vienquang2

PHẬT GIÁO LÀ HAY KHÔNG LÀ TÔN GIÁO ? và những Hệ lụy...

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 1. Trăn trở về chủ kiến.

Kính các Bạn.

Gần đây có một số bàn luận râm rang về : PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ TÔN GIÁO HAY KHÔNG PHẢI LÀ TÔN GIÁO ?

Ồ ! Chủ đề này cũng hay hay nhĩ ?

Theo ý các Bạn thì sao ạ ?

Mời Bạn nào muốn linh tinh thì vào cùng VQ thảo luận ạ...



Vươn tay hái lấy sao trời,
Mang vào tâm tưởng cười đời... hi ha...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 2.- Thế nào là Tín Ngưỡng ?

Kính các Bạn. Khi giao tiếp trên xã hội. Người ta có khi hỏi nhau.- Anh, chị theo Tôn giáo nào ? Câu trả lời: Tôi Đạo Phật, hoặc Đạo Chúa v.v.... Như thế.- Rõ ràng Phật giáo là một tôn Giáo (dưới con mắt nhân loại).

Phần đông chúng ta đều biết.- Trong con người, có 2 thành Phần: 1. Thể xác và 2. Tâm Linh.

Phần thể xác thì ở đây chưa nói đến.

Về phần Tâm Linh: có 3 lĩnh vực chính: 1. Tín Ngưỡng. 2. Tôn Giáo. 3. Tư Tưởng.(Chúng ta sẽ cùng thảo luận).

1/. Tín ngưỡng.- Mầm mống của Tôn Giáo:

+ Thường Người ta có thể tin (Tín ngưỡng) vào một điều gì đó mà không cần lý trí để biết đúng hay sai ! Sự tín ngưỡng này lại có khuynh hướng truyền thừa cho thế hệ con cháu về sau. Ví dụ như; Người ta tin rằng: Có một đấng Tạo hóa, hoặc Phạm Thiên sanh hóa ra con người.- Đạo Phật không có Tín Ngưỡng theo quan niệm này.- Nên Đạo Phật không phải là Tôn Giáo loại này (Mà không nên nói: Đạo Phật không phải là tôn Giáo, có thể làm quần chúng hiểu lầm).

1a/.Một số Tín ngưỡng hình thành Tôn Giáo sơ khai:

Vì nhu cầu liên lạc với quỷ thần, "thầy mo và vu thuật" đã hình thành và dẫn đạo nền Tín ngưỡng sơ khai này. Cho mãi đến nay chúng vẫn còn lưu truyền . Cụ thể như tục thờ: Tứ Phủ, Hầu Đồng, v.v...- Nên Đạo Phật không phải là Tôn Giáo loại này (Mà không nên nói: Đạo Phật không phải là tôn Giáo, có thể làm quần chúng hiểu lầm).

1b/. Lịch sử Tín ngưỡng (Sơ khai) Tát Mãn Giáo.

Thời kỳ Thị tộc Mẫu hệ(buổi Bình minh của Tôn Giáo sơ khai):

*Thời Hồng Mông khởi thỉ; tư tưởng con người chỉ rất đơn giản, họ thấy cái gì gần gủi cần thiết thì sanh ra sùng bái (nhận thức luận),nên trong tín ngưỡng họ thờ cúng vật tổ như ở Trung Quốc có Ưng tộc,họ thờ chim ưng,phúc tộc thờ vơi, Miêu tộc thờ mèo rừng, theo các nhà dân tộc học họ cho rằng miền Bắc Việt Nam có lệ chích khăn mỏ quạ là biểu tượng Chim hồng, chim Lạc di tích của nền tín ngưỡng thờ Vật tổ....Người Chăm và một số vùng ở Ấn độ ,có tục thờ Lingam, hoặc thờ Bò v.v...- Đạo Phật không phải là Tôn Giáo loại này.- Nên Đạo Phật không phải là Tôn Giáo loại này (Mà không nên nói: Đạo Phật không phải là tôn Giáo, có thể làm quần chúng hiểu lầm).

(Lượt trích:) Quan điểm của giáo sư Tống trong sách "thầy mo và vu thuật" cho rằng thầy mo xuất hiện vào trung kỳ xã hội thị tộc mẫu hệ,vì nó gần lịch sử hơn các thuyết khác...
....Vì nhu cầu liên lạc với quỷ thần,vu sư (thầy mo) đã ra đời Sự ra đời của vu sư còn có quan hệ mật thiết với việc hình thành quan niệm sùng bái Tổ tiên...Đương nhiên người ta sùng bái Tổ Tiên không chỉ đơn thuần là tưởng nhớ mà quan trọng hơn là mong được linh hồn tổ tiên mình từ cõi u minh phù hộ độ trì.Thế là cần có một sứ giả làm môi giới giữa quỷ thần với người sống.-Và Vu sư đã ra đời...Đó là bối cảnh và nội dung của Tát mãn giáo một loại Tôn Giáo nguyên thủy của nhân loại.- Đạo Phật không phải là Tôn Giáo loại này (Mà không nên nói: Đạo Phật không phải là tôn Giáo, có thể làm quần chúng hiểu lầm).

PG là Tôn Giáo ? Thn110


* Với những khái niệm Tín Ngưỡng nêu trên.- ĐẠO PHẬT KHÔNG THUỘC TÍN NGƯỠNG LOẠI NÀY, NÊN ĐẠO PHẬT KHÔNG PHẢI LÀ TÔN GIÁO (loại Thần Thánh này)- THỰC TẾ ĐẠO PHẬT LÀ TÔN GIÁO (kiểu tín ngưỡng khác ở trên).
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 3.- Tôn Giáo còn gọi là Đạo.

Thế nào là Đạo ?

Đạo là con đường dẫn đến. Thí dụ nói Thanh Văn Đạo, là con đường dẫn đến Thanh Văn, Bồ Tát Đạo, là con đường dẫn đến Bồ Tát, Phật Đạo, là con đường dẫn đến thành Phật v.v... Đạo là Bổn Phận, như Đạo cha con, vợ chồng v.v... Đạo Đức kinh nói; "Đạo khả Đạo phi thường Đạo" Nghĩa là Chân Đạo .- Cái Chân Đạo Tuyệt đối này không thể dùng Ý Thức mà đến được. Chúng ta thấy. Đạo Giáo là môn triết học cổ đại, không có Thần Quyền. Thế nhưng vẫn là Tôn Giáo. Giáo lý Phật nói Đạo là Lý Tánh tuyệt đối (Chân Đạo).Chân Đạo là Chân Như .

PG là Tôn Giáo ? Eo_jfi10


Ngài Ngạo Thuyết có câu nói rất hay:

"Dùng Ý Thức mà có thể luận Đạo được ư ? Cái Đạo luận bằng Ý Thức thì chỉ là Đạo Thuộc Tục Đế. Chân Đạo thì không thể !"

(Trước khi nói về Chân Đạo, chúng ta sẽ xem xét Đạo Thế Tục Đế)
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 4.- Thế Tục Đạo.

Thế nào là "Thế Đạo" ?

Nghĩa là Tôn Giáo ở trong Thế gian.

+ Trong thế gian. Tôn Giáo được cô động bằng kinh nghiệm thấy, nghe. Hoặc trong giấc mơ (Tưởng Thức).- Nói chung không ra ngoài 18 giới.- 6 căn, 6 trần, 6 thức.

+ Tôn Giáo được dùng nền tảng Tín ngưỡng để "Thăng Hoa" thành Tôn giáo .

+ Tín Ngưỡng "Đôi khi" có thể được nâng cấp thành ra một vấn đề thiêng liêng cao quí.- Gọi là Đức Tin.

+ Trong Đạo Phật, Tín Ngưỡng được "Thăng hoa".- chia làm 2 khuynh hướng Niềm Tin. cụ thể là:

  • Niềm Tin, không có lý trí, mà do thói quen, hoặc không có nhận thức đúng đắng. Gọi là Mê TÍN.
  • Niềm Tin, dùng lý trí, hoặc nhận thức đúng hay sai. Gọi là CHÁNH TÍN (thuộc Bát Chánh Đạo).

Tôn Giáo: Trong tập quần tín ngưỡng. Trong đó có những người thông tuệ nổi bậc, họ sẽ hệ thống lại, chế tác và quy ước những "Giáo điều" và đặc tên biểu tượng cho tín ngưỡng đó. Khi ấy tín ngưỡng đã hình thành một TÔN GIÁO.

- Tôn Giáo đa phần có tính chất ràng buộc và phục vụ cho Thần quyền (Hoặc Niềm Tin không Thần Quyền, thì là Giáo Quyền). Và vì mục đích phục vụ Thần quyền hoặc Giáo Quyền nên Tôn Giáo có thể vận dụng "phương tiện" để đạt mục đích .

Screenshot (135).png


* Các điều kiện để hình thành một Tôn Giáo là:

1/. Có vị Giáo Chủ (thí dụ Phật Thích Ca là Giáo Chủ Đạo Phật)
2/. Có Giáo lý riêng biệt theo tôn chỉ mục đích không trùng lập Đạo khác.
3/. Có tín Đồ.
4/. Có Giáo hội.
5/. Có luật lệ, hoặc giáo điều.

Tóm lại, Đạo Phật là một tôn giáo, vì đạo Phật có giáo chủ, hệ thống giáo lý, một tổ chức tăng đoàn, nhưng đạo Phật không chấp nhận vai trò thượng đế cứu thế, đề cao vị trí con người và vai trò tình thương trí tuệ.
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 5- Phải hay không là TG và những hệ lụy.

Do dùng Ý Thức để học Đạo và Hành Đạo, nên dẫn đến loạn tưởng về nhận thức Tôn Giáo.- Cụ thể như: Có một số bậc "Danh Tăng", lúc thì nói: "Đạo Phật là Tôn Giáo", lúc lại nói: "Đạo Phật Không là Tôn Giáo". Làm cho Phật tử "rối như tơ vò" !

Cụ thể như:

Bậc Danh Tăng.- TL Thích Thông Lạc:

Cội nguồn của Trưởng Lão Thích Thông Lạc.(chùa Am. Trảng Bàng TN. )

Screenshot (136).png

Thầy Viện Chủ được may mắn sanh trong một gia đình có truyền thống tu hành Phật Giáo. Thầy sanh ngày 17-9-1927, mẹ Thầy đã có hai người con rồi tái giá mà Thầy là người con đầu của người chồng sau, Thầy có tất cả 7 anh chị em. Từ ngày ông Cố Nội lập ra Long An Tự, rồi kế truyền ông Nội, rồi bà Nội, ông Bác và ông Thân Sinh đều tu theo Tịnh Độ Tông; riêng ông Thân Sinh đã vào Núi Bà Đen tu thêm Mật Tông bùa chú rất linh hiển của một Ông Lục.

Thầy Viện Chủ ngay từ lúc 8 tuổi đã được xuất gia vào chùa tu học dưới sự dạy dỗ của ông Bác và ông Thân Sinh.

Thầy học thông suốt Hán tự, học kinh sách, học ứng phú đạo tràng, rành thông nghi lễ cổ truyền của Tịnh Độ Tông, lại được chân truyền bùa chú Mật Tông của ông Thân Sinh nên pháp lực khá được nổi tiếng. Năm 16 tuổi mới bắt đầu học chữ quốc ngữ và Thầy đã đỗ được các văn bằng Tú Tài toàn phần chương trình Pháp.

Năm 1961, do tình hình chiến tranh bất an trong vùng, Thầy xin về chùa Ấn Quang tu học và được Hòa Thượng Thiện Hòa đỡ đầu nhận làm đệ tử. Thầy đọc thêm nhiều kinh sách, lại học giáo lý Đại Thừa với các Hòa Thượng Thiện Hoa, Thiện Hòa, trong khi nhận dạy sinh ngữ Pháp và làm Tổng Giám Thị trường Bồ Đề Chợ Lớn và Giám Học cho trường Bồ Đề Mỹ Tho, do Đại Đức Thích Quảng Chánh và Đại Đức Thích Viên Hạnh làm Hiệu Trưởng. Thời gian này đã mở rộng tầm hiểu biết của Thầy về Phật Giáo với những cao siêu của Giáo Lý Đại Thừa và đầy hấp dẫn trí tuệ giải thoát của làn gió mới Thiền Tông.(còn tiếp)

trích từ nguyenthuychonnhu.net

++++++++++++++++

Nhận xét đoạn trên: Qua lời kể của TL Thích Thông Lạc ở tiểu sử.- Chúng ta thấy.- Ngài xuất sanh từ Giáo phái Cổ Sơn Môn Việt Nam.

(Bài sau chúng ta xem về Cổ Sơn Môn mà ngài " được may mắn sanh trong một gia đình có truyền thống tu hành Phật Giáo".)
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 6.- Sự suy đồi trong PG trước thời Cổ Sơn Môn (Cổ truyền)- Hệ lụy về " PG là lối sống của con người Duy Trí Thức".

Phong trào tu học Đạo Phật, khi thăng, khi trầm. Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam ra đời vào năm 1969 (Kỷ Dậu) là hậu thân sau cùng trong tổ chức Phật giáo Lục Hòa Tăng Việt Nam, một tổ chức Phật giáo có truyền thống yêu nước.

Hòa thượng Thích Mật Thể trong công trình Việt Nam Phật giáo sử lược đã viết: “Đến nỗi gần 15 năm lại đây, hiện tượng suy đồi ấy lại biểu diễn đến chỗ đồi bại, phần đông tăng già chỉ nghĩ đền danh vọng, chức tước, xin bằng Tăng cang, Trú trì, Sắc tứ… Ôi tinh thần Phật giáo đến đây hầu đã tuyệt diệt!”.

Cư sĩ Khánh Vân với bài viết Phật giáo chúng ta vì đâu chịu cái hiện tượng suy đồi?, chỉ ra rằng: “Có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu, thọ trì, sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại thủ dị cầu kì, học thêm bùa ngãi, luyện roi thần,… gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thực ra là lợi dụng lòng mê muội của thiện nam tín nữ, mở rộng túi tham quơ quét cho sạch sành sanh…! Hiện trạng như thế sao bảo chẳng suy đồi”.

Cũng từ thực trạng đó, cư sĩ Thanh Quang trong bài “Hiện trạng Phật giáo xứ ta” đăng trên báo Đuốc Tuệ, đã nói lên tâm trạng của mình: “Đau đớn thay xứ ta, những hạng người xuất gia vào chùa phần nhiều chỉ học đặng vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp tán cho già, nay lĩnh đám này, mai lĩnh đám khác, cũng tràng hạt cũng cà sa, thử lật mặt trái của họ mà xem thì có khác nào người trần tục”.
phatgiaoquangnam.com

(nói thêm về thực trạng) Ở VN có những lúc chùa chiền bỏ phế không ai tu. Vì muốn giữ gìn niềm tín ngưỡng, bà con địa phương tổ chức "cưới vợ cho sư" (cho có người thắp nhang nơi thờ tự !). Riết rồi thành "rong đóng đầu cầu , nhìn quen thấy đẹp !". có một số địa phương ở chùa Sư có vợ, có con sống chung, sư vẫn làm ruộng rẩy, và bao nghề nghiệp để sinh sống (không cần sự cúng dường) như người thế gian.

Trong hoàn cảnh ấy TL Thích Thông Lạc có thân thế đặc biệt: (trích lịch sử TL Thông Lạc)
"Thầy Viện Chủ được may mắn sanh trong một gia đình có truyền thống tu hành Phật Giáo. Thầy sanh ngày 17-9-1927, mẹ Thầy đã có hai người con rồi tái giá mà Thầy là người con đầu của người chồng sau, Thầy có tất cả 7 anh chị em. Từ ngày ông Cố Nội lập ra Long An Tự, rồi kế truyền ông Nội, rồi bà Nội, ông Bác và ông Thân Sinh đều tu theo Tịnh Độ Tông; riêng ông Thân Sinh đã vào Núi Bà Đen tu thêm Mật Tông bùa chú rất linh hiển của một Ông Lục.- Thầy Viện Chủ ngay từ lúc 8 tuổi đã được xuất gia vào chùa tu học dưới sự dạy dỗ của ông Bác và ông Thân Sinh." (hết trích)

Thực trạng ấy. Đâu chỉ riêng nước ta, như câu chuyện sau:

Gần đây có một số Phật tử Việt Nam theo học Ðạo với các Thầy Lạt Ma Tây Tạng. Những Phật tử này thường vẫn còn khái niệm Thầy tu không được có vợ. Vì thế nên có một cô Phật tử ở Canada đến nói với tôi rằng: "Con theo học với vị Lạt Ma này được hai tháng nhưng sau khi biết ông ta có vợ thì thôi, không theo học nữa".
http://phatgiaonamdinh.vn/dien-dan/nhip-cau-doc-gia/thay-tu-co-vo.html#:~:text=Chữ Sư có nghĩa là,thầy dạy võ) v.v...

(theo HT. TS Th Trí Siêu)
Giá trị đạo đức của một ông Thầy không nên được đánh giá trên việc ông ta có vợ hay không có vợ. Ở Nhật Bản các vị Tăng đa số đều có vợ. Có nhiều chùa, sau khi vị trụ trì mất thì con của họ lên thay thế làm trụ trì. Có hai vị thiền sư Nhật nổi tiếng là Shunryu Suzuki (1905-1971) tác giả quyển "Thiền tâm, Sơ tâm" (Zen mind, Beginner"s mind) và Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966) tác giả bộ "Thiền Luận". Khi nói về hai vị này, nhiều người gọi họ là Ðại Sư. Tôi tự hỏi không biết những người này có biết là hai Ðại Sư của họ có vợ chăng? Nếu biết thì có còn gọi là Ðại Sư nữa không?

Riêng theo truyền thống Tây Tạng thì có hai loại Lạt Ma. Lạt Ma Tăng không có vợ và Lạt Ma cư sĩ có vợ con.

Trong bốn phái lớn vừa kể, ba phái đầu được gọi là Hồng Mạo phái (phái mũ đỏ), phái chót là Hoàng Mạo phái (phái mũ vàng). Phái này rất tôn trọng giới luật nên đa số Lạt Ma đều là Tăng. Kể sơ các dòng phái của Tây Tạng để bạn đọc và người nào muốn theo học với Phật Giáo Tây Tạng khỏi bị bỡ ngỡ trước vấn đề "Lạt Ma có vợ".

Với dân Tây Tạng, một vị Lạt Ma có vợ hay không, việc đó không thành vấn đề. Hơn thế nữa, trong giáo lý Mật Tông Tây Tạng (Tantrayana) có những pháp môn mà trong đó hành giả cần phải có vợ hay một người nữ cùng tu để tập chuyển hóa những năng lực tính dục (énergie sexuelle) hầu sớm mau đắc đạo. Ðây là một điều mà Phật tử Việt Nam không thể nào hiểu nổi, nhiều khi còn cho đó là bàng môn tả đạo. Và đây cũng là một lý do mà tôi không muốn truyền bá Phật Giáo Tây Tạng sau sáu năm học Ðạo với các Lạt Ma.

Tạm bỏ qua chuyện Sư Nhật hay Lạt Ma Tây Tạng có vợ, bây giờ nói đến chuyện các vị Sư hoàn tục để cưới vợ. Theo truyền thống Phật Giáo ở các nước Nam Tông như Thái Lan, Miến Ðiện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, các vị Sư tu hành lâu năm hoàn tục vẫn được Phật tử kính nể vì họ quan niệm rằng vị Sư đó dù đã hoàn tục nhưng kiến thức và phẩm chất đạo đức của ông vẫn không mất. Ngược lại trong giới Phật tử Việt Nam thì lại quan niệm việc hoàn tục là một sự thất bại, có nghĩa là vị Sư đó tu hành không đến nơi đến chốn, không có nghị lực để bị sa ngã, v.v... Vì đa số Phật tử quan niệm như thế nên các vị Sư hoàn tục thường có mặc cảm, rồi đoạn tuyệt hẳn với Ðạo Phật, không còn bén mảng tới chùa nữa. Như vậy không những chùa mất đi một vị Tăng mà còn mất luôn một người Phật tử nữa. Ðây là một điều đáng tiếc và quan niệm này hãy còn thiếu nhiều thương yêu hiểu biết.

"Chiếc áo không làm nên Thầy tu" kia mà! Sao chúng ta cứ mãi vô minh cố chấp vào hình thức? Tu là phải như thế này, phải như thế kia!

Từ lúc vào chùa đi tu đến nay, tôi đã chứng kiến nhiều huynh đệ hoàn tục. Ban đầu tôi cũng bất mãn, thầm trách Thầy tôi sao không khuyên răn ngăn cản họ. Nhưng rồi với thời gian, tôi hiểu và thông cảm, thấy rằng họ còn những bài học cần phải học, cần phải hiểu để tiến hóa. Ðạo không nhất thiết phải học ở trong chùa hay trong kinh sách mà Ðạo ở khắp mọi nơi.

Có nhiều Phật tử phê phán: "Tội nghiệp Thầy đó nghiệp nặng, hoặc Sư Cô đó còn nặng nợ trần gian". Họ làm như mình không còn nặng nợ nữa vậy. Có biết đâu mình cũng nặng nợ như ai nhưng trốn nợ hoặc chưa tới lúc phải trả đó thôi! ( trích HT. TS Th Trí Siêu)
Screenshot (143).png


Kính lạy Thiền Sư Thích Trí Siêu . Vị Đại hùng, đại lực, Đại Từ bi....

Kính lạy chư vị Tổ phụ của TL Th Thông Lạc, người đã hạ sanh ra đấng thầy siêu xuất Th Thông Lạc...
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 7.- Sự hận thù của Alahan Th Thông Lạc.

Trong suốt hơn hai năm, Thầy Viện Chủ đã dùng tuệ Tam Minh xét duyệt toàn bộ kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông (chữ Hán và chữ Việt) trong các thư viện Phật Giáo. Thầy phân tích và xếp loại kinh sách nào đúng hay không đúng với PHẬT PHÁP, và nhờ vậy, bộ sách ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT được hình thành và được biên tập và in ấn dần từ cuối năm 1997 đầu năm 1998. Đồng lúc Thầy cũng biên soạn các sách khác, trong đó có hai bộ lớn là GIỚI ĐỨC LÀM NGƯỜI VÀ GIỚI ĐỨC LÀM THÁNH tức là nằm trong bộ sách ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ.
(nguyenthuychonnhu.net)

* vấn nạn "cướp chùa" ở Nguyên thủy chơn như.
Giáo Sư tiến sĩ Vũ Thế Ngọc có bài nhận định, sau:
Thời gian phong trào sinh viên xuống đường chống quân phiệt cuối thập niên 1960’s tôi thường để ý đền một thanh niên nhỏ bé nhưng mạnh mẽ thường đi gần. Hỏi ông bạn Thích Quảng Trí (chủ tịch ban đại diện sinh viên Phật khoa của Đại học Vạn Hạnh) tôi mới biết ông là Thông Lạc một sinh viên dự thính của Phật Khoa. Vài lần trò truyện tôi rất có cảm tình với một người rất nhiệt thành và yêu nước như ông. Thấy ông là người hiền lành và yêu thích Phật học nhưng không đọc đựơc sách Anh ngữ và Hán văn. Vì sách triết học Phật giáo lúc bấy giờ tương đối rất hạn chế nên tôi tặng cho ông bộ kinh Pāli Nikāya vừa được thầy viện trưởng Minh Châu dịch ra Việt văn.
.........
Cá nhân tôi chỉ là người nghiên cứu kinh điển nên luôn luôn tránh thảo luận về việc “chứng ngộ” và càng không có khả năng chứng minh việc thành tựu đắc ngộ thánh quả A-La Hán hay Phật quả của sư Thông Lạc. Tuy nhiên đây là một đề tài tranh luận lớn trong nôi bộ Phật giáo đương thời. Đã có rất nhiều tranh luận hiện đang còn đăng trong nhiều diễn đàn Phật học. Trong số đó có một bài phản biện dài của cư sĩ Tâm Diệu trong ban biên tập Thư Viện Hoa Sen - đặc biệt còn có một loạt bài nghiên cứu rất giá trị của Tỳ Kheo Thích Nguyên Hải là “Đối Thoại Với Thầy Thông Lạc” (đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen từ ngày 6-6-2011). Tỳ kheo Nguyên Hải đã dùng chính kinh điển Pāli Nikāya để phân tích “Thầy Thông Lạc Hiểu Lầm Nhưng Lời Dạy Của Đức Thế Tôn Trong Kinh Tạng Nikāya” (chương 1), “Thầy Thông Lạc Sai Lầm Về Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa” (chương 2). Đặc biệt trong loạt bài này đã khẳng định trong chương 5 “Thầy Thông Lạc Không Đắc Tam Minh” và chương 6 “Thầy Thông Lạc Không Đắc Thánh Quả A La Hán, cũng không Đắc Quả Vị Nào Trong Tứ Quả”...
.....
Việc tranh luận sự chứng ngộ quả A La Hán của sư Thông Lạc có lẽ đã trôi vào quên lãng sau khi sư Thống Lạc viên tịch vào năm 2013. Đặc biệt là Tu Viện Chơn Như sau này hoàn toàn thất bại trong hứa hẹn sẽ sản xuất ra các vị A-La Hán và việc kiện tụng tài sản trong gia đình về việc kế thừa đất đai tự viện. Tuy nhiên hiện nay người ta lại nhắc đến Tu Viện Chơn Như vì người cháu của sư Thông Lạc, dương kim trụ trì tu viện...
(TS Vũ Thế Ngọc.- tản mạn về sư Thông Lạc) (hết trích)


PG là Tôn Giáo ? Screen29


Nhìn những hình ảnh này mong quí phật tử kỳ cựu và phật tử mới biết Chùa Am sẽ giác ngộ nhân quả không có kẽ hở. Gốc gác lịch sử Chùa Am vốn là của giòng tộc họ Lê. Cô Diệu Quang là em tên họ là Lê Kim Lệ, Mật Hạnh là cháu ruột của đức Trưởng Lão. Con của người em thứ 5. Tên là Lê Ngọc Ẩn. Quí phật tử có duyên dự thời pháp cuối cùng có phật tử hỏi: ''sao Thầy không ở phía trước Chùa Am lại ra phía sau?''. Ngài trả lời: ''Tại người ta cướp chùa...'' Tất cả diện tích đất phía sau có ra cũng do nhân quả ''người ta cướp chùa'' thành ra Phật ở đâu thì đệ tử hộ trì Chánh Pháp ở đó. Khu đất rộng lớn ở phía sau do cô Minh Châu tóc bạc phơ cúng đất nhiều, cộng với ít đất và 2 cái thất của Trang. Còn lại phần lớn là của phật tử Hà Nội, cả nước và hải ngoại cúng tiền cộng lại hàng tỷ, hàng tỷ... nhờ Trang mua thêm đất để xây thất. nhà để kinh sách, khu chuyên tu, khu tiếp nhận thành ra có cổng 1 và cổng 2 có ra vào năm 2009. Dần dà Trang đứng giấy đỏ đó là lẽ tự nhiên?
Do có nhiều phật tử thắc mắc tại sao đức Trưởng Lão giao đất đai, tu viện cho em cháu mà không giao cho người khác?
Vậy hình ảnh này thay cho câu trả lời giải mối nghi tình người thắc mắc rằng Ngài không giao cho em và cháu và cũng chẳng giao cho bất kỳ ai ngoài giòng tộc hay các đệ tử của Ngài.
Chúng ta từ nhân quả đến phải không quí phật tử.Khi còn trụ thế Phật VN (ám chỉ sư Thông Lạc) đã dạy ''trong tu viện không có người chứng đạo''
Theo ý con trò thì quí phật tử hãy tự thắp đuốc, xây cất am thất, chùa, tịnh xá, TTAD tại địa phương của mình tinh cần tu tập Như lý tác ý, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ ngồi chơi thảnh thơi vô sự để bảo trì ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT, NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY....(hết trích)

Đó là hận thù trong nội bộ. Và còn những hận thù của ngoại bộ.

* TL. mắng khối Đại thừa PG:

NIỆM GIỚI:
nguyenthuychonnhu.net)
Niệm Giới như thế nào? Các nhà Đại Thừa dạy niệm giới cứ mỗi nửa tháng một kỳ tụng giới vào ngày 14 hoặc ngày 30. Họ tập trung nhau lại tụng giới. Đó là cách thức của họ niệm giới của Đại Thừa. Niệm giới như vậy dù họ niệm một triệu kiếp cũng không nghiêm trì được giới luật, cũng không thanh tịnh được thân tâm, chỉ là một hình thức lừa đảo tín đồ xem như mình có giữ giới.
Họ đâu biết rằng Giới luật là hành động sống đạo đức của một vị Thánh Tăng, nếu họ tụng giới luật suông như vậy thì không có ý nghĩa và lợi ích gì cả, đó chỉ là hình thức che đậy cho sự phá giới của họ.
Cho nên hầu hết các thầy Đại Thừa niệm Giới như vậy đều sống phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới hết không còn một giới nào là họ không vi phạm.
(Trích ở sách: BÊN THẦY CHÚNG CON HỌC ĐẠO tập1 trang133/

Bắc Tông lừa đão:(trích)

TÁNH BIẾT
LỜI PHẬT DẠY:
“Này Vaccha, những ai nói như sau: “Sa Môn Gotama là bậc nhất thiết trí, là bậc nhất thiết kiến. Ngài tự cho là có tri kiến hoàn toàn: “Khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngồi và khi Ta thức, tri kiến luôn luôn tồn tại, lên tục”. Thì đây là nói về Ta không đúng với điều đã nói, họ đã vu khống Ta với điều không thực hư ngụy” (kinh Trung Bộ tập II trang 309 kinh Ba Minh Vacchagota)
CHÚ GIẢI:
Đọc đoạn kinh này chúng ta thấy đức Phật đã xác định rất rõ ràng, Ngài phủ nhận kinh sách Đại Thừa nói những điều không đúng sự thật, nói trong ảo tưởng. Kinh sách Đại Thừa đều cho Phật là bậc nhất thiết trí, là bậc nhất thiết kiến và nhất là tánh biết, tánh thấy, tánh nghe thường hằng bất biến (tri kiến luôn tồn tại). Ở đây đức Phật cho rằng người nào nói Phật như vậy là nói không đúng, là vu khống Phật với điều không thực, hư ngụy.
Đối với đạo Phật mà nói Phật tánh, tánh thấy, tánh nghe, tánh biết là nói những điều không thực, hư ngụy, là nói không đúng chân lí, là nói chuyện trong mơ mộng không cụ thể, rõ ràng. Cho nên hiện giờ mọi người vô minh bị lừa đảo bằng những danh từ rất kêu, Chân Không, Tánh không, Bản Lai Diện Mục Hiện Tiền, Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm, Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật, Phật tánh, Tánh Thấy, Tánh Biết, Tánh Nghe. vv…
(Trích ở sách NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT tập 5 trang 60)
nguyenthuychonnhu.net

* TL Thông Lạc bài báng Đại Thừa PG qua các luận điểm:
MỤC LỤC

I). Đại Thừa là của Bà La Môn để lừa đảo tín đồ Phật Giáo
II). Thiền Đông Độ là của Lão Giáo, gọi là "Thiền Giáo đồng hành"
III). Tịnh Độ, Pháp Hoa, Mật Tông, Thiền Tông là của Bà La Môn.
1. Tịnh Độ Tông là mê tín, lừa đảo, biến tu sĩ thành Thầy tụng
2. Mật Tông là tà thuật, biến ông Thầy thành Thầy Thầy bùa, v.v.
3. Pháp Hoa Tông là cúng bái, van xin nương vào thần quyền
4. Thiền Tông biến Phật Giáo vô ngã thành Phật Giáo hữu ngã
IV). Nói về vô ngã: Vô ngã ác pháp là Niết Bàn, chứ không phải vô ngã là Niết Bàn.
Vô ngã cả ác lẫn thiện là cây đá
V). Nói về hành thiền:
1. Ngồi thiền không động, không nói, không nghĩ thì như gỗ đá
2. Không chấp nhận hành không, hành ác, chấp nhận hành thiện

VI). - Thiền Đông Độ ức chế niệm thiện-ác là khai mở tưởng tuệ
- Lý Bát Nhã của Đại Thừa phá Phật Giáo tận gốc (Tứ Đế)
VII). - Thiền tông ức chế ý thức cho là định, đó là định ngoại đạo
  • Hết vọng phát sinh hiểu biết gọi là trí tuệ, sự thực là tưởng tri
  • Thiền sư hý luận, nói Đông nói Tây, la, hét, chỉ, trỏ, v.v.
VIII). Kinh Kim Cang: - Không có pháp hành, toàn hý luận suông
- Chưa ai làm được như kinh, toàn bánh vẽ
IX). Kinh PhạmVõng: - Không phải của Phật, là của Bà La Môn
- Kinh PhạmVõng có thâm ý diệt PhậtGiáo
X). Kinh Duy Ma Cật như rắn thêm chân để lường gạt Phật tử
XI). Kinh Thủ Lăng Nghiêm:
1. Lường gạt mọi người
2. Tánh thấy nghe giác sáng suốt mà chui vào cái đãy thối
3. Có Phật tánh mà ngu như con bò
XII). Kinh Viên Giác do Tổ thuyết để lường gạt tín đồ Phật Giáo
XIII). 1. Không có Di Lặc, chỉ là sản phẩm của Bà La Môn
2. Đưa Đức Di Lặc ra để làm cách mạng lật Đức Thích Ca
XIV). - Trung Quán Luận của Ngài Long Thọ là hý luận là bánh vẽ
- Các người tu theo đều chết đau đớn .
XV). 1. Kinh Địa Tạng là của Bà La Môn mục đích lường gạt
2. Cầu siêu làm tuần thất là mê tín
XVI). Thiền Sư Nguyên Thủy chưa đạt đạo:
1. Thiền sư Ajahn Chad viết tập Mặt Hồ Tĩnh Lặng sai giáo pháp
2. Thiền Sư Mahãsi, viết tập *** sai ý nghĩa của Phật
XVII). Tổng Kết
Trích Dẫn Tham Khảo
(link Bài quan trọng cần xem)
thuvienhoasen.org
(vì DĐ không cho phép. Các Bạn vào google tìm: Phản Biện Hiện Tượng Thích Thông Lạc - Toàn Không)

Vấn đề 2 tông phái Ngài Ngạo Thuyết có bài viết:

Hóa giải thâm cừu, đại hận giữa các hệ phái đạo Phật (Ngạo Thuyết P. 1)
Thâm cừu, đại hận - Nghe có vẻ thật khoa trương song cụm từ đó cũng không phải là cách diễn đạt vô lối, đoản hậu. Nếu tựa trên bình diện tổng thể về sự phân tranh giữa các hệ phái đạo Phật thì mọi người sẽ dễ dàng nhận ra sự rạn nứt, chẳng dung nhau giữa các pháp môn học Phật là thật có, việc tương tàn giữa các hệ phái đạo Phật đã là mối thù truyền kiếp từ rất lâu xa.
Và ngày nay điều đó vẫn đang tiếp diễn, việc những người học Phật khác tông phái, pháp môn dùng những lời thô trược, hằn học ném vào nhau đã trở nên thường đến rất đỗi thường.
Người học Phật lấy Từ bi hỷ xả làm gốc, lấy chánh kiến, chánh ngữ mà gieo duyên chánh pháp nhãn tạng Như Lai. Thế sao… Vì đâu nên nỗi !!! (hết trích)

TL Th Thông Lạc tự xưng là A la Hán. ...Ồ...Thì ra A la hán cũng có thâm thù, đại hận !!!... Và thâm thù, đại hận đó có lẽ lưu truyền đến nhiều thế hệ đời sau (truyền kiếp) của ngài...nên thành những hệ lụy đau lòng ngày nay.
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 8.- Phương tiện của Tôn Giáo.

Kính các Bạn.
Như trước đây chúng ta đã thấy. Thế Gian Đạo (Tôn Giáo), lấy Ý Thức, lấy 18 Giới, nên hoặc là kinh nghiệm thấy, nghe, hay, biết, hoặc trong giấc mộng, hoặc Thần khải mà tạo nên Tôn Giáo.

Phật Giáo thì hoàn toàn khác

PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG CỦA PG .- Dùng Nhị Đế.- Loại trừ Ý Thức suy lường.

* PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC CỦA PG LÀ CHÂN LÝ VŨ TRỤ, MÀ ĐỨC PHẬT VÌ LÒNG TỪ BI, ĐÃ BIẾN HIỆN THÀNH TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC .
  • ĐỂ TRONG CÕI MỘNG TƯỞNG CỦA CHÚNG SANH CÓ ĐƯỢC ÁNH SÁNG GIÁC NGỘ.
  • ĐỂ LÀM CHO CHÚNG SANH TỈNH THỨC, XÃ BỎ MỌI ĐẤU TRANH, MỌI VÔ MINH LẦM CHẤP .
  • ĐỂ GIÚP CHÚNG SANH TRỞ VỀ TÁNH GIÁC, NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG, TỊCH DIỆT CHƠN THƯỜNG CỦA CHÍNH MÌNH.
Nghĩa là Phật Giáo hình thành bằng TRÍ TUỆ mà không dùng THỨC TÌNH .
* PHẬT GIÁO LÀ CHÂN ĐẠO, LÀ CHÂN GIÁO., LÀ CHÂN NHƯ.

Nhưng Chân Như là không thể nói, không thể biết.- Do vậy Đức Phật phải dùng phương tiện.- Để đưa chúng sanh vào Chân Như Niết Bàn Tánh Tịnh.

Bản chất:

+ Cứu Cánh là bất biến.

+ Phương tiện là Tùy Duyên.

Đây là khía cạnh : Tôn Giáo có thể vận dụng "phương tiện" để đạt mục đích . (trong Đạo Phật)

PG là Tôn Giáo ? D_bzo10
Vậy. - Cụ thể, đại khái những gì có thể là phương tiện của Phật thị hiện ?
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Kính Thầy Vienquang,

Ý dẫn đầu các nghiệp, "thâm ý" của Thầy nên bỏ chẳng nên giữ.

Một niệm Vô Minh bỗng khởi thì thể tánh lìa nhau, do đó mà Luân hồi không dứt !

Tính con thẳng ruột ngựa, hí hí, mong Thầy được ý quên lời.

A Di Đà Phật.
Kính Bạn:

Lấy chẳng được "Bỏ" lại càng không được !
"Vạn pháp giai không".- Thì lấy bỏ cái chi chi !!!

Bài 9.- Lấy hay bỏ phương tiện.

Nhân Bạn Hiếu, nói về "ngựa" . VQ bổng nhớ câu chuyện "Con ngựa Thần- Dị bản".
Thửơ xưa lắm rồi (!!!).- Có một khu rừng "nguy hiểm". Có ác quỷ thường ăn thịt kẻ qua đường. - Ác thay nhiều người lại cần phải đi qua đó để đến thành thị lớn, mà buôn bán...

Ngoài bìa rừng. kẻ bộ hành bổng thấy một con ngựa hoang "hiền lành" đang gặm cỏ...

Vì muốn nhanh chóng vượt qua khu rừng. Người bộ hành, vội vàng leo lên lưng ngựa và vượt khó, qua rừng..!

Đến khoảng giữa rừng. Bổng con ngựa quay đầu lại và hỏi: Này bộ hành. Anh thấy ngựa tôi chạy có giỏi hay không ?

Hoảng hốt. Anh ta té nhàu xuống ngựa. Và bị ác quỷ ăn thịt....

Một hôm. Có người tráng sĩ, mạnh khỏe đi chinh chiến trên trận mạc. Có dịp qua khu rừng ma quỷ. Tráng sĩ cũng leo lên lưng "ngưa quỷ" để qua khu rừng ma quái...

Đến khoảng giữa rừng. Bổng con ngựa quay đầu lại và hỏi: Này tráng sĩ. Anh thấy ngựa tôi chạy có giỏi hay không ?

Săn gươm bén trên tay. Tráng sĩ bèn kề gươm vào cổ "ngưa quỷ" và hỏi lại: Nhà ngươi thấy gươm của ta có bén không ?

Thế là Ác Quỷ đành cuối đầu làm ngựa cưởi cho tráng sĩ mà không dám hó hé ....

ngựa thần.jpg
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 10.- Chấp phương tiện cho là Cứu Cánh.- Nên "Phật sống" bị bắt.

Bomjan nổi tiếng từ thời niên thiếu vì những thông tin nói rằng cậu có thể ngồi thiền bất động trong nhiều tháng mà không cần đồ ăn, thức uống hay ngủ nghỉ. Bomjan được rất nhiều người tôn sùng, cho rằng cậu ta là Phật tái sinh. Năm 16 tuổi, Bomjan từng không rõ tung tích trong 9 tháng để tới vùng hoàng dã ở đông Nepal, khiến các nhà sư cầu nguyện ngày đêm mong Bomjan trở về an toàn.

Screenshot (117).png


Cảnh sát Nepal bắt Bomjan ở thủ đô Kathmandu sau khi có lệnh truy nã vì cáo buộc cưỡng hiếp một trẻ vị thành niên tại đạo tràng ở Sarlahi, quận phía nam thủ đô. Khi bị bắt, cảnh sát phát hiện Bomjan mang theo 30 triệu rupee Nepal (khoảng 225.000 USD) và 22.500 USD ngoại tệ.
Từ năm 2010, đã có hàng chục đơn khiếu nại cáo buộc Bomjan có hành vi hành hung. Bomjan giải thích rằng anh ta đánh đập nạn nhân vì bị làm phiền trong lúc thiền định. Năm 2018, một ni cô 18 tuổi cáo buộc Bomjan hãm hiếp cô tại am tu tập.

Một năm sau đó, cảnh sát Nepal mở điều tra nhắm vào Bomjan sau khi 4 tín đồ của người đàn ông này bị gia đình báo mất tích. Quan chức cơ quan điều tra Nepal Dinesh Acharya ngày 10/1 cho biết vẫn chưa rõ tung tích của 4 người trên.

Trước khi lẩn trốn, Bomjan vẫn lãnh đạo một nhóm tín đồ. Từng có thời điểm hàng chục nghìn người tập trung để chứng kiến Bomjan thiền định sâu trong rừng.

Trích từ: vnexpress.net

++++++++++

Kính các Bạn. Phương tiện và lầm chấp phương tiện là thế ...

Đức Phật cũng dùng phương tiện: Khổ hạnh, ngồi thiền. Mà Chứng quả Phật.

Người đời sau cũng dùng phương tiện: Khổ hạnh, ngồi thiền. Mà Chứng quả "Phật sống".- Lại bị bắt !

Đó là Vì Chấp phương tiện cho là Cứu Cánh mà ra !

Nếu ai không chấp phương tiện, Tu thành Phật. Thì VQ kính lạy...
Nhưng... nếu Ma giả Phật. Thì... (kính nhi viễn chi)

Screenshot (132).png
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 11.- Khất Thực là đủ chưa. Khi muốn thành Phật ?

Khất thực có nghĩa là xin ăn. Đó là cách nuôi thân một cách chân chính do Phật dạy cho những đệ tử xuất gia. Đó là thực hành chính mạng thanh tịnh. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác.

Tìm về nguồn cội pháp khất thực của tu sĩ. E rằng đây không phải là pháp tu riêng của PG.

Thí dụ: Kỳ na giáo. (Ra đời cùng thời Đức Phật).

Trường phái Digambara hướng những người tu hành tới lối sống cổ xưa của những người tiền sử với niềm tin tín ngưỡng rất đơn giản, ban sơ. Những thầy tu Digambara phải sống một cuộc đời khổ hạnh mà theo họ như thế mới là tu hành đích thực. Họ cũng không bao giờ sở hữu bất cứ tài sản nào, vì vậy, ngay cả chăn chiếu, giường ngủ cũng chẳng có, họ sống đúng nghĩa là những kẻ hành khất, nay đây mai đó, màn trời chiếu đất. Các thầy tu Digambara phải tuân theo những nguyên tắc rất khắt khe là phải nhịn đói vài ngày trong tuần, ăn ít hơn những gì cơ thể đòi hỏi, không sở hữu tài sản, từ bỏ những thói quen thường tình (tắm, đánh răng, cạo râu, cắt tóc), tìm tới sống ở nơi u tịch, hành xác (để mặc cơ thể trần trụi trước nắng mưa và ánh nhìn của người đời).

Các thầy tu Digambara coi tu hành là con đường đơn độc, vì vậy họ thường sống một mình, không quan trọng việc xây dựng quan hệ thân thiết với những người xung quanh. Họ không di chuyển bằng các loại phương tiện, chỉ đi bộ, không được ở bất cứ đâu lâu hơn một ngày (trừ khi trời mưa quá nặng hạt khiến họ không thể đi tiếp), phải ăn chay trường, đi xin ăn từng bữa ăn, họ không xin ăn bằng bát mà bằng hai bàn tay khum lại, cứ thế họ ăn mà không được dùng bất cứ đũa bát nào. Họ không đi các nhà xin ăn mà chỉ đứng ở một chỗ chờ người dân mang đồ ăn tới cho, họ cũng không xin nhiều, chỉ cần lòng bàn tay chứa đầy đồ ăn là không xin thêm nữa. (theo wiki)

* Như vậy. Ấn Độ thưở Phật ra đời phải: xuất gia, phải khất thực. Mới được quần chúng tin phục và nhân đó hóa độ họ.

Còn ngày nay Khất thực thì sao ?

  • Khất nhận tiền, thì bị cho là giả tu.- ĐÁNH
  • Khất không tiền , thì cho là ăn bám xã hội.- bị đánh ! LẠI ĐÁNH

    PG là Tôn Giáo ? Screen34

PG là Tôn Giáo ? Screen35
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 12.- Mục Đích của Pháp Tu Khất Thực ở PG.

+ Trong Bà la môn giáo.- Thuật ngữ "Tỳ kheo" vốn thường được dùng ở Ấn Độ chỉ cho giai đoạn thứ tư trong cuộc đời của người theo đạo Bà-la-môn, trong đó người chủ gia đình rời bỏ đời sống gia đình ("xuất gia" và quy y), sống bằng hạnh khất thực và tìm cầu chân lý giải thoát.

+ Trong Phật giáo, thuật ngữ "Tỳ kheo" có nghĩa là một tăng sĩ Phật giáo, người từ bỏ cuộc sống thế tục, thụ lãnh giới luật. Gần tương đương với thuật ngữ Sa-môn .

Trong luận giải về kinh Kim cương, Đại sư Tông Mật đã đưa ra 3 định nghĩa về thuật ngữ Tỉ-khâu:

Bố ma : "mối lo sợ của Thiên Ma";
Khất sĩ ; "sống bằng hạnh khất thực"; (Trên xin giáo pháp của Phật, dưới xin ăn để sống qua ngày)
Tịnh giới : "giới luật thanh tịnh". (hết trích)

* Như vậy chúng ta thấy "Hạnh khất thực" đâu phải riêng của PG, và càng không phải Phật chế ra pháp này. Mà đã có từ thời Bà la môn giáo.- Bởi vậy trong Đạo Phật, pháp này chỉ là phương tiện vậy thôi (cho giống tu sĩ Bà la môn, lòng chấp của chúng sanh thời đó).

HT. Thích Từ Thông bậc danh tăng của PG cũng rất thích hạnh này. Ngài nói:

PG là Tôn Giáo ? Screen36

Ồ ! Té ra. Làm tu sĩ cũng đâu cần phải nhất thiết phải đi xin ăn mới Đạt Đạo. (HT Th Từ Thông chưa làm ăn mày, mà ngài vẫn liễu Đạo đấy thôi)

Chứng quả mới là Mục Đích của Tu Sĩ PG.

Nếu chư Tăng tu Phật chỉ cần "sống qua ngày để tu, thì thiếu gì phương tiện.- Đâu cần phải khổ nhục kế cho thiên hạ họ thương rồi họ cho chút cơm thừa để mà ăn .

VQ có một ông Bạn. Tuy xuất gia tu hành (theo Cổ Sơn môn), nhưng ông ấy nhất quyết không nhận tiền bạc hay vật phẩm của Phật tử cúng dường (Vì sợ lệ thuộc ).

Ông ấy chỉ đi làm đám cho trại hòm và nhận "Tiền công" sòng phẳng theo dịch vụ mai táng.

VQ hỏi: Thầy không nhận cúng dường của Phật tử mà nhận tiền công đức, thì thiên hạ cho rằng là "Thầy tụng" sẽ nhẹ thể ông Thầy ?

Ông cười và đáp: Ở chùa Phật tử đến cúng tiền thì thiên hạ cho là THỢ TU. Mình đi đám thì thiên hạ cho là THẦY TỤNG.- Rồi Thầy chùa chê Thầy Tụng. Thầy Tụng lại báng Thợ Tu. Thì ra "Lươn chê Lịch, Lịch lại chê lươn"- Đâu biết nào quý hơn nào ?

PG là Tôn Giáo ? Screen37

Vâng ! Mục Đích của Pháp Tu Khất Thực ở PG là giải thoát, an lạc.- Ai dùng phương tiện chánh đáng nào mà giải thoát, an lạc thì là tốt rồi,, đâu cần phải nhất quyết phương tiện này, không chịu phương tiện khác...

Lại cũng có vị cao đàm khoát luận rằng: Cúng kiến, cầu an, cầu siêu là pháp của Bà La Môn. Đệ Tử Phật phải từ bỏ. !

Ủa ! Khất thực cũng là Pháp của Bà La Môn Giáo. Sao quý vị tu khổ hạnh theo Phật không lánh xa ,, mà lại bắc chước rất giống nhĩ ???
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 13.- "Tướng" của Giáo lý Tam Thừa.

Ở PG, Phật dạy 3 Thừa Giáo, là : Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát.- Người tu trì thì là Thanh Văn Tăng, Duyên Giác Tăng , Bồ Tát Tăng,

+ Thanh Văn Tăng là hình thức Tu sĩ GHPG , thường là theo pháp Xuất Thế tục gia.

+ Duyên Giác Tăng là hình thức tự tu, tự ngộ, thường là theo pháp Xuất phiền não gia.

+ Bồ Tát Tăng thì biến hóa tùy duyên như Bồ Tát Quán Âm biến hóa 32 hóa Thân. thường là theo pháp Xuất Tam Giới gia.( 32 hóa thân Quán Thế Âm Bồ tát là thân Phật, Bích Chi, Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên , Long, Dạ xoa, v.v...)

* Bồ Tát Tăng không nhất thiết phải là Tướng Thanh Văn. Mà có thể biến hiện tự tại vô ngại.

Thí dụ:

  • Bồ Tát Duy Ma Cật, hiện tướng cư sĩ mà giáo hóa cả luôn chư Tăng Thanh Văn.
  • Bồ Tát Tuệ Trung Thượng Sĩ, hiện tướng Đại tướng quân mà giáo dưỡng được cả Tổ Thiền Trúc Lâm.
  • Bồ Tát Tiến Sĩ Thích Thiện Siêu, tức Hòa Thượng Lê Mạnh Thác, hiện tướng diệu nan lường, mà giáo hóa luôn cả vô số chư Tăng Thanh Văn.
  • Bồ Tát Tâm Minh Lê Đình Thám, hiện tướng cư sĩ mà vựt dậy nền Phật giáo đã suy đồi thời tiền chiến.
  • Bồ Tát Minh Sư Tông Trí.- Dùng pháp Tịnh Độ mà giáo hóa đông đảo quần mê.
  • Như Tiến Sĩ Vũ Thế Ngọc (nhà nghiêng cứu Phật học), Phổ Nguyệt Cư Sĩ, Học giả Hồng Dương Nguyễn Văn Hai.- Tôi cho rằng đó đều là những vị Bồ tát hiện thế.- Đều là "xuất Tam Giới Gia".
  • Và còn rất nhiều vị Bồ Tát mà chúng ta chưa soi chiếu được hành trạng của các ngài...

PG là Tôn Giáo ? Le_m_t10


Nhưng có một điều cần lưu ý:

Tu Hạnh Bồ Tát, nếu không khéo thì trở thành ĐIỂU THỬ TĂNG. Nghĩa là ông Thầy chim chuột, trí trá để kiếm ăn qua ngày tháng.

Nhưng suy cho cùng "trí trá để kiếm ăn qua ngày tháng".- Thì cũng giống như đi khất thực nhờ lòng thương của Bá Tánh của Thanh Văn Tăng (chỉ nói kẻ liếu láo) mà bản chất lại là :

"Ngoại hiện oai nghi tăng siểm trá
Nội hoài ngã mạn cánh sơ cuồng..."

Screenshot (154).png
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 14.- Phái Cổ Sơn Môn, Phái Tân Tăng có kinh tế nhà chùa mà không phải xin ăn.

Khất thực cúng dường ngày nay không còn ý nghĩa đúng.- Ngày xưa Chư Tăng đi xin để "hóa duyên" nghĩa là kết duyên lành để độ chúng sanh. Nhưng ngày nay mang hình tướng Tăng mà đi xin thì e rằng chỉ tạo nên "nghiệt duyên", vì không giáo hóa được mà có thể tạo Ác duyên cho chúng sanh phải bị nhiều đời xa chánh pháp.- Vì bất kính Tam Bảo ! Như vậy: Pháp đã thành Phi Pháp (vì lòng người đã cạn duyên rồi).

Có lẽ đã thấy xa cơ duyên này. Nên GH Cổ Sơn Môn, hay Tân Tăng Japan có lối hành xử phù hợp thời đại (Khế Cơ).

* Phái Tân Tăng Nhật Bổn:

Người đầu tiên khởi xướng việc các nhà sư được phép kết hôn là nhà sư Saichô (sinh năm 767, mất năm 822), là người sáng lập ra trường tu Tendai sau nhiều năm tới Trung Quốc theo dòng tu Tiantai.

Sau đó, cũng có một vài nhà sư thuộc các dòng tu Jôdo Shinsh kết hôn nhưng hiện tượng này vẫn chưa phổ biến. Chỉ tới khi nó được đưa chính thức vào đạo luật.

Vào thời Minh Trị, đạo luật Nikujiku Saitai đã được thông qua, cho phép các nhà sư hoặc người tu hành theo bất cứ dòng tu theo đạo Phật nào tại đất nước này đều được kết hôn và có con như bất cứ người bình thường nào.

Hiện nay, dân số của Nhật Bản ngày càng già, tỷ lệ kết hôn và sinh con thấp. Vì thế, việc tìm kiếm người tiếp quản các ngôi chùa theo đạo Phật là một yêu cầu cấp thiết. Số liệu thống kê từ Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy, năm 2010, có tới 41,9% các ngôi chùa ở nước này chưa tìm được người tiếp quản và chịu trách nhiệm về các hoạt động tại chùa.

Nhà sư có thể nuôi vợ con, vậy thu nhập của họ đến từ đâu?

Đầu tiên là do bán đất làm mộ táng. Đây là một loại hình “kinh doanh” siêu lợi nhuận ở một quốc gia đất chật người đông như Nhật Bản. Một khoảnh đất để xây mộ có giá tới mấy triệu Yên. Hơn nữa, theo tập quán của người Nhật, mộ của người thân mai táng trong chùa, tuy đã trả tiền mua đất, song hàng năm đều phải trả tiền để các nhà sư chăm sóc phần mộ giúp. Nếu không mua đất trong chùa thì có thể mua đất thuộc quyền sở hữu của nhà chùa. Từ xưa, các Shogun và chư hầu đều có tập quán tặng đất cho nhà chùa như một thứ lễ vật để cầu phúc hoặc sám hối. Những khu đất đó, qua bao đời, đến nay, vẫn thuộc sở hữu của nhà chùa.

Thứ hai, tín ngưỡng tôn giáo của người Nhật khá độc đáo. Khi còn sống, nhiều người theo Cơ Đốc giáo, Thần đạo, hoặc vô thần, nhưng sau khi chết thì nhất định trở thành tín đồ Phật giáo để được về miền Tây Thiên cực lạc. Muốn trở thành tín đồ đạo Phật, cần phải trải qua nghi thức đưa người chết vào chùa để nhà sư đặt cho một pháp hiệu, nếu không Phật tổ sẽ không thu nhận. Thông thường, muốn có một pháp hiệu phải trả hàng trăm ngàn Yên. Nếu không có pháp hiệu thì nhà chùa sẽ không bán đất làm mộ táng cho.

Thứ ba, các nhà sư đi làm Phật sự và đọc kinh cũng có một khoản thu không nhỏ. Khi có người chết, người ta thường mời nhà sư đến làm lễ và đọc kinh. Khi xong việc, họ được hậu tạ một khoản tiền.
An H+ (Tổng hợp - Hết trích).

* Ở xứ ta. Cũng có thể thấy một số vị Đại Tăng (có thể chức vụ cao như trưởng Ban Trị Sự một tỉnh.- Mà vẫn có vợ con hẳn hòi.- Vẫn được vinh thăng HT, TT, v.v....).- Phải chăng THỰC TẾ TA VẪN CÓ "TÂN SƠN MÔN" (dáng vấp như Tân Tăng Japan...)

* Có lẽ cách này mà ít tạo "Nghiệt duyên", hơn là ôm bát, mang y đi xin.- Để rồi nhận sự bạc đãi của quần chúng, để rồi 2 bên cùng có hại !!!

tân tăng 1.png



Kính các Bạn: Nếu PG không phải là Tôn Giáo. PG là lối sống triết lý nhân sinh. Thì hệ lụy Mô hình Tân Sơn Môn này, lẽ đương nhiên sẽ có, đã có và đang có...
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 15.- Nếu PG là Tôn giáo (bằng Ý Thức) thì sẽ có thể có hệ lụy gì ?

Như phần trước chúng đã xem các yếu tố cấu thành Tôn Giáo;

Các điều kiện để hình thành một Tôn Giáo là:

1/. Có vị Giáo Chủ (thí dụ Phật Thích Ca là Giáo Chủ Đạo Phật)
2/. Có Giáo lý riêng biệt theo tôn chỉ mục đích không trùng lập Đạo khác.
3/. Có tín Đồ.
4/. Có Giáo hội.
5/. Có luật lệ, hoặc giáo điều.

Như vậy. Có một số vị tu sĩ khi tu dùng Ý Thức để tu hành. Sẽ theo vọng thức mà muốn tạo ra một "Đạo mới" hoặc "Giáo Phái mới" do chính mình làm giáo chủ... Ví dụ như Đề Bà đạt đa thưở xưa.

Kịch bản để tạo ra "Đạo Mới", Thường là:

1/. Tâm lý con người thường thích nhìn kẻ khác khổ hạnh. Nên họ Dùng một số hình thức Khổ Hạnh để thu hút Tín Đồ.
2/. Khi đã có số tín đồ. Họ tạo ra "Giáo lý mới".- Thường là vì không đủ bản lãnh, nên họ pha chế hổn tạp nhiều thập cẩm giáo lý có sẳn, để biến thành của riêng mình.

PG là Tôn Giáo ? Screen40
(còn tiếp)
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,380
Điểm tương tác
1,007
Điểm
113
Kính Thầy Viên Quang

Hiện nay trong xã hội vẫn truyền tai nhau quan niệm "Tu là một cái nghề" gây ra não trạng "Trần tục hóa đời cao thượng". Vì vậy, trước những diễn biến này Pháp tử cần phải có một thái độ chuẩn mực xuất sanh từ "Trạch pháp" để không tương ưng mà sanh ác tác cho minh, cho người và cho cả hai.

Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cầu cho chúng sanh thường bình an, đắc Giải thoát, đáo Niết bàn


trừng hải
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 16.- Các chiêu trò thường dùng để tạo ra TG mới hoặc Giáo Phái mới.

3. Tạo Phật sống hoặc Phật chết để làm giáo chủ.

a). Tạo Phật chết.

* Từ lâu rồi. Có những vị siêu xuất về Tổ chức ra một Tôn Giáo mới. Họ sẽ "Hô biến" một vị Cổ Phật nào đó mà trong kinh Phật có nói, và mông má cho đặc dị. Thí dụ:

+ Đạo Phật Chánh Thống thì Đức Phật không phải là vị Thần linh ban phước giáng họa cho con người. Người tổ chức sẽ tuyên truyền thành vị Phật ban phước "siêu hơn Thần linh" .Như có thể rướt Hồn đem về "nước Phật để sống đời đời".

Bài báo trên An Ninh Thủ Đô, có nói về hiện tượng này, như sau:

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Mê Linh xuất hiện một đạo giáo lạ có tên gọi “đạo A di đà”, lan truyền nhanh chóng và gây nên nhiều biến động, phức tạp trong đời sống dân cư. Không những yêu cầu các tín đồ phải làm trái ngược lại hoàn toàn những nghi thức cúng lễ ma chay truyền thống mà loại đạo giáo này còn đang gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ thôn xóm.

Nghi lễ kỳ quặc, trái thuần phong mỹ tục

Cách đây hơn một năm, trên địa bàn một số xã, thị trấn của huyện Mê Linh bỗng xuất hiện những người được coi là các tín đồ đầu tiên của đạo A di đà đi truyền bá đạo giáo mới lạ này. Đạo này thuyết phục người dân nếu tin và làm theo đúng nguyên tắc, giáo lý của đạo A di đà thì sau khi chết sẽ được thành Chính quả, nên chỉ trong một thời gian ngắn, số người dân tin theo đạo giáo này đã tăng đáng kể.

Trao đổi với phóng viên ANTĐ, ông Nguyễn Văn Thỉnh, Bí thư chi bộ tổ 3 – thị trấn Chi Đông (huyện Mê Linh) cho biết, theo tìm hiểu của ông thì vào khoảng đầu năm 2012, có một cư sĩ ở khu Long Việt (thị trấn Quang Minh, Mê Linh) đã đến giảng và truyền đạo này cho một số bà con ở thị trấn. Những người tin theo đạo tiếp tục vận động, truyền đạo cho người khác cùng thôn xóm. Đến nay, ít nhất đã có khoảng 30 người trong thị trấn Chi Đông, cư trú rải rác ở 8 tổ dân phố tin theo đạo A di đà và tham gia vào các hoạt động của đạo. Cụ thể, mỗi khi ở địa phương có người chết, một nhóm trong số những người theo đạo này sẽ tìm đến thuyết phục gia đình tang chủ để họ cúng bái hộ niệm. Những người này cũng mặc áo tràng lam, cũng gõ khánh, lạy Phật nên bên ngoài nhìn vào dễ nhầm lẫn họ với ban hộ niệm của các chùa đến tịnh xá.

Tuy nhiên, nếu gia đình tang chủ tin và đồng ý làm theo cách thức của nhóm tín đồ đạo A di đà thì họ sẽ phải tuân thủ các nghi lễ rất kỳ lạ mà đạo giáo này đưa ra, gồm: gia đình thân nhân không được khóc thương người quá cố; phải hạ hết các di ảnh trong nhà, thậm chí nếu gia đình tang chủ có thờ Phật Thích Ca thì phải lấy vải che lại và xoay hình tượng Phật úp mặt vào tường; đặc biệt, sự có mặt của nhóm người theo đạo này và việc họ tiến hành các nghi lễ rườm rà khiến cho thời gian chờ khâm liệm của một số người chết thường kéo dài cả ngày trời…

“Chúng tôi vẫn chưa rõ mục đích, tính chất hay lợi ích tham gia đạo A di đà như thế nào song các nghi thức của đạo này rất kỳ quặc, trái với thuần phong mỹ tục địa phương khiến nhân dân rất bức xúc, phản đối. Do không can thiệp, xử lý được nên với những gia đình làm theo nghi lễ của đạo A di đà, chúng tôi đã kêu gọi, đề nghị các đoàn thể, các hội ở địa phương như Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh… chỉ gửi đồ phúng viếng chứ không đến dự đưa tang người chết” – ông Thỉnh cho biết.

Tà đạo biến tướng

Ngay sau khi được nghe phản ánh của nhân dân về loại đạo giáo lạ có tên A di đà đang tồn tại ở thị trấn Chi Đông, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Thượng tọa, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP Hà Nội đã đề nghị Ban Trị sự Phật giáo huyện Mê Linh kiểm tra, xác minh. Qua đó được biết, không riêng Chi Đông mà một số xã, thị trấn khác trong huyện, đặc biệt ở xã Thạch Đà cũng có nhiều người theo đạo giáo này. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định, đạo A di đà nói trên hoàn toàn không phải là một nhánh hay một trường phái chính thức của đạo Phật mà có thể là một sự biến tướng, mượn danh đạo Phật, thực chất là một thứ tà đạo. Tuy nhiên, do đa số tín đồ không phải là hòa thượng mà chỉ là những người dân thường, họ tu tại gia và cũng chưa phát hiện có chuyện họ làm các nghi lễ này vì lợi nhuận nên không xử lý được.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm phân tích, chữ “A di đà“ là một câu niệm chính thức của đạo Phật, cũng là danh hiệu của Đức Phật. Khi có người thoi thóp, khó tắt thở vì có thể còn một số trăn trở, ước vọng chưa hoàn thành trên cõi trần, những người theo đạo Phật có thể mời các nhà sư đến để trợ niệm nhằm giúp cho người chết ra đi thanh thản. Tuy nhiên, qua xem xét các nghi lễ, giáo lý của đạo A di đà có thể nhận ra ngay đó là sự biến tướng, lợi dụng đạo Phật để làm những việc hoàn toàn sai với giáo lý đạo Phật. Người Việt Nam ta vốn trọng lời mời, nếu không mời mà tự ý đến như vậy là mất lịch sự, không đúng chính phái đạo Phật. Việc người sống khóc để tỏ lòng thương tiếc người chết cũng là một truyền thống, phong tục tập quán hàng nghìn đời nay của người dân Việt Nam, đạo Phật không hề yêu cầu họ không được khóc. Việc yêu cầu gia đình tang chủ bỏ bàn thờ Phật, di ảnh xuống cũng là không đúng giáo lý đạo Phật. Càng không thể có chuyện yêu cầu gia đình tang chủ giữ thi thể người chết cả ngày không khâm liệm để cho các tín đồ theo đạo làm nghi lễ, vì thường sau khi tắt thở khoảng 6 giờ thi thể người chết bắt đầu phân hủy.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng, với thứ tà đạo như vậy, chính quyền địa phương có thể can thiệp, xử lý bởi đó là hành vi sai phạm. Mặt khác, người dân cũng không nên tin theo đạo giáo này. (ANTĐ)
Screenshot (164).png
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 17.- Các chiêu tạo ra TG mới.- Tạo Phật chết (Thờ Phật để ăn chuối).

Thí dụ: Họ dựng lên một Đức phật Di Lặc. Và họ thêu dệt rằng:

Di Lặc và Thích ca là 2 anh em cùng thiền định. Có ước lệ rằng. Ai thiền mà đóa hoa trên gậy rồng người ấy nở hoa (Long Hoa) trước thì thành Phật trước.- Được làm Giáo chủ cõi Ta Bà.

Thích ca là em. nhưng muốn thành phật trước, bèn lén ngắt đóa hoa (của Di Lặc đã nở trước) để lên cây của mình. Di lặc thấy dậy mĩm cười...

Thế thì Di Lặc phải lập Hội Long hoa kỳ 3.- Mới là Chơn Phật !

Chúng ta thử đặc câu hỏi: Họ tạo Phật chết để làm gì ?

Có 2 điều lợi ích rõ ràng:

+ Đó là Phật chết, thì ổng đâu có giành quyền lãnh Đạo, quyền giáo chủ. Ta là người tạo dựng sẽ làm phó Giáo chủ (gọi là giáo (gọi là giáo tằng, giáo tịu gì đó cũng được), nhưng là kẻ thực quyền. Thờ Phật thì được ăn chuối...

+ Lợi ích kế là: Tạo phật chết, khỏe hơn, khỏi phải khổ nhục kế, hay khổ hạnh gì cả !. Cứ tráo trở thì sẽ chiếm hữu tín đồ có sẳn của TG cũ thành mới.

PG là Tôn Giáo ? Screen42
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 18.- Các chiêu tạo ra TG mới.-b). Tạo Phật sống.

Trong nền Chánh Tín PG. Từ Phật là chỉ cho người Giác Ngộ, giải thoát khỏi sanh tử.

Giải thoát khỏi sanh tử thì Sống hay chết không thể đại biểu cho một vị Phật. Thế nhưng đối với kẻ còn trong cơn mê thì:

  • Phật Đã niết Bàn là Phật chết !
  • Ai làm điều huyễn hoặc, kỳ dị mà còn đang sống thì họ cho là "phật sống".

... Và cũng có khi là trong gà hóa cuốc...như

Chuyện về vị "Phật" theo cách mạng:

Sau khi nhận được các bảo vật và những lời dặn dò của sư phụ Sô Chim, Hát-ha-cốp (Lưu Công Danh) giã biệt thung lũng đỏ, bắt đầu đi bộ về hướng Bắc. Đôi chân trần của ông đạp lên gai góc, lần trên vạn dặm đường. Ông chẳng vui hay buồn với tước tu cao nhất vừa nhận được, ông chỉ ngạc nhiên không hiểu sao người ta chọn mình làm Phật?
.. Ông chỉ còn cách duy nhất là tìm một chỗ có vẻ an toàn nhất, ngồi kiết già lẩm nhẩm niệm kinh phó mặc số phận. Cũng may tất cả rồi cũng qua...
Từ Tây Tạng, ông đi sâu vào nội địa Trung Quốc, dân hai bên đường đổ xô ra xem Phật sống, họ chen lấn, giành giật để được rờ rẫm, hôn Phật lấy phước. Da mặt của Phật bị rát bỏng bởi mỗi ngày phải chịu hàng vạn nụ hôn tha thiết! Ở Trung Quốc ít lâu, ông được sứ quán Anh đưa về Hồng Kông, Anh rồi sang Ấn Độ, vì họ cứ đinh ninh rằng Hát-ha-cốp Buddha là người Ấn....
.... ông sang tu ở Campuchia với toan tính dần hồi sẽ trở về Việt Nam....Ông ở trong ngôi chùa lớn có tên là Prệp-pra. Nghe tin có Phật sống từ Ấn Độ sang, dân các nơi ùn ùn đến chiêm ngưỡng. Ông ngồi ở ghế như ngai vàng, hai bên có các sãi (phải tu từ 12 năm trở lên) đứng hầu quạt. Ông gởi áo cà sa bằng 72 thứ vỏ cây và mũ ni bằng 72 thứ lá cây mà Sô Chim đã cho vào chùa để làm bảo vật và khoác lên mình một cà sa bằng vải mềm. Người ta chăm sóc ông như cưng trứng, nước tắm của ông hàng ngày được giữ lại, sau đó phân phát cho chúng sinh làm thuốc chữa bệnh, người bên ngoài phải giành giật mới có được một chút nước từng chảy qua "Phật thể" này. Thấy vậy, ông liền cho lập một bệnh xá gần chùa, bệnh nhân vào đây được khỏi bệnh vì tâm lý là chính chứ không phải nhờ nước Phật. Cộng đồng người Ấn ở Campuchia và miền Nam Việt Nam hồi đó khá đông và là chủ của nhiều cơ sở kinh tế lớn, được quyền thu thuế ở nhiều bến bãi. Sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, các nhà kinh doanh Ấn ở Sài Gòn xin phép chính quyền Nhật cho rước Phật Hát-ha-cốp từ Nam Vang về Sài Gòn để biểu dương thanh thế cho giới chủ Ấn. Người Nhật tán đồng và cử một lực lượng lớn quân đội tổ chức đón rước long trọng tại vườn Pờ-rô (nay là vườn Tao Đàn).

Tin này được báo trước cho Hát-ha-cốp, ông nhờ người thân tín ra đánh dây thép (điện tín) cho cha ở Rạch Giá đến ngày đó sẽ gặp nhau ở phố Chà Và, đường 20 chợ Đũi (nay là khu Điện Biên Phủ, quận 3). Sau khi dự lễ rước Phật rềnh rang, Hát-ha-cốp ngồi xe tắc-xông trở về một căn nhà ở phố Chà Và mà giáo hội Ấn chuẩn bị cho ông. Bỗng ông thấy một ông già xách bị cói đang đứng xớ rớ bên đường, Hát-ha-cốp ra hiệu dừng xe và bước xuống. Ông tiến đến chỗ ông già mà tim đập thình thịch: - Cha ơi, con là Ba Danh đây!

Ông già nhìn vị thầy tu bệ vệ (lúc này Hát-ha-cốp nặng hơn 100kg) ngơ ngác, càng run rẩy khi vị tăng ấy nhận là con trai ông...

- Con... con... chưa chết sao?

- Chưa, tui còn sống đây nè, bây giờ tui là Phật rồi, không còn bị tầm nã đâu, cha đừng có sợ! Nhưng mà chuyện nhận cha con là bí mật! (hết trích)
PG là Tôn Giáo ? Screen43
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 19.- b). Quy trình sáng tạo phật sống.

Tu khổ hạnh là một hình thức tu bắt cơ thể phải chịu đói khát đau đớn. Hình thức tu này có trước khi Phật giáo ra đời, chính thái tử Tất Đạt Đa trên con đường sáng lập đạo Phật đã từng tu khổ hạnh trong 6 năm trời, nhưng sau đó Ngài đã phát hiện cách tu này không đem lại sự giải thoát hoàn toàn nên đã từ bỏ và tiếp tục tìm chân lý Phật giáo. Những người sáng lập ra phép tu khổ hạnh nằm trong phong trào tìm hướng giải thoát bản thân khỏi khổ đau của trần thế mà lúc đó cũng xuất hiện khá nhiều phép tu khác nhau.

Người tu khổ hạnh thường ăn rất ít, sống im lặng và ngồi yên tĩnh ngoài trời nhiều giờ mỗi ngày.

Họ quan niệm rằng con người sống vật chất đầy đủ nhưng vẫn đau khổ, nên họ quyết lấy sự đau khổ của bản thân để tìm ra sự giải thoát cuối cùng.

Phép tu khổ hạnh có cách nay cũng hơn hai ngàn sáu trăm năm, Các tu sĩ cạo trọc đầu, sống không gia đình, vợ con, sống ở nghĩa trang, rừng núi v.v...

dĩ nhiên bây giờ ít ai tu theo phép tu như vậy nữa.

Tuy vậy, thực tế vẫn có một bộ phận còn theo tư tưởng và hành phép tu này ở các mức độ khác nhau.


Từ thưở xa xưa. Đạo Bà la môn sáng chế ra các loại khổ hạnh:

đi trên lửa, đứng 1 chân, xuyên tên qua miệng, nhảy vào hầm lửa. hạnh ăn trái cây, ăn phân bò v.v... nói chung càng sáng tạo các kiểu càng kỳ cục, khó làm, thì càng mê hoặc được quần chúng.

PG là Tôn Giáo ? Tzon_j10

Ở xứ ta, có giáo phái không ăn cơm chỉ ăn và uống nước dừa v.v... Gọi là Đạo dừa, đạo chuối v.v...

Thông thường.- Muốn lập một "phật sống" thì phải dùng một vài các khổ hạnh đó cộng với một ekip lăng xê chuyên nghiệp.- Mới thu hút được tín đồ. Vì tâm lý con người họ thích những cái lạ lùng, cầu kỳ, lập dị... huyễn hoặc, hoang đường, và nghe mê mị nhiều lần. Mới tạo nên sự ư mê, cuồng tín...ngày nay, các phương tiện youtube, tiktop quả là "thần phương, diệu dược...là đấng tạo hóa tuyệt vời...siêu tốc không thua gì TL Th Thông Lạc đào tạo A la Hán trong vòng 1 nốt nhạc"
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. giới luật còn phù hợp với hiện đại
Top