- Tham gia
- 28/7/16
- Bài viết
- 1,837
- Điểm tương tác
- 904
- Điểm
- 113
Kính trình quý Thầy, Cô và quý đạo hữu
Thành viên mới DuyPhiNhaTrang có những kiến giải xuất sắc thể hiện một trình độ tư duy, tu học chân thật, kính trình xét duyệt thành viên Vinh Dự để tiếp tục trao đổi học tập lẫn nhau.
Dưới đây là kiến giải của bạn DuyPhiNhaTrang
Dẫn chứng:
Thành viên mới DuyPhiNhaTrang có những kiến giải xuất sắc thể hiện một trình độ tư duy, tu học chân thật, kính trình xét duyệt thành viên Vinh Dự để tiếp tục trao đổi học tập lẫn nhau.
Dưới đây là kiến giải của bạn DuyPhiNhaTrang
DuyPhiNhaTrang đã viết:Vì sao đức Phật nói "49 năm ta chưa từng thuyết một chữ" ?
Ông ấy tùy nghi phương tiện mà nói pháp, mục đích của ông là giúp người nghe, người tu hành thấu suốt vấn đề bằng nhiều cách thức khác nhau của Ông - được xem như là "phương tiện". Vì thế đó, được xem là không nói gì.
- Mặc khác, ngôn ngữ bản chất cũng đã là không thật, không thật mà là thật. Cũng như ta thấy ánh sáng trắng ban ngày, cho là thật, là đã không thật vì nó là hợp thành từ 7 sắc cầu vòng.
- Khi cầm đóa hoa màu vàng lên xem đó là vàng, thì thật ra đóa hoa đó không phải màu vàng, nếu nó màu vàng thì ta không thấy nó là vàng rồi. Cái ta thấy là màu vàng, là do vâkt đó không hấp thụ được màu vàng, nên màu ấy mới phản chiếu lên đôi mắt ta, nên ta thấy được. Mà ta vẫn cho đó là màu vàng thì chẳng quá đó là Phương tiện.
- Cũng như ta nói gói thuốc là ngôi nhà, thì con nít sau này lớn lên nói cũng nói gói thuốc là ngôi nhà rồi. Trên cơ sở ấy, nói là chưa nói lời nào.
- Trên đây, là những gì Phi thấy biết, người khác thấy nói sao, Phi không biết. Nếu có thì Phi cũng xin lắng nghe để có cơ hội mở thêm tri thức.
- Kể ra cũng dài dòng, đôi khi câu nói đơn giản mà diễn giải mấy năm không hết.
Phật pháp cảm - thông khó nghĩ bàn.
Ngôn ngữ thế gian như túi rách. Trong khả năn vốn từ của Phi có sự hạn hẹp nên chỉ có thể diễn đạt đến đó.
Thiệt lòng mà nói:
1. Nhiều anh em ở đây hiểu biết kinh điển khá rộng sâu.
2. Nghiên cứu nhiều mà không dừng tí chút để tu hành, trau dồi lời kinh câu Phật.
Cho nên, trong trao đổi nhiều chỗ rất khó nói. Nếu chúng ta chỉ dừng trên phương diện này thì cả đời cũng chỉ bào mòn hết sách kinh, thì chi bằng cứ để vậy cho đẹp kinh đẹp sách.
- Phi nghĩ, đọc kinh là để thấu suốt đường đi. Thấu suốt rồi rồi để theo đó thực hành tu tập, chiêm nghiệm thì có lẻ mới đúng ý tổ thầy kết tập để lại cho chúng ta.
Quy cho cùng, biết nhiều văn kinh là 1 điều hết sức tệ hại.
Trên đây chỉ là góc nhìn cá nhân của Duyphi.
- Nói nữa, thì càng không trúng trật. Vì Pháp này đan xen pháp khác liên đới, móc xích đủ thứ lại với nhau. Trong khuôn khổ diễn đàn ngồi gõ lạch cạch kiểu gì cũng có sơ xót thôi.
"Thật sự là mất thời gian"
Dẫn chứng:
Kinh Kim Cang đã viết:Nhược nhân ngôn Như Lai hữu sở thuyết pháp tức vi báng Phật, bất năng giải ngã sở thuyết cố.
“Tu-bồ-đề! Thuyết pháp giả vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp.”
chẳng nên chấp giữ lấy pháp, cũng chẳng nên chấp giữ lấy phi pháp.
Do nơi nghĩa này, Như Lai thường nói: Các vị tỳ-kheo nên biết, pháp Phật thuyết dạy như cái bè qua sông.
Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Số vi trần trong tam thiên đại thiên thế giới có nhiều chăng?
Tu-bồ-đề thưa: “Bạch Thế Tôn, rất nhiều.
Tu-bồ-đề! Những vi trần ấy, Như Lai thuyết chẳng phải vi trần, gọi là vi trần. Như Lai thuyết thế giới chẳng phải thế giới, gọi là thế giới.