Thắc mắc

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
kính thưa Quý Thấy, Quý Sư Cô, Thưa các Huynh Tỷ!
Các Huynh Tỷ đả đi sai và xa điều "Thắc Mắc" của Sương Pha Lê. (kể cả CT)
Điều thắc mắc của Suongphale là:
1/Thần thức và Linh hồn, là hai khái niệm hay chỉ là một?
2/Nếu là "một" thì PSTK sai chổ nào?


Kính chú Chiếu Thanh !

1. Thần Thức và Linh Hồn là hai cách gọi về "một món đồ".

_ Cách gọi phần tâm linh của ta là Thần Thức của Phật giáo, hàm ý rằng "đây là một tổ hợp, một sản phẫm của cuộc sống vô minh này, nó không có tự thể, luôn thay đổi và quan trọng hơn hết là PHẢI BỎ NÓ KHI GIÁC NGỘ" (Bỏ là bỏ cái lầm chấp cho rằng nó là TA) Những vị Giác Ngộ KHI BỎ CÁI LẦM CHẤP VỀ CÁI TÔI này thì vẫn dùng nó như ta dùng cái áo, cái quần VÌ NÓ KHÔNG PHẢI LÀ TA.

_ Cách gọi phần tâm linh này là Linh Hồn của Ngoại đạo và người bình dân, mang theo ý nghĩa rằng chính nó là Bản thể Tâm của Ta, con người thật của Ta, nó có thể thay đổi, trau dồi để ngày một hoàn thiện hơn, cũng như ta lấy một cục đất thô, đem gia công tinh luyện để thành cái chén sứ quý báu.

2. PSTK sai ở chỗ bảo rằng "Cái Linh Hồn (hay Thần Thức này) nó sẽ tồn tại _ vĩnh viễn không hề chết _ mãi cho đến khi thành Phật."


Pháp Sư Tịnh Không đã viết:
Học Phật, tôi thường hay nói, học Phật việc tốt nhất trước tiên chính là gì: Biết được sinh mạng là vĩnh hằng, ta không hề chết, “chết” – thân thể này thì có sanh diệt, ta thì không có sanh diệt. Thông thường chúng ta nói ta là cái gì? Linh hồn là ta, người nước ngoài cũng thừa nhận, trong Phật pháp gọi là thần thức, đây là cái ta chân thật.

http://tinhkhongphapngu.net/phap-ngu...-th-phn-1.html

Sinh Tử Luân Hồi là một cái vòng vô hình nhưng kiên cố, nó nhốt chặc tất cả 6 loại chúng sanh (nghĩa là kể luôn những vị Trời, Thượng Đế).
Nó có năng lực gì mà ghê gớm như vậy ?
Tất thảy chúng sinh đều tự nguyện ở trong cái vòng ấy, khi ôm chặc cái TỰ NGÃ _ LINH HỒN _ THẦN THỨC.

Giống như con khỉ thò tay vào bọng cây để lấy một trái táo vừa bằng miệng lỗ, khi nắm được trái táo rồi thì không rút tay ra được. Và dầu tìm đủ cách để rút tay ra, con khỉ vẫn không rút tay ra được, có một cách mà nó không đủ can đảm để quyết định dứt khoát, đó là hãy buông trái táo ra thì sẽ lấy tay ra dễ dàng thôi, nhưng nó "không đời nào làm thế".
Nó cứ đứng đó suốt ngày suốt đêm với trái táo trong tay và kết cục là người thợ săn đến, nó hét toáng lên nhưng vẫn không buông trái táo. Người thợ săn chỉ việc chộp đầu nó bỏ vào bao mà thôi.
Kính quý vị ! như thế có phải là con khỉ đã tự nguyện "ở lại, sống chết với trái táo" hay không ?

Chúng ta cũng thế, chúng ta không dám buông cái Ta _ Thần Thức _ Linh Hồn _ cho nên tự nguyện ở lại trong cái vòng luân hồi do chính chúng ta dệt nên.

PSTK sai là sai chỗ đó ! Cho rằng Thần Thức _ Linh Hồn _ là TA, chân thật là TA, cho rằng chính cái Thần Thức này rồi sẽ thành Phật.

Không đâu ! Thành đạo trong đạo Phật là PHÁ NGÃ CHẤP, tức là Giác Ngộ ra rằng "Thần Thức là một sản phẫm của Vô Minh, cái gì của Vô Minh thì phải bỏ lại chốn Vô Minh". Không có ai giác ngộ mà còn ôm cái "của nợ" sản phẫm của Vô Minh này cả.

Kính !

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính chú Chiếu Thanh, Chị suongphale, chị Hắc phong và tất cả quý tiền bối !

Đọc bài của chị Hắc phong, Hoatihon chợt nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn trong đạo Phật (xin kính nhờ bác Tuấn Tú truy xuất nguồn dùm), đó là chuyện "nhận giặc làm con" (dĩ tặc vi tử) :

_ Xưa có một người có việc đi ra ngoài, để đứa con trai khoảng 10 tuổi ở nhà. Khi ông quay về nhà thì căn nhà đã bị cháy, ông nháo nhào tìm kiếm đứa con trai thì thấy có một cái xác em bé cháy đen, ông gào khóc, kiếm vải quấn em bé lại, rồi ôm khư khư cái xác ấy mà than khóc.

Giữa đêm đứa con thật của Ông quay về kêu cửa "Ba ơi ! mở cửa cho con vào" (Xin quý vị đừng thắc mắc "Ủa, nhà đã cháy sao còn đóng cửa ?" _ Đức Phật chỉ dùng ví dụ để nói lên MỘT Ý CHÍNH mà thôi, cho nên không quan tâm lắm những chi tiết PHỤ bất hợp lý)

Người đàn ông đáng thương một mực từ chối "Không ! Con của ta đã chết cháy rồi, còn mi là thằng nào ? Ta không cần biết, ta chỉ có một đứa con duy nhất này mà thôi".

Đó ! Tất cả chúng ta (6 loại chúng sinh) đều lầm chỗ này, đều đáng thương như người cha bất hạnh kia, nhận cái "Ý Thức mê lầm", cái "tập thể ngũ uẫn" là Ta để mà phiền não, khổ đau, để theo nó mà luân hồi sáu nẽo.

Cái xác kia vốn vô tội, nhưng khi nhận lầm nó là CON thì nó trở thành là GIẶC, vì nó ngăn không cho chúng ta nhận CON RUỘT của mình, cho nên Kinh mới gọi là TẶC (giặc) vì nó "cướp" hết Huệ mạng của hành giả. Ngày nào còn nhận nó là CON thì ngày ấy chúng ta hãy còn là KẺ BẤT HẠNH.

Là Giảng sư, là Pháp sư, là "Như Lai sứ giả" thì có nhiệm vụ bổn phận cảnh giác cho mọi người, phá mê lầm cho mọi Phật tử, cớ sao PSTK lại nói y theo THƯỜNG KIẾN NGOẠI ĐẠO ?

Pháp môn Tịnh Độ tuy không PHÁ NGÃ CHẤP, PHÁP CHẤP cho mọi người, nhưng cũng không hề tiếp tay với Ngoại đạo để tuyên bố một "câu xanh dờn" rằng :

Pháp sư Tịnh Không đã viết:
Thông thường chúng ta nói ta là cái gì? Linh hồn là ta, người nước ngoài cũng thừa nhận, trong Phật pháp gọi là thần thức, đây là cái ta chân thật.


Tuyên bố như vầy là kẻ "tội đồ" trong Phật pháp, là kẻ "tội nhân thiên cỗ".

Kính !
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính thưa quý vị thiện tri thức
Qua bài trích dẫn trên , chúng ta có thể đồng ý với tác giả :với một thể tâm linh tồn tại nơi con người , đã có ít nhất là 02 tên gọi : Linh Hồn , Thần Thức.Vâng một đồ vật có thể có không phải chỉ một mà hai hay nhiều hơn tên gọi .Thí dụ : vật mà chúng ta gọi là cái muỗng còn được gọi là cái thìa .Một hiện tượng cũng vậy , nó có thể có hơn một tên gọi , như thể tâm linh nơi con người chẳng hạn
Dù gọi là Thần thức hay gọi là Linh hồn , thì sự hiểu đúng và sự hiểu sai cũng tương đồng với các tên gọi.Nếu gọi là thần thức , cũng có người chấp vào sự tồn tại của thần thức trong đường luân hồi .Dù gọi là linh hồn , vẫn có kẻ xem đó là ảo ảnh và tìm cách chuyển hóa .Nếu nhìn một cách khách quan chúng ta nhận xét , sự áp đặt nhận thức , phê phán ,tính cách của hiện tượng , dều là dùng chung cho tất cả các danh từ tên gọi của hiện tượng.

Bảo rằng " Cái linh hồn (hay thần thức ) này nó sẽ tồn tại - vĩnh viễn không hề chết - mãi cho tới khi thành Phật " thì đó là sự thật trình bày trong giáo lý nhà Phật về Tứ Diệu Đế -KHỔ ,TẬP,DIỆT, ĐẠO.Khổ đế , sự thật về khổ ; Tập đế, sự thật về có một sự tích tập các nguyên nhân của khổ , không phải chỉ một đời , mà các đời trước và đời sau , sự tích tập các nguyên nhân của khổ từ trong mỗi mắt xích của vòng luân hồi và chuyền từ mắt xích này đến mắt xích khác .Đó là sự vô minh của vọng thức.Vọng thức là cái Ta vọng lập do tham ái , sân nhuế , ngu si, ngã mạn , tà kiến ....Chính cái ta vọng lập này đã hình thành một bản ngã nơi Thần thức , để rồi Thần thức này dẫn dắt chúng sinh đi trong vòng luân hồi mãi không dứt .Sự thật về Diệt Đế cho chúng ta biết :Nếu biết nhìn ra cái Ta vọng lập này là giả , và tu tập để chuyển hóa vô minh tham ái thì thần thức sẽ không dầy thêm thành trì của các chủng tử Nghiệp nữa , nói khác đi thức chuyển hóa thành trí tuệ Bát nhã .Điều này có nghĩa là ảnh hưởng của Nghiệp sẽ không chi phối Thức , nghĩa là Thức sẽ không tạo tác thêm nghiệp .Sự chấp trước vào cái Ta (vọng lập ) sẽ tan biến .Sự hiểu biết bằng tri thức về tiến trình giác ngộ không là sự chứng đạo .Điều này có nghĩa nếu một người tu hiểu biết thế nào là động lực luân hồi của thần thức , thế nào là ý nghĩa của đạo quả giác ngộ thì sự kiện này không có nghĩa là người ấy sẽ làm chủ được thần thức khi chết .Sự Thật về Đạo Đế chỉ dạy chúng ta con đường tu tập để thoát khỏi nghiệp thức .Bốn sự thật về Tứ Diệu Đế này nói lên ý nghĩa của câu "Cái linh hồn (thần thức) này nó sẽ tồn tại vĩnh viễn không bao giờ chết , cho đến khi thành Phật "


Học Phật, tôi thường hay nói, học Phật việc tốt nhất trước tiên chính là gì: Biết được sinh mạng là vĩnh hằng, ta không hề chết, “chết” – thân thể này thì có sanh diệt, ta thì không có sanh diệt. Thông thường chúng ta nói ta là cái gì? Linh hồn là ta, người nước ngoài cũng thừa nhận , trong Phật pháp gọi là Thần thức, đây là cái Ta chân thật

Chân là đối đãi của Vọng
Cái Ta chân thật là đối đãi của cái Ta vọng lập
Đối với các tôn giáo nhị nguyên thì cái Ta chân thật chính là Thượng Đế , hay Đại Ngã, Linh Hồn Vũ Trụ hoặc các linh hồn của Thiên Thần đã về bên Thượng Đế ...
Nhưng đối với đạo Phật thì cái Ta chân thật là cái Ta không phải là Ta , ấy mới là Ta.
Chân có là vì có Vọng .Cho nên nói Chân là Vọng , nghĩa là do Vọng lập nên , nói khác đi Chân là khái niệm đối đãi với khái niệm về Vọng .Còn Chân thật sự thì không phải là khái niệm .Khái niệm là Tưởng (cái biết trong ý thức , đây là chân hay là vọng )Cái chân vượt khỏi mọi Tưởng , đó cái chân thật sự .
Cái Ta là do những cái Không -Ta họp thành ,khi biết như vậy , là chúng ta nhìn lại cái Ta để chẳng thấy có gì là Ta cả , đó là chúng ta hiểu về cái Ta chân thật
Trong kinh Kim Cang có dạy :"Cái mà Như Lai gọi là Bát Nhã Ba la mật vốn không phải là Bát nhã ba la mật cho nên mới thật sự là Bát nhã Ba la mật " và "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm " có nghĩa là không trụ cái tâm vào đâu cả , vậy thì cái Ta chân thật có ở nơi đó hay không?
SPL hiểu như vậy
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Bảo rằng " Cái linh hồn (hay thần thức ) này nó sẽ tồn tại - vĩnh viễn không hề chết - mãi cho tới khi thành Phật " thì đó là sự thật trình bày trong giáo lý nhà Phật về Tứ Diệu Đế -KHỔ ,TẬP,DIỆT, ĐẠO.


Kính chị suongphale !

Theo Hắc phong, Giáo lý nhà Phật không nói như thế.

Giáo lý nhà Phật nói :

_ KHĐẾ : Đời là bể kh, cuộc sống này đầy đau khổ (bát khổ : sanh, lão, bệnh, tử, cầu chẳng được, thương yêu xa lìa, thù ghét mà hải sống chung, ngũ ấm xí thạnh).

_ TẬP ĐẾ : sự tích tập của Ngũ Uẫn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), rồi lại tích tập những cố chấp, hiểu lầm, vọng tưởng, tạo thành tập khí, nghiệp chướng. Nếu không có sự tích tập này thì Kh chẳng do đâu mà sanh ra được.
Chính hiểu lầm sự tích tập này là một thực thể mọi người mới gọi nó là Linh hồn, là bản ngã (con người thật của ta).

Không đâu, chúng chỉ là "bèo giạt, hoa trôi" nhưng nay tạm nhóm hợp lại để in tuồng như có một CÁI TÔI.

Ngày xưa đức Na Tiên Tkheo đã hỏi vua Milanda :

_ Nhà vua đến đây bằng gì ?

_ Trẫm đến đây bằng xe.

_ Thế, có phải cái thùng kia là xe hay không ?

_ Thưa không phải !

_ Thế, có phải cái vành tròn ở hai bên là xe hay không ?

_ Thưa không phải !

_ Thế, có phải những màng, lọng là xe hay không ?

_ Thưa không phải !

_ Thế, có phải cái trục giữa, cái càng, cái gọng là xe hay không ?

_ Thưa không phải !

_ Vậy, xin bệ hạ hãy chỉ xem cái nào là xe ?

_ Dạ ! ..............

Đó ! Cái TA (hay TÔI) cũng thế chỉ là sự tích tập, nhóm họp một số các pháp không thật. Vì lầm nó là thật cho nên Khổ.

Chị suongphale ơi ! Sao chị nở cho là :

Bảo rằng " Cái linh hồn (hay thần thức ) này nó sẽ tồn tại - vĩnh viễn không hề chết - mãi cho tới khi thành Phật " thì đó là sự thật trình bày trong giáo lý nhà Phật về Tứ Diệu Đế -KHỔ ,TẬP,DIỆT, ĐẠO.


 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
nói khác đi thức chuyển hóa thành trí tuệ Bát nhã .
Kính chị suongphale !

Hoatihon xin được có ý kiến như vầy :

_ Đã đành rằng cụm từ "chuyển hóa" đã được dùng rất nhiều, nhưng sao ta không đặt lại vấn đề "Biết đâu đó chỉ là một cách nói nôm na tạm giải thích vấn đề ?"

Đã bao giờ chị đứng trên cầu nhìn dòng nước chảy dưới chân cầu hay chưa ?

Dòng nước thì luôn trôi, giả sử ta đo được tốc độ của dòng chảy là 1000 mét khối trên giây, thì cái khối lượng nước của 1 giây trước đây đã trôi qua mất rồi. Cái khối lượng nước của hiện tại là khối lượng kế tiếp, không phải khối lượng nước trước đây.

Vậy có sự chuyển hóa dòng nước đục thành dòng nước trong hay không ? Thưa không, dòng nước đục trôi đi hết thì dòng nước khác chảy đến.

Như vậy sao ta không đặt nghi vấn rằng :

Cái Thức phải mất đi, cho Cái Tuệ Bát Nhã từ Chân Như đến ?

Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Kính chú Chiếu Thanh, Chị suongphale, chị Hắc phong và tất cả quý tiền bối !

Đọc bài của chị Hắc phong, Hoatihon chợt nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn trong đạo Phật (xin kính nhờ bác Tuấn Tú truy xuất nguồn dùm), đó là chuyện "nhận giặc làm con" (dĩ tặc vi tử) :

_ Xưa có một người có việc đi ra ngoài, để đứa con trai khoảng 10 tuổi ở nhà. Khi ông quay về nhà thì căn nhà đã bị cháy, ông nháo nhào tìm kiếm đứa con trai thì thấy có một cái xác em bé cháy đen, ông gào khóc, kiếm vải quấn em bé lại, rồi ôm khư khư cái xác ấy mà than khóc.

Giữa đêm đứa con thật của Ông quay về kêu cửa "Ba ơi ! mở cửa cho con vào" (Xin quý vị đừng thắc mắc "Ủa, nhà đã cháy sao còn đóng cửa ?" _ Đức Phật chỉ dùng ví dụ để nói lên MỘT Ý CHÍNH mà thôi, cho nên không quan tâm lắm những chi tiết PHỤ bất hợp lý)

Người đàn ông đáng thương một mực từ chối "Không ! Con của ta đã chết cháy rồi, còn mi là thằng nào ? Ta không cần biết, ta chỉ có một đứa con duy nhất này mà thôi"
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đọc bài viết của hoatihon, tôi nhớ lai đoạn này có đăng trong cuốn sách "Nẻo vào thiền học" của thiền sư Nhất Hạnh, nơi chương III: "Cây Tùng trước sân", trang 61-62. Trong đoạn văn ở dưới có đề cập đến Kinh Bách Dụ, tôi tìm trong cả hai cuốn cũ và mới cũng không thấy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"... Một trong những công năng lớn của các phương tiện là phá chấp. Phá chấp là đập vỡ những thành kiến, cố chấp và giúp người hành giả thoát ra được sự kềm giữ của những trí thức và những ảo giác mà người hành giả đang bám víu hoặc mắc kẹt vào. Trong đạo Phật, một trong những chướng ngại cho sự giác ngộ là những kiến thức mà mình đã thu thập được. Chướng ngại đó gọi là sở tri chướng, tri kiến của con người dù là chân thực hay ảo giác đều chỉ là những xây dựng trong thế giới khái niệm. Nếu ta ôm chặt lấy những tri kiến ấy, ta sẽ bị kẹt hoài trong thế giới biến kế chấp và không có cơ hội thể nhập thế giới thực tại. <I>Trong <U>kinh Bách Dụ</U> có câu chuyện một người cha sống độc thân nuôi một đứa con trai nhỏ. Một hôm khi đi xa về, người cha thấy xóm làng đã cháy rụi kể cả ngôi nhà của mình. Trước ngưỡng cửa, lại có thây một đứa bé cháy đen. Trong cơn hốt hoảng, người cha khốn khổ cho ngay đó là xác con mình, liền khóc kể thảm thương và làm lễ đốt thiêu tử thi, thu nhặt tro xương còn lại đựng vào trong một chiếc túi rất kỹ lưỡng. Vì thương con quá nên đi đâu ông ta cũng mang cái túi theo, và trong lúc ăn, ngủ, làm việc khi nào cũng không rời chiếc túi. Ngờ đâu đứa bé chưa chết, nó bị giặc cướp bắt cóc đem về. Chừng ba tháng sau, đứa bé thoát được về nhà. Tìm đến được <B>ngôi nhà mới cất</B> của ba nó thì đã nửa đêm, trong lúc người cha vẫn ngồi âu sầu với chiếc túi tro xương quý giá của mình. Đứa bé gõ cửa, người cha hỏi ai; đứa bé trả lời, người cha không tin rằng con mình đang ở ngoài gõ cửa. "Con tao đã chết ba tháng nay, mày là ai mà tới đây nhận làm con tao?" Ông ta nhất định không mở cửa. Cuối cùng đứa bé phải bỏ đi nơi khác</I>. Câu chuyện cho thấy khi người ta đã nhận một cái gì là chân lý và ôm chặt cái đó rồi thì chính tự thân chân lý đến gõ cửa, người ta cũng không chịu mở cửa nữa".
</span></span>
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các Bạn, chào bạn suongphale,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Theo d/đ thì nếu - khi thân chết mà thần thức theo nghiệp đi đầu thai - thì thần thức là sản phẩm của tâm Vọng - không phải _ tâm Chơn Như. Cho nên, thần thức là bóng của tâm Chơn Như. Vì tâm Chơn Như là hình - nên tâm Chơn Như là thật và bất biến. Còn thần thức thì không thật có.

Nhưng vì tâm Chơn Như bị chính cái bóng của mình (thần thức) che lấp. Cho nên, chúng ta _ chủ của viên ngọc quý (tâm Chơn Như) bị mê muội. Vì mê muội nên khi thân này hoại - chúng ta lại bị thần thức dẫn đi đầu thai trong các cõi luân hồi - lưu chuyển trong vòng sanh tử.

Nhưng vì thức có thể chuyển thành trí. Cho nên, thần thức (cái bóng của tâm Chơn Như) dẫn chúng ta đi đầu thai _ có thể tự mất. Do đó, đức Phật Thích Ca mới xuất hiện nơi đời dạy chúng ta cách tu tập - làm cho thần thức (cái bóng của tâm Chơn Như) tự mất đi. Và khi thần thức mất rồi thì tâm Chơn Như hiển lộ.
Nghĩa là, chúng ta có lại viên ngọc quý của chính mình. Do viên ngọc quý này mà chúng ta được đi về cõi vĩnh hằng… thoát vòng sanh tử.

Cho nên, ngoài thần thức - chúng ta còn có Tâm Chơn Như


Còn nếu khi thân chết mà linh hồn cũng dẫn đi đầu thai - thì linh hồn là một tên gọi khác của thần thức. Do đó, nếu cho rằng linh hồn là trường tồn bất diệt - thì không phải thuyết của đạo Phật. Vì như vậy là không có sự phân biệt “giữa bóng hình”.

Trong khi, đức Phật Thích Ca giảng pháp Vô Thường… là do vì chúng ta nhầm lẫn "bóng là hình" <!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
d/đ hiểu như vậy, xin góp lời. Hy vọng d/đ giải đáp đúng chỗ thắc mắc của bạn suongphale.
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Qua bài trích dẫn trên , chúng ta có thể đồng ý với tác giả :với một thể tâm linh tồn tại nơi con người , đã có ít nhất là 02 tên gọi : Linh Hồn , Thần Thức.Vâng một đồ vật có thể có không phải chỉ một mà hai hay nhiều hơn tên gọi .Thí dụ : vật mà chúng ta gọi là cái muỗng còn được gọi là cái thìa .Một hiện tượng cũng vậy , nó có thể có hơn một tên gọi , như thể tâm linh nơi con người chẳng hạn
Dù gọi là Thần thức hay gọi là Linh hồn , thì sự hiểu đúng và sự hiểu sai cũng tương đồng với các tên gọi.Nếu gọi là thần thức , cũng có người chấp vào sự tồn tại của thần thức trong đường luân hồi .Dù gọi là linh hồn , vẫn có kẻ xem đó là ảo ảnh và tìm cách chuyển hóa .Nếu nhìn một cách khách quan chúng ta nhận xét , sự áp đặt nhận thức , phê phán ,tính cách của hiện tượng , dều là dùng chung cho tất cả các danh từ tên gọi của hiện tượng.
Kính các Vị Huynh, Tỷ !
Chúng ta là những "Phật Tử" (Con Phật), không cho phép có "Sự hiểu sai" như vậy, dù rằng chưa đạt ngộ.
Bởi vì, ý nghĩa "chử Linh Hồn" mang tính chất THƯỜNG HẰNG BẤT BIẾN. Mà qua phân tích các bài trên củng cho chúng ta thấy rỏ phần "Tâm linh" chỉ là ảo hóa, như huyển, như diệm, như... (xin xem trong Thập dụ, Luận Đại Trí Độ Thầy Viên Quang vừa post).

Thần thức thì lại khác:
dieuduc đã viết:
khi thân chết mà thần thức theo nghiệp đi đầu thai - thì thần thức là sản phẩm của tâm Vọng - không phải _ tâm Chơn Như. Cho nên, thần thức là bóng của tâm Chơn Như. Vì tâm Chơn Như là hình - nên tâm Chơn Như là thật và bất biến. Còn thần thức thì không thật có.

Nhưng vì tâm Chơn Như bị chính cái bóng của mình (thần thức) che lấp. Cho nên, chúng ta _ chủ của viên ngọc quý (tâm Chơn Như) bị mê muội. Vì mê muội nên khi thân này hoại - chúng ta lại bị thần thức dẫn đi đầu thai trong các cõi luân hồi - lưu chuyển trong vòng sanh tử.

Đây là câu tương đối đầy đủ.
Về "Thức" thì có thể xem rỏ hơn ở phần "duy thức học", (vào google chử Duy thức học là có ngay), và "vạn pháp duy thức" "Nhứt thiết Pháp Vô ngã", có nghĩa là mọi pháp sanh ra đều do "Thức" và tất cả các pháp không có tự tính, suy ra "Thức" củng không có "Tự tính".
Người học Phật ít ra củng phải biết điều này.
Thưa các vị Thiện Tri Thức, Khi còn sống, còn mượn thân Tứ Đại này, thì Thức gọi là "Tâm Thức", khi chết đi trả thân Tứ Đại (nếu chưa liểu tri Bổn Tánh) thì gọi là "Thần Thức", và thọ vào thấn sau là do "Nghiệp Thức", Nghiệp thức này dần dần dưới tác dụng của lục căn duyên với lục trần thành "Tâm Thức", cứ thế tiếp tục gọi là "Luân Hồi"

Riêng Huynh SuongPhaLe, đừng cố chấp.

Chủ đề này xin mạn phép đóng lại
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên