Lạm bàn Kinh Pháp Bảo Đàn

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào Băng Tâm,
Cám ơn bt đã tuyên dương công trạng cho d/đ. Nhưng vì lời Tổ Huệ Năng giảng kinh Pháp Bảo Đàn là khai mở Pháp Nhãn Tạng mà khi còn tại thế đức Phật Thích Ca không có lập Văn tự - chỉ truyền riêng. Cho nên, nếu bt là người trí [được truyền riêng] thì đã sẵn hiểu - không phải do d/đ tạo cơ duyên bt mới hiểu. Còn nếu như bt còn trong vòng tu học [chưa phải là người trí được truyền riêng] mà qua lời d/đ dẫn giải bt không có được phát hiện nào mới - thì chỗ hiểu đó là của chính bt, d/đ không có đóng góp gì cả.
Do đó, d/đ đành phải mừng hụt vậy… vì d/đ không có gì để nhận công cả.
Tuy không dám nhận công nhưng d/đ rất thích lời chúc của bt và cám ơn bt rất nhiều.
Thân
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

thanh tam

Registered
Phật tử
Tham gia
30 Tháng 5 2011
Bài viết
66
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Kính Thầy Tấn Hạnh !
Chào bạn Phaphanh !

Thành Tâm xin được phép tham gia một chút ý kiến theo sự hiểu của Thành Tâm ,mong Thầy cho phép :
+ Chữ " Ngộ " là bao gồm giải ngộ và chứng ngộ .
- Giải ngộ : Tìm ra được lẽ thật , con đường đúng thông qua việc học hỏi , nghiên cứu Kinh ,sách , lời dậy của Đức Phật , các Tổ ,các Thầy , các bậc thiện tri thức .. ( Trí hữu sư )
- Chứng ngộ : Thông qua Tu tập, thực hành , tự thấy được lẽ thật , chân lý ( Trí vô sư ) việc chứng ngộ có nhiều bậc thấp ,cao phụ thuộc vào quá trình tu tập , căn cơ của từng người .
- vậy việc Tu tập có thể diễn giải như sau :
HỌC HỎI -> GIẢI NGỘ -> DỤNG CÔNG ,THỰC HÀNH -> CHỨNG NGỘ
+ Nếu chưa giải ngộ mà thực hành thì cũng như đi mà chưa biết đường sẽ dẫn đến đi lạc đường hoặc đi lòng vòng vừa đi vừa hỏi đường .

Trên đây là sự hiểu của Thành Tâm mong được Thầy chỉ dậy

Thành tâm kính !

 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
.

Lời của người tu có tấm lòng muốn chia sẽ trí tuệ trong việc tu học, thì lúc nào cũng mở lòng ra để hòa vào làm cho cái hiểu được sáng sủa hơn. Cũng như đạo hữu Thành Tâm đã chia sẽ cùng vậy.

Lòng mở thì nhân quả tốt sẽ mở.

Nếu một người tu nào đó, thấy trí tuệ tu học của mình là đúng, cách tu của mình là đúng, là hơn người khác. Đem đi chất vấn người khác, hay đả kích người khác với cái nhìn, cái hiểu của bản thân, thì nhân quả mang về cho bản thân sau này sẽ không tốt cho công cuộc tiến hóa.

Xin hãy suy nghĩ và cẩn thận!.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Chánh kiến, chánh tư duy trong Bát Chánh Đạo thì cũng không nằm ngoài " Phản quan tự kỷ, bổ phận sự, bất tùng tha đắc" . Người tu như thế nào, pháp hành ra sao, đã tu đến đâu, nói nhiều hành ít, hay hành ít nói nhiều? Thì cũng là chuyện tu của người, không phải chuyện tu của mình. Mỗi người đều có những nhân duyên tu hành khác nhau do nghiệp đã tích lũy. Không thể lấy chuẩn mực nào để đánh giá việc tu học của người khác. Phật pháp lúc nào cũng tùy duyên.

Chúng ta chỉ có bổn phận hổ trợ khi cần thiết, và khi người cần sự giúp đỡ của chúng ta trong việc tu học, thì chúng ta sẽ đem hết lòng ra chia sẽ, sách tấn nhau.

Nhắc nhở người, không bằng tự nhắc nhở mình. Thấy lỗi người không bằng tự thấy lỗi mình.

Nếu thấy người sai hay đúng, thì có chắc rằng chúng ta đúng hay không? Nếu thấy chúng ta đúng, thì chúng ta cần gì phải tu? Cho nên chúng ta vẫn đang tu, mà khi vẫn đang tu thì mọi sự vẫn trong cái nhìn biên kiến, chưa phải là cái nhìn thấu triệt.

Vậy thì đừng bảo là bản thân chúng ta thấy cái đó đúng, cái kia sai.

Chỉ nên khéo đóng góp đạo pháp, để làm cho trí tuệ tu học của người khác được khai mở. Và chính chúng ta, cũng được khai mở trí tuệ qua những chia sẽ đóng góp của những đạo hữu khác.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Tùy Đạo Hữu. Muốn làm thế nào cũng được!

Mến!
 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
[NEN="http://trungtamtutam.com/diendantuthien/picture.php?albumid=21&pictureid=3300"]
.(thấy người khác mắc lỗi thì đừng chỉ cho họ biết, cố gắng thấy lỗi của mình thôi)
KPC-76. Nếu gặp bậc hiền trí,
Chỉ trách điều lỗi lầm,
Hãy tha thiết kết thân,
Như người chỉ kho báu,
Kết thân người như vậy,
Thấy lỗi người mà không chỉ cho họ sửa sai thì ta cùng phạm lỗi như họ

Lỗi người dễ thấy biết bao
Lỗi ta khó thấy ai nào muốn khui,
Lỗi người cứ cố phanh phui
Như tìm trấu lẫn trong nồi gạo kia
Lỗi ta lại dấu diếm đi
Tựa người săn bắn muốn che dấu mình
Hay như con bạc cố tình
Cờ gian bạc lận lưu manh dấu bài.
Dhammapada stanza 252
- Kinh Pháp Cú - Câu 252

Nếu ta thấy được lỗi người
Tâm ta nóng giận tức thời dễ sinh
Tăng thêm phiền não thật nhanh
Xa lìa an tịnh, quẩn quanh muộn sầu,
Lỗi người chẳng để tâm lâu
Còn chi sầu muộn, còn đâu não phiền.
Dhammapada stanza 253
Kinh Pháp Cú -Câu 253

picture.php



[/NEN]


 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

Theo lời đề nghị của Thầy, d/đ xin trình bày trước chỗ hiểu của mình.
khi nghiệp lực của cõi thịnh thì nội lực tu học và trí cầu đạo của chúng sanh sẽ bị suy. Và khi nội lực và trí cầu đạo của chúng sanh yếu thì sẽ làm cho nghiệp lực của cõi tăng”.


Nếu căn cứ theo các lời dạy của Đức Phật - thì vào đời mạt pháp [hay đời vị lai] là lúc mà nghiệp lực của cõi cực thịnh. Còn nội lực tu học và trí cầu đạo của chúng sanh thì lại cực suy. Điều này, giúp cho chúng ta hiểu vì sao trong kinh Đại Bảo Tích - Pháp hội Thiện Tý Bồ Tát - thứ 26 - đức Phật Thích Ca giảng :

Thế nào là diệt thánh đế?
Nếu tham sân si dứt hết, ngã và ngã sở dứt hết, thọ lấy ba cõi dứt hết thì gọi là diệt thánh đế. Những gì gọi là đạo thánh đế? Nếu thấy khổ tập diệt tận suy gẫm tất cả lỗi họa hữu vi thấy Niết bàn tịch tịnh chỗ làm đã xong, lúc an trụ pháp như vậy chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định , đây gọi là đạo thánh đế.

Biết tứ thánh đế như vậy, lúc Bồ Tát tư duy phân biệt tứ thánh đế thấy pháp hữu vi là khổ là vô thường là không là vô ngã, thấy pháp vô vi có thể làm chỗ che chở làm nhà ở làm chỗ nương, dầu quan sát như vậy mà chẳng chứng Niết bàn. Bồ Tát biết bốn thánh đế như vậy.

Bồ Tát nầy nghe pháp như vậy rồi thọ trì tu học rộng phân biệt xong thì biết mười hai nhơn duyên: vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Nếu chẳng biết chẳng thấy tứ thánh đế và mười hai nhơn duyên thì gọi là vô minh. Nếu có ba nghiệp thân khẩu ý nghiệp phước nghiệp tội nghiệp dục giới nghiệp Sắc giới, Vô Sắc giới thì gọi là hành. Nếu có tâm ý và thức thì gọi là thức. Nếu có thọ tưởng tư xúc tư duy thì gọi là danh. Nếu có tứ đại năng tạo có sắc sở tạo từ ca la lã đến hóa sanh, hoặc tác sắc chẳng phải tác sắc thì gọi là sắc, vì danh và sắc hiệp nhau nên gọi là danh sắc. Nếu có nhãn nhĩ tỷ thiệt thân và ý thì gọi là lục nhập. Nếu nhãn duyên sắc sanh ra nhãn thức đến ý duyên pháp sanh ra ý thức, ba thứ hòa hiệp sanh ra xúc thì gọi là xúc. Nếu có khổ thọ lạc thọ và bất khổ bất lạc thọ thì gọi là thọ. Nếu có ái nhiễm thì gọi là ái. Nếu có ái kiến giới thủ thì gọi là thủ. Nếu có sắc thọ tưởng hành thức thì gọi là hữu. Nếu hữu nầy phát khởi thì gọi là sanh. Nếu có suy biến thì gọi là lão. Nếu có diệt hoại thì gọi là tử. Bồ Tát phân biệt tư duy mười hai nhân duyên như vậy, thấy nghe hay biết địa thủy hỏa phong không và thức cả sáu đại giới ấy chẳng phải là ngã ta chẳng sanh ái trước, ngã chẳng phải là sáu đại giới chẳng sanh ái trước cũng chẳng hi vọng. Thấy nghe hay biết. Niết bàn chẳng phải ngã chẳng sanh ái trước, ngã chẳng phải Niết bàn chẳng sanh ái trước, cũng chẳng phải hi vọng! Bồ Tát nầy thấy các pháp từ nhơn duyên khởi lên liền biết ba giải thoát môn, rộng tu học thấy không vô tướng và vô tác. Bồ Tát nầy thấy các pháp từ nhơn duyên khởi lên liền biết tịch diệt lạc. Siêng năng tu học rộng phân biệt rồi thì vô minh dứt, vô minh dứt thì hành dứt, đến sanh dứt thì lão tử dứt. Bồ Tát nầy dầu quán mười hai nhơn duyên khởi diệt mà chẳng chứng tịch diệt. Bồ Tát biết mười hai nhơn duyên như vậy.

Bồ Tát nầy nghe pháp như vậy rồi nhứt tâm tu học rộng phân biệt xong thì biết tam thế: quá khứ vị lai và hiện tại.
Nếu pháp sanh rồi diệt mất thì gọi là đời quá khứ.
Nếu pháp chưa sanh chưa khởi thì gọi là đời vị lai.
Nếu pháp sanh rồi mà chưa diệt mất thì gọi là đời hiện tại.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-256_5-50_6-1_17-137_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Nghĩa là, sau khi Bồ tát nhứt tâm tu học rộng, phân biệt xong - thì biết tam thế [tức : hiểu về ba thời kỳ của pháp thế gian] : quá khứ, vị lai và hiện tại.
Nếu pháp đã sanh rồi mà cũng đã diệt mất - thì gọi là đời quá khứ.
Nếu pháp chưa sanh chưa khởi - thì gọi là đời vị lai.
Còn nếu pháp đã sanh rồi mà vẫn đang còn [chưa diệt mất] - thì gọi là đời hiện tại.

Như vậy, thì giáo thuyết của đạo Phật - phân chia thời gian là căn cứ vào pháp. Nhưng vì đời vị lai là nối tiếp đời hiện tại. Và đời hiện tại là nối tiếp đời quá khứ. Cho nên, pháp đã diệt mất trong đời quá khứ, hay chưa sanh khởi trong đời vị lai - không phải là các pháp sanh khởi nơi thế gian - mà là giáo pháp dùng để tu tập. Bằng chứng là hiện nay chúng ta vẫn còn đang tu tập theo giáo pháp do đức Phật Thích Ca giảng. Nghĩa là, pháp đã sanh rồi nhưng chưa diệt mất - vẫn còn đang sử dụng. Cho nên, mặc dầu đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn gần 2500 năm - vẫn còn gọi đời hiện tại [chưa gọi đời vị lai].

Và vì khi đời vị lai đến - thì đời hiện tại sẽ trở thành - đời quá khứ. Cho nên, nếu căn cứ theo lời dạy [hay hiểu theo nghĩa] này - thì việc đức Phật Thích Ca gọi “đời vị lai” để chỉ “đời mạt pháp”. Là gián tiếp cho chúng ta biết vào đời mạt pháp sẽ có giáo pháp mới ra đời - thay thế các giáo pháp đức Phật Thích Ca đã dạy .

Và vì Chánh Pháp Nhãn Tạng - Niết Bàn Diệu Tâm đức Phật truyền trao cho Ngài Ca Diếp và Tổ Huệ Năng khai mở trong kinh Pháp Bảo Đàn ; chỉ truyền riêng - không lập văn tự. Cho nên, giáo pháp Tổ Huệ Năng giảng trong kinh Pháp Bảo Đàn là pháp tu ứng dụng cho những người sanh trong đời mạt pháp. Lúc mà nghiệp cõi cực thịnh. Còn nội lực tu học và trí cầu đạo của người thế gian thì lại cực suy. Nên lập văn tự truyền dạy, diễn đạt thâm nghĩa vì sợ bị đoạn dứt.

Nhưng vì kinh Đại thừa giảng cho hàng Bồ tát - tức là giảng cho người trí [đã hết mê lầm]. Trong khi giáo thuyết của đạo Phật - thì khi hết mê lầm là không còn sanh tử luân hồi. Cho nên, pháp Đại thừa không phải dạy cách dứt mê lầm mà là dạy người trí “cách” giúp người ngu dứt mê lầm - để thoát vòng sanh tử. Nghĩa là thực hiện lời nguyện của các đức Như Lai.

Thật ra, nếu các Bạn để ý thì sẽ thấy - từ trước đến nay - chúng ta tuy có nghe biết lời Phật và Bồ Tát nguyện : “nếu còn một chúng sanh chưa thành Phật thì các Ngài không rời khỏi thế gian” [d/đ chỉ nhớ ý không nhớ lời]. Nhưng làm sao để tất cả chúng sanh đều được thành Phật!. Thì với các Chư Phật, Chư Bồ Tát, trong mắt trí tuệ các Ngài đều thấy chúng sanh trước sau 3 thời, đều là đồng nhất một thể, đó là tất cả đều có Phật tánh, đều là Pháp Thể. Nên đại nguyện của các Ngài cũng muốn diễn đạt cái thâm diệu của Đại Thừa Diệu Nghĩa.


Kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật nói :

tất cả chúng sanh đầy đủ ba môn định : Thượng, Trung và Hạ. Thượng là nói Phật tánh, do đây nên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Trung là tất cả chúng sanh đầy đủ sơ thiền, lúc có nhơn duyên thời có thể tu tập,nếu không nhơn duyên thời chẳng thể tu tập. Nhơn duyên đây có hai thứ : Một là hỏa tai, hai là phá kiết sử cõi dục, do đây nên nói rằng tất cả chúng sanh đều đầy đủ định bực Trung. (209-2)

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-79_5-50_6-1_17-137_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

- Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nên gọi là Thượng. Vì có Phật tánh nên tất cả chúng sanh đều có thể tu học và giác ngộ giải thoát.
- Tất cả chúng sanh có thể đạt được bậc sơ thiền nên gọi là Trung. Có 2 trường hợp sau:

+
hỏa tai: Khi một thế giới trãi qua Sanh, Trụ, Hoại thì đến thời kỳ Diệt. Đến thời kỳ này thì xuất hiện bảy mặt trời, lửa cháy khắp nơi, đến tận cõi trời Tứ Thiên Vương. Thế giới chìm trong hỏa tai thiêu đốt, chúng sanh trong thế giới đó sẽ chết hết không còn xót. Trong lúc hỏa tai xảy ra, chúng sanh giác ngộ cùng cực sự vô thường đau khổ của sanh tử, nên phát tâm dõng mãnh trong giác ngộ, chứng được Sơ thiền, đều được sanh về cõi trời Quan âm ( Quan âm thiên).

+
phá kiết sử cõi dục : Những người tu hành, chán chường cái dục, một lòng nhất tâm dứt sạch các si mê trong tâm, chứng lấy Sơ thiền.

Cho nên, khi đến lúc có hỏa tai ( các chu kỳ tăng giảm của các tiểu kiếp đã hết ), đến thời kỳ cuối của đại kiếp, thời kỳ của kiếp diệt, thì tất cả người thế gian mới có thể phá kiết sử cõi Dục - đạt sơ thiền, không còn xót một chúng sanh nào.

Chúng ta ngày nay vẫn còn trong thời kỳ mà giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn còn truyền dạy.
Tất cả chúng sanh đầy đủ ba môn định : Thượng, Trung và Hạ. Phật tánh là môn định " Thượng " mà Đức Phật muốn chỉ cho tất cả chúng sanh nhận ra và tu học. Người tu học ngày nay vẫn còn may mắn, vẫn còn đó con thuyền lớn vững vàng nhất. Sau khi Đức Phật diệt độ, không một pháp môn nào có thể tốt hơn môn định " Thượng " quý báo mà Đức Phật đã chỉ dạy. Đó chính là nhận ra mình có Phật tánh, và tu học không còn sợ hãi. Phật tánh là của báu quý nhất của tất cả Chư Phật ba đời. Chư Phật cũng vì nhận ra Phật tánh mà thành đạo bồ đề. Nay chỉ dạy cho chúng sanh, để chúng sanh nhận lại nơi chính mình, không còn tìm cầu bên ngoài.

Chúng ta ngày nay, còn duyên với môn định " Thượng " này mà phát tâm dõng mãnh, tiến bước trên con đường tu học. Đến một lúc nào đó, cũng liễu được cái tối thượng này.

Nhưng vì nghiệp báo của chúng sanh sau thời kỳ Đức Phật diệt độ đã tăng theo sự tăng trưởng của tánh dục, nên trí tuệ tu học suy giảm và sự chứng đắc giải thoát cũng ít có ( trừ những vị Bồ Tát vào ra sanh tử giáo hóa chúng sanh ). Nghiệp của tánh dục mỗi ngày một tăng, và trí tuệ tu học ngày một giảm. Đến một lúc nào đó chúng sanh không còn nghe được tiếng Phật, không còn một bản Kinh để tụng đọc. Khi đó chúng sanh sống trong cùng cực đau khổ, chết chốc, mê lầm, rồi sực tỉnh sám hối tu dưỡng. Và khi Đức Phật Di Lặc xuống giáo hóa, thì Phật tánh lại được diễn bày, thời kỳ của môn định Thượng lại bắt đầu.

Do hiểu như vậy, nên d/đ mới tròn lời thầy Tấn Hạnh nói :

Khi nội lực tu học và trí cầu đạo của chúng sanh đã yếu dần theo nghiệp lực của cõi, thì con thuyền lớn nhất để cứu độ chúng sanh đã có mặt đúng duyên. Đó chính là Đại Thừa Diệu Nghĩa, chỉ thẳng Phật Tánh để chúng sanh tin hiểu và nhận thọ, lấy đó làm kim chỉ nam cho công cuộc tu học vượt Tam giới.
.
d/đ hiểu như vậy. Xin chia sẻ
Thân kính
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Cô Diệu Đức tạo duyên ra, TH chung tay với cô Diệu Đức. Xin cô đừng trách nhe!
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Cô Diệu Đức tạo duyên ra, TH chung tay với cô Diệu Đức. Xin cô đừng trách nhe!

Chào thầy Tấn Hạnh,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> d/đ viết bài dẫn giải này là theo lời đề nghị của Thầy [mặc dầu d/đ chưa muốn] . Cho nên, cũng có thể coi bài viết của d/đ là để tạo duyên. Thầy sữa lại cho đúng với chỗ hiểu của Thầy.

Nhưng vì chỗ hiểu của Thầy tuy cũng là Phật Pháp ; nhưng chưa phải là điều d/đ muốn chia sẻ. Cho nên, d/đ cũng thấy tiếc…

Sau này nếu bài viết của d/đ có sai với ý Thầy ở đoạn nào thì Thầy nêu ra để d/đ có dịp làm sáng tỏ. Còn nếu Thầy muốn chia sẻ ý của Thầy - thì Thầy viết bài khác như trước đây Thầy vẫn làm.

Và vì bài viết này Thầy đã sữa lại. Cho nên, lời chia sẻ trong bài viết này là của Thầy - không phải lời chia sẻ của d/đ. Xin đính chánh.
Thân kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên