tritanhtv95

Tìm hiểu hạnh đầu đà

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Kính Ngài Ba Tuần. Ngài hỏi 2 câu làm VQ rất khó trả lời ạ.



Đáp: Thần Thông, trí huệ Phật, và Thánh Tăng thì VQ chỉ là phàm phu nên đâu thể nghĩ bàn. Nếu có nghĩ bàn thì chỉ là hý luận, suy tưởng bâng quơ...Nên tốt nhất là chờ VQ gần thành Phật mới biết chính xác ạ.- Còn hiện giờ thì VQ chỉ có niềm Tin nơi Tam Bảo.

Câu 2: Các đại Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng v..v như thầy nói là cưỡi sư tử, voi, v..v làm "phương tiện" thế thì có được cho là từ bi coi chúng sanh như "con một" nữa không ? Lẽ nào Bồ Tát ví như "mẹ hiền" lại lấy "con" mình ra làm vật cưỡi ?

Nếu đó chẳng phải vật cưỡi, như kiếm là trí tuệ, tiếng thuyết pháp là sư tử rống v..v vậy voi, sư tử v..v đi theo các vị Đại Bồ Tát, biểu trưng cho cái gì ở trong Phật pháp ?

Đáp: Bồ Tát Văn Thù biểu trưng cho Tri. Bồ Tát Phổ hiền Biểu trưng cho Hành. Tri - Hành hợp nhất mới là Chân lý.
Nếu như Ngài nói:

Thì e rằng chỉ là Lý thuyết suông, các Thầy gọi là "bắn bổng". Nghĩa là khó trúng đích !

Nhưng qua câu hỏi của Ngài VQ chợt Tưởng tượng 2 điều (viễn vong chăn ?):

1/. Các vị cao Tăng thời nay...có lẻ e ngại (lấy "con" mình ra làm vật cưỡi).- Nên các ngài biến hiện thần thông, phước đức, trí tuệ thành ra chiếc xe BMW, toyota v.v,.. để làm vật đở chân (Thế mà vẫn bị người ta xâm soi ạ).

2/. Kinh A Di Đà có kể về cảnh giới Cực Lạc có chim nói pháp v.v... nhưng chúng sanh đừng nên nghĩ rằng chim ấy là tội báo sanh ra. Mà là do sức Phật biến hóa ra.... Cũng vậy: Các vị Bồ Tát, có Sư tử Xanh (Đâu phải vật thường) voi trắng 6 ngà (linh Vật), Đề Thính (kỳ thú) v.v... thì Chắc cũng là do Sức Thần của các ngài biến hóa ra nên vẫn từ bi ạ...

Các Việc này Ngài nên trực tiếp hỏi Phật và chư Bồ Tát. Hihi .... VQ chỉ là phàm phu "bắn bổng" mà thôi ạ...

Nhưng cũng có thể suy ra. Ngoài đi Bộ. Còn có các cách đi khác ạ.

Kính
Kính Thầy,

1. Vậy là thần thông chư Phật Bồ Tát phải đến khi nào "gần thành Phật" mới biết được nên Thầy dạy là "bất khả tư nghì", chỉ có người Tri Hành Hợp Nhất mới có thể tự biết, thế thì vì chúng ta không ai "dám" nhận mình là Phật Bồ Tát do đó vấn đề "thần thông" ta tạm gác qua một bên vì có biết nó là cái chi chi đâu mà nói ? Hì hì, huống chi là so sánh với cái này cái kia đúng không ạ ?

2. Thầy dạy là Văn Thù Bồ Tát biểu trưng cho "tri" - tức trí tuệ sáng tỏ sự thật, Phổ Hiền Bồ Tát biểu trưng cho "hành" tức là khả năng giác ngộ hữu tình - tức tự giác, giác tha. Do có đầy đủ mà gọi là Bồ Tát. Còn "vật cưỡi" của các Ngài thì cũng như chim ca lăng tần già, cộng mạng chi điểu v..v tại cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, thiệt chẳng có sinh mạng, như robot tạo hình giống voi và sư tử, nó không khác gì chiếc Toyota hay BMW v..v mà quý thầy đang sử dụng làm phương tiện "cưỡi" cả, hí hí.

Tới chỗ này thì con rất hoan hỷ vì không ngờ Thầy có thể "bắn bổng" siêu như vậy luôn á, tại vì sao ? Tại vì có thể "giả vờ lầm lẫn" giữa Vật là do sức thần nội tại tự mình hóa hiện nên phi thường: sư tử xanh, voi 9 ngà v..v, một lại do sức "thí chủ" mang đến, tha lực ngoại lai, nên chả có gì "khác tục" là BMW, Toyota v..v lại bỗng nhiên tương tự như nhau, không chi khác cả. Hí hí.

Con vì theo lời Thầy khuyên, quay về hỏi Phật Bồ Tát ngự tại lòng con, thành ra mới "bắn bổng" như vậy, theo Thầy Phật Bồ Tát trong lòng con phân tích dạy bảo vậy, có hợp lý với hiện thực và trí tuệ chút nào không ạ ?

Mến kính,
Ba Tuần.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,030
Điểm tương tác
983
Điểm
113
Bài 13.- Phạm Hạnh ngụ ở bãi tha ma.

* Bạch cốt quán" nghĩa là 'Quán xương trắng', một phép quán trong Lục chủng Tam-muội (sáu phép tu Định) thuộc về Chánh niệm trong Bát Chánh Đạo.

Những hành giả tu pháp quán này. Ngày xưa thường ở trong bãi tha ma (Ấm Độ cổ gọi là thi Lâm. khu rừng xác chết)

Hành giả quán một tử thi từ lúc mới chết đến lúc thành xương tàn cốt rụi, trải qua 9 giai đoạn sau đây:

1) Quán thấy thân xác của người chết từ một ngày đến bốn ngày, bị vất bỏ ở bãi tha ma, tím bầm rồi sình chương, chảy nước vàng hôi thúi.

2) Quán thấy thân ấy bị diều quạ, kên kên, chó nhà, chó rừng cắn xé - hoặc bị ruồi lằn bu đầy, giòi bò lúc nhúc ở mũi miệng - ai đi ngang qua cũng phải bịt mũi và quay mặt không dám nhìn vì quá kinh tởm.

3) Quán thấy cái thân ấy chỉ còn vài mảng thịt túa máu bao lấy bộ xương có gân chịu lại.

4) Quán thấy cái thân chỉ còn là một bộ xương không có thịt, rướm máu và có gân chịu lại.

5) Quán thấy bộ xương còn vài mảng da bọc, hết thịt hết máu và có gân chịu lại.

6) Quán thấy bộ xương đã rã rời: đây là xương bàn tay, bàn chân, bả vai - đó là xương đùi bàn tọa - đàng kia là xương sọ, các đốt cột sống, vv...

7) Quán thấy bộ xương lâu năm đã tàn rụi, chỉ còn lại những mảnh vụn khô khan trắng hếu như vỏ sò ốc lâu ngày.

8 ) Quán thấy nhiều bộ xương và đầu lâu, chất đống từ năm nầy qua năm kia.

9) Quán thấy mớ xương cốt tan thành tro bụi vì đã quá lâu.

Tuy nhiên phép quán nầy cũng như các phép quán bất tịnh khác, đều có nguy hiểm: nếu hành quá mức có thể đưa tới chán đời và tự sát - như đã xảy ra cho vài ông tăng thời đức Phật. Sau khi thành công, thì phải quán Không (không dơ không sạch) hay Trung đạo (không ưa không chán) để quân bình tâm thức trở lại.- Cho nên Hành giả rất cần gần gủi Tăng Đoàn, Thầy dạy để không lệch hướng mà nhập ma Đạo.

Do có Tu Pháp quán này mà hạnh ở nghĩa địa ở bãi tha ma, mà có Tăng Đoàn kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn thành tựu Phạm Hạnh ngụ ở bãi tha ma.Hạnh Đầu Đà Screen20
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,030
Điểm tương tác
983
Điểm
113
Bài 14.- Thiên Hạnh ngụ ở bãi tha ma.

Cũng có Hạnh ngụ ở nghĩa trang. PG không kiểm soát, không chủ trương.- Đó là Thiên Hạnh, như:

* Đường tu hành khổ hạnh nhất thế gian:

Hạnh Đầu Đà Thama10

Aghori là một nhóm người tu hành khổ hạnh, bao gồm khoảng 70 thành viên. Họ quy tụ tại “thành phố tang lễ” Varanasi, Ấn Độ. Xét trên tổng dân số trên 1,3 tỷ người của đất nước cà ri, đây là nhóm tôn giáo thiểu số nhất. Toàn bộ Aghori đều là đàn ông độc thân. Họ lừng danh là “thầy tu ăn thịt người”.

Không khó để nhận diện một Aghori ở Varanasi. Họ là những người khất thực, ăn mặc lôi thôi, đầu bù tóc rối, đeo đồ trang sức bằng xương người, bôi tro cốt hỏa táng trắng xóa khắp mình mẩy.

Ở Ấn Độ, Varanasi được cho là vùng đất có liên kết với thần hủy diệt Shiva. Người Ấn Độ đều mong, khi “gần đất xa trời” sẽ được mang tới nơi này, đưa tiễn sang thế giới bên kia. Varanasi có rất nhiều điểm tổ chức hỏa táng, thủy táng. Chúng được xây dựng dọc theo bờ sông Hằng.

Hình thức mai táng phổ biến của người Ấn Độ là hỏa táng. Song, trong các trường hợp người chết là trẻ em, phụ nữ mang thai, chưa chồng, thầy tu khổ hạnh, người bệnh phong, tự tử, bị rắn cắn thì bắt buộc phải thủy táng.

Tất nhiên, thi thể thủy táng phải được gói ghém kín kẽ, buộc đá kỹ càng, bảo đảm chìm sâu dưới đáy sông. Chỉ là đôi lúc, người làm công việc thủy táng vẫn mắc sai sót, khiến có xác bị nổi lên. Các Aghori thường hay đi dọc hai bên bờ sông, nếu có cái xác thủy táng nào bị nổi lên là họ lập tức vớt ngay lên bờ.

Có một điểm chung trong các tín ngưỡng của con người: Thế giới là nhị nguyên. Vạn vật trên thế gian đều tồn tại 2 mặt đối lập. Có trước ắt có sau, có tối ắt có sáng, có ác ắt có thiện… Riêng các thầy tu Aghori lại khăng khăng, không có sự phân biệt nào cả. Không có sạch hay bẩn, ngon hay dở, sống hay chết…

Trong hệ thống đa thần của tín ngưỡng Ấn Độ giáo, Aghori tôn thờ thần Shiva. Họ xem Ngài là vị thần tối cao. Các Aghori tin rằng, bản thân họ đã có một nửa là thần Shiva. Nửa còn lại là phần người vướng víu với trần thế. Để “tu thành chính quả” thì chỉ việc xóa bỏ phần người.

Về mặt lý thuyết, phương pháp “triệt tiêu” phần người của họ tương đối giống với các “điều kiện” tu thân của Phật giáo. Đó là kiêng dục, xa lánh thế sự, từ bỏ lòng tham, nỗi sợ hãi… Nhưng, cách thức thực hiện thì hoàn toàn trái ngược. Thay vì ăn chay, tụng niệm, các Aghori thoải mái uống rượu, chửi thề, ngày ngày chìm trong khói thuốc phiện. Họ khẳng định không hút thuốc phiện vì nghiện, mà hút để thức thần. Tức là để linh hồn rời khỏi cơ thể trần tục, nhập vào thế giới của thần linh.

Tại Ấn Độ, các tín đồ của thần hủy diệt Shiva được gọi là Shaivism. Muốn bước vào thế giới của Shiva, một Shaivism phải gạt bỏ được nỗi sợ hãi cái chết, thoát khỏi vòng luân hồi, biến thành thế thân của thần.

Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi cái chết? Các Aghori trả lời, hãy đối diện trực tiếp! Họ ngủ nghỉ ngay trong nghĩa trang, nơi tổ chức tang lễ, bốc tro cốt hỏa táng bôi khắp người. Đặc biệt, với cái xác thủy táng vớt được từ sông Hằng.

Cũng có lúc, các Aghori giữ nguyên xác chết để dùng làm đệm ngồi thiền. Ấn Độ vốn là cái nôi của thiền yoga. Đối với thầy tu khổ hạnh Aghori, tĩnh tâm cũng là một trong các phương pháp nhập thần. Vì họ còn bận đối mặt trực diện với cái chết, nên ngồi thiền trên xác chết, quan tài rất được hoan nghênh.

Thầy tu Aghori còn không ngại các món ôi thiu, dơ bẩn, bao gồm cả phân và nước tiểu. Họ tin rằng, trong ô uế tiềm ẩn ánh sáng giác ngộ. Càng ngập ngụa trong sự bẩn thỉu bao nhiêu, càng sớm tiếp cận ánh sáng giác ngộ bấy nhiêu. Mỗi lần ngửa bát khất thực, bất kể người khác có cho loại thức ăn gì, các Aghori cũng thật dạ cảm ơn và ăn bằng hết.

Những lúc rảnh rỗi, thầy tu Aghori khám chữa bệnh miễn phí cho những ai dám nhờ cậy. Họ cho biết, đã thành công chế thuốc chữa bách bệnh bằng… dầu xác chết. Song, phương pháp chữa bệnh chủ yếu vẫn là dùng… phép thuật. Thầy tu Aghori đặt tay lên người bệnh, niệm chú để hút hết đau đớn của người này vào cơ thể mình. Sau đó, trục xuất hết ra ngoài bằng… ý chí.

Trong lịch sử 150 năm của Aghori, các thế hệ thầy tu khổ hạnh đã cứu giúp được 246.548 người bị bệnh phong. Mặc dù đa phần người Ấn Độ tỏ ra xa lánh và kỳ thị Aghori, họ không cấm đoán thực hành tôn giáo này. Xét cho cùng, các thầy tu Aghori cũng chẳng làm hại gì đến ai. Họ tuyệt đối không bạo lực, giết người, cướp xác. Trừ những xác thủy táng vô tình vớt được trên sông Hằng, Aghori không tự tiện đụng vào bất cứ thi thể nào. Mặc người đời miệt thị, họ chuyên tâm tu hành, nỗ lực chiến đấu với bản thân, vượt lên nỗi sợ hãi cái chết.(hết trích)

Theo Ranker

* Khổ Hạnh này . Không cần quy y Tam Bảo. Khổ Thiên hạnh này Hoàn toàn không phải Đạo Phật.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,030
Điểm tương tác
983
Điểm
113
Bài 15.- Khổ Hạnh.- Chỉ nhận thức ăn- không nhận tiền bạc. (Chống lại việc nhận lời dùng bữa tại nhà thí chủ hảo tâm).

Kính các Bạn:
Phật và Thánh Tăng có dùng tiền không ?

Kinh Kevaddha (Trường bộ kinh II) có ghi:

Kinh điển kể rằng, có lần ngoại đạo biểu diễn phép thần thông đi trên mặt nước từ bờ bên đây sang bờ bên kia sông Hằng và thách thức Đức Phật làm như vậy. Đức Phật đã ôn tồn hỏi ngoại đạo sư kia tu luyện bao lâu mà có được thần thông như thế. Ngoại đạo sư đáp rằng ông ta đã mất ba mươi năm tu luyện mới có được khả năng phi hành trên mặt nước. Đức Phật mỉm cười bảo: “Ta chỉ cần ba xu để đi đò là qua được bờ bên kia sông Hằng”.
Bỏ ra ba mươi năm tu luyện cực khổ chỉ để qua sông không cần thuyền, trong khi chỉ cần vài đồng xu thì có thể làm được điều đó, thật không đáng chút nào! (Như vậy Phật cũng dùng tiền để qua sông đó).
( Đức Minh kể)
Kinh Pháp Hoa- Phổ môn Phẩm.
Kinh văn:
Bồ tát Vô Tận Ý bạch Phật rằng:

"Bạch đức Thế Tôn! Nay con phải cúng dường đức Bồ tát Quán Thế Âm."

Nói xong liền cởi chuỗi ngọc đương deo nơi cổ, gồm toàn châu báu, trị giá trăm nghìn lượng vàng dâng lên đức Quán thế âm và thưa rằng: "Cúi xin Nhơn giả nhận chuỗi trân bảo pháp thí này".

Lúc ấy, đức Bồ tát Quán thế âm chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại bạch đức Bồ tát Quán thế âm rằng: "Cúi xin Nhơn giả, vì thương xót chúng tôi, thâu nhận chuỗi ngọc này".

Bấy giờ, Phật bảo đức Bồ tát Quán thế âm rằng: "Ngươi nên lân mẫn Bồ tát Vô Tận Ý và hàng tứ chúng, cùng hết thảy Thiên, Long, Dạ xoa, Can thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Nhơn và phi nhơn các loại, mà thâu nhận chuỗi ngọc kia."

Bồ tát Quán thế âm xót thương tứ chúng cùng thiên, long, nhơn , phi nhơn các loại, nhận lấy chuỗi ngọc chia làm hai phần, một phần dâng cúng đức Phật Thích ca Mâu ni, một phần dâng cúng tháp đức Phật Đa bảo.(hết trích)

Kính các Bạn. Quan Âm Bồ Tát là Thánh Tăng đó. Ngài vâng lời Phật mà nhận trân bảo, tiền bạc đó. Chư Tăng nhận tiền bạc cúng dường, thì tội gì ???

GNO - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.

Di nguyện cuối cùng:

“Này các Tỷ-kheo, đây là lời Ta nhắn nhủ các ngươi. Các hành là vô thường....
......Sâu sắc hơn nữa, Ngài cũng chỉ dạy những chi tiết nhỏ nhặt như: “Vị Tỷ-kheo niên lão hãy gọi vị Tỷ-kheo niên thiếu, hoặc bằng tên, hoặc bằng họ, hoặc bằng tiếng Hiền giả. Vị Tỷ-kheo niên thiếu, hãy gọi vị Tỷ-kheo niên lão là Thượng tọa hay Ðại đức nếu chúng Tăng muốn, sau khi Ta diệt độ có thể hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt”.
(lượt trích Những lời di huấn sau cùng. )

Căn cứ lời di huấn này.- Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai diễn ra sau Hội nghị kết tập lần thứ nhất khoảng một trăm năm. Nguyên nhân đưa đến hội nghị kết tập kinh điển lần này là do một số Tỳ kheo sống tại thành phố Phệ Xá Li (Vesali) đề xướng mười điều không có trong giới luật do Phật chế, nhưng họ tự cho là hợp pháp. Mười điều đó bao gồm:

1. Diêm tịnh: thức ăn ướp muối để cách đêm vẫn được dùng.
2. Chỉ tịnh: có thể ăn quá giờ ngọ một chút, trong khoảng thời gian mặt trời xế bóng chừng hai lóng tay.
3. Tụ lạc gian tịnh: được ăn thêm lần nữa nếu đến làng khác mà chưa quá ngọ.
4. Trụ xứ tịnh: ở đâu thì bố tát tại đó.
5. Tùng ý tịnh: những quyết định đã thông qua, dù đa phần hay thiểu số, đều có hiệu lực.
6. Cửu trụ tịnh: làm theo thói quen tiền lệ vẫn không trái với giới luật.
7. Sinh hòa hợp tịnh: sau giờ ngọ, có thể uống nước pha với sữa.
8. Bất ích lũ ni sư đàn tịnh: tọa cụ nếu không có viền chung quanh thì có thể dùng khổ lớn hơn quy định.
9. Thủy tịnh: có thể dùng rượu pha với nước để uống trong trường hợp chữa bệnh.
10. Kim tiền tịnh: trong trường hợp cần thiết, Tỳ kheo có thể giữ tiền bạc.
(Nghiên Cứu Về 5 Việc của đại Thiên)

Đây là quan điểm của Đại chúng bộ thì nhận tiền. Thượng Tọa Bộ thì không cùng quan điểm.- Như vậy Phạm Hạnh ở Đại Chúng Bộ thì nhận, ở Thượng tọa Bộ thì không.- Đây là việc của nội bộ Hệ Phái PG.
Hạnh Đầu Đà Czng_d10
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Bài 15.- Khổ Hạnh.- Chỉ nhận thức ăn- không nhận tiền bạc. (Chống lại việc nhận lời dùng bữa tại nhà thí chủ hảo tâm).

Kính các Bạn:
Phật và Thánh Tăng có dùng tiền không ?

Kinh Kevaddha (Trường bộ kinh II) có ghi:

Kinh điển kể rằng, có lần ngoại đạo biểu diễn phép thần thông đi trên mặt nước từ bờ bên đây sang bờ bên kia sông Hằng và thách thức Đức Phật làm như vậy. Đức Phật đã ôn tồn hỏi ngoại đạo sư kia tu luyện bao lâu mà có được thần thông như thế. Ngoại đạo sư đáp rằng ông ta đã mất ba mươi năm tu luyện mới có được khả năng phi hành trên mặt nước. Đức Phật mỉm cười bảo: “Ta chỉ cần ba xu để đi đò là qua được bờ bên kia sông Hằng”.
Bỏ ra ba mươi năm tu luyện cực khổ chỉ để qua sông không cần thuyền, trong khi chỉ cần vài đồng xu thì có thể làm được điều đó, thật không đáng chút nào! (Như vậy Phật cũng dùng tiền để qua sông đó).
( Đức Minh kể)
Kinh Pháp Hoa- Phổ môn Phẩm.
Kinh văn:
Bồ tát Vô Tận Ý bạch Phật rằng:

"Bạch đức Thế Tôn! Nay con phải cúng dường đức Bồ tát Quán Thế Âm."

Nói xong liền cởi chuỗi ngọc đương deo nơi cổ, gồm toàn châu báu, trị giá trăm nghìn lượng vàng dâng lên đức Quán thế âm và thưa rằng: "Cúi xin Nhơn giả nhận chuỗi trân bảo pháp thí này".

Lúc ấy, đức Bồ tát Quán thế âm chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại bạch đức Bồ tát Quán thế âm rằng: "Cúi xin Nhơn giả, vì thương xót chúng tôi, thâu nhận chuỗi ngọc này".

Bấy giờ, Phật bảo đức Bồ tát Quán thế âm rằng: "Ngươi nên lân mẫn Bồ tát Vô Tận Ý và hàng tứ chúng, cùng hết thảy Thiên, Long, Dạ xoa, Can thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Nhơn và phi nhơn các loại, mà thâu nhận chuỗi ngọc kia."

Bồ tát Quán thế âm xót thương tứ chúng cùng thiên, long, nhơn , phi nhơn các loại, nhận lấy chuỗi ngọc chia làm hai phần, một phần dâng cúng đức Phật Thích ca Mâu ni, một phần dâng cúng tháp đức Phật Đa bảo.(hết trích)

Kính các Bạn. Quan Âm Bồ Tát là Thánh Tăng đó. Ngài vâng lời Phật mà nhận trân bảo, tiền bạc đó. Chư Tăng nhận tiền bạc cúng dường, thì tội gì ???

GNO - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.

Di nguyện cuối cùng:

“Này các Tỷ-kheo, đây là lời Ta nhắn nhủ các ngươi. Các hành là vô thường....
......Sâu sắc hơn nữa, Ngài cũng chỉ dạy những chi tiết nhỏ nhặt như: “Vị Tỷ-kheo niên lão hãy gọi vị Tỷ-kheo niên thiếu, hoặc bằng tên, hoặc bằng họ, hoặc bằng tiếng Hiền giả. Vị Tỷ-kheo niên thiếu, hãy gọi vị Tỷ-kheo niên lão là Thượng tọa hay Ðại đức nếu chúng Tăng muốn, sau khi Ta diệt độ có thể hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt”.
(lượt trích Những lời di huấn sau cùng. )

Căn cứ lời di huấn này.- Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai diễn ra sau Hội nghị kết tập lần thứ nhất khoảng một trăm năm. Nguyên nhân đưa đến hội nghị kết tập kinh điển lần này là do một số Tỳ kheo sống tại thành phố Phệ Xá Li (Vesali) đề xướng mười điều không có trong giới luật do Phật chế, nhưng họ tự cho là hợp pháp. Mười điều đó bao gồm:

1. Diêm tịnh: thức ăn ướp muối để cách đêm vẫn được dùng.
2. Chỉ tịnh: có thể ăn quá giờ ngọ một chút, trong khoảng thời gian mặt trời xế bóng chừng hai lóng tay.
3. Tụ lạc gian tịnh: được ăn thêm lần nữa nếu đến làng khác mà chưa quá ngọ.
4. Trụ xứ tịnh: ở đâu thì bố tát tại đó.
5. Tùng ý tịnh: những quyết định đã thông qua, dù đa phần hay thiểu số, đều có hiệu lực.
6. Cửu trụ tịnh: làm theo thói quen tiền lệ vẫn không trái với giới luật.
7. Sinh hòa hợp tịnh: sau giờ ngọ, có thể uống nước pha với sữa.
8. Bất ích lũ ni sư đàn tịnh: tọa cụ nếu không có viền chung quanh thì có thể dùng khổ lớn hơn quy định.
9. Thủy tịnh: có thể dùng rượu pha với nước để uống trong trường hợp chữa bệnh.
10. Kim tiền tịnh: trong trường hợp cần thiết, Tỳ kheo có thể giữ tiền bạc.
(Nghiên Cứu Về 5 Việc của đại Thiên)

Đây là quan điểm của Đại chúng bộ thì nhận tiền. Thượng Tọa Bộ thì không cùng quan điểm.- Như vậy Phạm Hạnh ở Đại Chúng Bộ thì nhận, ở Thượng tọa Bộ thì không.- Đây là việc của nội bộ Hệ Phái PG.
Hạnh Đầu Đà Czng_d10
Kính Thầy,

1. Có thể hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt ?

Có thể ! Tại vì Thế Tôn đã dạy là "có thể". Như Ngài Hư Vân cõng cô gái đau chân qua sông, Ngài Bá Trượng "một ngày không làm một ngày không ăn" v..v ấy đều là các vị tiền Tổ đã học theo lời Thế Tôn, dùng đại trí Bát Nhã, ứng xử trong từng tình huống cá biệt, thực ra chỉ áp dụng cho chính bản thân các Ngài, mà đâu có dạy toàn chúng phải y chỉ như thế, cho nên:

500 vị A La Hán, với vị trí Thượng thủ là Ngài Ma Ha Ca Diếp tại lần kiết tập kinh đầu tiên, khi Ngài Anan có nêu vấn đề này ra và bị hỏi ngược lại rằng: Thế nào là giới nhỏ nhặt ? Khi đó Ngài Anan thưa với đại chúng rằng: Bạch đại chúng, con quên hỏi Thế Tôn !, vì thế Ngài Anan bị cử tội "quên" ấy và đại chúng A La Hán y theo lời Ngài Ca Diếp: Thế Tôn chưa dạy, thì không tùy ý bỏ đi !

Ấy là nhân duyên vì sao thời Chánh Pháp, Tượng Pháp chư Hiền Thánh Tăng đắc quả lại thấy điểm danh nhiều hơn thời kỳ Mạt pháp vậy.


2. Kính các Bạn. Quan Âm Bồ Tát là Thánh Tăng đó. Ngài vâng lời Phật mà nhận trân bảo, tiền bạc đó. Chư Tăng nhận tiền bạc cúng dường, thì tội gì ???

Như lời Thầy nói, Thánh tăng Quán Âm, đức trùm Tam thiên, còn từ chối nhiều lần, nếu không có Phật dạy bảo trường hợp này ông cứ nhận đi thì cũng chẳng nhận, bậc Thánh đức với trân bảo còn dè dặt cẩn thận như vậy thì các vị Tăng hiện nay khi nhận tiền bạc có tự xét đức hạnh của mình với Ngài Quán Âm trước khi nhận tiền bạc từ thí chủ, tằn tiện tích cóp mới có được, dâng cúng hay chưa ?

Như lời (xướng Tăng bạt) dùng cơm trai ngọ vang lên trước bữa ăn, rồi đại chúng tác ý theo chánh niệm:

Thức ăn này từ đâu mà có, công của người khó nhọc biết bao.

Tự xét đức hạnh của mình đủ hay thiếu, có xứng đáng thọ nhận thức ăn này hay không ?


Đối với thức ăn còn tự xét như thế thì tài vật quyền năng ví như "Phật, Tiên" lẽ nào lại không nên cẩn trọng !

Con lan man như thế ấy là vì do lỡ thỉnh giáo Phật Bồ Tát ngự tại lòng mình nên được dạy như vậy. Chứ theo ý phàm nhân tục tử như con đây, ngày ngày vẫn thức khuya dạy sớm, ăn vội hai bữa chay đạm bạc để đi làm cầu thực cầu tài, thì theo con ai cho bao tiền cứ nhận hết, miễn đừng xài cho cá nhân mình quá chữ "thiểu dục, tri túc" là được.

Vì sao vậy ?

MỘT HẠT GẠO THÍ CHỦ,
NẶNG NGANG NÚI TU DI.
KHÔNG CHÂN CHÁNH TU HÀNH,
MANG LÔNG ĐỘI SỪNG TRẢ.

Mến kính,
Ba Tuần.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
MỘT HẠT GẠO THÍ CHỦ,
NẶNG NGANG NÚI TU DI.
KHÔNG CHÂN CHÁNH TU HÀNH,
MANG LÔNG ĐỘI SỪNG TRẢ.

Mến kính,
Ba Tuần.
Hề hề,

Bài kệ của Ba Tuần đã ít nhiều làm nhẹ bớt sự không Phẩm hạnh bằng lời văn hoa. Chứ trong Pháp Cú Kinh, một trong những Lời Đức Phật Dạy được ghi lại lâu đời nhất, chỉ thẳng bằng hình ảnh trực quan làm rúng động người nghe (Cũng qua đó đánh tan mất nghi tâm nơi thí chủ cúng dường)

Nuốt hòn sắt cháy đỏ
Còn gọi là hảo sự
Hơn ăn đồ cúng dường
Mà phẩm hạnh buông lung.
(Phẩm địa ngục)


Hề hề

Trừng Hải
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,030
Điểm tương tác
983
Điểm
113
Bài 16.- Khổ Hạnh. không nhận tiền bạc. (Chống lại việc nhận lời dùng bữa tại nhà thí chủ hảo tâm).

Kính Ngài Ba Tuần và Các Bạn.

Trong PG có 2 khuynh hướng Hành Đạo:
1/. Bậc Xuất Thế: Phần nhiều là các vị Trưởng Lão .-Thượng Tọa Bộ. (Có lẽ Ngài Ba Tuần tuổi cao tác lớn nên Phù hợp với Bậc này).

2/. Bậc Nhập Thế: Phần nhiều là các Vị Tăng Ni Trẻ (Nhưng Đạo Hạnh không hề trẻ). Hạnh nguyên các vị ấy là:

Tùy cơ ứng biến cõi trần,
Phân thân vô số độ dần chúng sinh.
Nước Từ rưới khắp nhân thiên,
Mênh mông biển Hạnh lời nguyền độ tha.
Khắp hòa thế giới gần xa,
Diễn dương diệu pháp, trước là độ sinh.
Những nơi khổ thú trầm luân,
Hào quang chiếu diệu hiện thân tốt lành.
Chỉ cần thấy dạng nghe danh,
Muôn loài thoát khỏi ngục hình đớn đau.
Phát lời nguyện ước cao sâu
Muôn nghìn khổ địa thảy đều tiêu tan.
Bao nhiêu nghiệp trái hàm oan,
Bao nhiêu đau khổ trong hàng súc sinh,
Đều nhờ thần lực oai linh,
Sương tan núi biếc bình minh rạng ngời.
Thuốc thang cứu cấp cho đời,
Áo cơm cứu giúp cho người bần dân.
Bao nhiêu lợi ích hưng sùng,
An vui thực hiện trong vòng trầm luân.
Bao nhiêu quyến thuộc thân oan
Cũng nguyền vượt biển trần gian nổi chìm.
Xa lìa ái nhiễm liên miên,
Đoạn trừ những mối phược triền thân tâm.
Vun trồng đạo nghiệp thiện nhân,
Cùng bao loài khác pháp thân hướng về. (C)
Dắt dìu nhờ bậc minh sư,
Nương vào chính tín hạnh từ xuất gia.
Sáu căn ba nghiệp thuần hòa,
Không vương tục lụy theo đà thế nhân.
Một lòng tấn đạo nghiêm thân,
Giữ gìn phạm hạnh nghiệp trần lánh xa.
Oai nghi phong độ chói lòa,
Lòng từ hộ mạng trước là vi sinh.
Lại thêm đầy đủ duyên lành,
Bao nhiêu tai nạn biến thành hư không.
Bồ Đề nguyện kết một lòng,
Đài sen Bát Nhã Chân Không hiện tiền.
Nhờ công tu tập tinh chuyên,
Đại Thừa liễu ngộ chứng truyền chân tâm.
Thoát ngoài kiếp hải trầm luân,
Hoằng khai lục độ hạnh môn cứu người.
Đạo tràng dựng khắp nơi nơi,
Lưới nghi phá hết trong ngoài sạch không.
Tà ma hàng phục đến cùng,
Truyền đăng Phật pháp nối dòng vô chung.
Vâng làm Phật sự mười phương,
Không vì lao nhọc, nản lòng tinh chuyên.
Bao nhiêu diệu pháp thâm huyền,
Thảy đều thực hiện siêu nhiên độ mình.
Rồi đem phúc tuệ độ sinh,
Chứng nên Phật quả, hoàn thành Pháp thân. (Lượt Trích Sám quy mạng).
Hạnh Đầu Đà Tt_ghp10

Điển hình các Vị Tôn Đức GHPGVN. Như bài tóm tắc pháp hành của các ngài như sau:


PGTPHCM
Báo cáo tại Hội nghị cho biết, tính đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 18.544 tự viện gồm 15.871 tự viện Bắc tông; 462 tự viện Nam tông Khmer; 45 sala; 106 tự viện Nam tông Kinh; 541 tịnh xá; 467 tịnh thất; 998 niệm Phật đường và 54 tự viện Phật giáo người Hoa với tổng số 54.973 tăng ni. Trong đó, 40.807 vị hệ phái Bắc tông, 7.028 vị hệ phái Nam tông Khmer, 1.754 vị hệ phái Nam tông Kinh, 5.384 vị hệ phái Khất sỹ.(VQ thấy: Nghĩa là chư Tăng nhập thế chiếm 80% tự viện)

Năm 2023, toàn Giáo hội thực hiện hoạt động từ thiện xã hội với tổng trị giá trên 2.100 tỷ đồng. Trong công tác Phật sự đối ngoại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Thư ký Diễn đàn Phật giáo châu Á vì hòa bình (ABCP) lần thứ 14 và Hội nghị Thượng đỉnh Chủ tịch Phật giáo 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia…
(theo TTXVN)

kính Quý ngài. Chư Tăng nhập thế đấy. Các ngài đâu chỉ xin ăn, bòn mót... Mà các ngài gặp khi thiên tai lũ lụt, dịch bệnh, dân nghèo v.v... sẳn sàng rá tay cứu giúp. Tận đến 2.100 tỷ đồng/ năm đấy

Đại đức Thích Lệ Duyên, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN H.Đức Hòa; Sư cô Thích nữ Trung Hiếu, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử, trụ trì chùa Tân Phước; đại diện nhà tài trợ tham dự buổi trao 400 phần quà.
Hạnh Đầu Đà Ttxh_p10


Mỗi phần quà trị giá 350 nghìn đồng gồm: 10 kg gạo và nhu yếu phẩm. Tổng trị giá 140 triệu đồng.
giacngo.vn

Hạnh Đầu Đà Ttxhpg10


Theo đó, chùa Tường Nguyên (TP.HCM) và thành viên đoàn từ thiện đã đến tỉnh Champasak (Lào) tặng 500 phần quà đến người dân tộc khó khăn, mỗi phần quà gồm: 1 cái mền, 10 kg gạo nếp, 1 thùng mì và nhiều loại thực phẩm thiết yếu.

Tổng trị giá chương trình từ thiện tại Lào là 240 triệu đồng do Thượng tọa Thích Pháp Hòa, trụ trì chùa Trúc Lâm - Tây Thiên (Canada) tài trợ.
giacngo.vn
Ph.V

Kính ngài Ba tuần và Các Bạn. Trên đây chỉ đại khái một trong muôn ngàn việc Từ Thiện, giúp nghèo của chư Tăng Ni PG.

Chỉ có VQ này và một số Tăng nghèo mới ăn mày lộc Phật, bòn mót của đàn na. Chứ phần nhiều các Vị Cao Tăng nhập thế.- Các ngài lo bố thí chẩn bần, cứu nguy lũ lụt, giúp kẻ khốn cùng, trợ người dịch bệnh. Nghĩa là các Ngài làm hạnh Bồ Tát bằng tiền bạc các ngài nếu có được.- (Nếu không dùng tiền. Các ngài lấy cái gì để Nhập Thế giúp đời ???.
* Rồi còn lễ Vesak, hay còn gọi là Ngày Đức Phật, Visakha Puja, hay Wesak, là ngày quan trọng nhất trong năm. Khi ấy nếu không dùng tiền, thì liệu Chư Tăng GH phải xin được bao nhiêu nồi cơm để tổ chức Lễ mà tiếp đón Chư Tăng trên toàn thế giới ???. giả sử có xin được cơm trộn thập cẩm đó, thì liệu Chư Tăng Ni trên thế giới tiến bộ này, có chịu ăn loại cơm xin được này không nhĩ ?)

VQ kính đãnh lễ Phạm Hạnh Bồ Tát của Chư Tăng Nhập Thế- Lẫn Xuất Thế. - A Di Đà Phật.
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Bài 16.- Khổ Hạnh. không nhận tiền bạc. (Chống lại việc nhận lời dùng bữa tại nhà thí chủ hảo tâm).

Kính Ngài Ba Tuần và Các Bạn.

Trong PG có 2 khuynh hướng Hành Đạo:
1/. Bậc Xuất Thế: Phần nhiều là các vị Trưởng Lão .-Thượng Tọa Bộ. (Có lẽ Ngài Ba Tuần tuổi cao tác lớn nên Phù hợp với Bậc này).

2/. Bậc Nhập Thế: Phần nhiều là các Vị Tăng Ni Trẻ (Nhưng Đạo Hạnh không hề trẻ). Hạnh nguyên các vị ấy là:

Tùy cơ ứng biến cõi trần,
Phân thân vô số độ dần chúng sinh.
Nước Từ rưới khắp nhân thiên,
Mênh mông biển Hạnh lời nguyền độ tha.
Khắp hòa thế giới gần xa,
Diễn dương diệu pháp, trước là độ sinh.
Những nơi khổ thú trầm luân,
Hào quang chiếu diệu hiện thân tốt lành.
Chỉ cần thấy dạng nghe danh,
Muôn loài thoát khỏi ngục hình đớn đau.
Phát lời nguyện ước cao sâu
Muôn nghìn khổ địa thảy đều tiêu tan.
Bao nhiêu nghiệp trái hàm oan,
Bao nhiêu đau khổ trong hàng súc sinh,
Đều nhờ thần lực oai linh,
Sương tan núi biếc bình minh rạng ngời.
Thuốc thang cứu cấp cho đời,
Áo cơm cứu giúp cho người bần dân.
Bao nhiêu lợi ích hưng sùng,
An vui thực hiện trong vòng trầm luân.
Bao nhiêu quyến thuộc thân oan
Cũng nguyền vượt biển trần gian nổi chìm.
Xa lìa ái nhiễm liên miên,
Đoạn trừ những mối phược triền thân tâm.
Vun trồng đạo nghiệp thiện nhân,
Cùng bao loài khác pháp thân hướng về. (C)
Dắt dìu nhờ bậc minh sư,
Nương vào chính tín hạnh từ xuất gia.
Sáu căn ba nghiệp thuần hòa,
Không vương tục lụy theo đà thế nhân.
Một lòng tấn đạo nghiêm thân,
Giữ gìn phạm hạnh nghiệp trần lánh xa.
Oai nghi phong độ chói lòa,
Lòng từ hộ mạng trước là vi sinh.
Lại thêm đầy đủ duyên lành,
Bao nhiêu tai nạn biến thành hư không.
Bồ Đề nguyện kết một lòng,
Đài sen Bát Nhã Chân Không hiện tiền.
Nhờ công tu tập tinh chuyên,
Đại Thừa liễu ngộ chứng truyền chân tâm.
Thoát ngoài kiếp hải trầm luân,
Hoằng khai lục độ hạnh môn cứu người.
Đạo tràng dựng khắp nơi nơi,
Lưới nghi phá hết trong ngoài sạch không.
Tà ma hàng phục đến cùng,
Truyền đăng Phật pháp nối dòng vô chung.
Vâng làm Phật sự mười phương,
Không vì lao nhọc, nản lòng tinh chuyên.
Bao nhiêu diệu pháp thâm huyền,
Thảy đều thực hiện siêu nhiên độ mình.
Rồi đem phúc tuệ độ sinh,
Chứng nên Phật quả, hoàn thành Pháp thân. (Lượt Trích Sám quy mạng).
Hạnh Đầu Đà Tt_ghp10

Điển hình các Vị Tôn Đức GHPGVN. Như bài tóm tắc pháp hành của các ngài như sau:


PGTPHCM
Báo cáo tại Hội nghị cho biết, tính đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 18.544 tự viện gồm 15.871 tự viện Bắc tông; 462 tự viện Nam tông Khmer; 45 sala; 106 tự viện Nam tông Kinh; 541 tịnh xá; 467 tịnh thất; 998 niệm Phật đường và 54 tự viện Phật giáo người Hoa với tổng số 54.973 tăng ni. Trong đó, 40.807 vị hệ phái Bắc tông, 7.028 vị hệ phái Nam tông Khmer, 1.754 vị hệ phái Nam tông Kinh, 5.384 vị hệ phái Khất sỹ.(VQ thấy: Nghĩa là chư Tăng nhập thế chiếm 80% tự viện)

Năm 2023, toàn Giáo hội thực hiện hoạt động từ thiện xã hội với tổng trị giá trên 2.100 tỷ đồng. Trong công tác Phật sự đối ngoại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Thư ký Diễn đàn Phật giáo châu Á vì hòa bình (ABCP) lần thứ 14 và Hội nghị Thượng đỉnh Chủ tịch Phật giáo 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia…
(theo TTXVN)

kính Quý ngài. Chư Tăng nhập thế đấy. Các ngài đâu chỉ xin ăn, bòn mót... Mà các ngài gặp khi thiên tai lũ lụt, dịch bệnh, dân nghèo v.v... sẳn sàng rá tay cứu giúp. Tận đến 2.100 tỷ đồng/ năm đấy

Đại đức Thích Lệ Duyên, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN H.Đức Hòa; Sư cô Thích nữ Trung Hiếu, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử, trụ trì chùa Tân Phước; đại diện nhà tài trợ tham dự buổi trao 400 phần quà.
Hạnh Đầu Đà Ttxh_p10


Mỗi phần quà trị giá 350 nghìn đồng gồm: 10 kg gạo và nhu yếu phẩm. Tổng trị giá 140 triệu đồng.
giacngo.vn

Hạnh Đầu Đà Ttxhpg10


Theo đó, chùa Tường Nguyên (TP.HCM) và thành viên đoàn từ thiện đã đến tỉnh Champasak (Lào) tặng 500 phần quà đến người dân tộc khó khăn, mỗi phần quà gồm: 1 cái mền, 10 kg gạo nếp, 1 thùng mì và nhiều loại thực phẩm thiết yếu.

Tổng trị giá chương trình từ thiện tại Lào là 240 triệu đồng do Thượng tọa Thích Pháp Hòa, trụ trì chùa Trúc Lâm - Tây Thiên (Canada) tài trợ.
giacngo.vn
Ph.V

Kính ngài Ba tuần và Các Bạn. Trên đây chỉ đại khái một trong muôn ngàn việc Từ Thiện, giúp nghèo của chư Tăng Ni PG.

Chỉ có VQ này và một số Tăng nghèo mới ăn mày lộc Phật, bòn mót của đàn na. Chứ phần nhiều các Vị Cao Tăng nhập thế.- Các ngài lo bố thí chẩn bần, cứu nguy lũ lụt, giúp kẻ khốn cùng, trợ người dịch bệnh. Nghĩa là các Ngài làm hạnh Bồ Tát bằng tiền bạc các ngài nếu có được.- (Nếu không dùng tiền. Các ngài lấy cái gì để Nhập Thế giúp đời ???.
* Rồi còn lễ Vesak, hay còn gọi là Ngày Đức Phật, Visakha Puja, hay Wesak, là ngày quan trọng nhất trong năm. Khi ấy nếu không dùng tiền, thì liệu Chư Tăng GH phải xin được bao nhiêu nồi cơm để tổ chức Lễ mà tiếp đón Chư Tăng trên toàn thế giới ???. giả sử có xin được cơm trộn thập cẩm đó, thì liệu Chư Tăng Ni trên thế giới tiến bộ này, có chịu ăn loại cơm xin được này không nhĩ ?)

VQ kính đãnh lễ Phạm Hạnh Bồ Tát của Chư Tăng Nhập Thế- Lẫn Xuất Thế. - A Di Đà Phật.
Kính Thầy,

Như trên con đã nói rõ:

Chứ theo ý phàm nhân tục tử như con đây (Ba Tuần), ngày ngày vẫn thức khuya dạy sớm, ăn vội hai bữa chay đạm bạc để đi làm cầu thực cầu tài, thì theo con ai cho bao tiền cứ nhận hết, miễn đừng xài cho cá nhân mình quá chữ "thiểu dục, tri túc" là được.

Nếu cá nhân tự xét mình giữ được "thiểu dục tri túc" thì cứ nhận hết, rồi đem của nhận ấy bố thí ngược lại cho nơi nào cần tới, người nào cần tới, sẽ đều tốt đẹp cả. Ở đây thì có hai hướng luôn phải quan tâm chu đáo:

1. Duy trì Phật pháp (tự tu, hướng dẫn hậu bối tu đúng), hoằng dương Chánh pháp (dịch - in Kinh, Luật, Luận; thuyết giảng Kinh pháp).

2. Thiện nguyện cứu dân, nhưng chớ nên mượn của người mà lấy danh của mình, sẽ làm tăng trưởng ngã chấp, trở thành pháp chướng đạo. Ví dụ: thay vì nói đây là của Thầy A, chùa B cúng thí; thì nên nói là tứ chúng Phật tử cúng thí, Thầy A chùa B đại diện mang đến. Tuy là tiểu tiết, xong lại là pháp khí dẹp Ngã, thật hành Vô ngã vị tha của thập phương Tam Bảo.

Còn về nhập thế hay xuất thế, phải xem bản lĩnh của từng cá nhân có đủ sức Bi Trí Dũng, Nhẫn Từ Ái hay không, mới quyết định được là phù hợp hay sai lầm. Ví như: biết bơi mà nhảy sông cứu người thì đúng, ngược lại bơi chìm mà lao vào biển Ái độ sinh, thì coi chừng sinh chưa độ được mà Thầy lại bị "siêu" mất tiêu luôn rồi thì lại uổng phí một kiếp làm người, thân trượng phu, gặp Phật pháp mà đi sai đường lạc lối vậy.

Phật pháp tại hiện thực,
Chớ lìa hiện thực thuyết,
Lìa hiện thực tìm Phật,
Như lìa đầu tìm óc.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,030
Điểm tương tác
983
Điểm
113
Bài 17.- * Chư Tổ trong các Tông Phái PG thực hành 12 hạnh Đầu Đà.

* Vua Trần Nhân Tông.- Trúc Lâm Đại Đầu đà .
theo wiki ghi lại:

Tháng 10 (âm lịch) năm 1299, Nhân Tông rời đến Yên Tử (Quảng Ninh), lấy pháp danh Hương Vân Đại Đầu đà và tu hành theo thập nhị đầu đà (mười hai điều khổ hạnh). Ông còn có đạo hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu đà hay Trúc Lâm Đại sĩ và Giác hoàng Điều ngự. Tại Yên Tử, Điều ngự đã mở tịnh xá, thuyết giảng độ tăng, thâu nhận được khá nhiều đệ tử. Vào thế kỷ XI – XIII, Phật giáo Đại Việt tồn tại chủ yếu dựa trên 3 dòng thiền Tì-ni-đa-lưu-chi, Thảo Đường và Vô Ngôn Thông. Điều ngự đã hợp nhất các tông phái này vào dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Thiền phái Trúc Lâm. Đây được xem là giáo hội thống nhất đầu tiên của đạo Phật tại Việt Nam.

Thiền phái Trúc Lâm vừa tiếp thu nền tảng Phật giáo Nam Á và thiền Đông Độ, vừa sử dụng các giá trị văn hóa Việt Nam và khuyến khích Phật tử cống hiến cho xã hội trên nền tảng Từ bi – Trí tuệ của Phật pháp. Bản thân Điều ngự không chỉ an cư tại Yên Tử, mà đi thuyết pháp nhiều lần ở các chùa như Phổ Minh (Thiên Trường), Sùng Nghiêm (Chí Linh), Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) và Báo Ân – Siêu Loại (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). Ông cũng xây dựng nhiều tự viện và đi giáo hóa trong cả nước, kể cả ở thôn quê lẫn thành thị. Trên cương vị là thượng hoàng-thiền sư, ông đã dạy dân bài trừ các tập tục mê tín, dị đoan và tu dưỡng đức hạnh theo giáo pháp Thập thiện (mười điều thiện). Ông vẫn góp ý cho một số vấn đề chính sự, đồng thời khuyên bảo Anh Tông từ bỏ rượu chè và cúng dường cho tăng chúng. (lượt trích)

Hạnh Đầu Đà Trnhto10


* Vua Trần Nhân Tông.- Trúc Lâm Đại Đầu đà .- Là vị tu sĩ thuộc Bắc Tông PG tu Phạm Hạnh Đầu Đà thưở trước.- Người thành lập, tổ chức giáo hội thống nhất đầu tiên của đạo Phật tại Việt Nam.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,030
Điểm tương tác
983
Điểm
113
Bài 18.- Các Tông Phái PG thực hành 12 hạnh Đầu Đà.- Tăng Đoàn Miền Bắc Khất Thực khả kính .

(Đây là tài liệu đọc trong buổi lễ tưởng niệm Tổ sư tại miền Bắc VN)

.....Khất thực có nghĩa là xin ăn. Đó là cách nuôi thân một cách chân chính do Phật dạy cho những đệ tử xuất gia. Đó là thực hành chính mạng thanh tịnh....

....Đi khất thực còn gọi là đi bình bát hay trì bát. Chữ Bát có nghĩa là đồ dùng để chứa đựng các thực phẩm chỉ đủ vừa sức ăn cho một người. Bình bát là loại bình được làm bằng đá, bằng sành, bằng đất sét nung thật chín rồi tráng men bên trong cho khỏi rỉ nước, chứ không được làm bằng vàng bạc hay tất cả những kim khí quý…. Nếu dùng bằng kim khí quý thì không đúng phẩm hạnh của người xuất gia. Các vị đã phát tâm xuất gia tức là tập hạnh xả bỏ tất cả, kể cả thân mạng nếu cần và đúng với chánh pháp, nghĩa là xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo. Ở các nước theo Nam Tông Phật giáo, chư Tăng đi khất thực nên thường dùng bình bát. Các nước theo Bắc Tông Phật giáo thì không đi khất thực nên chỉ dùng bình bát trong ba tháng an cư kiết hạ, có nơi còn ba tháng kiết đông nữa; đồng thời, thỉnh thoảng có quý thí chủ phát tâm cúng dường trai tăng thì cũng dùng bình bát để cúng Phật trước khi thọ trai....

....Theo Kinh Phật, sự xin ăn của tu sĩ đem lại lợi ích cho mình và cho chúng sinh:

Đối với vị Tỳ kheo khất thực thì có năm điều lợi ích:

(1) Tâm trí được rảnh rang, ít phiền não,
(2) Không bận rộn tâm và thân để kiếm kế sinh nhai,
(3) Đoạn trừ tâm kiêu căng ngã mạn,
(4) Đoạn trừ lòng tham, không thể tham ăn ngon và ăn nhiều vì ai cho gì ăn nấy, không thể chọn lựa, thức ăn chỉ đầy bát chớ không nhiều hơn nữa, tránh khỏi sự thâu trữ vật thực tiền của và
(5) Có nhiều thì giờ tu hành.

Ngoài lợi ích cho riêng mình, vị Tỳ kheo khất thực còn mang lại ba điều lợi ích cho chúng sinh như:
(1) Tạo cơ duyên cho người bố thí đoạn trừ lòng tham, tức là tạo phước duyên cho họ,
(2) Tạo cơ duyên giáo hoá chúng sinh, và
(3) Nêu gương sống giản dị làm cho người đời bớt tham đắm của cải.

Theo Kinh Phật, trước khi lên đường khất thực vị khất sĩ nguyện rằng: “Nguyện cho các vị Khất gia thảy đều được no đủ và nguyện cho các thí chủ thảy đều được phước báu vô lượng. Như nay tôi được món ăn là dùng để điều trị cái thân độc hại này, để tu tập thiện pháp, lợi ích cho thí chủ.”(lượt trích).

* Ở Miền Bắc, hiện có Chư Tăng chùa Ba Vàng trì bình khất thực giữ gìn truyền thống đẹp trong đạo Phật.
(Trích)
Khất thực chính là truyền thống của mười phương, ba đời, tất cả chư Phật. Người tu sĩ đi khất thực không chỉ nuôi thân mạng mà cao cả hơn là vì chư Tăng đang gieo trồng ruộng phước lành cho chúng sinh; vì ít dục, vì biết đủ, vì đoạn giảm, vì viễn ly cầu thiện hành và vì đoạn trừ tâm kiêu mạn. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng giảng giải: “Tỳ kheo đi khất thực xin ăn, ai cho gì thì ăn đó, không phân biệt, khen chê thức ăn của thí chủ cúng dường. Người xuất gia tu hạnh tùy thuận và nhẫn được tất cả những gì không vừa ý. Hôm bữa no, bữa đói người khất sĩ lấy đó để tu được hạnh nhẫn. Tỳ-kheo ôm bình bát đi khất thực là ruộng phước để thí chủ gieo vào, cúng dường để họ có được phước báu. Cho nên người tu làm sao chính mình phải là ruộng phước màu mỡ của chúng sinh”.
Trong khuôn viên bổn tự, hình ảnh Tăng đoàn chùa Ba Vàng thong dong ôm bình bát khất thực, giúp cho Phật tử có cơ hội được sớt bát cúng dường, gieo hạt giống thiện lành vào ruộng phước điền Tam Bảo.(hết trích)

Hạnh Đầu Đà Chu-ta10
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,848
Điểm tương tác
770
Điểm
113
Nam Mô A Di Đà Phật, các Phật tử cho con hỏi con có ý định theo hạnh đầu đà. Nhưng con không biết hành trang con đã chuẩn bị sau đây có phù hợp hay không? Mong quý Phật tử cho con một số gợi ý để giúp con hoàn thiện hơn trên con đường tu tập (Con cũng có tìm hiểu sơ lược qua 13 pháp tu hạnh đầu đà).
1. Do con không biết may y phấn tảo nên con sử dụng 1 bộ đồ lam và đem theo 1 cái giỏ và 1 bình bát.
2. Con có cần phải thuộc kinh Phật hay không hay chỉ cần tham thiền?
Hiểu biết về 13 hạnh đầu đà của bạn còn quá hạn chế cho nên trước tiên bạn hãy nghiên cứu thật kỹ các Kinh Sách, tài liệu nói về 13 hạnh đầu đà. Rồi tập dần, rồi tìm hệ phái khất sĩ xuất gia và thực hành cho có bài bản chuẩn mực, chính thống.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,030
Điểm tương tác
983
Điểm
113
Bài 19.- Tổ Sư Minh Đăng Quang.- Đạo Phật Khất Sĩ VN.

Sư Minh Đăng Quang (sinh năm 1923 – mất tích năm 1954) là một tu sĩ Phật giáo và là người khai sơn hệ phái Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam.

Thân thế và hành trạng
Nguyên thế danh Sư là Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Huờn, sinh lúc 10 giờ đêm ngày 26 tháng Chín năm Quý Hợi (tức 4 tháng 11 năm 1923) tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình (nay thuộc huyện Tam Bình) tỉnh Vĩnh Long; là con út trong một gia đình có năm người con. Song thân của Sư là ông Nguyễn Tồn Hiếu và bà Phạm Thị Tỵ.

Mười tháng sau khi sinh ra Sư, ngày 25 tháng Bảy năm Giáp Tý (1924), mẹ lâm bệnh nặng và qua đời, hưởng dương 32 tuổi[2]. Từ đó, Sư được phụ thân và mẹ kế Hà Thị Song nuôi dưỡng cho đến lúc trưởng thành.

Có tiếng thông minh, lại chăm chỉ, việc học hành của Sư mỗi năm mỗi tiến phát. Ngoài giờ học tập ở trường, giúp việc nhà, Sư còn tìm tòi học hỏi về Tam giáo. Năm 15 tuổi, Sư xin phép cha qua Nam Vang để tầm sư học đạo. Tại đây, Sư thụ giáo với một tu sĩ người Khmer lai Việt để nghiên cứu kinh tạng và đường lối y bát chân truyền của Phật Tăng xưa .

Khoảng 3 năm sau, cuối năm 1941, Sư về lại Sài Gòn, vâng lời cha lập gia đình năm 1942. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, thì vợ (tên Kim Huê, người Chợ Lớn, không rõ họ) và con nhỏ của Sư đều lâm bệnh rồi lần lượt qua đời.

Cám cảnh vô thường, Sư quyết chí đi tu. Đầu tiên Sư đến Hà Tiên định lần qua Phú Quốc, rồi sau đó sẽ đi nước ngoài học đạo. Nhưng khi vừa đến nơi thì đã trễ tàu, Sư ra đầu gành bãi biển Mũi Nai (Hà Tiên) ngồi tham thiền 7 ngày đêm. Trước cảnh trời nước bao la biến đổi khôn lường, cộng với nỗi đau riêng (mẹ và vợ con đều mất sớm)...vào một buổi chiều, Sư ngộ được lý vô thường, vô ngã, khổ vui của cuộc đời,...và ngộ được lý pháp "thuyền Bát Nhã ngược dòng đời cứu độ chúng sinh".

Sau khi ngộ đạo, Sư lên vùng Thất Sơn (An Giang) để tiếp tục tu tập.

Ít lâu sau, chiến tranh lan tới vùng núi rừng Thất Sơn, phá tan cảnh yên tĩnh thường có. Trong bối cảnh ấy, Sư gặp được một nam tín đồ và theo vị này về trú ở Linh Bửu Tự, thuộc làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho. Nơi đây, suốt ba năm (1944 - 1947), thường thì buổi sáng Sư đi khất thực, đến trưa thì thọ trai, buổi chiều giáo hóa, buổi tối tham thiền nhập định, nêu gương về đời sống phạm hạnh thanh tịnh, y theo truyền thống của Phật Tăng thời chính pháp .

Đầu năm 1947, Sư rời chùa để đi giáo hóa khắp Nam Bộ, và các vùng miền khác như Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa, Vũng Tàu, v.v... Sau 8 năm tiếp độ tăng chúng, vào ngày 1 tháng Hai năm Giáp Ngọ (1954), Sư rời Tịnh xá Ngọc Quang đi với một vị sư già và một chú tiểu qua Tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long), rồi qua tiếp Cần Thơ. Nhưng khi đến Cái Vồn (Bình Minh, Vĩnh Long) thì Sư bị một số người bắt đi thất tung cho đến nay .

Với chí nguyện "nối truyền Thích Ca chính pháp", Sư đã quyết chí đi theo con đường truyền thống mà Phật Thích Ca (Tất-đạt-đa Cồ-đàm) đã vạch ra, noi gương Phật Tăng xưa sống đời phạm hạnh của một "du phương khất sĩ". Tuy nhiên, từ nguồn suối tâm linh này, Sư tiếp tục khơi thông nguồn mạch, thuận duyên hành đạo trong cộng đồng dân tộc Việt, để khai sáng ra hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam. Nghĩa là mặc dù cách tu học theo lối "khất sĩ" đã có từ thời Phật Thích Ca còn tại thế, nhưng theo hòa thượng Thích Giác Toàn, thì trong cách tu học của hệ phái do Tổ sư sáng lập vẫn có "một sắc thái Phật giáo đặc thù, biệt truyền tại miền Nam Việt Nam".

Về mục đích của sự tu tập theo lối "khất sĩ", Sư giải thích đại ý như sau: "Sự xin ăn không phải là hèn kém, chẳng qua việc ấy nhắc nhở người tu hành phải biết nhẫn nhục và chịu đựng những thử thách, để lòng tự ái, dục vọng...chóng tiêu dần. Đồng thời qua đó, nó còn giúp người tu luyện trí, tạo cho mình những niềm lạc quan siêu thoát hơn. Về phần người bố thí, qua hình ảnh của người "khất sĩ", họ sẽ hiểu được phần nào là "an vui thanh sạch", là "trầm luân khổ ải" để sớm thức tỉnh, tìm đến con đường giải thoát phiền muộn. Tóm lại, đối với người tu, nếu không làm "khất sĩ" để vừa hóa trai, vừa tu học thì không dễ gì đạt được đạo quả vô thượng" .

Trong một bài viết do Hệ phái Khất Sĩ biên soạn đăng trên báo Giác Ngộ, ý nghĩa của sự "khất sĩ" lại được lý giải như sau: Khất là xin, sĩ là học. Xin rồi lại cho, học rồi lại dạy. Xin phẩm thực để nuôi thân giả tạm, cho sự thiện lành phước đức để bảo giữ sự sống dài lâu. Học bằng cách thu thập ở khắp nơi, rút tỉa, rồi chỉ lại cho người. Cái xin, cái cho, cái học, cái dạy... tựa như các pháp nương sanh, mở ra con đường xán lạn cho tất cả về sau tiến bước. Con đường ấy kêu là Đạo....

Cụ thể là: dù ở nơi nào, trước đây, mỗi sáng các đệ tử theo hệ phái Khất sĩ "đầu trần, chân đất" ôm chiếc y bát đi hóa duyên, đến trưa (giờ Ngọ) tìm nơi vắng vẻ thọ thực tùy theo số thức phẩm có được, và buổi chiều đi thuyết giảng đạo tại các nơi đông dân cư... Với phương châm hành đạo do Sư đề ra là:

Nên tập sống chung tu học:
Cái Sống là phải sống chung,
Cái Biết là phải học chung,
Cái Linh là phải tu chung.
Có nghĩa sống chung tu học để nung đúc, rèn luyện, tăng trưởng cái Sống, cái Biết, cái Linh; đó chính là cụ thể hóa tinh thần Tam tụ-Lục hòa mà chư Phật đã dạy từ ngàn xưa....(theo Wiki)

Kính các Bạn.

Về cơ sở:
  • Hiện nay Hệ phái khất sĩ có 6 Giáo Đoàn và 1 Ni Giới Khất Sĩ:
  • Tịnh Xá Trung Tâm có 4 cơ sở nổi bậc: 1/. Tịnh Xá trung Tâm (Gò Vấp) 2/. Pháp Viện Minh Đăng Quang (Q2) 3/. Tinh Xá Lộc Uyển (Q6). 4/. Tinh Xá Ngọc Phương (Ni Giới khất sĩ Q. TB).
  • Và nhiều Tịnh Xá chi nhánh ở các Tỉnh Thành trong nước (và nước ngoài)

Về Bậc Tôn Đức Trưởng lão của hệ phái:

Hạnh Đầu Đà S_toze10


+ HT Thích Giác Toàn: Viện Trưởng Viện Ngiện cứu Phật học Việt Nam. Địa chỉ trụ xứ : Pháp viện Minh Đăng Quang, 505 xa lộ Hà Nội, Q.2, TP. HCM.

+ Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ (1987- 2024)

Kính các Bạn: Hệ Khất Sĩ VN tiêu biểu cho hạnh Đầu Đà khất sĩ không nằm trong Nam Tông PG.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,030
Điểm tương tác
983
Điểm
113
Bài 20.- Thiền Viện Phước Sơn Nam Tông PG (HT. Thích Bửu Chánh).

Thiền Viện Phước Sơn hệ Nam Tông PG do Trưởng lão HT. Thích Bửu Chánh hiện là Trụ trì thiền viện Phước Sơn cùng nhiều ngôi chùa khác.

Trưởng lão sinh năm 1961 tại Hoài Nhơn, Tam Quan, tỉnh Bình Định – giáp ranh với Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi – trong một gia đình cha mẹ là người đánh cá ven biển. Vì chiến tranh ác liệt quá nên năm Mậu Thân (1968) cả gia đình mới chuyển về miền Nam, do đi theo đường biển nên thuyền tấp vô vùng biển Vũng Tàu. Lúc ở quê ông mới học tới mẫu giáo nên vô đến đây mới học tiếp lớp một. Nhân duyên kỳ diệu là lúc đó chùa Phước Hải mới khánh thành xong và gia đình thí chủ là ông bà Giáo Huân dâng lên ngài Bửu Chơn. Sau khi nhận xong thì ngài giao lại cho Sư Thiện Tâm làm chủ trì.

Trong thời gian này, ông đến học ở chùa và cùng tham gia sinh hoạt gia đình Phật tử thì hay gặp được ngài Bửu Chơn từ Sài Gòn xuống. Sau, Sư Minh Hạnh sửa sang phòng khách để làm lớp học và Sư Thiện Tâm nhờ thêm thầy giáo bên ngoài về dạy nên dần biến chỗ này thành trường học luôn. Ông học lại từ mẫu giáo đến lớp ba tại đây.

Vì từ nhỏ đã học ở chùa nên ông có tâm thành kính đối với Tam Bảo, đối với chùa, với các chư Sư. Ngoài giờ học văn hóa thì có giờ dạy giáo lý cho nên ông mê luôn cuộc đời Đức Phật Thích Ca. Lớp 4, lớp 5 ông ra học trường tiểu học Nam Vũng Tàu – sau đó thi lớp 6 vào trường trung học Vũng Tàu. Học tới hết lớp 7 ông xuất gia giới tử cùng ông Lý Thế Vân (pháp danh là Bửu Hiền), cả hai ông đều mê đạo, mê chùa, mê đi tu.

Trong giai đoạn từ năm 1974 – 1979, Sư tự học Vi Diệu pháp nhờ vào quyển Thắng Pháp Tập Yếu Luận của ngài Minh Châu. Thấy nó hay quá và có duyên sao đó nên Sư học liên tục mà không hiểu gì hết vì tiếng Hán khi đó thì chưa biết nhiều. Năm 1979, Sư có duyên được cô Trần Quỳnh Hương (cao đồ Vi Diệu pháp của ngài Tịnh Sự) dạy… Rồi Sư cũng tiếp tục học với Hòa thượng Giác Chánh ở tại chùa Thiền Quang 1, Bình Sơn, Long Thành; sau nữa là học thêm từ cô Bảy (Giới Phúc).
Hoàn cảnh nhiều khó khăn như vậy nhưng Sư suy nghĩ: “Nếu như mình không học thì sau này mình sẽ còn khổ hơn. Thứ hai nữa, nếu mình không học, thì sau này mình sẽ làm tảng đá cản đường đi học của người khác” nên Sư đeo đuổi việc đi học cho đến cùng. Năm 1980, Sư thi xong tú tài – trung học Vũng Tàu; trong thời gian này, ngài Hộ Giác mở lớp dạy tiếng Pāḷi và cả văn phạm Pāḷi, Sư theo học hơn một năm.

Năm 1981 – 1984, Sư học tại Học viện Pháp Quang và sau đó thì chuyển sang học tại Học viện Vạn Hạnh. Trong thời gian này có các Sư cùng học như Sư Thiện Nhân, Sư Tăng Định, Sư Ngộ Đạo, Sư Giác Nguyên, Sư Giác Trí, Sư Ấn Minh, Sư Thiện Hữu,…

Năm 1982 (trên giấy tờ là 1981), Sư thọ giới tỳ-khưu với HT. Tịnh Sự ở chùa Trúc Lâm, quận 6 – do ngài Giác Chánh tổ chức.
Ngày 5/12/1984, Sư mới chính thức về ở tại đồi Lá Giang, bây giờ gọi là thiền viện Phước Sơn –

Năm 1985, Đại đức (bây giờ gọi là Đại đức) tốt nghiệp bằng Cử nhân Sử học, và lấy luôn bằng Cử nhân Ngữ văn. Rồi Đại đức học tiếp nữa, lấy bằng Cử nhân tiếng Anh. Sau đó, năm 1992 – 1993, Đại đức học tiếp và tốt nghiệp Cử nhân Phật Học. Bên cạnh đó, Đại đức còn đăng ký học Cao học Lịch sử của viện Khoa học xã hội thành phố HCM được 2 năm và có một chứng chỉ.

Năm 1995 Đại đức đi học Thạc sĩ Phật Học ở Ấn Độ, sau 8 năm thì tốt nghiệp Tiến sĩ ở đây.

Hiện nay, năm 2021, Đại đức trẻ tuổi tài hoa thuở xưa, với 6, 7 bằng Cử nhân, Cao học, Tiến sĩ – bây giờ đã trở thành một bậc Trưởng lão 40 hạ lạp mà tuổi đời chỉ mới 63 – vẫn miệt mài hoằng pháp độ sinh không mệt mỏi. Gia tài của Trưởng lão là hằng ngàn cuốn băng giảng, nhiều nhất là tại các thiền viện, tự viện, giảng đường, học viện ở Sài Gòn. Và Trưởng lão còn để lại “cái Tâm” lớn rộng khi cưu mang tại thiền viện một đại chúng 450 – 500 người tìm đến tu học không kể Bắc, Nam, tu sĩ, tu nữ, ni cô hay cư sĩ. Trưởng lão cũng đã từng mời thỉnh các vị Thiền sư, Pháp sư, Giảng sư nổi danh đương đại… để trao truyền kiến thức Phật học, Thiền học lẫn kinh nghiệm tu chứng của họ cho đại chúng học hỏi và noi gương.

Công đức ấy quả thật là quá lớn lao vậy. (lượt trích)

Kính các Bạn. Thiền Viện Phước Sơn thường xuyên làm hạnh đầu đà và cúng dường các Vị hành pháp Đầu Đà. Mỗi năm tại nơi đây có làm lễ "Đặc Bát" cúng dường cho trên 1000 vị Tăng (Không phân biệt hệ phái, miễn có hạnh Đầu Đà).
phước sơn.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,030
Điểm tương tác
983
Điểm
113
Bài 21.- 2/. Hành trang (Tư Lương) của "hành giả" phát tâm tu hạnh Đầu Đà.

kính Bạn tritanhtv95 và các Bạn.

Tư lương của "hành giả" tu hạnh Đầu Đà.- Đầu tiên là cái "Chánh Kiến", biết rõ kiến thức biển báo nguy hiểm trên lộ trình Đầu Đà. Cái Chánh kiến đó chỉ rỏ trên lộ trình có những vùng cấm, bảng cấm.- Đó là những bẩy rập của Ma Vương, những hầm hố chông gai, mà đi vào đó sẽ sa hầm sụp hố,- Đó là chỗ nguy hiểm, là sai đường ạ.

2a). Hành trang quan trọng nhất.- "Chánh Kiến" biết rõ bẩy rập của Ma Vương.

Thế nào là bẩy rập của Ma Vương ?
Đáp: - Đó là những người giả mạo tăng ni (trộm tăng tướng)
Những kẻ này là do không được Thầy lành bạn tốt chỉ dạy hướng dẫn đúng chánh Pháp Phật. Hoặc có Thầy nhưng gặp Tà Sư- Ác hữu.- Mà bị Vô minh sai sử đã thực hành sai pháp, sai luật Đầu Đà của Đạo Phật.
biển báo.png

* Theo Kinh Tăng Chi Bộ và Kinh Na-Tiên Vấn Đáp thì có 15 loại chúng sinh không thể chứng đắc bất kỳ quả vị gì trong Tứ Thánh Quả là: súc sinh; loài khẩn-na-la (Kinnara); các loài rồng (Naga); ngạ quỷ; người có tà kiến; trẻ chưa đủ bảy tuổi; người phạm tội ác thuộc nhóm tội ngũ nghịch (giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm chảy máu thân Phật, chia rẽ tăng đoàn); những người giả mạo tăng ni (trộm tăng tướng); những người tuy là Tỳ kheo nhưng lại hành theo ngoại đạo; người hãm hiếp tỳ khưu ni; tỳ khưu phạm tội tăng tàn nhưng không thọ lãnh hình phạt; người bán nam bán nữ; người có hai bộ phận sinh dục.

Cũng theo Kinh Na-Tiên Vấn Đáp thì ngoài các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni thì các vị cư sĩ, người tại gia cũng có khả năng chứng quả A-la-hán. Tuy nhiên khi sau khi đắc quả vị này phải đi tìm một vì thầy Tỳ kheo gần trú xứ của mình để thực hiện việc xuất gia, chậm nhất là trước khi mặt trời lặn, một số bản luận khác nói là 7 ngày, nếu không thì vị cư sĩ ấy phải nhập Niết-bàn. Lý giải về điều này là phẩm mạo, giới hạnh của đời sống cư sĩ khá hạn chế, eo hẹp và không phù hợp với quả vị A-la-hán, chỉ có phẩm hạnh, tướng mạo của người xuất gia mới phù hợp với quả vị này. Ví dụ như một người bao tử nhỏ chỉ có thể chứa ít đồ ăn mà ăn nhiều quá sẽ bị bội thực.[9] Điều này được minh chứng ở trong các bài kinh Nikaya, có nhiều vị ngoại đạo, cư sĩ nam nữ sau khi nghe Đức phật thuyết pháp được chứng quả A-la-hán và Đức phật đã cho họ xuất gia trở thành Tỳ kheo ngay trong ngày đó. Điển hình như sau khi nghe Đức Phật thuyết bài kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta) thì 1000 vị đạo sĩ thuộc phái thờ lửa (Bái hỏa giáo) đã chứng đạt chánh trí, trở thành các vị A-la-hán và Đức phật đã cho họ xuất gia, thọ giới cụ túc bằng cách gọi: "Thiện lai tỷ kheo!" (Ehibhikkhu upasampada).(hết trích)

Vâng ! Tu hành mà Kinh Điển nói rõ sẽ không thể chứng đắc bất kỳ quả vị gì trong Tứ Thánh Quả của Phật Giáo.- Thì là rơi vào bẩy rập của Ma Vương rồi đó.

Cho nên.- Hành trang đầu tiên là cái "Chánh Kiến" căn bản chỉ chỗ sai đường- nguy hiểm đối với người Hành Đạo.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,030
Điểm tương tác
983
Điểm
113
Bài 22.- 2/. Hành trang (Tư Lương)- Chánh Mạng.

Trong hành trang của hành giả Đầu Đà không thể thiếu món này.

* Chánh mạng là nuôi thân mạng bằng cách chân chánh, không tà vạy.

Pháp tu Đầu Đà là dành cho người đã có quá trình tu tập cao. Thân mạng của người Hạnh Đầu Đà là Giới thân huệ mạng. Nghĩa là lấy Giới làm Thân, lấy Huệ làm Mạng.-

Vậy Chánh mạng nuôi Giới- Huệ là:
“Mặc thì áo giới ấm êm,
Ăn thì sữa pháp, cơm thiền nuôi thân” (NT. Huỳnh Liên).

* Về nuôi lớn giới Thân bằng Chánh Mạng: Người tu hạnh đầu đà phải nuôi lớn Giới Thân chân chánh. cụ thể là: 1. Đầu tiên khởi tín tâm Quy y Tam Bảo. 2. Thọ năm Giới tại gia. 3. làm Tịnh Nhơn thọ tám giới Bát quan trai. 4. Xuất gia thọ mười giới Sadi. 5. Thọ cụ túc Tỳ kheo giới. 6. Khi Thọ Tỳ kheo đủ mười hạ mới được Trì bát Đầu Đà (Không được nhảy lớp vượt cấp).- Đặc biệt thọ 10 giới Sadi và cụ túc giới Tỳ kheo phải thọ Đại Giới Đàn có đủ Tam Sư Thất Chứng mới Thành Tựu Giới Thân.- Như vậy mới được gọi là Chánh Mạng.

* Sao gọi là Tà Mạng với Giới Thân ?
Đáp:

a). Thí dụ tôi do tu mà có lúc khởi sanh "Mộng giác" (Giác ngộ hoang tưởng). Tự cho mình đã chứng Thánh Quả A la Hán.- Đọa làm MA ÁI KIẾN.-

Như bài kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật dạy: "Này A Nan, nếu các chúng sanh, đã giữ hoàn toàn ba hạnh là không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục rồi mà còn đại vọng ngữ, thì tâm cũng không thanh tịnh, mất hạt giống Phật, thành ma ái kiến.
Thế nào là đại vọng ngữ ? Nghĩa là chưa đặng đạo nói mình đã đặng đạo, chưa chứng quả nói mình chứng quả. Đối với người đời, nói: 'Ta đã chứng A-la-hán, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật', để trông cầu người lạy cúng. Những người nói dối như thế, làm tiêu diêu hạt giống Phật, sẽ đọa vào trong biển khổ. Cũng như cây đa-la khi bị chặt đứt đọt rồi thì không thể mọc chồi đâm tược được.
A Nan, ta có dạy các vị Bồ Tát và A-la-hán: 'Sau khi ta diệt độ rồi, các ông phải thị hiện thân hình, trong đời mạt pháp để cứu độ các chúng sanh đang trầm luân, làm thầy sa môn, cư sĩ, vua, quan, đồng nam, đồng nữ, cho đến hiện đàn bà góa, kẻ dâm nữ, người gian giảo, kẻ trộm cướp, người hàng thịt, kẻ buôn bán, để lẫn lộn trong từng lớp người, chung một nghề nghiệp, đặng giáo hóa chúng sanh trở về chánh đạo.'
Nhưng các vị ấy quyết chẳng bao giờ nói: 'Ta đây thật là Bồ Tát hoặc A-la-hán v.v.' hay tỏ ra một vài cử chỉ gì làm tiết lộ sự bí mật, để cho người ta biết mình là thánh nhân thị hiện. Chỉ trừ sau khi mạng chung rồi, các vị ấy mới âm thầm để lại một vài dấu tích cho người biết thôi'."Đây là tầng thứ 1 .- Ma ái kiến tà mạng bằng Đại vọng Ngữ.

b). Lại do tự cho mình là A la Hán. Tôi cướp Giới Đàn Tăng, tự truyền giới Tỳ kheo cho đệ tử mà không trình lên Đại Giới Đàn tam sư thất chứng. Người đệ tử của tôi bị tôi cướp truyền giới này phạm tội TẶC TRÚ. - Đây là tầng lớp thứ 2 tà mạng giới thân.

c). Lại do đệ tử TẶC TRÚ của tôi, do vô minh tưởng là mình có quyền trộm giới Sadi tự truyền cho Đệ Tôn tôi xuất gia ôm bát đi Đầu đường xó chợ xin ăn.- Đây là tầng lớp thứ 3 tà mạng TRỘM TĂNG TƯỚNG vọng xưng Đầu Đà trái phép Phật.

(TK Thích Trung Hữu nói: Trung bộ kinh, kinh số 3: Thừa tự pháp). Gia tài Thầy để lại không phải là ngôi chùa vật chất mà nhiều người mê mờ tham đắm tranh nhau để làm chủ, mà đó là ngôi chùa tâm linh được xây bằng giới, định và tuệ. Đây là điều mong mỏi nhất của một người thầy ở những người đệ tử mà thầy đã vắt tim vắt óc, đem hết sức lực, thời gian và năng lượng để nuôi dưỡng trong suốt cuộc đời mình vậy!

+ “Giới thân” là dùng các nguyên tắc đạo đức để kết thành thân. Điều này có nghĩa là nhờ học hỏi Thầy qua gương sống động của bản thân Thầy (thân giáo), lời Thầy chỉ dạy (khẩu giáo) và tâm ý Thầy luôn mong mỏi người đệ tử thấm nhuần trong nếp sống đạo đức (ý giáo) mà người đệ tử ấy có giới tướng trang nghiêm, giới hạnh thanh tịnh.

+ “Huệ mạng” nghĩa là lấy trí tuệ làm đời sống của chính mình. Nói cách khác, mọi suy nghĩ, hành động và lời nói đều được vận hành dưới sự soi sáng của lý trí, của tuệ giác. Đó là nghệ thuật sống an lạc và hạnh phúc. Muốn làm được điều này, người đệ tử cần nghe nhiều, biết rộng, ý thức mạnh mẽ, huân tập dần dần để trí tuệ trở thành đời sống của chính mình. Tất cả những điều này có được là nhờ sự dạy dỗ, bảo ban, giám sát và hướng dẫn của Thầy vậy.

hãy ướp tẩm thân tâm mình trong từng giây từng phút với giới và tuệ cho dần viên mãn, trọn vẹn “giới thân, huệ mạng”. Đệ tử làm được điều này thì các bậc thầy yên tâm khi “tre già” thì đã có “măng mọc” và lớp măng này mạnh khỏe, đủ sức để thay tre!
Một đời sống chánh niệm tỉnh giác, thuần thục giới để xâu kết đạo đức thiện lành thành thân, định hướng cuộc sống và xử lý mọi tình huống bằng tuệ là món quà quý giá nhất của người đệ tử trân trọng dâng lên cúng dường người thầy đã trọn đời cống hiến cho đạo pháp và đào tạo nên những người đệ tử là chúng ta vậy! ( trích TK Thích Trung Hữu)

Chư Tổ cảnh tỉnh thói Tà mạng qua bài sám ngã niệm:

Hạnh Đầu Đà - Page 2 Tc_trz10

Tà mạng, ác cầu không chán đủ,
Ham dâm thích rượu mặc tình mê,
Mạn Phật, khinh Tăng, chê Đại Thừa,
Bội nghĩa, vô ân hủy sư trưởng,
Trao chuốt lỗi lầm nên nết xấu,
Vui theo tai họa yểm tài người,
Hư dối đuổi theo mối lợi danh,
Tranh chấp nhớp nhơ điều phải trái,
Suy ác nghĩ tà không xét lại,
Lao chao, lấc xấc chẳng hề dừng,...
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Bài 21.- 2/. Hành trang (Tư Lương) của "hành giả" phát tâm tu hạnh Đầu Đà.

kính Bạn tritanhtv95 và các Bạn.

Tư lương của "hành giả" tu hạnh Đầu Đà.- Đầu tiên là cái "Chánh Kiến", biết rõ kiến thức biển báo nguy hiểm trên lộ trình Đầu Đà. Cái Chánh kiến đó chỉ rỏ trên lộ trình có những vùng cấm, bảng cấm.- Đó là những bẩy rập của Ma Vương, những hầm hố chông gai, mà đi vào đó sẽ sa hầm sụp hố,- Đó là chỗ nguy hiểm, là sai đường ạ.

2a). Hành trang quan trọng nhất.- "Chánh Kiến" biết rõ bẩy rập của Ma Vương.

Thế nào là bẩy rập của Ma Vương ?
Đáp: - Đó là những người giả mạo tăng ni (trộm tăng tướng)
Những kẻ này là do không được Thầy lành bạn tốt chỉ dạy hướng dẫn đúng chánh Pháp Phật. Hoặc có Thầy nhưng gặp Tà Sư- Ác hữu.- Mà bị Vô minh sai sử đã thực hành sai pháp, sai luật Đầu Đà của Đạo Phật.
biển báo.png

* Theo Kinh Tăng Chi Bộ và Kinh Na-Tiên Vấn Đáp thì có 15 loại chúng sinh không thể chứng đắc bất kỳ quả vị gì trong Tứ Thánh Quả là: súc sinh; loài khẩn-na-la (Kinnara); các loài rồng (Naga); ngạ quỷ; người có tà kiến; trẻ chưa đủ bảy tuổi; người phạm tội ác thuộc nhóm tội ngũ nghịch (giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm chảy máu thân Phật, chia rẽ tăng đoàn); những người giả mạo tăng ni (trộm tăng tướng); những người tuy là Tỳ kheo nhưng lại hành theo ngoại đạo; người hãm hiếp tỳ khưu ni; tỳ khưu phạm tội tăng tàn nhưng không thọ lãnh hình phạt; người bán nam bán nữ; người có hai bộ phận sinh dục.

Cũng theo Kinh Na-Tiên Vấn Đáp thì ngoài các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni thì các vị cư sĩ, người tại gia cũng có khả năng chứng quả A-la-hán. Tuy nhiên khi sau khi đắc quả vị này phải đi tìm một vì thầy Tỳ kheo gần trú xứ của mình để thực hiện việc xuất gia, chậm nhất là trước khi mặt trời lặn, một số bản luận khác nói là 7 ngày, nếu không thì vị cư sĩ ấy phải nhập Niết-bàn. Lý giải về điều này là phẩm mạo, giới hạnh của đời sống cư sĩ khá hạn chế, eo hẹp và không phù hợp với quả vị A-la-hán, chỉ có phẩm hạnh, tướng mạo của người xuất gia mới phù hợp với quả vị này. Ví dụ như một người bao tử nhỏ chỉ có thể chứa ít đồ ăn mà ăn nhiều quá sẽ bị bội thực.[9] Điều này được minh chứng ở trong các bài kinh Nikaya, có nhiều vị ngoại đạo, cư sĩ nam nữ sau khi nghe Đức phật thuyết pháp được chứng quả A-la-hán và Đức phật đã cho họ xuất gia trở thành Tỳ kheo ngay trong ngày đó. Điển hình như sau khi nghe Đức Phật thuyết bài kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta) thì 1000 vị đạo sĩ thuộc phái thờ lửa (Bái hỏa giáo) đã chứng đạt chánh trí, trở thành các vị A-la-hán và Đức phật đã cho họ xuất gia, thọ giới cụ túc bằng cách gọi: "Thiện lai tỷ kheo!" (Ehibhikkhu upasampada).(hết trích)

Vâng ! Tu hành mà Kinh Điển nói rõ sẽ không thể chứng đắc bất kỳ quả vị gì trong Tứ Thánh Quả của Phật Giáo.- Thì là rơi vào bẩy rập của Ma Vương rồi đó.

Cho nên.- Hành trang đầu tiên là cái "Chánh Kiến" căn bản chỉ chỗ sai đường- nguy hiểm đối với người Hành Đạo.
Kính Thầy,

Đọc cái đoạn Thầy trích từ Wikipedia (https://vi.wikipedia.org/wiki/A-la-hán) này thật thú vị:

Tỳ kheo, Tỳ kheo ni thì các vị cư sĩ, người tại gia cũng có khả năng chứng quả A-la-hán. Tuy nhiên khi sau khi đắc quả vị này phải đi tìm một vì thầy Tỳ kheo gần trú xứ của mình để thực hiện việc xuất gia, chậm nhất là trước khi mặt trời lặn, một số bản luận khác nói là 7 ngày, nếu không thì vị cư sĩ ấy phải nhập Niết-bàn. Lý giải về điều này là phẩm mạo, giới hạnh của đời sống cư sĩ khá hạn chế, eo hẹp và không phù hợp với quả vị A-la-hán, chỉ có phẩm hạnh, tướng mạo của người xuất gia mới phù hợp với quả vị này.

Con bèn kiếm Kinh Mi Tiên, thì nó nằm ở khúc này MI TIÊN VẤN ĐÁP (MILINDA PANHA) Dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm (Maha Thera Thita Silo), Tỳ kheo Giới Đức hiệu đính, ấn bản 2003, phần 142 - Cư sĩ A La Hán:

Thưa đại đức! Dường như đại đức có nói với trẫm rằng, một vị cư sĩ đắc quả A-la-hán trong ngày nào thì phải xuất gia ngay trong ngày ấy; nếu trong ngày ấy , vì một lý do nào đó mà không xuất gia được, thì vị ấy bắt buộc phải nhập Niết bàn. Điều ấy có đúng thế không ạ?

Đôi nơi bảo là một tuần lễ.


- Tâu đại vương! Hoàn toàn đúng như vậy.

- Họ có thể tự cạo bỏ râu tóc, mặc y cà sa, nghĩa là tự tu lấy; hay là phải cần có thầy tiếp dẫn, thầy hòa thượng tế độ, chứng minh?

- Không thể tự ý được, mà phải có thầy, tâu đại vương! Tự tu là trộm phẩm mạo, tăng tướng, cách tu ấy không có mặt trong giáo pháp của Đức Tôn sư!

-
Thế có nghĩa là sau khi người cư sĩ đắc quả, các vị thầy tiếp dẫn, tế độ là những bậc có thần thông, tức khắc hiện đến và làm lễ xuất gia ngay cho người cư sĩ ấy chăng?

- Có thể có trường hợp ấy, tâu đại vương!


- Giả dụ họ đến muộn một, hai ngày không được sao?

- Dĩ nhiên là không được! Chính vị cư sĩ đắc quả phải đi tìm vị thầy tế độ cho mình ở trong vùng, ở trong trú xứ ấy. Nếu tìm không ra, đến lúc mặt trời lặn của ngày ấy, vị cư sĩ phải nhập Niết bàn.

- Đã đắc quả rồi mà tại sao còn nôn nóng chấm dứt sinh mạng như thế? Hay có lý do bí ẩn nào chăng?

- Tâu đại vương! Chẳng phải do nôn nóng, cũng chẳng phải có lý do bí ẩn nào. Phẩm mạo cư sĩ thấp thỏi quá, thật không xứng đáng với quả vị A-la-hán mà người ấy đã đắc, do vậy phải thay đổi phẩm mạo xúất gia. Chính phẩm mạo xuất gia mới tương ứng, xứng đáng với quả vị A-la-hán.


Thế là lòng phàm phu của con lại nảy sinh thắc mắc, ủa mất công chi tu cho đã đời để được tự do tự tại, muốn ở thì ở, muốn đi thì đi; giờ "lỡ xui" đắc A La Hán một cái là phải đi kiếm Thầy thế độ cho xuất gia, không kiếm được trong ngày thì phải "tự xử" - Niết Bàn liền, hí hí, khổ vậy.

Con lại nhớ tới lời Kinh Kim Cương Phật dạy: vị A La Hán chẳng cho là mình đắc A La Hán, vì cho là mình đắc A La Hán thì là A La Hán "giả".

Vậy thì làm sao một cư sĩ tại gia lại biết mình đắc A La Hán thiệt ? Ắt phải có một người khác đắc cao hơn ấn chứng mới biết ( chứ một ông A La Hán khác mà ấn chứng cũng không được như Cử nhân phải do Thạc, Tiến sĩ hướng dẫn chứ cử nhân không thể hướng dẫn cử nhân ) nếu không thì thành A La Hán "giả". Cao hơn A La Hán là ai ? chắc chỉ có Phật Bồ Tát rồi. Mà Phật Bồ Tát biết đó là A La Hán thì chỉ cần nói: Thiện lai Tỷ kheo thì râu tóc tự rụng, liền đủ giới tướng giới thể, thế thì cần chi phải đi kiếm cái ông nào mà ấn chứng cho kỳ được nữa đúng không ?

Ngoài ra, con đọc Kinh Duy Ma Cật, Ngài Duy Ma Cật chỉ là môt người mang hình tướng cư sĩ, mà tới Văn Thù Phổ Hiền Di Lặc, có mỗi việc tới thăm bệnh cũng đùn đẩy nhau, hí hí, vì "sợ" bị hỏi khó quá đáp không được thì "quê" chết do mang tiếng là Bồ Tát, Tỳ Kheo Vô Lậu...mà bị cư sĩ bạch y hỏi vặn lại không biết đối đáp làm sao. Con thiết nghĩ, ủa vậy ra tuy là cư sĩ nhưng trí tuệ hẳn vẫn có thể là tương đương với Tăng sĩ, thật tuyệt vời, đúng như lời Kinh Pháp Bảo Đàn nói: muốn tu thì tại gia cũng được, chẳng do tại chùa.

Qua hai Kinh Kim Cương, Kinh Duy Ma Cật thì con có thắc mắc mong Thầy từ bi giải đáp, một vị đắc quả A La Hán, thường được Phật mô tả là "sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa" thì nếu là cư sĩ A La Hán, muốn thể hiện sự tự tái, cố tình không xuống tóc xuất gia, sẽ phạm tội gì trong nhân quả pháp giới ạ ?

Kính mong Thầy giải nghi giúp con.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,030
Điểm tương tác
983
Điểm
113
Kính Ngài Ba Tuần:

nếu là cư sĩ A La Hán, muốn thể hiện sự tự tái, cố tình không xuống tóc xuất gia, sẽ phạm tội gì trong nhân quả pháp giới ạ ?
Dạ. Ngài hỏi làm VQ khó trả lời lắm ạ.- Vì VQ chỉ là kẻ phàm phu thì làm sao phán xét được vị Thánh Cư sĩ được ạ !

Nhưng nếu "bắn bổng" thì được . k.k.k...

Đặc thí dụ: Nếu VQ làm cư sĩ mà có một cơ duyên mai mắn nào đó "Ngộ Đạo mà Đắc quả A la Hán".

  • Thì lúc đó với Trí huệ Vô Lậu vị Ấy sẽ tự biết phải làm sao, "Biết thế ta tự tri thời"...
  • Hoặc VQ sẽ lựa chọn 1 trong 3 phương án:

1. VQ sẽ qua Nhật Bản, gia nhập Tân Tăng.- Vì Tân Tăng có thể đáp ứng được nhu cầu. Như bài viết sau:

Phong trào “Tân Tăng” Nhật Bản, gồm những Nhà Sư học giỏi, tài năng, Hiệp hội môn phong cho phép Nhà Sư tham gia công tác xã hội, trong chốn cung đình, cơ quan chính phủ từ Trung Ương đến địa phương hay làm việc trong các Cty, Xí nghiệp, nói chung làm việc ngoài xã hội như cư sĩ; đồng thời đời sống kinh tế của các vị chỉ nương vào đồng tiền lương của chính mình làm ra, không còn bị ảnh hưởng đến sự phát tâm cúng dường hộ trì của Phật tử nữa.
Theo giáo sư cư sỹ Nogawa Hiroyuki hiện đang giảng dạy ở Đại học Huyền Trang Đài Loan nhận định về nguyên nhân người tu ở Nhật Bản có gia thất như sau:
nha-su-va-vo.jpg

“Hiện nay nhiều tự viện ở Nhật Bản các Sư có gia thất là chuyện bình thường, không có gì là bất ngờ. Phật giáo Nhật Bản so với các quốc gia tiến bộ trên thế giới thì có phần tiến bộ hơn nhiều, do ảnh hưởng dân trí cao có sự quyết đoán chuẩn mực. Vã lại sinh hoạt Phật sự của chư Sư rất phong phú và đa dạng, có tính độc lập, chú trọng vào nội tại tu chứng nhiều hơn hình thức Tăng đoàn”
thuvienhoasen.org

2. Phương án 2. VQ sẽ rút vào rừng sống Độc cư, thoát khỏi Thanh Văn Đạo, nhập Độc giác Phật
bchphat.jpg

3. Phương án 3: Nếu VQ chưa đến Tứ quả mà còn từ sơ quả đến Tam quả Tu Đà Hàm.- Thì chấp Nhận làm vị Tăng thiếu khuyết giới đức. Như điều luật thứ 12:
Giới Bổn Tăng:
12. Tỳ khưu cứng cỏi (dubbaccayātika)
Tỳ khưu có tánh khó dạy, vị khác khuyên dạy cũng không nghe, tăng đã tụng samanubhāsana ngăn cấm cho bỏ chừa nghiệp ấy, nếu không tuân theo phạm tăng tàn.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Ghositārāma gần thành Kosambi do tỳ khưu Channa cứng cỏi.

Chú giải: tỳ khưu không cho vị khác thức tỉnh, nói rằng “các ngài đừng nói lời chi tốt, hoặc lời chi xấu đến tôi, tôi cũng chẳng nói lời lành hoặc dữ đến với các ngài, vậy các ngài hãy nín thinh, đừng nhắc nhở tôi như thế”. Khi các vị khác đã khuyên lơn mà không nghe, nên đem tỳ khưu ấy đến giữa tăng để tụng samanubhāsana. Khi tụng đến 3 bận mà không chừa bỏ tánh cũ, không tuân theo lời khuyên nhủ của tăng thì phạm tội tăng tàn.

(Dạ. VQ "bắn bổng" vậy thôi. Chứ có biết Thánh Nhân sẽ làm sao ạ)

Mến
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Kính Ngài Ba Tuần:


Dạ. Ngài hỏi làm VQ khó trả lời lắm ạ.- Vì VQ chỉ là kẻ phàm phu thì làm sao phán xét được vị Thánh Cư sĩ được ạ !

Nhưng nếu "bắn bổng" thì được . k.k.k...

Đặc thí dụ: Nếu VQ làm cư sĩ mà có một cơ duyên mai mắn nào đó "Ngộ Đạo mà Đắc quả A la Hán".

  • Thì lúc đó với Trí huệ Vô Lậu vị Ấy sẽ tự biết phải làm sao, "Biết thế ta tự tri thời"...
  • Hoặc VQ sẽ lựa chọn 1 trong 3 phương án:

1. VQ sẽ qua Nhật Bản, gia nhập Tân Tăng.- Vì Tân Tăng có thể đáp ứng được nhu cầu. Như bài viết sau:

Phong trào “Tân Tăng” Nhật Bản, gồm những Nhà Sư học giỏi, tài năng, Hiệp hội môn phong cho phép Nhà Sư tham gia công tác xã hội, trong chốn cung đình, cơ quan chính phủ từ Trung Ương đến địa phương hay làm việc trong các Cty, Xí nghiệp, nói chung làm việc ngoài xã hội như cư sĩ; đồng thời đời sống kinh tế của các vị chỉ nương vào đồng tiền lương của chính mình làm ra, không còn bị ảnh hưởng đến sự phát tâm cúng dường hộ trì của Phật tử nữa.
Theo giáo sư cư sỹ Nogawa Hiroyuki hiện đang giảng dạy ở Đại học Huyền Trang Đài Loan nhận định về nguyên nhân người tu ở Nhật Bản có gia thất như sau:
nha-su-va-vo.jpg

“Hiện nay nhiều tự viện ở Nhật Bản các Sư có gia thất là chuyện bình thường, không có gì là bất ngờ. Phật giáo Nhật Bản so với các quốc gia tiến bộ trên thế giới thì có phần tiến bộ hơn nhiều, do ảnh hưởng dân trí cao có sự quyết đoán chuẩn mực. Vã lại sinh hoạt Phật sự của chư Sư rất phong phú và đa dạng, có tính độc lập, chú trọng vào nội tại tu chứng nhiều hơn hình thức Tăng đoàn”
thuvienhoasen.org

2. Phương án 2. VQ sẽ rút vào rừng sống Độc cư, thoát khỏi Thanh Văn Đạo, nhập Độc giác Phật
bchphat.jpg

3. Phương án 3: Nếu VQ chưa đến Tứ quả mà còn từ sơ quả đến Tam quả Tu Đà Hàm.- Thì chấp Nhận làm vị Tăng thiếu khuyết giới đức. Như điều luật thứ 12:
Giới Bổn Tăng:
12. Tỳ khưu cứng cỏi (dubbaccayātika)
Tỳ khưu có tánh khó dạy, vị khác khuyên dạy cũng không nghe, tăng đã tụng samanubhāsana ngăn cấm cho bỏ chừa nghiệp ấy, nếu không tuân theo phạm tăng tàn.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Ghositārāma gần thành Kosambi do tỳ khưu Channa cứng cỏi.

Chú giải: tỳ khưu không cho vị khác thức tỉnh, nói rằng “các ngài đừng nói lời chi tốt, hoặc lời chi xấu đến tôi, tôi cũng chẳng nói lời lành hoặc dữ đến với các ngài, vậy các ngài hãy nín thinh, đừng nhắc nhở tôi như thế”. Khi các vị khác đã khuyên lơn mà không nghe, nên đem tỳ khưu ấy đến giữa tăng để tụng samanubhāsana. Khi tụng đến 3 bận mà không chừa bỏ tánh cũ, không tuân theo lời khuyên nhủ của tăng thì phạm tội tăng tàn.

(Dạ. VQ "bắn bổng" vậy thôi. Chứ có biết Thánh Nhân sẽ làm sao ạ)

Mến
Kính Thầy,

Thầy giảng rất hay, nếu con mà xui đụng chúng quả trái "khổ qua" A La Hán, thì vì con chưa biết Nhật Bản nó ra làm sao, có lẽ con sẽ chọn phương án đầu, hí hí, vừa có "vợ" lại vừa có "Phật", nhất cử lưỡng tiện.

Thôi thì,
Phật có vợ rồi mới tu hành,
Ta thành Phật quay về cưới vợ,
Phật hoằng pháp suốt đời không nghỉ,
Ta dắt vợ theo Phật nghe Kinh.

Mến kính,
Ba Tuần.

Ps: Vợ chính là tình yêu kính Tam Bảo. Phật chính là Tâm - "nơi tình yêu bắt đầu" !
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,030
Điểm tương tác
983
Điểm
113
Bài 23.- Giới Luật căn bản của Đầu Đà:

Trích "Thanh Tịnh Ðạo - Visudhi Magga", Phần I, Chương II..
Thanh Tịnh Ðạo là một bộ sách tu học dựa trên giáo lý nguyên thủy, do Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm) trước tác vào thế ky thứ 5.
http://phatgiaohue.vn/Tu-lieu/Luan-dien/tid/Hanh-Ðau-da-cua-con-duong-thanh-tinh.html/pid/5587/cid/15

Luận rằng:
Trong thời Phật tại thế, tất cả khổ hạnh đều phải được thọ trì trước mặt đức Thế Tôn. Sau khi Ngài nhập Niết-bàn, phải thọ trước một vị đại đệ tử của Ngài. Khi không có vị này, phải thọ trước một người đã đoạn tận lậu hoặc, một bậc Bất hoàn, Nhất lai hay Nhập lưu, hoặc một người thông hiểu 3 tạng hoặc 2 tạng hoặc 1 tạng hoặc 1 người thông hiểu 1 trong 5 bộ Nikàya, 1 luận sư Nikàya. Không có 1 người như vậy thì phải thọ trước 1 vị đang hành 1 khổ hạnh. Nếu không có 1 vị như vậy thì nên quét dọn sạch sẽ điện thờ rồi ngồi mà thọ giới một cách kính cẩn như đang ở trước mặt đấng Ðạo sư. Như thế, có thể thọ giới đầu-đà một mình.(hết trích)

+ Trang Phật sự online có bài viết: Hạnh Đầu đà và lối tu Khổ hạnh của ngoại đạo có duy nhất một sự tương đồng: cả hai đều áp dụng kỷ luật nghiêm khắc, nhưng lại khác nhau như giữa nguồn nước tinh khiết và vũng nước dơ bẩn vậy. Hạnh Đầu đà do Đức Phật chế định để cho các tu sĩ theo đó mà giữ giới được thanh tịnh; còn đằng kia là Khổ hạnh do các phái ngoại đạo đề xướng với mục đích ép xác, lầm tưởng rằng càng hành hạ thân thể càng nhiều bao nhiêu thì phần tâm linh càng được sớm giải thoát bấy nhiêu. Đầu đà là phương tiện quý báu trợ duyên cho sự thoát ly khỏi tham dục. Tu hạnh đầu đà để thành tựu Giới, tăng trưởng Định, và viên thành Tuệ. Thế Tôn đã xác quyết, “hạnh đầu-đà này được ở đời thì pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời, thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm đều còn ở đời”.

Tuy vậy, việc thọ trì hạnh đầu đà chỉ áp dụng cho bậc xuất gia, tức là những vị đã thọ cụ túc giới, có giới thể trong sạch, phát tâm thọ trì hạnh đầu đà để viên thành công đức. Theo Giải Thoát Đạo Luận của ngài A-la-hán Upatissa, hàng cư sĩ tại gia chỉ có thể thọ trì tinh thần của hạnh đầu đà, ví dụ:

- Về hạnh phấn tảo y và tam y: học tập việt diệt trừ sự tích trữ y phục, dẹp bỏ sự ham chuộng trang sức cho đẹp bề ngoài;

- Về các hạnh khất thực, chỉ ngồi ăn một lần, quá giờ chẳng ăn: học tập việc diệt trừ mối tham ái về ăn uống, bỏ lối chạy đôn đáo đi tìm thức ăn ngon, ăn uống có tiết độ, đúng giờ, chẳng ăn quà vặt;

- Về các hạnh liên quan đến nơi cư trú: học tập việc dẹp bỏ sự quyến luyến vào nhà cửa, trừ bỏ sự đòi hỏi cho đầy đủ mọi tiện nghi, tập tánh ít muốn và biết đủ;

- Về hạnh luôn ngồi chẳng nằm: học tập việc dứt bỏ sự lười biếng.

Việc tự tập lấy các hạnh đầu đà mà không kinh qua giới đàn, không thọ cụ túc giới, không nhận giới thể trang nghiêm thanh tịnh của Phật chế, không tụng giới luật, không xin tu tập hạnh đầu đà từ các bậc tôn túc, sẽ không tác thành nên hạnh đầu đà của Phật giáo mà chỉ trở thành sự khổ hạnh của ngoại đạo. (hết trích)
phatsuonline.vn

Hạnh Đầu Đà - Page 2 Screen23


(Ngoài ra hành giả Đầu Đà y cứ Cụ túc giới của Giới kinh)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,030
Điểm tương tác
983
Điểm
113
Bài 24.- Bài Chung.

Kính Bạn tritanhtv95 và những vị mới muốn tu hạnh Đầu Đà (chưa thực hành)

Nam Mô A Di Đà Phật, các Phật tử cho con hỏi con có ý định theo hạnh đầu đà. Nhưng con không biết hành trang con đã chuẩn bị sau đây có phù hợp hay không? Mong quý Phật tử cho con một số gợi ý để giúp con hoàn thiện hơn trên con đường tu tập (Con cũng có tìm hiểu sơ lược qua 13 pháp tu hạnh đầu đà).
1. Do con không biết may y phấn tảo nên con sử dụng 1 bộ đồ lam và đem theo 1 cái giỏ và 1 bình bát.
2. Con có cần phải thuộc kinh Phật hay không hay chỉ cần tham thiền?

Theo VQ những Bạn muốn tu hạnh Đầu Đà, mà còn là cư sĩ chưa vào giáo Pháp Phật, thì:

1/. Trước tiên chúng ta tìm một vị Thầy có học Phật, có tu hành để được hướng dẫn đúng Chánh Pháp Phật.
2/. Để nhận biết Chân Sư.- Chúng ta xem vị ấy có tu theo Bát Chánh Đạo Phật dạy hay Không. Nhất là Chánh Kiến và Chánh Mạng nói trên.
3/. Các hành trang còn lại: Như y phấn tảo, học kinh, tham thiền v.v... sẽ được Sư Phụ truyền Y Bác theo Chánh Pháp, không nên tự ý vọng hành. Nhất là không nên làm Tặc trú. Trộm Tăng Tướng trái Pháp Phật.

Kính các Bạn: Hạnh Đầu Đà là Thánh Hạnh, là Phạm Hạnh, là Thiên Hạnh.- VQ không dám phạm Thánh mà phán xét đúng- sai. Phải chờ Giáo Hội Chư Tăng nhận định và công bố.

Ở đây chỉ tìm hiểu sơ bộ theo Hành trạng của chư Tổ Đức ngày xưa để làm định hướng.

Kính chúc toàn thể chúng ta luôn cẩn trọng nghiêng cứu, hành trì Đúng Chánh Pháp Phật, không để tà ma ngoại đạo làm lung lạc Tín Tâm.

Chúc Vạn Sự An Lạc, tùy Tâm mãn nguyện.

VQ kính lạy Các Vị Thánh Đầu Đà, các Vị Phạm Hạnh Đầu Đà chân chánh theo truyền thống Phật dạy.

lạy phẩt.jpg
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên