Phương pháp trị bệng hàng ngàn năm

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Có gí quý cũng muốn đem vào chia sẽ với Hội Bông Sen vì mình luôn nghĩ Hội Bông Sen là Hội của những người dễ thương nhất , là những người chân thành niệm phật tu hành và chân thành muốn giải thoát sanh tử , vào đây như bước vào Cõi Tịnh Độ tại nhân gian .
Xin chúc Hội Bông Sen đều gặp nhau tại Cực Lạc .
Nam Mô A Di Đà Phật




Nhịn ăn (fasting) để điều trị bệnh đã được người xưa áp dụng cách đây hàng ngàn năm. Các đạo sĩ, các nhà y học phương Đông, cũng như Hippocrates (ông tổ của y học phương Tây) đã từng khuyên mọi người nên áp dụng phương pháp nhịn ăn để tự điều trị bệnh tật của mình. Ngày nay phương pháp nhịn ăn để phục hồi sức khỏe và tự điều trị bệnh được áp dụng khá phổ biến tại Việt Nam, cũng như trên toàn thế giới.

Tại sao phải nhịn ăn?

Tại sao nhịn ăn lại có thể giúp cơ thể tự chữa lành bệnh tật? Y học cổ truyền (YHCT) có câu “bệnh tòng khẩu nhập” bệnh tật thường theo đường miệng (con đường ăn uống) để đi vào và gây bệnh cho cơ thể. Những bữa tiệc linh đình, ê hề rượu thịt thường làm nhiều người mãn nguyện và cho rằng đó là những biểu hiện của hưởng thụ, của hạnh phúc, của sự giàu sang. Tuy nhiên ít ai biết rằng đằng sau mỗi “cuộc vui” cơ thể tội nghiệp phải gồng mình gánh chịu biết bao nhiêu chất độc hại được đưa vào, để rồi sau đó phải huy động toàn cơ thể tham gia thải độc. Đến một lúc nào đó cơ thể không thể chịu nổi nữa và bệnh tật phát sinh hàng loạt như goutte (viêm khớp do tăng acid uric), viêm gan, viêm dạ dày, cao huyết áp, mỡ trong máu, đái tháo đường… Chính vì thế nhịn ăn là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người.

Nguyên lý chính của nhịn ăn là tạo điều kiện để cơ thể không tiếp thu lượng thức ăn, thức uống bao gồm cả những chất độc hại, không phù hợp từ bên ngoài đưa vào. Do đó cơ thể không cần phải huy động tối đa hệ thống đề kháng để chuyển hóa những chất độc hại. Chính vì thế nguồn năng lượng này được dành trọn vẹn cho việc tự điều hòa, điều chỉnh những rối loạn bệnh lý đang xảy ra trong cơ thể; phục hồi lại những tổn thương ở các cơ quan hoặc làm cho những cơ quan này mạnh mẽ hơn trước; loại bỏ những chất độc đã tích trữ trong tế bào của toàn cơ thể.

Nhịn đói giúp cho hệ tiêu hóa gần như được nghỉ ngơi hoàn toàn, điều này sẽ giúp tái phục hồi lại toàn bộ niêm mạc và màng nhầy của đường tiêu hóa, giúp cho hệ tiêu hóa có thể phòng chống lại hiện tượng rò rỉ những chất protein chưa được tiêu hóa hoàn toàn xuyên qua niêm mạc ruột bị tổn thương để đi vào máu gây những bệnh lý tự miễn. Sự khỏe mạnh và hoàn hảo của hệ tiêu hóa còn giúp cho cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh của tự thân cũng như từ môi trường xung quanh.

Có thể nói nhịn đói giúp cho cơ thể tự khử độc rất hiệu quả. Khi chúng ta nhịn đói, cơ thể thiếu năng lượng cung cấp từ bên ngoài, vì vậy phải sử dụng những nguồn năng lượng sẵn có của cơ thể để thay thế theo một chức năng gọi là “tự tiêu” (autolysis). Chức năng “tự tiêu” là chức năng chuyển hóa mỡ dự trữ để tạo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Khi mỡ dự trữ được sử dụng sẽ phóng thích những acid béo tự do vào máu rồi được gan sử dụng để tạo thành năng lượng. Vì vậy nếu chúng ta nhịn đói càng lâu với thời gian thích hợp thì lượng mỡ dự trữ được tiêu thụ càng nhiều, đồng thời những hóa chất độc hại đã tích trữ trong các mô mỡ dự trữ cũng được phóng thích và đưa vào máu để đào thải ra ngoài cơ thể. Ngay cả những hóa chất không tìm thấy trong thức ăn nhưng được cơ thể hấp thu từ môi trường xung quanh (qua đường hô hấp, da…) như chất DDT (thuốc diệt côn trùng) cũng tích trữ tại mô mỡ dự trữ và được loại bỏ khỏi cơ thể trong quá trình nhịn đói (hiện tượng này đã được chứng minh bằng xét nghiệm tìm thấy chất DDT trong phân, nước tiểu và các chất thải khác của những người đang thực hành phương pháp nhịn đói).

Nhịn đói để điều trị còn làm tươi mới lại toàn bộ cơ thể do làm chậm quá trình biến dưỡng của cơ thể, tạo điều kiện cho những protein có chất lượng cao được sản xuất nhiều hơn, góp phần sản xuất ra những tế bào, mô và những cơ quan có chất lượng cao cũng như làm cho hệ miễn dịch mạnh mẽ và hiệu quả hơn, giúp cho cơ thể tăng cường sản xuất những nội tiết tố có ích như kích thích tố tăng trưởng cùng với những nội tiết tố chống lão hóa… có thể kéo dài tuổi thanh xuân.

Nhịn trong bao lâu?

Những người mới bắt đầu nhịn đói, trong ngày đầu thường có một số hiện tượng lạ xảy ra trong cơ thể: tiểu nóng có màu vàng đậm và mùi rất khai, mồ hôi cũng vậy, vàng và hôi, miệng hôi khi thở hoặc nói chuyện; đi cầu phân có thể có mùi hôi thối hơn trước. Toàn thân có khi mệt mỏi, váng vất trong đầu, kèm cảm giác đói bụng và có thể có những cơn co bóp khá mạnh của dạ dày, ruột… Đây là những triệu chứng mà các chuyên gia cho rằng do cơ thể đang thải các chất độc ra ngoài, sẽ biến mất đi nhanh chóng trong ngày đầu và thay vào đó là cảm giác nhẹ nhàng thanh thản, dễ chịu, trí óc sáng suốt và bình an trong tâm hồn vào những ngày sau. Đến đây, có lẽ nhiều người đã biết nhịn đói là một quá trình khử độc cho cơ thể, mang lại hiệu quả rất tốt cho hệ thần kinh, giúp trí óc minh mẫn, sáng suốt, giảm lo âu căng thẳng và ngủ ngon giấc.

Nên nhịn đói trong bao lâu? Điều này cũng tùy thuộc vào mỗi người đang áp dụng phương pháp nhịn đói trong quá trình điều trị bệnh cấp hay mãn tính. Đối với những người bệnh cấp tính thì nên nhịn đói một vài bữa ăn hoặc một vài ngày, đến khi nào khỏi bệnh thì dừng lại. Trong trường hợp bệnh mãn tính phải được thầy thuốc giám sát hàng ngày, theo dõi chặt chẽ những triệu chứng lâm sàng cũng như kết quả xét nghiệm của bệnh nhân trong quá trình nhịn đói và phải có tư vấn của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đối với những người sức khỏe bình thường muốn thực hành phương pháp nhịn đói cũng phải có người hướng dẫn, theo dõi. Thời gian của một chu kỳ nhịn đói nên kéo dài từ từ để cơ thể quen dần. Lúc đầu chỉ nhịn một hoặc hai bữa ăn, sau đó có thể nhịn ăn lâu hơn, một hoặc hai ngày và có thể kéo dài đến một tuần khi đã có những trải nghiệm của bản thân.

Ai có thể nhịn đói được?

Nhìn chung mọi người đều có thể áp dụng phương pháp nhịn đói để điều trị bệnh, trừ một số trường hợp bệnh nặng cần sử dụng những loại thuốc đặc hiệu như bệnh gan, thận, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do thiếu men để sản xuất các acid béo cho cơ thể… có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm khi nhịn đói.

Nhịn đói có thể là một chỉ định rất tốt cho những người thừa cân, béo phì. Nhịn đói có thể làm giảm khoảng một, hai ki lô gam trong những ngày đầu và khoảng 250-500 gam cho những ngày tiếp theo. Tuy nhiên khi ngưng nhịn đói phải theo chương trình “ăn trở lại” một cách nghiêm ngặt, nếu không cân nặng sẽ tăng lên nhanh do hiện tượng ăn bù! Chính vì vậy phải có chuyên gia theo dõi và tư vấn khi tiến hành nhịn đói để giảm cân.

Nhịn đói gồm có hai phương pháp: Phương pháp nhịn ăn, chỉ uống nước đơn thuần (water fasting) và phương pháp nhịn ăn kèm uống nước trái cây (juice fasting). Tùy theo từng bối cảnh mà bạn có thể chọn phương pháp nhịn đói thích hợp mà mình muốn

Tóm lại, có rất nhiều lý do để chúng ta áp dụng phương pháp nhịn đói để phục hồi sức khỏe cũng như tự điều trị bệnh như đã nêu trên. Tuy nhiên trước khi muốn áp dụng phương pháp nhịn đói bạn cần phải đi khám bệnh để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mình, cũng như tìm chuyên gia về lĩnh vực này để tư vấn trong quá trình thực hiện nhằm tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Trích từ saigontimes

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên