Phương pháp thù thắng nhất chính là cầu sinh Tây Phương

  • Thread starter imported_gioidinhhue
  • Ngày bắt đầu
I

imported_gioidinhhue

Guest
Tất cả chư Phật Như Lai, không vị nào không khuyên người cầu sinh Tịnh Độ. Các vị đều không chút lòng riêng tư, không chút tâm thiên lệch mong muốn chúng ta mau chóng thành Phật.

Phương pháp thù thắng nhất chính là cầu sinh Tây Phương tịnh độ, nhanh hơn so với bất cứ pháp môn nào, thù thắng ngay trong thù thắng. Thế nhưng, thực tế có một số người nghiệp chướng sâu nặng nên không tin tưởng. Phật Bồ Tát cũng từ bi, tùy hỷ dạy pháp môn khác mà chúng ta thường gọi “tám vạn bốn ngàn”. Vậy “tám vạn bốn ngàn” là gì? Là do không tin tưởng pháp môn này, không tình nguyện học tập, không muốn cầu sinh Tây Phương Cực Lạc, chư Phật liền mở ra tám vạn bốn ngàn pháp môn. Phật mở ra vô lượng pháp môn vì những người nghiệp chướng sâu nặng.

Tường tận thông suốt đạo lý này chúng ta mới cảm nhận sự may mắn khi gặp được pháp môn của Phật, nhất định sẽ không xả bỏ, không nghi hoặc, mà một môn thâm nhập, tuyệt đối không động tâm. Với pháp môn khác, chúng ta có thể tán thán nhưng không cùng học. Thiện Tài Đồng tử có năm mươi ba lần tham học, pháp môn nào ngài cũng tham quan, cũng đều lướt qua. Thế nhưng ngài không học theo mà chân thành niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ. Cuối cùng ngài cũng về được thế giới Tây Phương Cực Lạc.

“Thọ dụng cụ túc đệ thập cửu”

Phẩm kinh này giới thiệu với chúng ta từ dung mạo đoan chính trang nghiêm, phước đức vô lượng, trí tuệ thông suốt, thần thông tự tại, tuổi thọ dài lâu, cho đến hoàn cảnh sinh hoạt thường ngày của người ở thế giới Tây phương Cực lạc. Đó là đích đến mà tất cả chúng sinh trên thế gian ngày đêm đang mong cầu. Nếu cầu phước, cầu trí tuệ, tự tại, thọ mạng, thì thế giới cực lạc mới được viên mãn. Chúng ta không thể cầu được ở thế giới này. Trong tám khổ có “cầu bất đắc khổ”, sau khi đã cầu chúng ta vẫn khổ. Người thế giới Tây Phương cực lạc không hề có ý niệm như vậy, tất cả đều tự nhiên, đều lưu xuất từ tánh đức, cho nên thân tâm của chánh báo thanh tịnh quang minh, y báo phước đức thù thắng, như trên đã nói “siêu thế hy hữu”. Trong kinh, Thế Tôn nói pháp phương tiện khéo léo, tuy nói nhưng “ứng niệm hiện tiền, vô bất cụ túc”. Người thế gian thường hay nói “tâm nghĩ sự thành”, nếu không chú tâm, chăm chỉ nỗ lực, sự việc không thể thành. Thế giới Tây Phương cực lạc cũng vậy, vừa nghĩ đến thì liền thành tựu.

“Phục thứ cực lạc thế giới, sở hữu chúng sanh”

Cái “sở hữu” này ý nghĩa rất dài, phía sau kinh văn có câu “hoặc dĩ sanh, hoặc hiện sanh, hoặc đương sanh”. “Dĩ sanh” là đã sanh đến thế giới Tây Phương cực lạc của Phật A Di Đà, thành Phật đã mười kiếp. “Hiện sanh” là hiện tại sanh đến thế giới Tây Phương cực lạc. “Đương sanh” chính là chúng ta, hiện tại chưa đi nhưng chắc chắn sẽ đi. “Đương sanh” là sự khẳng định đương nhiên. Khi chính mình hạ quyết tâm, không chút nghi ngờ cũng không lo nghĩ đã tạo nghiệp gì trong đời quá khứ, hiện tại thì chỗ “đương sanh” này, chúng ta sẽ có phần. Sau khi gặp được pháp môn, chỉ nghĩ đến Phật A Di Đà, không nên nghĩ những thứ khác. Trong kinh Đại thừa, đức Phật thường nói “niệm một câu Nam mô A di đà Phật tiêu hết tám mươi ức kiếp sinh tử trọng tội”. Chúng ta niệm có thể tiêu được hay không? Không thể! Khi chúng ta niệm “đau mồm rát họng chỉ uổng công”. Vậy phải như thế nào khi niệm mới có sức mạnh lớn như vậy? Chính là người không có chút lòng nghi hoặc, trong tâm ngoài Phật hiệu không có bất cứ một tạp niệm nào. Niệm được như vậy sẽ tiêu hết tám mươi ức kiếp sinh tử trọng tội. Không nên khởi vọng tưởng, thậm chí thế gian pháp, chúng ta cũng không nghĩ đến, không nghĩ quá khứ không nghĩ hiện tại cũng không nghĩ tương lai mà chỉ nghĩ “A Di Đà Phật”, chỉ nghĩ kinh Vô Lượng Thọ, như vậy mới tiêu được tám mươi ức kiếp sinh tử trọng tội. Chỉ cần khởi một vọng niệm, công phu của chúng ta hoàn toàn bị phá hỏng. Do đó phải triệt để buông bỏ, vạn duyên buông bỏ, đương sanh ngay trong một đời này nhất định thành tựu, nhất định vãng sanh.

“Giai đắc như thị, chư diệu sắc thân, hình mạo đoan nghiêm, phước đức vô lượng, trí tuệ minh liễu, thần thông tự tại”

Câu “giai đắc như thị, chư diệu sắc thân” là tổng thuyết. Diệu sắc thân chính là “hình mạo đoan nghiêm”. Chúng ta đã đọc phần trước bài kinh, sinh đến thế giới Tây Phương cực lạc, thế giới đó là hóa thân, không phải là thai sinh nên rất khó tưởng tượng. Người thế gian luôn từ nhỏ lớn dần tuổi tác theo thời gian, mỗi năm đều thay đổi. Trong khi đó, thế giới Tây Phương không như vậy. Thân người ở thế giới Tây Phương hoàn toàn giống đức Phật A Di Đà, giống từ tướng mạo thân thể đến phước đức vô lượng. Tuổi thọ ở ngay trong phước đức, tuổi thọ là phước đức đệ nhất, là vô lượng thọ, trí tuệ thông suốt, viên mãn.

Quá khứ, hiện tại, vị lai, quá khứ vô cùng, tương lai vô tận, cõi này phương khác, tất cả các pháp không gì là khó thông đạt. Kinh Hoa Nghiêm và kinh Lăng Nghiêm cũng đã nói qua vấn đề này. Trước đây chúng tôi cũng thường hay giảng “chư pháp sở sanh”, chư pháp là tất cả pháp thế xuất thế gian, sanh là sanh khởi. Tất cả pháp từ đâu mà ra?, đức Phật nói “do tâm hiện ra”, tâm đó là tự tánh, là chân tâm của chúng ta. Chúng ta “minh tâm kiến tánh” thì làm sao không biết được tác dụng của tâm tánh. Hư không, vũ trụ, vô lượng vô biên tinh cầu, và tất cả chúng sanh từ đâu mà ra?, từ trong tự tánh của chúng ta biến hiện ra. Khi minh tâm kiến tánh rồi, đương nhiên thứ gì cũng thông suốt tường tận, không cần phải học.

Đức Phật nói “sở tri chướng”, cái sở tri chướng này đã chướng ngại chúng ta, vốn dĩ chúng ta phải biết nhưng hiện tại lại không biết. Cho nên ý nghĩa của “sở tri chướng” và “phiền não chướng” không giống nhau. Bản thân phiền não là chướng ngại, còn sở tri thì không chướng ngại. Có loại chướng ngại chúng ta nhận biết, nhưng không phiền não. Tất cả chúng sinh đều có “trí tuệ đức tướng Như Lai”, nhưng vì sao hiện tại chúng ta không có trí tuệ thông suốt này? Kinh Phật thường nói, các tổ sư đại đức cũng thường nói: “sở tri chướng” là do khởi tâm động niệm. Kinh Lăng Nghiêm, tôn giả Phú Lâu Na hỏi rất hay: “tất cả chúng sinh có vô minh, vô minh bất giác sinh ba cõi, vậy vô minh này có từ lúc nào, do nguyên nhân gì mà ra?”. Đức Phật đáp cũng rất diệu: “vô minh chính là sở tri chướng”, “tri kiến lập tri là vô minh bổn”. Tri kiến chính là trí tuệ thông suốt. Sai sót chính ở chúng ta muốn lập tri. Lập tri là phân biệt, khởi tâm động niệm, liền chướng ngại trí tuệ thông suốt.

Chư Phật Như Lai thường ở trong định, không phải ngồi xếp bằng tĩnh tọa như người thường vẫn nghĩ. Trong định chính là tâm định, không kể đến thân, “đi đứng nằm ngồi” đều trong định, đó mới gọi là thiền định. Định là không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước. Định sinh huệ, tác dụng của định chính là trí tuệ thông suốt. Chúng ta không có trí tuệ bởi vì tâm động. Cho nên, nếu muốn cầu trí tuệ, không khó, chúng ta chỉ cần tận lực giữ gìn tâm, không để cho cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, phiền não dao động. Chúng tôi thường khích lệ các vị đồng tu bằng mười sáu chữ cần buông bỏ “tự tư tự lợi, danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần, tham sân si mạn”. Sau khi buông bỏ, chúng ta liền ở ngay trong định. Tuy định này không sâu nhưng có thể sinh trí tuệ. Có công phu thì khi mở bất cứ kinh điển gì, chúng ta sẽ không có chướng ngại, mà trên tinh thần “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa” như kệ khai kinh đã nói, mặc dù dĩ nhiên sự hiểu của chúng ta vẫn chưa đủ sâu, chưa đủ viên mãn. Tuy nhiên, sự hiểu đó lại chính xác, không sai, vì khi đó, chúng ta đã có sức định.

Nếu không buông bỏ mười sáu chữ vừa nêu, một chút định cũng không có, thì không những đức Phật giảng chúng ta sẽ không hiểu, mà chú giải của tổ sư chúng ta xem cũng không hiểu. Sở tri chướng ở ngay đó. Tâm càng thanh tịnh, trí tuệ càng lớn. Lời nói của cổ đức rất có đạo lý: tu hành Phật pháp chính là một chữ “buông”. Buông bỏ, từ sơ phát tâm đến quả vị Như Lai không hề khác biệt. Buông bỏ một phần, chúng ta liền có thể nhìn thấu một phần, nhìn thấu là trí tuệ thông suốt. Chúng ta liền có thể được một phần tự tại, thần thông tự tại, đều có thể có được người của thế giới Tây Phương cực lạc, vi diệu không thể nói hết.

Chữ “đương sanh” rất vi diệu. Ngày nay, chúng ta hạ quyết tâm tu Tịnh Độ, một lòng một dạ, đó chính là đương sanh, ngay đời này nhất định sẽ không còn luân hồi, nhất định được sinh Tịnh Độ. Bản thân tràn đầy tín tâm, sinh đến thế giới Tây Phương cực lạc những thứ này thảy đều có được, thậm chí còn viên mãn. Bồ Tát Thất Địa tiếp cận viên mãn, lên trên Bát Địa, Cửu Địa, Thập Địa Đẳng Giác đều viên mãn. Ngôi thứ năm chính là quả vị Như Lai cứu cánh.

http://tinhkhongphapngu.net/bai_giang/?id=216
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2007
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
KIẾN TẠO THẾ GIỚI CỰC LẠC

KIẾN TẠO THẾ GIỚI CỰC LẠC



Tâm con người có độc là do ba nghiệp thân, khẩu, ý tạo thành. Chính vì thiếu tâm từ, bi, hỷ, xả, cho nên đời nầy sang đời khác con người đọa lạc, tạo nghiệp ác ngày càng lớn, tích thiểu thành đa. Do đó chất độc mỗi ngày một thấm sâu vào cơ thể. Loại độc tố nầy không có thuốc chữa, lâu ngày họ sẽ biến thành rắn, rết, bò cạp v.v.. Những động vật này có con thì có nọc độc ở miệng, có con thì có nọc độc ở đuôi, có con thì có nọc độc ở chân , có con thì tòan thân đều có nọc độc.. Nói chung những độc tố này có thể làm con người mất tri thức , thậm chí có thể mất mạng; thật là mười phần đáng sợ!

Chúng ta nên có lòng từ bi. Cho dù với con người hay với sự việc, chúng ta đều nên dùng tâm chân thành, hòa thuận, luôn luôn nghĩ đến người khác, không dùng thủ đoạn tàn độc áp bức người khác. Người học Phật chẳng thể bác bỏ nhân quả, mà trái lại, đối với nhân quả báo ứng phải hết sức chú ý! Giả như có người chống báng quý vị một cách vô lý, hoặc dùng lời lẽ phỉ báng, hoặc có hành động bức hại, thì quý vị hãy giữ thái độ bình thản , không cần phải chống trả. Hãy dùng tâm từ bi để cảm hóa người khác, đó gọi là ”lấy đức báo oán”, khiến họ hồi tâm chuyển ý, biết ăn năn hối cải. Hãy học theo gương của Bồ Tát Di Lặc, tức là “Nhẫn! Nhẫn! Nhẫn!” thì tự nhiên sẽ “biến gươm đao thành gấm vóc”, khiến mưa thành tạnh, gió lặng sóng yên. Nếu người định lực không đủ, công phu hàm dưỡng ít ỏi, lúc gặp chuyện, thì có thể la mắng, thậm chí đánh nhau, kết cuộc cả hai bên đều mang thương tích và thảm bại, như con trai con cò đánh nhau thì chỉ có ngư ông được lợi, còn chúng chẳng qua chỉ là vật hy sinh.

Vị Phật Sống chùa Kim Sơn đầy đủ định lực, bất luận thứ độc nào Ngài cũng chẳng sợ, Ngài dùng tâm từ bi cảm hóa tất cả các độc trùng độc thú , nên chúng trở thành bạn thân với Ngài, và tuyệt đối không làm hại Ngài. Trong phẩm Phổ Môn có nói: “Phàm niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát có thể cảm hóa các loài động vật có nọc độc, khiến chúng cải ác hướng thiện, không làm hại đến con người”. Chúng ta nghiên cứu Phật Pháp cần phải quán thông nghĩa, hiểu rõ lý thì mới là người chân chánh học Phật Pháp.

Có một số người có tư tưởng “ham cao xa thích viễn vông” (háo cao mộng viễn), chuyên dụng công để đạt được những cảnh giới kỳ lạ, huyền diệu . Đây là tư tưởng sai lầm! Chúng ta phải dụng công ở Từ, Bi, Hỷ, Xả. Dụng công như thế nào? Trước hết phải không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Những đạo lý nầy rất đơn giản. Trước tiên, chúng ta nên khởi sự từ những gì đơn giản, nhìn từ gần đến xa, từ nông đến sâu. Đừng nên bàn đến những gì huyền diệu cao xa, hoặc đưa ra những lý luận tràng giang đại hải mà không ai hiểu gì cả, vì như thế có ích lợi chút nào đâu!

Có câu : “Nên quán tánh Pháp giới, tất cả do tâm tạo”. Tâm có thể tạo ra thiên đường, tâm cũng có thể tạo ra địa ngục. Mười Pháp giới không ngoài một niệm ở tâm, nên do đây mà có thể biết được rằng hễ tâm vừa khởi niệm, bóng của nghiệp liền theo (tâm niệm nhất động, nghiệp ảnh tùy chi). Người xưa có nói:

“Ba chấm như sao bầy

Móc câu như trăng mới

Mang lông từ đây ra

Thành Phật cũng từ đấy.”

Câu này mô tả chữ TÂM theo chữ viết trong Hoa ngữ, qua đó chúng ta có thể hiểu được tánh của tự tâm. Nếu hiểu tâm tánh rõ ràng rồi thì sẽ không còn nóng giận. Tất cả tranh giành, tham lam, truy cầu nhất nhất đều không còn nữa. Lúc bấy giờ chúng ta mới được chân chánh tự tại, chân chánh giải thoát, và mới hiểu rõ ý nghĩa chân chánh làm người.

Mọi người đều có Phật Tánh , nhưng chúng ta lại từ bỏ Phật tánh đó, bỏ cái gần đi tìm cái xa, bám níu cái bên ngoài. Tìm những cái rác rưởi cho là vật quý giá, thật đáng tức cười và đáng thương hại thay! Mong mọi người hãy chân thật, nghiêm chỉnh dụng công, giữ lòng thanh sạch, bỏ bớt ham muốn, sống hòa hợp và không cạnh tranh với đời.

Có người nói: “Tất cả trên thế giới từ núi sông, đại địa, phòng ốc, nhà cửa, sum la vạn tượng cho đến cây gai cọng cỏ, đá cát, cây cối đều do tâm tạo thành.” Đã biết tất cả đều do tâm tạo, thì tại sao không quét sạch rác rưởi trong tâm để trang nghiêm thế giới vị lai? Thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà tạo thành là do lúc xưa Ngài muốn chúng sanh được ly khổ đắc lạc. Ngài siêng năng tu hành Lục Độ và hồi hướng công đức để tạo dựng thế giới Cực Lạc.

Chúng ta cũng phải tạo cho được một thế giới Cực Lạc, vậy làm thế nào tạo đây? Trước hết chúng ta phải không còn “thất tình” (bảy thứ tình cảm). Thất tình là gì? Đó là vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, ham muốn (hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục). Phải chế phục được thất tình lục dục (bảy thứ tình cảm, sáu thứ ham muốn), khiến chúng không được dấy loạn. Lúc bấy giờ trong tâm sẽ thái bình vô sự, mọi thống khổ không còn nữa. Vì sao có thống khổ? Vì tâm không được thái bình. Nếu không có khổ, thời hưởng an lạc, đó là thế giới Cực Lạc của nhân gian.

Thất tình chưa chế phục được, thì chúng nếu không thái quá thì cũng bất cập, đều không hợp với Trung Đạo, cho nên điên điên đảo đảo. Nếu chúng ta hiểu rõ thất tình, có thể hàng phục chúng, khiến chúng không làm mưa làm gió, đó chính là hàng phục được tâm (hàng phục kỳ tâm - Kinh Kim Cang). Bởi thất tình từ trong tâm mà ra, nên tâm sanh hoan hỷ hay tâm sanh sân hận v.v... đều là tâm bị cảnh giới xoay chuyển. Hiện tại đã tìm ra tận gốc, thì không còn mê hoặc, đã hàng phục được thiên ma ngoại đạo. Thiên ma ngoại đạo làm thế nào quấy nhiễu được tâm của quý vị? Bởi vì quý vị dùng tâm, dùng tình cảm (emotions) thái quá. Khi hướng ngoại truy cầu, thì tâm không an tịnh. Do đó quý vị đã dẫn dắt ma vào trong tâm mình và khiến chúng trở thành ông chủ của mình. Quý vị phải vâng theo mênh lệnh và, chịu sự chỉ huy của chúng, quý vị không còn chủ quyền và trở thành nô lệ của chúng.



Giảng ngày 29 tháng 11 năm1985

http://www.dharmasite.net/bdh68/KienTaoTheGioiCucLac.html
 

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2007
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
Từ trong phiền não ta mới đắc được giải thoát

Lời Cảnh Tỉnh

Sư Cô Chứng Nghiêm

Sư Cô Chứng Nghiêm (Master Cheng Yen) quê quán ở tỉnh Ðài Trung, Ðài Loan. Năm 23 tuổi cô xuất gia, sống đời thanh đạm tu hành. Vào thời ấy vì hoàn cảnh khó khăn, cô đã phải làm nhang, đèn cầy, đậu hủ, bán để giúp chùa và duy trì sinh hoạt cá nhân. Thấy sự khổ sở của đồng bào, cô đã phát đại nguyện hành đạo bồ tát để cứu tế chúng sinh. Với đại nguyện và tinh thần vì người quên mình, nhiều nhân duyên bất khả tư nghì đã cảm ứng, để đến năm 1966, cô thành lập Từ Tế Công Ðức Hội (Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation). Thế rồi trãi qua hơn ba mươi năm cần khổ phục vụ, hội đã giúp không biết bao nhiêu người nghèo khổ bịnh tật và vì vậy hội đã trở thành một trong những tổ chức từ thiện cung ứng nhu cầu về y tế, phục vụ, giáo dục, văn hóa tích cực nhất ở Ðài Loan. Hiện tại Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation đã có chi nhánh tại Nam Phi, Á Căn Ðình, Bỉ, Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản, Thái Lan... Sư Cô được trao tặng Ramon Magsaysay Award năm 1991 và cũng đã được đề nghị lảnh giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1993. Những lời khuyên sau đây là lời cô bản thân kinh nghiệm, nói lại cho chúng ta để đối diện với hoàn cảnh thực tế mỗi ngày.

(tiếp theo)



PHẦN 13: TRANG GIẤY TRẮNG CỦA ÐỜI MÌNH

(Làm Sao Viết Chữ Người)



*

Chỉ có một mặt đất sinh ra, chỉ có một thứ mưa thấm nhuận; song thảo mộc cây cối hấp thụ đều khác nhau.



*

Có tướng chúng sinh nghĩa là có cái quan niệm, cái nhìn về chúng sinh.



*

Mỗi ngày là một trang giấy trắng của đời mình. Mỗi người mỗi việc đều là mỗi dòng chữ sinh động viết trên giấy.



*

Giữa trời đất vũ trụ, không một thứ gì chẳng phải là đối tượng để ta học hỏi, cũng chẳng có thứ gì chẳng phải là Phật Pháp, cũng chẳng có thứ gì chẳng phải là chuyện để ta tu tâm. Chỉ cần ta chịu dụng tâm suy nghĩ, dụng tâm tu hành, dụng tâm làm việc thì chuyện gì cũng thành.



*

Một khi đã sinh ra đời, mình chẳng thể tách rời hoàn cảnh xung quanh được. Mình cũng không thể tách rời nhân quần, ẩn thế để tu hành. Giải thoát chân chính chỉ tìm được trong vòng nhân duyên chằng chịt. Cũng có nghĩa là từ trong phiền não ta mới đắc được giải thoát.



*

Tán thưởng (appreciation) người khác tức là trang nghiêm chính mình.



*

Ai ai cũng có bản tánh thành Phật. Nếu bạn phát hiện bổn tánh của chính mình thì bạn sẽ có quan niệm bình đẳng về chúng sinh. Cũng tức là bạn sẽ không còn phân chia, phân biệt mình và người khác nữa.



*

Muốn bình an thì trước hết tâm mình phải bình an. Muốn tâm bình an, trước hết phải đắc lý, thấu suốt chân lý (nhân quả). Khi lý đã hiểu, tâm đã an bình thì nhà nhà mới bình an.



*

Khi thông đạt một chân lý, bạn sẽ thông vạn chân lý. Một khi biết rõ ràng con đường (đáp án) nằm ở đâu, mình phải làm gì, bạn mới làm chủ chính mình đặng. Sợ nhất là chẳng biết mình là gì rồi sinh ra bàng hoàng, sợ hãi, khổ não.



*

Thân thể bị tàn tật chưa phải khổ. Tánh tình tàn tật mới là khổ. Ða số tai nạn họa hoạn ở đời không phải do chân tay người ta làm ra; chúng do người tâm linh tàn tật tạo thành.



*

Ðạo lý đối với đời người thì cũng như con đường dài vậy. Không rành rõi địa lý (bản đồ) thì dễ đi trật đường. Bởi vậy đời này, cuộc sống này mình phải học cho rành bàn đồ của mai sau (con đường sắp đi).



*

Muốn giáo hóa chư hữu tình, trước hết mình phải tự đoan chính, phải đàng hoàng. Chúng sinh thì cang cường, ương ngạnh, tâm thái của họ thì trăm ngàn sai khác khó lường. Bạn chỉ có một cách cảm hóa họ: Ðó là dùng lòng THÀNH và thái độ công CHÍNH. Thành và Chính có thể dạy dỗ điều phục vô lượng chúng sinh ngang ngược.



*

Trong việc làm người, ta phải làm cho được ba điều không ỷ lại sau đây:

1. Không ỷ lại quyền lực.

2. Không ỷ lại địa vị.

3. Không ỷ lại tiền bạc.



*

Trong việc làm người, mình phải cho thành thật, đừng nên chỉ có nghĩ tới thành công. Phải làm người thành thật thì trong lòng lúc nào cũng sung sướng.



*

Thời gian: mình phải tranh thủ từng giây. Con đường: mình phải chắc thật dấn bước. Nếu vậy thì mình sẽ chẳng có gì hổ thẹn với đời.



*

Ðừng nên sinh oán ghét thế thái nhân tình đủ thứ bạc bẽo, cũng đừng ích kỷ truy cầu tự lợi, cũng chớ oán trách tại sao người có lòng tốt mà chẳng gặp quả báo tốt, rằng sao có đủ chuyện bất công... Khi gặp những việc ấy, nên biết chúng là cơ hội tốt để mình phát tâm ra tay làm tốt.



*

Việc khó làm mà làm được, chuyện khó xả bỏ mà xả bỏ được, cảnh khó ở mà ở được: đó là cách mà bạn thăng hoa nhân cách của chính mình.



*

Phật thiết giáo trong nhân gian là cốt dạy chúng sinh trở về bản tánh chân như, làm người chân chính. Do vậy mới nói: nhân cách tròn vẹn thì Phật cách mới viên mãn. Nhân cách chẳng có thì sao thành Phật đặng.



*

Thế gian thì khổ. Làm người cũng là khổ. Song le, làm người là con đường duy nhất để thành Thánh, thành Phật.



*

Quan hệ giữa người với người là bài văn khó viết nhất. Nếu chuyện gì mình cũng vô ngã, vô chấp (không có ý niệm về mình, không chấp trước gì hết) thì mới dễ đi tiếp (con đường Phật).



*

Miệng nói lời tốt, ý nghĩ điều lành, thân làm việc thiện.



*

Con người nếu thiếu văn hóa thì cũng giống như người sống nơi sa mạc lửa trời nóng bỏng. Có học thức, có văn hóa thì mới có sự tươi mát của đồng xanh, cây cỏ.



*

Ðại hỷ nghĩa là lúc nào mình cũng khởi lòng vui vẻ. Vui vẻ thì chẳng có lòng đố kỵ, kiêu căng, ngạo mạn, sân hận, độc hại.



*

Không nên để bóng đen u ám (âm độc) giăng bủa trong lòng. Hãy phóng ánh sáng, tỏa hơi ấm thì đời mình mới có ý nghĩa.



*

Bao la thay ánh sáng mặt trời, vĩ đại thay ân đức cha mẹ, rộng rãi thay tâm lượng người quân tử, to lớn thay lòng ích kỷ bậc tiểu nhân. (Dịch từ chữ Tiểu nhân khí: Khí có nhiều nghĩa: là lòng nóng giận, tánh ích kỷ, tánh hẹp hòi).



*

Cười là một cách biểu đạt tình cảm; nhăn mày cũng là một cách biểu đạt cảm tình. La hét là một cách phát âm; nói năng cũng là một cách phát âm. Cười thì đẹp đẽ hơn là nhăn mặt nhiếu mày. Nói năng tự nhiên thì tốt hơn la hét chưởi bới.



*

Ðổi góc độ nhìn đời thì thế giới rộng rãi bao la vô ngần. Ðổi lập trường khi đối đãi người và xử sự thì không người nào, không việc gì chẳng không đem lại bình an nhẹ nhàng.



*

Lúc bình thường chẳng phát sinh chuyện gì thì bạn đối với người ta tốt lắm: đó chưa phải là công phu đâu. Khi gặp nghịch cảnh xảy ra, phát sinh rắc rối mà bạn vẫn tốt với người ta: đó mới chính là công phu.



*

Cho dù giờ đây mình đang dạo chơi trong nhân thế, mình cũng phải đoan chính đàng hoàng; chớ nên bê bối bung luông. Hãy nên cẩn thận, chớ nên khoác lác.



*

Nói về tự do, thì mỗi người ai cũng nên nghe theo quan niệm đạo đức; mỗi xã hội phải có luật pháp. Nếu không thì sẽ hết sức man dã. Man dã thì tức là sẽ không còn thúc chế gì nữa. Lúc ấy, ai có sức mạnh hơn, dám to tiếng hơn, có dục vọng lớn hơn, có uy quyền hơn thì y tha hồ mặc tình phóng túng. Khi tâm chẳng còn gì kềm hãm thì sự tự do, ngược lại, sẽ chạy mất, khó tồn tại.



*

Ðạo đức là ngọn đèn sáng chiếu rọi phẩm cách một người. Ðạo đức không phải là một cái roi dùng để hành hạ, làm nhục, làm khổ ai cả.



(còn tiếp)

http://www.dharmasite.net/bdh60/loicanhtinh.html
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên