Nói về các quan niệm hiện nay trong Phật Giáo

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Nhân việc có nhiều sự việc cần trao đổi trong bài viết này của hungmp. Trí Từ muốn nói lên cái biết khác để cùng hungmp cũng như các vị muốn chia sẽ, thảo luận thiện ý cùng nhau...

Hiện nay đạo Phật coi như được phân hoá rất nhiều tông phái từ sau khi Phật nhập Niết Bàn. Cho nên ai tu theo tông phái nào cũng không thể bàn được nữa mà cứ để như vậy rồi cùng lấy cái mình bám theo đó mà thảo luận cùng tông phái khác xem như thế nào của một sự việc. Nhưng xin nhớ giùm là dựa trên tinh thần Lục Hoà cũng như thiện ý, mỹ từ, muốn chia sẽ cái biết của mình và cũng như bổ xung hoặc biết thêm cái mình đang biết nha quý vị.

- Và bi giờ thời của chúng ta, thời mạt pháp Phật có nói thời kỳ này chúng sinh ưa si mê, sân hận, lụt lội, chiến tranh, ham phóng dật, phiền não, khó mà tu theo các hình thức, Tứ diệu đế, thập thiện, hay bát chính đạo được vì không đủ năng lực giữ gìn giới luật, đoạn trừ hết thảy phiền não, tu tập thì lâu, phải trải qua đủ các chứng đắc 4 tầng Thánh, đến A La Hán mới thoát ly khỏi sinh tử luân hồi.
Thời kỳ mạt pháp, các kinh điển dần bị mất như kinh Lăng Nghiêm. Vì vậy thương chúng sinh u mê mà Phật Thích Ca đã khuyên chúng ta niệm Phật để thoát ly sinh tử, và luân hồi.
Hungmp có thể cho Trí Từ biết sao chắc rằng thời kỳ này là Mạt Pháp, và Mạt Pháp ở đây hungmp hiểu như thế nào? Vì theo cách nói trên Trí Từ thấy không đồng tình lắm. Và nếu như đây đúng như thời Mạt Pháp thì chúng ta có thể "làm mất" thời kỳ này được không ?

--- Những phát nguyện của chư Phật, Trí Từ cũng có nghe qua rồi. Tuy nhiên khôngtherer chỉ hiểu đơn thuần mặt chữ nghĩa như vậy được.
Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ... đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỒNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.

Xin bỏ qua cho Trí Từ nói điều này: Các bậc, các tầng, các quả chứng ngộ ta nói thì nói vậy, chứ thật sự ra sao chỉ có chứng quả mới biết được thật sự nó như thế nào cho nên Trí Từ luôn ít nói đến các quả vị để làm gì khi mà bản thân của mình chỉ như con két học lại cho thuộc rồi trả bài thôi.
Muốn vãng sanh Cực-Lạc chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là đủ. Vì danh hiệu chính là biểu tướng của Pháp Thân cho nên niệm danh hiệu tức là niệm Pháp Thân Phật vậy. Và người niệm Phật khỏi phải kiêm thêm bất cứ môn tu nào nữa. Vì ngay nơi danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật luôn luôn chứa đựng vô lượng vô biên công đức, vô lượng vô biên diệu dụng, vô lượng vô biên quang minh, tướng hảo, uy lực ... không thể nghĩ bàn”.
- Ở đoạn này không rõ có phải đã là Bật Thối Chuyển rồi thì mới chỉ cần niệm Phật là đủ về Cực Lạc phải không ?
- Hay là phàm phu, chúng sanh nào cũng được về cực lạc nếu chỉ cần niệm Phật ?
- 1 câu Nam mô A Di Đà Phật phát ra từ cửa miệng thì khi niệm sao có thể có được "lực" mạnh để đẩy ta về Cực Lạc ?
- Cứ cho rằng sau câu Nam mô A Di Đà Phật có oai lực to lớn không nghĩ bàn nhưng có liên quan gì cho người niệm câu đó ?

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có nói:
"Nầy Vi Ðề Hi! Người muốn sang nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước.
Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.
Hai là thọ trì Tam Quy y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.
Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng Kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành. Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp."

Trí Từ hi vọng nếu đã viết lên đây, dù là copy từ chổ khác đi nữa thì phải biết cái mình viết lên đây là gì để khi có người thấc mắc thì xin giải đáp giùm...
Với đoạn trích dẫn này trong kinh, có lẻ hungmp đã hiểu nên Trí Từ có phân vân sau:
Cái phần 3: đọc tụng kinh điển Đại Thừa là một trong các bước trên về cõi Cực Lạc, Trí Từ ít đọc kinh chỉ thường nghe giảng cho nên không biết kinh này do ai nói, hnugmp cho Trí Từ biết được không ? Vì người này sao vẫn cho rằng có kinh điển Đại thừa nên Trí Từ muốn hỏi là vậy.
....
Điều đó chứng tỏ rằng ai cũng có thể vãng sinh cực lạc. Chỉ cần tin sâu và hạnh nguyện thiết thức, buông sát sinh.
Pháp môn này khó tin mà dễ tu và bởi dễ quá nên không ai tin, nếu tin thì không thể nghĩ bàn:
Hiện nay có rất nhiều người "làm biếng" thích tu tắt, tu dể, tu cho mau thành chánh quả. Nhưng trong chuyện Tu làm gì có thể như vậy, luật Nhân Duyên Quả ở đâu, Tham Sân Si chuyển biến ra sao, trụ tâm an định như thế nào... Hầu như những ai bám chặt 1 pháp môn đều không quan tâm đến. Tu được hiểu là Sửa Đổi, Tu Hành là phải thực hành chứ có phải chỉ biết niệm, biết nói không đâu. Người niệm Phật, chì trú, tụng kinh cả chục năm nhưng đến khi có chuyện không như ý thì đâu lại vào đó. Vậy thì bao năm qua khổ hạnh thế để được cái gì ?

Nhiều lời khó nói hết:
Bạn tìm hiểu 4 bộ kinh nếu bạn thấy quan tâm:
Kinh A Di Đà
Kinh Vô Lượng Thọ
Kinh Quán Vô Lượng Thọ
Kinh niệm Phật Ba la Mật....
http://www.niemphat.com
Phật thuyết thập vãng sinh : http://niemphat.net/Kinh/thapvangsanh.htm
Xem video:
Tịnh Độ pháp môn khó tin mà dễ tu:
https://www.youtube.com/watch?v=mwW6QUU2V9g
Nói thiệt với hungmp là Trí Từ rất ít xem kinh điển, vì các nguyên nhân sau, nhân đây cũng xin tâm sự vài điều cùng hungmp:
1. Ít đọc là vì đọc ít hiểu, nghĩa lý kinh điển Bắc truyền toàn ẩn ý mà kinh điển Bắc truyền này thịnh hành nhất ở Việt Nam do du nhập từ Trung Quốc.
2. Do không có nghiên cứu gì nhiều nên đọc lại sợ hiểu sai ý kinh từ đó lầm đường thì khổ mà lại không biết cứ tưởng rằng là đúng. (gặp hạng người này rồi nên càng thấm thía)
3. Kinh điển hiện nay nhiều như cát sa mạc, tông phái nào cũng cho rằng kinh của họ là thượng tôn hơn cả làm cho Phật giáo càng ngày bị phân hoá rõ rệt.
Ai cũng biết đạo Phật là Trí Tuệ và Từ Bi, biết cái cốt lõi của đạo Phật là gì nhưng dùng trăm ngàn phương tiên khác nhau dần dần xa luôn cái chính yếu muốn truyền bá đạo Phật để làm gì.

Nhiều chùa hiện nay có những cái không phải của Phật giáo cũng đem vào chùa như: cúng sao, giải hạn, đốt vàng mã, đội sớ, thờ Bà, thờ Ông, thờ con Cóc, Tề Thiên, Thổ Địa, Thần Tài...Phật tử thì khoái mấy cái vụ "không làm cũng có ăn" cho nên cúng kiến linh đình.

Từ đó sinh ra quá nhiều hệ luỵ tai hại như hiện tượng các sư thầy hiện nay làm cho Phật giáo biến chất.
(Chắc hungmp có nghe nói 1 vị thầy nỗi tiếng ở Lâm Đồng tu theo pháp môn Tịnh độ bắt đầu tin chuyện nhập cốt, nhập xác và có khả năng hoá độ luôn)

Tịnh Độ là pháp môn niệm Phật là chủ đạo, Đức Phật đưa ra giúp cho mọi thành phần bạn à, vì không phải ai cũng đủ năng lực để buông bỏ phiền não hoàn toàn.
Thầy Thích Trí Tịnh là tu TỊnh Độ, thầy TỊnh Không là tu TỊnh Độ
Bên Mật tông, thiền tông cũng hướng dẫn tu tịnh độ theo cách của họ nhưng không phải ai cũng có năng lực và dễ chạy theo ảo ảnh,
Chỉ có Tịnh Độ là cách tu đủ thành phần có thể tu được mà được chứng.
Nhưng vì dễ quá nên không ai tin, trong khi Đức Phật ra sức giảng, thế nên có duyên lớn mới tin pháp này.
Mà bạn tu theo pháp môn gì ?
- Trí Từ không theo pháp môn nào cả, lý do có nói trên rồi đó. Trí Từ chỉ chủ yếu là "pháp môn nghe giảng từ nhiều vị giảng sư hiện nay". Vì nó thực tế và dể hiểu hơn rất nhiều.
- Không hiểu sao khi hỏi các "thần dân Tịnh độ" thì đến cuối cùng họ chỉ có 1 câu: Pháp môn này tu rất dể chứng, và rất dể tu, vì quá dể nên không ai tin và phải có duyên lắm mới tin mà theo được.

Sau đó Trí Từ nêu vài câu hỏi về lý Nhân Duyên, cách trừ Tham Sân Si, chuyển đổi tâm tính thế nào thì thường sẽ nhận được 1 câu: cứ Niệm Phật đi rồi biết...Một câu trả lời coi như không có trả lời.
Ý Trí Từ là vậy, không biết hungmp sẽ nghĩ sao ?
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Thưa đạo hữu Trí Từ, hoan hỷ hoan hỷ trả lời cho bạn trong năng lực hạn chế của mình
Bạn hỏi:
Hungmp có thể cho Trí Từ biết sao chắc rằng thời kỳ này là Mạt Pháp, và Mạt Pháp ở đây hungmp hiểu như thế nào? Vì theo cách nói trên Trí Từ thấy không đồng tình lắm. Và nếu như đây đúng như thời Mạt Pháp thì chúng ta có thể "làm mất" thời kỳ này được không ?

--- Những phát nguyện của chư Phật, Trí Từ cũng có nghe qua rồi. Tuy nhiên khôngtherer chỉ hiểu đơn thuần mặt chữ nghĩa như vậy được.
Mình trả lời rằng:
- Thời kỳ Chính Pháp kéo dài từ khi Phật tại thế đến tận 500 năm sau khi Phật diệt độ: Thời kỳ này là mọi thứ đều đẹp đẽ hân hoan lời Phật dạy, nghiêm chỉnh chấp hành và tho trì năm giới cấm, các giới luật. Thời kỳ này là đẹp đẽ nhất. Cuộc sống của các vị Thánh Tăng thời này nói lên cả.
Thời này: Có giáo lý, có hành trì, có quả chứng gọi là chánh pháp

- Thời kỳ Tượng Pháp: Kéo dài từ khi hết thời kỳ chính pháp 500 năm đến thêm 1000 năm nữa. Thời kỳ này : Có giáo lý, có hành trì không quả chứng, gọi là tượng pháp. Có hành trì không quả chứng bởi lẽ hành trì không đến nơi đến chốn.

- Thời kỳ Mạt Pháp là thời kỳ này bởi lẽ theo thời gian đạo Phật ra đời được hơn 2500 năm thì bạn có thể hiểu đây là thời Mạt Pháp rồi.
Thời kỳ này: Phật Pháp trở nên suy tàn, chỉ có giáo pháp chứ không có sự hành trì, và càng không có người chứng đắc quả vị.
(Chắc hungmp có nghe nói 1 vị thầy nỗi tiếng ở Lâm Đồng tu theo pháp môn Tịnh độ bắt đầu tin chuyện nhập cốt, nhập xác và có khả năng hoá độ luôn: Ông này là dựa vào Chính đạo mà làm điều xằng). Rồi hiện tượng Tăng Chúng không giữ giới luật, rồi nữ tu nhiều hơn nam, nói giáo lý thì nhiều hành trì và chứng quả thì không.

Mình copy paste lại đoạn này trong kinh Diệt Tận:
"Sau khi Ta vào tịch diệt, lúc Pháp bắt đầu diệt mất ở trong đời ngũ trược ác thế, tà ma sẽ rất hưng thịnh. Ma quỷ sẽ giả làm Sa-môn để phá hoại Đạo của Ta. Chúng mặc quần áo của người thế tục, ưa thích y phục năm màu, mặc áo cà sa sặc sỡ. Chúng uống rượu ăn thịt, giết hại chúng sanh, tham đắm mùi vị, không có lòng từ bi, và còn sân hận đố kỵ.

Lúc bấy giờ sẽ có các vị Ứng Chân, Độc Giác, và Bồ-tát. Họ tinh tấn tu đức và tôn kính hết thảy. Các ngài lấy nhân ái làm tông hướng, giáo hóa bình đẳng, thương mến người nghèo, lo lắng người già yếu, và giúp kẻ khốn cùng. Họ luôn khuyên bảo mọi người hộ trì Kinh tượng. Với tấm lòng hiền lành, các ngài làm mọi công đức, không làm hại người khác, luôn hy sinh giúp đỡ, không tự lợi, nhẫn nhục và hòa nhã.

Nếu có những vị như thế thì chúng ác ma Tỳ-kheo đều sanh lòng ganh ghét, phỉ báng bôi nhọ, xua đuổi trục xuất. Sau đó, do những ác ma này không tu Đạo lập đức nên chùa tháp bỏ hoang vắng, không người sửa sang, rồi sẽ bị hủy hoại. Chúng chỉ tham lam cất giữ tiền tài, không chịu phân phát, và không sử dụng vào việc để tạo phước đức. Chúng sẽ mua bán nô tỳ để trồng trọt, đốt rừng, và giết hại chúng sanh; một chút lòng từ cũng chẳng có.

Sau đó, những nam nô sẽ thành Tỳ-kheo; những nữ tỳ sẽ thành Tỳ-kheo-ni. Chúng không có đức hạnh, dâm loạn ô uế, nam nữ không cách biệt. Chính những kẻ này sẽ làm Đạo suy yếu và phai mờ đi.

Hoặc có kẻ chạy trốn luật pháp. Chúng sẽ nương dựa vào Đạo của Ta và xin làm Sa-môn, nhưng không tu giới luật. Giữa tháng và cuối tháng tuy có tụng giới nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do vì chán ghét và lười biếng nên chẳng còn muốn nghe nữa.

Chúng không muốn tụng toàn bộ chánh văn mà chỉ tóm lược phần đầu và đoạn cuối. Chẳng bao lâu, việc học Kinh với tụng niệm cũng sẽ chấm dứt. Cho dù còn có người đọc tụng, nhưng họ không hiểu ý nghĩa của câu văn rồi miễn cưỡng cho đó là đúng. Lại không hỏi các bậc minh sư, kiêu căng ngã mạn, cầu danh cầu lợi, và làm ra vẻ tao nhã vẻ vang để mong được người cúng dường.

Khi chúng ma Tăng này mạng chung, thần thức của những kẻ ấy liền đọa Địa ngục Vô Gián. Bởi đã phạm năm tội ngỗ nghịch, nên chúng sẽ trải qua Hằng Hà sa kiếp để sanh làm ngạ quỷ và bàng sanh. Khi tội báo đã hết, lại sanh ra ở vùng biên địa--nơi không có Tam Bảo.

Khi Pháp sắp bị diệt, người nữ sẽ trở nên tinh tấn. Họ luôn làm các việc công đức. Ngược lại thì người nam lười biếng và không còn giảng Pháp nữa. Những vị Sa-môn sẽ bị xem như phân như đất và chẳng còn ai tin tưởng nơi các ngài.

Khi Pháp sắp bị mất, chư thiên khóc lóc, lũ lụt và hạn hán thất thường, ngũ cốc sẽ không còn chín. Bệnh dịch lây lan và giết đi vô số sanh mạng. Dân chúng lầm than, còn quan chức mưu toan tính lợi. Ai nấy đều không thuận theo Đạo lý, ưa thích nhiễu loạn. Kẻ xấu ác gia tăng nhiều như cát trong biển. Người thiện rất hiếm hoi, hầu như chỉ được một hoặc hai người.

Do kiếp sắp tận, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn. Thọ mạng của loài người lại giảm, 40 tuổi thì đầu bạc. Do người nam dâm dục quá độ, tinh dịch cạn kiệt nên phải chết sớm, hoặc chỉ sống đến 60 tuổi. Trong khi tuổi thọ của người nam giảm thì tuổi thọ của người nữ gia tăng đến 70, 80, 90, hoặc đến 100 tuổi.

Lúc bấy giờ, nước lớn sẽ hốt nhiên khởi lên và kéo dài đến vô hạn kỳ, nhưng người đời không tin mà lại xem là việc bình thường. Các loại chúng sanh hỗn tạp, không phân sang hèn quý tiện, chết đuối, chìm đắm nổi trôi, và bị cá rùa ăn nuốt.


Khi ấy các vị Ứng Chân, Độc Giác, và Bồ-tát sẽ bị chúng ma xua đuổi, trục xuất và không còn tham dự trong chúng hội nữa. Giáo Pháp của ba thừa sẽ lánh vào nơi núi rừng phước đức. Trong yên tĩnh, họ sẽ tìm được sự an vui, tuổi thọ thêm lâu dài. Bấy giờ chư thiên sẽ hộ vệ cho Đồng tử Nguyệt Quang xuất thế. Các ngài lại gặp nhau và cùng chấn hưng Đạo của Ta.

Nhưng 52 năm sau đó, Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm và Kinh Phật Lập Chánh Định sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi sau đó diệt mất. 12 Bộ Kinh Bộ Kinh cũng từ từ biến mất và không bao giờ còn xuất hiện, văn tự cũng không còn thấy nữa. Áo cà sa của Sa-môn sẽ tự nhiên biến thành màu trắng.

Khi Pháp của Ta sắp diệt, nó sẽ như ngọn đèn dầu bừng sáng lên trong chốc lát rồi tắt mất. Khi Pháp của Ta đã diệt, thì nó cũng như ngọn đèn đã tắt. Từ đó về sau, thật khó mà nói chắc điều gì sẽ xảy ra.

Và như thế cho đến mười triệu năm sau, lúc Đức Từ Thị sắp hạ sanh ở thế gian để làm Phật, thiên hạ sẽ thái bình, độc khí tiêu trừ, mưa thấm nhuần điều hòa, ngũ cốc tươi tốt, cây cối to lớn. Loài người sẽ cao đến tám trượng và sống đến 84.000 tuổi. Chúng sanh được độ thoát nhiều không thể tính đếm kể."

Phát nguyện chư Phật bạn nghe qua nhưng bạn nói rằng không đơn thuần là chỉ hiểu qua chữ nghĩa ? Vậy thì câu này mình xin lỗi mình không đủ năng lực tu hành để giải nghĩa cho bạn theo kiểu huyền bí hay trí tuệ siêu việt được rồi. Đành nhờ các bạn đồng tu khác vậy.

Xin bỏ qua cho Trí Từ nói điều này: Các bậc, các tầng, các quả chứng ngộ ta nói thì nói vậy, chứ thật sự ra sao chỉ có chứng quả mới biết được thật sự nó như thế nào cho nên Trí Từ luôn ít nói đến các quả vị để làm gì khi mà bản thân của mình chỉ như con két học lại cho thuộc rồi trả bài thôi.

- Ở đoạn này không rõ có phải đã là Bật Thối Chuyển rồi thì mới chỉ cần niệm Phật là đủ về Cực Lạc phải không ?
- Hay là phàm phu, chúng sanh nào cũng được về cực lạc nếu chỉ cần niệm Phật ?
- 1 câu Nam mô A Di Đà Phật phát ra từ cửa miệng thì khi niệm sao có thể có được "lực" mạnh để đẩy ta về Cực Lạc ?
- Cứ cho rằng sau câu Nam mô A Di Đà Phật có oai lực to lớn không nghĩ bàn nhưng có liên quan gì cho người niệm câu đó ?

Phật Pháp cao sâu rất nhiệm mầu, không thể nói rằng học trả bài như con két được, mình thấy trong kinh nói thế nào, phần nào quan trong thì mình trích ra.
Phải niệm Phật thì mới về Cực Lạc, và đã về thì mới đạt Bất thối chuyển là không trở về phàm phu. Nếu đã Bất thối chuyển rồi thì mới về Cực Lạc thì nói làm chi, lập Quốc độ riêng cho mình rồi.
Niệm Phật là về Cực Lạc đó là nguyện của A Di Đà Như Lai. Nguyện đó rất lớn. Nhưng để về thì phải có tin sâu, hạnh nguyện thiết tha và kiên định hành trì, dừng lại các việc ác kể từ đây, biết sám hối tội nghiệp, không khinh khi chê bai, mỉa mai huynh đệ của mình dù họ có khác ý kiến của mình hay không, giữ gìn giới cấm. Làm được càng nhiều càng tốt. Các chứng quả ở cõi cực lạc đó là do Phật nói, người tu TỊnh Đô như chúng tôi chỉ biết hành trì hết sức, còn được ở quả nào tuỳ Phật quyết, mà Phật ở đây là Tâm bạn ạ. Phật tức tâm, tâm tức Phật.
Có liên quan chứ bạn, Tu Tịnh Độ, niệm Phật giải thoát cho mình, và còn có thể giúp ta quay lại độ người, hoặc cũng có thể giúp ta độ người khác trong thời kỳ của ta ở cõi ta bà này.
Người tu TỊnh Độ chủ yếu dựa vào tha lực, nguyện lực của Ngài A Di Đà. Chứ tự thắp đuốc thật khó.

Trí Từ hi vọng nếu đã viết lên đây, dù là copy từ chổ khác đi nữa thì phải biết cái mình viết lên đây là gì để khi có người thấc mắc thì xin giải đáp giùm...
Với đoạn trích dẫn này trong kinh, có lẻ hungmp đã hiểu nên Trí Từ có phân vân sau:
Cái phần 3: đọc tụng kinh điển Đại Thừa là một trong các bước trên về cõi Cực Lạc, Trí Từ ít đọc kinh chỉ thường nghe giảng cho nên không biết kinh này do ai nói, hnugmp cho Trí Từ biết được không ? Vì người này sao vẫn cho rằng có kinh điển Đại thừa nên Trí Từ muốn hỏi là vậy.

Kinh này do Đức Phật thuyết pháp tại thành Vương Xá, trên núi Kỳ Xà Quật, Ngài A Nan là thị giả nên nghe và nói lại (Ngài A Nan có trí tuệ siêu việt) với câu: "Tôi nghe như vậy..." Người nghe nghe thấy, nên ghi chép và truyền tụng lại. Đức Phật lúc giảng tại thành Vương Xá về cõi cực lạc, về nguyện hạnh của A Di Đà Như Lai, về hướng dẫn niệm Phật ra sao đó đều là những câu chuyện, Đức Phật không đặt tên cho Kinh, Người đời nghe và đặt theo cho dễ hiểu. Nên kinh này do Phật Thích Ca nói.
Có rất nhiều kinh sách do Phật thuyết nói về niệm Phật, như Kinh Địa Tạng, Kinh A Di Đà, Kinh Vô lượng - Quán Vô Lượng thọ Phật, Kinh Phổ Hiền, Kinh DIệu PHáp Liên Hoa, Kinh Niệm Phật Ba la mật,... đủ thấy Đức Phật coi trọng việc niệm Phật thế nào, hoặc nếu cho rằng có thể người đời tư biên tự diễn thì có thể không thể phủ nhận là cõi Cực Lạc là nơi ngừoi tu mong về nhất. Dựa vào 48 đại nguyện mà mong về, về đó được nghe Pháp, giảng Pháp của A Di Đà Như Lai.
Đại Thừa theo ý hiểu của mình thì là Đại là lớn, thừa là Thừa hành vận chuyển lớn, luận hồi quay vòng như bánh xe lớn do vậy mà nói tới bánh xe lớn, luân chuyển không ngừng. Kinh điển đại thừa tức kinh điển này chỉ rõ không chỉ lợi mình, lợi người giúp vượt thoát khỏi luân hồi số lượng chúng sinh không thể nghĩ bàn. Mình chỉ hiểu vậy, nếu bạn lăn tăn thì con xin kính các Thầy Viên Quang, Tấn Hạnh, uudamhoahoi giải nghĩa cho con.

Hiện nay có rất nhiều người "làm biếng" thích tu tắt, tu dể, tu cho mau thành chánh quả. Nhưng trong chuyện Tu làm gì có thể như vậy, luật Nhân Duyên Quả ở đâu, Tham Sân Si chuyển biến ra sao, trụ tâm an định như thế nào... Hầu như những ai bám chặt 1 pháp môn đều không quan tâm đến. Tu được hiểu là Sửa Đổi, Tu Hành là phải thực hành chứ có phải chỉ biết niệm, biết nói không đâu. Người niệm Phật, chì trú, tụng kinh cả chục năm nhưng đến khi có chuyện không như ý thì đâu lại vào đó. Vậy thì bao năm qua khổ hạnh thế để được cái gì ?

Không có chuyện tu tắt đâu bạn ơi, niệm Phật 10 niệm liên tục không dán đoạn, thân tâm yên ổn lúc chuẩn bị tịch khó lắm chứ, nên tranh thủ lúc khoẻ mạnh mà kiên trì, đên khi đổ bệnh mà không mất chính niệm của mình. Đâu có nói dễ tu tắt được.
Luật Nhân quả ở đâu, cái này thật khó trả lời bạn cái này chỉ hiểu rằng đời có vay trả, vui vẻ với nó không oán hờn thì là tốt.
Tham Sân si chuyển biến ra sao ư? Không Tham lam của người, bằng lòng với những gì mình làm và kiếm được. Kiếm nhiều hay ít là do năng lực, cố gắng lao động sản xuất đúng đắn đúng Pháp Luật.
Sân không giận dữ mất hết lý trí, không oán thù, không hờn ghen. Trước đây ghét ai, thù ai giờ đây ta buông bỏ, cười nói vui vẻ với họ, vì họ nói Pháp.
Si: Tức không si mê mê đắm, có thể buông được là buông, không chấp trước. Ví dụ như ham mê tửu sắc quá độ giờ thì ta bỏ chỉ quan tâm tới vợ con, chúng sinh, không mê tín.

Trụ tâm an đinh, chỉ cần khởi Bồ Đề Tâm, liên tục yêu thương người khác như chính bản thân mình, Tâm mình vững tin nơi Pháp mình bởi lẽ Phật đã nói rồi, cứ thế mà nghe mà tu theo, dù rằng các nghiệp chướng hiện hữu, gọi là trụ tâm an định.
Niệm Phật mà vẫn xảy ra chuyện là không hành. Miêng niệm, đi đứng nằm ngồi, hành động là phải nghĩ rằng ta là Phật tương lai , ta đang làm sao phải cho xứng đáng, niệm Phật phải gắn vào hành, quán sự vô duyên của mình trước, nhìn lại bản thân mình trước. Hơn nữa những lần đụng chuyện vậy gọi là Đức Phật kiểm tra chúng sinh vậy.

Niệm Phật không yêu cầu phải gạt bỏ phiền não, vì có thương người mới có phiền não. Và mình khuyên không nên chỉ biết niệm Phật, chỉ biết tư lợi cho mình, hay giúp đỡ cho người khác mà cứ cho rằng ta có công đức. Lúc đó gặp chuyện dễ nổi sân si lắm.

Mình thì hàng ngày cố giữ càng nhiều càng tốt, nếu mắc phải mình sám hối ngay. Trước mình hay cãi mẹ, giờ không rồi, có đợt chẳng may cãi làm mẹ buồn khóc, âu cũng là do vô minh của mình mà ra cả, mình xin lỗi vì nghĩ rằng mẹ là Phật nên sám hối. Mình cũng sám hối trong tâm, bởi Tâm tức Phật. Đi đường chẳng may va chạm mình gạt bỏ hết háo thắng, tự trọng mà nói lời xin lỗi trước thật lòng bởi lẽ Chúng sinh cũng là Phật.
Tôi từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm ấy sám rồi tội liền tiêu.
Tâm đã sám thật sự rồi thì không có chuyện khẩu và thân lại hành theo tội lỗi ấy cả.
Mà đã sám hối thì phải biết chấp nhận nghiệp tội đừng mong trắng án, trắng hay không do Toà án lương tâm tuyên. Việc tu gặp đủ thứ chuyện là ta đang lãnh án của nhân quả đó, nghiêm chỉnh chấp hành án thôi.

Nói thiệt với hungmp là Trí Từ rất ít xem kinh điển, vì các nguyên nhân sau, nhân đây cũng xin tâm sự vài điều cùng hungmp:
1. Ít đọc là vì đọc ít hiểu, nghĩa lý kinh điển Bắc truyền toàn ẩn ý mà kinh điển Bắc truyền này thịnh hành nhất ở Việt Nam do du nhập từ Trung Quốc.
2. Do không có nghiên cứu gì nhiều nên đọc lại sợ hiểu sai ý kinh từ đó lầm đường thì khổ mà lại không biết cứ tưởng rằng là đúng. (gặp hạng người này rồi nên càng thấm thía)
3. Kinh điển hiện nay nhiều như cát sa mạc, tông phái nào cũng cho rằng kinh của họ là thượng tôn hơn cả làm cho Phật giáo càng ngày bị phân hoá rõ rệt.
Ai cũng biết đạo Phật là Trí Tuệ và Từ Bi, biết cái cốt lõi của đạo Phật là gì nhưng dùng trăm ngàn phương tiên khác nhau dần dần xa luôn cái chính yếu muốn truyền bá đạo Phật để làm gì.

Nhiều chùa hiện nay có những cái không phải của Phật giáo cũng đem vào chùa như: cúng sao, giải hạn, đốt vàng mã, đội sớ, thờ Bà, thờ Ông, thờ con Cóc, Tề Thiên, Thổ Địa, Thần Tài...Phật tử thì khoái mấy cái vụ "không làm cũng có ăn" cho nên cúng kiến linh đình.

Từ đó sinh ra quá nhiều hệ luỵ tai hại như hiện tượng các sư thầy hiện nay làm cho Phật giáo biến chất.
(Chắc hungmp có nghe nói 1 vị thầy nỗi tiếng ở Lâm Đồng tu theo pháp môn Tịnh độ bắt đầu tin chuyện nhập cốt, nhập xác và có khả năng hoá độ luôn)

Cái này mình cũng chẳng biết nói thế nào, chỉ biết chia sẻ cùng bạn mà thôi. :) Thôi thì tuỳ duyên vậy.

- Trí Từ không theo pháp môn nào cả, lý do có nói trên rồi đó. Trí Từ chỉ chủ yếu là "pháp môn nghe giảng từ nhiều vị giảng sư hiện nay". Vì nó thực tế và dể hiểu hơn rất nhiều.
- Không hiểu sao khi hỏi các "thần dân Tịnh độ" thì đến cuối cùng họ chỉ có 1 câu: Pháp môn này tu rất dể chứng, và rất dể tu, vì quá dể nên không ai tin và phải có duyên lắm mới tin mà theo được.

Sau đó Trí Từ nêu vài câu hỏi về lý Nhân Duyên, cách trừ Tham Sân Si, chuyển đổi tâm tính thế nào thì thường sẽ nhận được 1 câu: cứ Niệm Phật đi rồi biết...Một câu trả lời coi như không có trả lời.

Câu nói trên nghĩa rằng, hành trì đi rồi sẽ thấy, Phật Pháp cao sâu rất nhiệm mầu, Ngàn muôn ức kiếp khó gặp, nghe thấy thì vâng giữ, rồi quá trình tu tập sẽ hiểu chân nghĩa của Như Lai, càng hành trì càng hiểu sâu. Không thể nào cắt nghĩa, hay thấy bằng mắt trực tiếp rồi mới tin được đâu.
Bạn có để ý không chứ người nào tu Tịnh Độ đúng lúc sắp lâm chung rất thoải mái, và lúc sống cũng rất tự tại
Ơ trên mình nói rồi thôi. Muốn diệt trừ tham sân si phải sám hối tôi mình trước, cứ phát Bồ Đề Tâm, yêu thương chúng sinh như chính thân mình. Coi chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều là con cháu Như Lai.
Lại chia sẻ cùng bạn,

Đó là trả lời của mình với đạo hữu Trí Từ
Mong các thầy hoặc ai khác bổ trợ cho con thêm,

Kính
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Cám ơn sự quan tâm cùng tâm sự của hungmp,
Cũng vậy, Trí Từ thấy rằng do các vị bên Tịnh quá đặt cao vào việc tu dể dàng là việc Niệm Phật(không phải lao tâm, chỉ cần ráng niệm Phật cho thật nhiều) nhưng lại không quá chú trọng việc thực hành các hạnh lành khác để đạt được giác ngộ. Niệm Phật thì Trí Từ cũng hiểu đó là việc cột tâm vào 1 chổ thiện lành cao nhất là Phật. Nhưng có lẻ do việc truyền bá pháp môn này còn hời hợt không đến nơi đến chốn vì có lẻ chủ đích vẫn là Niệm Phật cho nên các hành lạnh khác mất thời gian để truyền không đơn giản bằng truyền tai nhau cứ Niệm Phật đi... Cho nên làm cho nhiều sự việc đáng tiết xảy ra như: chỉ biết niệm, tối ngày này, niệm có đếm cho đủ 1000 chẳng hạn, niệm mà không biết niệm thế nào cứ miệng nhép nhép Nam mô A Di Đà Phật... thì vô tình là cho pháp môn này bị coi như là "làm biếng".

- Thời kỳ Mạt Pháp là thời kỳ này bởi lẽ theo thời gian đạo Phật ra đời được hơn 2500 năm thì bạn có thể hiểu đây là thời Mạt Pháp rồi.
Thời kỳ này: Phật Pháp trở nên suy tàn, chỉ có giáo pháp chứ không có sự hành trì, và càng không có người chứng đắc quả vị.
(Chắc hungmp có nghe nói 1 vị thầy nỗi tiếng ở Lâm Đồng tu theo pháp môn Tịnh độ bắt đầu tin chuyện nhập cốt, nhập xác và có khả năng hoá độ luôn: Ông này là dựa vào Chính đạo mà làm điều xằng). Rồi hiện tượng Tăng Chúng không giữ giới luật, rồi nữ tu nhiều hơn nam, nói giáo lý thì nhiều hành trì và chứng quả thì không.
- Màu tô đỏ Theo cách hiểu này của hungmp thì Trí Từ cho rằng không đúng và hiểu sai về Mạt Pháp là gì. Nhân đây Trí Từ xin nói cái hiểu về Mạt Pháp:
. Mạt pháp nghĩa là Phật pháp bị suy vong, mà suy vong là do hàng Tứ chúng hộ trì chánh pháp của Phật gồm Tăng, Ni, Cư sĩ Nam, Cư sĩ Nữ, 4 hạng này khi ngồi lại với nhau không nói chánh pháp chỉ nói chuyện phiếm, chuyện thế gian cho nên góp phần chặt đứt sự truyền bá chánh pháp.
. Hiện này xã hội ngày càng tiến độ, tín độ Phật tử cũng tăng lên rất nhiều, phương tiện truyền bá thông tin rất nhanh gọn thì việc truyền bá kinh sách lẻ nào quá khó. Cái khó và nguy ở đây là do việc truyền bá từ chủ nghĩa cá nhân muốn tôn vinh mình rồi in sách nói về những điều không còn đúng như những gì đức Phật dạy nữa cho nên từ đây Mạt Pháp hình thành.
. Chúng ta không thể dùng vào thời gian để đo lường 1 sự Thành Trụ Hoại Không. Đạo Phật còn vượt trên khoa học, mà khoa học luôn chỉ là khởi đầu của Phật học thì khoa học tiến độ thì lẻ nào đạo Phật lại suy tàn ? Cho nên cách giải thích hiện nay về Mạt Pháp thật sự không rõ ràng sẽ làm người nghe hoang man...
- Màu tô đậm Ở đây ý nghĩa câu này có phải là các nguyên nhân gây ra Mạt Pháp phải không hungmp? Nếu vậy Trí Từ sẽ không đồng tình nguyên nhân Nữ tu nhiều hơn Nam. Lẻ nào hungmp lại trọng Nam khinh Nữ ngay tại chốn cửa chùa ?
Không có chuyện tu tắt đâu bạn ơi, niệm Phật 10 niệm liên tục không dán đoạn, thân tâm yên ổn lúc chuẩn bị tịch khó lắm chứ, nên tranh thủ lúc khoẻ mạnh mà kiên trì, đên khi đổ bệnh mà không mất chính niệm của mình. Đâu có nói dễ tu tắt được.
Luật Nhân quả ở đâu, cái này thật khó trả lời bạn cái này chỉ hiểu rằng đời có vay trả, vui vẻ với nó không oán hờn thì là tốt.
Tham Sân si chuyển biến ra sao ư? Không Tham lam của người, bằng lòng với những gì mình làm và kiếm được. Kiếm nhiều hay ít là do năng lực, cố gắng lao động sản xuất đúng đắn đúng Pháp Luật.
Sân không giận dữ mất hết lý trí, không oán thù, không hờn ghen. Trước đây ghét ai, thù ai giờ đây ta buông bỏ, cười nói vui vẻ với họ, vì họ nói Pháp.
Si: Tức không si mê mê đắm, có thể buông được là buông, không chấp trước. Ví dụ như ham mê tửu sắc quá độ giờ thì ta bỏ chỉ quan tâm tới vợ con, chúng sinh, không mê tín.
Trụ tâm an đinh, chỉ cần khởi Bồ Đề Tâm, liên tục yêu thương người khác như chính bản thân mình, Tâm mình vững tin nơi Pháp mình bởi lẽ Phật đã nói rồi, cứ thế mà nghe mà tu theo, dù rằng các nghiệp chướng hiện hữu, gọi là trụ tâm an định.
Niệm Phật mà vẫn xảy ra chuyện là không hành. Miêng niệm, đi đứng nằm ngồi, hành động là phải nghĩ rằng ta là Phật tương lai , ta đang làm sao phải cho xứng đáng, niệm Phật phải gắn vào hành, quán sự vô duyên của mình trước, nhìn lại bản thân mình trước. Hơn nữa những lần đụng chuyện vậy gọi là Đức Phật kiểm tra chúng sinh vậy.
Theo Trí Từ thấy thì chính do việc truyền tai nhau rất đơn thuần là: niệm Phật được vãng sanh. Nhưng hầu như khi Trí Từ hỏi các vị Phật tử hoặc chính các vị xuất gia khi có ý muốn hiểu rõ nét cách niệm Phật thì hầu như cũng như cách giải thích trên của hungmp rất chung chung mơ hồ, không thấy được nhân quả tội phước trong đó. Nói ra rất dài dòng, chỉ ngắn gọn ý chính là vậy.

Sau đó Trí Từ nêu vài câu hỏi về lý Nhân Duyên, cách trừ Tham Sân Si, chuyển đổi tâm tính thế nào thì thường sẽ nhận được 1 câu: cứ Niệm Phật đi rồi biết...Một câu trả lời coi như không có trả lời.
Trí Từ hỏi về cách diệt trừ chứ không hỏi định nghĩa hoặc cách diệt trừ theo nghĩa phủ định là được.
Ví dụ hungmp nói rằng: "Sân không giận dữ mất hết lý trí, không oán thù, không hờn ghen. Trước đây ghét ai, thù ai giờ đây ta buông bỏ, cười nói vui vẻ với họ, vì họ nói Pháp." Có lẻ do viết thêm sẽ rất dài dòng nên ngắn gọn thế này. Thôi thì cho qua, nói thêm dài lắm à.

Bạn có để ý không chứ người nào tu Tịnh Độ đúng lúc sắp lâm chung rất thoải mái, và lúc sống cũng rất tự tại
Có lẻ Trí Từ phước mòn, duyên kém nên chưa gặp được hoàn cảnh này, chưa gặp được người theo pháp môn Niệm Phật lúc ra đi thế nào mà cũng không có chứng được Tha Tâm Thông nên không thể biết chắc lúc người sắp mất đó tâm tư thế nào. Vì đa phần người còn sống nhìn vào cử chỉ thái độ biểu hiện bên ngoài của người mất chứ nào có biết tâm tư họ ra sao...

Rồi chốt lại mọi việc, ta sẽ cùng trợ tu nhau ở các vấn đề khác nhé, nếu còn gì thắc mắc, ta lại tiếp tục ở đây nha quí vị !
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Hihi ok đạo hữu Trí Từ
Niệm 100000000 tiếng Phật, tụng hàng ngàn bộ kinh, nói hay lý lẽ hàng ngàn đạo lý của Phật của đời, không bằng 1 lần cái nhìn hiền từ đối với chúng sinh, không bằng sự bỏ qua hận thù đối với những kẻ hại mình đạo hữu nhỉ.
Tôi chia sẻ đạo hữu suy nghĩ này về đạo hữu:
Đạo hữu không bao giờ đọc kinh Phật, hoặc ít khi đọc cũng không hẳn là tốt đâu, bởi lẽ mình phải đọc, đọc ít một ít một, tự mình ngẫm, tự mình quán chiếu đến việc mình làm, tự mình xem mình hành trì có đúng như Phật thuyết trong kinh không.
Chứ nghe các thầy khác, họ nói không sai cũng đúng nhưng là đúng theo ý hiểu của họ. mình lấy theo ý hiểu của họ để từ đó suy ra theo ý hiểu của mình, mà mình lại không đối chứng với ý hiểu của mình do mình tự đọc tự ngẫm rất không hay.
Bạn nên đọc ít một cũng được. Bạn tìm quyển kinh pháp cú, kinh bát nhã ba la mật, hay những lời phật dạy, gì gì đó, đọc và ngẫm và hiểu, rồi nghe các thầy giảng, các sư huynh tỷ muôi, thúc bá giảng ở trên diễn đàn này đối chiếu với suy nghĩ của mình ra sao.

A Di Đà Phật
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên