suy nghĩ vẩn vơ không phải là mình. Những tâm hành đó

là một phần của đời sống ta. Bản thể ta đích thực là nhiều hơn gấp

triệu triệu lần so với những tâm hành đó, chứ không chỉ là cái

buồn, giận, ghét, thương. Thế nhưng,tội nghiệp thay, con người có

những lúc buồn không chịu nổi, đành hủy hoại đời sống mình.

Buồn quá, thất vọng quá, chết cho rồi! Nhưng buồn, thất vọng, đâu

phải là toàn bộđời sống của ta đâu! Buồn, thất vọng chỉ xuất hiện

trong một giai đoạn ngắn của tâm thức con ngườ. Ai mà lì một

chút, chịu đựng cái thất vọng của mình chừng vài tiếng đồng hồ,

cái thất vọng sẽđi mất.





Điều đầu tiên ta nhận định lại là buồn, giận, thất vọng, khổđau là

một loại tâm hành sinh rồi diệt, đến đi, có không, còn mất. Như

mọi hiện tượng của đất trời: xuân, hạ, thu, đông đi ngang qua thôi,

chưa hề có cái giận nào trấn ngự cuộc đời của ta trọn một ngày cả.

Mình hay nói: “Tôi giận người đó một đời không quên!”. Nói đùa

thế thôi, làm gì có chuyện giận một đời. Giận một chút rồi mình

quên, để cái giận qua một bên, đi ăn, đi uống bình thường, mình

cũng vui chơi, họp bè bạn bình thường. Cưu mang cục giận cảđời

làm sao ta sống nổi! Mình thường chỉ giận một chút, rồi quên. Khi

gặp mặt người kia, mình làm bộ giận lại. Từđiều này, ta thấy giận,

buồn, ghét, thương luôn đến và đi, sinh và diệt, có và không.



Mình vụng về ở chỗ khi buồn đến, mình thấy cảđời mình, cả sự

sống mình là nỗi buồn. Trong khi nỗi buồn chỉ là một phần bé nhỏ

trong vùng tâm thức của ta thôi. Trong năm uẩn sắc, thọ, tưởng,

hành, thức, nỗi buồn được gọi là thọ uẩn, chưa đi vào tưởng uẩn.

Ngoài hình hài này, nỗi buồn chỉ chiếm một phần bé nhỏ. Nhưng

quan trọng là mình không nhận biết nỗi buồn là một phần bé nhỏ

trong đời sống mình. Khi nỗi buồn có mặt, mình liệng đời mình

vào đó. Mình đồng hoá hẳn mình vào nỗi buồn. Mình thấy nỗi

buồn là mình. Mình bị nỗi buồn dắt dẫn mình vào địa ngục.



Trong khi đó nếu tĩnh tâm một chút, mình sẽ nhận ra cái buồn này

của mình chứ không phải là mình. Mình là người nhìn thấy, nhận

biết cái buồn đến với mình rồi đi. Cũng giống như mình nhìn

người hàng xóm đi vào nhà mình rồi đi ra. Mình không thể là

người hàng xóm được. Người chủ là người ngồi trong nhà, không

đến, không đi.



Cái gì là người chủ trong chúng ta? Cái nhìn thấy giận, buồn

v.v..Cái ấy không đến, không đi. Trừ khi mình quên, nên khi buồn

giận đến, mình hội nhập vào, đồng nhất vào, liệng mình vào nỗi

buồn giận. Nhưng chợt nhớ thì liền tức khắc cái giận là cái bị mình

nhìn thấy, mình không phải là cái giận. Có những lúc coi phim,

mình thấy mình là anh tài tử trong phim. Anh ta múa tay, mình





cũng múa tay. Anh ta khóc, mình cũng khóc. Anh ta thất tình,

mình cũng thất tình, khổ theo. Nhưng có những lúc mình tĩnh tâm,

thông minh hơn, mình nói: “Ồ, đấy là phim mà! Mình là người

xem phim”. Có thể nghĩ thêm là anh tài tử nào trong phim trường

bị bắn chết sớm, anh ta được lãnh tiền sớm nhất, được nghỉ sớm,

đâu mệt nhọc gì đâu!



Khi nhìn cái giận, biết được nó là màn ảnh đang chiếu trước mặt,

ta là người nhìn màn ảnh. Có những lúc mình hát, mình đắm mình

vào tiếng hát, không biết gì về tiếng hát đang bay bổng kia. Nhưng

có những lúc mình phải làm công việc giám định tiếng hát của

mình đúng hay sai, để mai còn lên trình diễn nữa. Vì vậy, mình

vừa là người trình diễn vừa là người giám khảo.



Vì vậy, khi vụng thì mình liệng đời sống mình vào buồn và giận.

Có những lúc thông minh hơn một chút, lúc ấy ánh sáng của ngài

Địa Tạng loé ra một chút. Mình thấy mình là người nhìn lấy cơn

giận. Khi thông minh thì thấy cơn giận đi vởn vơ trước mặt, không

phải là mình. Khi làm được điều này, mình đã dộng tích trượng để

Đức Địa Tạng soi sáng cõi u minh. Nguyên tắc là khi mình nhìn

thấy bông hoa, bông hoa là đối tượng bị mình nhìn thấy. Mình là

con mắt này để thấy. Vậy khi vui và buồn bị ta thấy thì nó không

phải là ta mà là cái bị thấy, là cái ngoài ta. Ta là cái nhìn thấy. Cái

nhìn thấy buồn hẳn nhiên nó không phải cái buồn. Cái buồn là cái

bị nhận diện, cái cảm thọđến-đi-sinh-diệt. Cái buồn của ta đến vân

du trong vùng trời tâm của ta, dạo chơi một chút để đời ta có

hương vị, để ta biết thế nào là buồn, giận. Rồi buồn giận ra đi,

mình là người ở lại, nhìn thấy cái buồn, giận khác đến rồi lại

đi.Khi ấy ta đã dộng tích trượng, xoè bàn tay để ánh sáng hạt châu

trong tay ngài Địa Tạng soi sáng cõi u đồ.



Lúc bấy giờ, không cần làm gì cả, bao nhiêu cánh cửa đóng kín cõi

địa ngục trong lòng ta tự nhiên mở toang ra. Cái buồn không cần

đuổi, không cần niệm danh hiệu Địa Tạng, chỉ cần an trú ngay sự

nhận biết cái buồn, tức khắc cái buồn của tôi đang vân du, tôi là





người đang thấy cái buồn. Làm vậy là hạt châu trong bàn tay Ngài

Địa Tạng phóng quang minh phá vỡ mười tám tầng địa ngục.



Năng lực nhận biết là Địa Tạng nơi chúng ta. Còn nhiều tên gọi

khác: là tuệ giác, là tâm Phật chiếu sáng có mặt hằng hữu nơi ta, là

tâm bản nhiên, là tự tánh không sinh không diệt, không làm nên,

không tạo tác. Nó mới chính thực là mình. Thế mà đức Địa tạng ấy

bị ta chối bỏ, ta nhất mực đồng hoá mình vào sự suy nghĩ diệt sinh.

Sự suy nghĩ này vốn dĩ do thực tập mới có. Chúng ta suy nghĩ bằng

tiếng Việt. Con em chúng ta sống ở nước ngoài suy nghĩ bằng

tiếng sở tại. Người Trung Quốc suy nghĩ bằng tiếng Tàu v.v.. Tuỳ

theo môi trường sống, tùy theo điều kiện ta đào tạo tâm thức ta,

cho nên người thì suy nghĩ bằng tiếng Việt, người suy nghĩ bằng

tiếng Tàu v.v..



Ví dụ có người có khả năng dịch từ tiếng Việt ra tiếng Mỹ rất

nhanh. Không cần suy nghĩ, câu nói tiếng Mỹ vừa in vào võng não

của họ, vào tâm thức của họ, tức khắc hiện ra một tràng chữ tiếng

Việt, họ nói ra rất trôi chảy. Người đó giỏi hai ngôn ngữ. Hai ngôn

ngữ này là điều mới học hành, mới tập tành nên có sinh và diệt.

Còn cái nhận biết khả năng sinh ngữ thì đâu phải học mới có.



Người trí cũng như người không trí, người thông minh cũng như

người bình thường, nam cũng như nữ, trẻ cũng như già, người tu

cũng như cư sĩ, đều giống nhau không khác. Thế Tôn nói Phật tánh

bình đẳng. Nếu nói phải làm ông thầy tu mới có Phật tánh thì

không có bình đẳng. Nếu nói phải là người nam mới có Phật tánh,

là nữ không có Phật tánh hoặc Phật tánh nữ nhỏ hơn Phật tánh

nam, thế thì không bình đẳng. Rõ ràng mọi hình thể bên ngoài đều

bất bình đẳng. Mọi suy nghĩ, kiến thức học hành đều bất bình

đẳng. Mọi pháp hữu vi đều có hình thể dài ngắn, tuổi thọ ngắn dài,

không gian lớn hẹp, không bình đẳng. Nhưng pháp vô vi, tức sự

nhận biết của chúng ta vốn bình đẳng nhất như, vốn không sinh

không diệt. Điều này kinh gọi là trạng thái giác ngộ nơi tự tâm





hoặc năng lượng chánh niệm. Trong nhà Thiền dùng hình ảnh gợi

cảm là “mặt mũi thật của ta”.



Nhận ra chỗ này, người xưa gọi là thấy tánh, ngộđạo. Thấy gì gọi

là thấy tánh? Thấy nơi hình hài năm uẩn này có cái không sinh

không diệt, gọi là thấy được tánh không sinh không diệt. Thấy

ngay mắt, tai, mũi, lưỡi này có cái biết không sinh không diệt,

không bị nổi chìm, bào mòn, gọi là thấy tánh bất sinh bất diệt.

Nhận ra được điều này là thấy được Đức Địa Tạng Bồ Tát ngay

trong tim ta.



Nếu mình có duyên lành, may mắn nhận ra được và có niềm tin

vững chắc rằng Ngài Địa Tạng đang có trong trái tim mình thì đời

tu của mình rất là nhẹ, công phu thực tập của mình rất thảnh thơi.



Có dễ nhận thấy, cảm nghiệm Đức Địa Tạng nơi ta không? Thưa

dễ nhưng có điều buồn là mình không chịu mời Ngài có mặt. Chỉ

cần giận là Ngài có mặt. Khi buồn, giận, mà để buồn giận trấn ngự,

ta vùng vẫy không thoát được buồn giận thì ta đánh mất Đức Địa

Tạng của chính ta. Nếu lúc đó nhận diện cái buồn, giận đang đến

với ta, ta là người nhận diện, cái buồn cái giận không phải là ta,

liền tức khắc, Đức Địa Tạng phóng hào quang sáng chói phá vỡ cỏi

u minh ngay.



Trừ khi mình muốn liệng cuộc đời mình vào buồn, giận, ghét,

thương để cuộc đời mình chìm mất, để năm, bảy mươi năm đời

người trôi qua một cách uổng phí thì mình liệng đời sống mình vào

buồn giận ghét thương. Nếu mình thương quý đời sống mình một

chút, đây là nẻo trở về duy nhất của đời người, vượt thoát buồn,

giận, ghét, thương để làm đời sống mình ngay hiện tại có được

niềm vui, hạnh phúc, chứng nghiệm được năng lượng lành của đức

Bồ Tát Địa Tạng đang gia hộ chúng ta, không phút giây nào rời.

Phút giây nào lòng ta buồn, ngổn ngang trăm mối, chỉ cần mời Đức

Địa Tạng như thế về thì rõ ràng Địa Tạng luôn ứng nghiệm nơi đời

sống của ta.





Buồn chợt đến mà ta không cách gì vùng vẫy được, ta chỉ cần làm

một việc là mời cái buồn ra trước mặt để ta nhìn ngắm “Buồn ơi,

mi là ai? Mặt mi ra sao mà mi hành hạ ta như thế? Ta nhìn thấy mi

rồi. Mi là người bị ta thấy. Ta dứt khoát không phải là mi.”



Con đường tu nếu ta không hiểu thì dài và nhiêu khê. Nhưng nếu

hiểu rồi, bao nhiêu tông phái sinh ra từ dòng chảy giáo pháp của

Đức Thế Tôn, cuối cùng đi vào chỗ ấy. Thiền Tông Độ, Thiền

Nguyên Thuỷ, Thiền Tứ Niệm Xứ cũng chỉ ra chỗ này. Có những

truyền thống tâm linh không nói gì về thiền cả, không xử dụng

ngôn ngữ phật pháp gì cả, ấy vậy mà họ sống được như vậy.



Có một câu chuyện kể về một ông già, cứ mỗi sáng, ông xách một

giỏ thức ăn và một chai nước đi ngang khu phố thị kia, tới bờ sông,

ngồi lại đó. Đến chiều mặt trời lặn, ông đi về. Đều đặn như thế.

Anh gác dan của một ngôi biệt thự nọ rất kinh ngạc. Một hôm anh

chặn ông già lại hỏi:

- Xin nói cho tôi biết ông làm gì mà cứ sáng xách giỏ đi, chiều

xách giỏ về. Tôi đã bỏ ra ba ngày, ra bờ sông xem ông làm cái chi

nhưng không thấy ông làm gì cả. Ông chỉ ngồi chơi ngoài ấy, nhìn

nước chảy, nhìn người qua lại, cười cợt với gió mây. Hỏi ai, ai

cũng bảo ông là người rất bình thường. Vậy xin nói tôi nghe ông

làm gì?

Ông già cười đáp:

- Trước khi tôi nói cho anh biết tôi làm cái chi, anh nói cho tôi biết

anh làm cái gì đi!

Anh kia đáp:

- Giản dị lắm, ông biết tôi ngồi nơi cổng này, tôi làm công việc của

người gác dan. Người nào đi vào tôi biết họđi vào. Người nào đi

ra tôi nhìn thấy họđi ra. Giản dị vậy thôi!

Ông già nói:

- Ồ! Tôi cũng làm công việc giống anh.

Anh kia đáp:





- Ông nói vô lý. Ông đâu có cái cổng đặt bên ngoài toà biệt thự.

Ông cũng không lãnh lương của ai, và ông ngồi cũng đâu thấy ai đi

qua đi lại. Nói ông là người gác dan thì không đúng.

- Ông hãy nghe tôi giải thích! Ông gác dan người bên ngoài. Tôi

gác dan người bên trong. Tôi chỉ làm mỗi một việc là ngồi yên

đấy, nhìn những người khách qua lại trong tâm thức của tôi.

Những ngày đầu tiên, tôi thấy nhiều người qua lại quá. Này anh

khách buồn, anh khách giận, anh khách ghét, thương, sầu tủi, bất

an v.v.. luôn đi ngang, có khi từng đoàn người, đếm không xuể. Có

điều vui là đi bao nhiêu thì cứ đi, tôi chỉ ngồi nhìn mỉm cười với

những người khác đi qua ấy. Dần dần tôi phát giác càng ngày

người đi càng ít. Rồi đến một lúc, dăm ba hôm mới có một người

khách đến rồi đi. Người khách đó ở bên trong tôi. Ông thì ngồi gác

cửa bên ngoài, tôi làm người chủ gác cửa bên trong. Việc chúng ta

giống như nhau. Thế mà khác nhau vô cùng : ông thì ra ngoài, tôi

vào bên trong”.



Thêm một chuyện nữa để thấy mình là người gác dan hay là người

đi dự tiệc. Có anh chàng nọđược bạn mời tới nhà dự tiệc. Đêm vũ

hội kéo dài rất lâu. Nào đàn hát, nào ăn uống, nào chuyện trò cùng

bạn bè. Đến một giờ khuya, một anh bạn đến bá vai bạn mình nói:

- Này bạn! Nếu mình thức tới sáng thì mình cũng nghe những bản

nhạc ấy, cũng nhảy những điệu ấy, cũng uống những loại bia ấy,

cũng trò chuyện với những người bạn ấy, không gì mới mẻ cả. Rất

là tẻ nhạt. Chúng ta nên về thôi!

Người bạn đồng ý:

- Đúng vậy. Tôi cũng thấy giống anh. Thôi chúng ta về!

Hai anh cặp tay nhau, đi một đoạn xa. Bỗng một trong hai bạn

dừng lại nói:

- Khoan đã! Tôi nhớ ra rồi. Tôi là chủ nhà. Tôi không bỏđi được.

Tôi phải trở lại thôi. Anh là khách, anh đi được.



Chúng ta vẫn thường lâm vào tình trạng như thế. Ta vốn là người

chủ, không phải là khách. Ấy vậy mà mình để cho người khác tới,

kéo mình, dắt dẫn đi luôn. Có khi đi cảđời. Cái buồn kéo mình đi.





Cái giận, bất an, thất vọng đến, mình hoà nhập, biến mất trong

những trạng thái cảm thọ tâm hành đó, mình bị những cảm thọđó

dẫn dắt đi. Ta quên một điều ta là người chủ, ta nhìn thấy những

cảm thọ ấy đến và đi. Ta chỉ cần làm một việc là làm người chủ,

nhìn khách đến, lui. Nếu lỡđi một đoạn, thông minh thì sực tỉnh,

nên chối từ ngay: “Thôi anh đi đi! Tôi vốn là chủ. Tôi phải về thôi!

Tôi phải trở lại nhà tôi thôi”.



Mong rằng chúng ta có thể thực tập những điều này để ở mức độ

cạn nhất, làm cho đời sống gia đình của chúng ta có được niềm

vui, hạnh phúc. Ở mức độ sâu hơn, chúng ta đứng được lên trên

những cảm thọ vui, buồn, sầu, khổ của đời người để cuộc đời mình

rất xứng đáng trong một kiếp nhân sinh. Cuối cùng, chúng ta thâm

đạt được vào chỗ thâm sâu của tâm thức chúng ta, chúng ta sẽ thấy

Đức Địa Tạng đang còn đó, đang mời gọi ta. Ngài có điều kiện để

chống tích trượng, để xoè bàn tay cho hạt châu toả sáng. Ngài đang

mong đợi chúng ta mở cánh cửa lòng để Đức Địa Tạng trong ta

sống động lên.



Mong rằng chúng ra cảm nhận được điều này, có niềm tin vững

chắc nơi Đức Địa Tạng trong tim ta. Sống hùng, sống mạnh một

đời người để vượt thoát khỏi nỗi phiền muộn bất an của nhân thế,

xa hơn là vượt thoát khỏi sinh tử luân hồi đang dìm ta trong ba cõi

sáu đường.



NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.



Hòa Thượng Thích Phước Tịnh
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên