- Tham gia
- 14/6/09
- Bài viết
- 491
- Điểm tương tác
- 76
- Điểm
- 28
Đây là những lời giảng dạy về sự cung kinh đối với Thánh Điển Đại Thừa và những sử truyện linh ứng về việc ghi chép Thánh Điển Đại Thừa được tận mắt chứng kiến bởi những người thời xưa thuở đó, được ngài Ấn Quang Tổ Sư (Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát) trích lục lại và giảng. Sau đây là bắt đầu lời giảng của ngài được trích từ bộ sách Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao:
Sự học không phân lớn hay nhỏ, đều phải lấy thành kính làm chủ. Huống nữa, Như Lai trong bao kiếp xưa, muốn khiến cho chúng sanh đồng thành giác đạo, nếu không gieo duyên, sẽ không do đâu đắc độ! Do vậy, Phật bèn hiện đủ mọi sắc thân hiện hình trong sáu nẻo, đủ mọi phương tiện tùy cơ lợi vật, mở ra đủ cả ngàn môn, đồng quy một đạo. Kẻ thiện căn chưa gieo, chưa chín muồi, chưa giải thoát, Phật bèn làm cho kẻ ấy gieo, chín muồi, giải thoát. Nên dùng thân nào để độ được, bèn hiện thân ấy để thuyết pháp. Mây bủa cửa Từ, sóng trào biển Hạnh. Lục Độ đều tu, Tứ Nhiếp cùng lợi ích trọn khắp. Đấy là bố thí, trong ngoài đều xả, nghĩa là: quốc thành, vợ con, đầu mắt, tủy não, thịt trên thân, chân tay đều hoan hỷ thí cho. Vì vậy, kinh Pháp Hoa nói: “Xem trong tam thiên đại thiên thế giới, không có chỗ nào chừng bằng hạt cải mà chẳng phải là chỗ Bồ Tát xả thân mạng”.
Như Lai vì chúng sanh nên trải qua ba đại A Tăng Kỳ kiếp rộng hành Lục Độ, để kết khắp duyên chủng. Đợi đến lúc căn cơ chín muồi, rồi Ngài mới thị hiện thành Chánh Giác, hoằng khai pháp hội, phổ ứng quần cơ. Với bậc thượng căn bèn hiển thị Thật Tướng khiến họ sanh lên được bờ đạo. Với trung hạ căn bèn khéo léo tiếp dẫn, un đúc dần dần, Hiển, Mật, Quyền, Thật, Thiên, Viên, Đốn, Tiệm, tùy theo căn cơ xếp đặt, nên dùng pháp nào bèn dùng pháp đó. Tuy có ba thừa, nhưng đạo vốn không hai. Vì Thật lập Quyền, Quyền là Quyền đối với Thật; khai Quyền hiển Thật, Thật là Thật đối với Quyền. Thuận theo căn cơ, khéo léo khuyến dụ dần dần, khiến cho cả lý lẫn cơ đều khế hợp thì giải cùng hạnh mới được viên mãn. Dù người học chuyên chú Đại Thừa, cũng chẳng được khinh miệt, vứt bỏ Tiểu Thừa, bởi Tiểu Thừa chính là pháp được lập ra để [người học] tiến nhập Đại Thừa, là diệu dụng độ sanh của Như Lai, quả thật là phương kế rộng lớn để cho hàng hạ căn thoát khổ.
Vì thế, kinh Tứ Thập Nhị Chương nói: “Người học đạo Phật thì đối với những gì Phật đã nói đều phải nên tin thuận. Ví như ăn mật, dù ở chính giữa hay chung quanh đều ngọt ngào, kinh của ta cũng giống như thế. Biển cả tuy có chỗ cạn, chỗ sâu, nhưng nước vốn chẳng hai vị”. Phàm những gì thuộc về kinh Phật đều phải nhất loạt tôn kính, như mạng lệnh của Luân Vương, dẫu đủ mọi chuyện khác nhau, nhưng đều cùng từ vua sắc truyền. Người viên đốn lãnh thọ pháp thì không pháp nào chẳng viên. Những lời cư xử trong cõi đời, những nghề nghiệp để nuôi sống v.v… đều thuận theo chánh pháp, huống chi những pháp như Sanh Diệt, Vô Sanh, Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên v.v… do chính kim khẩu Như Lai nói ra. Đến khi một kỳ sự nghiệp của Như Lai đã xong, Phật bèn thị hiện diệt độ. Các đại đệ tử Ca Diếp, A Nan… kết tập pháp tạng lưu thông khắp pháp giới. Một ngàn năm sau, giáo pháp truyền sang cõi này. Cao tăng hai cõi, sang Đông, qua Tây, phiên dịch, lưu truyền kinh Phật, chẳng tiếc thân mạng. Đọc truyện các vị Pháp Hiển, Đàm Vô Kiệt, Huyền Trang v.v… thấy đường lối hiểm trở, vô cùng gian nan, khó nhọc, bất giác nghẹn ngào, ứa lệ không sao thôi được.
Kinh dạy: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Nếu không có nhân duyên kiếp xưa thì danh hiệu kinh Phật còn chẳng được nghe, huống chi là được thọ trì, đọc tụng, tu nhân, chứng quả ư? Những gì đức Như Lai đã nói đều y theo lý vốn sẵn có trong tâm chúng sanh, ngoài tâm tánh trọn chẳng có một pháp nào để đạt được cả. Chỉ vì chúng sanh đang mê nên chẳng thể hiểu rõ, trong Chân Như Thật Tướng bèn huyễn sanh VỌNG TƯỞNG, CHẤP TRƯỚC. Do vậy, khởi tham - sân - si, tạo giết - trộm - dâm, mê trí huệ nên thành phiền não, ngay nơi thường trụ bèn thành sanh diệt, trải trần điểm kiếp, không thể thoát được. May gặp được những kinh Đại Thừa hiển - mật do đức Như Lai đã nói, mới biết hạt châu vẫn y nguyên nơi chéo áo, Phật tánh vẫn tồn tại. Tự coi mình là khách, là kẻ hạ tiện, nhưng vốn thật là con ông trưởng giả. Trời - người sáu nẻo chẳng phải là chỗ mình ở; Thật Báo, Tịch Quang mới là quê nhà sẵn có. Nghĩ lại từ vô thủy đến bây giờ, chưa nghe lời Phật nên dù sẵn có tâm tánh này, vô cớ bị luân hồi oan uổng! Thật là đáng đau đớn khóc than, tiếng rền đại thiên, tim từng miếng xé toạc, ruột từng tấc đứt lìa. Ân ấy, đức ấy quả còn hơn trời đất, cha mẹ gấp trăm ngàn vạn lần. Dẫu nghiền thân nát xương, há có thể báo đền được! Chỉ có y theo lời dạy tu hành, tự hành, hóa độ người khác thì cỏ Xuân mới đền đáp được ân nắng soi chút phần, hoa quỳ mùa Hạ hướng theo ánh mặt trời mà thôi. Nhưng hiện thời Tăng - tục mở xem kinh sách, trọn chẳng thành kính tí ti nào. Đủ mọi điều khinh nhờn, khó thể nêu trọn; nhưng tập thành thói đã lâu, ai nấy coi là thường, hình tích khinh nhờn đó không nỡ nêu đủ. Xem pháp ngôn của Như Lai giống như giấy cũ rách nát! Đừng nói chi những kẻ không biết chỉ thú nên trọn chẳng được lợi ích; ngay cả những người biết thật nghĩa sâu xa cũng chỉ là tam-muội đằng miệng, tỏa sáng ngoài mặt. Như đang đói kể chuyện ăn, như nghèo cùng đếm của báu, dù có công nghiên cứu, nhưng trọn chẳng được lợi ích thật chứng. Huống chi cái tội khinh nhờn quả thật ngập trời, thời gian thọ khổ há nào phải chỉ hết kiếp? Tuy là nhân lành, nhưng lại chuốc lấy quả ác. Dẫu thành cái nhân đắc độ cho tương lai, khó tránh khỏi nhiều kiếp chịu đủ mọi bề khổ sở.
Dùng cái tâm ôm nỗi thảm thương dám bày tỏ lời quê mùa, mong những ai vâng làm theo lời Phật chỉ được lợi, không bị tổn hại. Kinh Kim Cang dạy: “Nếu kinh điển này ở đâu, chỗ ấy có Phật, phải như đệ tử tôn trọng [Phật]”. Lại dạy: “Nơi nơi, chốn chốn, nếu có kinh này thì hết thảy thế gian trời, người, A Tu La đều phải nên cúng dường. Phải biết chỗ ấy chính là tháp, đều nên cung kính, làm lễ, đi nhiễu, dùng các hương hoa rải lên nơi đó”. Vì sao lại dạy như thế? Do hết thảy chư Phật và pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của hết thảy chư Phật đều từ kinh này mà ra; các kinh Đại Thừa đâu đâu cũng dạy con người phải cung kính kinh điển, chứ không phải chỉ nói một lần rồi thôi! Ấy là vì các kinh Đại Thừa chính là mẹ của chư Phật, là thầy của Bồ Tát, là Pháp Thân xá-lợi của tam thế Như Lai, là thuyền từ thoát khổ của chúng sanh trong chín giới. Dù cao đăng Phật quả vẫn còn phải kính pháp, ngõ hầu báo đáp đến tận gốc, chẳng quên đại ân. Vì thế, kinh Niết Bàn dạy: “Pháp là mẹ của Phật, Phật từ Pháp sanh”.
Tam thế Như Lai đều cúng dường Pháp, huống gì hạng phàm phu sát đất, toàn thân đầy nghiệp lực, như tù phạm tội nặng bị giam cầm lâu ngày trong lao ngục, không cách gì thoát ra được! May sao nhờ vào thiện căn đời trước, được xem kinh Phật, như tù nhân nhận được lệnh tha, mừng rỡ vô ngần! Do vậy, bèn nương theo kinh pháp vái chào tam giới mãi mãi, thoát khỏi lao ngục sanh tử vĩnh viễn, đích thân chứng Tam Thân, về thẳng quê nhà Niết Bàn. Vô biên lợi ích do nghe kinh bèn đạt được, há có nên dựa theo tri kiến cuồng vọng chẳng giữ lòng kính sợ, giống như nhà Nho đọc sách trong cõi tục, buông tuồng khinh nhờn ư? Đã đọc kinh Phật, sao không nương theo những gì kinh Phật dạy mà cung kính, tôn trọng? Đã khinh nhờn Phật pháp, há có thể đạt được tất cả những lợi ích chân thật nơi Phật pháp ư? Nếu có thể tạm dứt những kiến giải cuồng vọng, đêm thanh tự nghĩ, tâm thần ắt sẽ kinh hoàng, thẹn thùng, nước mắt ràn rụa, buồn cho ngày trước vô tri, thề suốt đời sẽ dốc kiệt lòng thành. Từ ấy, tâm ý nghiêm túc, cung kính, thân miệng thanh tịnh, vĩnh viễn dứt sạch tâm thái xấu xa thô lậu, luôn y theo khuôn phép thánh hiền của kinh luận.
Nếu làm được như thế ắt sẽ ở trong biển cả Phật pháp, tùy phần, tùy sức đạt được lợi ích. Như Tu La, hương tượng và các loài muỗi mòng, uống nước biển cả, [loài nào loài nấy] đều được no bụng. Lại như một trận mưa thấm ướt khắp, cây cỏ đều tươi tốt. Như thế thì cái công thọ trì của chính mình mới chẳng uổng phí, mà tâm Như Lai giảng kinh, tâm hoằng pháp của chư Tổ cũng được vui đẹp, an ủi, sung sướng phần nào! Nay đem những sự tích lợi ích do cung kính kinh điển của chư cổ đức chép đại lược vài điều, ngõ hầu những người chân tu thật hành có cái để noi theo:
1) Vị Tăng tên Đức Viên đời Tề, không biết thuộc tộc họ nào, người xứ Thiên Thủy, thường lấy kinh Hoa Nghiêm làm sự nghiệp, thọ trì, đọc tụng nắm vững chỗ yếu diệu đến cùng cực. Sư sửa dọn một khu vườn sạch, trồng toàn cây cốc chử[1] và trồng cỏ thơm, trồng xen lẫn các loại hoa tươi. Mỗi lần vào vườn, đều tắm rửa, thân mặc áo sạch. Tưới bằng nước thơm, cây dó mọc được ba năm, mùi thơm sực nức. Lại tạo riêng tịnh thất, dùng chất bùn thơm tô vách, trát đất, kết đàn, bày đồ vật tinh sạch, tắm gội. Nhà tắm có để sẵn áo dành riêng cho khi đi vệ sinh. Thợ đều phải trai giới, ra vào đều phải thay áo, súc miệng cho thơm tho. Lột vỏ cây dó, ngâm trong nước trầm cho sạch để làm giấy. Cả năm mới làm xong. Bèn đắp riêng một cái nền sạch, lại cất một ngôi thất mới. [Từ đầu] cho đến khi bắc kèo, lợp ngói, tắm rửa đều dùng nước thơm, mỗi việc đều nghiêm khiết. Trong nhà, đặt một tòa vuông bằng gỗ bách khảm ngà, chung quanh xếp hương hoa, phía trên treo lọng báu, treo các thứ ngọc có tiếng thanh tao, kết xen lẫn thành tua rủ xuống chung quanh. Dùng gỗ bạch đàn và tử trầm làm án kinh và quản bút. Người chép kinh hằng ngày giữ trai giới, tắm gội bằng nước thơm ba lần, đội mão hoa, mặc áo sạch, chưng diện như người cõi trời.
Lúc vào kinh thất, bèn đốt hương hai bên đường, có người xướng tụng dẫn đường đằng trước. Đức Viên cũng ăn mặc theo hình thức nghiêm tịnh như thế, cầm lư hương cung kính dẫn đường. Rải hoa cúng dường rồi mới biên chép. Đức Viên hồ quỳ[2], vận tưởng, mắt nhìn chăm chú, dốc lòng. Vừa chép được mấy hàng, mỗi chữ đều phóng quang, chiếu khắp cả viện, mọi người đều thấy, không ai chẳng bi cảm, một lúc lâu sau mới hết. Lại có thần nhân cầm giáo hiện hình hộ vệ, Đức Viên và người chép kinh đều thấy, người khác không thấy được! Lại có phạm đồng áo xanh, không biết từ đâu đến, tay cầm hoa trời, chợt dâng lên cúng dường. Những chuyện linh cảm trước sau đều giống như vậy. Phải mất hai năm, mới chép xong kinh. Đựng trong hộp thơm, đặt trong trướng báu, cất trong tịnh đường. Mỗi lần đều đảnh lễ rồi mới chuyển đọc, hộp tỏa ra ánh sáng lạ. Nghiêm khiết đến thế, kính trọng tuyệt cổ siêu kim. Bộ kinh này được trao truyền đến nay qua năm đời (Ngũ Đại), có ai thanh tịnh chuyển đọc thì cũng có lúc hiện sự linh ứng rõ rệt như vậy. Bộ kinh ấy nay được thủ hộ cúng dường ở chỗ pháp sư Hiền Thủ chùa Tây Thái Nguyên.
Chú thích[3]: Chuyện này và hai chuyện tiếp theo đều là nói về bản Lục Thập Hoa Nghiêm (Hoa Nghiêm bản dịch gồm sáu mươi quyển) được dịch vào đời Tấn. Chữ Cốc 穀 đọc như chữ Cốc 谷, thân mộc chứ không phải thân thảo, là một loài khác của giống cây Chử 楮 (cây dó). Đức Viên trồng cây dó để làm giấy chép kinh. Vào trong vườn trồng cây dó này mà còn phải tắm gội, mặc y phục sạch sẽ. Do đây biết rằng: Hằng ngày Sư lễ Phật tụng kinh, thành kính, tịnh khiết [đến mực nào!] Người thời nay lên Đại Hùng bảo điện còn chẳng được kiền thành, thanh khiết như sư Đức Viên vào vườn trồng cây dó. Thật đáng cảm khái, than thở! [Trong câu “mộc cụ tân y” (dịch theo ý là “tắm rửa, vào chỗ bẩn đều thay áo mới”)], thì “mộc” là “mộc thất” (nhà tắm), còn “tân” nên đọc là “xúc” (dơ bẩn), ý nói: Trong nhà tắm có áo để mặc riêng khi vào nhà cầu. Câu “tượng nhân trai giới, dịch phục xuất nhập” nghĩa là những người thợ được dùng ở đây đều phải trì Ngũ Giới, hằng ngày thọ pháp Bát Quan Trai. Phàm muốn đi vệ sinh, phải đến chỗ nhà tắm, cởi bỏ thường phục, mặc áo dành riêng cho nhà vệ sinh. Khi đi ra, phải tắm gội sạch rồi mới được mặc lại thường phục.
“Tuyền tô” là những cái tua: Dùng những sợi tơ, đầu thắt lại, cho rủ xuống. “Bái” tức là “xướng tán”. Ngũ Đại là Tề, Lương, Trần, Tùy, Đường. Truyện này do người đời Đường soạn, nên ghi là “cho đến nay là năm đời”. Lòng thành của Đức Viên siêu việt cổ kim, nên mới linh ứng nhiều điều như thế. Người đời nay dù không tài lực, nhưng với những chuyện sức mình làm được, há chẳng nên dốc kiệt lòng thành, vét tận lòng kính để mong Tam Bảo rủ lòng từ, gia bị thầm kín hay rõ ràng ư? Nếu chỉ chuộng bề ngoài, trọn chẳng thành kính, sẽ không cách gì cảm thông được pháp lực vô biên, bèn cho là Phật pháp không linh, há có được ư? Chuyện này sao lục từ bộ Hoa Nghiêm Huyền Đàm[4] và dung hội hai bộ Huyền Ký[5].
2) Vị tăng Tu Đức ở Trung Sơn, Định Châu vào đời Đường, không biết họ tên, khổ hạnh, tiết tháo thành tánh, tu hành nơi rừng núi. Kết nghiệp an tâm nơi kinh Hoa Nghiêm và luận Khởi Tín. Năm Vĩnh Huy thứ tư (653), phát tâm sao chép. Vì thế, lập riêng một tịnh viện, trồng cây dó, trồng kèm các loại hoa thơm. Tưới bằng nước thơm, ba năm sau, tịnh khiết làm thành giấy. Lại cất riêng một cái đài thanh tịnh, dựng nhà trên đó. Mời người viết chữ đẹp ở Vi Châu là Vương Cung, trai giới nơi biệt viện, tắm gội, mặc áo sạch, thắp hương, rải hoa, treo các loại phan lọng, lễ kinh sám hối rồi mới lên tòa viết. Hạ bút xuống bèn ngậm hương, nhấc bút lên mới thở ra. Mỗi ngày đều như thế. Sư Tu Đức vào tịnh thất, vận tưởng. Mỗi lần chép xong một quyển bèn tặng mười xấp lụa mịn, một bộ tặng tổng cộng sáu trăm tấm lụa mịn. Ông Cung dốc kiệt lòng chí thành, đều chẳng nhận lấy; vừa chép xong kinh, liền mất ngay. Do kinh đã hoàn thành, Tu Đức bèn mở trai hội ăn mừng. Đại chúng nhóm đến, Tu Đức đối trước Phật, đốt hương, rải hoa, phát hoằng thệ nguyện, rồi mới mở hộp đựng kinh, tỏa ra quang minh lớn, chiếu khắp hơn bảy mươi dặm, chiếu đến tận thành Định Châu. Dân chúng trong thành đều thấy. Đại chúng đến dự trai hội tại Trung Sơn đều gieo thân phủ phục, nghẹn ngào khóc lóc sám hối.
Chú thích: Truyện này gần giống với sự tích ở phần trước. Đủ thấy cổ nhân đối với Tam Bảo đều kiệt thành tận kính, hoàn toàn chẳng như người bây giờ coi thường, khinh nhờn, hữu danh vô thực! “Nâng bút, thở ra” có nghĩa là muốn ho hắng, hoặc muốn ngáp, đều ngừng bút một chút, mặt hướng sang phía bên cạnh, thở hơi ra, chẳng dám để hơi thở xông vào kinh. “Vừa chép kinh xong, ngay lập tức bèn mất” nghĩa là do chuyên tâm chép kinh, chẳng cầu danh lợi, chí thành đến cùng cực, đến nỗi nghiệp tận tình không, liễu sanh thoát tử, cao đăng sen báu thượng phẩm, tự chứng địa vị Bất Thoái. Xem đây có thể biết Phật pháp chẳng cô phụ con người, nhưng Tăng, tục thời nay đa phần đều cô phụ Phật pháp. Biết làm sao được! Chuyện này gộp từ hai sách Huyền Ký.
3) Sư Pháp Thành đời Đường, họ Phan, người huyện Vạn Niên thuộc Ung Châu, xuất gia từ nhỏ, lấy việc tụng Hoa Nghiêm làm sự nghiệp. Do gặp Huệ Siêu thiền sư ẩn cư trong ngọn núi cao Lam Cốc, bèn vứt bỏ phiền hoặc, dốc lòng thành cầu học. Về sau, Sư tạo Hoa Nghiêm đường ở ngọn núi phía Nam chùa, trong ngoài đều trong sạch. Trang nghiêm xong xuôi, bèn vẽ cảnh bảy xứ chín hội[6]. Lại dốc cạn lòng chí thành tinh chuyên, biên chép, thọ trì. Hoằng Văn học sĩ Trương Tịnh, là người chữ đẹp nổi tiếng tài hoa hãn hữu khi ấy. Sư bèn thỉnh đến sơn xá, bảo hãy thọ trai giới, khiết tịnh tự tu. Miệng ngậm nước thơm, thân mặc áo sạch. Trương Tịnh chép kinh lâu ngày, mỗi trang giấy đòi giá năm mươi đồng. Sư Pháp Thành liệu trước, vừa chép hai trang, đã ứng trước năm trăm. Trương Tịnh được lợi, dốc sức chép. Cho đến hết bộ kinh, Pháp Thành hằng ngày đều thiêu hương cúng dường trước án. Trong khi vẽ vời, tâm duyên theo, mắt nhìn chăm chú, trọn chẳng sót chút nào. Do dốc lòng chăm chú, khi đó cảm được con chim lạ, hình sắc hiếm có trong đời, bay vào trong nhà, bay quanh quẩn cổ vũ, đáp xuống án kinh, rồi lại đậu lên lư hương, lặng lẽ đứng nhìn, tự nhiên như thân quen, một hồi lâu sau bay đi.
Năm sau, kinh chép xong, sắp sửa ăn mừng, chim lại bay tới, lẩn quẩn như trước, hót tiếng thánh thót. Năm đầu niên hiệu Trinh Quán (627), Sư vẽ hình ngàn vị Phật, chim lại bay tới, đậu trên lưng người thợ. Sau Sư mở trai hội, cúng mừng các kinh tượng. Trong ngày hôm ấy, Sư lấy làm lạ không thấy chim đến, nhìn lên đỉnh núi nói: “Chim đã không đến, ta thật không cảm [được chim]. Phải chăng hiềm vì có các uế hạnh nên mới có điềm này?” Nói xong, chim đột nhiên bay đến chao lượn kêu hót, đậu vào trong nước thơm, nhảy nhót tắm gội, rồi lại bay đi. Trước sau đều như thế, không cần phải nhắc lại. Trương Tịnh khéo tài bút mực, nên được trong làng đề cử, các bài kinh kệ được khắc trên vách núi bên đường đều do ông ta viết. Ông chép Pháp Hoa ở ngay nơi đất trống. Nhân có chuyện phải đi nơi khác, chưa kịp đem cất. Mưa to như trút, khe, suối đều ngập tràn. Chạy đến xem thấy cả án kinh đều khô ráo, còn những thứ khác đều ướt đẫm. Ông từng tựa vào cây tùng mọc ngang, bị té xuống dòng suối chảy xiết, chưa trôi đến khe nước bên dưới, bất giác đã lên được bờ cao, chẳng tổn hại một mảy lông.
Chú thích: Pháp Thành, Trương Tịnh đều dốc kiệt lòng thành kính nên được cảm ứng, đều khó thể nghĩ bàn. Truyện này trích từ Hoa Nghiêm Huyền Đàm và dung hội hai sách Huyền Ký và Tục Cao Tăng Truyện.
4) Sư Đàm Vận đời Đường, người Định Châu. Năm bảy mươi tuổi, nhằm lúc cuối đời Tùy đất nước loạn lạc, bèn ẩn cư trong Ly Thạch Bắc Thiên Sơn, thường tụng kinh Pháp Hoa. Sư muốn chép kinh này, nhưng không ai cùng chí hướng. Qua nhiều năm như thế, chợt có người thư sinh không biết từ đâu đến, nói muốn tắm gội sạch sẽ, rồi mới chép được. Liền vào lúc sáng sớm, ăn xong, tắm gội, mặc áo sạch, thọ tám giới, vào tịnh thất, miệng ngậm đàn hương, đốt hương, treo phan, lặng lẽ sao chép, đến chiều mới ra. Hôm sau lại như trước, chưa từng than mệt. Đến khi kinh chép xong, Sư đúng pháp dâng tiền công, đưa ra ngoài cửa, liền chẳng thấy đâu nữa. Còn như trang hoàng [bản kinh đã chép], một mực đúng chánh pháp, Đàm Vận thọ trì, đọc tụng, thắt trong bảy lớp bọc. Cứ mỗi một lớp là một lượt dùng nước thơm rửa tay. Lúc đầu chưa từng tạm sót, sau gặp phải giặc Hồ, bèn bỏ kinh trong rương, đặt trên ngọn núi cao. Năm sau, giặc yên, tìm lại, nhưng không thấy. Lục tìm cùng khắp, cuối cùng tìm được rương dưới vách đá. Vải bọc rương đã mục nát rã rời, bới gỗ mục ra, thấy kinh vẫn tốt nguyên y như cũ.
Chú thích: Chép kinh tâm chí thành, cảm thánh chúng ứng đến. Thánh tuy ứng hiện, nhưng thị hiện giống như phàm phu. Vì thế, một mực theo đúng pháp: Sáng sớm, ăn xong bèn tắm gội, mặc áo sạch… “Tám giới” là Bát Quan Trai pháp. Lấy việc quá Ngọ không ăn để làm Thể, lấy tám giới như không giết v.v… để hỗ trợ nhằm đóng lấp các phiền não Hoặc nghiệp tham, sân, si v.v… chẳng cho sanh khởi. Đây chính là khiến cho người tại gia thọ giới xuất gia. Kỳ hạn thọ giới này là từ lúc sáng sớm ngày hôm nay cho đến rạng sáng ngày hôm sau. Do chép kinh hằng ngày phải trì, vì thế phải hằng ngày thường thọ. “Đến chiều mới ra” tức là giờ Ngọ cũng không ăn. Chữ Khỏa 裹âm đọc giống như chữ Quả, tức là cái bao. “Mỗi một lớp bao là một lượt rửa tay bằng nước thơm”, tức là đọc một hồi kinh, bèn dùng nước thơm rửa tay một lượt. “Vải bọc rương mục nát mà kinh vẫn còn nguyên, đẹp đẽ” thì một là do được pháp lực của thánh nhân gia trì, hai là do thành tâm của ngài Đàm Vận chiêu cảm, ba là do công đức khó thể nghĩ bàn của bộ kinh mầu nhiệm này. Về sau, sư Đàm Vận trụ tại Thấp Châu. Năm Trinh Quán thứ mười một (637), Đạo Tuyên luật sư đã đến gặp Sư. Khi ấy, Sư niên kỷ đã bảy mươi. Những chuyện tiếp theo đây đều trích từ Tam Bảo Cảm Thông Lục[7].
5) Năm Trinh Quán thứ năm (631) đời Đường, có ông Lệnh Hồ Nguyên Quỹ ở huyện Ba Tây, Long Châu, kính tín Phật pháp, muốn chép kinh Pháp Hoa, Kim Cang, Bát Nhã, Niết Bàn v.v… nhưng không cách nào tự kiểm lại được, bèn nhờ Kháng thiền sư ở nơi ấy kiểm giảo. Thầy Kháng bèn ở trong chùa, khiết tịnh đúng pháp. Chép xong cuốn cuối, bèn đưa về trang trại tại Kỹ Châu, giữ kinh trong trang và năm ngàn lời của Lão Tử cùng để một chỗ, chợt bị lửa bên ngoài cháy lan đến, nhà lợp bằng cỏ, bị lửa cháy sạch hết. Khi ấy, ông Quỹ đang làm huyện lệnh ở Bằng Dực, gia nhân liều mạng bới tro, lôi được ống đồng pha vàng đựng kinh ra khỏi tro. Các kinh đựng trong ống vẫn như cũ không bị hư hại gì, màu sắc đẹp đẽ không thay đổi. Chỉ có lớp bọc là biến thành tro. Lại tìm kinh của Lão Tử, nó đã bị cháy tiêu. Họ bèn thâu thập các kinh ấy, người trong làng xóm đều khen là lạ lùng. Quyển kinh Kim Cang Bát Nhã, hàng chữ ghi tựa đề bị cháy đen, hỏi đến nguyên do, thì ra lúc viết tựa đề kinh, có vị quan trong châu viết chữ đẹp, vị này đi gấp, không giữ khiết tịnh mà cất bút viết ngay. Do vậy, đề kinh bị lửa đốt. Người này hiện vẫn còn sống, những kinh tốt lành ấy vẫn còn. Chủ Thần Tế ở chùa Tây Minh tại kinh đô chính mắt chứng kiến, kể lại.
Chú thích: “Năm ngàn lời của Lão Tử” chính là Đạo Đức Kinh. Hết thảy Phật sự đều lấy giới hạnh, thành kính làm chủ. Nếu giới hạnh tinh nghiêm, thành kính, chuyên dốc thì Tam Bảo chư thiên sẽ đều ủng hộ. Nếu không, sẽ không tách nào cảm được vô biên pháp lực. Xem thấy những kinh ấy không bị tổn hại mảy may, chỉ có tựa đề kinh Kim Cang nét chữ bị cháy đen là do người ấy đã không có giới lực, lại không thành tâm vậy! Người thọ trì kinh Phật há chẳng lấy việc trì giới dốc cạn lòng thành làm nhiệm vụ cấp bách ư?
6) Đời Đường, ở Hà Đông, có ni sư tên Luyện Hạnh thường tụng kinh Pháp Hoa, mời người viết chữ đẹp chép kinh, phải trả công cao gấp nhiều lần, nhưng khiết tịnh, ân cần quả thật có thừa! Cứ mỗi lần khởi đầu là một lần tắm, đốt hương xông áo, thở vào ống đồng thông ra ngoài vách. Chép hết bảy quyển phải tám năm mới xong. Sư Pháp Đoan chùa Long Môn nhóm chúng giảng thuyết, mượn ni sư bộ kinh ấy để thẩm định. Cố nhiên ni sư không cho, Pháp Đoan quở trách. Sự chẳng đặng đừng bèn tự đem đưa cho Pháp Đoan. Pháp Đoan mở ra đọc, chỉ thấy giấy vàng, trọn chẳng có chữ nào! Các quyển khác cũng vậy. Đoan hổ thẹn, đưa trả cho ni sư. Ni sư buồn khóc, nhận lấy. Dùng nước thơm rửa hộp đựng kinh, đội lên đầu nhiễu Phật bảy ngày không nghỉ. Mở ra xem, chữ hiện như cũ. Khi ấy nhằm năm Trinh Quán thứ hai (628), Sư Pháp Đoan tự kể chuyện này (tôi vốn muốn sao chép rộng rãi những lợi ích do cung kính Tam Bảo và những tội khiên do khinh nhờn Tam Bảo để người nghiên cứu học Phật có cơ sở để giữ pháp, không do đâu mắc tội, nhưng vì mục lực chẳng đủ nên đành ngưng).
[1] Cốc: Một loại cây có tên khoa học là Broussonetia Papyrifera, vỏ thường được dùng để làm giấy (theo Trần Văn Chánh). “Chử” là cây dó (vỏ được dùng để làm giấy bản).
[2] Cách thức quỳ lễ của người Hồ (từ thời cổ Ấn Độ hay những xứ phía Tây Trung Hoa đều gọi là Hồ), có nhiều cách hiểu khác nhau:
a. Chỉ gập gối là hồ quỳ.
b. Hồ quỳ là trường quỳ, tức là đặt sát hai đầu gối sát đất, hai đùi dựng thẳng lên theo thân mình.
c. Gối hữu đặt sát đất, gối trái dựng lên
[3] Đây là phần giải thích của tổ Ấn Quang đối với câu chuyện vừa được sao lục.
[4] Hoa Nghiêm Huyền Đàm: Tác phẩm của ngài Trừng Quán soạn vào đời Đường, gọi đủ là Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao Huyền Đàm, gồm chín quyển. Tác phẩm này trình bày cương yếu của bộ Bát Thập Hoa Nghiêm, hiển dương những ý nghĩa chánh yếu của tông Hoa Nghiêm. Nội dung được chia thành nhiều phần như luận về nhân duyên, tạng giáo, nghĩa lý, căn cơ được hóa độ bởi kinh này, giáo thể, tông, thú, bộ loại, phẩm, hội của kinh, những chuyện cảm ứng… Tác phẩm này thật ra là những phần liên quan đến huyền nghĩa trong bộ Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao được trích riêng ra.
[5] Tức là Hoa Nghiêm Sưu Huyền Ký (gọi đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sưu Huyền Phận Tề Thông Trí Phương Quỹ) do ngài Trí Nghiễm soạn vào đời Đường nhằm giải thích kinh Hoa Nghiêm. Nội dung nêu lên cương yếu huyền nghĩa của kinh và giải thích đại lược kinh văn. Bộ thứ hai là Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký do ngài Pháp Tạng (cũng sống vào đời Đường) soạn nhằm đặc biệt phát huy giáo nghĩa thập huyền môn được giảng trong phần huyền nghĩa đã nêu trong bộ Hoa Nghiêm Sưu Huyền Ký.
[6] Bảy xứ chín hội: Kinh Hoa Nghiêm được nói ở bảy nơi, chia thành chín hội. Căn cứ theo kinh Bát Thập Hoa Nghiêm thì:
1) Hội thứ nhất tại Bồ Đề đạo tràng gồm sáu phẩm, mười một quyển. Phổ Hiền Bồ Tát giảng về y báo nhân quả của đức Tỳ Lô Giá Na Phật.
2) Hội thứ hai giảng tại điện Quang Minh, cũng là do Phổ Hiền Bồ Tát nói về chánh báo nhân quả của Phật, gồm ba phẩm. Nửa phần sau hội thứ hai, Văn Thù Bồ Tát giảng Thập Tín, giảng về Sơ Phát Tâm, tổng cộng ba phẩm.
3) Hội thứ ba trên trời Đao Lợi, giảng trên cung trời Đao Lợi do Pháp Hội Bồ Tát chủ giảng. Vì thế, hội thứ ba do Pháp Hội Bồ Tát giảng Thập Trụ, có sáu phẩm, ba quyển.
4) Hội thứ tư tại trời Dạ Ma, do Công Đức Lâm Bồ Tát giảng pháp môn Thập Hạnh, cũng gồm bốn phẩm, ba quyển.
5) Hội thứ năm trên trời Đâu Suất – Di Lặc Bồ Tát sống trên trời Đâu Suất – Hội này do Kim Cang Tạng Bồ Tát giảng pháp môn Thập Hồi Hướng, có ba phẩm, gồm mười hai quyển.
6) Hội thứ sáu tại trời Tha Hóa Tự Tại, do Kim Cang Tạng Bồ Tát làm hội chủ, giảng pháp môn Thập Địa. Hội này chỉ có một phẩm, nhưng là một phẩm rất dài, dài đến cả sáu quyển.
7) Hội thứ bảy lại là điện Phổ Quang Minh, trong hội này, đức Phật làm chủ, giảng về Đẳng Giác, về Diệu Giác. Phần này gồm mười một phẩm, mười ba quyển.
8) Hội thứ tám cũng tại điện Phổ Quang Minh, Phổ Hiền Bồ Tát giảng, chủ yếu nói về các pháp môn tu hành. Phổ Hiền Bồ Tát nói hai ngàn pháp môn tu hành. Phần này chỉ có một phẩm, gồm bảy quyển.
9) Hội thứ chín tại rừng Thệ Đa, tức là vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, diễn tả cuộc cầu pháp tham học với năm mươi ba vị thiện tri thức của Thiện Tài Đồng Tử.
[7] Tác phẩm của ngài Đạo Tuyên Luật Sư soạn vào đời Đường, gồm 3 quyển, có tên gọi đầy đủ là Tập Thần Châu Tháp Tự Tam Bảo Cảm Thông Lục; đôi khi còn gọi là Đông Hạ Tam Bảo Cảm Thông Lục. Nội dung chép về sự tích xá-lợi Phật, tượng Phật, chùa Phật, kinh điển và chuyện linh dị của hàng Tăng, tục.
Sự học không phân lớn hay nhỏ, đều phải lấy thành kính làm chủ. Huống nữa, Như Lai trong bao kiếp xưa, muốn khiến cho chúng sanh đồng thành giác đạo, nếu không gieo duyên, sẽ không do đâu đắc độ! Do vậy, Phật bèn hiện đủ mọi sắc thân hiện hình trong sáu nẻo, đủ mọi phương tiện tùy cơ lợi vật, mở ra đủ cả ngàn môn, đồng quy một đạo. Kẻ thiện căn chưa gieo, chưa chín muồi, chưa giải thoát, Phật bèn làm cho kẻ ấy gieo, chín muồi, giải thoát. Nên dùng thân nào để độ được, bèn hiện thân ấy để thuyết pháp. Mây bủa cửa Từ, sóng trào biển Hạnh. Lục Độ đều tu, Tứ Nhiếp cùng lợi ích trọn khắp. Đấy là bố thí, trong ngoài đều xả, nghĩa là: quốc thành, vợ con, đầu mắt, tủy não, thịt trên thân, chân tay đều hoan hỷ thí cho. Vì vậy, kinh Pháp Hoa nói: “Xem trong tam thiên đại thiên thế giới, không có chỗ nào chừng bằng hạt cải mà chẳng phải là chỗ Bồ Tát xả thân mạng”.
Như Lai vì chúng sanh nên trải qua ba đại A Tăng Kỳ kiếp rộng hành Lục Độ, để kết khắp duyên chủng. Đợi đến lúc căn cơ chín muồi, rồi Ngài mới thị hiện thành Chánh Giác, hoằng khai pháp hội, phổ ứng quần cơ. Với bậc thượng căn bèn hiển thị Thật Tướng khiến họ sanh lên được bờ đạo. Với trung hạ căn bèn khéo léo tiếp dẫn, un đúc dần dần, Hiển, Mật, Quyền, Thật, Thiên, Viên, Đốn, Tiệm, tùy theo căn cơ xếp đặt, nên dùng pháp nào bèn dùng pháp đó. Tuy có ba thừa, nhưng đạo vốn không hai. Vì Thật lập Quyền, Quyền là Quyền đối với Thật; khai Quyền hiển Thật, Thật là Thật đối với Quyền. Thuận theo căn cơ, khéo léo khuyến dụ dần dần, khiến cho cả lý lẫn cơ đều khế hợp thì giải cùng hạnh mới được viên mãn. Dù người học chuyên chú Đại Thừa, cũng chẳng được khinh miệt, vứt bỏ Tiểu Thừa, bởi Tiểu Thừa chính là pháp được lập ra để [người học] tiến nhập Đại Thừa, là diệu dụng độ sanh của Như Lai, quả thật là phương kế rộng lớn để cho hàng hạ căn thoát khổ.
Vì thế, kinh Tứ Thập Nhị Chương nói: “Người học đạo Phật thì đối với những gì Phật đã nói đều phải nên tin thuận. Ví như ăn mật, dù ở chính giữa hay chung quanh đều ngọt ngào, kinh của ta cũng giống như thế. Biển cả tuy có chỗ cạn, chỗ sâu, nhưng nước vốn chẳng hai vị”. Phàm những gì thuộc về kinh Phật đều phải nhất loạt tôn kính, như mạng lệnh của Luân Vương, dẫu đủ mọi chuyện khác nhau, nhưng đều cùng từ vua sắc truyền. Người viên đốn lãnh thọ pháp thì không pháp nào chẳng viên. Những lời cư xử trong cõi đời, những nghề nghiệp để nuôi sống v.v… đều thuận theo chánh pháp, huống chi những pháp như Sanh Diệt, Vô Sanh, Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên v.v… do chính kim khẩu Như Lai nói ra. Đến khi một kỳ sự nghiệp của Như Lai đã xong, Phật bèn thị hiện diệt độ. Các đại đệ tử Ca Diếp, A Nan… kết tập pháp tạng lưu thông khắp pháp giới. Một ngàn năm sau, giáo pháp truyền sang cõi này. Cao tăng hai cõi, sang Đông, qua Tây, phiên dịch, lưu truyền kinh Phật, chẳng tiếc thân mạng. Đọc truyện các vị Pháp Hiển, Đàm Vô Kiệt, Huyền Trang v.v… thấy đường lối hiểm trở, vô cùng gian nan, khó nhọc, bất giác nghẹn ngào, ứa lệ không sao thôi được.
Kinh dạy: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Nếu không có nhân duyên kiếp xưa thì danh hiệu kinh Phật còn chẳng được nghe, huống chi là được thọ trì, đọc tụng, tu nhân, chứng quả ư? Những gì đức Như Lai đã nói đều y theo lý vốn sẵn có trong tâm chúng sanh, ngoài tâm tánh trọn chẳng có một pháp nào để đạt được cả. Chỉ vì chúng sanh đang mê nên chẳng thể hiểu rõ, trong Chân Như Thật Tướng bèn huyễn sanh VỌNG TƯỞNG, CHẤP TRƯỚC. Do vậy, khởi tham - sân - si, tạo giết - trộm - dâm, mê trí huệ nên thành phiền não, ngay nơi thường trụ bèn thành sanh diệt, trải trần điểm kiếp, không thể thoát được. May gặp được những kinh Đại Thừa hiển - mật do đức Như Lai đã nói, mới biết hạt châu vẫn y nguyên nơi chéo áo, Phật tánh vẫn tồn tại. Tự coi mình là khách, là kẻ hạ tiện, nhưng vốn thật là con ông trưởng giả. Trời - người sáu nẻo chẳng phải là chỗ mình ở; Thật Báo, Tịch Quang mới là quê nhà sẵn có. Nghĩ lại từ vô thủy đến bây giờ, chưa nghe lời Phật nên dù sẵn có tâm tánh này, vô cớ bị luân hồi oan uổng! Thật là đáng đau đớn khóc than, tiếng rền đại thiên, tim từng miếng xé toạc, ruột từng tấc đứt lìa. Ân ấy, đức ấy quả còn hơn trời đất, cha mẹ gấp trăm ngàn vạn lần. Dẫu nghiền thân nát xương, há có thể báo đền được! Chỉ có y theo lời dạy tu hành, tự hành, hóa độ người khác thì cỏ Xuân mới đền đáp được ân nắng soi chút phần, hoa quỳ mùa Hạ hướng theo ánh mặt trời mà thôi. Nhưng hiện thời Tăng - tục mở xem kinh sách, trọn chẳng thành kính tí ti nào. Đủ mọi điều khinh nhờn, khó thể nêu trọn; nhưng tập thành thói đã lâu, ai nấy coi là thường, hình tích khinh nhờn đó không nỡ nêu đủ. Xem pháp ngôn của Như Lai giống như giấy cũ rách nát! Đừng nói chi những kẻ không biết chỉ thú nên trọn chẳng được lợi ích; ngay cả những người biết thật nghĩa sâu xa cũng chỉ là tam-muội đằng miệng, tỏa sáng ngoài mặt. Như đang đói kể chuyện ăn, như nghèo cùng đếm của báu, dù có công nghiên cứu, nhưng trọn chẳng được lợi ích thật chứng. Huống chi cái tội khinh nhờn quả thật ngập trời, thời gian thọ khổ há nào phải chỉ hết kiếp? Tuy là nhân lành, nhưng lại chuốc lấy quả ác. Dẫu thành cái nhân đắc độ cho tương lai, khó tránh khỏi nhiều kiếp chịu đủ mọi bề khổ sở.
Dùng cái tâm ôm nỗi thảm thương dám bày tỏ lời quê mùa, mong những ai vâng làm theo lời Phật chỉ được lợi, không bị tổn hại. Kinh Kim Cang dạy: “Nếu kinh điển này ở đâu, chỗ ấy có Phật, phải như đệ tử tôn trọng [Phật]”. Lại dạy: “Nơi nơi, chốn chốn, nếu có kinh này thì hết thảy thế gian trời, người, A Tu La đều phải nên cúng dường. Phải biết chỗ ấy chính là tháp, đều nên cung kính, làm lễ, đi nhiễu, dùng các hương hoa rải lên nơi đó”. Vì sao lại dạy như thế? Do hết thảy chư Phật và pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của hết thảy chư Phật đều từ kinh này mà ra; các kinh Đại Thừa đâu đâu cũng dạy con người phải cung kính kinh điển, chứ không phải chỉ nói một lần rồi thôi! Ấy là vì các kinh Đại Thừa chính là mẹ của chư Phật, là thầy của Bồ Tát, là Pháp Thân xá-lợi của tam thế Như Lai, là thuyền từ thoát khổ của chúng sanh trong chín giới. Dù cao đăng Phật quả vẫn còn phải kính pháp, ngõ hầu báo đáp đến tận gốc, chẳng quên đại ân. Vì thế, kinh Niết Bàn dạy: “Pháp là mẹ của Phật, Phật từ Pháp sanh”.
Tam thế Như Lai đều cúng dường Pháp, huống gì hạng phàm phu sát đất, toàn thân đầy nghiệp lực, như tù phạm tội nặng bị giam cầm lâu ngày trong lao ngục, không cách gì thoát ra được! May sao nhờ vào thiện căn đời trước, được xem kinh Phật, như tù nhân nhận được lệnh tha, mừng rỡ vô ngần! Do vậy, bèn nương theo kinh pháp vái chào tam giới mãi mãi, thoát khỏi lao ngục sanh tử vĩnh viễn, đích thân chứng Tam Thân, về thẳng quê nhà Niết Bàn. Vô biên lợi ích do nghe kinh bèn đạt được, há có nên dựa theo tri kiến cuồng vọng chẳng giữ lòng kính sợ, giống như nhà Nho đọc sách trong cõi tục, buông tuồng khinh nhờn ư? Đã đọc kinh Phật, sao không nương theo những gì kinh Phật dạy mà cung kính, tôn trọng? Đã khinh nhờn Phật pháp, há có thể đạt được tất cả những lợi ích chân thật nơi Phật pháp ư? Nếu có thể tạm dứt những kiến giải cuồng vọng, đêm thanh tự nghĩ, tâm thần ắt sẽ kinh hoàng, thẹn thùng, nước mắt ràn rụa, buồn cho ngày trước vô tri, thề suốt đời sẽ dốc kiệt lòng thành. Từ ấy, tâm ý nghiêm túc, cung kính, thân miệng thanh tịnh, vĩnh viễn dứt sạch tâm thái xấu xa thô lậu, luôn y theo khuôn phép thánh hiền của kinh luận.
Nếu làm được như thế ắt sẽ ở trong biển cả Phật pháp, tùy phần, tùy sức đạt được lợi ích. Như Tu La, hương tượng và các loài muỗi mòng, uống nước biển cả, [loài nào loài nấy] đều được no bụng. Lại như một trận mưa thấm ướt khắp, cây cỏ đều tươi tốt. Như thế thì cái công thọ trì của chính mình mới chẳng uổng phí, mà tâm Như Lai giảng kinh, tâm hoằng pháp của chư Tổ cũng được vui đẹp, an ủi, sung sướng phần nào! Nay đem những sự tích lợi ích do cung kính kinh điển của chư cổ đức chép đại lược vài điều, ngõ hầu những người chân tu thật hành có cái để noi theo:
1) Vị Tăng tên Đức Viên đời Tề, không biết thuộc tộc họ nào, người xứ Thiên Thủy, thường lấy kinh Hoa Nghiêm làm sự nghiệp, thọ trì, đọc tụng nắm vững chỗ yếu diệu đến cùng cực. Sư sửa dọn một khu vườn sạch, trồng toàn cây cốc chử[1] và trồng cỏ thơm, trồng xen lẫn các loại hoa tươi. Mỗi lần vào vườn, đều tắm rửa, thân mặc áo sạch. Tưới bằng nước thơm, cây dó mọc được ba năm, mùi thơm sực nức. Lại tạo riêng tịnh thất, dùng chất bùn thơm tô vách, trát đất, kết đàn, bày đồ vật tinh sạch, tắm gội. Nhà tắm có để sẵn áo dành riêng cho khi đi vệ sinh. Thợ đều phải trai giới, ra vào đều phải thay áo, súc miệng cho thơm tho. Lột vỏ cây dó, ngâm trong nước trầm cho sạch để làm giấy. Cả năm mới làm xong. Bèn đắp riêng một cái nền sạch, lại cất một ngôi thất mới. [Từ đầu] cho đến khi bắc kèo, lợp ngói, tắm rửa đều dùng nước thơm, mỗi việc đều nghiêm khiết. Trong nhà, đặt một tòa vuông bằng gỗ bách khảm ngà, chung quanh xếp hương hoa, phía trên treo lọng báu, treo các thứ ngọc có tiếng thanh tao, kết xen lẫn thành tua rủ xuống chung quanh. Dùng gỗ bạch đàn và tử trầm làm án kinh và quản bút. Người chép kinh hằng ngày giữ trai giới, tắm gội bằng nước thơm ba lần, đội mão hoa, mặc áo sạch, chưng diện như người cõi trời.
Lúc vào kinh thất, bèn đốt hương hai bên đường, có người xướng tụng dẫn đường đằng trước. Đức Viên cũng ăn mặc theo hình thức nghiêm tịnh như thế, cầm lư hương cung kính dẫn đường. Rải hoa cúng dường rồi mới biên chép. Đức Viên hồ quỳ[2], vận tưởng, mắt nhìn chăm chú, dốc lòng. Vừa chép được mấy hàng, mỗi chữ đều phóng quang, chiếu khắp cả viện, mọi người đều thấy, không ai chẳng bi cảm, một lúc lâu sau mới hết. Lại có thần nhân cầm giáo hiện hình hộ vệ, Đức Viên và người chép kinh đều thấy, người khác không thấy được! Lại có phạm đồng áo xanh, không biết từ đâu đến, tay cầm hoa trời, chợt dâng lên cúng dường. Những chuyện linh cảm trước sau đều giống như vậy. Phải mất hai năm, mới chép xong kinh. Đựng trong hộp thơm, đặt trong trướng báu, cất trong tịnh đường. Mỗi lần đều đảnh lễ rồi mới chuyển đọc, hộp tỏa ra ánh sáng lạ. Nghiêm khiết đến thế, kính trọng tuyệt cổ siêu kim. Bộ kinh này được trao truyền đến nay qua năm đời (Ngũ Đại), có ai thanh tịnh chuyển đọc thì cũng có lúc hiện sự linh ứng rõ rệt như vậy. Bộ kinh ấy nay được thủ hộ cúng dường ở chỗ pháp sư Hiền Thủ chùa Tây Thái Nguyên.
Chú thích[3]: Chuyện này và hai chuyện tiếp theo đều là nói về bản Lục Thập Hoa Nghiêm (Hoa Nghiêm bản dịch gồm sáu mươi quyển) được dịch vào đời Tấn. Chữ Cốc 穀 đọc như chữ Cốc 谷, thân mộc chứ không phải thân thảo, là một loài khác của giống cây Chử 楮 (cây dó). Đức Viên trồng cây dó để làm giấy chép kinh. Vào trong vườn trồng cây dó này mà còn phải tắm gội, mặc y phục sạch sẽ. Do đây biết rằng: Hằng ngày Sư lễ Phật tụng kinh, thành kính, tịnh khiết [đến mực nào!] Người thời nay lên Đại Hùng bảo điện còn chẳng được kiền thành, thanh khiết như sư Đức Viên vào vườn trồng cây dó. Thật đáng cảm khái, than thở! [Trong câu “mộc cụ tân y” (dịch theo ý là “tắm rửa, vào chỗ bẩn đều thay áo mới”)], thì “mộc” là “mộc thất” (nhà tắm), còn “tân” nên đọc là “xúc” (dơ bẩn), ý nói: Trong nhà tắm có áo để mặc riêng khi vào nhà cầu. Câu “tượng nhân trai giới, dịch phục xuất nhập” nghĩa là những người thợ được dùng ở đây đều phải trì Ngũ Giới, hằng ngày thọ pháp Bát Quan Trai. Phàm muốn đi vệ sinh, phải đến chỗ nhà tắm, cởi bỏ thường phục, mặc áo dành riêng cho nhà vệ sinh. Khi đi ra, phải tắm gội sạch rồi mới được mặc lại thường phục.
“Tuyền tô” là những cái tua: Dùng những sợi tơ, đầu thắt lại, cho rủ xuống. “Bái” tức là “xướng tán”. Ngũ Đại là Tề, Lương, Trần, Tùy, Đường. Truyện này do người đời Đường soạn, nên ghi là “cho đến nay là năm đời”. Lòng thành của Đức Viên siêu việt cổ kim, nên mới linh ứng nhiều điều như thế. Người đời nay dù không tài lực, nhưng với những chuyện sức mình làm được, há chẳng nên dốc kiệt lòng thành, vét tận lòng kính để mong Tam Bảo rủ lòng từ, gia bị thầm kín hay rõ ràng ư? Nếu chỉ chuộng bề ngoài, trọn chẳng thành kính, sẽ không cách gì cảm thông được pháp lực vô biên, bèn cho là Phật pháp không linh, há có được ư? Chuyện này sao lục từ bộ Hoa Nghiêm Huyền Đàm[4] và dung hội hai bộ Huyền Ký[5].
2) Vị tăng Tu Đức ở Trung Sơn, Định Châu vào đời Đường, không biết họ tên, khổ hạnh, tiết tháo thành tánh, tu hành nơi rừng núi. Kết nghiệp an tâm nơi kinh Hoa Nghiêm và luận Khởi Tín. Năm Vĩnh Huy thứ tư (653), phát tâm sao chép. Vì thế, lập riêng một tịnh viện, trồng cây dó, trồng kèm các loại hoa thơm. Tưới bằng nước thơm, ba năm sau, tịnh khiết làm thành giấy. Lại cất riêng một cái đài thanh tịnh, dựng nhà trên đó. Mời người viết chữ đẹp ở Vi Châu là Vương Cung, trai giới nơi biệt viện, tắm gội, mặc áo sạch, thắp hương, rải hoa, treo các loại phan lọng, lễ kinh sám hối rồi mới lên tòa viết. Hạ bút xuống bèn ngậm hương, nhấc bút lên mới thở ra. Mỗi ngày đều như thế. Sư Tu Đức vào tịnh thất, vận tưởng. Mỗi lần chép xong một quyển bèn tặng mười xấp lụa mịn, một bộ tặng tổng cộng sáu trăm tấm lụa mịn. Ông Cung dốc kiệt lòng chí thành, đều chẳng nhận lấy; vừa chép xong kinh, liền mất ngay. Do kinh đã hoàn thành, Tu Đức bèn mở trai hội ăn mừng. Đại chúng nhóm đến, Tu Đức đối trước Phật, đốt hương, rải hoa, phát hoằng thệ nguyện, rồi mới mở hộp đựng kinh, tỏa ra quang minh lớn, chiếu khắp hơn bảy mươi dặm, chiếu đến tận thành Định Châu. Dân chúng trong thành đều thấy. Đại chúng đến dự trai hội tại Trung Sơn đều gieo thân phủ phục, nghẹn ngào khóc lóc sám hối.
Chú thích: Truyện này gần giống với sự tích ở phần trước. Đủ thấy cổ nhân đối với Tam Bảo đều kiệt thành tận kính, hoàn toàn chẳng như người bây giờ coi thường, khinh nhờn, hữu danh vô thực! “Nâng bút, thở ra” có nghĩa là muốn ho hắng, hoặc muốn ngáp, đều ngừng bút một chút, mặt hướng sang phía bên cạnh, thở hơi ra, chẳng dám để hơi thở xông vào kinh. “Vừa chép kinh xong, ngay lập tức bèn mất” nghĩa là do chuyên tâm chép kinh, chẳng cầu danh lợi, chí thành đến cùng cực, đến nỗi nghiệp tận tình không, liễu sanh thoát tử, cao đăng sen báu thượng phẩm, tự chứng địa vị Bất Thoái. Xem đây có thể biết Phật pháp chẳng cô phụ con người, nhưng Tăng, tục thời nay đa phần đều cô phụ Phật pháp. Biết làm sao được! Chuyện này gộp từ hai sách Huyền Ký.
3) Sư Pháp Thành đời Đường, họ Phan, người huyện Vạn Niên thuộc Ung Châu, xuất gia từ nhỏ, lấy việc tụng Hoa Nghiêm làm sự nghiệp. Do gặp Huệ Siêu thiền sư ẩn cư trong ngọn núi cao Lam Cốc, bèn vứt bỏ phiền hoặc, dốc lòng thành cầu học. Về sau, Sư tạo Hoa Nghiêm đường ở ngọn núi phía Nam chùa, trong ngoài đều trong sạch. Trang nghiêm xong xuôi, bèn vẽ cảnh bảy xứ chín hội[6]. Lại dốc cạn lòng chí thành tinh chuyên, biên chép, thọ trì. Hoằng Văn học sĩ Trương Tịnh, là người chữ đẹp nổi tiếng tài hoa hãn hữu khi ấy. Sư bèn thỉnh đến sơn xá, bảo hãy thọ trai giới, khiết tịnh tự tu. Miệng ngậm nước thơm, thân mặc áo sạch. Trương Tịnh chép kinh lâu ngày, mỗi trang giấy đòi giá năm mươi đồng. Sư Pháp Thành liệu trước, vừa chép hai trang, đã ứng trước năm trăm. Trương Tịnh được lợi, dốc sức chép. Cho đến hết bộ kinh, Pháp Thành hằng ngày đều thiêu hương cúng dường trước án. Trong khi vẽ vời, tâm duyên theo, mắt nhìn chăm chú, trọn chẳng sót chút nào. Do dốc lòng chăm chú, khi đó cảm được con chim lạ, hình sắc hiếm có trong đời, bay vào trong nhà, bay quanh quẩn cổ vũ, đáp xuống án kinh, rồi lại đậu lên lư hương, lặng lẽ đứng nhìn, tự nhiên như thân quen, một hồi lâu sau bay đi.
Năm sau, kinh chép xong, sắp sửa ăn mừng, chim lại bay tới, lẩn quẩn như trước, hót tiếng thánh thót. Năm đầu niên hiệu Trinh Quán (627), Sư vẽ hình ngàn vị Phật, chim lại bay tới, đậu trên lưng người thợ. Sau Sư mở trai hội, cúng mừng các kinh tượng. Trong ngày hôm ấy, Sư lấy làm lạ không thấy chim đến, nhìn lên đỉnh núi nói: “Chim đã không đến, ta thật không cảm [được chim]. Phải chăng hiềm vì có các uế hạnh nên mới có điềm này?” Nói xong, chim đột nhiên bay đến chao lượn kêu hót, đậu vào trong nước thơm, nhảy nhót tắm gội, rồi lại bay đi. Trước sau đều như thế, không cần phải nhắc lại. Trương Tịnh khéo tài bút mực, nên được trong làng đề cử, các bài kinh kệ được khắc trên vách núi bên đường đều do ông ta viết. Ông chép Pháp Hoa ở ngay nơi đất trống. Nhân có chuyện phải đi nơi khác, chưa kịp đem cất. Mưa to như trút, khe, suối đều ngập tràn. Chạy đến xem thấy cả án kinh đều khô ráo, còn những thứ khác đều ướt đẫm. Ông từng tựa vào cây tùng mọc ngang, bị té xuống dòng suối chảy xiết, chưa trôi đến khe nước bên dưới, bất giác đã lên được bờ cao, chẳng tổn hại một mảy lông.
Chú thích: Pháp Thành, Trương Tịnh đều dốc kiệt lòng thành kính nên được cảm ứng, đều khó thể nghĩ bàn. Truyện này trích từ Hoa Nghiêm Huyền Đàm và dung hội hai sách Huyền Ký và Tục Cao Tăng Truyện.
4) Sư Đàm Vận đời Đường, người Định Châu. Năm bảy mươi tuổi, nhằm lúc cuối đời Tùy đất nước loạn lạc, bèn ẩn cư trong Ly Thạch Bắc Thiên Sơn, thường tụng kinh Pháp Hoa. Sư muốn chép kinh này, nhưng không ai cùng chí hướng. Qua nhiều năm như thế, chợt có người thư sinh không biết từ đâu đến, nói muốn tắm gội sạch sẽ, rồi mới chép được. Liền vào lúc sáng sớm, ăn xong, tắm gội, mặc áo sạch, thọ tám giới, vào tịnh thất, miệng ngậm đàn hương, đốt hương, treo phan, lặng lẽ sao chép, đến chiều mới ra. Hôm sau lại như trước, chưa từng than mệt. Đến khi kinh chép xong, Sư đúng pháp dâng tiền công, đưa ra ngoài cửa, liền chẳng thấy đâu nữa. Còn như trang hoàng [bản kinh đã chép], một mực đúng chánh pháp, Đàm Vận thọ trì, đọc tụng, thắt trong bảy lớp bọc. Cứ mỗi một lớp là một lượt dùng nước thơm rửa tay. Lúc đầu chưa từng tạm sót, sau gặp phải giặc Hồ, bèn bỏ kinh trong rương, đặt trên ngọn núi cao. Năm sau, giặc yên, tìm lại, nhưng không thấy. Lục tìm cùng khắp, cuối cùng tìm được rương dưới vách đá. Vải bọc rương đã mục nát rã rời, bới gỗ mục ra, thấy kinh vẫn tốt nguyên y như cũ.
Chú thích: Chép kinh tâm chí thành, cảm thánh chúng ứng đến. Thánh tuy ứng hiện, nhưng thị hiện giống như phàm phu. Vì thế, một mực theo đúng pháp: Sáng sớm, ăn xong bèn tắm gội, mặc áo sạch… “Tám giới” là Bát Quan Trai pháp. Lấy việc quá Ngọ không ăn để làm Thể, lấy tám giới như không giết v.v… để hỗ trợ nhằm đóng lấp các phiền não Hoặc nghiệp tham, sân, si v.v… chẳng cho sanh khởi. Đây chính là khiến cho người tại gia thọ giới xuất gia. Kỳ hạn thọ giới này là từ lúc sáng sớm ngày hôm nay cho đến rạng sáng ngày hôm sau. Do chép kinh hằng ngày phải trì, vì thế phải hằng ngày thường thọ. “Đến chiều mới ra” tức là giờ Ngọ cũng không ăn. Chữ Khỏa 裹âm đọc giống như chữ Quả, tức là cái bao. “Mỗi một lớp bao là một lượt rửa tay bằng nước thơm”, tức là đọc một hồi kinh, bèn dùng nước thơm rửa tay một lượt. “Vải bọc rương mục nát mà kinh vẫn còn nguyên, đẹp đẽ” thì một là do được pháp lực của thánh nhân gia trì, hai là do thành tâm của ngài Đàm Vận chiêu cảm, ba là do công đức khó thể nghĩ bàn của bộ kinh mầu nhiệm này. Về sau, sư Đàm Vận trụ tại Thấp Châu. Năm Trinh Quán thứ mười một (637), Đạo Tuyên luật sư đã đến gặp Sư. Khi ấy, Sư niên kỷ đã bảy mươi. Những chuyện tiếp theo đây đều trích từ Tam Bảo Cảm Thông Lục[7].
5) Năm Trinh Quán thứ năm (631) đời Đường, có ông Lệnh Hồ Nguyên Quỹ ở huyện Ba Tây, Long Châu, kính tín Phật pháp, muốn chép kinh Pháp Hoa, Kim Cang, Bát Nhã, Niết Bàn v.v… nhưng không cách nào tự kiểm lại được, bèn nhờ Kháng thiền sư ở nơi ấy kiểm giảo. Thầy Kháng bèn ở trong chùa, khiết tịnh đúng pháp. Chép xong cuốn cuối, bèn đưa về trang trại tại Kỹ Châu, giữ kinh trong trang và năm ngàn lời của Lão Tử cùng để một chỗ, chợt bị lửa bên ngoài cháy lan đến, nhà lợp bằng cỏ, bị lửa cháy sạch hết. Khi ấy, ông Quỹ đang làm huyện lệnh ở Bằng Dực, gia nhân liều mạng bới tro, lôi được ống đồng pha vàng đựng kinh ra khỏi tro. Các kinh đựng trong ống vẫn như cũ không bị hư hại gì, màu sắc đẹp đẽ không thay đổi. Chỉ có lớp bọc là biến thành tro. Lại tìm kinh của Lão Tử, nó đã bị cháy tiêu. Họ bèn thâu thập các kinh ấy, người trong làng xóm đều khen là lạ lùng. Quyển kinh Kim Cang Bát Nhã, hàng chữ ghi tựa đề bị cháy đen, hỏi đến nguyên do, thì ra lúc viết tựa đề kinh, có vị quan trong châu viết chữ đẹp, vị này đi gấp, không giữ khiết tịnh mà cất bút viết ngay. Do vậy, đề kinh bị lửa đốt. Người này hiện vẫn còn sống, những kinh tốt lành ấy vẫn còn. Chủ Thần Tế ở chùa Tây Minh tại kinh đô chính mắt chứng kiến, kể lại.
Chú thích: “Năm ngàn lời của Lão Tử” chính là Đạo Đức Kinh. Hết thảy Phật sự đều lấy giới hạnh, thành kính làm chủ. Nếu giới hạnh tinh nghiêm, thành kính, chuyên dốc thì Tam Bảo chư thiên sẽ đều ủng hộ. Nếu không, sẽ không tách nào cảm được vô biên pháp lực. Xem thấy những kinh ấy không bị tổn hại mảy may, chỉ có tựa đề kinh Kim Cang nét chữ bị cháy đen là do người ấy đã không có giới lực, lại không thành tâm vậy! Người thọ trì kinh Phật há chẳng lấy việc trì giới dốc cạn lòng thành làm nhiệm vụ cấp bách ư?
6) Đời Đường, ở Hà Đông, có ni sư tên Luyện Hạnh thường tụng kinh Pháp Hoa, mời người viết chữ đẹp chép kinh, phải trả công cao gấp nhiều lần, nhưng khiết tịnh, ân cần quả thật có thừa! Cứ mỗi lần khởi đầu là một lần tắm, đốt hương xông áo, thở vào ống đồng thông ra ngoài vách. Chép hết bảy quyển phải tám năm mới xong. Sư Pháp Đoan chùa Long Môn nhóm chúng giảng thuyết, mượn ni sư bộ kinh ấy để thẩm định. Cố nhiên ni sư không cho, Pháp Đoan quở trách. Sự chẳng đặng đừng bèn tự đem đưa cho Pháp Đoan. Pháp Đoan mở ra đọc, chỉ thấy giấy vàng, trọn chẳng có chữ nào! Các quyển khác cũng vậy. Đoan hổ thẹn, đưa trả cho ni sư. Ni sư buồn khóc, nhận lấy. Dùng nước thơm rửa hộp đựng kinh, đội lên đầu nhiễu Phật bảy ngày không nghỉ. Mở ra xem, chữ hiện như cũ. Khi ấy nhằm năm Trinh Quán thứ hai (628), Sư Pháp Đoan tự kể chuyện này (tôi vốn muốn sao chép rộng rãi những lợi ích do cung kính Tam Bảo và những tội khiên do khinh nhờn Tam Bảo để người nghiên cứu học Phật có cơ sở để giữ pháp, không do đâu mắc tội, nhưng vì mục lực chẳng đủ nên đành ngưng).
[1] Cốc: Một loại cây có tên khoa học là Broussonetia Papyrifera, vỏ thường được dùng để làm giấy (theo Trần Văn Chánh). “Chử” là cây dó (vỏ được dùng để làm giấy bản).
[2] Cách thức quỳ lễ của người Hồ (từ thời cổ Ấn Độ hay những xứ phía Tây Trung Hoa đều gọi là Hồ), có nhiều cách hiểu khác nhau:
a. Chỉ gập gối là hồ quỳ.
b. Hồ quỳ là trường quỳ, tức là đặt sát hai đầu gối sát đất, hai đùi dựng thẳng lên theo thân mình.
c. Gối hữu đặt sát đất, gối trái dựng lên
[3] Đây là phần giải thích của tổ Ấn Quang đối với câu chuyện vừa được sao lục.
[4] Hoa Nghiêm Huyền Đàm: Tác phẩm của ngài Trừng Quán soạn vào đời Đường, gọi đủ là Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao Huyền Đàm, gồm chín quyển. Tác phẩm này trình bày cương yếu của bộ Bát Thập Hoa Nghiêm, hiển dương những ý nghĩa chánh yếu của tông Hoa Nghiêm. Nội dung được chia thành nhiều phần như luận về nhân duyên, tạng giáo, nghĩa lý, căn cơ được hóa độ bởi kinh này, giáo thể, tông, thú, bộ loại, phẩm, hội của kinh, những chuyện cảm ứng… Tác phẩm này thật ra là những phần liên quan đến huyền nghĩa trong bộ Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao được trích riêng ra.
[5] Tức là Hoa Nghiêm Sưu Huyền Ký (gọi đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sưu Huyền Phận Tề Thông Trí Phương Quỹ) do ngài Trí Nghiễm soạn vào đời Đường nhằm giải thích kinh Hoa Nghiêm. Nội dung nêu lên cương yếu huyền nghĩa của kinh và giải thích đại lược kinh văn. Bộ thứ hai là Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký do ngài Pháp Tạng (cũng sống vào đời Đường) soạn nhằm đặc biệt phát huy giáo nghĩa thập huyền môn được giảng trong phần huyền nghĩa đã nêu trong bộ Hoa Nghiêm Sưu Huyền Ký.
[6] Bảy xứ chín hội: Kinh Hoa Nghiêm được nói ở bảy nơi, chia thành chín hội. Căn cứ theo kinh Bát Thập Hoa Nghiêm thì:
1) Hội thứ nhất tại Bồ Đề đạo tràng gồm sáu phẩm, mười một quyển. Phổ Hiền Bồ Tát giảng về y báo nhân quả của đức Tỳ Lô Giá Na Phật.
2) Hội thứ hai giảng tại điện Quang Minh, cũng là do Phổ Hiền Bồ Tát nói về chánh báo nhân quả của Phật, gồm ba phẩm. Nửa phần sau hội thứ hai, Văn Thù Bồ Tát giảng Thập Tín, giảng về Sơ Phát Tâm, tổng cộng ba phẩm.
3) Hội thứ ba trên trời Đao Lợi, giảng trên cung trời Đao Lợi do Pháp Hội Bồ Tát chủ giảng. Vì thế, hội thứ ba do Pháp Hội Bồ Tát giảng Thập Trụ, có sáu phẩm, ba quyển.
4) Hội thứ tư tại trời Dạ Ma, do Công Đức Lâm Bồ Tát giảng pháp môn Thập Hạnh, cũng gồm bốn phẩm, ba quyển.
5) Hội thứ năm trên trời Đâu Suất – Di Lặc Bồ Tát sống trên trời Đâu Suất – Hội này do Kim Cang Tạng Bồ Tát giảng pháp môn Thập Hồi Hướng, có ba phẩm, gồm mười hai quyển.
6) Hội thứ sáu tại trời Tha Hóa Tự Tại, do Kim Cang Tạng Bồ Tát làm hội chủ, giảng pháp môn Thập Địa. Hội này chỉ có một phẩm, nhưng là một phẩm rất dài, dài đến cả sáu quyển.
7) Hội thứ bảy lại là điện Phổ Quang Minh, trong hội này, đức Phật làm chủ, giảng về Đẳng Giác, về Diệu Giác. Phần này gồm mười một phẩm, mười ba quyển.
8) Hội thứ tám cũng tại điện Phổ Quang Minh, Phổ Hiền Bồ Tát giảng, chủ yếu nói về các pháp môn tu hành. Phổ Hiền Bồ Tát nói hai ngàn pháp môn tu hành. Phần này chỉ có một phẩm, gồm bảy quyển.
9) Hội thứ chín tại rừng Thệ Đa, tức là vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, diễn tả cuộc cầu pháp tham học với năm mươi ba vị thiện tri thức của Thiện Tài Đồng Tử.
[7] Tác phẩm của ngài Đạo Tuyên Luật Sư soạn vào đời Đường, gồm 3 quyển, có tên gọi đầy đủ là Tập Thần Châu Tháp Tự Tam Bảo Cảm Thông Lục; đôi khi còn gọi là Đông Hạ Tam Bảo Cảm Thông Lục. Nội dung chép về sự tích xá-lợi Phật, tượng Phật, chùa Phật, kinh điển và chuyện linh dị của hàng Tăng, tục.