Tiên đề Phật giáo !

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Tiên đề là cái được coi là luôn đúng, không cần phải chứng minh.

Phật giáo là lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

-----------------------------------------------

1. Thay đổi, chịu sự biến hoại gọi là vô thường.

2. Cái gì vô thường gọi là khổ.

3. Cái gì vô thường gọi là vô ngã.

4. Phật Thích Ca chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ.

5. Cái này xuất hiện vì cái khác xuất hiện.

6. Cái này xuất hiện thì cái khác xuất hiện.

7. Cái này biến mất vì cái khác biến mất.

8. Cái này biến mất thì cái khác biến mất.


8 tiên đề này có đạo hữu học Phật nào phản đối không ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Tiên đề là cái được coi là luôn đúng, không cần phải chứng minh.

Phật giáo là lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

-----------------------------------------------

1. Thay đổi, chịu sự biến hoại gọi là vô thường.

2. Cái gì vô thường gọi là khổ.

3. Cái gì vô thường gọi là vô ngã.

4. Phật Thích Ca chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ.

5. Cái này xuất hiện vì cái khác xuất hiện.

6. Cái này xuất hiện thì cái khác xuất hiện.

7. Cái này biến mất vì cái khác biến mất.

8. Cái này biến mất thì cái khác biến mất.

8 tiên đề này có đạo hữu học Phật nào phản đối không ?

Hình như bạn dùng từ sai làm người khác dễ hiểu sai ý bạn.

2. 3. 'vô thường' khác với 'khổ' và 'vô ngã' nên không thể nói 'vô thường gọi là khổ' hay 'vô thường gọi là vô ngã'. Có lẽ ý bạn muốn nói ' Cái gì vô thường sẽ dẫn đến khổ' hay 'Cái gì vô thường sẽ dẫn đến vô ngã'? Ngay cả nói như vậy vẫn sai nhé :D

4. Tôi thấy Phật Thích Ca nói rất nhiều thứ chứ đâu chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ. Nếu cho là như vậy thì theo bạn dùng cách nào để 'diệt khổ'?

Những câu còn lại đề nghị bạn cho ví dụ minh họa. Chẳng hạn Ba Tuần xuất hiện vì/ thì cái gì xuất hiện? :D Phật tánh từ đâu mà có? v.v...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hình như bạn dùng từ sai làm người khác dễ hiểu sai ý bạn.

2. 3. 'vô thường' khác với 'khổ' và 'vô ngã' nên không thể nói 'vô thường gọi là khổ' hay 'vô thường gọi là vô ngã'. Có lẽ ý bạn muốn nói ' Cái gì vô thường sẽ dẫn đến khổ' hay 'Cái gì vô thường sẽ dẫn đến vô ngã'? Ngay cả nói như vậy vẫn sai nhé :D

4. Tôi thấy Phật Thích Ca nói rất nhiều thứ chứ đâu chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ. Nếu cho là như vậy thì theo bạn dùng cách nào để 'diệt khổ'?

Những câu còn lại đề nghị bạn cho ví dụ minh họa. Chẳng hạn Ba Tuần xuất hiện vì/ thì cái gì xuất hiện? :D Phật tánh từ đâu mà có? v.v...

Trước tiên cảm ơn đạo hữu doccden đã tham gia thảo luận,

Theo tiên đề số 1 mà mình đưa ra, thì vô thường ở đây là một Động từ.

Bạn có đồng ý với định nghĩa: vô thường là thay đổi, chịu sự biến hoại; hay không ?

Nếu đồng ý thì mình sẽ thảo luận tiếp cái sau, còn không thì xin hãy đưa ra định nghĩa "vô thường" đúng với lời Phật Thích Ca dạy.

Đồng thời cảm phiền bạn đưa ra khái niệm "khổ" và "vô ngã" luôn, vì theo bạn cho là ba khái niệm "vô thường", "khổ", "vô ngã" do Phật Thích Ca đưa ra là có nội dung khác nhau.

 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63


Trước tiên cảm ơn đạo hữu doccden đã tham gia thảo luận,

Theo tiên đề số 1 mà mình đưa ra, thì vô thường ở đây là một Động từ.

Bạn có đồng ý với định nghĩa: vô thường là thay đổi, chịu sự biến hoại; hay không ?

Nếu đồng ý thì mình sẽ thảo luận tiếp cái sau, còn không thì xin hãy đưa ra định nghĩa "vô thường" đúng với lời Phật Thích Ca dạy.

Đồng thời cảm phiền bạn đưa ra khái niệm "khổ" và "vô ngã" luôn, vì theo bạn cho là ba khái niệm "vô thường", "khổ", "vô ngã" do Phật Thích Ca đưa ra là có nội dung khác nhau.


Theo tôi thì đó là những tính từ, vì chúng là những từ miêu tả tính chất của sự vật. Bạn nói 'động từ' có lẽ do thấy cụm từ 'thay đổi' thì liên tưởng đến chuyển động nên nói vậy đúng không? :D Mà thôi, tính từ hay động từ không quan trọng, tôi không muốn tranh cãi chuyện này thêm nên bạn nói chúng là 'động từ' cũng được.

- Tất nhiên là đồng ý với bạn về định nghĩa: vô thường là thay đổi, chịu sự biến hoại. Cái gọi là 'thay đổi' thực chất là sự biến hoại, sinh diệt ở mức độ vi tế.

- Còn 'khổ' thì ai cũng biết hết rồi, đó là một trạng thái phiền não của con người khi gặp phải những vấn đề mình chán ghét mà không giải quyết được.

- Riêng 'vô ngã' là thứ mà nhiều người hay tranh cãi và bất đồng về ngữ nghĩa của nó nhất. Theo tôi thì vô ngã là 'không có bản ngã', mà bản ngã là cái gì đó hiện hữu tự thân, bất biến và đồng nhất.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Theo tôi thì đó là những tính từ, vì chúng là những từ miêu tả tính chất của sự vật. Bạn nói 'động từ' có lẽ do thấy cụm từ 'thay đổi' thì liên tưởng đến chuyển động nên nói vậy đúng không? :D Mà thôi, tính từ hay động từ không quan trọng, tôi không muốn tranh cãi chuyện này thêm nên bạn nói chúng là 'động từ' cũng được.

- Tất nhiên là đồng ý với bạn về định nghĩa: vô thường là thay đổi, chịu sự biến hoại. Cái gọi là 'thay đổi' thực chất là sự biến hoại, sinh diệt ở mức độ vi tế.

- Còn 'khổ' thì ai cũng biết hết rồi, đó là một trạng thái phiền não của con người khi gặp phải những vấn đề mình chán ghét mà không giải quyết được.

- Riêng 'vô ngã' là thứ mà nhiều người hay tranh cãi và bất đồng về ngữ nghĩa của nó nhất. Theo tôi thì vô ngã là 'không có bản ngã', mà bản ngã là cái gì đó hiện hữu tự thân, bất biến và đồng nhất.

Vậy là tiên đề số 1 là OK, đúng đắn, không có gì mâu thuẫn cả.

Đây là định nghĩa "khổ" và "vô ngã" của bạn:

- Khổ là một trạng thái phiền não của con người - khi gặp phải những vấn đề mình chán ghét mà không giải quyết được.

Cái mệnh đề "khi gặp phải ....không giải quyết được" là giải thích cái khái niệm "trạng thái phiền não của con người" phải không?

Vậy là theo bạn: Khổ là cái sinh ra "khi gặp phải những vấn đề mình chán ghét mà không giải quyết được", cái sinh ra ấy gọi là "trạng thái phiền não của con người".

Vậy thì "trạng thái phiền não của con người" này có vô thường không ?

Nếu nó vô thường. Thì theo tiên đề 2 của mình đưa ra: Cái gì vô thường gọi là khổ, như vậy thì không đúng ở chỗ nào ?

- Vô ngã là không có bản ngã ( cái gì đó hiện hữu tự thân, bất biến và đồng nhất). Tức là theo bạn, vô ngã là không có cái gì hiện hữu tự thân, bất biến và đồng nhất.

Cái "không có" này tức là quan niệm của bạn. Quan niệm này có vô thường không ?

Nếu nói là không vô thường, thì trước khi đọc Kinh sách, có quan niệm này không ? Quan niệm này nương thân mà có hay lìa thân mà có ?

Nếu trước không, nay có tức là sanh trụ. Có sanh trụ, khi thân này hoại thì quan niệm này cũng chẳng còn, tức diệt. Có sanh, trụ, diệt tức là vô thường.

Vậy theo tiên đề số 3 của mình: cái gì vô thường gọi là vô ngã; thì như vậy với khái niệm vô ngã của bạn, đâu có sai khác gì ?
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18


Vậy là tiên đề số 1 là OK, đúng đắn, không có gì mâu thuẫn cả.

Đây là định nghĩa "khổ" và "vô ngã" của bạn:

- Khổ là một trạng thái phiền não của con người - khi gặp phải những vấn đề mình chán ghét mà không giải quyết được. Cái mệnh đề "khi gặp phải ....không giải quyết được" là giải thích cái khái niệm "trạng thái phiền não của con người" phải không ?

Vậy là theo bạn: Khổ là cái sinh ra "khi gặp phải những vấn đề mình chán ghét mà không giải quyết được", cái sinh ra ấy gọi là "trạng thái phiền não của con người".

Vậy thì "trạng thái phiền não của con người" này có vô thường không ?

Nếu nó vô thường. Thì theo tiên đề 2 của mình đưa ra: Cái gì vô thường gọi là khổ, như vậy thì không đúng ở chỗ nào ?

- Vô ngã là không có bản ngã ( cái gì đó hiện hữu tự thân, bất biến và đồng nhất). Tức là theo bạn, vô ngã là không có cái gì hiện hữu tự thân, bất biến và đồng nhất.

Cái "không có" này tức là quan niệm của bạn. Quan niệm này có vô thường không ?

Nếu nói là không vô thường, thì trước khi đọc Kinh sách, có quan niệm này không ? Quan niệm này nương thân mà có hay lìa thân mà có ?

Nếu trước không, nay có tức là sanh trụ. Có sanh trụ, khi thân này hoại thì quan niệm này cũng chẳng còn, tức diệt. Có sanh, trụ, diệt tức là vô thường.

Vậy theo tiên đề số 3 của mình: cái gì vô thường gọi là vô ngã; thì như vậy với khái niệm vô ngã của bạn, đâu có sai khác gì ?


Này ông mộ phần.

Phật nói : Cái gì vô thường là khổ,cái gì khổ thì cần phải quán vô ngã ...

Nên nhớ là "Quán" nhé.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Này ông mộ phần.

Phật nói : Cái gì vô thường là khổ,cái gì khổ thì cần phải quán vô ngã ...

Nên nhớ là "Quán" nhé.

Chào bạn ngộkhông, rất vui khi bạn đã tham gia thảo luận.

Như lời bạn nói thì có vẻ như bạn đã đồng ý với 2 tiên đề 1 và 2 mà mình đã đưa ra.

Tới cái tiên đề số 3: cái gì vô thường gọi là vô ngã; thì bạn thấy có sự mâu thuẫn với lời Phật dạy.

Phật dạy thế này:

Tương Ưng Bộ - Tương Ưng Sáu Xứ - Phẩm Vô Thường (Link tại ĐÂY.)

Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

"Quán vô ngã" là khái niệm do bạn tự đặt ra ! Vậy xin mời bạn định nghĩa thế nào là "quán vô ngã" ?
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18


Chào bạn ngộkhông, rất vui khi bạn đã tham gia thảo luận.

Như lời bạn nói thì có vẻ như bạn đã đồng ý với 2 tiên đề 1 và 2 mà mình đã đưa ra.

Tới cái tiên đề số 3: cái gì vô thường gọi là vô ngã; thì bạn thấy có sự mâu thuẫn với lời Phật dạy.

Phật dạy thế này:



"Quán vô ngã" là khái niệm do bạn tự đặt ra ! Vậy xin mời bạn định nghĩa thế nào là "quán vô ngã" ?


ông mộ phần này có vẻ hơi khác ... chả lẽ là một người khác ??

hic,ông đừng chơi đùa với những con chữ nữa ... cứ nên đơn giản :

- ông nói "cái gì vô thường là vô ngã "

- Phật nói "cái gì vô thường là khổ,cái gì khổ cần quán vô ngã"

chả lẽ ông nói đúng,Phật nói sai ? sao Phật không nói luôn như ông cho nhanh,còn cần gì phải thêm chữ "khổ" với "quán" vào làm gì ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
ông mộ phần này có vẻ hơi khác ... chả lẽ là một người khác ??

hic,ông đừng chơi đùa với những con chữ nữa ... cứ nên đơn giản :

- ông nói "cái gì vô thường là vô ngã "

- Phật nói "cái gì vô thường là khổ,cái gì khổ cần quán vô ngã"

chả lẽ ông nói đúng,Phật nói sai ? sao Phật không nói luôn như ông cho nhanh,còn cần gì phải thêm chữ "khổ" với "quán" vào làm gì ?

Bạn ngộkhông thân mến,

Ở đây chúng ta y cứ lời Phật dạy, để uốn nắn quan điểm của chính mình, đâu có thể nói Ba Tuần đúng mà Phật nói sai được!

Ở trên mình đã chỉ rõ lời Phật trong bản Kinh nào, cảm phiền bạn đọc lại một vài lần nữa!

Kinh nói: Như thật quán với chánh trí - cái này không phải là... Tôi, của Tôi, Tự ngã của Tôi.

Theo mình hiểu thì bạn cho rằng Ngã tức là Tôi.

Vậy xin hỏi bạn, Cái Tôi này của bạn nó là cái gì vậy? Nó xuất hiện vì cái gì xuất hiện?

Ví dụ:

Ngộkhông là tên đặt cho cái Thân.

Thân ngộkhông và Thân Ba Tuần độc lập với nhau.

Ba Tuần thấy Thân ngộkhông đang hoạt động liền hỏi: ngộkhông làm gì vậy bạn?

Đáp: Tôi đang đọc Kinh.

Vậy ở đây, Tôi là tên gọi, giống ngộkhông, đồng chỉ cho cái Thân cả.

Sáng ngày hôm sau, gặp Thân ngộkhông ở đầu ngõ, mặt mày âu sầu ủ rũ, Ba Tuần hỏi:

- Bạn làm sao mà trông mặt mày ủ rũ vậy?

Đáp:

- Đêm qua Tôi nằm mơ...

Vậy Tôi này là cái gì đó mơ mộng, không lìa cái Thân, cũng không phải là cái Thân.

Bởi vì sáng ra thì cái đó không còn mơ nữa, tức biến mất, mà Thân thì vẫn đây.

Cả hai cái gọi là Tôi này đều vô thường cả.

Lúc xuất hiện gọi là Ngã. Lúc biến mất gọi là gì?

Phải chăng quán cái gì để như thật thấy cái đó vô thường, quán cái cho là Tôi để như thật thấy cái đó vô thường. Cái được cho là Tôi vô thường, thì Tôi này cũng vô thường.

Vậy Tôi vô thường thì khi Tôi biến mất, Tôi thành không có, tức vô ngã. Chứ đâu phải quán vô ngã ?!

Giống như Thân Phật Thích Ca, không còn trên thế gian!

Vậy cái bất tử, cái thường còn mà Phật nói "ta đã chứng được" là có hay không có?


Luận Đại Trí Độ - Quyển 22 đã viết:
Nói hết thảy pháp tạo tác là vô thường, thời phá ngã sở năm dục bên ngoài, nếu nói vô ngã thời phá ngã pháp bên trong, ngã và ngã sở đều phá, ấy gọi là tịch diệt Niết-bàn.

Hành giả quán pháp tạo tác vô thường, liền sanh tâm nhàm chán sự khổ ở đời.

Đã biết chán khổ nhưng lại ưa đắm chủ thể quán, cho có một chủ thể quán vô thường, nên lại có pháp vô ngã ấn thứ hai, biết hết thảy vô ngã, đối với năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, mười hai nhân duyên, trong ngoài phân biệt tìm kiếm chủ thể quán không thể có được, vì không thể có được nên hết thảy pháp vô ngã.

Biết được như vậy, không khởi lên hý luận, không nương tựa vào đâu, chỉ quy về tịch diệt, thế nên nói là tịch diệt Niết-bàn ấn.


Quán vô thường tức là nhân duyên để quán không,

Như quán sắc niệm niệm vô thường tức biết sắc là không, sắc quá khứ đã diệt hoại không thể thấy nên không tướng sắc; sắc vị lai không sanh, không tác không dụng, không thể thấy nên không tướng sắc; sắc hiện tại cũng không ngưng trụ, không thể thấy không thể phân biệt biết, nên không tướng sắc.

Không tướng sắc tức là không, không tức là không sanh không diệt, không sanh không diệt với sanh diệt, nó thật là một, mà khi nói rộng khi nói lược.


 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Luận Đại Trí Độ - Quyển 1. đã viết:
Vô thường thấy là thường,
Ấy gọi là điên đảo.
Trong không, không vô thường,
Chỗ nào thấy có thường?
Luận Đại Trí Độ - Quyển 1 đã viết:
Nếu tất cả đều thật sự là bản tánh vô thường, thời không có hạnh nghiệp và quả báo, vì sao? Vì vô thường tức là sanh rồi diệt mất.

Ví như hạt giống mục nát không thể sanh ra quả, như vậy thời không có hạnh nghiệp, không có hạnh nghiệp thì sao có quả báo?

Nay theo pháp của các Hiền Thánh đều nói có quả báo, kẻ thiện trí có thể tín thọ; vậy không nên nói không quả báo.

Do đó, các pháp không phải là vô thường tánh. Vì nói có các nhân duyên vô lượng như thế, nên không đựợc nói các pháp là vô thường tánh.

Tất cả pháp Hữu vi vô thường, khổ, vô ngã cũng như vậy.

Tiên đề tiếp theo:

9. Cái gì trước không thấy, nay xuất hiện thì cái ấy vô thường.

10. Cái gì vô thường thì không phải là của tôi.

Có đạo hữu học Phật nào phản đối 2 tiên đề này không ?
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63


Vậy là tiên đề số 1 là OK, đúng đắn, không có gì mâu thuẫn cả.

Đây là định nghĩa "khổ" và "vô ngã" của bạn:

- Khổ là một trạng thái phiền não của con người - khi gặp phải những vấn đề mình chán ghét mà không giải quyết được.

Cái mệnh đề "khi gặp phải ....không giải quyết được" là giải thích cái khái niệm "trạng thái phiền não của con người" phải không?

Vậy là theo bạn: Khổ là cái sinh ra "khi gặp phải những vấn đề mình chán ghét mà không giải quyết được", cái sinh ra ấy gọi là "trạng thái phiền não của con người".

Vậy thì "trạng thái phiền não của con người" này có vô thường không ?

Nếu nó vô thường. Thì theo tiên đề 2 của mình đưa ra: Cái gì vô thường gọi là khổ, như vậy thì không đúng ở chỗ nào ?

- Vô ngã là không có bản ngã ( cái gì đó hiện hữu tự thân, bất biến và đồng nhất). Tức là theo bạn, vô ngã là không có cái gì hiện hữu tự thân, bất biến và đồng nhất.

Cái "không có" này tức là quan niệm của bạn. Quan niệm này có vô thường không ?

Nếu nói là không vô thường, thì trước khi đọc Kinh sách, có quan niệm này không ? Quan niệm này nương thân mà có hay lìa thân mà có ?

Nếu trước không, nay có tức là sanh trụ. Có sanh trụ, khi thân này hoại thì quan niệm này cũng chẳng còn, tức diệt. Có sanh, trụ, diệt tức là vô thường.

Vậy theo tiên đề số 3 của mình: cái gì vô thường gọi là vô ngã; thì như vậy với khái niệm vô ngã của bạn, đâu có sai khác gì ?

Khi "trạng thái phiền não của con người" này có vô thường, tức là có thay đổi, thì không còn phiền não nữa, như vậy thì đâu còn khổ nữa :D

Còn nói không có bản ngã, giả dụ cũng như nói không có thượng đế, thì vấn đề thượng đế có tồn tại hay không cũng đâu có liên quan gì đến chuyện bạn đọc kinh sách hay bạn ra đời :D

Phải công nhận nói chuyện với bạn rất là vui :D :D :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
1. Khi "trạng thái phiền não của con người" này có vô thường, tức là có thay đổi, thì không còn phiền não nữa, như vậy thì đâu còn khổ nữa :D

2. Còn nói không có bản ngã, giả dụ cũng như nói không có thượng đế, thì vấn đề thượng đế có tồn tại hay không cũng đâu có liên quan gì đến chuyện bạn đọc kinh sách hay bạn ra đời :D

Phải công nhận nói chuyện với bạn rất là vui :D :D :D

Hề hề

1. Thế nên mới "gọi là khổ" - giả danh, không thật có (nếu như giác ngộ !), chứ chẳng phải "là khổ". Khi nói rằng "là khổ" nghĩa là người ta không thấy sự vô thường của "đối tượng" mình thấy. Nếu cái mình thấy mà nhận ra nó vô thường, hay ít ra cũng tự hỏi mình rằng: cái ta thấy đó có vô thường hay không ? (tức là tỉnh giác) Như vậy thì cái khổ đau mà con người bấy lâu nay muốn thoát ra, tự khắc có lối thoát vậy.

2. Nói "không có bản ngã" thuộc về quan niệm có ý thức, còn "chấp ngã" thuộc về vô thức - hay vô minh. Người chấp ngã thì dù là có đọc Kinh hay không đọc Kinh, có nói "không có bản ngã" hay nói "có bản ngã", có sinh ra làm người hay không sinh ra làm người, thì vì còn "chấp ngã" nên sẽ phải bám víu vào một đối tượng nào đó cho là Tôi, để mà bảo vệ, để mà giữ gìn vậy !

Hay thậm chí còn tạo luôn ra cả ông Thượng đế, để mà "thoát tục" khỏi cái Tôi đang đau khổ vậy !

Muốn phát ra được lời "không có Thượng đế", thì ít ra cũng phải nghe về Thượng đế rồi, mới sinh ra cái quan niệm "không có Thượng đế" ấy chứ !

Khổ đau là do cho cái vô thường là thường; rồi say đắm, ham thích nó; muốn nó còn mãi; bám víu níu giữ cái vô thường đương nhiên là không được rồi, cho nên đau khổ !

Muốn biết mình còn chấp ngã hay không, thì chỉ cần đứng trên cửa sổ lầu cao, hay ban công tầng lầu, nhìn xuống mặt đất, khởi niệm thế này: mình sẽ nhảy xuống dưới ! (Hề hề, đảm bảo là tay bám, chân run, tâm loạn liền ! ). Lầu càng cao, thì biểu hiện "chấp ngã" càng đa dạng !
 

caiten

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 8 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Tiên đề là cái được coi là luôn đúng, không cần phải chứng minh.

Phật giáo là lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.



Kính đạo hữu Ba Tuần,
Thật sự không có tiên đề trong Phật Giáo.
Đạo hữu có biết vì sao các môn khoa học có tiên đề không? Nếu biết, xin đạo hữu hãy chia sẻ.
Còn với Phật giáo lại không cần tiên đề, và không có tiên đề.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kính đạo hữu Ba Tuần,
Thật sự không có tiên đề trong Phật Giáo.
Đạo hữu có biết vì sao các môn khoa học có tiên đề không? Nếu biết, xin đạo hữu hãy chia sẻ.
Còn với Phật giáo lại không cần tiên đề, và không có tiên đề.

Mình không rõ lắm, bạn có thể chia sẻ:

- Vì sao các bộ môn khoa học có tiên đề không ?

- Vì sao Phật giáo lại không có tiên đề và không cần tiên đề ?

Kính, Ba Tuần.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Hề hề

1. Thế nên mới "gọi là khổ" - giả danh, không thật có (nếu như giác ngộ !), chứ chẳng phải "là khổ". Khi nói rằng "là khổ" nghĩa là người ta không thấy sự vô thường của "đối tượng" mình thấy. Nếu cái mình thấy mà nhận ra nó vô thường, hay ít ra cũng tự hỏi mình rằng: cái ta thấy đó có vô thường hay không ? (tức là tỉnh giác) Như vậy thì cái khổ đau mà con người bấy lâu nay muốn thoát ra, tự khắc có lối thoát vậy.

Bạn tránh né đề tài đang nói, chuyển sang đề tài khác lại sai tiếp :D

_ Đề tài cũ: bạn cho rằng vô thường là khổ, tôi chỉ ra chỗ sai -> bạn cho rằng vô thường sẽ dẫn đến khổ, tôi lại chỉ ra chỗ sai.

_ Đề tài mới: bạn cho rằng khổ không thật có vì nó vô thường. Sai nhé. Khi bạn đau khổ vì chuyện gì đó, sau này không còn khổ vì nó nữa, tức là trước có nay không chứ ai lại nói nó không có thật.

Chẳng hạn bạn bị bồ đá làm cho bạn đau khổ, sau này bạn có bồ mới thì không thể nói rằng sự đau khổ trước đây không có thật, lại càng ngố hơn nữa khi cho rằng do tôi hết khổ vì chuyện đó nên tôi đã giác ngộ :D



2. Nói "không có bản ngã" thuộc về quan niệm có ý thức, còn "chấp ngã" thuộc về vô thức - hay vô minh. Người chấp ngã thì dù là có đọc Kinh hay không đọc Kinh, có nói "không có bản ngã" hay nói "có bản ngã", có sinh ra làm người hay không sinh ra làm người, thì vì còn "chấp ngã" nên sẽ phải bám víu vào một đối tượng nào đó cho là Tôi, để mà bảo vệ, để mà giữ gìn vậy !

Hay thậm chí còn tạo luôn ra cả ông Thượng đế, để mà "thoát tục" khỏi cái Tôi đang đau khổ vậy !

Muốn phát ra được lời "không có Thượng đế", thì ít ra cũng phải nghe về Thượng đế rồi, mới sinh ra cái quan niệm "không có Thượng đế" ấy chứ !

Khổ đau là do cho cái vô thường là thường; rồi say đắm, ham thích nó; muốn nó còn mãi; bám víu níu giữ cái vô thường đương nhiên là không được rồi, cho nên đau khổ !

Muốn biết mình còn chấp ngã hay không, thì chỉ cần đứng trên cửa sổ lầu cao, hay ban công tầng lầu, nhìn xuống mặt đất, khởi niệm thế này: mình sẽ nhảy xuống dưới ! (Hề hề, đảm bảo là tay bám, chân run, tâm loạn liền ! ). Lầu càng cao, thì biểu hiện "chấp ngã" càng đa dạng !
[/SIZE]

Chấp ngã với ý thức, vô thức gì ở đây hả bạn? Chuyện dễ hiểu vậy mà bạn vẫn cố cãi cùn à? :D

Ví dụ như 'ông Kẹ' là một nhân vật mà người lớn tưởng tượng ra để hù con nít, rõ ràng là không có ông Kẹ rồi, đúng không nào? Do đó sự thật là không có ông Kẹ, dù bạn hay ai có nghe nói hay không thì sự thật vẫn vậy.

Bạn nói 'Khổ đau là do cho cái vô thường là thường; rồi say đắm, ham thích nó' nghe mắc cười quá :D Chẳng ai thích khổ bao giờ, cũng không ai cho nó là thường. Ví dụ bạn bị kiến cắn đau thì vẫn biết một lát sau sẽ hết chứ chả lẽ bạn cho rằng nó sẽ gây đau mãi mãi à? :D

Còn bạn ví dụ chấp ngã với chuyện nhảy lầu chứng tỏ đã hiểu sai về vô ngã rồi. Theo bạn thì người nào dám nhảy lầu tự tử là người hết chấp ngã? :D :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Theo tôi thì đó là những tính từ, vì chúng là những từ miêu tả tính chất của sự vật. Bạn nói 'động từ' có lẽ do thấy cụm từ 'thay đổi' thì liên tưởng đến chuyển động nên nói vậy đúng không? :D Mà thôi, tính từ hay động từ không quan trọng, tôi không muốn tranh cãi chuyện này thêm nên bạn nói chúng là 'động từ' cũng được.

- Tất nhiên là đồng ý với bạn về định nghĩa: vô thường là thay đổi, chịu sự biến hoại. Cái gọi là 'thay đổi' thực chất là sự biến hoại, sinh diệt ở mức độ vi tế.

- Còn 'khổ' thì ai cũng biết hết rồi, đó là một trạng thái phiền não của con người khi gặp phải những vấn đề mình chán ghét mà không giải quyết được.

- Riêng 'vô ngã' là thứ mà nhiều người hay tranh cãi và bất đồng về ngữ nghĩa của nó nhất. Theo tôi thì vô ngã là 'không có bản ngã', mà bản ngã là cái gì đó hiện hữu tự thân, bất biến và đồng nhất.

Khi "trạng thái phiền não của con người" này có vô thường, tức là có thay đổi, thì không còn phiền não nữa, như vậy thì đâu còn khổ nữa :D

Còn nói không có bản ngã, giả dụ cũng như nói không có thượng đế, thì vấn đề thượng đế có tồn tại hay không cũng đâu có liên quan gì đến chuyện bạn đọc kinh sách hay bạn ra đời :D

Phải công nhận nói chuyện với bạn rất là vui :D :D :D

Làm lại từ đầu, để khỏi "tránh né đề tài", hề hề.

1. Mình nói: Cái gì vô thường gọi là khổ.

Bạn cho rằng: khổ không phải là cái gì vô thường.

Mà Khổ là "trạng thái phiền não của con người" sinh ra do "gặp phải những vấn đề mình chán ghét mà không giải quyết được". Tức là cái được sinh ra. Phàm có sinh ắt có diệt, tức thay đổi ?

Trong khi cả hai cùng thống nhất hiểu "vô thường" là: thay đổi, chịu sự biến hoại.

Vậy mà bạn vẫn cho rằng: "Cái gì vô thường gọi là khổ" là không đúng, bởi vì theo bạn Khổ là cái gì ( như trạng thái phiền não, cảm giác bị bò đá, cảm giác bị kiến cắn...[tức là Thọ]) và nó đâu có vô thường ?!

Mình tối kiến, xin bạn xoáy sâu thêm vào chủ đề này !

2. Mình nói rằng: Cái gì vô thường gọi là vô ngã.

Bạn cho rằng: Vô ngã là không có bản ngã. Vô ngã không phải là cái gì vô thường.

Và "không có bản ngã" chẳng phải là cái gì vô thường, khác với cái gì vô thường. Nghĩa là "không có bản ngã" là thường còn, chẳng phải vô thường.

Giống như "không có Thượng đế", "không có ông Kẹ". Tức "bản ngã" này là sản phẩm của "trí tưởng tượng" của con người [Tưởng], như Thượng đế, ông Kẹ...; và "không có bản ngã" chính là quan niệm của con người ! [Thức]

Vậy thì cái gì tạo ra trí tưởng tượng đó ? Và quan niệm này có sinh ra, rồi diệt đi không hay là bất diệt ? Quan niệm này xuất hiện là vì nghe về Thượng đế, ông Kẹ rồi tìm kiếm chẳng thấy, nên sinh ra quan niệm này hay là vừa mới ra đời đã có quan niệm này trong đầu sẵn rồi ? Bạn có thể phát sinh quan niệm này nếu lìa thân [Sắc] bạn được không ?

Xin bạn nói rõ thêm !

Đưa thêm chút ít lý thuyết, để cho bạn khỏi "bối rối":

Căn (mắt, tai,...) tiếp xúc Trần ( hình ảnh, lời nói...), phát sinh ra Thức (tức là quan niệm như: không có ông kẹ, không có bản ngã, không có thượng đế...)

Tai bạn nghe người khác nói "Có ông kẹ", "Có thượng đế", "Có bản ngã"... rồi tìm kiếm không thấy ông Kẹ, Thượng đế, bản ngã.. bèn phát sinh ra quan niệm "không có bản ngã".

Bạn cho rằng quan niệm "không có bản ngã" là thường còn ?! Hề hề.

Trong khi không có tai nghe, không có tiếng nói, không có sự tìm kiếm thì làm sao sinh ra được quan niệm "không có bản ngã" ấy. Tức là nếu lìa thân ngũ uẩn thì danh từ "bản ngã" còn chẳng biết tới, nói gì tới "không có bản ngã" !

Tương Ưng Bộ - Thiên Uẩn - Tương Ưng Kiến. - Link tại ĐÂY.

Cái gì được thấy, được nghe, được nghĩ đến, được biết, được đạt đến, được tìm cầu, được ý tư duy; cái ấy là thường hay vô thường?

- Là vô thường, bạch Thế Tôn.

Ps: Ở đây không phải luận bàn để lấy hơn thua, mà để xây dựng nên một khái niệm căn bản, phổ quát, "tương đối đúng đắn" về mặt nhận thức, lý thuyết; cho những bạn ham thích tìm hiểu Phật giáo mà thôi !
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Bạn ngộkhông thân mến,

Ở đây chúng ta y cứ lời Phật dạy, để uốn nắn quan điểm của chính mình, đâu có thể nói Ba Tuần đúng mà Phật nói sai được!

Ở trên mình đã chỉ rõ lời Phật trong bản Kinh nào, cảm phiền bạn đọc lại một vài lần nữa!

Kinh nói: Như thật quán với chánh trí - cái này không phải là... Tôi, của Tôi, Tự ngã của Tôi.

Theo mình hiểu thì bạn cho rằng Ngã tức là Tôi.

Vậy xin hỏi bạn, Cái Tôi này của bạn nó là cái gì vậy? Nó xuất hiện vì cái gì xuất hiện?

Ví dụ:

Ngộkhông là tên đặt cho cái Thân.

Thân ngộkhông và Thân Ba Tuần độc lập với nhau.

Ba Tuần thấy Thân ngộkhông đang hoạt động liền hỏi: ngộkhông làm gì vậy bạn?

Đáp: Tôi đang đọc Kinh.

Vậy ở đây, Tôi là tên gọi, giống ngộkhông, đồng chỉ cho cái Thân cả.

Sáng ngày hôm sau, gặp Thân ngộkhông ở đầu ngõ, mặt mày âu sầu ủ rũ, Ba Tuần hỏi:

- Bạn làm sao mà trông mặt mày ủ rũ vậy?

Đáp:

- Đêm qua Tôi nằm mơ...

Vậy Tôi này là cái gì đó mơ mộng, không lìa cái Thân, cũng không phải là cái Thân.

Bởi vì sáng ra thì cái đó không còn mơ nữa, tức biến mất, mà Thân thì vẫn đây.

Cả hai cái gọi là Tôi này đều vô thường cả.

Lúc xuất hiện gọi là Ngã. Lúc biến mất gọi là gì?

Phải chăng quán cái gì để như thật thấy cái đó vô thường, quán cái cho là Tôi để như thật thấy cái đó vô thường. Cái được cho là Tôi vô thường, thì Tôi này cũng vô thường.

Vậy Tôi vô thường thì khi Tôi biến mất, Tôi thành không có, tức vô ngã. Chứ đâu phải quán vô ngã ?!

Giống như Thân Phật Thích Ca, không còn trên thế gian!

Vậy cái bất tử, cái thường còn mà Phật nói "ta đã chứng được" là có hay không có?








Tôi thích chủ dề này ... nó động chạm đến cái nền móng của Đạo Phật . Người ta nói xây nhà phải xây từ móng cho nên chủ đề này là rất hay ... Đọc qua các bài viết của 2 bạn thì đủ thấy rằng ngay cả những điều cơ bản nhất của Đạo Phật mà vẫn có sự hiểu khác nhau giữa các Phật tử thì đừng nói gì đến những vấn đề huyền bí khác.

Ở đây,theo tôi,chúng ta cần phải tự xem lại 3 vấn đề : Vô thường là gì ? Khổ là gì ? Và Vô ngã là gì? ... Tôi mạn phép nhắc lại sách vở một chút :

_ Vô thường : mọi sự vật-hiện tượng mà bị biến đổi và hoại diệt thì đều mang tính chất vô thường.Nghĩa là vô thường chính là để chỉ sự SANH-DIỆT của vạn pháp,cũng tức là NHÂN-QUẢ của các sự vật-hiện tượng.

_Khổ : Cái này thì đa phần mọi người cho rằng chữ KHỔ này nói về niềm đau và nỗi buồn của con người.Nhưng thực ra chữ KHỔ - Dukha bao gồm cả niềm vui và hạnh phúc của chúng ta nữa chứ không chỉ là khổ đau.Ông bà xưa có câu "Hạnh phúc trong đau khổ " , "trong cái rủi lại có cái may" chính là ý này ... Chử KHỔ này đã bao hàm vô thường trong đó.

_ Vô ngã : ai cũng biết câu " cái này không phải là ta,không phải của ta,cái này không phải tự ngã của ta ".Câu này là của Tiểu thừa.Còn quan niệm Đại thừa thì Vô ngã là Vô tự tánh...

Vậy 3 cái này có liên quan gì đến nhau ? Có như ông mộ phần nói "vô thường là vô ngã" không ?

Rất hay ... Nếu Vô thường là Vô ngã thì Phật còn thuyết kinh Vô Ngã Tướng làm gì ? Chỉ cần Ngài thuyết Tứ Diệu Đế cũng đã đủ rồi,đâu cần vẽ rắn thêm chân ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Tôi thích chủ dề này ... nó động chạm đến cái nền móng của Đạo Phật . Người ta nói xây nhà phải xây từ móng cho nên chủ đề này là rất hay ... Đọc qua các bài viết của 2 bạn thì đủ thấy rằng ngay cả những điều cơ bản nhất của Đạo Phật mà vẫn có sự hiểu khác nhau giữa các Phật tử thì đừng nói gì đến những vấn đề huyền bí khác.

Ở đây,theo tôi,chúng ta cần phải tự xem lại 3 vấn đề : Vô thường là gì ? Khổ là gì ? Và Vô ngã là gì? ... Tôi mạn phép nhắc lại sách vở một chút :

_ Vô thường : mọi sự vật-hiện tượng mà bị biến đổi và hoại diệt thì đều mang tính chất vô thường.Nghĩa là vô thường chính là để chỉ sự SANH-DIỆT của vạn pháp,cũng tức là NHÂN-QUẢ của các sự vật-hiện tượng.

_Khổ : Cái này thì đa phần mọi người cho rằng chữ KHỔ này nói về niềm đau và nỗi buồn của con người.Nhưng thực ra chữ KHỔ - Dukha bao gồm cả niềm vui và hạnh phúc của chúng ta nữa chứ không chỉ là khổ đau.Ông bà xưa có câu "Hạnh phúc trong đau khổ " , "trong cái rủi lại có cái may" chính là ý này ... Chử KHỔ này đã bao hàm vô thường trong đó.

_ Vô ngã : ai cũng biết câu " cái này không phải là ta,không phải của ta,cái này không phải tự ngã của ta ".Câu này là của Tiểu thừa.Còn quan niệm Đại thừa thì Vô ngã là Vô tự tánh...

Vậy 3 cái này có liên quan gì đến nhau ? Có như ông mộ phần nói "vô thường là vô ngã" không ?

Rất hay ... Nếu Vô thường là Vô ngã thì Phật còn thuyết kinh Vô Ngã Tướng làm gì ? Chỉ cần Ngài thuyết Tứ Diệu Đế cũng đã đủ rồi,đâu cần vẽ rắn thêm chân ?

Bạn ngộkhông thân mến, bạn nên ghi đầy đủ thế này:

Ba Tuần nói: "Cái gì vô thường gọi là vô ngã",

Chứ không phải là Ba Tuấn nói: "vô thường là vô ngã".

Trong hai câu này có: "cái gì vô thường" khác với "vô thường" và "gọi là vô ngã" khác với "là vô ngã" (Cả hai câu này về "số từ" cũng đã nhiều ít khác nhau rồi, chưa nói tới ý nghĩa của nó ẩn tàng bên trong !)

Bạn caiten nói: Đạo Phật không cần có tiên đề - cái ngầm hiểu là đúng, không cần phải chứng minh !

Và bây giờ, vì cái "ngầm hiểu là đúng" của mỗi người khác nhau, cho nên vì sao Ba Tuần phải đưa ra Tiên đề là bởi một trong những lý do như trên:

Tiên đề số 1: Thay đổi, chịu sự biến hoại gọi là vô thường.

Bạn ngộkhông có phản đối không ?

Trung Bộ - Tiểu Kinh giáo giới La Hầu La. Link tại ĐÂY.

- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Bạch Thế Tôn, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

Này Rahula. Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?... Nhãn thức là thường hay vô thường?... Nhãn xúc là thường hay vô thường?... ? Do duyên nhãn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức; các pháp được khởi lên ấy là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.

Ps: Mình thấy rất nhiều bạn, có thể do nghe giảng, học hỏi từ nhiều nguồn đa dạng khác nhau (không phải trực tiếp từ Kinh Phật thuyết) từ đó hình thành những quan niệm, những khái niệm, những định kiến (gọi là Tiên đề), sau đó xây dựng những lý thuyết cá nhân gọi là "Phật dạy như thế" (trong khi đó, thực ra đó là "Tôi hiểu, tôi nghe nói rằng Phật dạy như thế") để bám víu vào nó !

Cho nên Ba Tuần luôn luôn không ngại rườm rà, không ngại chê trách vì dùng lời của "người khác" để trích dẫn lại từ Kinh nào Phật dạy những điều mà Ba Tuần hiểu và nói như thế này thế kia !

Cũng vì thế, như chủ đề này đề cập Phật giáo là lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni, và chúng ta nương vào Phật giáo, một lần nữa, uốn nắn lại những quan điểm "lệch lạc" của chính mình !

Nên khi nào Ba Tuần trích dẫn Kinh văn, nghĩa là muốn các bạn có quan điểm phát sinh và cho là "Phật day như thế" thì nên chú ý xem lại bản Kinh văn - tức lời Phật dạy, để mà tự quán xét đối chiếu !

Nhờ thế chúng ta không bị rơi vào "tranh luận vô ích", "chỉ trích cá nhân", "lạc đề"...mà tập trung vào nội dung, để khai sáng Chánh tri kiến cho chính bản thân mình mà thôi !

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.



 

caiten

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 8 2016
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3


Mình không rõ lắm, bạn có thể chia sẻ:

- Vì sao các bộ môn khoa học có tiên đề không ?

- Vì sao Phật giáo lại không có tiên đề và không cần tiên đề ?

Kính, Ba Tuần.

Kính đạo hữu Ba Tuần,
- Vì sao các bộ môn khoa học có tiên đề không ?
Trước hết, nói về tiên đề vì có thể đạo hữu đã hiểu chưa đúng. Không phải những gì nêu ra không cần chứng minh thì được gọi là tiên đề, chỉ những tính chất, những quy luật ràng buộc các khái niệm mới gọi là tiên đề. Về ý này, một lát nữa caiten sẽ liên hệ lại với những gì đạo hữu trình bày.
Khoa học cần tiên đề vì dựa trên những tính chất, những quy luật không cần chứng minh đó để xây dựng lên một hệ thống tính chất, quy luật khác cụ thể hơn . Để làm gì? Để giải thích, mô tả và tiên đoán thế giới, giải thích mô tả tiên đoán hiện tượng.
Thế giới khoa học giải thích, mô tả, tiên đoán này không tách rời khái niệm. Chính vì vậy mà khi đối chiếu với hiện thực, khoa học phải liên tục thay đổi trong đó có việc phủ nhận những tiên đề đã nêu ra trước đó.
- Vì sao Phật giáo không cần tiên đề, và không có tiên đề?
Vì Phật giáo không mô tả, giải thích hay tiên đoán thế giới. Phật giáo giúp chúng ta nhìn thấy hiện thực như nó đang là với những gì chúng ta có, không nhờ sự trợ giúp của các tính chất, quy luật không chứng minh. Vì nhìn thấy ngay hiện thực, không mô tả nó, không giải thích nó, không tiên đoán nó, không nhờ các khái niệm, nên Phật giáo không cần tiên đề.

Trở lại những gì được đạo hữu gọi là "tiên đề Phật giáo", thực chất chỉ là một số khải niệm và một số điều phải thực hành để thấy. Những gì là khái niệm:
Ba Tuần đã viết:
1. Thay đổi, chịu sự biến hoại gọi là vô thường.

2. Cái gì vô thường gọi là khổ.

3. Cái gì vô thường gọi là vô ngã.
=> chỉ là những khải niệm. Điều cốt lõi không phải là hiểu những khái niệm này, mà phải thấy được khổ, thấy vô thường và thấy vô ngã trên thân thể mình.

Những gì là điều thực hành để thấy?

Ba Tuần đã viết:
5. Cái này xuất hiện vì cái khác xuất hiện.

6. Cái này xuất hiện thì cái khác xuất hiện.

7. Cái này biến mất vì cái khác biến mất.

8. Cái này biến mất thì cái khác biến mất.
Những điều này không cần ai phải tin, vì không phải từ đây để xây dựng nên thế giới nào cả. Mà đây là những điều sẽ thấy được khi thấy được khổ tập, và khổ diệt đạo.

Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tập khởi.
Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Dọ thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là đoạn diệt.
TƯƠNG ƯNG BỘ - Tương ưng Nhân duyên

Kính đạo hữu Ba Tuần,
Như vậy là không có tiên đề trong Phật giáo. Dù cái hiểu của chúng ta về khái niệm có như thế nào thì khổ vẫn tồn tại. Hãy tinh tấn để thấy như thật khổ, khi ấy hỷ lạc sẽ không đến khi chúng ta chơi các trò chơi khái niệm. Khi ấy chúng ta sẽ càng tinh tấn để thấy được bốn sự thật - đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt. Phương pháp thực hành để thấy được bốn sự thật này, đó là đạo pháp. Nếu luận bàn, xin hãy luận bàn đạo pháp.

Kính chúc quý đạo hữu tinh tấn để như thật thấy khổ!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Bạn caiten thân mến,

Để làm sáng tỏ vấn đề:

Phật giáo không có và không cần có tiên đề.

Trước tiên phải hỏi bạn, Bạn có khái niệm như thế nào về "Phật giáo".

Bạn có đồng ý với khái niệm của Ba Tuần về Phật giáo nghĩa là lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni hay không? Bạn có thống nhất khái niệm Tiên đề là cái được cho là luôn đúng và không cần phải chứng minh, hay không?

Vì không biết bạn quan niệm thế nào là Phật giáo, để rồi cho rằng:

"Phật giáo không mô tả, giải thích hay tiên đoán thế giới "

Mình nhớ không nhầm thì Phật có dạy: Như lý tác ý; tứ diệu đế ( 4 sự thật thực tế, đã được kinh nghiệm, Và đúc kết thành Lý thuyết, và được Phật nói gọi là Phật giáo) ;

Vậy cái gọi là "Lý" trong câu "Như lý tác ý" trên có phải là Phật giáo không?

Bạn có sự phân biệt và quan niệm gì về mối liên hệ giữa :

Lý thuyết- Kinh nghiệm- Thực tế và Thực tiễn ( hoạt động có ý thức, có mục đích của con người như: quan sát, thí nghiệm..)

Phương pháp xây dựng một lí thuyết khoa học bằng cách chọn ra một số khái niệm cơ bản (không định nghĩa) và một số mệnh đề (không chứng minh) khẳng định một số tính chất của các khái niệm cơ bản đó. Các mệnh đề đó gọi là các tiên đề.

Từ những khái niệm cơ bản và các tiên đề, bằng suy diễn logic, người ta định nghĩa các khái niệm khác và chứng minh các định lí trong lí thuyết đó.

(Link tại ĐÂY.)

Ba Tuần đã viết:
Phật giáo là lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

1. Thay đổi, chịu sự biến hoại gọi là vô thường.

2. Cái gì vô thường gọi là khổ.

3. Cái gì vô thường gọi là vô ngã.

4. Phật Thích Ca chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ.

5. Cái này xuất hiện vì cái khác xuất hiện.

6. Cái này xuất hiện thì cái khác xuất hiện.

7. Cái này biến mất vì cái khác biến mất.

8. Cái này biến mất thì cái khác biến mất.

9. Cái gì trước không thấy, nay xuất hiện thì cái ấy vô thường.

10. Cái gì vô thường thì không phải là của tôi.

[Trong đây:

Phật giáo, vô thường, là khái niệm cơ bản (có định nghĩa); cái ấy, cái gì, "gọi là" là khái niệm cơ bản (không định nghĩa).

Khổ, vô ngã là khái niệm khác.

5 - 9: là các mệnh đề không chứng minh ( không cần phải chứng minh, vì thực tế hiển nhiên, mỗi người có thể tự kinh nghiệm kiểm chứng !), cũng còn gọi là Tiên đề..
]

10: là định lí ( chứng minh bằng kinh nghiệm !)

4 - Là chính lời đức Phật Thích Ca Nói

Kinh Trung Bộ. đã viết:
"Này các Tỳ kheo, xưa cũng như nay Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ"

sự khổ và sự diệt khổ là khái niệm cơ bản (chưa định nghĩa)



Albert Einstein (1879-1955) (Link tại ĐÂY.)

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó"

(The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description)

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên