Thật tướng của vạn pháp qua ngũ nhãn của nhà phật.

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
* Nhìn vạn pháp dưới nhãn quan Phật giáo.

Kính thưa Quí Thiện hữu tri thức.

Con người do đâu mà có ?

Vạn vật nguồn gốc từ đâu sanh ?

....... Đó là những thắc mắc mà nhân loại từng trăn trở tư duy. Để rồi từ đó nảy sinh ra nhiều tư tưởng, nhiều Tôn giáo, nhiều trường phái triết học, hầu giải đáp những suy tư mà sức con người khó lý giải rốt ráo được.

....... Hôm nay, Thiên Anh xin mạo muội đưa ra "cái thấy" của mình ở vấn đề trên. - Bằng "cái thấy không phải bằng con mắt". Thông qua chủ đề:

THẬT TƯỚNG CỦA VẠN PHÁP QUA NGŨ NHÃN CỦA NHÀ PHẬT.

Kính mong các bậc cao minh từ bi chỉ giáo.

Kính mong quí Thiện hữu tri Thức hỷ xả cho những sơ xuất trong cách thức trình bày.

Kính mong được tương trợ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Pháp là gì ?

* Pháp Tướng tông định nghĩa :

Pháp: người ta có thể hiểu Pháp là "tất cả những gì có đặc tính của nó - không khiến ta lầm với cái khác - có những khuôn khổ riêng của nó để nó làm phát sinh trong đầu óc ta một khái niệm về nó" (nhậm trì tự tính, quỹ sinh vật giải 任持自性、軌生物解).

....... Từ ngữ "vạn Pháp" có thể gần như từ ngữ vạn vật của thế gian), nhưng hàm ý rộng hơn. Nói chung mọi đơn vị hiện tượng trong vũ trụ, từ vật chất đến tinh thần, mỗi mỗi đều thuộc là phạm trù của Pháp. Ở duy thức luận, chia tất cả pháp ra làm 100 món, gọi là Bách Pháp. (xem thêm Đại thừa bách pháp minh môn luận). Có thể hiểu. PHÁP: là con người và đối tượng biết của con người.


* Tùy theo trình độ nhận thức mà thấy hiện tượng và bản chất các pháp khác nhau.

....... + Ngoài những sự nhận thức thấy biết thông thường của các pháp, thì còn có sự thấy riêng biệt của các pháp, sẽ do tùy điều kiện mà có sai khác.

....... Dân gian có câu nói :

"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"

....... Thật vậy, tuy là muôn tượng vạn pháp rộn ràng trong vũ trụ, tuy nói là "pháp" có những khuôn khổ riêng của nó để nó làm phát sinh trong đầu óc ta một khái niệm về nó" . Nhưng mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi tâm lý, mỗi điều kiện thực tế v.v... mà mỗi cá nhân sẽ thấy HIỆN TƯỢNG VÀ BẢN THỂ CÁC PHÁP SAI KHÁC.

....... Ví như: cùng xem một buổi trình diễn ca nhạc v.v... nhưng người làm nghề thợ may, thì thấy rõ anh kép này mặc bộ đồ rất thời trang, đường kim mũi chỉ tuy vậy mà chưa được khéo v.v... , Anh làm nghề Bác sĩ thì lại thấy: làn hơi của anh kép này có vấn đề về hệ hô hấp, hệ thần kinh có thể bị stresss v.v... Như vậy: Cùng một hiện tượng, hoặc bản thể của một pháp; sẽ có những sự thấy, cảm nhận khác nhau, tùy theo trình độ (tu chứng) của mỗi người.

ở đây những sự thấy sai khác như vậy, được triễn khai theo định hướng: THẤY QUA NGŨ NHÃN.
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Ngũ nhãn.

"Mấy ai đã vào vòng,
Thiền định và an tịnh,
Cảm thông được "cái thấy".
Không phải bằng con mắt..."
(???)

....... Vâng thưa các Bạn. Có những cái thấy "không phải bằng con mắt..." (là cái thấy chân thật).

....... Với sự tu tập Giới- Định- Huệ, hành giả sẽ trãi nghiệm được. "Cái thấy" đó gọi là Ngũ nhãn. Gồm có :

Nhục nhãn, Thiên nhãn, pháp nhãn, Huệ nhãn và Phật nhãn.

....... Để lược giải nghĩa Ngũ nhãn, có bài kệ rằng:

Thiên nhãn thông phi ngại,
Nhục nhãn ngại phi thông.
Pháp nhãn duy quán tục,
Huệ nhãn liễu tri không.
Phật nhãn như thiên nhật,
Chiếu dị thể hoàn đồng.

Dịch nghĩa:

Thiên nhãn thông chẳng ngại,
Nhục nhãn ngại chẳng thông.
Pháp nhãn hay quán tục (tục đế),
Huệ nhãn thấu rõ không (chơn đế).
Phật nhãn như ngàn nhật (mặt trời),
Chiếu dị (khác) thể vẫn đồng.


1/. Nhục nhãn: Là con mắt thịt.

ĐTĐL dạy: Ví như tấm gương vốn sẳn có tánh phản chiếu, nhưng do bị bụi trần che lắp nên chẳng có thể chiếu được các ảnh, nếu được bụi trần được quét sạch thì tánh phản chiếu của gương liền được hiện ra như cũ. Cũng như vậy, Bồ tát đã diệt trừ hết các cấu pháp nên được nhục nhãn thanh tịnh. Do nhân duyên được nhục nhãn thanh tịnh mà Bồ tát có được thiên nhãn. Rồi do nhân duyên tu tập thiền định mà dần dần Bồ tát thanh tịnh được thiên nhãn. Rồi Bồ tát lại còn phải tu vô lượng phước đức trí huệ, mới thanh tịnh được 3 nhãn sau. Khi được thanh tịnh tối thắng rồi mới thấy được cùng khắp cả đại thiên thế giới.

+ Thế nào là diệt trừ cấu pháp, mà Nhục nhãn được thanh tịnh ?

- Nhục nhãn là con mắt thịt của chúng ta, nhưng nếu ta dùng để nhìn ngó không chân chánh thì liền bị dính mắt vào 6 trần, nên phải bị ô nhiễm. Do bị ô nhiễm mà chướng ngại cho 5 nhãn kia phát huy tác dụng. Do đó trước khi tu 5 nhãn kia thì phải dùng con mắt thịt nhìn ngó chân chánh, không tà vạy, đó là Thanh tịnh nhục nhãn.

* Cái thấy bằng nhục nhãn, là cái thấy phiến diện, cái thấy bị bóp méo chưa đúng sự thật, cái thấy cạn cợt chưa có chiều sâu.

....... Do vì bị vô minh che ám, nên nhục nhãn bị hạn chế, do vậy hành giả đi vào thiền định, trí huệ để tìm vào thực chất của sự thấy...
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Thiên nhãn.

* Thiên nhãn thông chẳng ngại.

....... Thiên nhãn là cái thấy không bị ngăn ngại.- Không bị ngăn ngại bởi tường vách, không bị ngăn ngại bởi không gian gần hay xa, không bị ngăn ngại bởi ngày hay đêm v.v...
Bởi vì cái thấy của Thiên nhãn không bị giới hạn bởi con mắt.

....... Thưở đức Phật còn tại thế, 1 trong 10 vị đệ tử lớn của Phật là ngài A Na Luật, do vì quá tinh tấn tu hành thiền định, không ngũ trong nhiều ngày đêm, kết quả đôi mắt của ngài bị mù. Đức Phật đã cảm thương mà dạy ngài Thiên nhãn thông, và ngài đã chứng đắc thần thông ấy, được mệnh danh là thiên nhãn đệ nhất. Kinh Duy ma Cật. Phẩm đệ tử. A na Luật có ghi lại sức thấy của ngài như sau:

Con nhớ lại ngày xưa, ở một chỗ đi kinh hành, khi đó có Phạm vương tên là Nghiêm Tịnh cùng với muôn vị Phạm vương phóng hào quang sáng suốt, đến chỗ của con cúi đầu làm lễ, hỏi con: "A-na-luật, thiên nhãn của ngài thấy xa được bao nhiêu?" Con liền đáp rằng: "Này nhân giả! Tôi thấy cõi tam thiên đại thiên thế giới của đức Phật Thích-ca-mâu-ni này như xem trái am-ma-lặc ở trong lòng bàn tay."

Trong kinh luận có dạy các nguyên nhân để được Thiên nhãn:

- Do tu tập thiền định mà có được thiên nhãn.
- Do nghiệp quả báo đời trước mà đời nay có được thiên nhãn.​

....... Ở đây chúng ta sẽ tư duy về .- Do tu tập định và huệ mà có được Thiên nhãn, và Do nghiệp quả báo mà có được thiên nhãn.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
* Thiên nhãn thông chẳng ngại.

....... Thiên nhãn là cái thấy không bị ngăn ngại.- Không bị ngăn ngại bởi tường vách, không bị ngăn ngại bởi không gian gần hay xa, không bị ngăn ngại bởi ngày hay đêm v.v...
Bởi vì cái thấy của Thiên nhãn không bị giới hạn bởi con mắt.

....... Thưở đức Phật còn tại thế, 1 trong 10 vị đệ tử lớn của Phật là ngài A Na Luật, do vì quá tinh tấn tu hành thiền định, không ngũ trong nhiều ngày đêm, kết quả đôi mắt của ngài bị mù. Đức Phật đã cảm thương mà dạy ngài Thiên nhãn thông, và ngài đã chứng đắc thần thông ấy, được mệnh danh là thiên nhãn đệ nhất. Kinh Duy ma Cật. Phẩm đệ tử. A na Luật có ghi lại sức thấy của ngài như sau:



Trong kinh luận có dạy các nguyên nhân để được Thiên nhãn:

- Do tu tập thiền định mà có được thiên nhãn.
- Do nghiệp quả báo đời trước mà đời nay có được thiên nhãn.​

....... Ở đây chúng ta sẽ tư duy về .- Do tu tập định và huệ mà có được Thiên nhãn, và Do nghiệp quả báo mà có được thiên nhãn.

Kính chào đạo hữu Thiên Anh!
Theo vodanh thấy trong ngũ nhãn thì Thiên Nhãn là phần đặc biệt, khác với 4 loại nhãn còn lại.
Bốn loại nhãn:
-nhục nhãn.
-pháp nhãn.
-huệ nhãn.
-phật nhãn
thuộc về cấp độ nhận thức, có đặc tính của nhận thức, là tính biết.
Riêng thiên nhãn có đặc tính của phương tiện nhận thức, nên thiên nhãn là sự hổ trợ cho các nhãn khác.
Kính!
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Thiên nhãn.

* Do 10 Thiện nghiệp mà có được Thiên nhãn.

Trong kinh Thập thiện nghiệp đạo.- Đức Phật dạy:

- 3 nghiệp về thân : không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm

- 4 nghiệp về miệng (tức về khẩu nghiệp) : không nói dối, không nói lưỡi hai chiều, không nói ác khẩu, không nói lời thêu dệt,

- 3 nghiệp về ý : không tham lam, không sân hận, không si mê tà kiến.


muoi-nghiep-lanh_350x462.jpg


....... Nếu có chúng sanh nào tu 10 thiện nghiệp trên đây thì được thiện báo sanh về cõi Trời, và đương nhiên chúng sanh ấy có được "thiên nhãn"

....... Đối với con mắt thiên nhãn này, vị thiên chúng đó nhìn xuyên qua lăng kính 10 thiện nghiệp sẽ thấy được :

+ Chúng sanh nào cùng hung cực ác, phạm nặng nề đầy đủ 10 thiện nghiệp (tức là gây 10 ác nghiệp, bằng cách làm ngược lại 10 thiện nghiệp ở trên), thì nhất định đọa vào địa ngục A Tỳ chịu tội khổ rất nặng (đây là thấy đến địa ngục A Tỳ).

+ Chúng sanh nào quá nặng về 3 nghiệp của ý: tham lam, sân hận, si mê tà kiến. thì đọa vào cõi Ngạ quỷ, chịu khổ về thiêu đốt, đói khát.

+ Chúng sanh nào quá nặng về 3 nghiệp của miệng: nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói ác khẩu, nói lời thêu dệt, thì bị quả báo đọa làm loài súc sanh, chịu cái khổ ăn nuốt lẫn nhau.

+ Chúng sanh nào 10 nghiệp, có tu cũng có phạm cân bằng nhau thì sanh vào loài người, chịu cảnh sống có khổ có sướng.

+ Chúng sanh nào 10 nghiệp, có tu nhưng nặng phạm về nghiệp sân, thì sanh về cõi A Tu La, hưỡng phước báu nữa vời, hay đấu tranh khủng bố...

+ Chúng sanh nào tu 10 nghiệp được đầy đủ, thì sanh về 6 từng trời thuộc cõi Dục như: Tứ vương Thiên, Đao Lợi thiên, Dạ Ma thiên, Đâu suất đà thiên, Hóa lạc Thiên, Tha hóa Tự tại thiên...( đây là thấy đến trời Hữu đãnh)

....... Những chúng sanh được sanh về các cõi trời này, do nghiệp báu đời trước ,nên vừa sanh ra là có được Thiên nhãn, nhưng cũng do phước báu nhiều hay ít mà tầm thấy biết của thiên nhãn đó cũng sai khác nhau.


 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Thiên nhãn.

* Do tu tập thiền định mà có được thiên nhãn.

+ Thiền là pháp tu tập bằng cách luyện tâm. có 3 trạng thái: 1. tỉnh lặng mọi vọng tưởng còn gọi là CHỈ. 2. Quán sát tâm theo một đề mục gọi là QUÁN. 3. Gồm tu cả 2 trạng thái Chỉ và quán .

+ Có rất nhiều loại Thiền định, nhưng ở đây chỉ quán sát về Tứ Thiền và Tứ Định, là 2 loại thiền định chung cho cả Thế gian thiền và Xuất thế gian Thiền (xem thêm Thiền Tông VN)

....... Tứ Thiền và Tứ Định Muốn có được thì đầu tiên phải thoát ly và đoạn diệt phiền não ở Dục giới (còn gọi là Ly sanh hỷ lạc, vào Sơ Thiền).

....... Khi hành giả đắc được 4 tầng Thiền: Sơ thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, thì sẽ sanh về Sắc Giới Thiên, gồm có :

*Sơ thiền, có 3 cõi
- Phạm chúng
- Phạm phụ
- Đại phạm
*Nhị thiền, có 3 cõi
- Thiều quang
- Vô lượng quang
- Quang Âm
*Tam thiền, có 3 cõi
- Thiều tịnh
- Vô lượng tịnh
- Biến tịnh
*Tứ thiền, có 9 cõi
- Vô Vân, Phước sinh, Quảng quả (Vô tưởng), Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện kiến, Thiện hiện, Sắc cứu cánh, Ma-hê-thủ-la.

....... Khi hành giả đắc được 4 tầng Định:
*Không vô biên xứ định
*Thức vô biên xứ định
*Vô sở hữu xứ định
*Phi tưởng phi phi tưởng xứ định

thì sanh về Cõi Trời Vô Sắc giới.

....... Hành giả sanh về các cõi trời Sắc giới và Vô Sắc Giới, đương nhiên là có được Thiên nhãn.

....... Nhưng thực chất Thiên nhãn của cả 3 cõi Trời Dục, Sắc, Vô Sắc chỉ thấy được NHÂN QUẢ, và một phần sự sanh tử luân hồi của chúng sanh, còn đối với THẬT TƯỚNG CÁC PHÁP, nếu không hướng tâm về Phật pháp) thì mù mịt thúc thủ vô phương. Như trong đoạn kinh sau diễn tả:


Kinh : “Lại nữa, Anan, từ chỗ cao tột của Sắc Giới này lại có hai đường rẽ.

“Nếu nơi tâm xả bỏ, phát minh được Trí Huệ, sánh sáng Trí Huệ viên thông, thì ra khỏi cõi trần, thành vị A La Hán, vào Bồ Tát Thừa. Một hạng như vậy, gọi là Hồi Tâm Đại A La Hán.
“Nếu nơi tâm xả bỏ, thành tựu sự chán bỏ, biết thân là ngăn ngại, trên cái ngăn ngại ấy vào cái Không. Một hạng như vậy, gọi là Không Xứ.

“Các ngăn ngại đã tiêu, nhưng cái Vô Ngại không diệt, trong đó còn lưu lại thức A Lại Da nguyên vẹn và nửa phần vi tế của thức Mạt Na. Một hạng như vậy, gọi là Thức Xứ.

“Sắc, Không đã hết, cái Thức Tâm diệt xong, mười phương vắng lặng, tuyệt không qua lại. Một hạng như vậy, gọi là Vô Sở Hữu Xứ.

“Thức tánh bất động, do nghiên cùng cái Diệt, trong nơi vô tận, bày ra cái tánh dứt hết, như còn mà chẳng còn, như hết mà chẳng hết. Một hạng như vậy, gọi là Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Xứ.

“Những hạng đó nghiên cùng cái Không, mà chẳng tột hết Lý Không. Từ Bất Hoàn Thiên, thì cái Thánh Đạo đã đến giới hạn tột cùng. Một hạng như vậy, gọi là Bất Hồi Tâm Độn A La Hán.

“Nếu từ cõi trời Vô Tưởng của các ngoại đạo, nghiên cùng cái Không mà chẳng quay lại, mê lầm không nghe Chánh Pháp thì sẽ vào luân hồi.

“Anan, trên các cõi trời đó, mỗi người trời là những phàm phu theo sự báo đáp của nghiệp quả. Quả hết thì rơi luân hồi. Thiên Vương của các cõi ấy tức là Bồ Tát, dạo qua Tam Ma Địa mà lần lượt tăng tiến trên đường hướng về Phật Đạo.

“Anan, các cõi trời Tứ Không đó, thân tâm diệt hết, cái tánh Định hiện tiền, không có sắc pháp của nghiệp quả. Từ đó đến cuối cùng, gọi là Vô Sắc Giới.

“Những hạng đó chẳng rõ tánh Diệu Giác Minh Tâm, chứa nhóm vọng tưởng mà phát sanh, vọng có ra ba cõi. Ở trong đó, hư vọng theo bảy nẻo chìm đắm, mỗi một chúng sanh theo loại của mình.

(Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông)
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Pháp nhãn.

* Pháp nhãn duy quán tục (tục đế).

Định nghĩa: Pháp nhãn là con mắt "Chánh pháp" mà có công năng quán được Chân lý "Tục Đế". (tức là pháp nhãn thấy được một phần của Thật Tướng các pháp)

+ Thế nào là " Tục Đế " ?

- Tục - Là Thế tục, là những quy ước mà người thế gian cho đó là Chân lý. Đối với "Tục Đế" là "Chân Đế" (chân lý tuyệt đối). Tục Đế muốn nói ở đây, là những ( chân lý tương đối ) phương tiện mà đức Phật đã dạy ở những kinh điển Nhị thừa pháp, như Tứ Diệu Đế, 12 nhân duyên v.v…

+ Khi hành giả tu tập và quán sát những chân lý Tục Đế sẽ phát sanh được Pháp nhãn.

....... Thật tướng các pháp, có 2 phần, Phần hiện tượng và phần Bản thể. Pháp nhãn thấy được Thật tướng hiện tượng của các pháp.

....... Thí dụ: Khi hành giả quán "các pháp do duyên sanh", sẽ thấy được tính chất, vô thường, vô ngã của vạn pháp.

.


images


Như kinh Bát Đại Nhân Giác dạy: Đệ nhất giác ngộ: Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu; như thị quán sát, tiệm ly sinh tử.
Dịch Nghĩa:
Điều giác ngộ thứ nhất: Thế gian vốn vô thường, cõi nước rất mong manh, bốn đại lại khổ không, năm ấm là vô ngã, luôn sinh diệt biến đổi, giả dối không có chủ, tâm là nguồn việc ác, thân là rừng nghiệp tội; nếu quán sát như thế, lần lần lìa sinh tử.

....... Vô thường, vô ngã, khổ, không, vô lạc, bất tịnh.- là Thật tướng hiện tượng của vạn pháp .- Thấy được Chân lý này, là đại biểu cho Chánh Pháp nhãn tịnh.

....... Muốn có được Pháp nhãn , phải tu quán Chân lý tục Đế.

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Bài này từ đây sẽ do VQ trực tiếp triển khai

Nhân Môn , Quả môn, Tích Môn, Bổn môn.

Kính thưa quí Đạo hữu trên diễn đàn.

....... ( Do vì một số trở ngại trong diễn thuyết của Thiên Anh. Nên từ bài này trở đi V/Q sẽ trực tiếp triển khai đề tài này, xin Quí ĐH thông cảm.)

....... Trước khi trình bày tiếp chủ đề. V/Q xin nói lượt về 4 tự môn (như trên) của một người (đệ tử Phật) muốn diễn thuyết về kinh điển của Đạo Phật.

1/. Nhân Môn: Là hành giả đang học đang tu, chưa được chứng đắc trọn vẹn, nhưng vì muốn gánh vác Phật sự Hoằng pháp, báo Phật ân đức, nên mạnh dạn đem những điều tâm đắc chia sẻ với người hữu duyên.- Đó gọi là "Tự hành- hóa tha".

2/. Quả Môn: Giáo hóa trên Quả môn là đem sự tài đức, thực chứng của mình ra cảm hóa chúng sanh, nếu đòi hỏi điều này thì sự giảng pháp ai dám tự xưng mình là bậc chứng đắc (?)

3/. Tích Môn: Là nói về Thực tế bản thân Đức Phật, trong thế giới sanh diệt.

4/. Bổn môn: Là nói về giáo pháp Đệ nhất nghĩa.

....... Ở bài viết này, chỉ trọng về Nhân Môn, các môn khác thì tùy duyên.

Kính mong Quí Đạo hữu lượng thứ.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Pháp nhãn.

* Sự tương quan giữa Thiên nhãn và Pháp nhãn.

....... Đại trí Độ Luận dạy:

- Do tu tập thiền định mà có được thiên nhãn.
- Do nghiệp quả báo đời trước mà đời nay có được thiên nhãn.
....... Thiên nhãn thường phát sanh ngay nơi nhục nhãn, khiến nhục nhãn có thể thấy cùng khắp cả đại thiên thế giới mà chẳng có gì ngăn ngại cả. Nhờ có thiên nhãn khai thông các chướng ngại, nên nhục nhãn có thể thấy được thông suốt như vậy.

....... Trong trường hợp được quả báo sanh làm Trời, thì liền có thiên nhãn, chẳng cần phải nhiếp tâm mà vẫn thấy thông suốt được.

....... Từ lời dạy trên, ta có thể suy ra:

+ Được quả báo sanh thiên, thì liền có được thiên nhãn, chẳng cần nhiếp tâm thiền định.

+ Nếu chỉ là hành giả sơ tu, thì phải nhờ thiền định nhiếp tâm "chánh quán" thì mới có được thiên nhãn. Nhiếp tâm chánh quán, nghĩa là phải tu chỉ và quán theo đề mục mà đức Phật đã dạy (như ở phần Pháp nhãn đã nói ở trên.

....... Như vậy.- Thiên nhãn và pháp nhãn có một sự liên hệ thâm sâu. Như bài viết sau:


- THIÊN-NHÃN:
Đây là loại mắt của chư THIÊN cùng với các bậc ngũ-thông Tiên-nhơn, loại mắt nầy hoặc do nơi Thiên-báo mà có, hoặc do nơi công tu tập trải qua nhiều năm tháng mà thành.
Với loại Thiên-nhãn nầy thì: - Trước, sau, trong, ngoài, gần, xa, sáng, tối, núi, gò, vách đá, sông, biển... chi-chi thảy đều thấy thông-suốt không chướng-ngại. Có thể thấy biết được chuyện vài ba ngàn kiếp trước và sau.
Loại Thiên-nhãn nầy nếu đem so-sánh:
a/- Với Phàm-phu Nhục-nhãn thì nó được xem là VÔ-NGẠI (không bị chướng-ngại).
b/- Với Nhị-thừa Huệ-nhãn thì nó vẫn còn là HỮU-NGẠI (vẫn còn có bị chướng-ngại) vì sự thấy biết vẫn còn nằm trong phạm-vi của cõi dục-giới và sắc-giới.
- PHÁP-NHÃN:
(Hay còn gọi là VÔ-NGẠI THIÊN-NHÃN).Đây là loại NHÃN của các bậc Đại-thừa Bồ-tát (từ Thập-tín trở lên đến Thập-địa và Đẳng-giác Bồ-tát, nhất-sanh Bổ-xứ Bồ-tát). Với loại NHÃN nầy quý NGÀI thấy rõ tất-cả các pháp “Thiệt-tướng, vô-tướng,” và các pháp-môn “thiện-xảo phương-tiện”. Vì thế cho nên quý NGÀI mới tùy theo được mọi căn-tánh của chúng-sanh mà đem pháp thích-hợp ra giáo-hóa không hề sai-lạc. Công-đức và sự thấy biết của Pháp-nhãn nầy vô-lượng, vô-biên không sao nói ra cho cùng-tận được...
Huệ-nhãn của Thanh-văn, Duyên-giác đem so với loại Bồ-tát Pháp-nhãn nầy thì cũng tỷ như là đem ánh-sáng của đom-đóm mà sánh với trăng rằm.
Đạt đến loại PHÁP-NHÃN nầy mới được thực-sự gọi là “VÔ-NGẠI THIÊN-NHÃN”
.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
* Sự tương quan giữa Thiên nhãn và Pháp nhãn.

....... Đại trí Độ Luận dạy:



....... Từ lời dạy trên, ta có thể suy ra:

+ Được quả báo sanh thiên, thì liền có được thiên nhãn, chẳng cần nhiếp tâm thiền định.

+ Nếu chỉ là hành giả sơ tu, thì phải nhờ thiền định nhiếp tâm "chánh quán" thì mới có được thiên nhãn. Nhiếp tâm chánh quán, nghĩa là phải tu chỉ và quán theo đề mục mà đức Phật đã dạy (như ở phần Pháp nhãn đã nói ở trên.

....... Như vậy.- Thiên nhãn và pháp nhãn có một sự liên hệ thâm sâu. Như bài viết sau:

Kính Ngài Viên Quang!
vodanh có những điểm chưa rõ xin ngài chỉ dẩn:
-Nếu thiên nhãn phát sanh từ nhục nhãn, vậy khi nhắm mắt lại thì thiên nhãn có thể dụng hay không?
-Người có thiên nhãn có thể dụng trong mọi tình huống hay phải thực hiện những nghi thức nào đó mới dụng được?
-Thiên nhãn phải qua thực tập rèn luyện tâm mà có, phải tu chỉ và quán, vậy nếu thiên nhãn thường phát sanh từ nhục nhãn, vậy ta phải nhiếp tâm quán về nhục nhãn để có thiên nhãn?
-Pháp nhãn thấy rõ tất cả các pháp, vậy ở đây pháp và chỉ sự vật, hay Pháp là nguyên lý của sự vật. Nếu Pháp ở đây là nguyên lý của sự vật thì Pháp nhãn là cái hiều biết sau cái thấy?
Nếu pháp ở đây chỉ sự vật, không chỉ sự biến động (nguyên lí) của sự vật, vậy Pháp Nhãn có thể hiểu là một dạng thiên nhãn vi tế hơn?
Kính Ngài chỉ điểm giúp!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trả lời ĐH vodanhladanh

Kính thăm sức khỏe ĐH được khương an, tráng kiện.

....... Thưa ĐH VQ chỉ là người đang tu học trên Nhân môn (nghĩa là dò dẳm từng bước vậy thôi !), nên sự hiểu biết về vấn đề này cũng rất hạn chế, mong ĐH chỉ xem những trao đổi này để tham khảo vậy thôi !

ĐH hỏi:

ĐH hỏi: -Nếu thiên nhãn phát sanh từ nhục nhãn, vậy khi nhắm mắt lại thì thiên nhãn có thể dụng hay không?

* Theo VQ : Người đã được thiên nhãn thì mở mắt hay nhắm mắt đều thấy được, bằng chứng là xưa kia ngài ngài A Na Luật, 1 trong 10 đệ tử lớn của đức Phật, tuy bị mù mà vẫn được đệ nhất thiên nhãn.

ĐH hỏi: -Người có thiên nhãn có thể dụng trong mọi tình huống hay phải thực hiện những nghi thức nào đó mới dụng được?

* Theo VQ : Người đã được thiên nhãn thì sở dụng trong mọi tình huống, khi thức cũng như khi ngũ, nhắm mắt hay mở mắt đều thấy, nhưng khi vào "thiền định" sẽ thấy rõ hơn.- Vì sau thiền định, hành giả có thể đi sâu vào cảnh giới thiền cao hơn lúc bình thường.

ĐH hỏi: -Thiên nhãn phải qua thực tập rèn luyện tâm mà có, phải tu chỉ và quán, vậy nếu thiên nhãn thường phát sanh từ nhục nhãn, vậy ta phải nhiếp tâm quán về nhục nhãn để có thiên nhãn?

* Theo Đại trí Độ Luận dạy:
....... Hỏi: Vì sao Phật nói đến việc Bồ tát thanh tịnh nhục nhãn trước, rồi mới nói đến việc thanh tịnh 4 nhãn kia ?

....... Đáp: Bồ tát trải qua nhiều kiếp tu hành, đã có được nhục nhãn thanh tịnh và cũng đã thanh tịnh được phần ít 4 nhãn kia.

....... Ví như tấm gương vốn sẳn có tánh phản chiếu, nhưng do bị bụi trần che lắp nên chẳng có thể chiếu được các ảnh, nếu được bụi trần được quét sạch thì tánh phản chiếu của gương liền được hiện ra như cũ. Cũng như vậy, Bồ tát đã diệt trừ hết hết các cấu pháp nên được nhục nhãn thanh tịnh. Do nhân duyên được nhục nhãn thanh tịnh mà Bồ tát có được thiên nhãn. Rồi do nhân duyên tu tập thiền định mà dần dần Bồ tát thanh tịnh được thiên nhãn. Rồi Bồ tát lại còn phải tu vô lượng phước đức trí huệ, mới thanh tịnh được 3 nhãn sau. Khi được thanh tịnh tối thắng rồi mới thấy được cùng khắp cả đại thiên thế giới.


....... Vâng ! Thưa bạn, muốn được thiên nhãn , trước phải "thanh tịnh nhục nhãn".

ĐH hỏi: -Pháp nhãn thấy rõ tất cả các pháp, vậy ở đây pháp và chỉ sự vật, hay Pháp là nguyên lý của sự vật. Nếu Pháp ở đây là nguyên lý của sự vật thì Pháp nhãn là cái hiều biết sau cái thấy?
Nếu pháp ở đây chỉ sự vật, không chỉ sự biến động (nguyên lí) của sự vật, vậy Pháp Nhãn có thể hiểu là một dạng thiên nhãn vi tế hơn?

* Theo VQ : Pháp nhãn là cái thấy "Thật tướng hiện tượng của vạn pháp", Pháp nhãn đồng thời với cái thấy không hai không khác, đồng thời pháp nhãn cũng là dạng thiên nhãn vi tế hơn.

(Bài sau VQ sẽ viết về Bản Thể và hiện tượng của vạn pháp).

Kính mời các bạn xem tiếp.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Pháp nhãn.

* Bí mật ẩn hiển câu thành môn, đó là đặc tính của các pháp.( Hiện tượng & Bản thể đồng hành.)

....... Trong mỗi đơn vị sự vật trong vũ trụ. mỗi mỗi đều chứa trong nhau 2 khía cạnh khác biệt - tuy khác biệt nhưng dung thông nhau, nương vào nhau mà tồn tại.

Ví như:

+ Ngày và đêm nương vào nhau mà thấy thời gian, nhưng khi thấy ngày hoặc thấy đêm, thì không thấy sự chấp thủ tâm ý quy ước.

+ Một bức tường sừng sửng trước mắt ta (hiển), nhưng nếu ta quán sát từng phần tử cấu thành viên gạch (ẩn) thì lúc quán đó chỉ thấy viên gạch mà không thấy được bức tường.

+ Ví như núi băng ở vùng Cực, đứng ở xa thì ta chỉ thấy núi băng đó là hiện tượng, nhưng núi băng chỉ là phần nổi, mà bản chất của núi băng là nước và độ lạnh đó là tiềm ẩn, là bản thể.

Tất cả những cái đó và v.v... là nguyên lý thứ 5, trong thập huyền môn mà kinh hoa Nghiêm đã dạy:

BÍ MẬT ẨN HIỂN CÂU THÀNH MÔN.

images


Như vậy:

* Hiện tượng là sự biểu hiện của vạn pháp.

* Bản thể là thực chất tiềm tàng của vạn pháp.

* Hiện tượng là hiện tượng của bản chất, bản chất là bản chất của hiện tượng, chúng không tách rời nhau. Nhưng chúng ta sẽ khó nhận ra đồng thời 2 mặt của sự vật nếu thiếu phương tiện. Phương tiện đó chính là : Pháp nhãn và Huệ nhãn, mà đỉnh cao là Phật nhãn.

* Tổ dạy : Pháp nhãn duy quán tục.

Nghĩa là pháp nhãn có công năng quán được Tục đế, nghĩa là quán được phần hiện tượng của vạn pháp.

Bài kệ trong luận Hiển Dương chánh giáo, có diễn tả hiện tượng và bản thể như sau:


"Tâm sinh chủng chủng pháp,

Tùy duyên thủy thượng âu,

Tánh chân như bất biến,

Như thủy bổn thanh trừng,

Bất biến tùy duyên chân thử tánh,

Tùy duyên bất biến thị tha tâm,

Minh tâm, minh liễu âu bào thượng,

Kiến tánh thâm tri thúy diện trừng."


Dịch :

Tâm sinh ra muôn pháp,

Tùy duyên sóng nước xao,

Tánh chân như bất biến,

Như nước vốn lặng trong,

Bất biến tùy duyên là tánh ấy,

Tùy duyên bất biến chính tâm này,

Minh tâm nhận rõ lao xao sóng,

Kiến tánh nhìn sâu mặt nước bằng.


* "Tánh Chân Như bất biến" chính là Bản Thể mà ở bài (sau) này muốn nói. (sẽ bàn ở phần Phật nhãn)

* "Minh tâm nhận rõ lao xao sóng," chính là hiện tượng tùy duyên huyễn hiện của vạn pháp mà với Pháp nhãn, người đệ tử Phật cần nhận ra.

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Pháp nhãn.

* Pháp nhãn của Bồ tát.

Tùy theo cấp độ tu chứng mà pháp nhãn của Thanh Văn, duyên giác và Bồ tát có cái thấy sâu cạn khác nhau.

Kinh dạy:

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Bồ tát dùng pháp nhãn, biết rõ người tùy tín hành, người tùy pháp hành, người tùy vô tướng hành, biết rõ người hành Không giải thoát môn, người hành Vô tướng giải thoát môn, người hành Vô tác giải thoát môn, mà có được 5 căn; do có được 5 căn mà được vô gián tam muội, do có được vô gián tam muội mà được giải thoát trí, khiến đoạn được 3 kiết sử, đoạn được các kiến chấp, trì trai giới, được quả vị Tu- đà- hoàn.

....... Lại biết rõ người được tư duy đạo, dứt trừ tham sân si cõi dục, được quả vị A- na- hàm.

....... Lại biết rõ người tăng tấn tư duy đạo, dứt trừ các nhiễm cõi Sắc và các nhiễm cõi Vô Sắc, dứt trừ vô minh, mạn nghi, trạo cử, được quả vị A- la- hán.

....... Lại biết rõ người hành 3 tam muội Không, Vô Tướng, Vô Tác mà có được 5 căn, được vô gián tam muội, được giải thoát trí. Do vậy mà biết rõ chỗ tập pháp và chỗ diệt pháp, được quả vị Bích Chi Phật...
.

Như vậy , Pháp nhãn có thể thấy được pháp tu, pháp học và pháp chứng của Thanh Văn, Duyên giác và Bồ tát.


Này Xá Lợi Phất ! Chư đại Bồ tát dùng pháp nhãn, biết rõ ở nơi đạo Vô Thượng Bồ Đề, có vị Bồ tát nào thối tâm, vị Bồ tát nào đã được thọ ký, vị Bồ tát nào chưa được thọ ký, vị Bồ tát nào đã được đầy đủ thần thông, vị Bồ tát nào chưa có đủ thần thông.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã được đầy đủ thần thông rồi, thường bay đến các thế giới khắp 10 phương cúng dường chư Phật. Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã thanh tịnh Phật độ, vị Bồ tát nào chưa thanh tịnh Phật độ.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã thành tựu chúng sanh, vị Bồ tát nào chưa thành tựu chúng sanh, vị Bồ tát nào đã được thân cận chư Phật, vị Bồ tát nào chưa được thân cận chư Phật, vị Bồ tát nào đã được Phật tán thán, vị Bồ tát nào chưa được Phật tán thán.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã được thọ mạng vô lượng, vị Bồ tát nào chưa được thọ mạng vô lượng.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào sau khi thành Phật, sẽ có chúng Tỳ kheo nhiều hay ít, trong Tăng chúng gồm toàn là Bồ tát hay chẳng có Bồ tát.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã được nhất sanh bổ xứ, vị Bồ tát nào chưa được nhất sanh bổ xứ.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã được thân rốt sau (tối hậu thân), vị Bồ tát nào chưa được thân rốt sau.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã tọa đạo tràng, vị Bồ tát nào chưa tọa đạo tràng, vị Bồ tát nào đã phá được ma chướng, vị Bồ tát nào còn bị ma chướng.

....... Như vậy gọi là Bồ tát thanh tịnh pháp nhãn.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Huệ nhãn

* Huệ nhãn liễu tri không.

Huệ nhãn là con mắt trí huệ. Có hai bậc : Huệ nhãn của Thanh Văn, và Huệ nhãn của Bồ tát.

Luận dạy :

* Trong 8 Thánh đạo thì Chánh kiến là tướng của huệ nhãn. Vì sao ? Vì dùng chánh kiến mới thấy được thật tướng của thọ ấm, mới phá được các chấp điên đão.

* Lại có thuyết nói rằng 3 giải thoát môn, tương ưng huệ là tướng của huệ nhãn. Vì sao ? Vì huệ nhãn khai mở cửa Niết bàn. Có trí huệ hiện tiền, quán thật tế, thông đạt rõ ràng các pháp là tướng của huệ nhãn.


....... Đây là tướng của Thanh Văn huệ nhãn.

....... Đối với Bồ tát thừa, thì : " Huệ nhãn liễu tri không "

....... Nghĩa là Huệ nhãn thấu rõ các pháp là tánh không.

....... Như quán: Các pháp do nhân duyên sanh,

+ Thí dụ quán cái nhà là do nhiều nhân như cột, kèo, rui, mái v.v... hợp lại mới thành cái nhà, nhưng quán riêng từng cái nhân, như cột tức là cái cây làm cột cũng do nhiều nhân duyên mới có, như phải do nước, đất, mặt trời v.v...mới có được, lại mỗi nhân trong đó lại có vô lượng nhân duyên nữa, suy đến mãi mãi không không thể có cái cùng tận của nhân duyên, mà chỉ thấy sự duyên sanh giả hợp, không đầu mối, không kết thúc. Như vậy cái nhà cũng là rốt ráo không.

+ Thí dụ con người là do nhiều nhân duyên giả hợp mà sanh, như sắc, thọ ,tưởng, hành, thức. Rồi mỗi thức đó lại do nhiều nhân duyên hợp lại mới có, cho đến quán không có chỗ cùng tận. Như vậy con người cũng là rốt ráo không.

Luận dạy: 18 Không là tướng của Huệ nhãn. (theo Bồ tát thừa).
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Huệ nhãn

* Thấy Phiền não tức Bồ đề, là pháp Bất nhị là cái thấy của Huệ nhãn.

....... Người thế gian, đối với sự vật đều trong thế giới đối đãi nhị nguyên, thấy trắng khác với đen, thấy ngày khác với đêm, thấy chúng sanh khác với Phật ... dẫn đến thấy phiền não khác với Bồ đề v.v...

....... Nhưng đối với "huệ nhãn" , thì:

+ Phiền não không có tự tánh, chỉ là pháp duyên hợp, tận cùng của các duyên để hợp thành cái gọi là phiền não cũng là tự tánh không, nên tự tánh của phiền não tự nó ly tướng phiền não (tự tánh ly), nghĩa là chẳng phải là phiền não chỉ là danh tự phiền não mà không có thật pháp phiền não.

+ Bồ Đề tức là giác ngộ cũng vậy. Bồ đề không có tự tánh, Chỉ vì có Phiền não nên mới có pháp Bồ đề để đối trị. Nếu phiền não không có, thì Bồ đề để làm gì ?

+ Bởi vậy đối với huệ nhãn thì Phiền não tức Bồ đề, đều là tự tánh không , tự tánh ly, đều là pháp Bất Nhị.

Luận dạy:

Lại có thuyết nói rằng dùng trí huệ rõ biết các pháp chẳng phải đồng cũng chẳng phải khác, như pháp thế gian chẳng phải đồng cũng chẳng phải khác với pháp xuất thế gian... Vì sao ? Vì đồng và khác cũng đều là bất khả đắc cả, cho nên các quán đều diệt, các tâm hành đều dứt, các ngôn ngữ đều đoạn, dẫn đến tướng thế gian và tướng Niết bàn chẳng có gì khác nhau. trí huệ ấy là tướng của huệ nhãn.

.................................................00()00

....... Trong kinh Phật dạy rằng: Bồ tát ở nơi các pháp chẳng dấy niệm có pháp hữu vi, pháp vô vi; có pháp thế gian, pháp xuất thế gian; có pháp hữu lậu, pháp vô lậu v.v...

....... Chẳng niệm CÓ, chẳng niệm KHÔNG mới là tướng của huệ nhãn. Vì sao ? Vì nếu Bồ tát còn phân biệt thấy có pháp hữu vi, pháp vô vi; có pháp thế gian, pháp xuất thế gian; có pháp hữu lậu, pháp vô lậu v.v... là rơi về chấp CÓ (hữu kiến). còn nếu Bồ tát thấy thế gian vô vi, vô lậu, là rơi về chấp KHÔNG (Vô kiến).

....... Phải bỏ cả hai chấp CÓ và KHÔNG, phải xa lìa các hý luận, phải lấy trí huệ mà hành Trung Đạo mới gọi là được huệ nhãn.

....... Khi đã được huệ nhãn rồi thì chẳng có pháp gì mà chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết cả. vì sao ? Vì có được huệ nhãn là tận phá được vô minh. Bồ tát dùng huệ nhãn rõ biết được tổng tướng cùng biệt tướng của hết thảy các pháp
.

Nghĩa là đối với Huệ nhãn thì "Vạn pháp giai không" đều là Bất Nhị.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Phật nhãn.

* Chiếu dị thể hoàn đồng.

Ở Thần Hội ngữ lục có giảng về Phật nhãn như sau:

CHÁNH VĂN:

(38) Đệ tử Vô Hạnh hỏi: Nghe Pháp sư Tuấn nói: Kinh Pháp Hoa nói nghĩa ngũ nhãn của Như Lai là từ giả vào không gọi là Tuệ nhãn; từ không vào giả gọi là Pháp nhãn; phi không phi giả gọi là Phật nhãn. Đạo tục ở thành đô đều tán thán không thể nghĩ lường. Vô Hạnh ở chỗ này có nghi, chưa rõ lời nói kia có đúng không?

Hòa thượng bảo: Ông có gì nghi ngờ, nay thử nói xem?

- Vô Hạnh nghi ở chỗ kinh nói: Thiên nhãn của Như Lai thường ở trong chánh định, đều thấy quốc độ của chư Phật không có hai tướng. Vì sao Tuệ nhãn cần phải từ giả vào không? Vì sao Pháp nhãn lại từ không vào giả? Nếu như thế đều là làm nhân cho nhau. Nếu chẳng nhân giả, tức không thể vào không. Nếu chẳng nhân không, tức không thể vào giả. Nên biết vào không tức chẳng giả, vào giả tức chẳng không. Giả không hai đường, pháp tuệ khác nhau. Mắt Phật viên chân, không nên có khác, kiến nghi như thế, cúi xin chỉ bày?

Hòa thượng bảo: Con người có lợi độn, tức có đốn tiệm. Lời Pháp sư dạy là đối với người mê. Nếu luận về ngũ nhãn Như Lai, thật không như thế. Như Lai thị hiện đồng với phàm phu, nên nói có Nhục nhãn. Tuy nhiên như thế, chỗ thấy cùng phàm phu chẳng đồng.

Vô Hạnh lại bạch Hòa thượng: Cúi xin Ngài chỉ dạy?

Hòa thượng bảo: Thấy sắc thanh tịnh gọi là Nhục nhãn. Thấy Thể thanh tịnh gọi là Thiên nhãn. Thấy Thể thanh tịnh nơi các chánh định và tám muôn bốn ngàn môn ba-la-mật đều ở trên cái thấy, đồng thời khởi dụng, gọi là Tuệ nhãn. Thấy Thể thanh tịnh, không thấy không có gì không thấy, gọi là Pháp nhãn. Thấy chẳng phải tịch, chẳng phải chiếu, gọi là Phật nhãn
.

* Tịch là tịch diệt niết bàn, là bản thể muôn pháp.

* Chiếu là dụng của tự tánh hay sanh muôn pháp, là hiện tượng của vạn pháp.

....... Thấy chẳng phải "tịch" chẳng phải "chiếu", tức là thấy không còn dụng đối đãi, tất cả đồng một thể NHƯ.

....... Ở bài này, xin chưa vội bàn về Phật nhãn ở tầm cao siêu, mầu nhiệm là Phật nhãn của chư Phật. Mà chỉ nói về phần cạn cợt của chặng đường "Nhân Môn"...


images
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Phật nhãn.

* Nhất thiết Trí.

Kinh dạy :

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Có Bồ tát cầu Phật đạo, vào được Kim Cang tam muội, được Nhất thiết trí, thành tựu đầy đủ 10 Phật lực, 4 vô sở úy, 4 vô ngại trí, 18 bất cộng pháp, đại từ, đại bi. Bồ tát dùng Nhất thiết trí vào hết thảy các pháp. Chẳng có pháp nào mà chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết cả.

* Nhất thiết trí. Là trí biết Tổng tướng và biệt tướng của các pháp. Đối với Chư Vị Thanh Văn và Bích Chi Phật, thì thấy rõ Tổng tướng của các pháp là Vô Thường, Khổ, không , Vô ngã... biệt tướng các pháp là muôn hình vạn trạng huyễn pháp hữu vi.

* Khi thăng hoa lên Từ hàng Thập tín, thập địa Bồ tát nhẫn đến Vô Thượng Bồ Đề thì gọi là Nhất Thiết Chủng trí. Bậc Bồ tát.

+ thấy được Biệt tướng các pháp là :

Thập Như Thị:
- Như thị tướng
- Như thị tánh
- Như thị thể
- Như thị lực
- Như thị tác
- Như thị nhân
- Như thị duyên
- Như thị quả
- Như thị báo
- Như thị bổn mạc cứu cánh
Nhìn vạn pháp thế nào thì thế đó, nó như vậy là như vậy, đừng hỏi tại sao (Kinh Pháp hoa)

+ Thấy Tổng tướng của các pháp là:

"Tất cả pháp vô-sanh

Tất cả pháp vô-diệt

Nếu hiểu được như vậy

Chư Phật thường hiện tiền.

Pháp-tánh vốn không tịch

Vô-thủ, cũng vô-kiến

Tánh không, tức là Phật

Chẳng thể nghĩ lường được."


(Phẩm Tu di đảnh kệ tán.- Kinh hoa nghiêm )

Bồ tát dùng Nhất thiết trí vào hết thảy các pháp. Chẳng có pháp nào mà chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết là Bất sinh bất diệt, bất đoạn bất thường, bất nhất bất dị và bất khứ bất lai. .- Đây là Phật nhãn của Bồ tát.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Phật nhãn.

* Phật nhãn mầu nhiệm không thể nghĩ bàn.

Phật-nhãn chẳng những bao gồm hết tánh-chất của tất-cả bốn loại NHÃN trên (Nhục-nhãn, Thiên-nhãn, Huệ-nhãn, Pháp-nhãn) mà còn thêm vào vô-lượng phần, bất khả-thuyết phần, thắng-diệu hơn nữa. Bởi PHẬT NHÃN tròn sáng, chói khắp kiếp trước vô-thỉ (không có nguồn), kiếp sau vô-chung (không cùng-tận)... Đem Pháp-nhãn của chư Bồ-tát mà so với Phật-nhãn của Phật thì cũng tỷ như là đem ánh-sáng của tinh-tú mà so với ánh-sáng của mặt trời.

Sau đây là một đoạn kinh nói về “PHẬT TRÍ-LỰC VÔ-NGẠI THIÊN-NHÃN THÔNG TÁC-CHỨNG” (tức là sức thấy biết của PHẬT Vô-ngại Thiên-nhãn) như sau:

“Nầy Xá-lợi Phất, Đức Như-lai, Ứng-cúng, Đẳng Chánh-giác dùng trí-lực Thiên-nhãn thanh-tịnh vô-thượng vượt hơn tất-cả mà:

Nhìn xem khắp tất-cả các loài hữu-tình chết đây, sanh kia, hoặc đẹp, hoặc-xấu, hoặc liệt, hoặc thắng, hoặc sanh cõi lành, sanh cõi dữ vv... đúng theo nghiệp họ đã gây tạo, không một chút sai lầm.

Nhìn xem tất-cả các hành-nghiệp về thân, khẩu, ý của hữu-tình chúng-sanh hoặc thiện, hoặc ác, hoặc tà-kiến, hoặc chánh-kiến vv... sau khi chết sanh về cõi nào, không một chút sai lầm.

Nhìn xem tất-cả nhiều thứ hình-dạng thế-giới của chư PHẬT ở khắp 10 phương quá hơn số cát sông Hằng, tột cùng hư-không biên tế, tột lượng pháp-giới, bất khả xưng-kể được... chẳng hề thiếu-sót.

Hoặc thấy tất-cả các quốc-độ, trong đó có quốc-độ đang bị hỏa-tai, phong-tai, thủy-tai, hoặc quốc-độ đương hoại, hoặc quốc-độ đương thành-lập.

Hoặc thấy tất-cả các loài hữu-tình ở trạng-thái khi sanh, khi tử...

Hoặc thấy tất-cả tối-hậu thân của “Nhất-sanh Bổ-xứ Bồ-tát” từ cung Đâu-suất giáng-thần, thị-hiện bát-tướng thành-đạo, nhập Niết-bàn...

Hoặc thấy tất-cả chư Thanh-văn, Duyên-giác ở khắp 10 phương quốc-độ rốt-ráo nhập vô-dư Niết-bàn, hoặc thấy chư Độc-giác Phật hiện thần-thông đáp-ơn thí-chủ rồi sau đó mới nhập Niết-bàn.

Lại có những thứ, loại mà tất-cả các loài hữu-tình chẳng thấy được, nhưng VÔ-NGẠI THIÊN-NHÃN CỦA PHẬT thảy đều thấy rõ.

Hoặc có những thứ, loại, mà Thiên-nhãn của các ngũ-thông tiên-nhơn, của Thanh-văn, của Duyên-giác, của Độc-giác, của Bồ-tát đều chẳng thấy biết được, nhưng với VÔ-NGẠI THIÊN-NHÃN TRÍ-LỰC của PHẬT thì thảy đều thấy biết một cách rõ-ràng, không hề lầm-lẫn.

..........

Nầy Xá-lợi Phất,

“Trí-lực Thiên-nhãn tùy-niệm tác chứng” của Như-lai chẳng thể nghĩ bàn, không có giới-hạn, đồng với hư-không. Nếu muốn tìm cầu biên-tế VÔ-NGẠI THIÊN-NHÃN của PHẬT thì chẳng khác gì như là tìm cầu biên-tế của hư-không.
http://dharmaflowertemple.com/index.php?option=com_glossary&letter=N&id=280
.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thật tướng rốt ráo thanh tịnh.

* Chúng sanh bản lai thường thanh tịnh.

Kinh Văn:

Ngài Tu Bồ Đề nói: Thưa ngài Kiều Thi Ca ! Nếu trong Bát nhã Ba- la- mật mà chúng sanh là chẳng thật có, thì chúng sanh vô biên cũng là bất khả đắc.

....... Thưa ngài Kiều Thi Ca ! Ý ngài nghĩ sao ? Trong hằng sa kiếp, chư Phật đều nói đến chúng sanh, đến danh tự chúng sanh. Như vậy chúng sanh là pháp có sanh có diệt chăng ?

....... Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn đáp: Thưa Đại đức ! Pháp ấy chẳng có sanh, chẳng có diệt. Vì chúng sanh bản lai thường thanh tịnh
.

....... Kính Đại chúng: Đối với nhãn lực của Ngũ nhãn thì:

* Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh thanh tịnh bất sanh, bất diệt.

* Tất cả "khí thế gian" đều có Pháp tánh thanh tịnh bất cấu, bất tịnh.

* Sanh tử- niết bàn đều như mộng như huyễn Tăng tánh thanh tịnh bất tăng, bất giảm.



[MOVRIGHT]
images
[/MOVRIGHT]

Phật tánh tại hữu tình,
Pháp Tánh tại vô tri,
Tất cả chúng sanh xưa nay vốn là Phật,
Sanh tử Niết Bàn như giấc mộng đêm qua.
Tất cả pháp
NHƯ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên