Thắc mắc

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
http://www.diendanphatphap.com/dien...ã-tu-học-Phật-nhất-định-phải-thành-Phật/page4



Kính phó tổng quản HP
Trong một bài viết Phó tổng quản đã lên án một câu nói của PS Tịnh Không

PS Tịnh Không đã viết:
Thần thức là linh hồn , cái này bất diệt, dù có đi đâu( lên thiên đường hay xuống địa ngục)nó cũng sẽ không mất đi, nếu chúng ta tinh tấn tu hành thì cái linh hồn này sẽ thành Phật, còn không thì nó sẽ luân hồi mãi

Câu này sai gì mà PTQ đã chỉ trích

Hắc Phong đã viết:
Bác NVH2006 đã nói rõ
Vì từ linh hồn là quan điểm tín ngưỡng sai lầm của giới bình dân và ngoại đạo.Đạo Phật gọi phần tâm linh của chúng ta là thần thức, thần thức thì tạm thời có và luôn biến đổi .......
Chính vì nhận linh hồn thường còn bất tử là TA mà ngoại đạo mãi mãi không bao giờ thoát khỏi sinh tử luân hồi

Thưa Phó Tổng Quản
Chính vì "linh hồn" là danh từ thường dùng của quan điểm của giới bình dân , để chỉ phần tâm linh của con người sau khi chết , thoát ra khỏi thân xác ,mà PS Tịnh Không đã nói phần tâm linh này nếu không được chuyển hóa thì sẽ còn mãi còn mãi và do đó sự tái sinh trong vòng luân hồi sẽ còn mãi còn mãi .Phần tâm linh này Pháp Sư không hề nói là "thường còn bất tử" như trong Thánh kinh .Mà trong khi đó Phó Tổng Quản đã tự suy diễn ra quá xa .Vì lẽ đó , sợi dây đã bị nhận lầm là con rắn , cho nên mới có sự chỉ trích .spl nghĩ rằng PTQ đã hiểu sai ý nghĩa của câu nói của Pháp Sư Tịnh Không

Và đoạn sau PTQ tiếp tục nói lên những điều về pháp không nằm trong phạm trù của câu nói của Pháp sư


"Diều căn bản then chốt xuyên xuốt các thừa trong Phật giáo là giáo lý vô ngã (thân xác thì chóng hư mục, tư tưởng và tình cảm thì hay thay đổi , tuôn chảy như bộc lưu.....
Điều này các em đoàn sinh PT sinh hoạt từ ba năm trở lên đều có thể biết , thế mà một vị pháp sư sao lại nói tầm bậy như thế

Các bạn Tịnh Tông đa phần bị HT TK ru ngủ cho nên không nhận ra điều sai trái ấy "
Một vị pháp sư có bao nhiêu chục năm học Phật nơi các bậc Đại trí chẳng lẽ không biết và lầm lẫn như thế

spl sẽ góp ý thêm với Phó Tổng Quản nếu Phó tổng quản làm gương mẫu ,có thiện chí muốn làm cho rõ vấn đề


Rõ ràng là trong câu ấy PS TK chỉ nói đến có phần tâm linh (gọi là thần thức , hay gọi là linh hồn hay là soul )và sự tái sinh sẽ tiếp diễn mãi sau mỗi khi chết với phần tâm linh đó , trừ khi có sự tu tập để đạt trí tuệ giải thoát

Kính Chào
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Chào suongphale !

Phó Tổng Quản Hắc phong đã lặp lại chính xác nội dung về những điều P.s T.K nói và những phân tích của bác nguyenvanhoc2006. Hoangtri có theo dõi sát và kỹ lưỡng.

Bài ấy, Rất tiếc sau nhiều năm tồn tại trên diễn đàn này (kể cả sau khi "dọn nhà" cũng vẫn còn), nhưng đợt Xóa Bài vừa rồi của Admin, bài ấy đã "gặp nạn". Cho nên bây giờ không còn nguyên văn để đối chứng nữa, mà kho tàng pháp âm của H.t Tịnh Không thì quá KHỦNG để có thể lục lại, chỉ trừ một vị là DCT87 may ra còn nhớ đã truy xuất từ đâu.

h/t có đọc đi đọc lại bài này nhiều lần, quả đúng là P.s T.K đã có phát ngôn như thế.

Thân ái !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
http://www.diendanphatphap.com/dien...ã-tu-học-Phật-nhất-định-phải-thành-Phật/page4



Kính phó tổng quản HP
Trong một bài viết Phó tổng quản đã lên án một câu nói của PS Tịnh Không



Câu này sai gì mà PTQ đã chỉ trích



Thưa Phó Tổng Quản
Chính vì "linh hồn" là danh từ thường dùng của quan điểm của giới bình dân , để chỉ phần tâm linh của con người sau khi chết , thoát ra khỏi thân xác ,mà PS Tịnh Không đã nói phần tâm linh này nếu không được chuyển hóa thì sẽ còn mãi còn mãi và do đó sự tái sinh trong vòng luân hồi sẽ còn mãi còn mãi .Phần tâm linh này Pháp Sư không hề nói là "thường còn bất tử" như trong Thánh kinh .Mà trong khi đó Phó Tổng Quản đã tự suy diễn ra quá xa .Vì lẽ đó , sợi dây đã bị nhận lầm là con rắn , cho nên mới có sự chỉ trích .spl nghĩ rằng PTQ đã hiểu sai ý nghĩa của câu nói của Pháp Sư Tịnh Không

Và đoạn sau PTQ tiếp tục nói lên những điều về pháp không nằm trong phạm trù của câu nói của Pháp sư


"Diều căn bản then chốt xuyên xuốt các thừa trong Phật giáo là giáo lý vô ngã (thân xác thì chóng hư mục, tư tưởng và tình cảm thì hay thay đổi , tuôn chảy như bộc lưu.....
Điều này các em đoàn sinh PT sinh hoạt từ ba năm trở lên đều có thể biết , thế mà một vị pháp sư sao lại nói tầm bậy như thế

Các bạn Tịnh Tông đa phần bị HT TK ru ngủ cho nên không nhận ra điều sai trái ấy "
Một vị pháp sư có bao nhiêu chục năm học Phật nơi các bậc Đại trí chẳng lẽ không biết và lầm lẫn như thế

spl sẽ góp ý thêm với Phó Tổng Quản nếu Phó tổng quản làm gương mẫu ,có thiện chí muốn làm cho rõ vấn đề
Rõ ràng là trong câu ấy PS TK chỉ nói đến có phần tâm linh (gọi là thần thức , hay gọi là linh hồn hay là soul )và sự tái sinh sẽ tiếp diễn mãi sau mỗi khi chết với phần tâm linh đó , trừ khi có sự tu tập để đạt trí tuệ giải thoát

Kính Chào
Kính thưa các Huynh, Tỷ!
Theo CT, PS Tịnh Không (PSTK) là người Trung Hoa, cho nên có thể do lỗi của người dịch, nhưng nếu dịch sát ý thì PS TK củng sai tuốt. Vì, thưa các Huynh Tỷ, thần thức hay linh hồn hay "soul" là không thực có, Thế thì...

PSTK đã viết:
...nếu chúng ta tinh tấn tu hành thì cái linh hồn này sẽ thành Phật,
là câu sai hoàn toàn Phật Pháp.

Một người, tự vẽ lấy bóng của mình, rôi chấp lấy bóng là thực, là có, rồi tinh tấn tu hành để cái bóng đó có ngày thành Phật. Như vậy có đáng tin không?

Trong giới bình dân, củng không cho phép gọi "Linh hồn" cho dù Linh hồn theo cách bình dân hiểu, là không bất biến.

Và trong Phật Pháp thì không gọi là "giới bình dân" chỉ có Thượng Căn, đại trí_ hoặc thượng căn hạ trí_hoặc hạ căn đại trí, hạ căn hạ trí (người ngu).

Thí dụ, một người đại gia giàu có nhưng ngu củng là hạ căn hạ trí. Một người trí thức học giỏi không tin nhân quả thì là hạng hạ căn đại trí, một người tin nhân quả nhưng học Phật Pháp chẵng vô là hạng thượng căn hạ trí, còn bậc siêu xuất chỉ cần nói một hai câu là thông hiểu Đạo Giải thoát là thượng căn đại trí dù nghèo mạt hạng hay không biết chử nào !

Và, Thưa các Huynh Tỷ, linh hồn hay thần thức hay "suol", chỉ là cái bóng của chính mình tự vẻ, rồi sợ , rồi lo lắng (Hổng biết đi về đâu sau khi chết), rồi tu hành, tinh tấn lể bái, cầu mong... kiếp này hoặc nhiều kiếp sau... sẻ được thành Phật.

Đó là sai lầm của PSTK
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính chị suongphale !
Kính Tổng Quản Hoàng Trí, kính Phó Tổng Quản Hắc phong ! Kính quý trưởng bối !
Ngày 19/11/2012 thành viên Học Phật có giới thiệu với chúng ta một đường link :
http://www.diendanphatphap.com/dien...nh-thức-trả-lời-về-những-hiểu-lầm-về-năm-2012

Đường link mà bạn Học Phật giới thiệu hiện nay vẫn còn tồn tại trên mạng, hoatihon vừa kiểm chứng xong.

Trong đó một lần nữa P.s TK khẳng định :

Học Phật, tôi thường hay nói, học Phật việc tốt nhất trước
tiên chính là gì: Biết được sinh mạng là vĩnh hằng, ta không hề chết, “chết” – thân thể này thì có sanh diệt, ta thì không có sanh diệt. Thông thường chúng ta nói ta là cái gì? Linh hồn là ta, người nước ngoài cũng thừa nhận, trong Phật pháp gọi là thần thức, đây là cái ta chân thật.



Hiểu lầm chỗ này, H.t không còn là "Như Lai sứ giả" nữa, mà là Thiên Ma sứ giả.

Xin mời chị suongphale nhín chút thời gian đọc lại chủ đề "Thỉnh ý Admin" :
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?18748-Thỉnh-ý-Admin-!

Kính !

(hi.....hi..... may mắn là chủ đề này "lọt sổ" KHÔNG GẶP ĐẠI NẠN)
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 2 2013
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Ngôn ngữ lời nói chỉ là phương tiện độ sanh thôi mà , tùy chỗ hiểu của từng người mà nói , nếu mình đã hiểu rồi sao còn hỏi lại làm gì .
Đức phật chẳng phải chỉ dạy rõ ràng , pháp của Ngài còn phải buông xả huống gì là những việc này .
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Học Phật, tôi thường hay nói, học Phật việc tốt nhất trước
tiên chính là gì: Biết được sinh mạng là vĩnh hằng, ta không hề chết, “chết” – thân thể này thì có sanh diệt, ta thì không có sanh diệt. Thông thường chúng ta nói ta là cái gì? Linh hồn là ta, người nước ngoài cũng thừa nhận, trong Phật pháp gọi là thần thức, đây là cái ta chân thật.

Chào bạn hoatihon
Thần thức tức alaya thức đó bạn
Chúng ta biết alaya thức là thức thứ tám và là nơi nương tựa , tụ hội , là cái gốc của bảy thức kia (nhãn , nhĩ, tỹ, thiệt , thân, ý , mạt na )
Theo duy thức học Phật giáo , tâm ta có 8 phần , đó là 8 thức .Vì thức thứ 8 là cội gốc của bảy thức kia , cho nên thức thứ tám ( thức alaya )cũng gọi là thức căn bản .Và khi nói đến hữu tình thì thức thứ tám là đại diện hay là thức thứ nhất .
Xin mời bạn hoatihon xem đoạn kinh Lăng già sau đây
Đại Huệ Các thứ thức có ba thứ tướng , gọi là chuyển tướng , nghiệp tướng , và chơn tướng .
Nói tóm tắt có ba thứ thức , nói rộng có tám thứ tướng .Ba thứ thức ấy là Chơn thức, hiện thức , và Phân biệt sự thức .Đại Huệ, ví như gương sáng hiện những sắc tướng , chỗ hiện của
Hiện thức cũng như thế

Đại Huệ ,Hiện thức (mạt na thức)và phân biệt sự thức(ý thức), hai thức này tướng hoại và chẳng hoại làm nhân với nhau.Đại Huệ , sự huân tập bất tư nghì và sự chuyển biến bất tư nghì là cái nhân của Hiện thức .Nhận lấy các cảnh trần và huân tập vọng tưởng từ vô thỉ là cái nhân của Phân Biệt Sự Thức
Đại Huệ , nếu mỗi mỗi sự hư vọng chẳng thật che khuất chơn thức đều tiêu diệt thì tất cả căn thức đều diệt, ấy gọi là tướng Diệt
................
Như thế Đại Huệ , chơn tướng của Chuyển thức với Tạng thức nếu là khác thì Tạng thức chẳng phải cái Nhân của Chuyển thức .Nếu là chẳng khác thì Chuyển thức diệt , tạng thức cũng phải diệt, mà chơn tướng của nó thật chẳng diệt.Cho nên Đại Huệ , chẳng phải Tự thức của Chơn Tướng diệt, chỉ là Nghiệp tướng diệt.Nếu Tự thức của Chơn tướng diệt thì Tạng thức cũng phải diệt.Đại Huệ , nếu Tạng thức diệt thì chẳng khác Đoạn kiến của ngoại đạo
(KINH LĂNG GIÀ Quyển Một, trang 24, 25-Bản Dịch Thích Duy Lực )

Qua đoạn này , chúng ta thấy : nếu Alaya hay Tạng thức diệt , chỉ là Nghiệp Tướng của Alaya diệt thôi , còn Chơn Tướng của Alaya (Thần Thức ) không diệt .Vì nếu diệt hết thì là nghĩa đoạn diệt
Chơn Tướng của Alaya (Thần Thức ) không có diệt , đó là tánh giác Như Lai Tàng

Vì nghĩa này Alaya còn được gọi là Chơn Thức
Các bạn nghe nói alaya diệt thật sự là Nghiệp tướng của alaya thần thức diệt thôi , chớ chơn tướng của thần thức Alaya không có diệt , đó là chơn thức.
Tôi xin giải thích cùng bạn Hoa Ti Hon , dựa theo kinh Lăng Già như vậy , hiểu hay không tùy bạn
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính thưa các Huynh, Tỷ!
Theo CT, PS Tịnh Không (PSTK) là người Trung Hoa, cho nên có thể do lỗi của người dịch, nhưng nếu dịch sát ý thì PS TK củng sai tuốt. Vì, thưa các Huynh Tỷ, thần thức hay linh hồn hay "soul" là không thực có, Thế thì...

là câu sai hoàn toàn Phật Pháp.

Một người, tự vẽ lấy bóng của mình, rôi chấp lấy bóng là thực, là có, rồi tinh tấn tu hành để cái bóng đó có ngày thành Phật. Như vậy có đáng tin không?

Trong giới bình dân, củng không cho phép gọi "Linh hồn" cho dù Linh hồn theo cách bình dân hiểu, là không bất biến.

Và trong Phật Pháp thì không gọi là "giới bình dân" chỉ có Thượng Căn, đại trí_ hoặc thượng căn hạ trí_hoặc hạ căn đại trí, hạ căn hạ trí (người ngu).

Thí dụ, một người đại gia giàu có nhưng ngu củng là hạ căn hạ trí. Một người trí thức học giỏi không tin nhân quả thì là hạng hạ căn đại trí, một người tin nhân quả nhưng học Phật Pháp chẵng vô là hạng thượng căn hạ trí, còn bậc siêu xuất chỉ cần nói một hai câu là thông hiểu Đạo Giải thoát là thượng căn đại trí dù nghèo mạt hạng hay không biết chử nào !

Và, Thưa các Huynh Tỷ, linh hồn hay thần thức hay "suol", chỉ là cái bóng của chính mình tự vẻ, rồi sợ , rồi lo lắng (Hổng biết đi về đâu sau khi chết), rồi tu hành, tinh tấn lể bái, cầu mong... kiếp này hoặc nhiều kiếp sau... sẻ được thành Phật.

Đó là sai lầm của PSTK

Chào bạn Chiếu Thanh
Bóng của người là do mặt trời in xuống qua cái hình của mình
Bóng của mặt trăng là do thau nước , nước hồ , nước ao , sông , biển cho hình trăng in vào
Nếu muốn giữ hình bỏ bóng có được không ? Không thể bỏ bóng được vì biển sông còn đó (chim nhạn bay qua biển sông không thể không có bóng )
Như vậy bạn nói thí dụ này để làm gì
Kính
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Ngôn ngữ lời nói chỉ là phương tiện độ sanh thôi mà , tùy chỗ hiểu của từng người mà nói , nếu mình đã hiểu rồi sao còn hỏi lại làm gì .
Đức phật chẳng phải chỉ dạy rõ ràng , pháp của Ngài còn phải buông xả huống gì là những việc này .
Chào bạn hoa sen mai mai
Ngôn ngữ thì là bản dịch , chẳng rõ ràng
Hiểu thì không phỉ báng
Hễ không hiểu thì phỉ báng hi hi
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Chào bạn hoatihon
Thần thức tức alaya thức đó bạn
Chúng ta biết alaya thức là thức thứ tám và là nơi nương tựa , tụ hội , là cái gốc của bảy thức kia (nhãn , nhĩ, tỹ, thiệt , thân, ý , mạt na )
Theo duy thức học Phật giáo , tâm ta có 8 phần , đó là 8 thức .Vì thức thứ 8 là cội gốc của bảy thức kia , cho nên thức thứ tám ( thức alaya )cũng gọi là thức căn bản .Và khi nói đến hữu tình thì thức thứ tám là đại diện hay là thức thứ nhất .
Xin mời bạn hoatihon xem đoạn kinh Lăng già sau đây :
......
......
.......
Qua đoạn này , chúng ta thấy : nếu Alaya hay Tạng thức diệt , chỉ là Nghiệp Tướng của Alaya diệt thôi , còn Chơn Tướng của Alaya (Thần Thức ) không diệt .Vì nếu diệt hết thì là nghĩa đoạn diệt
Chơn Tướng của Alaya (Thần Thức ) không có diệt , đó là tánh giác Như Lai Tàng

Vì nghĩa này Alaya còn được gọi là Chơn Thức
Các bạn nghe nói alaya diệt thật sự là Nghiệp tướng của alaya thần thức diệt thôi , chớ chơn tướng của thần thức Alaya không có diệt , đó là chơn thức.
Tôi xin giải thích cùng bạn Hoa Ti Hon , dựa theo kinh Lăng Già như vậy , hiểu hay không tùy bạn
Kính cám ơn chị suongphale !
Nhưng chị ơi, chỗ nào Phật giáo nói "Alaya DIỆT" ?
Hoatihon chỉ nghe nói CHUYỂN BÁT THỨC THÀNH TỨ TRÍ chớ không được nghe chỗ nào nói "diệt Alaya thức" cả.

Hoatihon xin mời chị tái thưởng thức trích đoạn này của Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác nhé :

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/phibatphi_zpse4e47e95.jpg"]

.




































.
[/NEN]

Kính !
 

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
thần thức hay linh hồn hay "soul" là không thực có, Thế thì...
Bây giờ ĐH ChieuThanh bác bỏ linh hồn, thần thức cho là không có thực
Và, Thưa các Huynh Tỷ, linh hồn hay thần thức hay "suol", chỉ là cái bóng của chính mình tự vẻ, rồi sợ , rồi lo lắng (Hổng biết đi về đâu sau khi chết), rồi tu hành, tinh tấn lể bái, cầu mong... kiếp này hoặc nhiều kiếp sau... sẻ được thành Phật.

Đó là sai lầm của PSTK
Vậy theo ĐH CHieuThanh chết là hết đúng không? VOVI xin trả lời theo ý nghĩ của ĐH CHieuThanh là còn nghiệp thức đi đầu thai.
ĐH CHieuThanh đã trải qua bao nhiêu kiếp rồi? VOVI xin trả lời luôn là Vô lượng kiếp

Nếu nghiệp thức đi đầu thai Tại sao ở kiếp này Đh ChieuThanh vẫn có Phật tánh và có thể tu hành thành ALAHAN, Bồ tát, Bích Chi Phật, Phật?
Như vậy là nghiệp thức tu thành Phật đúng không ĐH ChieuThanh?

Một người, tự vẽ lấy bóng của mình, rôi chấp lấy bóng là thực, là có, rồi tinh tấn tu hành để cái bóng đó có ngày thành Phật. Như vậy có đáng tin không?

Như vậy đời này ĐH ChieuThanh là gì đây?
Là nghiệp thức đầu thai?
Là Thức thứ 8 đầu thai?
Là chân tâm đang bị mê mđầu thai?
ĐH hãy đường đường chính chính mà trả lời đi đừng chạy chốn như vậy, sai thì sửa, đúng thì đại chúng được lợi lạc. Như vậy chẳng phải lợi mình lời người hay sao!
Như vậy mới xứng đáng bước trên con đường bồ tát đạo. Ở đây chúng ta đều là bạn đạo, có thảo luận mới vỡ ra được điều gì đó và phá bỏ kiến chấp của chúng ta.
Chúc ĐH tinh tấn!
Bài này VOVI viết đầu tiên trong ngày nếu mod nào muốn xóa thì trước tiên hãy Chánh niệm tỉnh giác!
Nếu không Chánh niệm tỉnh giác được thì niệm 10 câu niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT rồi hãy xóa!

 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính cám ơn chị suongphale !
Nhưng chị ơi, chỗ nào Phật giáo nói "Alaya DIỆT" ?
Hoatihon chỉ nghe nói CHUYỂN BÁT THỨC THÀNH TỨ TRÍ chớ không được nghe chỗ nào nói "diệt Alaya thức" cả.


Chào bạn đạo Hoa Ti Hon

Thức thứ 8 hay Tàng thức là một cơ năng của hữu tình lúc sống (vô tình chúng sinh không có )
Sau khi chết dù thân xác đã tan hoại, nhưng thức này vẫn còn hoạt động , nhưng không có thể xác nên gọi là Alaya hay Thần thức
Chính thức này đưa đến đời sống mới
Và cũng chính thức này có thể đưa đến giải thoát
Vì sao ? Vì do chủng từ nghiệp là hết hay là còn
Khi phần nghiệp tướng đã hết tác động là nghiệp tướng diệt.Đây là giải thoát sinh tử
Theo bạn Hoa Ti Hon thì giải thoát là Thức chuyển thành Trí
Đúng vậy .Vì sao Thức có khả năng chuyển thành Trí ?Vì trong Thức đã có sẵn hạt giống của Như Lai Tàng.Và sự "chuyển thành" nói lên điều là có công phu tu tập trong đó không phải không tu mà có đủ Trí lực của giải thoát
Và khi Thức chuyển thành Trí thì đồng nghĩa với Nghiệp -tướng của Thức diệt
SPL có sự hiểu như thế .Xin chia sẻ



.




































.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Chào bạn đạo Hoa Ti Hon

Thức thứ 8 hay Tàng thức là một cơ năng của hữu tình lúc sống (vô tình chúng sinh không có )
Sau khi chết dù thân xác đã tan hoại, nhưng thức này vẫn còn hoạt động , nhưng không có thể xác nên gọi là Alaya hay Thần thức
Kính chị suongphale !
Sao ta không nghĩ thoáng ra một chút "Thần thức gồm tất cả các thức, chứ không riêng gì A Lại Da thức" ?


Theo bạn Hoa Ti Hon thì giải thoát là Thức chuyển thành Trí
Đúng vậy .Vì sao Thức có khả năng chuyển thành Trí ?Vì trong Thức đã có sẵn hạt giống của Như Lai Tàng.Và sự "chuyển thành" nói lên điều là có công phu tu tập trong đó không phải không tu mà có đủ Trí lực của giải thoát
Kính chị suongphale !

1._
Chắc chị còn nhớ ví dụ CÙNG TỬ trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
_ Cái ngày cuối _ kết cục _ Ông Trưởng giả kêu chàng cùng tử lại giao hết sự sản cho chàng. Chúng ta có thể nói chàng cùng tử TRỞ THÀNH một Ông Trưởng giả.
Vậy theo chị "chàng cùng tử có TRỞ THÀNH một Ông Chủ Lớn hay không ? Hay chỉ là một cách nói nôm na ? Vì thực chất chàng cùng tử vốn là Ông Chủ Lớn (chưa tuyên bố) nay mới tuyên bố.
Có phải do chàng lao động vất vả hai, ba mươi năm nên mới trở thành Ông Chủ Lớn _ Trưởng giả _ hay không ?

2._
Giả sử có một nghệ sĩ có nghệ danh là Minh Vương, người nghệ sĩ ấy ban đầu đóng vai một nghĩa quân tầm thường, rồi lần lập nhiều chiến công đến được làm vua.
Sau khi vãng tuồng Ông Vua ấy có TRỞ THÀNH nghệ sĩ Minh Vương hay không ?
Hay là Minh Vương vốn vẫn là Minh Vương, không phải là một vị vua rửa mặt thay đồ ra thì TRỞ THÀNH Minh Vương được ?

Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Dạ, kính xin thưa quí Cô, cho tôi xin góp ý: "Chỉ có thể chuyển được nghiệp, chứ không thể diệt được nghiệp", vì nó là những hành động của ta tạo ra từ vô thủy kiếp được tàng trữ trong Tạng thức, nên khi thân chết thì thần thức theo nghiệp nào mạnh nhất đi đầu thai. Nói tóm lại là chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, chứ không thể diệt được nghiệp ác. Hình như "thần thức" còn được gọi là "thân trung ấm" nữa. Thân này quanh quẩn bên người chết trong vòng 49 ngày, nếu không có người thân tụng kinh cầu siêu để vãng sanh về cõi Cực Lạc, thì sẽ theo nghiệp mà đi đầu thai trong ba cõi, sáu đường.
Bù qua cấn lại lắm đường,
Luật nhân quả cứ phán dương mỗi ngày.
Kính.
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Dạ, kính xin thưa quí Cô, cho tôi xin góp ý: "Chỉ có thể chuyển được nghiệp, chứ không thể diệt được nghiệp", vì nó là những hành động của ta tạo ra từ vô thủy kiếp được tàng trữ trong Tạng thức, nên khi thân chết thì thần thức theo nghiệp nào mạnh nhất đi đầu thai. Nói tóm lại là chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, chứ không thể diệt được nghiệp ác. Hình như "thần thức" còn được gọi là "thân trung ấm" nữa. Thân này quanh quẩn bên người chết trong vòng 49 ngày, nếu không có người thân tụng kinh cầu siêu để vãng sanh về cõi Cực Lạc, thì sẽ theo nghiệp mà đi đầu thai trong ba cõi, sáu đường.
Bù qua cấn lại lắm đường,
Luật nhân quả cứ phán dương mỗi ngày.
Kính.

Kính bác Tuấn Tú và Quí Vị
Nghiệp chỉ có thể chuyển
Nghiệp không thể diệt
Cách hiểu này đúng.Bởi vì nói đến nghiệp là nói đến một cái gì bao la vi tế và không cùng tận , mỗi giây mỗi phút là chúng ta đang đi sâu vào nghiệp phát triển thêm nghiệp.Sau khi chết cũng đi theo nghiệp.
Nhưng điều mà spl nói là Nghiệp Tướng và sự diệt của Nghiệp Tướng.
Nghiệp Tướng là tên gọi một bộ phận của Tàng Thức khi sống , và Alaya thức khi chết .
Nghiệp tướng, chuyển Tướng , và Chơn Tướng của Thức này là ba tướng của Thức ấy , theo kinh Lăng Già ạ.
Nghiệp Tướng và Nghiệp thật sự khác nhau ạ
Nghiệp là bản chất , còn Nghiệp Tướng của Thức là điều mình biết về cái gọi là Nghiệp .spl nghĩ rằng lối giải thích thô sơ này có thể tạm dùng và hy vọng bác Tuấn Tú , quý vị chấp nhận.
Còn về Thần thức và sự đầu thai trong ba cõi sáu đường, thì chắc là Thần thức phải có mang theo cả Ba Tướng của thức ấy , thì người ta mới có thể tu hành giác ngộ hay vãng sanh phải không ạ

Kính
Mong quý vị Thiện Tri Thức chỉ dẫn thêm cho mình
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính chị suongphale !
Sao ta không nghĩ thoáng ra một chút "Thần thức gồm tất cả các thức, chứ không riêng gì A Lại Da thức" ?

Kính chị suongphale !

1._
Chắc chị còn nhớ ví dụ CÙNG TỬ trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
_ Cái ngày cuối _ kết cục _ Ông Trưởng giả kêu chàng cùng tử lại giao hết sự sản cho chàng. Chúng ta có thể nói chàng cùng tử TRỞ THÀNH một Ông Trưởng giả.
Vậy theo chị "chàng cùng tử có TRỞ THÀNH một Ông Chủ Lớn hay không ? Hay chỉ là một cách nói nôm na ? Vì thực chất chàng cùng tử vốn là Ông Chủ Lớn (chưa tuyên bố) nay mới tuyên bố.
Có phải do chàng lao động vất vả hai, ba mươi năm nên mới trở thành Ông Chủ Lớn _ Trưởng giả _ hay không ?

2._
Giả sử có một nghệ sĩ có nghệ danh là Minh Vương, người nghệ sĩ ấy ban đầu đóng vai một nghĩa quân tầm thường, rồi lần lập nhiều chiến công đến được làm vua.
Sau khi vãng tuồng Ông Vua ấy có TRỞ THÀNH nghệ sĩ Minh Vương hay không ?
Hay là Minh Vương vốn vẫn là Minh Vương, không phải là một vị vua rửa mặt thay đồ ra thì TRỞ THÀNH Minh Vương được ?

Kính !

Chào chị Hắc Phong
Chào quý vị
Chị HP nói rất hay , spl khâm phục chị .

1- Người cùng tử nếu không tự ti biết nhận người Cha giàu có là Cha mình từ sớm thì người Cha của anh ấy đã không phải nhọc tìm nhiều phương cách để gần conddeer trao gia tài
Nhận ra Cha lúc đầu người cùng tử cũng không nhận được thì người ấy có nhận ra mình được không .Theo spl vấn đề là ở chỗ này
Nhưng cuối cùng người cùng tử nhận gia tài rồi thì cũng phải biết giữ gìn tài sản, quản lý tài sản, khuyếch trương tài sản , và phải biết bố thí làm phúc ...v v... và ...v v.. nữa thì mới thật sự hưởng thụ được tài sản , còn nếu chỉ sử dụng tài sản hoang phí vào những mục đích không hay thì tài sản sẽ phá sản và người ấy cũng sẽ chẳng được gì có phải không chị HP
2-Nghệ sĩ Minh Vương khi bước xuống sân khấu trở lại hậu trường thì trở lại là Minh Vương , không còn là ông vua hào nhoáng nữa.
Nhưng có điều là bản thân Minh Vương cũng là một diễn tuồng ?Và khi hết vở tuồng ấy thì Minh Vương sẽ được gì ? Điều này chỉ có người ấy biết , chúng ta không thể biết được , phải không chị Hắc Phong
Thân kính

Mong nhận được sự chỉ dẫn của quý vị Thiện tri thức
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính thưa các Huynh, Tỷ!
Theo CT, PS Tịnh Không (PSTK) là người Trung Hoa, cho nên có thể do lỗi của người dịch, nhưng nếu dịch sát ý thì PS TK củng sai tuốt. Vì, thưa các Huynh Tỷ, thần thức hay linh hồn hay "soul" là không thực có, Thế thì...

là câu sai hoàn toàn Phật Pháp.

Một người, tự vẽ lấy bóng của mình, rôi chấp lấy bóng là thực, là có, rồi tinh tấn tu hành để cái bóng đó có ngày thành Phật. Như vậy có đáng tin không?

Trong giới bình dân, củng không cho phép gọi "Linh hồn" cho dù Linh hồn theo cách bình dân hiểu, là không bất biến.

Và trong Phật Pháp thì không gọi là "giới bình dân" chỉ có Thượng Căn, đại trí_ hoặc thượng căn hạ trí_hoặc hạ căn đại trí, hạ căn hạ trí (người ngu).

Thí dụ, một người đại gia giàu có nhưng ngu củng là hạ căn hạ trí. Một người trí thức học giỏi không tin nhân quả thì là hạng hạ căn đại trí, một người tin nhân quả nhưng học Phật Pháp chẵng vô là hạng thượng căn hạ trí, còn bậc siêu xuất chỉ cần nói một hai câu là thông hiểu Đạo Giải thoát là thượng căn đại trí dù nghèo mạt hạng hay không biết chử nào !

Và, Thưa các Huynh Tỷ, linh hồn hay thần thức hay "suol", chỉ là cái bóng của chính mình tự vẻ, rồi sợ , rồi lo lắng (Hổng biết đi về đâu sau khi chết), rồi tu hành, tinh tấn lể bái, cầu mong... kiếp này hoặc nhiều kiếp sau... sẻ được thành Phật.

Đó là sai lầm của PSTK

Kính Bạn Chiếu Thanh
Theo spl thấy thì
_ Vẽ bóng mình là do ý thức
_ Nhận ra đó là bóng mình vẽ , xóa cái minh vẽ, do ý thức

Điều Bạn CT trình bày , theo chỗ hiểu của spl ,có thể chỉ là giai đoạn"Ý Thức Chiếu Diệu" của nhà Thiền
Còn phải tiến thêm , vì đây chưa phải là phương diện của tánh không .Đạt được phương diện ấy không phải dễ
Cho nên mới có Pháp Sư Tịnh Không và pháp môn của Pháp sư
Xin góp ý .

Đúng sai xin quý vị Thiện tri thức chỉ dẫn
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Dạ, kính xin thưa quí Cô, cho tôi xin góp ý: "Chỉ có thể chuyển được nghiệp, chứ không thể diệt được nghiệp", vì nó là những hành động của ta tạo ra từ vô thủy kiếp được tàng trữ trong Tạng thức, nên khi thân chết thì thần thức theo <B>nghiệp nào mạnh</B> nhất đi đầu thai. Nói tóm lại là chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, chứ không thể diệt được nghiệp ác. Hình như "thần thức" còn được gọi là "thân trung ấm" nữa. Thân này quanh quẩn bên người chết trong vòng 49 ngày, nếu không có người thân tụng kinh cầu siêu để vãng sanh về cõi Cực Lạc, thì sẽ theo nghiệp mà đi đầu thai trong ba cõi, sáu đường.
Bù qua cấn lại lắm đường,
Luật nhân quả cứ phán dương mỗi ngày.
Kính.
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<p style="padding-left: 56px;"><B>THUYẾT MINH VỀ TRUNG ẤM</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trung ấm cũng gọi là Trung hữu; tức như chúng ta khi thân này đã chết, thì gọi là Tử ấm cũng gọi là Tử hữu. Đến khi tái sinh thân sau, thì gọi là Sinh ấm cũng gọi là Sinh hữu. Giữa khoảng đã chết và chưa sanh, trải qua 49 ngày, riêng có một cái thân thì gọi là Trung ấm (thế tục gọi là linh hồn, kỳ thật tên tuy đồng, nhưng ý nghĩa thì khác). Nói một cách thiển cận hơn thì sau khi đã rời khỏi chỗ này, chưa sanh vào chỗ khác, trong khoảng đã chết và chưa sanh, không dính gì với hai bên, ở giai đoạn trung gian ấy, thì gọi là Trung hữu hay <B>Thần thức</B>, tức là Trung ấm vậy. Chỉ trừ những người đã sẵn có tu trì và những người chí thiện thì liền thọ sanh; hoặc sanh về Tịnh độ hay sanh lên Thiên giới. Còn những người cực ác cũng như thế, tắt hơi thở liền đọa vào ác thú; không vào thân Trung ấm. Ngoài ra đều phải trải qua giai đoạn Trung ấm vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(Đúng theo trong kinh thì ý nghĩa của thân là tích tụ; nghĩa là chứa nhóm; tức như cái thân của chúng ta đây là do nhiều nguyên chất hòa hiệp nhóm góp mà tạo thành, nên gọi là tích tụ. Thế thì sau khi thân này đã chết và chưa thọ thân sau, trong giai đoạn ấy không thể gọi là thân được. Vì trong đó chỉ có <B>nghiệp thức</B> mà thôi, chưa có tinh huyết của cha mẹ hòa hiệp và những nguyên chất khác để cấu tạo. Cho nên tuy trong giai đoạn ấy có thể tạm gọi là thân, vì đủ có sự thấy, nghe, hay, biết, qua, lại v. v... nhưng dó chỉ là cái <B>giả ảnh</B> do nghiệp thức biến hiện, trong kinh Phật có chỗ gọi là Sắc công năng: là cái sắc thân do nơi chủng tử của nghiệp thức mà biến hiện. Cho nên thân Trung ấm là một trạng thái tinh tế, không phải có mắt, tai thô tướng như thân này, mặc dù nó vẫn đủ tác dụng thấy, nghe, hay biết. Thế nên nó có thể xuyên qua tất cả chướng ngại vật và cũng bởi thế nên ta không trông thấy được).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>"nghiệp nào mạnh nhất"</B> chính là "Cận tử nghiệp".
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<p style="padding-left: 56px;"><B>THUYẾT MINH VỀ TRUNG ẤM</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trung ấm cũng gọi là Trung hữu; tức như chúng ta khi thân này đã chết, thì gọi là Tử ấm cũng gọi là Tử hữu. Đến khi tái sinh thân sau, thì gọi là Sinh ấm cũng gọi là Sinh hữu. Giữa khoảng đã chết và chưa sanh, trải qua 49 ngày, riêng có một cái thân thì gọi là Trung ấm (thế tục gọi là linh hồn, kỳ thật tên tuy đồng, nhưng ý nghĩa thì khác). Nói một cách thiển cận hơn thì sau khi đã rời khỏi chỗ này, chưa sanh vào chỗ khác, trong khoảng đã chết và chưa sanh, không dính gì với hai bên, ở giai đoạn trung gian ấy, thì gọi là Trung hữu hay <B>Thần thức</B>, tức là Trung ấm vậy. Chỉ trừ những người đã sẵn có tu trì và những người chí thiện thì liền thọ sanh; hoặc sanh về Tịnh độ hay sanh lên Thiên giới. Còn những người cực ác cũng như thế, tắt hơi thở liền đọa vào ác thú; không vào thân Trung ấm. Ngoài ra đều phải trải qua giai đoạn Trung ấm vậy.

kính thưa Quý Thấy, Quý Sư Cô, Thưa các Huynh Tỷ!
Các Huynh Tỷ đả đi sai và xa điều "Thắc Mắc" của Sương Pha Lê. (kể cả CT)
Điều thắc mắc của Suongphale là:
1/Thần thức và Linh hồn, là hai khái niệm hay chỉ là một?
2/Nếu là "một" thì PSTK sai chổ nào?
3/... và nếu là "hai" thì tại sao là "hai"?
Kính xin Quý Thầy, Quý Sư Cô trình bày thêm ba ý trên cho chúng con rỏ.
________________________________________________________________

Ở đây, các Huynh Tỷ lại đi xa hơn nào là "Nghiệp" "thân trung ấm" "cận tử nghiệp"....

Riêng về "Nghiệp", CT thấy có câu trả lời nầy hay để các huynh tỷ tham khảo

Thích Phước Thái đã viết:
Tôi xin thưa ngay, con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất

Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tính bổn lai không”.

Tuy nhiên, nghiệp nhân đã gây, tất nhiên phải có nghiệp quả. Dù người đó đã ngộ đạo. Trường hợp như đức Phật vẫn còn phải trả quả. Ngài còn phải trả quả báo “kim thương mã mạch”. Và như trường hợp Tổ Huệ Khả phải bị ngồi tù, hay Ngài Mục Kiền Liên bị đám côn đồ đánh chết. Tuy nhiên, đối với các Ngài khi trả nghiệp thì khác hơn chúng ta. Chúng ta trả nghiệp trong sự thống khổ kêu khóc rên la. Còn đối với các Ngài không có gì là khổ đau cả. Vì sao? Vì các Ngài đã thấy rõ “ngũ uẩn giai không”. Đã thế, thì nói gì trả hay không trả. Cho nên, sự trả nghiệp của các Ngài như trò chơi, không có gì phải lo âu sợ hãi.

Nói thế, để chúng ta thấy rằng, một khi nghiệp nhân đã gây, thì sẽ không bao giờ mất. Nếu nói như vậy, thì nghiệp không có thể chuyển được sao? Dĩ nhiên, là chuyển được. Nếu không chuyển được, thì chúng ta tu làm gì. Nên nhớ, chuyển là chúng ta chuyển nặng thành nhẹ. Chớ không thể nào chuyển cái có, hoàn toàn trở thành cái không được. Kinh nói :

“Giả sử bá thiên kiếp

Sở tác nghiệp bất vong

Nhân duyên hội ngộ thời

Quả báo hoàn tự thọ”.

Tạm dịch :

Dù trải qua trăm ngàn kiếp

Chỗ tạo nghiệp không mất

Khi nhân duyên đến rồi

Quả báo tự chịu lấy.

Như thế, thì làm sao hoàn toàn mất được. Chúng tôi xin nhắc lại, để Phật tử khỏi phải nghi ngờ, nghiệp tuy không mất, nhưng nếu chúng ta biết tu, ăn năn sám hối, thì có thể chuyển nghiệp quả nặng thành nghiệp quả nhẹ.

Thí như anh A vì nóng giận đánh anh B bị trọng thương, lẽ ra, thì anh B và thân nhân của anh B sẽ tìm cách đánh trả thù anh A cho hả giận, nhưng anh A, sau đó, biết lỗi lầm sai quấy mà anh ta đã gây ra, anh liền đến anh B để năn nỉ, xin anh B tha lỗi. Thế là, anh B thay vì đánh anh A để trả thù, nhưng nay, thấy anh A đã tỏ lòng ăn năn hối cải lỗi lầm, nên anh B tha thứ. Thay vì đánh anh A, anh B chỉ dùng những lời lẽ nặng nề trách móc anh A mà thôi. Anh B nói để cho hả cơn giận, chớ không đến nỗi phải đánh anh A trả thù. Đó là anh A đã chuyển được cái nghiệp quả nặng thành ra cái nghiệp quả nhẹ rồi. Chuyển nghiệp là như thế. Còn hành động anh A đánh anh B bị trọng thương, không bao giờ mất ở trong lòng anh B. Bởi hành động đánh đập (nghiệp) đó không bao giờ mất. Tuy anh B đã tha thứ, nhưng trong lòng anh không bao giờ quên.


Xin nêu thêm một thí dụ nữa, như có 3 gia đình cùng tọa lạc trên một đường phố. Trong 3 gia đình đó, ông A làm nghề thầy giáo, ông B làm nghề bác sĩ, ông C làm nghề kỹ sư. Bỗng một hôm, cả 3 căn nhà đều bị cháy sạch hết, tất cả đồ đạc, của cải trong nhà đều bị thiêu hủy, chỉ có những người trong 3 gia đình đó còn sống. Như vậy, nhà cửa của cải tuy cháy hết, nhưng nghề nghiệp của 3 ông đó có cháy mất không? Ông thầy giáo vẫn tiếp tục hành nghề dạy học. Ông bác sĩ vẫn tiếp tục hành nghề chữa bệnh và ông kỹ sư cũng vẫn tiếp tục hành nghề như cũ.

Như thế, để chứng minh rằng, cái gì có hình tướng đều bị hư hoại, thiêu hủy, nhưng còn cái nghề nghiệp không hình tướng kia không hề bị mất. Qua ví dụ nầy cho chúng ta thấy, ngày mai khi thân chúng ta chết, nhưng nghiệp chúng ta đã gây, thì không bao giờ mất, nó sẽ theo sát chúng ta như hình với bóng. Chúng ta tu Tịnh nghiệp, thì được vãng sinh về cõi Tịnh, vì còn nghiệp, nên nói là vãng sinh, mà không nói là Vô sinh. Do đó, nhân và quả không bao giờ sai chạy vậy.

Đến đây, chúng tôi cũng xin nói rõ thêm, nếu không, thì khi quý vị đọc hoặc nghe trong Chứng Đạo Ca của Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác nói: “Sát na diệt khước A tỳ nghiệp”. Nghĩa là, Ngài nói cái nghiệp A tỳ, tức là Vô gián địa ngục, chỉ diệt đi trong một sát na thôi. Nếu không hiểu chỗ nầy, quý vị sẽ đâm ra hoang mang nghi ngờ và cho rằng, có sự mâu thuẫn với nhau. Nên nhớ, Ngài Huyền Giác nói, là Ngài đứng trên lập trường của giáo lý tối Thượng thừa, thuộc Kinh Liểu Nghĩa. Người ta đọc câu đó mà quên câu đầu của bài Ca nói: “Chứng thật tướng vô nhơn pháp”. Nghĩa là, người chứng được Thật Tướng, tức Vô Tướng, thì còn gì là Nghiệp A Tỳ ? Bởi vì, đến đây là người chứng đạo, sống trọn vẹn với cái chân lý Tuyệt Đối, nên thấy rất rõ : "Nhân Không và Pháp Không", như vậy, thì có gì là nghiệp với không nghiệp ? Đó là cái thấy cùng tột, vượt ngoài đối đãi của người chứng đạo.

Như trên đã nói, đối với các Ngài thì không thấy có, nhưng không phải là không có địa ngục A tỳ. Có là có, đối với những ai còn si mê vọng chấp. Còn không là không, đối với những ai đã tròn chứng Pháp thân, nghĩa là không còn vô minh vọng chấp. Hiểu như vậy, thì chúng ta sẽ không còn nghi ngờ và cho là mâu thuẫn với nhau nữa.

Tóm lại, vì biết rõ nghiệp quả không mất, nên người Phật tử mới gia công nỗ lực tu tạo phước lành, để mai sau sinh về cõi lành, hưởng quả báo tốt đẹp, chớ nếu mất đi, thì ai tu tạo điều lành làm gì. Người không tin nhân quả nghiệp báo, đối với tự thân và xã hội đều là họa hại lớn, vì họ mãi gây tạo nghiệp ác. Một khi đã gây tạo nghiệp ác, thì vĩnh kiếp trầm luân trong bể khổ. Thật là đau xót lắm thay!
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
kính thưa Quý Thấy, Quý Sư Cô, Thưa các Huynh Tỷ!
Các Huynh Tỷ đả đi sai và xa điều "Thắc Mắc" của Sương Pha Lê. (kể cả CT)
Điều thắc mắc của Suongphale là:
1/Thần thức và Linh hồn, là hai khái niệm hay chỉ là một?
2/Nếu là "một" thì PSTK sai chổ nào?
3/... và nếu là "hai" thì tại sao là "hai"?
Kính xin Quý Thầy, Quý Sư Cô trình bày thêm ba ý trên cho chúng con rỏ.


1/Thần thức và Linh hồn, là hai khái niệm hay chỉ là một? cả hai cp điều không biết, vì chưa chết thì làm sao biết, nhưng có thể tham khảo ''Thần thức và linh hồn thế nào thì theo đường link này... http://phathoc.net/nghien-cuu/chet-...iao_hieu_the_nao_ve_linh_hon_di_dau_thai.aspx

2/Nếu là "một" thì PSTK sai chổ nào? 3/... và nếu là "hai" thì tại sao là "hai"? - Chổ này thật là khó nói quá, nhưng có một điều biết chắc chắn rằng, khi nói ra "ông PSTK sai" nơi đạo tràng của Pháp Sư hay nơi cộng đồng của Pháp Sư. Thì biết chắc là bị ném đá ngay. Ngược lại ai nói xấu thành viên hay phản ảnh các bài viết chuyên đề ở Diễn Đàn thì số phận họ sẽ như thế nào?

Linh hồn, Hương linh, âm linh, thần hồn, thần thức, nghiệp.... Tùy vào khế lý, khế cơ. Nói sao cho thuận với người đời, cái quan trọng là đừng tạo thêm nghiệp cho họ là tốt. Còn ngược lại thì tự mình mang nghiệp lấy. Ha ha, chúc vui. cp.


 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
LINH HỒN LÀ GÌ?
PHẬT GIÁO HIỂU THẾ NÀO VỀ LINH HỒN ĐI ĐẦU THAI




Do quan niệm linh hồn theo nhiều cách khác nhau nên người ta vẫn bàn cãi về có hay không có linh hồn. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan sinh học nào của cơ thể.
Linh hồn, tiếng Hy Lạp là “Psyche”, nghĩa là sự sống, tinh thần, ý thức. Socrates bảo linh hồn là tinh thể (Essence). Platon giảng rằng linh hồn bao gồm lý trí (Logos), tình cảm (Thymos) và ái dục (Eros). Aristote định nghĩa linh hồn là hoạt tính của một cơ thể sống và cho rằng linh hồn sẽ mất đi khi cơ thể không còn nữa, giống như hoạt tính của con dao là cắt, khi con dao bị hư hoại thì hoạt tính cắt không còn nữa (xem De Anima - Về Linh hồn).
Nhìn chung, các tín ngưỡng, tôn giáo thường cho rằng linh hồn là thiêng liêng, là bất diệt. Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo đều cho rằng linh hồn là bất diệt, do Thượng đế ban cho mỗi người như là sự sống, nếu một người sống thiện lành, thờ kính Thượng đế thì khi chết đi, linh hồn người ấy sẽ được về sống hạnh phúc đời đời bên cạnh Ngài; ngược lại, nếu sống mà làm ác, không tin vào Thượng đế thì linh hồn sẽ bị phạt sống khổ đau trong địa ngục.
Ấn giáo quan niệm linh hồn hay bản ngã, tự ngã (Atman, Jiva, Purusa) là trường tồn và hòa đồng được với Đại ngã hay Phạm thiên (Brahman), gồm ba tính chất là chân lý (Sat), trí tuệ (Chit) và hạnh phúc (Ananda). Kỳ-na giáo cho rằng linh hồn có trong con người, loài vật và cây cỏ và là những thực thể bất diệt.
Tây Khắc giáo (Sikh) bảo rằng linh hồn hay tự ngã (Atma) của mỗi người là một thành phần của linh hồn vũ trụ vĩnh hằng, của Thượng đế (Parmatma).
Tín ngưỡng dân gian còn cho rằng linh hồn người chết có thể nương gá vào đâu đó và có thể hiện hình trên đời mà người ta thường gọi là “ma”. Lắm người tin rằng khi một người chết đi, linh hồn người ấy sẽ đến cõi âm, sinh sống ở đấy, chờ sự phán xét của Diêm vương, linh hồn ác có thể bị hành hạ cho đến khi được đầu thai ở dương thế.
Phật giáo thuận theo ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh… để chỉ cái phần còn lại sau khi chết của một người. Nhưng dù gọi là gì đi nữa thì theo giáo lý duyên sinh, vô thường, vô ngã, Phật giáo không bao giờ chủ trương cái phần phi vật chất này, hay linh hồn, là thường hằng, bất diệt.
Theo Phật giáo, “linh hồn” là tính biết, cái biết, sự nhận thức, tư duy…, gọi chung là Thức. Thức bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn, những hạt mầm (chủng tử - bija) được tạo nên bởi những hành tác của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia, còn được gọi là nghiệp hay nghiệp thức.
Sau thời đức Phật, các luận gia suy diễn rằng có một cái thức gọi là A-lại-da hàm chứa mọi nội dung của thức. Nội dung này luôn luôn biến đổi theo hoàn cảnh sống và theo hành động của chúng sang mang nó. Chính đấy là năng lượng, là sức mạnh gọi là nghiệp lực mà khi một người chết đi, nó đẩy A-lại-da hay Thức nương gá vào một thân thể mới vừa tượng hình có hoàn cảnh phù hợp với nó. Đó là ý nghĩa của “linh hồn đi đầu thai” mà Phật giáo gọi là Thức đi đầu thai. Trong kinh Đại Duyên (Mahanidanasutta) của Trường Bộ (Dighanikaya), Đức Phật cật vấn Tôn giả A-nan: “Này A-nan, nếu Thức không đi vào trong bụng mẹ thì danh sắc có thể hình thành trong bụng mẹ không?
Tôn giả A-nan đáp: “Bạch Thế Tôn, không”. Rõ ràng Đức Phật đã dạy rằng chính cái Thức đi đầu thai.
Về sau, nhiều luận gia gọi cái Thức đi đầu thai này là Càn-thát-bà (Gandharva) hay thân Trung hữu (Antarabhavakaya), Trung ấm mà giới Phật học vẫn còn chưa thống nhất quan điểm về tính chất, sự hiện hữu và thời gian hiện hữu của nó trước khi nhập thai.
Nói tóm lại, Phật giáo gọi “linh hồn” là ““Thức” hay “Nghiệp thức” do vô minh từ vô thỉ mà có. Nó là vọng thức, luôn luôn vận hành, biến đổi theo hoàn cảnh và hành tác của một người, và là động lực khiến chúng sinh trôi lăn trong sinh tử luân hồi.
Do tu tập, “Thức” sẽ biến thành “Trí tuệ tuyệt đối”, thành Giải thoát tối hậu, chấm dứt sinh tử, chứng đạt Niết bàn
Trích từ link
http://phathoc.net/nghien-cuu/chet-...iao_hieu_the_nao_la_linh_hon_di_dau_thai.aspx



Kính Phó Tổng Quản HP
Qua đoạn này có thể tóm tắt
Linh Hồn là cái Thể mà :
1/Một số triết gia phương Tây như Aristot , định nghĩa là hoạt tính của một cơ thể sống và quan niệm rằng linh hồn sẽ mất đi khi cơ thể không còn nữa .Đây là lập luận của Đoạn Diệt về tính cách của linh hồn
2/Các tôn giáo duy tâm cho là linh hồn là trường tồn bất diệt, sau khi rời khỏi thể xác thì cộng trú với Thượng Đế, hoặc Đại Ngã, hoặc Linh hồn của Vũ Trụ
3/Tín ngưỡng nhân gian thì quan niệm về tính cách của linh hồn như là phần hồn sẽ về sinh sống vĩnh hằng tại Suối vàng , vì "sinh ký , tử qui".Còn gọi linh hồn là Hương Hồn.
4/Đạo Phật thì cho chúng ta biết Linh Hồn là Tính Biết , Cái Biết ,sự nhận thức , tư duy ...gọi chung là Thức, bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn , những hạt mầm(chủng tử )được tạo nên bởi những hành tác bởi một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia .

Do vậy với chỉ một Thể Linh Hồn , có nhiều quan niệm, nhiều lập luận , nhiều khái niệm khác nhau về tính cách của Thể ấy
Có thể cho rằng anh A chết đi thì có Linh hồn vì theo đạo X , còn anh B chết đi thì có Thần thức vì theo đạo Phật không ?Nếu hiểu như vậy thì chẳng khác quan niệm là người không theo đạo Phật không chịu định luật Nhân Quả , vì định luật ấy là do đạo Phật dạy .Hơn nữa , đạo Phật đã thuận theo toàn thể người để nói giáo pháp nhà Phật để giảng

/Nếu là "một" thì PSTK sai chổ nào? 3/... và nếu là "hai" thì tại sao là "hai"? - Chổ này thật là khó nói quá, nhưng có một điều biết chắc chắn rằng, khi nói ra "ông PSTK sai" nơi đạo tràng của Pháp Sư hay nơi cộng đồng của Pháp Sư. Thì biết chắc là bị nem đá ngay .Ngược lại ai nói xấu thành viên hay phản ảnh các bài viết chuyên đề ở diễn đàn thì số phận họ sẽ như thế nào ?(Trang web trên )
Kính Bạn CP
Không có đâu bạn CP , ai nói "ông Tịnh Không sai " thì ông ấy vẫn không cho phép các người đệ tử ném đá người đó đâu, mà ông ấy chỉ tội nghiệp cho người ấy thôi.Thế mới biết người chân tu hay không là ở chỗ đó
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên