Thiết lập tình thương

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Tình cờ đọc bài “Đau đớn cái chết của ba học sinh lớp 7” trên vn.news.yahoo.com của tác giả Đức Lập; bài báo đề cập về cái chết tập thể do tự tử của ba em học sinh Trường THCS Phan Chu Trinh (Đắk Nông) - là điều đáng báo động cho những người làm cha mẹ nói riêng và xã hội nói chung.
Đọc bài viết cảm thấy thương tâm vô cùng, với tuổi ăn, tuổi học như các em mà đã vội khép cánh cửa cuộc đời mình, trong sự tiếc thương của những người thân và bè bạn. Phải chăng các em đã không tìm cho mình một lý tưởng để có thể tiếp tục sống? Khi đọc những dòng nhật ký của các em tôi cứ ngỡ đây không phải là của một em học sinh học chưa hết cấp 2 (“Sắp đến ngày chia tay cuộc đời, mình sẽ có một thế giới mới") mà đây là sinh viên một trường đại học nào đó.
Đã đến lúc những người làm cha, mẹ cần quan tâm đến con mình nhiều hơn. Liệu sẽ còn nhiều em học sinh với cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình nữa không khi mà các em lớn nhanh song lại thiếu kỹ năng sống, trong đó có kỹ năng thương bản thân mình, thương người khác, biết chấp nhận, vượt qua thất bại...
Đồng thời, điều này càng chứng minh rằng phụ huynh khi không quan tâm đến con em mình đang nghĩ gì sẽ là nguyên do khiến các em trở nên thiếu niềm tin, co cụm trong ốc đảo của chính mình với những suy nghĩ lệch lạc. Đừng nghĩ rằng cho con cái thật nhiều tiền là quan tâm đến chúng! Đừng quên rằng ngoài vật chất ra thì tinh thần còn quan trọng hơn gấp nhiều lần.
Đức Phật từng dạy: "Hỡi các Tỳ-kheo, có hai thứ bệnh. Hai bệnh ấy là gì? Bệnh thể xác và bệnh tinh thần. Có những người hưởng sự vô bệnh về thể xác trong một năm, hai năm... cả đến trong một trăm năm hay hơn nữa. Nhưng này các Tỳ-kheo, hiếm thay trong thế gian này là những người hưởng được sự vô bệnh về tinh thần, ngay cả trong chốc lát, trừ phi những người thoát khỏi sự xấu xa ô uế”.

Thiết nghĩ, những bậc phụ huynh hãy quan tâm đến con mình nhiều hơn (mỗi ngày) về phương diện tinh thần, đừng để những điều đáng tiếc xảy ra rồi mới ân hận. Hãy tạo cho con trẻ sự gần gũi để chúng có thể sẻ chia được với chúng ta những điều chúng muốn nói. Chúng ta hãy đóng tất cả vai diễn của mình (mẹ, cha, anh, chị, em và bạn nữa) trên sân khấu cuộc đời này để đồng cảm và sẻ chia với chúng. Đừng để đến lúc quanh ta chẳng còn một thiên thần nào.

Tất nhiên, để làm điều đó, người lớn, cha mẹ cũng phải biết chăm sóc tinh thần của mình, biết lắng nghe từ trái tim, tỉnh táo để hiểu chứ không phán xét, chặt đứt sợi dây truyền thông giữa mình với con cái...
>> Vì sao em chết?
Vân Phong
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên