Chào bạn
@chichi
Mình có mấy ý sau: điểm ấn tượng là bạn thể hiện mối quan tâm về thế giới xung quanh, đặc biệt là sự bình yên, hạnh phúc.
1. SỢ CHẾT?
Bạn nói:
"sự bất tử" (tình yêu thương quá lớn, cuối cùng là để cho mọi thứ được trường tồn, ko gì phải diệt vong).
...
mình sợ thời gian trôi đi =(.. nó đưa mình gần đến cái chết hơn. khi xưa tết đến thì vui lắm, nhưng năm nay vui buồn xen lẫn thế nào ấy... rất khó giải thích"
Bạn sợ chết? Và năm nay có yếu tố khiến bạn quan tâm đến cái chết nhiều hơn? Thường thì người ta buồn, lo sợ khi bị đe dọa bởi cái chết của bản thân (vd do bệnh) hoặc cái chết của người thân sắp / đã xảy ra. Còn khi đầu óc người đó thoát ra khỏi bế tắc về cái chết, chẳng hạn như có cái nhìn, niềm tin, hiểu biết về hành trình sau khi chết (không biến mất) thì người đó đỡ lo sợ, có thể là phấn khởi hơn.
2. TÒ MÒ:
Bạn nói: "sự tò mò đó luôn dẫn đến khát khao muốn hiểu biết tất cả"
vì sao bạn muốn biết những điều này? Tò mò dẫn đến điều gì?
"-
- Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sát sanh, ... Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, ... Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, ..., nếu được đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải đoản mạng. Con đường ấy đưa đến đoản mạng, này Thanh niên, tức là sát sanh, ....
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, không hỏi: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện?Thế nào là bất thiện? Thế nào là phạm tội? Thế nào là không phạm tội?Thế nào là cần phải thực hành? Thế nào là không cần phải thực hành? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi đã làm gì để được lợi ích và an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy... đọa xứ... trí tuệ yếu kém. Con đường đưa đến trí tuệ yếu kém... lợi ích, hạnh phúc lâu dài?"
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, có hỏi: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện... lợi ích, an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy... thiện thú...đầy đủ trí tuệ. Con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ... lợi ích, an lạc lâu dài?" (MN 135 - MC)
Nếu bạn chỉ hỏi vì sự thôi thúc tò mò trong đầu mà không định hướng cái tò mò đó đến mục đích cụ thể thì khuynh hướng tò mò có phải đang tra tấn, khiến bạn không được yên lòng, thảnh thơi, kiểu bứt rứt khó chịu nếu không có được câu trả lời? Bài viết của bạn có lượng thông tin nhiều. Đây là một dạng áp lực cho người đọc. Bạn có áp lực muốn truyền tải được nhiều thông tin trong 1 lần viết như vậy không?
3. CÂU HỎI THIẾT THỰC?
"
Rồi Tôn giả Malunkyaputta, trong khi độc trú tịnh cư, khởi lên sự suy tưnhư sau: Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loạibỏ ra: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữubiên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạngnày và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai khôngcó tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khichết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"...
Này Malunkyaputta, ví nhưmột người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bèvà bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến sănsóc. Nhưng người ấy lại nói: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nàotôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng tộc, hay Bà-la-ấể
môn, hay buôn bán, hay người làm công". Người ấy có thể nói như sau:"Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đãbắn tôi tên là gì, tộc tánh là gì?" Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽkhông rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi làcao hay thấp, hay người bậc trung". Người ấy có thể nói như sau: "Tôisẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôilà da đen, da sẫm hay da vàng". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽkhông rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôithuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào". Người ấy cóthể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biếtcái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hayloại cung nỏ". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tênnày ra khi nào tôi chưa biết được dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấylàm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai,hay một thứ cây có nhựa". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ khôngrút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấythuộc một loại cây lau này hay cây lau khác". Người ấy có thể nói nhưsau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôibị bắn, mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò,hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két". Người ấycó thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưabiết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loạigân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc làgân lừa". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này rakhi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc loại tênnhọn, hay thuộc loại tên móc, hay thuộc loại tên như đầu sào, hay thuộcloại tên như răng bò, hay thuộc loại tên như kẽm gai". NàyMalunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì.
Cũng vậy, này Malunkyaputta, ai nói như sau: "Ta sẽ sống Phạm hạnhtheo Thế Tôn khi nào Thế Tôn trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn"hay "thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại vàkhông không tồn tại sau khi chết", thời này Malunkyaputta, người ấy sẽchết và vẫn không được Như Lai trả lời.
Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc vớiquan điểm "Thế giới là thường còn". Này Malunkyaputta, đời sốngPhạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là vôthường". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Thế giới làthường còn", hay dầu cho có quan điểm "Thế giới là vô thường", thờivẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não, mà Ta giảng dạysự đoạn trừ ngay trong hiện tại....
Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời? NàyMalunkyaputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy khôngphải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham,đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Takhông trả lời.
Và này Malunkyaputta, điều gì Ta trả lời? "Ðây là khổ", nàyMalunkyaputta là điều Ta trả lời". "Ðây là khổ tập" là điều Ta trả lời."Ðây là khổ diệt" là điều Ta trả lời. "Ðây là con đường đưa đến khổdiệt" là điều Ta trả lời.
Và này Malunkyaputta,vì sao điều ấy Ta trả lời? Này Malunkyaputta, vìđiều ấy có liên hệ đến mục đích, điều ấy là căn bản Phạm hạnh, điều ấyđưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, vì vậy điều ấy Ta trả lời." (MN 63 - MC)
Mình có nhắn tin riêng cho bạn.
Trân trọng
cảm ơn H-P đã quan tâm. nhưng H-P thấy 0, bài viết ông trích dẫn đó tôi viết gần 1 năm trước rồi. trong thời gian đó, đôi mắt tôi đã nhuốm đầy màu đau khổ, gần đây tôi đã thoát được trạng thái tiêu cực đó. nếu tôi thấy bài viết này của ông khi ấy, có lẽ tôi sẽ đưa ra câu trả lời và cùng ông thảo luận về vấn đề này theo đúng tư tưởng mà lúc đó tôi mang. còn bây giờ, dù muốn hay không thì ông cũng sẽ nhìn ra mâu thuẫn giữa quan điểm hiện tại và ở quá khứ thôi. nhìn thấy chúng sanh bị dày vò trong đau khổ và điên đảo, với trí tuệ của mình, đức phật hoàn toàn có 2 lựa chọn mà trên thực tế, ngài biết rõ các kết quả của 2 lựa chọn đó. 1 là ngài sẽ lặng lẽ nhập niết bàn, cái còn lại là cái ngài đã chọn. nếu ngài không tạo ra 'phật giáo', sẽ không có phân biệt tôn giáo, chiến tranh tôn giáo và reo rắc những tín đồ cuồng loạn, ngu xuẩn. 0 có ràng buộc chính trị, cũng 0 có thao túng quyền lực hay các vấn đề tà ác (liên quan đến phật giáo). 0 có định nghĩa phật, pháp hay tăng, càng ko có những chúng sanh cãi nhau, dùng lời ác ý để chỉ trích quan điểm của đối phương và bao biện cho lập luận của mình. ko có các cõi nào hết, ko có phân biệt căn cơ thấp cao gì cả... những đứa trẻ mới sinh rồi cũng nhận ra sự tồn tại của bản thân và thế giới. bằng đôi tay, chúng vẫy vùng trong thực, ảo. bằng đôi chân, chúng đạp lên chính, tà.... những hiện thực đó luôn tồn tại trong thế giới tàn nhẫn này, kể cả trước khi phật ra đời. bởi tuyệt vọng trong thế giới tràn đầy đau khổ và vô tâm, nhân loại đã 'tạo ra thánh thần, thiên chúa - đấng tối cao'. về bản chất, do chúng ta chưa thể hiểu hết sự thật, mọi khía cạnh của vấn đề nên đã đưa những thứ ko thể hiểu vào tay 'chúa'. ~
nếu phật giáo tồn tại, dù có chiến tranh, phân biệt tôn giáo thì vẫn có những đứa con thực thụ (phật tử chân chính) mang lại hạnh phúc đến những mảnh đời bi thương. dù có mắc sai lầm thì cũng có một đức tin để quay đầu (phật, pháp, tăng), đó là liều thuốc tinh thần vô giá. dù các tín đồ có tranh luận, chỉ trích nhau thì họ vẫn có chung 1 đức tin... các chúng sanh có thể nương vào uy thần của phật, hoặc con chiên nhân danh thiên chúa để phát nguyện không tưởng, làm những việc khó có thể làm, dám đối mặt với thế giới ngoài kia để tìm ra chân lý (có thể lấy ví dụ thực tế trong lịch sử, sức mạnh của phát-xít nhật mạnh đến thế nào khi chúng tin vào sự đúng đắn và quyết định của thiên hoàng? phát-xít đức cũng tương tự, đối với chúng, hitler là tối cao. còn bây giờ đi đâu mà ta không thấy ảnh của bác hồ nào? đó là sức mạnh không thể phủ nhận. vậy mà một số người tu hành lại phủ nhận cảm xúc, trốn chạy nó như một kẻ hèn nhát, họ chỉ tin vào lý trí mà mặc kệ trái tim. họ ảo tưởng rằng tình cảm chỉ đang ràng buộc họ đạt chánh quả. tất nhiên, đó là quan điểm cá nhân của họ, tôi rất tôn trọng và nể phục vì họ có quyết tâm cao như vậy. và để thành phật thì cũng sẽ có ngày họ chịu thừa nhận và đối mặt với nó thôi - giống như tôi có 2 lựa chọn, 1 là lặng lẽ để họ yên, 2 là tác động đến họ). nói cho cùng, 2 lựa chọn của đức phật hoàn toàn có ích trong việc dẫn dắt các chúng sanh tiến đến 'phật quả'. nhưng tại sao ngài lại chọn cái thứ 2? chúng ta 0 biết, bởi vì chúng ta đâu phải là ngài ấy, đâu sở hữu trí tuệ và hiểu biết của ngài ấy mà đưa ra quyết định. ~
với tất cả, đó là quan điểm cá nhân của tôi. đương nhiên sẽ tồn tại người đồng quan điểm và trái quan điểm. điều đó 0 quan trọng, vì hiện thực qua đôi mắt của mỗi người là khác nhau nên tư tưởng và nhận thức khó mà giống nhau được. cái quan trọng là thái độ được biểu hiện. vì sao nhờ? vì thái độ đó có chèn cả phần lớn trái tim của người viết nữa cơ, tôi có thể hoàn toàn chấp nhận và đối mặt với những lời lẽ dơ bẩn, 0 đẹp vì đó là một thực tại của thế giới. ko cần phải trốn chạy, nhưng tôi vẫn thích theo xu hướng của nhân loại (tình yêu thương và lòng nhân ái) là để mọi việc kết thúc trong hạnh phúc hơn. tương tự như cách mà như lai đã dùng vỏ bọc thiện pháp để lưu truyền giáo pháp qua dòng lịch sử nhân loại vậy. chúc ông một năm mới gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp nhơ. cảm ơn ông đã nói với tôi những lời tốt đẹp như vậy. ~