123456789

Thực Hành Pháp Mới Giải Thoát

auduongphong

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
29/4/15
Bài viết
695
Điểm tương tác
264
Điểm
63
híc....

27545300_2002248046655789_3722816816490983268_n.jpg


Lớn lao thay giáo pháp Tịnh Độ! Tâm này làm Phật, tâm này là Phật, pháp Trực Chỉ Nhân Tâm phải thua pháp này về mặt kỳ đặc (đặc biệt, lạ lùng). Mười niệm, một niệm liền lên Bất Thoái. Dù trải bao kiếp tu chứng vẫn ngưỡng mộ phong thái cao xa của pháp này. Độ khắp thượng trung hạ căn, thống nhiếp Luật, Giáo, Thiền Tông. Mưa đúng thời nhuần thấm mọi vật, như biển cả thâu nạp muôn sông. Hết thảy pháp Thiên, Viên, Đốn, Tiệm, không gì chẳng lưu xuất từ pháp giới này; hết thảy hạnh Đại, Tiểu, Quyền, Thật, không hạnh nào chẳng quy hoàn pháp giới này. Chẳng đoạn Hoặc nghiệp, được dự vào Bổ Xứ. Ngay trong một đời này, chứng Đại Bồ Đề. Chúng sanh chín pháp giới lìa pháp này thì trên chẳng thể viên thành Phật đạo. Mười phương chư Phật bỏ pháp này thì dưới chẳng thể lợi khắp quần sanh. Do vậy, Hoa Tạng hải chúng đều tuân theo mười đại nguyện vương. Hội Pháp Hoa xưng niệm một tiếng đều chứng Thật Tướng các pháp. Lực dụng lớn lao như thế, chư Phật cùng tuyên dương. Phát huy tột bậc đến như vậy, chư Tổ đều cùng như thế. Thật có thể nói là lời cực đàm (bàn luận đến tột cùng) của cả một đời giáo hóa, là đại giáo Nhất Thừa vô thượng vậy! Chẳng trồng cội đức, dù trải bao kiếp cũng khó được gặp gỡ! May được nghe ngóng, un đúc, gắng sức tu trì, sợ lũ cuồng đồ vô tri kia chê là thiển cận, cho nên y giáo khen ngợi, thuật bày để họ phụng hành vậy!

Hỏi: Pháp môn Niệm Phật người ngu cũng tu được, Luật, Giáo, Thiền Tông kẻ trí còn khó hiểu được, sao lại nói pháp này thống nhiếp các pháp kia?

Đáp: Muốn biết nghĩa này, cần phải hiểu kỹ sự lớn - nhỏ, hơn - kém giữa Phật lực và tự lực thì hết thảy nghi hoặc sẽ ào ạt tiêu tan, cởi gỡ ngay! Phật và chúng sanh tâm tánh tuy đồng, nhưng nếu luận về lực dụng thì khác biệt vời vợi như trời với đất. Ấy là vì chúng sanh có đủ vô lượng phiền não ác nghiệp, nên công đức - trí huệ chẳng thể hiện tiền. Phật đầy đủ vô lượng công đức - trí huệ, phiền não ác nghiệp hết sạch không còn sót. Phật và chúng sanh mê - ngộ bất đồng, cho nên lực dụng hơn - kém thật khác! Luật, Giáo, Thiền Tông đều cậy vào tự lực để liễu thoát sanh tử. Vì thế, trải kiếp dài lâu vẫn khó thoát khỏi. Pháp môn Niệm Phật hoàn toàn cậy vào Phật lực kiêm thêm tự lực để liễu thoát sanh tử. Vì thế, hết một đời này liền lên Bất Thoái.

Hỏi: Tự lực, Phật lực nghĩa như thế nào, xin giảng rõ cho!

Đáp: Luật, Giáo, Thiền Tông thoạt đầu phải hiểu sâu xa giáo lý, y giáo tu hành, công tu hành sâu, đoạn Hoặc chứng Chân mới thoát sanh tử. Nếu chẳng hiểu giáo lý thì là tu mù luyện đui. Nếu không, được chút ít đã cho là đủ, liền bị ma dựa, phát cuồng. Dẫu cho hiểu lý, công sâu, cũng phải đoạn Hoặc. Nếu còn mảy may chưa đoạn sạch thì vẫn y như cũ chẳng thoát khỏi vòng khổ. Đến khi nào Hoặc nghiệp hết sạch mới có thể lìa khỏi sanh tử, nhưng vẫn còn cách địa vị Phật rất xa. Lại phải trải qua bao kiếp tấn tu mới có thể viên mãn Phật quả. Ví như thứ dân sanh ra thông minh, trí huệ, đọc sách học văn nhọc nhằn nhiều năm, học vấn đã thành, thi đậu làm quan. Do có tài năng lớn, cho nên từ chức nhỏ được thăng lên dần, cho đến làm tể tướng, làm quan cực phẩm, không thể thăng lên được nữa. Trong quần thần địa vị bậc nhất, nhưng nếu so với thái tử, quý - hèn một trời một vực, huống gì [sánh với] hoàng đế? Suốt đời làm bầy tôi, phụng hành mạng vua, cúc cung tận tụy, giúp vua cai trị quốc gia. Nhưng địa vị tướng quốc ấy thật chẳng dễ dàng, nhọc nhằn cả nửa đời người, nai lưng chịu đựng, rồi đến rốt cuộc chẳng qua chỉ như vậy! Nếu học vấn tài năng hơi kém cỏi hơn, chẳng đạt được như vậy ắt có đến trăm ngàn vạn ức người! Đấy là tự lực. Học vấn tài năng ví như hiểu sâu giáo lý, y giáo tu hành. Địa vị đến chức Tể Tướng ví như công tu hành sâu dầy, đoạn Hoặc chứng Chân. Chỉ có thể xưng là thần, chẳng dám xưng là vua (Bầy tôi nhất định chẳng dám xưng là vua. Bầy tôi muốn làm vua trừ phi thác sanh trong cung vua, làm hoàng thái tử. Tu các pháp môn khác cũng có thể thành Phật, nhưng so với pháp Tịnh Độ thì khác biệt còn gấp nhiều lần [sự khác biệt] giữa ngày và kiếp. Người đọc phải khéo hiểu ý này, đừng chấp chặt vào từ ngữ. Nhưng theo như phần cuối kinh Hoa Nghiêm, Đẳng Giác Bồ Tát còn dùng mười đại nguyện vương để hồi hướng vãng sanh, rất giống với ý nghĩa thác sanh trong hoàng cung, làm hoàng thái tử. Pháp môn Tịnh Độ có được kinh Hoa Nghiêm giống như biển cả dung nạp vạn con sông, như thái hư bao trùm vạn tượng. Cao đẹp thay! Lớn lao thay!) ví như tuy thoát sanh tử, nhưng còn chưa thành Phật! Những kẻ học vấn chưa đầy đủ, chẳng thể [đạt được] như vậy rất đông; ví như những người chưa đoạn sạch Hoặc, chẳng thể thoát khỏi biển khổ sanh tử rất nhiều.

Trong pháp môn Niệm Phật, dẫu chưa hiểu giáo lý, chưa đoạn Hoặc nghiệp, chỉ cần tín nguyện trì danh cầu sanh Tịnh Độ, lúc lâm chung quyết định được Phật đích thân rủ lòng tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương. Khi đã sanh về Tây Phương, thấy Phật nghe pháp, ngộ Vô Sanh Nhẫn, ngay trong một đời này quyết định bổ vào địa vị Phật. Đây là Phật lực lại kiêm tự lực. Nói “tín nguyện trì danh” chính là do tự lực có thể cảm được Phật. Thệ nguyện nhiếp thọ, rủ lòng Từ tiếp dẫn chính là Phật lực có thể ứng với ta. Do cảm ứng đạo giao cho nên được như thế. Nếu lại hiểu sâu xa giáo lý, đoạn Hoặc chứng Chân thì phẩm vị vãng sanh càng cao, viên thành Phật đạo càng lẹ! Do vậy, Văn Thù, Phổ Hiền, Hoa Tạng hải chúng, Mã Minh, Long Thọ, tổ sư các tông đều nguyện vãng sanh. Ví như thác sanh trong hoàng cung, vừa ra khỏi thai mẹ đã sang quý lấn át quần thần, đấy là nhờ vào sức vua. Đến khi khôn lớn, học vấn, tài năng mỗi mỗi đều đầy đủ, bèn có thể kế thừa ngôi vua, bình trị thiên hạ. Hết thảy bầy tôi đều phải nghe chiếu dụ. Đấy chính là vương lực, tự lực đều cùng có.

Pháp môn Niệm Phật cũng giống như thế. Chưa đoạn Hoặc nghiệp, cậy vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương, liền thoát khỏi sanh tử. Ví như Thái Tử mới sanh đã sang quý lấn át quần thần. Đã được vãng sanh thì Hoặc nghiệp tự đoạn, quyết định bổ vào địa vị Phật, như Thái Tử khôn lớn, thừa kế ngôi vua, bình trị thiên hạ. Lại nữa, những vị đã đoạn Hoặc nghiệp như Mã Minh, Long Thọ, tổ sư các tông, những vị đã đạt tới địa vị Bổ Xứ như Văn Thù, Phổ Hiền, Hoa Tạng hải chúng đều nguyện vãng sanh. Ví như thuở xưa, trấn giữ chốn biên cương quê mùa, chẳng thể kế thừa ngôi báu; nay sống tại Đông Cung chẳng bao lâu sẽ đăng cực (lên ngôi vua). Xin hãy bỏ sạch thói cũ, đối với pháp môn này sanh lòng tín nguyện cùng cực, chuyên tinh tu tập thì vô tận phiền não nhanh chóng đoạn sạch chẳng khó khăn gì, vô lượng pháp môn tự nhiên chứng nhập. Viên thành vô thượng Phật đạo, độ thoát vô biên chúng sanh như trao bằng khoán ra lấy lại vật cũ. Hãy nên cố gắng! Hãy gắng sức lên!

Ấn Quang Đại Sư (Tổ Sư Đời Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Và Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)

không có bánh chưng ăn tết hay sao, lại cứ ăn một món bánh vẽ mà không biết chán à . hahahahahaahahahhaha............
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14/6/09
Bài viết
490
Điểm tương tác
76
Điểm
28
26169630_192218341515985_6056117143560658020_n.jpg


Chư Phật Và Các Đại Bồ Tát Đều Khuyên Người Niệm Phật Cầu Sanh Tây Phương

Pháp môn niệm Phật cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Ðây là pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của Ðức Thích-ca. Trên như bậc Ðẳng Giác Bồ-tát, không thể vượt ra ngoài phạm vi của môn này, dưới dù kẻ phạm tội nghịch ác cũng được phần tế độ.

Tuy nhiên, bởi pháp môn cao siêu như thế mà phần nhiếp cơ lại quá phổ cập, dùng ít sức mà thu thập kết quả rất mau lẹ lớn lao, nên những vị thông hiểu đôi chút về tông, giáo đều cho là môn tu trì của kẻ ngu phu, ngu phụ. Truy nguyên, cũng do các vị ấy chưa hiểu rõ chỗ lớn, nhỏ, khó, dễ của Phật lực và tự lực. Hai phương diện này, sự hơn kém thật không thể dùng lời nói, văn tự hình dung cho hết được. Vì sao? Bởi tất cả pháp môn khác đều nương theo sức giới, định, huệ tu cho đến nghiệp sạch, tình không, mới có thể thoát luân hồi sanh tử. Nhưng địa vị nghiệp sạch tình không, đâu phải là dễ được! Trong hai phần hoặc nghiệp, dứt được kiến hoặc khó cũng như ngăn chặn dòng nước đổ bốn mươi dặm, huống nữa là tư hoặc ư! Dù cho bậc tỏ ngộ cao siêu, nếu chưa dứt sạch phiền não, vẫn còn bị luân hồi. Và một khi đã thọ sanh thì kẻ thối thất trong một muôn có đến mười ngàn, kẻ tiến bộ trong ức người khó được ba bốn. Thế thì tự lực không đủ ỷ lại, không chi vững vàng. Những kẻ khoe mình là trí, không thuận theo lòng từ thệ nhiếp thọ của Như-lai, thử nghĩ có nên tự phụ chăng?

Văn Thù Bồ-tát nói: Các môn tu hành không môn nào qua môn niệm Phật. Niệm Phật là “vua” trong các pháp môn.

Ðức Quán Thế Âm bảo: Tịnh độ pháp môn là hơn tất cả hạnh khác.

Mã Minh Ðại sĩ cho rằng: Chuyên tâm niệm Phật là phương tiện siêu thắng của Ðức Như-lai.

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ-tát nói: Pháp môn niệm Phật là tâm tông của chư Phật, là con đường giải thoát tắt nhất của mọi loài. Pháp môn Tịnh độ nhiếp cả Thánh phàm, nhiếp cả thiện ác, nhiếp cả chúng sanh, như biển lớn gồm thâu muôn dòng vậy.

Ấn Quang Ðại sư cũng từng nói: Vì nương Phật lực nên tất cả mọi người, không kể là nghiệp hoặc nhiều hay ít, cũng không kể là công phu hành đạo cạn cùng sâu, miễn tin cho chắc, nguyện cho thiết, thời quyết muôn người tu muôn người vãng sanh không sót một. Còn nếu là bậc đã đoạn hoặc chứng chân mà cầu vãng sanh thời đốn siêu Thập địa. Bậc Thập địa mà cầu sanh thời mau viên Phật quả. Vì thế nên cả các ngài Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ… các đại Bồ-tát đều nguyện vãng sanh. Ðến như những kẻ tạo ác cả đời, sắp đọa địa ngục, hồi tâm niệm Phật cũng được giải thoát, như các ông: Trương Thiện Hòa, Trương Chung Húc, Hùng Tuấn, Duy Cung… Hạng người phạm tội ác ấy mà còn được thành tựu thay, huống là những người chưa quá ác, huống là những người lành.

Trong Kinh Ðại Tập, Ðức Phật có lời huyền ký: “Thời mạt pháp muôn ức người tu hành, khó có một người được giải thoát, chỉ nương nơi pháp môn niệm Phật mà được thoát khỏi luân hồi sanh tử”.

Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật đã dạy: “Trong đời vị lai, khi Kinh đạo diệt hết, Ta dùng lòng từ bi đặc biệt lưu lại kinh này tồn tại trong một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh này, đều có thể được độ thoát như ý sở nguyện”.

Chân nghĩa của pháp môn Tịnh độ chỉ có Phật mới biết hết.

Trong các Kinh nói về Tịnh độ, sở dĩ Phật không dùng lý để lập luận một cách chặt chẽ mà chỉ khuyến phát tín tâm và thực hành, không phải pháp môn Tịnh độ không có lý nghĩa vững chãi, chẳng qua vì nghĩa lý ấy quá thâm diệu và “bất khả tư nghị”, nên không thể nào nói hết. Cảnh giới Tịnh độ đã “bất khả tư nghị”, lại thêm ngữ ngôn chỉ hữu hạn, không thể nào nói đầy đủ được, dù cho có nói nhiều đến đâu, cũng chỉ diễn tả được một khía cạnh nào đó thôi, không sao tránh được thiếu sót, không sót bên nọ cũng sót bên kia, hoặc nói được một thì sót đến mười. Ðó là các lý do khiến Phật không lý luận mà chỉ khuyên tu trì, thực hành phép niệm Phật.

Chúng ta thử nghĩ, nếu phương pháp trì danh niệm Phật không phải thật có ý nghĩa cao siêu và công đức bất khả tư nghị thì tại sao trong Kinh “Phật thuyết A-di-đà”, Phật dạy rằng khi Phật nói kinh đó thì hết thảy chư Phật trong sáu phương đều tán thán và hộ niệm? Như vậy, thì biết rằng pháp môn ấy đặc biệt và nhiệm mầu như thế nào!

Vả lại, trong kinh có nói: “Không thể nhờ một ít nhân duyên phước đức thiện căn mà có thể vãng sanh được”. Tiếp đó Ngài lại dạy: “Bảy ngày chấp trì danh hiệu, đạt được nhất tâm bất loạn thì liền được vãng sanh”. Như thế thì thiện căn phước đức nhân duyên của sự chấp trì danh hiệu quả không phải nhỏ vậy.

Chí tâm niệm Phật tức là ý nghiệp làm lành, xưng danh hiệu Phật là khẩu nghiệp làm lành, chắp tay lễ bái là thân nghiệp làm lành. Do ba nghiệp này làm lành, nên có thể diệt tội nặng sanh tử trong tám mươi ức kiếp, nhờ hạnh nguyện nương nhau, quyết định được vãng sanh.

Trích Những Lời Vàng về Pháp Môn Niệm Phật
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top