- Tham gia
- 28/5/11
- Bài viết
- 404
- Điểm tương tác
- 65
- Điểm
- 28
“Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”.
Đó là một câu trong “Tứ hoằng thệ nguyện” của người con Phật. Đến với Phật Pháp là đến với kho tàng kinh điển mênh mông, được mệnh danh là “Tam tạng kinh điển”. Tam tạng kinh điển gồm có: Kinh tạng, luật tạng và luận tạng, trong ấy chứa đựng vô lượng pháp môn tu học để hành giả áp dụng tu tập vượt thoát khổ đau. Suốt một đời người bỏ công ra đọc (chưa cần hiểu nghĩa) cũng chưa chắc là đọc hết được, nhưng người con Phật với chí nguyện cao cả phải phát nguyện học tập không nản lòng “thệ nguyện học”.
Trong Tam tạng kinh điển, chúng ta bắt gặp rất nhiều thuật ngữ Phật học, thần thông và nghiệp lực là hai trong những thuật ngữ phổ thông nhất, hầu như người con Phật nào cũng hiểu và biết được. Cuộc đời của tôn giả Mục-kiền-liên, ngoài thể hiện hiếu tâm cao cả, Ngài còn là một vị Thánh đệ tử có thần thông bậc nhất, bên cạnh ấy nghiệp lực của Ngài cũng được thể hiện rất rõ nét. Hai yếu tố thần thông và nghiệp lực diễn ra trong cuộc đời Ngài một cách rõ ràng và sâu sắc; đôi lúc như có phần mâu thuẫn nhau, điều này gây ra những thắc mắc không nhỏ cho những người sơ cơ mới tìm hiểu về Phật giáo. Trong bài này, người viết xin giới thiệu đôi nét về thần thông và nghiệp lực qua cuộc đời của tôn giả Mục-kiền-liên.
A. Thần thông qua cuộc đời của Ngài
Trong những đấng giáo chủ sáng lập ra những tôn giáo lớn, hay những bậc đạo sư sáng lập nên những triết lý, học phái… chắc chắn không có một đấng giáo chủ hay đạo sư nào có được chúng đệ tử xuất gia cũng như tại gia nhiều như đức Phật. Chỉ cần nhìn vào hình ảnh đức Phật mỗi buổi bình minh cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo theo sau, từng bước khất thực trang nghiêm trên xứ Ấn, thì không một vị giáo chủ nào, đạo sư nào có được diễm phúc như vậy. Trong số hàng ngàn vị Tỳ-kheo, bậc A-la-hán, đệ tử đức Thế Tôn ấy thì tôn giả Mục-kiền-liên được đức Phật và Thánh chúng khẳng định là bậc có thần thông vĩ đại nhất, và thường được gọi là bậc có thần thông đệ nhất.
1. Nguyên nhân cầu thần thông
Theo từ điển Phật học, thần thông được giải thích như sau: Thần có nghĩa là không lường được, thông có nghĩa là không trở ngại. Không thể lường được lại có sức lực không gì trở ngại được thì gọi là thần thông. Với năng lực thần thông siêu tuyệt của mình, tôn giả Mục-kiền-liên có thể dời non, lấp bể, biến hóa tự tại… tùy duyên giáo hóa, cứu độ chúng sanh.
Không phải vô tình hay ngẫu nhiên mà hai tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên trở thành hai vị Đại đệ tử của đức Thế Tôn, mà nhờ vào nhân duyên từ vô lượng kiếp trong quá khứ hai Ngài đã từng quì dưới chân đức Phật Anomadassi thành tâm phát nguyện trở thành những Đại đệ tử của đức Phật trong kiếp sau cùng (đức Phật Thích-ca). Cũng như thế, không phải vô tình mà tôn giả Mục-kiền-liên trở thành bậc Thánh có thần thông đệ nhất. Nguyên nhân có được năng lực thần thông siêu việt ấy là nhờ trong tiền kiếp Ngài đã phát nguyện: Thuở ấy, Ngài là một ngư phủ làm nghề đánh cá; hằng ngày đánh bắt hàng trăm con cá để đem ra chợ bán. Cho đến một hôm, chàng ngư phủ chợt ý thức về những việc làm sát hại sinh vật của mình là tàn nhẫn, không lương thiện và chàng quyết định bỏ nghề đánh cá để lên thành thị chọn một nghề lương thiện để sinh sống. Cũng chính nhờ nhân duyên đổi nghề, tại thành thị ấy chàng đã gặp một vị Bích Chi Phật, và chàng đã thỉnh vị Bích Chi Phật về nhà cúng dường trai phạn. May mắn thay cho chàng, vị Bích Chi Phật này có năng lực thần thông siêu phàm, sau khi thọ trai xong, cảm động trước tấm lòng thành của chàng thanh niên trẻ, vị Bích Chi Phật đã hóa hiện những năng lực thần biến siêu phàm: trên thân nước chảy, dưới thân lửa cháy, bay lượn du hành tự tại trên không trung… Chứng kiến được diệu cảnh hy hữu ấy, chàng thanh niên đã đem tất cả lòng thành phát nguyện cầu chứng được thần thông siêu việt ở đời sau. Nhờ nhân duyên ấy, cộng với quyết tâm tu tập của Ngài, trải qua vô lượng kiếp và đến thời đức Phật Thích-ca, Ngài xuất gia nỗ lực tinh tấn tu tập, và chỉ trong vòng bảy ngày đã chứng được thần thông bậc nhất không ai so sánh được. Cũng nhờ năng lực thần thông ấy đã giúp Ngài rất nhiều trong việc đem Phật pháp giáo hóa độ sanh, hàng phục ngoại đạo…
2. Thần thông với sự nghiệp hoằng pháp
Đức Thế Tôn không khuyến khích hàng đệ tử Ngài sử dụng thần thông để hoằng pháp, bởi vì thần thông nếu không được sử dụng một cách đúng đắn thì dễ sanh ra tự cao ngã mạn… rơi vào tà đạo. Hơn nữa các loài phi nhân hay ma ba tuần thường sử dụng thần thông để gạt người. Chính vì thế mà đức Thế Tôn không cho hàng đệ tử Ngài sử dụng thần thông để hoằng pháp lợi sanh. Trường hợp tôn giả Mục-kiền-liên có lẽ là một ngoại lệ. Đức Phật không cấm tôn giả Mục-kiền-liên sử dụng thần thông để độ sanh vì đấy là hạnh nguyện của tôn giả đã gieo trồng trong vô lượng kiếp, hơn nữa tôn giả Mục-kiền-liên là một vị A-la-hán đã đoạn tận tham sân si, và có lòng đại bi, hiếu hạnh; do vậy trong hàng đệ tử đức Thế Tôn, chỉ có mình tôn giả Mục-kiền-liên được cho phép sử dụng thần thông tự tại để giáo hóa mọi người.
Đọc qua sự nghiệp giáo hóa của tôn giả Mục Kiền Liên, ta thấy có nhiều điều nổi bật đáng cho ta ca ngợi và kính ngưỡng: Dời núi độ phạm chí ngoại đạo, hàng phục ác quỉ, chúng ngạ quỉ thưa hỏi nhân duyên nghiệp báo, sắc đẹp không cự nổi thần thông…
a. Dời núi độ Phạm chí: Thuở đức Phật còn tại thế, có rất nhiều ngoại đạo phạm chí, họ cũng có những năng lực tu luyện chứng đắc thần thông, nhưng vì họ chỉ lo tu luyện cầu chứng đắc thần thông để tìm cầu lợi danh và sự cung kính của người đời. Tại biên giới phía nam Ấn Độ có nhiều ngoại đạo Phạm chí cũng tu luyện chứng đắc thần thông, họ có khả năng hô mưa, gọi gió, dời núi, lấp sông… làm cho vua, quan và dân chúng nước này đều tuân phục, thờ kính họ, vì họ không tu tập từ tâm nên khi được cung kính họ càng tỏ ra ngã mạn, tự cao, chìm đắm trong danh lợi, không hề tin tưởng đến Phật pháp.
Vâng lời dạy của đức Phật, tôn giả vận dụng thần thông đến nước ấy để giáo hóa. Khi đến nơi thấy một ngọn núi đang chuyển động, Ngài quan sát biết được những ngoại đạo Phạm chí đang vận dụng thần lực để dời ngọn núi đi nơi khác làm con đường cho vua. Ngài liền bay lên đứng trụ trên đỉnh núi, làm ngọn núi đang di chuyển bỗng đứng yên không hề nhúc nhích, các Phạm chí sử dụng tất cả năng lực thần biến của mình cũng không sao di chuyển được. Trong lúc các ngoại đạo đang hoang mang chưa biết cách nào để di dời ngọn núi, trước mặt vua và thần dân, tôn giả Mục Kiền Liên đã dùng thần thông làm ngọn núi biến thành một khu đất bằng phẳng để vua làm đường và dân chúng sinh sống. Bọn ngoại đạo Phạm chí vô cùng kính phục, cùng với vua quan và thần dân chắp tay cầu xin tôn giả thâu nhận làm đệ tử, tôn giả Mục-kiền-liên từ chối và hướng dẫn họ về qui y với Chánh pháp, qui y với đức Thế Tôn, cả vua quan và thần dân nước này trở thành những vị Phật tử thuần lương sống an lạc trong giáo pháp của đức Phật.
b. Chúng ngạ quỉ thưa hỏi về nhân duyên nghiệp báo:
Với năng lực thần thông siêu việt của mình, tôn giả Mục-kiền-liên không những du hành thăm viếng các cõi Phật, xuống các địa ngục quan sát khổ báo chúng sanh… mà Ngài còn quan sát biết được mọi nhân duyên tiền kiếp của các chúng sanh khác. Chính vì thế mà Ngài là một trong những chứng nhân vĩ đại để đức Phật thuyết các kinh về ngạ quỉ, chư thiên, địa ngục… Đặc biệt, Ngài thường dạy cho các ngạ quỉ biết về tiền thân của chúng:
“Một hôm, tôn giả hành cước bên bờ sông Hằng, lúc ấy ánh sáng nhạt dần như rút theo con nước, màu hoàng hôn hoang vắng, Tôn giả thấy ban đêm đi hành hóa không tiện, bèn ngồi tịnh lự bên bờ sông.
Gió chiều nhẹ thổi, không trung lác đác vài vì sao. Bên bờ sông Hằng các loài ngạ quỉ lắm phen tụ tập, muốn tìm nước uống để trừ đói khát, nhưng gặp phải một con quỉ hung ác giữ mé sông, tay cầm gậy sắt xua đuổi, do đó các quỉ đói không dám đến gần bờ nước. Mục-kiền-liên ngồi ngay thẳng chánh niệm, thấy các loài ngạ quỉ thọ tội không đồng, bèn gọi chúng lại. Nhân cơ hội ấy, chúng quỉ thưa hỏi về nhân duyên tội nghiệp.
Quỉ thứ nhất hỏi: Tôn giả! Đời trước chúng tôi là người nay bị đọa làm thân quỉ đói, thường bị khổ khát, nghe nói nước sông trong mát, mà khi đến lấy nước uống, nước liền nóng sôi, chỉ cần hớp một miếng, lục phủ ngũ tạng liền cháy tiêu, còn bị quỉ giữ nước sông cầm gậy đánh đuổi. Xin hỏi tôn giả chúng tôi do nghiệp gì mà thọ khổ báo này?
Mục-kiền-liên dùng sức định thần thông quan sát nhân quả ba đời và nói cho ngạ quỉ này nghe: Đời trước ngươi làm thầy toán số, khi nói tướng kiết hung cho người, nói dối nhiều hơn nói thật, tùy ý khen chê, tự xưng mình thông suốt mà thật là dối láo, vì muốn cầu lợi dưỡng không thương người mê muội nên mới thọ nghiệp báo như vậy.”
Cứ như thế từng ngạ quỉ lần lượt thưa hỏi về nhân duyên nghiệp báo của mình, vì lòng từ bi, Ngài tận tình quan sát trả lời, làm cho các ngạ quỉ kính phục Ngài, lo ăn năn, sám hối tội nghiệp của mình, Ngài hướng các ngạ quỉ qui ngưỡng về chánh pháp tu tập, dần dần thoát khổ.
c. Thần thông với sắc đẹp:
Trong các giai thoại về thần thông của tôn giả Mục-kiền-liên, câu chuyện Ngài hóa độ nàng Liên Hoa Sắc là câu chuyện để lại trong ta nhiều ấn tượng nhất: Nàng Liên Hoa Sắc là một người con gái rất đẹp, lại là con gái duy nhất của gia đình trưởng giả ở thành Đức-xoa-thi-la. Khi nàng lên mười sáu tuổi, cha nàng kén rể lập gia thất cho nàng. Không bao lâu cha nàng qua đời, bà mẹ góa bụa của nàng bèn tư thông với chồng nàng, lúc ấy nàng đã có một người con gái với người chồng này. Khi hay biết được việc này, nàng quá đau khổ và quyết định bỏ nhà ra đi. Một thời gian sau, nàng được một thương gia cưới về làm vợ. Có một lần, người chồng thương gia này đi buôn bán từ Đức-xoa-thi-la trở về lén lấy nàng một ngàn đồng tiền vàng để mua tiểu thiếp. Sợ nàng biết, ông đưa tiểu thiếp mới mua qua giấu ở nhà một người bạn. Khi nàng hay tin, lòng ghen và tức giận nổi lên, liền tìm đến nhà người bạn ấy để đánh ghen kẻ cướp chồng nàng. Khi đến nơi, nàng không thể chịu đựng được sự trớ trêu của kiếp người nên té xỉu xuống đất, vì người con gái ấy chính là đứa con của nàng với người chồng trước.
Quá uất hận trước hoàn cảnh éo le của thế thái nhân tình, nàng chán ghét tất cả mọi người, chán ghét cả thế gian… và bỏ nhà ra đi dấn thân vào con đường thanh lâu, tửu điếm, làm kẻ mua vui cho thiên hạ, lúc này nàng mới ba mươi tuổi. Với nhan sắc diễm lệ, cộng với lòng căm hận cả thế thái nhân tình, nàng đã làm không biết bao gia đình tan nhà nát cửa, phát triển mọi sinh hoạt tội lỗi của mình.
Tôn giả Mục-kiền-liên sử dụng năng lực thần thông hàng phục các ngoại đạo, phần lớn những ngoại đạo này đều kính ngưỡng quay đầu về với Chánh pháp, nhưng có một số không chịu khuất phục, tuy thế không làm sao hại được Tôn giả, họ bèn thuê nàng Liên Hoa Sắc dùng sắc đẹp của nàng để quyến rũ tôn giả Mục-kiền-liên, hằng mong hạ uy tín và làm nhục Ngài. Không còn phân biệt thiện ác, vốn dĩ đã hận đời, nàng đã đồng ý ra sức cám dỗ Ngài.
Một buổi sáng đẹp trời, nàng chọn một khu đồi vắng đẹp, nơi tôn giả Mục-kiền-liên thường khất thực đi ngang qua; đợi Ngài đến gần, nàng dùng lời đường mật, dáng điệu mê hồn ngỏ lời cám dỗ: “Thưa Tôn giả, Ngài có bận đi đâu không? Ngài có thể dừng chân nói chuyện với em không ạ!”.
Với năng lực thần thông siêu việt của mình, tôn giả biết được mọi động cơ, suy nghĩ của Liên Hoa Sắc, Ngài liền cảnh tỉnh nàng:
“Bần đạo kinh tởm cái chòi bằng nhiều khúc xương, chằng chịt bằng những sợi dây gân, chứa đựng toàn những vật ô uế, mùi hôi xông lên khó ngửi. Những uế vật ấy được bài tiết theo cửu khiếu thường trực. Nhờ lớp da bao bọc, bằng không cái thân nhơ uế của tín nữ còn đáng kinh tởm hơn nhiều. Nếu mọi người đều thấy rõ thực chất ấy đáng gớm trong cơ thể tín nữ, thì họ sẽ tránh xa tín nữ như tránh xa hầm phẩn vậy.”
Vừa kính, vừa sợ vì chưa từng gặp được một người nào phát ngôn với một tư duy sâu sắc như thế; nhưng vẫn có chút tự ái và sân giận trong lòng, Liên Hoa Sắc vẫn cố gắng khiêu khích: “Thưa Ngài Sa-môn, thưa người hùng! Những lời Ngài nói hoàn toàn đúng sự thật. Nhưng người đời đa số đều thích nhào xuống hầm phẩn ấy, như bò già bị sa lầy.”
Trước những lời khiêu khích của Liên Hoa sắc, vì tưởng mình như những thế nhân thường tình, Ngài đã nhấn mạnh tâm định của mình:
“Này tín nữ, người lấy chàm hoặc nước sơn để nhuộm hoặc tô màu hư không sẽ hoài công vô ích. Tâm hồn của bần đạo như hư không, tín nữ chớ đem cái tâm niệm dục nhiễm của tín nữ mà đánh giá tâm vô cấu, vô nhiễm của bần đạo. Nếu tín nữ không kịp thời tỉnh ngộ, đình chỉ dục niệm bất chánh thì cầm bằng như con thiêu thân lao đầu vào lửa tự sát.”
Bằng năng lực thần thông hiểu biết mọi tâm niệm của người khác (tha tâm thông), tôn giả Mục-kiền-liên đã nói lên mọi suy nghĩ, động cơ cũng như những khổ đau, tư tưởng hận đời… của nàng, vì sao nàng đến đây… Khi nghe những lời của Tôn giả dạy, Liên Hoa Sắc vô cùng kính phục và hoảng sợ, nàng quì xuống, chắp tay cầu xin sự cứu giúp của Tôn giả, vì nàng nghĩ rằng tội nghiệp của nàng đã gây ra quá nặng khó lòng cứu được. Ngài từ bi chỉ dạy:
“Cô không nên tự làm khổ mình, cũng đừng thất vọng, tội nghiệp dù nặng đến đâu chỉ cần một phen sám hối thì đều có thể cứu vãn, y phục dơ có thể giặt giũ, thân thể ô uế có thể dùng nước tẩy trừ, tâm không thanh tịnh có thể dùng Phật pháp rửa sạch. Trăm dòng sông nhớp nhúa một phen chảy vào biển cả, nước biển lớn thảy đều làm sạch nước trăm sông. Lời dạy của đức Thế Tôn đủ sức khiến thanh tịnh lòng người ô uế, có thể cho sám hối những tội nghiệp quá khứ.”
Nghe những lời dạy của Tôn giả, nàng Liên Hoa Sắc vô cùng mừng rỡ cúi đầu đảnh lễ sám hối Tôn giả và xin phát nguyện xuất gia. Tôn giả Mục-kiền-liên chấp thuận lời cầu xin sám hối của nàng và hướng dẫn nàng trở về tinh xá diện kiến đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đã thuyết pháp cho nàng nghe và gởi nàng sang xuất gia tu học trong giáo đoàn Ni giới. Không còn bận tâm quyến luyến bất cứ điều gì trong cõi hồng trần, nàng Liên Hoa Sắc đã nỗ lực tinh tấn tu tập, và chỉ sau một thời gian ngắn nàng đã chứng được quả vị vô sanh. ❑
B. Nghiệp lực qua cuộc đời Tôn giả Mục-kiền-liên:
Nếu thần thông của Tôn giả Mục-kiền-liên là cánh diều no gió tung bay trên trời cao để hoằng hóa độ sanh một cách tự tại, thì những nghiệp bất thiện mà Tôn giả đã tạo trong tiền kiếp lại như tảng đá lớn níu dây diều trở lại, để rồi cuối cùng khi trời ngừng gió thì cánh diều lại rơi. Yếu tố này trong các kinh sách Phật giáo gọi là: “thần thông không thắng được nghiệp báo”. Cuộc đời của Tôn giả Mục-kiền-liên từ trong vô thỉ kiếp luôn ẩn chứa những nghiệp cực thiện và cực ác, để đến kiếp sau cùng mọi hậu quả tốt xấu đều hiện hành. Điều này thể hiện rất rõ nét qua hai yếu tố thần thông và nghiệp lực để lại bao suy tư, lo âu nhưng chứa dựng những điều kính phục sâu xa trong hàng triệu trái tim của người con Phật đến bây giờ và mãi ngàn sau. Trong vô lượng kiếp, Ngài đã từng cùng với Tôn giả Xá-lợi-phất quì dưới chân đức Phật Anomadassi để cúng dường và dâng lời phát nguyện trở thành Đại đệ tử của đức Phật Thích-ca, tạo một nghiệp cực thiện mà muôn triệu người khác không dễ gì làm được. Trong vô biên kiếp trước, Ngài đã từng cúng dường và phát nguyện cầu chứng thần thông trước sự chứng minh của một vị Bích-chi Phật, để rồi đến đời sau cùng, Ngài chứng đắc đệ nhất thần thông giữa muôn ngàn đệ tử của đức Phật v.v… Tích tụ thiện nghiệp trong nhiều đời nhiều kiếp như thế, đến đời sau cùng Ngài xuất gia tu tập, chứng được Thánh quả, siêu xuất luân hồi.
Bên cạnh những thiện nghiệp mà Ngài đã làm trong vô lượng kiếp trước, thì cũng có những nghiệp bất thiện mà Ngài đã tạo trong những kiếp lâu xa. Trong những đời quá khứ lâu xa ấy, Ngài đã từng nghe theo lời người vợ độc ác, đánh đập, bất hiếu với cha mẹ; đã từng làm nghề chài lưới để sát hại hàng triệu sinh linh… từ đó đã tạo nên những nghiệp cực ác, cho đến kiếp sau cùng, dù đã chứng đắc quả vị Vô sanh cũng vẫn phải trả những món nợ xa xưa ấy. Những điều trên cho ta thấy rằng, năng lực của nghiệp rất công bình, thể hiện rất rõ nét và xuyên suốt cuộc đời Ngài. Thần thông là yếu tố siêu phàm nhưng không thể chuyển đổi được nghiệp lực mà mình đã tạo, điều đó thể hiện rất rõ nét qua những đặc điểm trong đời Ngài, đặc biệt là ba yếu tố sau: thần thông đối với dòng họ Thích, thần thông với mẫu thân và thần thông với nghiệp của Ngài.
1. Thần thông với dòng họ Thích:
“Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.”
Hai câu thơ trong tác phẩm truyện Kiều bất hủ của Nguyễn Du đã thuyết minh được phần nào về giáo lý Nghiệp của đạo Phật. Nghiệp là hành động của thân, khẩu và ý có tác ý . Trong suốt dòng sanh tử vô tận, con người đã tạo rất nhiều nghiệp thiện và ác; tất cả những nghiệp thiện, ác ấy dẫn đến sự khác biệt của muôn người với nhau. Nghiệp không phải là cái gì bất biến, mà nó luôn biến đổi theo thời gian và không gian, tùy theo những hành động của con người, của chúng sanh và không bao giờ mất đi được; đã tạo nghiệp thì hiển nhiên có quả báo.
Thuở Phật còn tại thế, vua Tỳ-lưu-ly thuộc nước Kiều-tất-la đã đem quân sát hại dòng họ Thích để rửa mối hận trong thuở thiếu thời. Mối hận ấy bắt nguồn từ sự thiếu chân thật của vua Ma-ha-nam, chủ nhân thành Ca-tỳ-la-vệ, thuộc dòng họ Thích. Thuở ấy, vua nước Kiều-tất-la là Ba-tư-nặc, là vua một nước giàu có, binh hùng, tướng mạnh. Ông biết thành Ca-tỳ-la-vệ có nhiều mỹ nữ nên muốn kết thân với nước này. Vua Ma-ha-nam vì thương công chúa xinh đẹp con của mình nên không muốn gả cho vua Ba-tư-nặc, bèn chọn một nàng tỳ nữ thật xinh đẹp tên là Mạt Lợi cho cải trang thành công chúa để gả cho vua nước này.
Tỳ nữ Mạt Lợi vừa xinh đẹp, khôn ngoan, lại phúc hậu cũng rất xứng đáng với ngôi vị hoàng hậu nước Kiều-tất-la. Ai cũng khen ngợi nàng nên vì thế không nghi ngờ gì về thân phận của nàng. Năm tháng dần trôi, hoàng hậu Mạt Lợi đã sanh cho vua Ba-tư-nặc hai hoàng nam tuấn tú đó là thái tử Kỳ-đà và hoàng tử Lưu Ly. Lúc bấy giờ, hoàng tử Lưu Ly còn nhỏ và được phụ hoàng gởi sang vương thành Ca-tỳ-la-vệ để học bắn cung, vì kỷ thuật bắn cung của dân Ca-tỳ-la-vệ rất điêu luyện. Trong lúc đang vui chơi, hoàng tử Lưu Ly thấy một ngôi nhà tráng lệ được trang trí rất đẹp, giữa nhà có đặt một bảo tòa sư tử rất đẹp và cao quí. Thấy vậy, hoàng tử liền leo lên bảo tòa ngồi chơi. Đúng lúc ấy, có một đoàn người thuộc dòng họ Thích đi qua, nổi giận mắng rằng:
“Mi là con của một đứa nữ tỳ hạ tiện, làm sao dám bước chân vào tòa giảng đường linh thiêng của ta, và làm ô uế bảo tòa sư tử này? Mi có biết là bọn ta xây ngôi giảng đường này để tiếp rước bậc Đại Thánh đức Phật Thích-ca về quê không? Làm sao một đứa ti tiện như mi lại có thể đặt chân đến một chỗ thanh tịnh thế này, có mau cút đi cho ta không?”
Hoàng tử Lưu Ly tuy còn nhỏ nhưng đã vốn có lòng sân giận và độc ác nên vô cùng tức giận và nói với Khổ Mẫu (tên người bạn thân, con của tể tướng nước Kiều-tất-la đi cùng với hoàng tử Lưu Ly) rằng:
“Khổ Mẫu! Chuyện hôm nay huynh hãy nhớ giùm tôi, ngày nào tôi lên ngôi vua thì việc thứ nhất là báo thù rửa cái nhục hôm nay.”
Nói xong liền cùng với tùy tùng trở về nước, từ đó cho đến lúc trưởng thành, hoàng tử Lưu Ly luôn ôm mối hận trong lòng. Với bản tánh độc ác và tham tàn, Lưu Ly đã tìm cách giết anh mình là thái tử Kỳ-đà và vua cha để lên ngôi vua. Ngay sau khi lên ngôi vua, việc làm gian ác tiếp theo của Lưu Ly là đích thân thống lãnh quân đội hùng mạnh của nước mình đi tàn sát vương thành Ca-tỳ-la-vệ để tiêu diệt dòng họ Thích.
Với năng lực thần thông siêu việt của mình, tôn giả Mục-kiền-liên biết được thảm hại diệt vong của dòng họ Thích, Ngài đã sử dụng thần thông đem năm trăm người dòng họ Thích bỏ vào bình bát của mình, cứu họ thoát khỏi thảm họa tàn sát của Lưu Ly, nhưng sau khi mở bình bát ra thì hỡi ôi, chỉ toàn là máu!
Đức Phật dạy tôn giả Mục-kiền-liên rằng, thần thông không thể thắng được nghiệp lực mà con người đã tạo ra. Và đức Phật đã kể về tiền kiếp của dòng họ Thích: Vào thời quá khứ, dân chúng thành Ca-tỳ-la-vệ là cư dân sinh sống ở một ngôi làng lớn, gặp kì đại hạn kéo dài, cỏ cây không sống được, lương thực của làng cũng không còn gì để ăn. Trong làng có một cái đầm rất lớn, trong đầm có một con cá khổng lồ tên là Ma-kiệt, vì đại hạn nên nước đầm này cũng khô, cá Ma-kiệt ấy cũng chịu chung số phận sống với chút ít nước còn lại dưới đáy bụng của mình. Cư dân trong làng vì không còn gì ăn nên muốn giết con cá Ma-kiệt này để ăn. Sau một hồi bàn cãi, họ quyết định dùng dao, rựa và rìu để bửa từng mảng thịt của cá Ma-kiệt mà không giết nó, để ăn được lâu dài. Cá Ma-kiệt đau đớn buốt xương, van nài dân làng hãy giết nó đi, đừng hành hạ nó đau đớn kinh khiếp từng ngày như vậy, nhưng cư dân vẫn không chịu nghe lời van lơn của cá Ma-kiệt. Với tâm căm thù kinh khiếp, cá Ma-kiệt đã phát lời thề rằng sẽ giết tất cả dân làng này ở đời sau để rửa hận. Đức Phật dạy rằng, cá Ma-kiệt chính là tiền thân của vua Tỳ-lưu-ly.
Với tâm độc ác của vua Lưu Ly như thế, đức Phật đã cho mọi người biết rằng, trong vòng bảy ngày sau ông sẽ bị thảm họa chết cháy. Nghe lời tiên đoán của Phật, vua Lưu Ly rất kinh khiếp, vội cùng với quần thần lên đại thuyền trốn ra giữa biển khơi để lánh nạn. Bảy ngày trôi qua, đến đêm thứ bảy, một cung nữ của vua đã vô tình làm đổ ngọn đèn, gặp gió lớn ngọn lửa bốc cao, thiêu sống toàn bộ vua quan và thể nữ. Đức Phật dạy rằng: “Lấy oán báo oán, oán thêm chồng chất; lấy ân báo oán, oán ấy mới tiêu”.
2. Thần thông với mẫu thân
Đông phương có những truyền thống rất cao đẹp mà các nước khác ở Tây phương không có được. Một trong những truyền thống cao đẹp ấy là hạnh hiếu. Hạnh hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên là một trong những tấm gương sáng ngời nhất. Hạnh hiếu ấy có liên quan đến hai yếu tố thần thông và nghiệp lực.
Sau khi giã biệt cuộc sống hồng trần để bước chân vào con đường xuất thế, Tôn giả Mục-kiền-liên đã nỗ lực tu tập chỉ trong một tuần đã chứng được quả vị Vô sanh, chứng được năng lực thần thông siêu việt nhất. Lúc ấy vì lòng hiếu thảo cao cả, Ngài đã dùng thiên nhãn siêu nhiên quan sát tìm thân mẫu mình đang ở cảnh giới nào hầu mong được đáp đền công đức sanh thành trong muôn một.
Nhưng với thần lực thiên nhãn siêu nhiên ấy, Tôn giả Mục-kiền-liên cũng không tìm thấy mẹ mình. Bởi mẹ Ngài, là bà Thanh Đề lúc sanh tiền đã tạo quá nhiều nghiệp ác: tội không tin Tam bảo, hủy báng Phật, phá hoại Chánh pháp, dối gạt, đánh đập chư Tăng, lại đi phụng thờ ngoại đạo, giết hại sinh linh để tế thần… Những tội nghiệp cực trọng ấy chính là nguyên nhân để bà Thanh Đề chịu khổ đau hành hình nơi địa ngục A-tỳ kinh khiếp nhất. Với tội nghiệp tham lam, bỏn sẻn... bà lại bị đọa đày trong loài ngạ quỉ không được uống ăn. Trường hợp của bà Thanh Đề vừa bị đọa vào địa ngục chịu đủ mọi cực hình đau đớn nhất, lại chịu khổ đói khát của loài ngạ quỉ, đây quả là trường hợp đáng thương, đau xót nhất. Với năng lực thần thông siêu việt, Tôn giả đã quan sát mọi cảnh giới cũng không tìm thấy mẹ mình. Ngài đã thưa cùng đức Phật, đức Phật chỉ nơi thọ khổ báo của mẹ Ngài và ban cho Ngài cây tích trượng để mở cửa ngục Cao-tường thăm viếng mẹ. Nhìn thấy khổ cảnh đọa đày kinh khiếp của mẹ, tôn giả dâng lên mẹ một bát cơm, nhưng hỡi ôi, cơm bốc cháy thành lửa dữ:
“Lòng bỏn xẻn tiền căn chưa dứt
Sợ chúng ma cướp giựt của bà.
Cơm chưa đưa đến miệng đà
Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu.”
Thần thông đệ nhất cũng đành bó tay không giúp gì được dù đó là người mẹ thân yêu nhất của mình. Rời A-tỳ ngục, Tôn giả Mục-kiền-liên cầu xin đức Phật cứu giúp. Vâng lời đức Phật, Ngài đã thành tâm cung thỉnh đức Phật và chư Thánh Tăng tịnh tu trong ba tháng hạ, thiết lễ trai Tăng nhất tâm chú nguyện, thị hiện năng lực siêu phàm, phóng đại hào quang tiếp độ mẫu thân Ngài và vô số chúng sanh trong địa ngục thác sanh về cõi trời Đao Lợi hưởng phước thanh nhàn.
Ở đây, chúng ta nhận thấy, thần thông và sự chú nguyện của đức Phật và chư Thánh Tăng là một đại duyên lành để trợ lực cho bà Thanh Đề phát khởi tín tâm, ăn năn sám hối những tội nghiệp của mình. Bà Thanh Đề đã hoàn toàn hối lỗi qua chén cơm hóa lửa, qua sự tra tấn cực hình, qua lời thuyết pháp khuyên răn chí tình của Tôn giả Mục-kiền-liên… Tất cả những điều ấy cộng với năng lực chú nguyện của đức Phật, của chư Thánh Tăng… đấy là đại thiện duyên để bà Thanh Đề thành tâm sám hối tất cả tội nghiệp sâu xa của mình, khiến cho thân tâm thanh tịnh, những thiện nghiệp trong tiền kiếp mót từng hạt gạo cúng chùa đã trở về… Đây mới là nguyên nhân chính hợp cùng với đại thiện duyên trên để đưa bà Thanh Đề từ chốn tối tăm, đọa đày, đau khổ, đói khát trong khổ cảnh địa ngục và ngạ quỉ, thác sanh về cõi trời Đao lợi hưởng phước an lành.
3.Thần thông và nghiệp lực của Ngài
Thần thông không thể hoán cải được nghiệp của người khác và cũng không thể vượt qua được nghiệp lực của chính bản thân mình. Chính vì thế mà đức Phật không khuyến khích các đệ tử mình tu tập cầu chứng thần thông. Bởi vì khi có thần thông mà tâm chưa được thanh tịnh thì sẽ phát sanh lòng tham lam, tìm cầu nơi thế quyền, danh vọng… đó chính là rơi vào con đường tu tập của hàng ngoại đạo hay ma Ba tuần…
Thời Phật còn tại thế, có rất nhiều ngoại đạo tu tập cầu chứng thần thông. Họ dùng thần thông để lừa bịp thiên hạ, lôi kéo tín đồ, tìm cầu danh vọng và lợi dưỡng. Từ ngày tôn giả Mục-kiền-liên được đức Phật cho sử dụng thần thông để hóa độ hàng ngoại đạo, phần đông họ đã quay về với Chánh pháp, nhưng vẫn còn một số vì nghiệp lực sâu xa, họ không những không quay về Chánh pháp mà ngược lại họ nuôi lòng căm thù tìm cơ hội để giết hại Tôn giả: “Một hôm trên đường hoằng dương Chánh pháp, Mục-kiền-liên đi qua núi Ý-tư-xá-lê. Bọn lõa hình ngoại đạo thám thính biết rõ lộ trình, chúng tụ tập nhau trên núi âm mưu phục kích. Khi Tôn giả vừa tới nơi mai phục, chúng từ trên núi xô đá xuống. Đá rơi ầm ầm như sấm rền, thác đổ, che lấp cả lối đi. Nhục thân tứ đại của Tôn giả bị đá đập nát, máu tuôn đầm đìa. Thật là rùng rợn! Thật là thảm thương! Vậy mà bọn ngoại đạo lại lấy làm đắc ý, toại nguyện vì đã trả được mối thâm thù. Chúng không làm gì được Phật thì chúng sát hại đệ tử thượng thủ của Phật để làm cho Phật pháp mất uy danh. Tin tôn giả Mục-kiền-liên bị ám hại truyền đến tai đức Thế Tôn và vua A-xà-thế, nhà vua nổi giận hạ lệnh bắt hết cả ngàn hung thủ lõa thể để ném vào hầm lửa, thần thức chúng sa đọa vào địa ngục.”
Đọc qua lịch sử của tôn giả Mục-kiền-liên, gặp điểm này, vẫn không ít người thắc mắc: Tại sao Tôn giả có đệ nhất thần thông lại để bọn ngoại đạo ám hại dễ dàng như vậy? Đối với các bậc chân tu thì chuyện sống chết tự tại như thay áo: cái áo này đã dơ, đã cũ thì nên thay cái áo mới, sạch hơn, đẹp hơn. Thân này đã già cõi, bệnh tật thì nên từ bỏ không cần lưu luyến. Hơn nữa những nghiệp bất thiện mà Tôn giả từng tạo trong quá khứ như giết hại vô số sinh vật trong lúc làm nghề chài lưới, nghe lời người vợ độc ác đánh đập cha mẹ, đem cha mẹ bỏ vào núi rừng… Những nghiệp trong quá khứ như thế đã đến lúc trả quả nên Ngài không sử dụng thần thông để trốn chạy, mà an nhiên nhận lãnh, đó mới chính là tinh thần vô úy, là chân lý của nghiệp. Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo! Ta không cần báo trước, Mục-kiền-liên đã biết trước rồi. Tôn giả có thể dùng thần thông để bảo vệ mình, nhưng đó không phải là biện pháp cứu cánh, vì nghiệp vẫn cứ đeo mang. Tôn giả biết trước mà vẫn an nhiên tiến đến cái chết vì Ngài muốn trả một lần cho dứt nghiệp hầu an nhàn thành Phật đạo ở mai sau. Cái cao quí nhất là Mục-kiền-liên đã hy sinh tuẫn tử vì đạo pháp, nêu gương sáng cho mọi người, mọi thời. Các ông hãy nêu gương ấy của Tôn giả.”
Nghiệp là một hành động tất yếu của chúng sanh, đã tạo nghiệp ắt phải trả quả, cho dù đó là một Bậc đệ nhất thần thông như tôn giả Mục-kiền-liên cũng không trốn tránh nghiệp xấu của mình. Ý thức được bài pháp sống động qua thần thông và nghiệp lực của tôn giả Mục-kiền-liên, chúng ta hãy cẩn trọng tỉnh giác trong lúc tạo nghiệp của mình, lúc nào cũng cố gắng tạo những nghiệp thiện, nghiệp tốt để tự thăng hoa chính mình ngay trong hiện tại cũng như vô lượng kiếp về sau. ❑
Đó là một câu trong “Tứ hoằng thệ nguyện” của người con Phật. Đến với Phật Pháp là đến với kho tàng kinh điển mênh mông, được mệnh danh là “Tam tạng kinh điển”. Tam tạng kinh điển gồm có: Kinh tạng, luật tạng và luận tạng, trong ấy chứa đựng vô lượng pháp môn tu học để hành giả áp dụng tu tập vượt thoát khổ đau. Suốt một đời người bỏ công ra đọc (chưa cần hiểu nghĩa) cũng chưa chắc là đọc hết được, nhưng người con Phật với chí nguyện cao cả phải phát nguyện học tập không nản lòng “thệ nguyện học”.
Trong Tam tạng kinh điển, chúng ta bắt gặp rất nhiều thuật ngữ Phật học, thần thông và nghiệp lực là hai trong những thuật ngữ phổ thông nhất, hầu như người con Phật nào cũng hiểu và biết được. Cuộc đời của tôn giả Mục-kiền-liên, ngoài thể hiện hiếu tâm cao cả, Ngài còn là một vị Thánh đệ tử có thần thông bậc nhất, bên cạnh ấy nghiệp lực của Ngài cũng được thể hiện rất rõ nét. Hai yếu tố thần thông và nghiệp lực diễn ra trong cuộc đời Ngài một cách rõ ràng và sâu sắc; đôi lúc như có phần mâu thuẫn nhau, điều này gây ra những thắc mắc không nhỏ cho những người sơ cơ mới tìm hiểu về Phật giáo. Trong bài này, người viết xin giới thiệu đôi nét về thần thông và nghiệp lực qua cuộc đời của tôn giả Mục-kiền-liên.
A. Thần thông qua cuộc đời của Ngài
Trong những đấng giáo chủ sáng lập ra những tôn giáo lớn, hay những bậc đạo sư sáng lập nên những triết lý, học phái… chắc chắn không có một đấng giáo chủ hay đạo sư nào có được chúng đệ tử xuất gia cũng như tại gia nhiều như đức Phật. Chỉ cần nhìn vào hình ảnh đức Phật mỗi buổi bình minh cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo theo sau, từng bước khất thực trang nghiêm trên xứ Ấn, thì không một vị giáo chủ nào, đạo sư nào có được diễm phúc như vậy. Trong số hàng ngàn vị Tỳ-kheo, bậc A-la-hán, đệ tử đức Thế Tôn ấy thì tôn giả Mục-kiền-liên được đức Phật và Thánh chúng khẳng định là bậc có thần thông vĩ đại nhất, và thường được gọi là bậc có thần thông đệ nhất.
1. Nguyên nhân cầu thần thông
Theo từ điển Phật học, thần thông được giải thích như sau: Thần có nghĩa là không lường được, thông có nghĩa là không trở ngại. Không thể lường được lại có sức lực không gì trở ngại được thì gọi là thần thông. Với năng lực thần thông siêu tuyệt của mình, tôn giả Mục-kiền-liên có thể dời non, lấp bể, biến hóa tự tại… tùy duyên giáo hóa, cứu độ chúng sanh.
Không phải vô tình hay ngẫu nhiên mà hai tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên trở thành hai vị Đại đệ tử của đức Thế Tôn, mà nhờ vào nhân duyên từ vô lượng kiếp trong quá khứ hai Ngài đã từng quì dưới chân đức Phật Anomadassi thành tâm phát nguyện trở thành những Đại đệ tử của đức Phật trong kiếp sau cùng (đức Phật Thích-ca). Cũng như thế, không phải vô tình mà tôn giả Mục-kiền-liên trở thành bậc Thánh có thần thông đệ nhất. Nguyên nhân có được năng lực thần thông siêu việt ấy là nhờ trong tiền kiếp Ngài đã phát nguyện: Thuở ấy, Ngài là một ngư phủ làm nghề đánh cá; hằng ngày đánh bắt hàng trăm con cá để đem ra chợ bán. Cho đến một hôm, chàng ngư phủ chợt ý thức về những việc làm sát hại sinh vật của mình là tàn nhẫn, không lương thiện và chàng quyết định bỏ nghề đánh cá để lên thành thị chọn một nghề lương thiện để sinh sống. Cũng chính nhờ nhân duyên đổi nghề, tại thành thị ấy chàng đã gặp một vị Bích Chi Phật, và chàng đã thỉnh vị Bích Chi Phật về nhà cúng dường trai phạn. May mắn thay cho chàng, vị Bích Chi Phật này có năng lực thần thông siêu phàm, sau khi thọ trai xong, cảm động trước tấm lòng thành của chàng thanh niên trẻ, vị Bích Chi Phật đã hóa hiện những năng lực thần biến siêu phàm: trên thân nước chảy, dưới thân lửa cháy, bay lượn du hành tự tại trên không trung… Chứng kiến được diệu cảnh hy hữu ấy, chàng thanh niên đã đem tất cả lòng thành phát nguyện cầu chứng được thần thông siêu việt ở đời sau. Nhờ nhân duyên ấy, cộng với quyết tâm tu tập của Ngài, trải qua vô lượng kiếp và đến thời đức Phật Thích-ca, Ngài xuất gia nỗ lực tinh tấn tu tập, và chỉ trong vòng bảy ngày đã chứng được thần thông bậc nhất không ai so sánh được. Cũng nhờ năng lực thần thông ấy đã giúp Ngài rất nhiều trong việc đem Phật pháp giáo hóa độ sanh, hàng phục ngoại đạo…
2. Thần thông với sự nghiệp hoằng pháp
Đức Thế Tôn không khuyến khích hàng đệ tử Ngài sử dụng thần thông để hoằng pháp, bởi vì thần thông nếu không được sử dụng một cách đúng đắn thì dễ sanh ra tự cao ngã mạn… rơi vào tà đạo. Hơn nữa các loài phi nhân hay ma ba tuần thường sử dụng thần thông để gạt người. Chính vì thế mà đức Thế Tôn không cho hàng đệ tử Ngài sử dụng thần thông để hoằng pháp lợi sanh. Trường hợp tôn giả Mục-kiền-liên có lẽ là một ngoại lệ. Đức Phật không cấm tôn giả Mục-kiền-liên sử dụng thần thông để độ sanh vì đấy là hạnh nguyện của tôn giả đã gieo trồng trong vô lượng kiếp, hơn nữa tôn giả Mục-kiền-liên là một vị A-la-hán đã đoạn tận tham sân si, và có lòng đại bi, hiếu hạnh; do vậy trong hàng đệ tử đức Thế Tôn, chỉ có mình tôn giả Mục-kiền-liên được cho phép sử dụng thần thông tự tại để giáo hóa mọi người.
Đọc qua sự nghiệp giáo hóa của tôn giả Mục Kiền Liên, ta thấy có nhiều điều nổi bật đáng cho ta ca ngợi và kính ngưỡng: Dời núi độ phạm chí ngoại đạo, hàng phục ác quỉ, chúng ngạ quỉ thưa hỏi nhân duyên nghiệp báo, sắc đẹp không cự nổi thần thông…
a. Dời núi độ Phạm chí: Thuở đức Phật còn tại thế, có rất nhiều ngoại đạo phạm chí, họ cũng có những năng lực tu luyện chứng đắc thần thông, nhưng vì họ chỉ lo tu luyện cầu chứng đắc thần thông để tìm cầu lợi danh và sự cung kính của người đời. Tại biên giới phía nam Ấn Độ có nhiều ngoại đạo Phạm chí cũng tu luyện chứng đắc thần thông, họ có khả năng hô mưa, gọi gió, dời núi, lấp sông… làm cho vua, quan và dân chúng nước này đều tuân phục, thờ kính họ, vì họ không tu tập từ tâm nên khi được cung kính họ càng tỏ ra ngã mạn, tự cao, chìm đắm trong danh lợi, không hề tin tưởng đến Phật pháp.
Vâng lời dạy của đức Phật, tôn giả vận dụng thần thông đến nước ấy để giáo hóa. Khi đến nơi thấy một ngọn núi đang chuyển động, Ngài quan sát biết được những ngoại đạo Phạm chí đang vận dụng thần lực để dời ngọn núi đi nơi khác làm con đường cho vua. Ngài liền bay lên đứng trụ trên đỉnh núi, làm ngọn núi đang di chuyển bỗng đứng yên không hề nhúc nhích, các Phạm chí sử dụng tất cả năng lực thần biến của mình cũng không sao di chuyển được. Trong lúc các ngoại đạo đang hoang mang chưa biết cách nào để di dời ngọn núi, trước mặt vua và thần dân, tôn giả Mục Kiền Liên đã dùng thần thông làm ngọn núi biến thành một khu đất bằng phẳng để vua làm đường và dân chúng sinh sống. Bọn ngoại đạo Phạm chí vô cùng kính phục, cùng với vua quan và thần dân chắp tay cầu xin tôn giả thâu nhận làm đệ tử, tôn giả Mục-kiền-liên từ chối và hướng dẫn họ về qui y với Chánh pháp, qui y với đức Thế Tôn, cả vua quan và thần dân nước này trở thành những vị Phật tử thuần lương sống an lạc trong giáo pháp của đức Phật.
b. Chúng ngạ quỉ thưa hỏi về nhân duyên nghiệp báo:
Với năng lực thần thông siêu việt của mình, tôn giả Mục-kiền-liên không những du hành thăm viếng các cõi Phật, xuống các địa ngục quan sát khổ báo chúng sanh… mà Ngài còn quan sát biết được mọi nhân duyên tiền kiếp của các chúng sanh khác. Chính vì thế mà Ngài là một trong những chứng nhân vĩ đại để đức Phật thuyết các kinh về ngạ quỉ, chư thiên, địa ngục… Đặc biệt, Ngài thường dạy cho các ngạ quỉ biết về tiền thân của chúng:
“Một hôm, tôn giả hành cước bên bờ sông Hằng, lúc ấy ánh sáng nhạt dần như rút theo con nước, màu hoàng hôn hoang vắng, Tôn giả thấy ban đêm đi hành hóa không tiện, bèn ngồi tịnh lự bên bờ sông.
Gió chiều nhẹ thổi, không trung lác đác vài vì sao. Bên bờ sông Hằng các loài ngạ quỉ lắm phen tụ tập, muốn tìm nước uống để trừ đói khát, nhưng gặp phải một con quỉ hung ác giữ mé sông, tay cầm gậy sắt xua đuổi, do đó các quỉ đói không dám đến gần bờ nước. Mục-kiền-liên ngồi ngay thẳng chánh niệm, thấy các loài ngạ quỉ thọ tội không đồng, bèn gọi chúng lại. Nhân cơ hội ấy, chúng quỉ thưa hỏi về nhân duyên tội nghiệp.
Quỉ thứ nhất hỏi: Tôn giả! Đời trước chúng tôi là người nay bị đọa làm thân quỉ đói, thường bị khổ khát, nghe nói nước sông trong mát, mà khi đến lấy nước uống, nước liền nóng sôi, chỉ cần hớp một miếng, lục phủ ngũ tạng liền cháy tiêu, còn bị quỉ giữ nước sông cầm gậy đánh đuổi. Xin hỏi tôn giả chúng tôi do nghiệp gì mà thọ khổ báo này?
Mục-kiền-liên dùng sức định thần thông quan sát nhân quả ba đời và nói cho ngạ quỉ này nghe: Đời trước ngươi làm thầy toán số, khi nói tướng kiết hung cho người, nói dối nhiều hơn nói thật, tùy ý khen chê, tự xưng mình thông suốt mà thật là dối láo, vì muốn cầu lợi dưỡng không thương người mê muội nên mới thọ nghiệp báo như vậy.”
Cứ như thế từng ngạ quỉ lần lượt thưa hỏi về nhân duyên nghiệp báo của mình, vì lòng từ bi, Ngài tận tình quan sát trả lời, làm cho các ngạ quỉ kính phục Ngài, lo ăn năn, sám hối tội nghiệp của mình, Ngài hướng các ngạ quỉ qui ngưỡng về chánh pháp tu tập, dần dần thoát khổ.
c. Thần thông với sắc đẹp:
Trong các giai thoại về thần thông của tôn giả Mục-kiền-liên, câu chuyện Ngài hóa độ nàng Liên Hoa Sắc là câu chuyện để lại trong ta nhiều ấn tượng nhất: Nàng Liên Hoa Sắc là một người con gái rất đẹp, lại là con gái duy nhất của gia đình trưởng giả ở thành Đức-xoa-thi-la. Khi nàng lên mười sáu tuổi, cha nàng kén rể lập gia thất cho nàng. Không bao lâu cha nàng qua đời, bà mẹ góa bụa của nàng bèn tư thông với chồng nàng, lúc ấy nàng đã có một người con gái với người chồng này. Khi hay biết được việc này, nàng quá đau khổ và quyết định bỏ nhà ra đi. Một thời gian sau, nàng được một thương gia cưới về làm vợ. Có một lần, người chồng thương gia này đi buôn bán từ Đức-xoa-thi-la trở về lén lấy nàng một ngàn đồng tiền vàng để mua tiểu thiếp. Sợ nàng biết, ông đưa tiểu thiếp mới mua qua giấu ở nhà một người bạn. Khi nàng hay tin, lòng ghen và tức giận nổi lên, liền tìm đến nhà người bạn ấy để đánh ghen kẻ cướp chồng nàng. Khi đến nơi, nàng không thể chịu đựng được sự trớ trêu của kiếp người nên té xỉu xuống đất, vì người con gái ấy chính là đứa con của nàng với người chồng trước.
Quá uất hận trước hoàn cảnh éo le của thế thái nhân tình, nàng chán ghét tất cả mọi người, chán ghét cả thế gian… và bỏ nhà ra đi dấn thân vào con đường thanh lâu, tửu điếm, làm kẻ mua vui cho thiên hạ, lúc này nàng mới ba mươi tuổi. Với nhan sắc diễm lệ, cộng với lòng căm hận cả thế thái nhân tình, nàng đã làm không biết bao gia đình tan nhà nát cửa, phát triển mọi sinh hoạt tội lỗi của mình.
Tôn giả Mục-kiền-liên sử dụng năng lực thần thông hàng phục các ngoại đạo, phần lớn những ngoại đạo này đều kính ngưỡng quay đầu về với Chánh pháp, nhưng có một số không chịu khuất phục, tuy thế không làm sao hại được Tôn giả, họ bèn thuê nàng Liên Hoa Sắc dùng sắc đẹp của nàng để quyến rũ tôn giả Mục-kiền-liên, hằng mong hạ uy tín và làm nhục Ngài. Không còn phân biệt thiện ác, vốn dĩ đã hận đời, nàng đã đồng ý ra sức cám dỗ Ngài.
Một buổi sáng đẹp trời, nàng chọn một khu đồi vắng đẹp, nơi tôn giả Mục-kiền-liên thường khất thực đi ngang qua; đợi Ngài đến gần, nàng dùng lời đường mật, dáng điệu mê hồn ngỏ lời cám dỗ: “Thưa Tôn giả, Ngài có bận đi đâu không? Ngài có thể dừng chân nói chuyện với em không ạ!”.
Với năng lực thần thông siêu việt của mình, tôn giả biết được mọi động cơ, suy nghĩ của Liên Hoa Sắc, Ngài liền cảnh tỉnh nàng:
“Bần đạo kinh tởm cái chòi bằng nhiều khúc xương, chằng chịt bằng những sợi dây gân, chứa đựng toàn những vật ô uế, mùi hôi xông lên khó ngửi. Những uế vật ấy được bài tiết theo cửu khiếu thường trực. Nhờ lớp da bao bọc, bằng không cái thân nhơ uế của tín nữ còn đáng kinh tởm hơn nhiều. Nếu mọi người đều thấy rõ thực chất ấy đáng gớm trong cơ thể tín nữ, thì họ sẽ tránh xa tín nữ như tránh xa hầm phẩn vậy.”
Vừa kính, vừa sợ vì chưa từng gặp được một người nào phát ngôn với một tư duy sâu sắc như thế; nhưng vẫn có chút tự ái và sân giận trong lòng, Liên Hoa Sắc vẫn cố gắng khiêu khích: “Thưa Ngài Sa-môn, thưa người hùng! Những lời Ngài nói hoàn toàn đúng sự thật. Nhưng người đời đa số đều thích nhào xuống hầm phẩn ấy, như bò già bị sa lầy.”
Trước những lời khiêu khích của Liên Hoa sắc, vì tưởng mình như những thế nhân thường tình, Ngài đã nhấn mạnh tâm định của mình:
“Này tín nữ, người lấy chàm hoặc nước sơn để nhuộm hoặc tô màu hư không sẽ hoài công vô ích. Tâm hồn của bần đạo như hư không, tín nữ chớ đem cái tâm niệm dục nhiễm của tín nữ mà đánh giá tâm vô cấu, vô nhiễm của bần đạo. Nếu tín nữ không kịp thời tỉnh ngộ, đình chỉ dục niệm bất chánh thì cầm bằng như con thiêu thân lao đầu vào lửa tự sát.”
Bằng năng lực thần thông hiểu biết mọi tâm niệm của người khác (tha tâm thông), tôn giả Mục-kiền-liên đã nói lên mọi suy nghĩ, động cơ cũng như những khổ đau, tư tưởng hận đời… của nàng, vì sao nàng đến đây… Khi nghe những lời của Tôn giả dạy, Liên Hoa Sắc vô cùng kính phục và hoảng sợ, nàng quì xuống, chắp tay cầu xin sự cứu giúp của Tôn giả, vì nàng nghĩ rằng tội nghiệp của nàng đã gây ra quá nặng khó lòng cứu được. Ngài từ bi chỉ dạy:
“Cô không nên tự làm khổ mình, cũng đừng thất vọng, tội nghiệp dù nặng đến đâu chỉ cần một phen sám hối thì đều có thể cứu vãn, y phục dơ có thể giặt giũ, thân thể ô uế có thể dùng nước tẩy trừ, tâm không thanh tịnh có thể dùng Phật pháp rửa sạch. Trăm dòng sông nhớp nhúa một phen chảy vào biển cả, nước biển lớn thảy đều làm sạch nước trăm sông. Lời dạy của đức Thế Tôn đủ sức khiến thanh tịnh lòng người ô uế, có thể cho sám hối những tội nghiệp quá khứ.”
Nghe những lời dạy của Tôn giả, nàng Liên Hoa Sắc vô cùng mừng rỡ cúi đầu đảnh lễ sám hối Tôn giả và xin phát nguyện xuất gia. Tôn giả Mục-kiền-liên chấp thuận lời cầu xin sám hối của nàng và hướng dẫn nàng trở về tinh xá diện kiến đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đã thuyết pháp cho nàng nghe và gởi nàng sang xuất gia tu học trong giáo đoàn Ni giới. Không còn bận tâm quyến luyến bất cứ điều gì trong cõi hồng trần, nàng Liên Hoa Sắc đã nỗ lực tinh tấn tu tập, và chỉ sau một thời gian ngắn nàng đã chứng được quả vị vô sanh. ❑
B. Nghiệp lực qua cuộc đời Tôn giả Mục-kiền-liên:
Nếu thần thông của Tôn giả Mục-kiền-liên là cánh diều no gió tung bay trên trời cao để hoằng hóa độ sanh một cách tự tại, thì những nghiệp bất thiện mà Tôn giả đã tạo trong tiền kiếp lại như tảng đá lớn níu dây diều trở lại, để rồi cuối cùng khi trời ngừng gió thì cánh diều lại rơi. Yếu tố này trong các kinh sách Phật giáo gọi là: “thần thông không thắng được nghiệp báo”. Cuộc đời của Tôn giả Mục-kiền-liên từ trong vô thỉ kiếp luôn ẩn chứa những nghiệp cực thiện và cực ác, để đến kiếp sau cùng mọi hậu quả tốt xấu đều hiện hành. Điều này thể hiện rất rõ nét qua hai yếu tố thần thông và nghiệp lực để lại bao suy tư, lo âu nhưng chứa dựng những điều kính phục sâu xa trong hàng triệu trái tim của người con Phật đến bây giờ và mãi ngàn sau. Trong vô lượng kiếp, Ngài đã từng cùng với Tôn giả Xá-lợi-phất quì dưới chân đức Phật Anomadassi để cúng dường và dâng lời phát nguyện trở thành Đại đệ tử của đức Phật Thích-ca, tạo một nghiệp cực thiện mà muôn triệu người khác không dễ gì làm được. Trong vô biên kiếp trước, Ngài đã từng cúng dường và phát nguyện cầu chứng thần thông trước sự chứng minh của một vị Bích-chi Phật, để rồi đến đời sau cùng, Ngài chứng đắc đệ nhất thần thông giữa muôn ngàn đệ tử của đức Phật v.v… Tích tụ thiện nghiệp trong nhiều đời nhiều kiếp như thế, đến đời sau cùng Ngài xuất gia tu tập, chứng được Thánh quả, siêu xuất luân hồi.
Bên cạnh những thiện nghiệp mà Ngài đã làm trong vô lượng kiếp trước, thì cũng có những nghiệp bất thiện mà Ngài đã tạo trong những kiếp lâu xa. Trong những đời quá khứ lâu xa ấy, Ngài đã từng nghe theo lời người vợ độc ác, đánh đập, bất hiếu với cha mẹ; đã từng làm nghề chài lưới để sát hại hàng triệu sinh linh… từ đó đã tạo nên những nghiệp cực ác, cho đến kiếp sau cùng, dù đã chứng đắc quả vị Vô sanh cũng vẫn phải trả những món nợ xa xưa ấy. Những điều trên cho ta thấy rằng, năng lực của nghiệp rất công bình, thể hiện rất rõ nét và xuyên suốt cuộc đời Ngài. Thần thông là yếu tố siêu phàm nhưng không thể chuyển đổi được nghiệp lực mà mình đã tạo, điều đó thể hiện rất rõ nét qua những đặc điểm trong đời Ngài, đặc biệt là ba yếu tố sau: thần thông đối với dòng họ Thích, thần thông với mẫu thân và thần thông với nghiệp của Ngài.
1. Thần thông với dòng họ Thích:
“Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.”
Hai câu thơ trong tác phẩm truyện Kiều bất hủ của Nguyễn Du đã thuyết minh được phần nào về giáo lý Nghiệp của đạo Phật. Nghiệp là hành động của thân, khẩu và ý có tác ý . Trong suốt dòng sanh tử vô tận, con người đã tạo rất nhiều nghiệp thiện và ác; tất cả những nghiệp thiện, ác ấy dẫn đến sự khác biệt của muôn người với nhau. Nghiệp không phải là cái gì bất biến, mà nó luôn biến đổi theo thời gian và không gian, tùy theo những hành động của con người, của chúng sanh và không bao giờ mất đi được; đã tạo nghiệp thì hiển nhiên có quả báo.
Thuở Phật còn tại thế, vua Tỳ-lưu-ly thuộc nước Kiều-tất-la đã đem quân sát hại dòng họ Thích để rửa mối hận trong thuở thiếu thời. Mối hận ấy bắt nguồn từ sự thiếu chân thật của vua Ma-ha-nam, chủ nhân thành Ca-tỳ-la-vệ, thuộc dòng họ Thích. Thuở ấy, vua nước Kiều-tất-la là Ba-tư-nặc, là vua một nước giàu có, binh hùng, tướng mạnh. Ông biết thành Ca-tỳ-la-vệ có nhiều mỹ nữ nên muốn kết thân với nước này. Vua Ma-ha-nam vì thương công chúa xinh đẹp con của mình nên không muốn gả cho vua Ba-tư-nặc, bèn chọn một nàng tỳ nữ thật xinh đẹp tên là Mạt Lợi cho cải trang thành công chúa để gả cho vua nước này.
Tỳ nữ Mạt Lợi vừa xinh đẹp, khôn ngoan, lại phúc hậu cũng rất xứng đáng với ngôi vị hoàng hậu nước Kiều-tất-la. Ai cũng khen ngợi nàng nên vì thế không nghi ngờ gì về thân phận của nàng. Năm tháng dần trôi, hoàng hậu Mạt Lợi đã sanh cho vua Ba-tư-nặc hai hoàng nam tuấn tú đó là thái tử Kỳ-đà và hoàng tử Lưu Ly. Lúc bấy giờ, hoàng tử Lưu Ly còn nhỏ và được phụ hoàng gởi sang vương thành Ca-tỳ-la-vệ để học bắn cung, vì kỷ thuật bắn cung của dân Ca-tỳ-la-vệ rất điêu luyện. Trong lúc đang vui chơi, hoàng tử Lưu Ly thấy một ngôi nhà tráng lệ được trang trí rất đẹp, giữa nhà có đặt một bảo tòa sư tử rất đẹp và cao quí. Thấy vậy, hoàng tử liền leo lên bảo tòa ngồi chơi. Đúng lúc ấy, có một đoàn người thuộc dòng họ Thích đi qua, nổi giận mắng rằng:
“Mi là con của một đứa nữ tỳ hạ tiện, làm sao dám bước chân vào tòa giảng đường linh thiêng của ta, và làm ô uế bảo tòa sư tử này? Mi có biết là bọn ta xây ngôi giảng đường này để tiếp rước bậc Đại Thánh đức Phật Thích-ca về quê không? Làm sao một đứa ti tiện như mi lại có thể đặt chân đến một chỗ thanh tịnh thế này, có mau cút đi cho ta không?”
Hoàng tử Lưu Ly tuy còn nhỏ nhưng đã vốn có lòng sân giận và độc ác nên vô cùng tức giận và nói với Khổ Mẫu (tên người bạn thân, con của tể tướng nước Kiều-tất-la đi cùng với hoàng tử Lưu Ly) rằng:
“Khổ Mẫu! Chuyện hôm nay huynh hãy nhớ giùm tôi, ngày nào tôi lên ngôi vua thì việc thứ nhất là báo thù rửa cái nhục hôm nay.”
Nói xong liền cùng với tùy tùng trở về nước, từ đó cho đến lúc trưởng thành, hoàng tử Lưu Ly luôn ôm mối hận trong lòng. Với bản tánh độc ác và tham tàn, Lưu Ly đã tìm cách giết anh mình là thái tử Kỳ-đà và vua cha để lên ngôi vua. Ngay sau khi lên ngôi vua, việc làm gian ác tiếp theo của Lưu Ly là đích thân thống lãnh quân đội hùng mạnh của nước mình đi tàn sát vương thành Ca-tỳ-la-vệ để tiêu diệt dòng họ Thích.
Với năng lực thần thông siêu việt của mình, tôn giả Mục-kiền-liên biết được thảm hại diệt vong của dòng họ Thích, Ngài đã sử dụng thần thông đem năm trăm người dòng họ Thích bỏ vào bình bát của mình, cứu họ thoát khỏi thảm họa tàn sát của Lưu Ly, nhưng sau khi mở bình bát ra thì hỡi ôi, chỉ toàn là máu!
Đức Phật dạy tôn giả Mục-kiền-liên rằng, thần thông không thể thắng được nghiệp lực mà con người đã tạo ra. Và đức Phật đã kể về tiền kiếp của dòng họ Thích: Vào thời quá khứ, dân chúng thành Ca-tỳ-la-vệ là cư dân sinh sống ở một ngôi làng lớn, gặp kì đại hạn kéo dài, cỏ cây không sống được, lương thực của làng cũng không còn gì để ăn. Trong làng có một cái đầm rất lớn, trong đầm có một con cá khổng lồ tên là Ma-kiệt, vì đại hạn nên nước đầm này cũng khô, cá Ma-kiệt ấy cũng chịu chung số phận sống với chút ít nước còn lại dưới đáy bụng của mình. Cư dân trong làng vì không còn gì ăn nên muốn giết con cá Ma-kiệt này để ăn. Sau một hồi bàn cãi, họ quyết định dùng dao, rựa và rìu để bửa từng mảng thịt của cá Ma-kiệt mà không giết nó, để ăn được lâu dài. Cá Ma-kiệt đau đớn buốt xương, van nài dân làng hãy giết nó đi, đừng hành hạ nó đau đớn kinh khiếp từng ngày như vậy, nhưng cư dân vẫn không chịu nghe lời van lơn của cá Ma-kiệt. Với tâm căm thù kinh khiếp, cá Ma-kiệt đã phát lời thề rằng sẽ giết tất cả dân làng này ở đời sau để rửa hận. Đức Phật dạy rằng, cá Ma-kiệt chính là tiền thân của vua Tỳ-lưu-ly.
Với tâm độc ác của vua Lưu Ly như thế, đức Phật đã cho mọi người biết rằng, trong vòng bảy ngày sau ông sẽ bị thảm họa chết cháy. Nghe lời tiên đoán của Phật, vua Lưu Ly rất kinh khiếp, vội cùng với quần thần lên đại thuyền trốn ra giữa biển khơi để lánh nạn. Bảy ngày trôi qua, đến đêm thứ bảy, một cung nữ của vua đã vô tình làm đổ ngọn đèn, gặp gió lớn ngọn lửa bốc cao, thiêu sống toàn bộ vua quan và thể nữ. Đức Phật dạy rằng: “Lấy oán báo oán, oán thêm chồng chất; lấy ân báo oán, oán ấy mới tiêu”.
2. Thần thông với mẫu thân
Đông phương có những truyền thống rất cao đẹp mà các nước khác ở Tây phương không có được. Một trong những truyền thống cao đẹp ấy là hạnh hiếu. Hạnh hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên là một trong những tấm gương sáng ngời nhất. Hạnh hiếu ấy có liên quan đến hai yếu tố thần thông và nghiệp lực.
Sau khi giã biệt cuộc sống hồng trần để bước chân vào con đường xuất thế, Tôn giả Mục-kiền-liên đã nỗ lực tu tập chỉ trong một tuần đã chứng được quả vị Vô sanh, chứng được năng lực thần thông siêu việt nhất. Lúc ấy vì lòng hiếu thảo cao cả, Ngài đã dùng thiên nhãn siêu nhiên quan sát tìm thân mẫu mình đang ở cảnh giới nào hầu mong được đáp đền công đức sanh thành trong muôn một.
Nhưng với thần lực thiên nhãn siêu nhiên ấy, Tôn giả Mục-kiền-liên cũng không tìm thấy mẹ mình. Bởi mẹ Ngài, là bà Thanh Đề lúc sanh tiền đã tạo quá nhiều nghiệp ác: tội không tin Tam bảo, hủy báng Phật, phá hoại Chánh pháp, dối gạt, đánh đập chư Tăng, lại đi phụng thờ ngoại đạo, giết hại sinh linh để tế thần… Những tội nghiệp cực trọng ấy chính là nguyên nhân để bà Thanh Đề chịu khổ đau hành hình nơi địa ngục A-tỳ kinh khiếp nhất. Với tội nghiệp tham lam, bỏn sẻn... bà lại bị đọa đày trong loài ngạ quỉ không được uống ăn. Trường hợp của bà Thanh Đề vừa bị đọa vào địa ngục chịu đủ mọi cực hình đau đớn nhất, lại chịu khổ đói khát của loài ngạ quỉ, đây quả là trường hợp đáng thương, đau xót nhất. Với năng lực thần thông siêu việt, Tôn giả đã quan sát mọi cảnh giới cũng không tìm thấy mẹ mình. Ngài đã thưa cùng đức Phật, đức Phật chỉ nơi thọ khổ báo của mẹ Ngài và ban cho Ngài cây tích trượng để mở cửa ngục Cao-tường thăm viếng mẹ. Nhìn thấy khổ cảnh đọa đày kinh khiếp của mẹ, tôn giả dâng lên mẹ một bát cơm, nhưng hỡi ôi, cơm bốc cháy thành lửa dữ:
“Lòng bỏn xẻn tiền căn chưa dứt
Sợ chúng ma cướp giựt của bà.
Cơm chưa đưa đến miệng đà
Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu.”
Thần thông đệ nhất cũng đành bó tay không giúp gì được dù đó là người mẹ thân yêu nhất của mình. Rời A-tỳ ngục, Tôn giả Mục-kiền-liên cầu xin đức Phật cứu giúp. Vâng lời đức Phật, Ngài đã thành tâm cung thỉnh đức Phật và chư Thánh Tăng tịnh tu trong ba tháng hạ, thiết lễ trai Tăng nhất tâm chú nguyện, thị hiện năng lực siêu phàm, phóng đại hào quang tiếp độ mẫu thân Ngài và vô số chúng sanh trong địa ngục thác sanh về cõi trời Đao Lợi hưởng phước thanh nhàn.
Ở đây, chúng ta nhận thấy, thần thông và sự chú nguyện của đức Phật và chư Thánh Tăng là một đại duyên lành để trợ lực cho bà Thanh Đề phát khởi tín tâm, ăn năn sám hối những tội nghiệp của mình. Bà Thanh Đề đã hoàn toàn hối lỗi qua chén cơm hóa lửa, qua sự tra tấn cực hình, qua lời thuyết pháp khuyên răn chí tình của Tôn giả Mục-kiền-liên… Tất cả những điều ấy cộng với năng lực chú nguyện của đức Phật, của chư Thánh Tăng… đấy là đại thiện duyên để bà Thanh Đề thành tâm sám hối tất cả tội nghiệp sâu xa của mình, khiến cho thân tâm thanh tịnh, những thiện nghiệp trong tiền kiếp mót từng hạt gạo cúng chùa đã trở về… Đây mới là nguyên nhân chính hợp cùng với đại thiện duyên trên để đưa bà Thanh Đề từ chốn tối tăm, đọa đày, đau khổ, đói khát trong khổ cảnh địa ngục và ngạ quỉ, thác sanh về cõi trời Đao lợi hưởng phước an lành.
3.Thần thông và nghiệp lực của Ngài
Thần thông không thể hoán cải được nghiệp của người khác và cũng không thể vượt qua được nghiệp lực của chính bản thân mình. Chính vì thế mà đức Phật không khuyến khích các đệ tử mình tu tập cầu chứng thần thông. Bởi vì khi có thần thông mà tâm chưa được thanh tịnh thì sẽ phát sanh lòng tham lam, tìm cầu nơi thế quyền, danh vọng… đó chính là rơi vào con đường tu tập của hàng ngoại đạo hay ma Ba tuần…
Thời Phật còn tại thế, có rất nhiều ngoại đạo tu tập cầu chứng thần thông. Họ dùng thần thông để lừa bịp thiên hạ, lôi kéo tín đồ, tìm cầu danh vọng và lợi dưỡng. Từ ngày tôn giả Mục-kiền-liên được đức Phật cho sử dụng thần thông để hóa độ hàng ngoại đạo, phần đông họ đã quay về với Chánh pháp, nhưng vẫn còn một số vì nghiệp lực sâu xa, họ không những không quay về Chánh pháp mà ngược lại họ nuôi lòng căm thù tìm cơ hội để giết hại Tôn giả: “Một hôm trên đường hoằng dương Chánh pháp, Mục-kiền-liên đi qua núi Ý-tư-xá-lê. Bọn lõa hình ngoại đạo thám thính biết rõ lộ trình, chúng tụ tập nhau trên núi âm mưu phục kích. Khi Tôn giả vừa tới nơi mai phục, chúng từ trên núi xô đá xuống. Đá rơi ầm ầm như sấm rền, thác đổ, che lấp cả lối đi. Nhục thân tứ đại của Tôn giả bị đá đập nát, máu tuôn đầm đìa. Thật là rùng rợn! Thật là thảm thương! Vậy mà bọn ngoại đạo lại lấy làm đắc ý, toại nguyện vì đã trả được mối thâm thù. Chúng không làm gì được Phật thì chúng sát hại đệ tử thượng thủ của Phật để làm cho Phật pháp mất uy danh. Tin tôn giả Mục-kiền-liên bị ám hại truyền đến tai đức Thế Tôn và vua A-xà-thế, nhà vua nổi giận hạ lệnh bắt hết cả ngàn hung thủ lõa thể để ném vào hầm lửa, thần thức chúng sa đọa vào địa ngục.”
Đọc qua lịch sử của tôn giả Mục-kiền-liên, gặp điểm này, vẫn không ít người thắc mắc: Tại sao Tôn giả có đệ nhất thần thông lại để bọn ngoại đạo ám hại dễ dàng như vậy? Đối với các bậc chân tu thì chuyện sống chết tự tại như thay áo: cái áo này đã dơ, đã cũ thì nên thay cái áo mới, sạch hơn, đẹp hơn. Thân này đã già cõi, bệnh tật thì nên từ bỏ không cần lưu luyến. Hơn nữa những nghiệp bất thiện mà Tôn giả từng tạo trong quá khứ như giết hại vô số sinh vật trong lúc làm nghề chài lưới, nghe lời người vợ độc ác đánh đập cha mẹ, đem cha mẹ bỏ vào núi rừng… Những nghiệp trong quá khứ như thế đã đến lúc trả quả nên Ngài không sử dụng thần thông để trốn chạy, mà an nhiên nhận lãnh, đó mới chính là tinh thần vô úy, là chân lý của nghiệp. Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo! Ta không cần báo trước, Mục-kiền-liên đã biết trước rồi. Tôn giả có thể dùng thần thông để bảo vệ mình, nhưng đó không phải là biện pháp cứu cánh, vì nghiệp vẫn cứ đeo mang. Tôn giả biết trước mà vẫn an nhiên tiến đến cái chết vì Ngài muốn trả một lần cho dứt nghiệp hầu an nhàn thành Phật đạo ở mai sau. Cái cao quí nhất là Mục-kiền-liên đã hy sinh tuẫn tử vì đạo pháp, nêu gương sáng cho mọi người, mọi thời. Các ông hãy nêu gương ấy của Tôn giả.”
Nghiệp là một hành động tất yếu của chúng sanh, đã tạo nghiệp ắt phải trả quả, cho dù đó là một Bậc đệ nhất thần thông như tôn giả Mục-kiền-liên cũng không trốn tránh nghiệp xấu của mình. Ý thức được bài pháp sống động qua thần thông và nghiệp lực của tôn giả Mục-kiền-liên, chúng ta hãy cẩn trọng tỉnh giác trong lúc tạo nghiệp của mình, lúc nào cũng cố gắng tạo những nghiệp thiện, nghiệp tốt để tự thăng hoa chính mình ngay trong hiện tại cũng như vô lượng kiếp về sau. ❑