Lạm bàn Kinh Pháp Bảo Đàn

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

Kinh Pháp Bảo Đàn tuy do Tổ Huệ Năng giảng. Nhưng vì Tổ Huệ Năng là vị Tổ cuối cùng trong 33 vị Tổ được truyền thừa y bát. Cho nên, Tổ Huệ Năng là vị Tổ được công nhận - hiểu rành về Phật Pháp. Vì vậy, chúng ta có thể đặt trọn niềm tin vào lời Tổ Huệ Năng giảng trong kinh Pháp Bảo Đàn - là chánh pháp.



Còn muốn hiểu chánh pháp của Như Lai - Tổ Huệ Năng giảng trong kinh Pháp Bảo Đàn nói về điều gì thì chúng ta hãy nghe lời đức Phật Thích Ca nói với ngài Ma Ha Ca Diếp - vị Tổ đầu tiên được nhận giữ y bát của Như Lai. Và lời của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn nói với Lục Tổ Huệ Năng khi truyền giao y bát của Như Lai. Vì khi giao phó y bát cho ngài Ma Ha Ca Diếp - đức Phật Thích Ca nói :

─ Ta có chánh Pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu-tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn-tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A-Nan.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?10021-SỬ-33-VỊ-TỔ-THIỀN-TÔNG
Cho nên, chánh pháp mà các vị Tổ được truyền thừa y bát có trách nhiệm gìn giữ là “Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm” - pháp môn mầu nhiệm của Như Lai. Pháp môn này, ngoài giáo lý - truyền riêng ; không có lập văn tự.

Nghĩa là, mặc dầu “Chánh Pháp Nhãn Tạng” là pháp môn mầu nhiệm của Như Lai - nhưng chúng ta lại không thể tìm biết về pháp môn này - trong các kinh điển. Và mặc dầu chúng ta không biết ngoài Tổ Ma Ha Ca Diếp - còn có những ai sẽ được truyền riêng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” của Như Lai. Nhưng chúng ta có thể quyết chắc - các vị Tổ được truyền thừa y bát là những vị được truyền riêng "Chánh Pháp Nhãn Tạng" của Như Lai. Vì vậy, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và Lục Tổ Huệ Năng đều hiểu rõ về pháp môn mầu nhiệm của Như Lai => Chánh Pháp Nhãn Tạng.



Và khi truyền giao y bát cho Tổ Huệ Năng - Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn nói :

Từ đây sắp sau, Phật Pháp sẽ do ông truyền bá thạnh hành. Ông đi rồi, ba năm ta sẽ qua đời. Nay ông hãy đi, gắng sức đi qua hướng Nam , nhưng chẳng nên vội thuyết pp, vì Phật Pháp khó mở.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-645_5-50_6-2_17-137_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, Tổ Huệ Năng là vị Tổ được giao phó nhiệm vụ - thuyết pháp, khai mở - “Chánh Pháp Nhãn Tạng” pháp môn mầu nhiệm của Như Lai. Nghĩa là Chánh Pháp Nhãn Tạng của Như Lai chỉ được truyền trao riêng cho đến đời Tổ Huệ Năng - thì được đem ra giảng nói.
Do đó, qua lời Tổ Huệ Năng giảng trong kinh Pháp Bảo Đàn. Chúng ta sẽ được nghe giảng về pháp môn mầu nhiệm của Như Lai => Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm - mà khi còn tại thế đức Phật Thích Ca chưa thuyết giảng.

Vì nếu có thuyết giảng thì là có dùng văn tự để lưu lại trong các kinh điển. Nghĩa là có lập văn tự. Và khi đã được khai mở rồi - thì mọi người ai cũng đều được nghe biết ; nên không còn gọi là truyền riêng nữa.



Tóm lại, nếu chúng ta căn cứ theo lời đức Phật Thích Ca nói với Tổ Ma Ha Ca Diếp. Và Tổ Hoằng Nhẫn nói với Tổ Huệ Năng - khi truyền giao y bát. Thì tuy khi còn tại thế đức Phật Thích Ca không có giảng nói về pháp môn mầu nhiệm của Như Lai => Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm.

Nhưng khi đến đời Tổ Huệ Năng thì pháp môn mầu nhiệm này của Như Lai được đem ra giảng nói - và lưu lại trong kinh Pháp Bảo Đàn.

Và vì Tổ Huệ Năng đã khai mở xong Chánh Pháp Nhãn Tạng - pháp môn mầu nhiệm của Như Lai. Cho nên, nhiệm vụ đã hoàn tất. Vì đã hoàn tất nên Tổ Hoằng Nhẫn mới căn dặn Tổ Huệ Năng : “tới đời ông đừng truyền nữa. Nếu truyền cái áo ấy thì tánh mạng rất nguỵ Hãy đi cho chóng, kẽo e có kẻ hại ngươi”.

Nghĩa là, Tổ Hoằng Nhẫn tuy biết việc truyền y bát sẽ rất nguy hại tánh mạng của Lục Tổ Huệ Năng. Nhưng Ngài - chỉ bảo Tổ Huệ Năng đừng trao truyền y bát nữa. Còn Ngài thì vẫn trao truyền y bát cho Tổ Huệ Năng.

Điều này, đã gián tiếp cho chúng ta biết - việc truyền trao y bát hay không truyền trao ; không phải theo ý riêng của các vị Tổ.
Vì nếu có thể không truyền trao y bát theo ý của mình - thì khi Tổ Hoằng Nhẫn lo sợ việc truyền trao y bát có thể làm cho tánh mạng của Tổ Huệ Năng bị nguy hại - thì Tổ Hoằng Nhẫn đã chấm dứt việc truyền trao y bát ngay lúc bấy giờ. Nghĩa là không truyền trao y bát cho Tổ Huệ Năng ; chứ không phải vẫn truyền giao với lời căn dặn : “đừng truyền y bát nữa”.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Phật pháp vào đời hóa độ chúng sanh, tức là vào Tam Giới hóa độ. Vào nhà Tam Giới phải theo duyên của Tam Giới, như nước thuận theo dòng. Dòng nước chảy tự nhiên, không có một dòng nhỏ nào trong dòng nước đó chảy ngược lại.
Đạo Phật cũng thế, biến hiện tùy duyên, lúc thịnh lúc suy, lúc mật lúc bày, lúc sinh lúc diệt...
Người hóa đạo vào đời cũng thế, cũng nương theo thời thịnh suy, nương theo nghiệp báo của bản thân và của chúng sanh mà hóa độ.

Thuyền xuôi theo gió cùng người qua bến giác.





 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

PHẦN 2

Vì trong kinh Pháp Bảo Đàn - Tổ Huệ Năng thuyết giảng pháp môn mầu nhiệm của Như Lai [Chánh Pháp Nhãn Tạng] - mà khi còn tại thế đức Phật Thích Ca “chẳng lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng”.
Cho nên, giáo pháp Tổ Huệ Năng dạy trong kinh Pháp Bảo Đàn không những không giống với chỗ hiểu của mọi người - mà còn có thể khiến mọi người nghi ngờ về sự mầu nhiệm của giáo pháp.
Hiểu như vậy - chúng ta mới có thể nhận được sự lợi ích từ kinh Pháp Bảo Đàn. Còn nếu như khi đọc kinh Pháp Bảo Đàn mà chúng ta ứng dụng chỗ hiểu của riêng mình về Phật Pháp để suy luận lời Tổ Huệ Năng giảng - thì chúng ta sẽ không được điều gì mới mẻ - gọi là khai mở cả.


Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể cho rằng - lời nói này của đức Phật chỉ ứng dụng cho người còn ngu mê. Còn đối với người trí thì đều có thể hiểu và nhận được sự mầu nhiệm của giáo pháp Như Lai => Chánh Pháp Nhãn Tạng.

Điều này, tuy không sai - nhưng điểm quan trọng là làm sao chúng ta có thể quyết chắc - mình đã trở thành người trí.

Do đó, trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Như Lai Tánh - đức Phật Thích Ca mới hỏi ngài Ca Diếp Bồ Tát :

-Nầy Thiện-nam-tử ! Nay ông muốn biết nghĩa chơn thật của tạng Như-Lai chăng ?

Ca- Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Tôi nay thiệt muốn biết nghĩa của tạng Như-Lai”.

Bấy giờ Đức Thế-Tôn nói kệ rằng :

Hoặc có người uống cam lồ.
Hại thân mạng mà chết sớm.
Hoặc có người uống cam lồ.
Thêm tuổi thọ sống được lâu,
Hoặc uống thuốc độc được sống,
Có người uống độc mà chết.
Trí vô ngại như cam lồ,
Đó chính là kinh Đại thừa.
Kinh điển Đại thừa như vậy,
Cũng gọi là chất thuốc độc.
Như bơ, đề-hồ v.v…
Nhẫn đến các thứ đường phèn.
Uống vào tiêu hóa là thuốc .
Chẳng tiêu hoá thời thành độc.
Kinh Đại- thừa cũng như vậy,
Nơi người trí là cam lồ,
Kẻ ngu chẳng biết Phật tánh.
Nghe Đại-thừa thành thuốc độc.


Với bực Thanh-Văn, Duyên- Giác.
Pháp Đại thừa là cam lồ.
Cũng như trong các mùi vị.
Chất sữa là hơn tất cả.


Những người [bực Thanh văn, Duyên giác] siêng năng tinh tấn.
Nhờ nương nơi pháp Đại-thừa.
Đặng đến nơi Đại-Niết-bàn.
Thành bực vua trong loài người.


Chúng sanh chứng biết Phật tánh.
Được chất cam lồ vô thượng.
Thời không sanh cũng không tử.


http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-68_5-50_6-1_17-137_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Thì vì đức Phật ví “trí vô ngại như cam lồ”. Và trí vô ngại ví như cam lồ đó - là kinh Đại thừa.
Cho nên, ý của phần đầu đoạn kệ này - đức Phật nói : trí vô ngại của đức Phật nơi kinh Đại thừa - cũng giống như thuốc độc - có thể giúp người bệnh thêm tuổi thọ mà cũng có thể khiến người khỏe mạnh chết sớm.


Vì kinh điển Đại thừa đối với kẻ ngu - tức là người chẳng biết Phật Tánh - thì khi nghe lời giảng [đón nhận trí vô ngại] trong các kinh Đại thừa - giống như người khoẻ mạnh uống thuốc độc bị chết sớm. Còn đối với người trí - tức là biết rõ về Phật tánh - thì khi nghe lời giảng trong các kinh Đại thừa - giống như người bệnh do nhờ uống thuốc độc mà được thêm tuổi thọ.

Do đó, nếu chúng ta muốn sự thọ nhận kinh Đại thừa của chúng ta có lợi ích - thì chúng ta phải biết rõ về Phật tánh.
Vì tuy đức Phật chỉ nói : “người ngu chẳng biết Phật tánh, nghe kinh Đại thừa thành thuốc độc”.
Nhưng vì nếu chỉ do tin theo lời Phật nói mà gọi là biết Phật tánh - thì trong phẩm Phạm Hạnh - kinh Đại Bát Niết Bàn - đức Phật đã không nói :

Nầy Thiện nam tử ! Kinh Đại Niết Bàn là tạng bí mật của tất cả Phật. Vì chư Phật dầu có mười một bộ kinh, nhưng chẳng nói Phật tánh, chẳng nói thường, lạc, ngã, tịnh của Như Lai, chẳng nói chư Phật trọn không rốt ráo nhập Niết Bàn. Vì thế nên kinh nầy gọi là tạng bí mật của Như Lai. Trong mười một bộ kinh chẳng nói đến nên gọi là tng. Như thất bảo của người chẳng đem ra ngòai để dùng thời gọi là bảo tạng. Tài vật của người nầy chứa cất để dùng vào việc tương lai. Nghĩa là dự phòng lúc lúa gạo mắc, giặc đến xâm lăng, chính trị khổ khắc, thời dùng để chuộc mạng, hoặc đường giao thông bế tắc mới đem ra dùng. Cũng vậy, tạng bí mật của Như Lai cũng để dự phòng đời vị lai các Tỳ Kheo ác chứa vật bất tịnh, đối với tứ chúng nói Như Lai rốt ráo nhập Niết Bàn, đọc tụng sách vở thế gian, chẳng kính kinh điển của Phật. Lúc những điều ác như vậy hiện ra nơi đời, đức Như Lai vì muốn dứt các sự ác ấy nên diễn nói kinh nầy, khiến mọi người xa lìa những lợi dưỡng tà mạn. Lúc kinh tạng bí mật nầy dứt diệt, nên biết đó là thời kỳ Phật pháp diệt.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-76_5-50_6-1_17-137_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Nghĩa là, muốn biết Phật tánh - chúng ta phải hiểu về tạng bí mật của Như Lai - chứ không phải do tin lời Phật nói [tất cả chúng sanh đều có Phật tánh] mà gọi là biết Phật tánh.

Ngoài ra, trong đoạn kinh này - đức Phật còn cho chúng ta biết : Phật tánh chỉ giảng trong các kinh Đại thừa.
Nghĩa là, khi giảng về Thanh văn thừa hay Duyên giác thừa - đức Phật không có nói về Phật tánh và tạng bí mật của Như Lai. Nhưng vì kinh Đại thừa giảng cho người trí.
Cho nên, bực Thanh văn, Duyên giác - là ẩn chỉ - người còn đang trong thời kỳ tu học Phật đạo, chưa hiểu về Phật tánh và tạng bí mật của Như Lai. Do đó, phần sau của đoạn kệ - nơi phẩm Như Lai Tánh - đức Phật nói :

Với bực Thanh-Văn, Duyên- Giác.
Pháp Đại thừa là cam lồ.
Cũng như trong các mùi vị.
Chất sữa là hơn tất cả.


Những người [còn đang mê] siêng năng tinh tấn [tu học Phật đạo].
Nhờ nương nơi pháp Đại-thừa.
Đặng đến nơi Đại-Niết-bàn.
Thành bực vua trong loài người.


Chúng sanh chứng biết Phật tánh.
Được chất cam lồ vô thượng.
Thời không sanh cũng không tử.


Là cho chúng ta biết - khi chúng ta còn đang tu học Phật đạo - chưa hiểu về Phật tánh và tạng bí mật của Như Lai. Thì qua lời giảng trong các kinh Đại thừa - chúng ta cũng biết được mùi vị của chất cam lồ. Nhưng chưa thể “uống”.
Còn khi chúng ta chứng biết Phật tánh. Thì chúng ta mới có được chất cam lồ vô thượng. Và khi chúng ta có được chất cam lồ vô thượng, thì sẽ không còn sanh tử nữa. Nghĩa là, khi nào chúng ta chứng biết Phật tánh - mới gọi là biết Phật tánh. Lúc bấy giờ chúng ta mới có thể tự mình [uống] đón nhận trí vô ngại của Như Lai trong các kinh Đại thừa.

[FONT=&quot]Do đó, muốn khai mở “Chánh Pháp Nhãn Tạng” của Như Lai. Tổ Huệ Năng sẽ dạy chúng ta cách chứng biết Phật tánh. Vì vậy, đối với người duyên sơ - việc tìm biết nghĩa chơn thật lời Tổ Huệ Năng giảng trong kinh Pháp Bảo Đàn rất quan trọng. Và nghĩa chính của lời Tổ Huệ Năng giảng trong kinh Pháp Bảo Đàn - dầu chưa dạy cách chứng biết Phật tánh - thì cũng đều nói về Phật tánh.
[/FONT]
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chị Diệu Đức kính mến
Phi Thụy Du xin cảm ơn chị Diệu Đức đã trình bày về ý nghĩa sâu xa của Kinh Đại Thừa rất sâu sắc .<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com<img src=" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>Đa tạ sự chỉ giáo của chị Diệu Đức đã làm cho người không đủ trí như Phi Thụy Du , có thể ý thức được kinh Đại Thừa về một khía cạnh : “ Người ngu chẳng biết Phật tánh nghe kinh Đại Thừa thành thuốc độc “ . Và nhờ đó những người theo Thanh Văn Thừa có cái nhìn như thế nào về Kinh Đại Thừa .<o:p></o:p>
<o:p></o:p>Có lẽ vì sự nguy hiểm này mà có lần trước kia chị Diệu Đức đã có lần nói về kinh Đại Thừa , giống như lời của kẻ ác muốn cho chúng sanh ở lại cõi Dục , và do không hiểu ý này của chị Diệu Đức nên chúng ta đã từng tranh luận nhưng không dẫn đến kết quả gì .<o:p></o:p>
<o:p></o:p>Bây giờ em đã hiểu ý của chị và qua thời gian qua đã thấy và chị Diệu Đức được sự hướng dẫn của thầy Tấn Hạnh , thầy Kim Cang đ ể hỏi han mọi điều , duy chỉ có em rất cảm ơn chị Diệu Đức đã chỉ dạy về sự chứng ngộ Phật tánh dạy trong kinh Pháp Bảo Đàn <o:p></o:p>
Cuối là em xin cảm ơn chị đã viết bài này , nhờ đó em hiểu chị hơn
Mong rằng âm hưởng của những tranh cãi trong quá khứ sẽ tan biến trong hư vô nơi tâm của chị cảm nhận
Kính <o:p></o:p>
Phi Thụy Du <o:p></o:p>
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Phithuydu,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> d/đ thật là vui khi biết d/đ đã có thể trình bày được ý mình cho Bạn hiểu. Cám ơn Bạn nhiều.

Còn việc trước đây chúng ta tranh luận - là chuyện thường. Bạn đừng có để tâm. Thật ra, hôm nay d/đ có thể trình bày cho Bạn hiểu ý của d/d - cũng là do nhờ vào những lần tranh luận. Cho nên, tranh luận là điều chúng ta nên tránh - nhưng cũng không phải là vô ích.
Vì sự tranh luận của Bạn và d/đ đã có thu hoạch - đâu có tan biến. Vui với d/đ nhe Bạn…

Thân
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

PHẦN 3
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Với niềm tin - “kinh Pháp Bảo Đàn sẽ khai mở cho chúng ta nghe biết về pháp môn mầu nhiệm của Như Lai. Pháp môn này tuy mầu nhiệm nhưng lại - ngoài giáo lý - chỉ truyền riêng. Và vì pháp truyền riêng - nên khi còn tại thế - đức Phật Thích Ca đã không lập văn tự để lưu lại cho người sau - như các pháp môn khác”. Chúng ta mới dễ nhận ra lời Tổ Huệ Năng giảng trong các phẩm - kinh Pháp Bảo Đàn đều nói về cùng một pháp tu duy nhất.


Ví dụ như trong phẩm Tự Tự - Tổ Huệ Năng nói :

“Ngài [Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn] không có truyền thọ chi, chỉ có luận môn Kiến Tánh. Ngài chẳng luận pháp Thiền Định và pháp Giải Thoát.”

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-645_5-50_6-2_17-137_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Nghĩa là Tổ Huệ Năng cho chúng ta biết pháp Ngũ Tổ truyền riêng cho Ngài - chỉ có luận môn kiến tánh [chỉ nói về - cách thấy tánh]. Nhưng “môn kiến tánh” này lại chẳng luận [không nói về] pháp Thiền Định và pháp Giải thoát.
Trong khi đó, thì kinh Pháp Bảo Đàn cũng có hai phẩm Định Huệ và Tọa Thiền. Điều này khiến chúng ta không để ý đến lời nói quan trọng này của Tổ Huệ Năng. Và do vì không để ý đến lời nói quan trọng này của Tổ Huệ Năng - nên chúng ta khó có thể hiểu được ý nghĩa chơn thật của lời Tổ Huệ Năng giảng.


Ví dụ như trong phẩm Định Huệ - tuy Tổ Huệ Năng nói pháp môn của Ngài lấy Định Huệ làm căn bổn.


Nhưng - Tổ lại cho biết :

“Định và Huệ chỉ là một thể chẳng phải hai. Định là cái thể của Huệ, Huệ là cái dụng của Định. Tên tuy có hai, mà thể vốn có một. Pháp Định Huệ này cũng giống như thế”.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-648_5-50_6-2_17-137_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Nghĩa là, Định và Huệ cùng tu chung một pháp.

Nên Tổ Huệ Năng nói :

“Pháp môn của ta đây, trước hết lập Không Niệm làm tông, Không Tướng làm thể, Không Trụ làm gốc.
Không niệm - nghĩa là trong khi niệm, lòng không động niệm.
Không tướng - nghĩa là đối với sắc tướng, lòng lìa sắc tướng
Không trụ - có nghĩa là đối với các điều lành dữ, tốt xấu ở thế gian, cùng với kẻ thù người thân, đối với lúc nghe lời xúc phạm, châm chích, khinh khi, tranh đấu, Bổn tánh con người xem cả thảy như không không, chẳng nghĩ đến việc đền ơn trả oán”.
Là cho chúng ta biết - pháp tu Định - Ngài dạy chúng ta là dùng Bổn tánh con người [Phật tánh] làm gốc. Nghĩa là, qua “pháp tu Định” - Tổ Huệ Năng dạy trong kinh Pháp Bảo Đàn - chúng ta sẽ được nghe giảng về Phật tánh. Và nếu chúng ta có để ý lời Tổ Huệ Năng nói - pháp môn của Ngài chỉ có “luận môn kiến tánh”, chẳng luận pháp Thiền Định. Thì chúng ta sẽ không thắc mắc - tìm hiểu thêm về cách tu Định.

Trong khi, Tổ Huệ Năng lại không luận về pháp tu Thiền Định. Do đó, dầu chúng ta có tìm ra cách tu Định - thì cũng không phải là cách tu của pháp môn mầu nhiệm “Chánh Pháp Nhãn Tạng” của Như Lai. Nhưng đáng tiếc nhất là việc chúng ta bỏ mất lời Tổ dạy - cách tìm về Bổn tánh để Kiến tánh. Đó là :

đối với các điều lành dữ, tốt xấu ở thế gian, cùng với kẻ thù người thân, đối với lúc nghe lời xúc phạm, châm chích, khinh khi, tranh đấu, Vì Bổn tánh con người vốn là xem cả thảy - như không không, chẳng nghĩ đến việc đền ơn trả oán”.
Trong khi đây là cách tu đơn giản và nhanh _ nhất để kiến tánh. Và tất cả lời Tổ Huệ Năng giảng trong kinh Pháp Bảo Đàn đều chỉ nói về cách tu duy nhất này ; chỉ khác nhau ở chi tiết mà thôi.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Nầy Thiện nam tử ! Kinh Đại Niết Bàn là tạng bí mật của tất cả Phật. Vì chư Phật dầu có mười một bộ kinh, nhưng chẳng nói Phật tánh, chẳng nói thường, lạc, ngã, tịnh của Như Lai, chẳng nói chư Phật trọn không rốt ráo nhập Niết Bàn. Vì thế nên kinh nầy gọi là tạng bí mật của Như Lai. Trong mười một bộ kinh chẳng nói đến nên gọi là tạng. Như thất bảo của người chẳng đem ra ngòai để dùng thời gọi là bảo tạng. Tài vật của người nầy chứa cất để dùng vào việc tương lai. Nghĩa là dự phòng lúc lúa gạo mắc, giặc đến xâm lăng, chính trị khổ khắc, thời dùng để chuộc mạng, hoặc đường giao thông bế tắc mới đem ra dùng. Cũng vậy, tạng bí mật của Như Lai cũng để dự phòng đời vị lai các Tỳ Kheo ác chứa vật bất tịnh, đối với tứ chúng nói Như Lai rốt ráo nhập Niết Bàn, đọc tụng sách vở thế gian, chẳng kính kinh điển của Phật. Lúc những điều ác như vậy hiện ra nơi đời, đức Như Lai vì muốn dứt các sự ác ấy nên diễn nói kinh nầy, khiến mọi người xa lìa những lợi dưỡng tà mạn. Lúc kinh tạng bí mật nầy dứt diệt, nên biết đó là thời kỳ Phật pháp diệt.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2...etail_bookmark



Duyên nói Kinh Đại Thừa của Đức Phật.

Phật Pháp tùy duyên biến hiện hóa độ chúng sanh hữu tình. Như Lai Tạng, hay Phật Tánh đến đúng duyên mới được hiển bày và chỉ dạy cho chúng sanh.

Cũng như khi biển ít sóng gió, thuyền nhỏ có thể đưa người đến bến bờ yên bình.

Nhưng khi biển nhiều sóng to, gió lớn thì cần phải có thuyền to mới đủ khả năng vượt sóng gió, đưa được người đến bờ viên mãn.

Phật Pháp cũng đã theo duyên biến hóa vô thường của vạn pháp, theo duyên nghiệp của chúng sanh từng thời mà hóa độ tương ứng.

Đại Thừa đến lúc cần cho chúng sanh hữu tình tu học, thì mới ứng duyên xuất hiện theo lời dạy của Đức Phật.

Chiếc thuyền to đến lúc cần xuất hiện thì sẽ xuất hiện. Vì sóng gió đã nhiều hơn, lớn hơn thì thuyền nhỏ không thể kham lãnh được nữa.

Chánh Pháp Nhãn Tạng, hay Phật Tánh trong Đại Thừa là báu vật quý nhất trong báu vật của Phật Đạo. Chính hai từ Phật Tánh đã đưa người tu học chạm đến cái cao tột của thâm nghĩa giải thoát. Cũng chính hai từ Phật Tánh đã đưa người tu học được trở về cái trung đạo chân nghĩa, nhẹ nhàng mà đi vào biển tuệ giải thoát của Như Lai.

Đức Phật đã khéo theo duyên nghiệp của chúng sanh mà chỉ dạy. Khi nội lực tu học và trí cầu đạo của chúng sanh đã yếu dần theo nghiệp lực của cõi, thì con thuyền lớn nhất để cứu độ chúng sanh đã có mặt đúng duyên. Đó chính là Đại Thừa Diệu Nghĩa, chỉ thẳng Phật Tánh để chúng sanh tin hiểu và nhận thọ, lấy đó làm kim chỉ nam cho công cuộc tu học vượt Tam giới.

Phật chưa nói, hay Phật đã nói. Tổ không nói, hay Tổ đã nói. Tất cả chỉ là nụ cười hàm tiếu trên môi.



 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính Lễ Thầy Tấn-Hạnh !
Thưa Thầy ! kính xin Thầy chỉ dạy cho con đoạn nầy vì con không biết Thầy có " viết nhầm " hay không .
Khi nội lực tu học và trí cầu đạo của chúng sanh đã yếu dần theo nghiệp lực của cõi, thì con thuyền lớn nhất để cứu độ chúng sanh đã có mặt đúng duyên. Đó chính là Đại Thừa Diệu Nghĩa, chỉ thẳng Phật Tánh để chúng sanh tin hiểu và nhận thọ, lấy đó làm kim chỉ nam cho công cuộc tu học vượt Tam giới.

Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe .

Con xin hết lời .

KÍNH
bangtam

 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Chị bangtam ơi !

Thầy Tấn Hạnh không nhầm đâu, cái thời đại @ này, những cái giáo lý Thiện & Ác thông thường "coi như pha", chúng em thời nay (không phải như thời xưa của chị) thích nổi loạn, thích phá cách (chị không thấy những mái tóc dựng đứng lên hay sao ?), sống hết mình, cháy hết mình (tới đâu thì tới - mặc kệ), chúng em không quan trọng người ta nghĩ gì, mà chỉ quan trọng sống thực với lòng mình, dẫu cho sống thực thì tuổi thọ "sẽ chấm hết ngay lập tức" cũng được. Chúng em đã quá chán ngấy những khuôn phép, gò bó, cỗ hủ, giả dối, không thật lòng lắm rồi.

"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,
vẫn còn hơn le-lói suốt năm canh"

hi...hi....!




[/NEN]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Hoàng-Trí kính !
Khoan ! khoan ! xin dòm lại 2 cái răng nanh nhọn hoắt trên cái môi của "chị" đi rồi hãy kể tiếp nhe !- hè ! hè ! .

KÍNH
bangtam
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Băng Tâm mến!


Đức Phật xuất hiện nơi đời giáo hóa chúng sanh, vì vốn dĩ đến duyên cần xuất hiện đúng thời, hợp với nghiệp lực chúng sanh tại thời điểm đó. Bất cứ lúc nào cũng có thể hóa thân cứu độ chúng sanh. Nhưng thị hiện hóa độ thì phải đúng thời, đúng duyên, và phải theo nghiệp của cõi mà thị hiện ra đời.

Nếu sự thị hiện không hợp thời theo duyên nghiệp chúng sanh, thì sự hóa độ đưa chúng sanh đến với giải thoát sanh tử sẽ không đúng với bản nguyện to lớn mà các Ngài đã phát nguyện.

Cũng như cây phải sinh trưởng, đủ duyên năm tháng, mới có thể đơm bông kết trái. Đây chính là duyên nghiệp của chúng sanh. Chúng sanh đã theo duyên nghiệp mà luân hồi sanh tử, nên khi hóa độ cũng phải nương theo duyên nghiệp này mà xuất hiện hợp thời.

Khi Đức Phật còn tại tiền, chưa diệt độ. Đạo pháp được chỉ dạy cận kẽ và khế hợp đúng với duyên riêng biệt. Và ngay thời ấy, các vị tu học xuất hiện theo Đức Phật cũng là do duyên tu học nhiều đời đã đến lúc chín muồi.

Đức Phật, đạo pháp của Ngài, các vị Thánh Tăng đều đúng thời, đúng duyên nhiều đời tu tập mà khế hợp viên mãn. Vì thế bánh xe pháp không chỉ có Đức Phật đơn độc lăn đi khắp nơi. Mà có cả công sức của các vị Thánh Tăng thời ấy, và cả sau này.

Đức Phật xuất hiện, là do phước báo, trí tuệ người tu ngày ấy đã đến lúc chín muồi. Chỉ cần đụng tay nhẹ vào quả chín sẽ rụng xuống. Người tu nhiều đời, trí tuệ và phước báo đã đủ, hội duyên cùng nhau tái sanh như trái trong vườn đồng loạt đến mùa thu hoạch. Khi ấy, duyên xuất hiện của các Đức Phật sẽ đến đúng thời.

Đâu phải Đức Phật gõ vào đầu ai, hay dùng cây phất, hoặc dùng miệng nói thì người đó lập tức được giải thoát. Đức Phật đâu phải đấng quyền năng, ban tặng quyền giải thoát cho bất kỳ ai mà Ngài thích độ. Đức Phật hóa độ là dựa vào chính nghiệp lực tu học của người mà Ngài muốn hóa độ.

Các vị Thánh Tăng thời ấy, sinh ra đời với muôn hình muôn dạng khác nhau trong xã hội loài người. Xuất hiện cao thấp, ngu trí khác nhau vì nghiệp riêng. Nhưng ở các Ngài có chung một nghiệp, đó là nghiệp tu giải thoát đã đến lúc hoàn mãn. Đức Phật cũng là người tu học, đã đạt được giải thoát viên mãn, đạt được trí tuệ vô ngại, thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Đức Phật như một cơn gió, thị hiện đúng lúc, thổi qua một lần, hàng loạt trái chín rụng xuống, thơm nứt cho đến ngày nay.

Hương thơm trí tuệ và giải thoát lan tỏa khắp nơi, đầu đường ngỏ hẻm đâu cũng có hương đưa đến. Người người ngửi thấy, đều phát tâm thánh thiện, phát lòng tu hành. Người trí ngửi thấy hương thơm, lại càng tăng trí tuệ. Kẻ ngu hay ác, ngửi được hương thơm liền sanh lòng lành, hối cải, tu học. Muôn loài được chở che, khi con người ngửi được mùi hương ấy, phát sanh lòng từ bi.

Đức Phật xuất hiện đúng duyên, đúng thời thì sức cứu độ không thể nghĩ bàn được.

Vì thế trong các Kinh thường mô tả thời gian mà các Đức Phật đã thị hiện, đang thị hiện, và sẽ thị hiện để hóa độ chúng sanh. Số lượng người tu học sẽ được hóa độ viên mãn giải thoát.

Vì sao Đức Phật biết trước và tuyên liệu cho chúng sanh đời sau? Vì Thế Tôn thấy được tất cả không sai, đúng với duyên nghiệp.

Cơn gió thổi qua, trái chín đã rụng gần hết, chỉ còn lại lưa thưa đâu đó những trái sắp chín, hay những trái sẽ phải ở lại trên cành để đợi đúng duyên rụng xuống mà tỏa hương thơm cho đời. Để chúng sanh đời sau vẫn còn ngửi thấy được mùi hương trí tuệ và giải thoát, dù không còn nồng nàn như thời điểm thu hoạch ấy.

Trái xanh và non còn đầy cành, đầy khu vườn sanh tử. Đến một kiếp nào đó trong luân hồi, như Đức Phật đã tuyên liệu, khi vô vàn trái đã bắt đầu chín mộng sau những kiếp thăng trầm tu học, thì cơn gió lại xuất hiện đúng thời, tạo duyên cho vô vàn trái chín được rụng, hương thơm trí tuệ và giải thoát lại được bay xa khắp cho chúng sanh nương nhờ, che chở.

Băng Tâm có hiểu không! Khi những trái chín mộng đã rụng hết, còn lại chỉ là những quả xanh và non, với cuốn nghiệp quá chắc cứ bám chặt trên cành. Thì cơn gió không thể nào thổi cho rụng được. Cơn gió cũng theo duyên, xuất hiện và biến mất, không thể ở lại mãi để thổi khi trái chưa chín mộng. Đành phải chờ trái chín về sau.

Vì lòng từ bi vô bờ bến, thương cho những người tu học đời sau bị chướng ngại và thối tâm. Sợ những quả xanh và non kia sẽ bị thối nữa chừng do vòi đục, do gió nắng mưa dầm. Nên Đức Phật đã đem của báu của Như Lai mà trao tặng. Dạy người tu đời sau rằng của báu ấy là tối thượng của Như Lai, hãy giữ gìn của báu đó đừng để chống mất. Của báu đó chính là Đại Thừa Diệu Nghĩa, chính là hai từ Phật Tánh. Chính hai từ Phật Tánh đã mở ra hướng đi đến giải thoát cho người tu đời sau, cũng chính hai từ Phật Tánh giúp chúng sanh đời sau nhận lại của báu của chính mình, mãi mãi tu học không lọt vào ma đạo.

Như những trái xanh và non sẽ được bảo vệ, thoát khỏi các bệnh từ trong lẫn ngoài, do có được một loại thuốc mạnh nhất đã được cơn gió trao lại.

Đến đây thì Băng Tâm đã hiểu rồi đúng không?

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 
Last edited:

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào thầy Tấn Hạnh,
Trong đoạn kinh bạn Băng Tâm trích :
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Khi nội lực tu học và trí cầu đạo của chúng sanh đã yếu dần theo nghiệp lực của cõi, thì con thuyền lớn nhất để cứu độ chúng sanh đã có mặt đúng duyên. Đó chính là Đại Thừa Diệu Nghĩa, chỉ thẳng Phật Tánh để chúng sanh tin hiểu và nhận thọ, lấy đó làm kim chỉ nam cho công cuộc tu học vượt Tam giới.
d/đ thích nhất là câu : “Khi nội lực tu học và trí cầu đạo của chúng sanh __ đã yếu dần - theo nghiệp lực của cõi”. Vì Thầy dùng chữ quá hay và tròn ý.
Cho nên, d/đ nghĩ nếu Thầy giải thẳng ý nghĩa của riêng câu : "Khi nội lực tu học và trí cầu đạo của chúng sanh đã yếu dần theo nghiệp lực các cõi" thì thật là hay và cô động. Xin góp ý
Kính
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Rột cục vẫn là tư duy ta cao siêu không cần thực chứng kiểm tra!
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn CCSQ,
Theo d/đ hiểu thì nếu đã có được sự tư duy cao siêu không cần thực chứng kiểm tra - thì không phải là người ngu mê.
Và qua lời đức Phật Thích Ca giảng nói cho người trí - người ngu mê có thể theo đó mà
kiểm chứng chỗ hiểu của mình... Xin góp lời.
Thân
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Băng Tâm này khôn lắm!.

Cái câu " con thuyền lớn nhất để cứu độ chúng sanh đã có mặt đúng duyên " mà TH chỉ ra, thì bị cô bắt dính ngay và TH đã cố gắng giải thích cũng như làm rỏ nghĩa để Băng tâm và các Đạo Hữu hiểu.

Nhưng vừa xong vấn đề trên thì cô Diệu Đức lại khéo nắn nót mấy chữ gọi là " tròn ý " và yêu cầu giải thích thẳng ý nghĩa của câu " Khi nội lực tu học và trí cầu đạo của chúng sanh đã yếu dần theo nghiệp lực của cõi".

Băng Tâm lại không bỏ lở, bắt tay cùng cô Diệu Đức một lần nữa làm khó TH này rồi.

TH biết thâm ý của Băng Tâm cũng như cô Diệu Đức.

Nhưng để làm sáng sủa vấn đề này, chắc cũng phải nhờ sự chia sẽ của các Bậc Giác Ngộ, cùng sự góp sức của các Đạo Hữu trong diễn đàn, để hổ trợ cùng nhau làm sáng tỏ hơn.


Lời nhắn:

Xin Băng Tâm, cũng như các Đạo Hữu hãy xưng hô với TH như một người tu đạo bình thường. Gọi Thầy là TH vui lắm rồi! Đừng dùng từ " Kính Lễ " với TH nhe, tội cho TH lắm. TH xin trả hai từ " Kính Lễ " đó lại cho Tam Bảo.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Thưa con là bangtam xin chạm trán dưới đất Thành Kính Đảnh Lễ Thầy Tấn-Hạnh !
Thưa Thầy ! như lời Thầy đã dạy :

Xin Băng Tâm, cũng như các Đạo Hữu hãy xưng hô với TH như một người tu đạo bình thường. Gọi Thầy là TH vui lắm rồi! Đừng dùng từ " Kính Lễ " với TH nhe, tội cho TH lắm. TH xin trả hai từ " Kính Lễ " đó lại cho Tam Bảo.
Kính bạch Thầy ! vừa rồi nhân bài giải thích của chị Diệu-Đức trong [Tìm Hiểu Kinh Pháp-Bảo-Đàn ]- thì con có dịp nghiền ngẩm lời Đức Lục-Tổ dạy về Pháp Quy-Y Tự-Tánh - Và Tổ dạy : Tam-Bảo cao quý nơi Tánh mình - thì con trộm nghỉ - chắc Tổ muốn chỉ dạy cho chúng sinh là :" Chư Phật và Chư Tổ " củng từ sự Kính Lễ Tam Bảo chơn thật nơi Tánh mình mà đốn sạch được cái Tự Ngả lâu đời lâu kiếp kiên cố như núi Tu-Di đến không còn 1 dấu vết - mới thành tựu quả vị Phật .
Thưa Thầy ! vậy bây giờ con muốn tu theo Chư Phật - Chư Tổ thì con xin đem hết lòng thành - Kính Lễ Quý Thầy - Tức là con biết thờ kính Tam-Bảo trong tâm con - mà củng để huân tập tu học theo đức hạnh cao quý ấy hầu mong 1 kiếp nào đó - con củng được đốn sạch tự ngả vô minh kiên cố như núi Tu-Di nầy nơi con vậy !.
Cho nên kính xin Thầy hoan hỷ đừng từ chối từ "Kính Lễ Thầy" trong tâm con nhe Thầy !.
Con xin hết lời .

KÍNH
bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào thầy Tấn Hạnh,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Vì d/đ post bài xong mới đọc được bài Thầy giải thích với bạn Băng Tâm. Do đó, tuy biết đã hiểu không đúng ý Thầy - nhưng đã lỡ... chứ d/đ không có ý “làm khó” Thầy. Vì vậy, d/đ xin được trình bày chỗ hiểu của d/đ về câu Thầy nói để Thầy hiểu - đừng buồn d/đ.

d/đ nói câu Thầy nói “tròn ý” và dùng chữ thậy hay là lời nói thật lòng. Chữ mà Thầy dùng thật hay. Đó là nhóm từ “nghiệp lực của cõi”. Vì theo chỗ d/đ hiểu thì quả thật là “nội lực tu học và trí cầu đạo” của chúng sanh - là tùy thuộc vào nghiệp lực của cõi.
Vì khi nghiệp lực của cõi thịnh thì nội lực và trí cầu đạo của chúng sanh sẽ bị suy. Và khi nội lực và trí cầu đạo của chúng sanh yếu thì sẽ làm cho nghiệp lực của cõi tăng.
Do đó, chúng ta ngày nay tu hành không bằng được các vị tu hành đời trước. Cho nên, d/đ mới nói lời Thầy nói :

Khi nội lực tu học và trí cầu đạo của chúng sanh đã yếu dần theo nghiệp lực của cõi, thì con thuyền lớn nhất để cứu độ chúng sanh đã có mặt đúng duyên. Đó chính là Đại Thừa Diệu Nghĩa, chỉ thẳng Phật Tánh để chúng sanh tin hiểu và nhận thọ, lấy đó làm kim chỉ nam cho công cuộc tu học vượt Tam giới.
Là “tròn ý”. Vì theo như d/đ hiểu thì Đại thừa Diệu Nghĩa là lời giảng cho người trí [những người đã có nội lực tu học và trí cầu đạo vững chắc, không bị chi phối bởi nghiệp lực của cõi] biết cách giúp đở người [còn đang mê] tu học Phật đạo - không bị suy yếu nội lực tu học và trí cầu đạo - khi nghiệp lực của cõi đến hồi thịnh.

Cho nên, câu Thầy nói : “Khi nội lực tu học và trí cầu đạo của chúng sanh đã yếu dần theo nghiệp lực của cõi, thì con thuyền lớn nhất để cứu độ chúng sanh đã có mặt đúng duyên” - đối với chỗ hiểu của d/đ cực kỳ hay và cô động. Cho nên, d/đ mới đề nghị Thầy giải thích. Nhơn đây d/đ cũng muốn xin Thầy cho d/đ mượn nhờ ý này của Thầy để dùng trong việc dẫn nghĩa kinh
Kính
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Băng Tâm làm TH rất xúc động trước cách trả lời quá rốt ráo như thế!

Thấy Băng Tâm hành pháp với Tam Bảo như vậy, TH thấy được hình ảnh của mình khi còn là một vị cư sĩ. Cứ mỗi khi gặp được màu áo tu sĩ của quý Thầy, quý Cô, và quý Sư xuất hiện, là TH với lòng thành kính của mình đảnh lễ, dù cho là đang trên đường đi, hay đang ở chốn đông người. Nhất là cái màu vàng thoát tục đã gây cho TH một nỗi xúc động đến lạ kỳ mỗi khi gặp phải. Và có lẽ chính nhân duyên đó đã đưa TH đến với Phật đạo như một duyên phận.

Nay thấy hình ảnh của một đạo hữu, với tấm lòng cao đẹp như vậy. TH xin cầu chúc cho Băng Tâm sớm ngày đạt được trí nguyện. Cầu Tam Bảo gia hộ cho Đạo Hữu tu học sớm ngày thâm nhập tuệ Bát Nhã.

- TH Cảm ơn cô Diệu Đức rất nhiều.

Vui Thay Đức Phật Ra Đời
Vui Thay Giáo Pháp Giảng Lời Xâu Xa
Vui Thay Hòa Hợp Tăng Già
Lành Thay Tứ Chúng Vui Mà Đồng Tu ...

PC.



 
Last edited:

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Chào thầy TH, BT, DĐ
Hiểu không bằng tâm đắc, tâm đắc không bằng ngộ
Hiểu và tâm đắc chỉ là lý thuyết
Ngộ mới là thực hành. Mong các đạo hữu lên cân bằng việc thực hành và lý thuyết.


Chào Đạo Hữu PhapHanh. Không biết có phải đồng môn hay không mà có chung một chữ Hạnh!

Cả ba từ mà Đạo Hữu đang dùng đều có chung một con đường, và gần như không khác nghĩa nhau.

Hiều rồi thì lấy làm tâm đắc, mà tâm đắc có nghĩa là thích thú đem ra thực hành, cũng tức là ngộ pháp và hành pháp. Đó là một tiến trình học pháp và hành pháp. Cả ba cũng chỉ là một, không thiếu lẫn nhau.

Một khi đã có hiều và tâm đắc thì tất sẽ có thực hành. Đó là một con đường không thể khác được. Dù cho hành giả có cố không thực hành, thì sự hiểu và tâm đắc kia cũng sẽ làm nên động lực thức tỉnh tâm thức. Tâm thức sẽ khai mở trí tuệ, và hành giả sẽ có được sự giác ngộ, ứng dụng cho đời tu học của mình. Đó chính hiểu pháp và hành pháp.

Đạo hữu viết: Ngộ mới là thực hành. Thì TH xin hỏi: Ngộ rồi thực hành, hay thực hành rồi mới ngộ? Đạo hữu có quy tắc chuẩn mực nào cho vần đề này, giữa ngộ và thực hành, cái nào trước, cái nào sau?

Xin chia sẽ cùng Đạo hữu.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính Lễ Thầy Tấn-Hạnh !
Thưa Thầy ; ngày nay con được Thầy khen như vậy là củng nhờ công ơn rất lớn của chị Diệu-Đức đã tạo cơ duyên cho con được hiểu thêm 1 chút xíu về lời Tổ Huệ-Năng dạy trong Pháp-Bảo-Đàn Kinh - Cho nên con củng xin nương oai đức của Thầy mà kính chúc chị Diệu-Đức chí tu học vửng bền - và nguyện nguyện cao đẹp sớm được viên thành .
Nam-Mô A-Di-Đà Phật !

Vui Thay Đức Phật Ra Đời
Vui Thay Giáo Pháp Giảng Lời Xâu Xa
Vui Thay Hòa Hợp Tăng Già
Lành Thay Tứ Chúng Vui Mà Đồng Tu ...
Con xin hết lời .

KÍNH
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên