Tam Bảo: Chủ đề Phật Bảo

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Phật Bảo là gì?

- Phật Bảo tức là vị Thái Tử Tất-đạt-đa (Siddhartha) sau khi đạt đại giác ngộ dưới cây Bồ-đề, Danh hiệu là Phật Thích-ca Mâu-ni (Sakyamuni). Trước đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, ở thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu) phía Bắc miền Trung Ấn Độ. Ngoài ra ý nghĩa Phật Bảo là gì thì mình không hiểu tới.

Có một điều cp biết Phật Bảo là Bậc đại giác tối thượng. Nhờ có Phật Bảo mới có Thánh Tăng đệ tử, Chư Tổ. Nhưng người Phật tử đa phần theo Thiền môn (Tối thượng thừa) vẫn thích học theo Chư Tổ, tại sao ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính chào các bạn đồng tu, cp xin có thêm ít lời, về Phật Bảo làm chủ đề, có lẽ một số khách cảm thấy không thích hợp cho là bất kính, còn một số khách thì Phật Bảo là tượng chưng cho danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cách đây đã hơn 2500 năm thì còn tham khảo chi chi. Hoặc Phật là giác, Phật là tuệ tri thì chỉ xem và đọc qua kinh điển thôi....


Sự thật thì có và nhiều Hành-giả huân tu Pháp Môn Phật Bảo dưới hai hình thức chánh. Một là theo Pháp lý là theo Kinh Luật Luận, hai là theo thể tánh, tướng sự thực hành Pháp môn Phật Bảo.

Về Kinh Luật Luận thì phải rồi nhưng về thể tánh, tướng sự Tôn kính, Lễ Bái, noi gương theo Ngài Thái Tử Tất Đạt Ta. Mới là chủ đề Phật Bảo.

cp xin trích dẫn bài phê bình của Tác-giả Minh Thạnh. Làm chiều hướng nói về sự Tôn Kính Đức Phật. Như thế nào...Dưới đây là bài...

Trích dẫn:
Nghiêm khắc với hành vi xúc phạm Phật giáo: Hộ pháp tiêu biểu
24/03/2013 08:55:00 Minh Thạnh
<!--<vte:include file="templates/xhtml/box/font_size.tpl" />--><!-- style="width:360px;" -->
thumbnail.php

Trang web BBC tiếng Việt mới đây đưa tin “Một du khách người Anh bị giới chức Sri Lanka trục xuất vì có hình Đức Phật xăm tay tại sân bay Colombo, hôm thứ sáu”.

Cũng theo bản tin, người du khách “bị cáo buộc thiếu tôn trọng với Phật giáo”.

Bản tin cũng cho biết thêm “nhà chức trách rất nghiêm khắc với những lời lăng mạ đối với Phật giáo – tôn giáo chính của một bộ phận đông đảo cư dân trên đảo quốc này”.

Trước khi bị trục xuất, nhà chức trách đã xử lý đối với du khách xăm hình Phật bằng hành động bắt giữ. Bản tin cho biết “Mặc dù có thị thực du lịch hai ngày hợp lệ nhưng Ratcliffe cho hay ông đã bị đưa đến một khu vực giam giữ sau khi các quan chức xuất nhập cảnh phát hiện hình xăm phần đầu của Đức Phật lộ ra từ ống tay áo phông của du khách này”.

Hành động như vậy, quả được coi là quá khiêm khắc. Một phản hồi trên bản đăng lại ở trang tin Phattuvietnam.net nói “tôi không đồng ý với cách làm của giới chức Tích Lan”.

Nhưng, điều chắc chắn là đây không phải là hành động vội vàng, thiếu cân nhắc của nhà chức trách Sri-Lank. Việc bắt giữ rồi trục xuất khách du lịch vì có hình xăm Đức Phật như thế chắc chắn có ảnh hưởng đến việc khuyến khích du lịch đến Sri-Lanka, mà du lịch là nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước còn nhiều khó khăn sau nội chiến thảm khốc này. Việc cơ quan thông tấn BBC đưa tin rộng rãi về việc này chắc chắn là không có lợi cho hoạt động du lịch Sri lanka.

Nhưng chính phủ và nhân dân Sri-Lanka chấp nhận điều đó. Chính sách của nước này là nhất quán đối với những hành vi xúc phạm Phật giáo, dù là nhỏ nhặt nhất.

Bản tin BBC điểm qua một số trường hợp có hành vi xúc phạm Phật giáo như sau: “Năm ngoái, ba khách du lịch Pháp đã bị kết án tù treo vì chụp ảnh cho thấy họ giả vờ hôn một bức tượng Phật tại một ngôi chùa.

Vào năm 2010, ngôi sao nhạc R&B của Mỹ, Akson bị từ chối cấp thị thực vào Sri-Lanka sau khi trên một trong những video âm nhạc của ca sỹ này xuất hiện cảnh một phụ nữ nhảy múa ở phía trước một bức tượng Phật”.

Cái hay ở Sri-Lanka là không thấy có hành động bạo lực của tín đồ Phật giáo mà chỉ có hành vi điều tiết bằng pháp luật.

Chúng ta thấy là chỉ mới xúc phạm Phật giáo bằng những hành vi như giả vờ hôn tượng Phật, hay trong video có cảnh nhảy múa trước tượng Phật, là đã có thể bị đối xử nghiêm khắc như thế, huống nữa là trực tiếp nói hay viết báo những lời xúc phạm Phật giáo.

Thái độ nghiêm khắc của nhà chức trách Sri-Lanka trước những hành vi xúc phạm Phật giáo trước hết thể hiện rõ ràng, cụ thể lòng tôn kính của chính phủ và nhân dân đảo quốc này đối với Phật giáo.
Mọi giá trị Phật giáo đều được bảo vệ triệt để, tuyệt đối. Hình xăm đức Phật, giả vờ hôn tượng Phật, nhảy múa trước tượng Phật… chưa phải là sự xúc phạm trực tiếp, mà chỉ là những hành động không hay, thiếu sự tôn kính đúng mức, chưa phải như là có lời nói, hành động trực tiếp nhắm vào Phật giáo. Như thế, cũng đã dẫn tới phản ứng đưa ra tòa kết án, bắt giữ, trục xuất.

Phản ứng của nhà chức trách Sri-Lanka có tác dụng tốt trong việc răn đe để hạn chế hành vi xúc phạm Phật giáo. Nghiêm khắc, nhưng đó là việc làm hộ pháp tự nhiên, cần có ở người con Phật.
Hộ pháp như chính quyền Sri-Lanka không phải là cực đoan tôn giáo. Nó khác với thí dụ nhà chức trách Hồi giáo treo cổ Phật tử Tích Lan lễ Phật ở nước Hồi giáo đó. Trừng phạt một người hành lễ tôn giáo họ theo, so với trừng phạt việc xúc phạm đến biểu tượng của tôn giáo khác, là hai điều rất khác nhau.

Trong trường hợp ở Sri-Lanka, xúc phạm Phật giáo chính là xúc phạm đến đất nước Sri- Lanka vì Phật giáo là tôn giáo mà cả nước Sri-Lan ka tôn kính.

Phật giáo Việt Nam chúng ta cần học tập tinh thần của Phật giáo SriLanka, cần mạnh mẽ và quyết liệt với những biểu hiện xúc phạm đến Phật giáo dưới mọi hình thức.

Phải kiên quyết như vậy mới hết những kẻ xâm phạm đức tin Phật giáo. Rất hay!” Phản hồi ký tên “Lăng Nghiêm” ở bài đăng lại bản tin BBC tiếng Việt trên trang Phattuvietnam.net.
***
**
*
Tôn kính thế nào cho đúng...?

Chúc các bạn vui vẽ, và dành ít thời gian chia sẽ chủ đề Phật Bảo. Thật cảm ơn. CP.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Bữa ăn cuối cùng của đức Phật


(PGVN) Đức Phật biết nhân duyên tịch diệt của Ngài đã đến, lại thêm lòng từ bi muốn tạo phước đức cho Thuần Đà nên Ngài quyết định dùng bữa ăn do Thuần Đà cúng dường


Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường, trong đó có món ăn sūkara-maddava như là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ngài.

Theo Kinh Trung Bộ, trên đường đi về hướng Câu Thi Na (Kushinagar), đức Phật và Tăng đoàn của Ngài dừng nghỉ tại khu vườn xoài của nhà ông Thuần Đà ở làng Pava. Thuần Đà hay tin liền đến ngay chỗ Thế Tôn đảnh lễ và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi nghe pháp, Thuần Đà phát tâm cúng dường bậc Đạo Sư và Tăng đoàn bữa ăn trưa ngày hôm sau tại nhà. Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.

Sáng sớm hôm sau Thuần Đà sửa soạn các món ăn “loại cứng, loại mềm và nhiều thứ Sūkara-maddava” để dâng cúng vào thời ngọ trai. (Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sūkara-maddava là một loại mộc nhĩ)

Trong bữa ngọ trai hôm đó, sau khi an vị chỗ ngồi, đức Thế Tôn nói với Thuần Đà “hãy mang món mộc nhĩ đã soạn sẵn cho ta, còn những món ăn khác hãy dọn cho chúng Tỳ kheo”. Chờ cho Thuần Đà dọn xong các món ăn, đức Thế Tôn bảo Thuần Đà đem chôn món ăn mộc nhĩ còn lại, vì Ngài biết rằng không một ai có thể “tiêu hóa được” khi ăn món mộc nhĩ này.
Sau bữa ăn đó, bữa ăn cuối cùng, đức Thế Tôn bị nhiễm bệnh trầm trọng và Ngài quyết định lên đường đi tiếp đến Câu Thi Na, cách đó khoảng 15 cây số.

<CENTER> </CENTER>
Kinh Đại Bát Niết Bàn trong Kinh Trường Bộ của Tam Tạng kinh điển Pāli với bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu mà chúng tôi dẫn chiếu trên là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất về bữa ăn cuối cùng của Đức Phật (vào khoảng 483 trước Công nguyên).​
<CENTER> </CENTER>
Trong bản Việt dịch, Hòa thượng dùng chữ sūkara-maddava một lần và chuyển ngữ chữ này thành “món ăn mộc nhĩ” 6 lần trong suốt bản văn kinh. [01]​
<CENTER> </CENTER>
Song hành với Kinh Trường Bộ Pali là Kinh Trường A Hàm Sanskrit, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch là “nấm chiên-đàn (chiên-đàn-thọ nhĩ)” và ghi chú là “Chiên-đà ở đây nên hiểu là quý báu. Thức ăn này theo chữ Pali là sūkara-maddavam, có nghĩa là một loại nấm hay rau mà loài heo ưa thích”. [02]

Thật ra “sūkara-maddava” là một thuật ngữ đã gây tranh luận từ rất lâu trong giới học giả Phật Giáo, vì thế trong một số bản dịch Anh ngữ thuật ngữ này được để lại y nguyên. Sūkara-maddava được phân làm hai từ: "sūkara " và "maddava". Theo nhiều học giả Pali thì danh từ sūkara được dịch là "lợn / heo rừng" mà tính từ maddava được dịch là "được ưa thích, mềm mại, dịu dàng".

Tuy nhiên, trong bài viết bằng Anh ngữ “How did the Buddha die?” Tiến sĩ Bình Anson, một học gỉa/hành giả Phật Giáo Nam Truyền thời nay cho biết:

thuật ngữ sūkara -maddava có nghĩa là (1) phần mềm của lợn hay heo rừng, (2) một loại mà giống lợn/heo rừng thích ăn, được cho là một thứ nấm (mushroom) hay loại nấm truffle, khoai lang hay tuber (LND: truffle là quả thể phát sinh từ nấm tuber mọc hoàn toàn dưới mặt đất). Trong một số bài bình luận khác, sūkara-maddava cũng được nhắc đến như là một loại "cây thuốc" (dược thảo) trong y học cổ Ấn Độ, hoặc là "măng non bị chà đạp bởi lợn".


Tất cả các nhà sư học giả ngày nay đều đồng ý với ý nghĩa của "nấm hoặc nấm truffle", và tôi đồng tình với họ. Theo các quy tắc của tu viện, các nhà sư không được phép ăn thịt từ động vật đặc biệt bị giết để làm thức ăn cho họ. Ý nghĩa của sūkara-maddava là "thịt lợn / thịt heo rừng " không thích hợp ở đây.

(“sūkara -maddava may mean: (1) the tender parts of a pig or boar,(2) what is enjoyed by pigs or boars, which may be referred to a mushroom or truffle, or a yam or tuber. In some other commentaries, sukara-maddava was also mentioned as a "medicinal plant" in classic Indian medicine, or as "young bamboo shoots trampled by pigs".
All the current scholar monks agree with the meaning of "mushroom or truffle", and I concur with them. According to the monastic rules, the monks are not allowed to eat meat from animals specifically killed to make food for them. The meaning of sukara-maddava as "pork/boar meat" is thus not appropriate here.”) [03]
<CITE></CITE>
Ngoài ra, trong lời nói đầu cho bản dịch tiếng Đức Kinh Trung Bộ, Karl Eugen Neumann, một trong những học gỉa Phật Giáo sớm nhất của Đức Quốc đã trích dẫn từ một bản tóm lược các cây thuốc Ấn Độ thì có một vài cây thuốc bắt đầu với chữ sūkara và ông kết luận sūkara –maddava có nghĩa là một món ăn ngon của heo, một loại nấm truffles. [04]
Trong bản dịch từ tiếng Pali sang tiếng Anh, học giả Rhys Davids cũng đã dịch thuật ngữ sūkara –maddava là “truffles” [05].

Một học gỉa khác là Arthur Waley trong một luận án viết vào năm 1932 (("Did Buddha die of eating pork?") đã giải thích sūkara –maddava có ít nhất bốn nghĩa: (1) thức ăn mềm của heo (pig's soft-food), (2) món ăn ưa thích của lợn(pig's-delight), (3) thực phẩm, chà đạp bởi lợn (pig-pounded) và ông liệt kê một số thực vật bắt đầu bắng chữ “pig” như sūkara -kanda (pig-bulb), sūkara -paadika (pig's foot), sukaresh.ta (sought-out by pigs).
Và sau khi phân tích các chữ và nghĩa, ông cho rằng sūkara –maddava không có nghĩa là thịt heo mà chính là một loại thực phẩm mà heo ưa thích, một loại nấm truffles. Hơn nữa, Waley chỉ ra loại thực vật này là do dân địa phương xứ Ma Kiệt Đà (Maghada ) tức bang Bihar (Bắc Ấn) ngày nay đặt ra mà vùng Tây và Nam Ấn, nơi Phật Giáo Pali hoàn toàn không biết nên đã hiểu lầm sūkara –maddava là món ăn làm bằng thịt heo. [06].


Tưởng cũng nên biết rằng (1) Tại sao Phật dặn Thuần Đà đừng dọn cho các vị Tăng khác món ăn nấm và phải chôn phần còn dư của món này. Có phải Phật đã biết món ăn nấm đã bị nhiễm độc là cơ duyên cuối để Phật Niết Bàn nên không cho chư tăng khác ăn? Cho nên rất có thể đây là món ăn mộc nhĩ như Hòa Thượng Minh Châu dịch hay là món ăn nấm như đa số các học gỉa Phật Giáo thời nay đồng ý, vì loại nấm này, một loại nấm chỉ mọc ngầm dưới đất có thể bị nhiễm độc và chỉ có heo rừng mới tìm ra được mà thôi. (2) Một điều nữa cần biết thêm là vùng Pava, nơi cư ngụ của ông Thuần Đà là trung tâm truyền giáo của Kỳ Na Giáo thời Phật tại thế, một đạo giáo chủ trương triệt để ăn chay thuần, cấm sát sinh và cấm uống rượu.[07]

Nói tóm lại, phần lớn các học giả Phật giáo đều đồng ý với ý nghĩa của sūkara -maddava là "một loại nấm truffle", chứ không thể là thịt lợn hay thịt heo rừng vì các nhà sư không được phép ăn thịt từ động vật đặc biệt bị giết để làm thức ăn cho họ. Điều này cũng dễ hiểu vì Thuần Đà là một vị cư sĩ Phật tử đã quy y theo Phật, biết luật Phật, biết Đức Phật rất nhạy cảm đến nỗi khổ đau của chúng sinh, ngay cả việc Ngài không dùng sữa của bò trong mười ngày đầu khi bê con ra đời; nên ông không thể nào nỡ giết heo làm thịt cúng dường Phật.

Đức Phật biết nhân duyên tịch diệt của Ngài đã đến, lại thêm lòng từ bi muốn tạo phước đức cho Thuần Đà nên Ngài quyết định dùng bữa ăn do Thuần Đà cúng dường, cho dù không dùng bữa ăn ấy thì ngày giờ Niết Bàn của Đức Thế Tôn cũng được Ngài quyết định từ ba tháng trước [08].

Để xóa tan nghi ngờ và niềm hối hận trong lòng của cư sĩ Thuần Đà vì nghĩ rằng chính thức ăn mà mình dâng cúng làm cho đức Thế Tôn Niết Bàn. Đức Phật bảo Ngài A Nan hãy đến trấn an tinh thần Thuần Đà.

****************************************
****************************************
Tác giả: Tâm Diệu/Nguồn: www.thuvienhoasen.org
[01] Thích Minh Châu: Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trung Bộ Kinh, tụng phẩm IV từ đoạn 16 đến hết đoạn 20:
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-17992_5-50_6-1_17-71_14-1_15-1/kinh-dai-bat-niet-ban.html
[02] Thích Thiện Siêu: Kinh Trường A Hàm, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1986, trang 86.
<CITE>[03] Bình Anson, </CITE>How did the Buddha die<CITE> www.budsas.org/ebud/ebsut006.htm</CITE>)
[04] Karl Eugen Neumann, Preface to the Majjhima Nikaaya, p.xx.
[05] Dialogues of the Buddha, Vol. Ill of Sacred Books of the Buddhists, ed. T.W. Rhys Davids (London: Oxford Univ. Press, 1910), p. 137.
[06] Waley Arthur, Did Buddha die of eating pork? : with a note on Buddha's image: Melanges Chinois et bouddhiques vol 1931-1932 Juillet 1932 P.343-354
[07] Tự điển Bách Khoa Wikipedia. Pava là thị trấn cổ Ấn Độ, nay là Fazilnagar, được biết với tên “Pawanagar”, là trung tâm của đạo Kỳ Na và nơi giáo chủ Kỳ Na Giáo Lord Mahavir nhập diệt.

[08] Đức Phật đã quyết định Niết Bàn vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch (vesakha) tức vào năm 483 trước Công nguyên. Sự việc này đã được ghi lại trong kinh Ðại Bát Niết Bàn (Mahàparinibbàna) và kinh Cunda.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Wat Phra Kaew, ngôi chùa quan trọng bậc nhất Thái Lan

<STYLE>st1\:*{behavior:url(#ieooui) }</STYLE>GN - Wat Phra Kaew - chùa Phật Ngọc (tên chính thức là Wat Phra Sri Rattana Satsadaram), được xem là ngôi chùa Phật giáo quan trọng bậc nhất ở Thái Lan.

Chùa tọa lạc tại trung tâm lịch sử của Bangkok, trong khuôn viên cung điện Hoàng gia - nơi tôn thờ pho tượng Phra Kaew Morakot (tượng Phật Ngọc), pho tượng Phật thiêng liêng và rất được tôn kính.
chua%20phat%20ngoc%203.jpg

Tôn tượng Phật Ngọc trong chánh điện của chùa

Tượng được tạc tỉ mỉ từ một khối ngọc lớn theo tư thế kiết già, cao 0,6 mét, được tôn thờ trong một chiếc khám hình tháp đặt bên trên bục tháp nhiều tầng. Không ai được phép đến gần pho tượng, ngoại trừ đức vua. Đức vua chính là người thay áo choàng cho tượng, mỗi năm ba lần, tương ứng với ba mùa khí hậu ở Bangkok: mùa hè, mùa đông và mùa mưa. Đây là một nghi lễ hết sức quan trọng, chỉ duy nhất đức vua mới được phép tiến hành. Lễ thay áo choàng cho pho tượng còn có ý nghĩa cầu may mắn cho đất nước trong mỗi mùa.

Truyện kể về pho tượng Phật Ngọc này rất ly kỳ. Theo niềm tin phổ biến, pho tượng cổ này có xuất xứ từ Sri Lanka. Tuy nhiên, theo các nhà sử học, phần đông cho rằng pho tượng tạc vào thế kỷ thứ XIV tại Thái Lan.

Pho tượng Phật tôn quý này đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Có tích kể, tượng Phật Ngọc từng được bao bọc bởi lớp thạch cao và tôn thờ tại một đài kỷ niệm ở Chiang Rai, nhưng một cơn sấm sét đã xảy ra vào năm 1434 và pho tượng quý hiếm đã bị phơi bày.
Vua của Chiang Mai đã rất cố gắng để đưa pho tượng về Chiang Mai, nhưng cả ba lần con voi vận chuyển pho tượng đều dừng lại tại một ngã tư đường ở Lampang. Xem đấy như là một tín hiệu từ Đức Phật, nên pho tượng đã được tôn trí tại một ngôi chùa hoành tráng được xây dựng đặc biệt để thờ tượng ở Lampang.

32 năm sau, vị vua kế tiếp của Chiang Mai đã kiên quyết hơn trong việc rước pho tượng Phật Ngọc đến thủ phủ và đã thành công. Pho tượng được an trí trong một ngôi chùa ở Chiang Mai cho đến năm 1552, khi quân xâm lược Lào lấy đi. Pho tượng đã ở lại đất nước Lào 214 năm, đến khi Đại tướng Chakri (sau này là Vua Rama I) mang trở lại kinh đô Thái Lan ở Thonburi sau khi chiến dịch của ông thành công tại Lào.

Năm 1784, khi kinh đô được dời đến Bangkok, Vua Rama I đã tôn trí pho tượng Phật quý giá ấy trong ngôi chùa hoàng gia từ đó cho đến nay, trở thành một biểu tượng hữu hình của dân tộc Thái. Người Thái e rằng, nếu pho tượng bị lấy đi khỏi Bangkok thì triều đại Chakri sẽ bị diệt vong.

Ngôi chùa Phật Ngọc được khởi công xây dựng vào năm 1785. Không giống như các ngôi chùa khác, chùa Phật Ngọc không có khu Tăng xá (nơi ở dành cho chư Tăng), mà chỉ có những tòa nhà được trang trí công phu, các pho tượng, và các ngôi điện Phật, các tòa tháp... Tòa nhà chính là ngôi chánh điện, nơi tôn trí pho tượng Phật Ngọc. Chùa Phật Ngọc được trang trí rất đẹp và tạo cho người xem một cảm giác tuyệt vời về sự yên bình.

Chùa nằm trong khuôn viên hoàng cung, được bao quanh bởi các bức tường dài hơn một dặm. Chùa là nơi lưu giữ những tác phẩm điêu khắc Phật giáo, những công trình kiến ​​trúc, hội họa và thủ công trang trí tinh xảo nhất ở Thái Lan. Bên trong các bức tường chánh điện được trang trí những bức bích họa theo phong cách Ayutthaya, miêu tả về cuộc đời Đức Phật từ Đản sanh cho đến Niết-bàn.
chua%20phat%20ngoc%202.jpg

Toàn cảnh chùa Phật Ngọc - Ảnh: M.Nguyên

Dãy hiên xung quanh ngôi chánh điện được trang trí những tác phẩm điêu khắc thể hiện đẳng cấp bậc thầy của thợ thủ công Thái. Bên cạnh đó, trong khuôn viên chùa Phật Ngọc còn có rất nhiều điện, tháp và các công trình kiến trúc khác. Trong số đó, nổi bật nhất là ba ngôi điện Phật tạo lạc ngay phía Bắc chánh điện. Ba ngôi điện này nói lên việc thay đổi các trung tâm ảnh hưởng của Phật giáo.

Ngôi tháp Phra Si Ratana Chedi, theo phong cách chùa tháp Sri Lanka vào thế kỷ thứ XIX, tọa lạc tại phía Tây chánh điện là nôi tôn thờ xá-lợi Phật. Ở giữa là thư viện Phra Mondop, được Vua Rama I xây dựng theo phong cách Thái Lan. Đây là nơi lưu trữ tam tạng kinh điển, và những bức tượng của vua Chakri.

Phía Đông là ngôi điện Pantheon Royal, được xây dựng theo phong cách Khmer vào thế kỷ XIX. Ngôi điện chỉ mở cửa cho công chúng vào một ngày trong tháng Mười để kỷ niệm ngày thành lập triều đại Chakri.

Về phía Bắc, ngay bên cạnh thư viện là mô hình Angkor Wat, được xây dựng theo lệnh của Vua Rama IV khi Campuchia bị Siam (Xiêm) thống trị. Mô hình này sau đó đã được tái tạo bằng thạch cao theo lệnh của Vua Rama V để kỷ niệm 100 năm đầu tiên của hoàng cung.

Nằm rải rác xung quanh quần thể chùa Phật Ngọc là những bức tượng voi, tượng trưng cho độc lập và quyền lực. Các vua Thái Lan đã ra chiến trận bằng các thớt voi. Và người Thái có phong tục khi sinh con ra, cha mẹ cho con đi nhiễu xung quanh một con voi ba lần để mong con mình có sức mạnh.

Bên cạnh đó, trên các bức tường ở một số ban công có rất nhiều bức bích họa tinh xảo và rất có giá trị. Tại cổng những ban công có tượng hai vị thần Yaksa Tavarnbal, vị thần bảo hộ trong sử thi của dân tộc Thái.

Để được vào viếng thăm chùa Phật Ngọc cũng như các ngôi chùa khác tại Thái Lan, du khách phải mặc trang phục trang nghiêm, tề chỉnh, không được mặc váy ngắn, quần short, không đi dép lê, không được mặc áo hở hang. Chùa mở cửa cho du khách tham quan tất cả các ngày trong tuần, từ 8g30 đến 15g30.

Forum:

Sau khi, các bạn đã đọc bài của Tác Giả Minh Thạnh ''Nghiêm khắc với hành vi xúc phạm Phật giáo: Hộ pháp tiêu biểu''.
Bài "Bữa ăn cuối cùng của đức Phật'' và Wat Phra Kaew, ngôi chùa quan trọng bậc nhất Thái Lan... Khái niệm về sự Tôn kính Phật Bảo thật là lớn hơn chúng ta tưởng tượng. Sự tôn kính và sự phỉ báng của phàm phu đối với Phật bảo thế nào. Sẽ mời các bạn giúp thêm ý kiến và sẽ tóm lược lại các nội dung cần thiết, cho các độc giả, xin mời.


 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Tìm hiểu: Sự mê tín và sùng tín.

Tìm hiểu: Sự khác biệt giữa Tôn kính và Bất kinh.

Chiếu theo bài viết của Admin và sự đề nghị của Tổng Quản trong tiêu đề "Forum: Bồ tát hay Phàm phu".
cp xin nói rõ mục đích về Bồ tát hay Phàm phu, là muốn tìm hiểu về sự tương quan và phản quan giữa sự mê hay sùng tính, hoặc Tôn hay Bất kinh. (Không có liên quan về danh xưng. )

Thực ngữ Bồ tát hay Phàm phu thì ai cũng hiểu, không cần thiết phải đặt câu hỏi nữa. Như Đ/h Hoàng Tri, đ/h Hắc Phong, đ/h BiTriDung, đ/h Chuyển Pháp Luân, đ/h ChiChoChet và nhiều đ/h khác đã trả lời hết rồi, cp xin cảm kích.

Trở lại vấn đề làm rõ các câu hỏi cp nêu ra, xin mời các bạn giúp thêm, được vậy cp cũng rất cảm ơn vô cùng.

1. Bồ tát là gì đối với học giả ? -Các bạn đã trả lời rồi, tưởng không cần nhắc lại.

2. Khái lược về sự Bi Tri Dũng của Bồ Tát Thích Quảng Đức.... ?

3. Tại sao, Vua Trần Nhân Tông được gọi là Phật Hoàng Trần Nhân Tông ?

4. Nếu bạn thấy Quí Thầy Tăng Ni, hay một người Phật tử nào đó thường bố thí, thương người, giúp đở người trong hoạn nạn, Thì người đó có tâm gì?

5. Những người có công với đất nước, làng xóm, đem lại lại ít cho dân chúng, sau được người tôn thờ thì gọi người đó là gì?

6. Cha mẹ, Thầy tổ là người nuôi dưỡng, dạy bảo tôi nên người, nhờ họ mà tôi đã có thân tâm này, nhờ họ mà tôi đã học những lời hay ý đẹp. Đối với tôi họ có phải là Bồ tát hay không ?

7. Cũng vậy, Quí Thầy, Tổng quản, phó Tổng quản, Ban Đai Biểu, các bạn thành viên cộng đồng là người tôi đã có tiếp xúc và học hỏi giáo lý từ nơi họ, thuận có, nghịch duyên có... Đối với tôi họ có phải là Bồ Tát hay không?

Hy vọng các bạn đã từng tham khảo cứu xét về Bồ Tát, xin cho biết ý kiến kinh nghiệm.

Thân, cp.
************************************************** ****
Nguồn links:
1. http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_...tat-la-gi.html
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên