Quí vị không ở trong cảnh giới người thấy (đức Phật) thì không thể thấy Pháp (kiến tính)
Thiền Định là Cảnh Giới Như Lai.
Định Lực là năng lực mở con mắt Tuệ để thấy Cảnh Giới Như Lai.
ông làm tôi ngạc nhiên quá tự độ, ông sử dụng văn phong của khuclunglinh. bây giờ tôi mới để ý điều này, thực ra tôi có đọc hết những phản hồi của ông nhưng vì nó khá nhiều và nằm rải rác ở các trang khác nên tôi không phản hồi hết được. tôi chọn cái cuối để phản hồi, ông cứ xem như là phản hồi của tất cả nhơ. với lại gần đây tôi khá bận nên có đọc rồi mà chưa biết nên trả lời ông như thế nào. cho phép tôi nói đại ý của ông bằng cái này:
Đức Phật nói:
"Pháp đó như thế. Cho dù Đức-Phật có xuất hiện trên cõi đời này, hay không.
Pháp đó vẫn như thế. "
Đức-Phật nói tiếp: " Ai thấy Pháp tức là Phật. "
tôi thừa nhận tôi chưa đọc qua điều này bao giờ, có lẽ cũng không thông thạo kinh điển như mọi người ở đây. ông đánh giá về tôi và đưa ra câu hỏi xem ý của tôi có phải là như vậy không, nhưng đối với tôi nó lại khó trả lời. 0 phải vì tôi ko thể giải thích cho ông, mà vì sự nhận xét của ông vô tình khiến tôi nhận ra sự trùng hợp này. nó là một sự trùng hợp chứ từ trước tôi không hề biết đức phật nói về điều này tự độ à. đương nhiên khi tôi viết phản hồi này, tôi đã biết cách phải trả lời ông như thế nào rồi. pháp mà ông nói ở đây có phải đang ám chỉ chân lý? thực ra xét về mặt khoa học, có một lập luận của các tín đồ thiên chúa khá tương đương với điều này. họ cho rằng việc của khoa học là giải thích cách "thế giới vận hành" thông qua những định luật, chân lý.... và rằng kể cả khi nhân loại có hiểu hết sự thật về toàn bộ vũ trụ này thì chúng ta vẫn không thể biết được ý nghĩa của sự tồn tại, tại sao các định luật, chân lý đó lại tồn tại? tức là khoa học chỉ đang trả lời cho câu hỏi "như thế nào" chứ không thể trả lời được câu hỏi "tại sao". trong trường hợp này, dù ta có am hiểm muôn vạn pháp đi chăng nữa thì vẫn không giải thích được "tại sao pháp ấy lại tồn tại". ông thấy luận điểm của những người tin theo thiên chúa này thế nào? khi họ chỉ đơn giản đưa ý nghĩa của sự tồn tại đó vào tay một "đấng sáng thế"? ~
nhưng nếu "pháp" mà ông nói không phải để ám chỉ chân lý và không có từ để diễn tả điều này, vậy theo tôi "pháp" đó là "chánh pháp". tôi có nuôi 1 con chó, như bản năng sinh tồn của bao loài, nó phải ăn để sống. cứ sau mỗi bữa ăn, gia đình tôi vẫn chiết suất một phần ăn cho nó (không hẳn gọi là cơm thừa canh cặn đâu, vì nó như là một phần cơm được ăn sau theo khẩu phần của một chú chó vậy). nhưng rồi một ngày trong lúc tôi dẫn đó đi dạo, nó nhìn thấy đồng loại của mình bị làm thịt, treo ngược cơ thể và quay trước lửa. nó đứng lại đó rất lâu, tôi xem xét phản ứng của nó 1 lúc rồi phải kéo nó về, những bước chạy tung tăng khi vừa ra khỏi nhà đã biến mất... nó chỉ đi bộ. từ đó trở đi, mỗi khi tôi ném cho nó một miếng thịt chó thì dù có chế biến thế nào đi nữa nó cũng không ăn. khứu giác của nó rất nhạy, khi vô tình ăn phải miếng thịt có mùi đồng loại, nó liền nhả ra ngay lập tức. từ khoảnh khắc đó, tôi biết nhận thức của nó đã thay đổi. ông thấy không, chân lý ban đầu là "theo bản năng để duy trì sự sống" đã bị tác động rất lớn khi trải qua hiện thực, đối với chú chó ấy thì chân lý không còn là "làm mọi cách để tồn tại" nữa. ~
cho nên, việc hằng sống trong "chánh pháp" không dành cho những kẻ có tâm lý yếu, trốn chạy thực tại và phản bội ký ức. thêm một ví dụ về ngọn lửa để thấy rõ điều này. à, hình như tôi có nói với ông về 1 ví dụ về ngọn lửa r thì phải. vậy thì cái này sẽ khác một chút, vì lần này đang nói về "pháp" nên tôi sẽ đặt nó là "ngọn lửa: pháp". ngọn lửa này rất vi diệu, nó chỉ là một hiện thực đơn điệu của tạo hóa, nó không có linh hồn và tư duy, nó liên tục thay đổi hình dạng và tỏa nhiệt. nhưng xung quanh nó là một đoàn người đứng nhảy, họ ca tụng ngọn lửa bằng những lời ca, họ vui sướng và tự tạo ra cảm xúc riêng biệt (một lễ hội lửa?). giống như cách các phật tử ca ngợi giáo pháp của đức như lai vậy, nhưng họ có thực sự hiểu nó? hay chỉ đang ảo tưởng về sự hiện hữu của pháp và "nhảy xung quanh" như đang chơi lễ hội? ông đừng suy nghĩ tiêu cực rằng: chẳng lẽ ta phải nhảy vào ngọn lửa đó để chứng nhận cái gọi là "pháp" sao? bởi vì khi rơi vào tình huống đó, quyền quyết định là ở ông. và không phải ai cũng chọn theo cách mà ông đã chọn, họ có thể đi con đường khác để thấy sự thật đằng sau ngọn lửa thay vì trực tiếp nhảy vào. và nhảy hay không nhảy không hề quan trọng, điều quan trọng nằm ở thứ khác. ~
tôi sẽ phân biệt một chút để cho rõ ràng, tôi không biết rằng điều quan trọng mà tôi nói ở trên có thực sự quan trọng với ông hay không. vậy nên nhận xét "nhảy hay không nhảy đều không quan trọng" chỉ là đang nói đối với tôi. giả sử nếu là tôi của trước đây, điều quan trọng khi ấy chính là đưa ra lựa chọn này. nhưng sau khi trải nghiệm những lựa chọn của mình, tôi không còn thấy nó quan trọng nữa. tại sao? vì trước đây với khao khát mãnh liệt đi tìm sự thật, tôi nguyện rằng dù phải đối mặt với hiện thực tàn bạo của thế giới, tôi vẫn sẽ luôn sẵn sàng. nó giống như việc chấp nhận cái giá phải trả để đánh đổi trải nghiệm thực tế vậy: tôi bị chết, tôi chấp nhận. tôi nói dối, tôi đối mặt. tôi bị bệnh, ko là gì cả... và rồi tôi nhận ra những thứ cần phải hóa thân là quá nhiều, như vậy dù muốn hiện thực củng cố liên tục trong đôi mắt của tôi, nhưng gần như đó là một nỗ lực vô vọng. càng dấn thân vào thế giới thì càng nhận ra điều bản thân làm không mang lại hiệu quả, vậy mà khi đó trái tim vẫn thôi thúc: đây là hiện thực được củng cố, khi nó đủ lớn sẽ thấy sự thật trọn vẹn (hóa thành phật). nhưng thế giới không biết lắng nghe, nó phũ phàng và nghiệt ngã, nó mang vẻ đẹp của tự do, và sự bất tận tuyệt vọng chính là tự do. ~
đó là lúc tôi thoát khỏi trạng thái tiêu cực, thấy được màu tự tại trong các lựa chọn của bản thân và biết tôn trọng quan điểm của người khác. bởi vì các pháp luôn "hiện hữu" như vậy (ở đây từ hiện hữu là tượng trưng, tôi không có từ để diễn tả trạng thái này. có thể tưởng tượng là "lửa cháy" nó hiện hữu và nhìn thấy nhưng không thể nắm bắt được, vì nó là ngọn lửa). nên việc đưa ra quyết định là ảo tưởng tự sinh ra, cứ nghĩ rằng phải nhảy vào lửa để biết chánh pháp nhưng thực chất việc nhảy hay không nhảy thì ta đều đã sống với nó rồi, bởi chúng ta không nhận ra nên điều quan trọng khi ấy là đưa ra lựa chọn nhảy hoặc không. vậy "nhà lửa" (thế giới) có phải là cần phải thoát ra và nên tránh xa để đạt giác ngộ? câu trả lời tùy ở mỗi người, nếu cảm thấy nó quan trọng, hãy thực hiện như cách đức phật đã làm. ngài nhận thấy hiện thực khắc nghiệt của thế giới đầy rẫy thương đau, quyết tâm lựa chọn đối mặt với thực tại để tìm chân lý. các khổ hạnh liên tục dày vò cơ thể ngài, sự phản bội của đồng tu và tình yêu thương từ 1 cô bé vẽ ra nhận thức của ngài. cuối cùng, ngài nhận ra điều cần phải làm và từ bỏ khổ hạnh vô nghĩa, an nhiên thành phật (những khổ hạnh đó có phải là những hiện thực ngài chấp nhận trải qua không?). nói ngắn gọn "tu hành" của đức như lai theo tôi hiểu chính là đang đối mặt với thực tại của thế giới chứ không phải trốn chạy và né tránh như các sư hiện tại hay làm. nhưng các vị sư này công đức vô lượng, vì là đệ tử của phật và là vỏ bọc lưu truyền giáo pháp của ngài đi xa. nếu không có các vị ấy, hoặc những người như thế, tôi không thể sinh tâm mến phật và đi đến ngày hôm nay. ~
Quí vị chichi trở lại rồi.
Ở đây là cái posted của Ngài.
Xin ngài trả lời giùm cho con.
Xin đội ơn Ngài chchi.
vấn đề cuối cùng tôi muốn nói với ông, tự độ. ông có cảm thấy khó chịu khi tôn ai đó lên làm "ngài" không? nếu ông ko cảm thấy thế, tôi cũng ko ngại khi nhận xưng hô như vậy đâu. nhưng ông cũng nên cân nhắc trong bối cảnh hiện đại, có thể nhiều người nhìn vào sẽ nghĩ ông chỉ là một tín đồ mê tín. còn nếu ông thật sự là khuclunglinh, trái tim tôi không chứa nổi từ đó đâu. nó nặng mùi giả tạo và đi ngược lại với quá khứ của tôi, tôi ko phản bội lại ký ức của chính mình được. ko thể như một kẻ phản bội người thầy của mình được. ~