Tìm hiểu Phật Giáo

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
I. Người Phật tử tin lời Phật dạy, như thế nào?
405090703.jpg

Chánh tín:
Phật dạy: Này các Kàlàmà, chớ vội tin vì nghe truyền thuyết, chớ vội tin vì theo truyền thống, chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng, chớ vội tin vì lý luận siêu hình.

Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường, chớ vội tin vì phù hợp với định kiến, chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình. (Trích dẫn: ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Lớn, phần các vị ở Kesaputta VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.336)

***
***
Lời bàn: Thế Tôn chưa bao giờ phán quyết rồi bắt buộc mọi người phải cúi đầu tin theo, đồng thời luôn cho phép và khuyến khích hàng đệ tử đem ra thảo luận, bàn bạc những lời dạy của Ngài.
Niềm tin về giáo pháp của hàng đệ tử được thành tựu sau khi quán sát, tư duy và chiêm nghiệm. Đặc biệt là khi rõ biết về điều đó là thiện, không có tội lỗi, thực hành đem đến hạnh phúc, an vui và nhất là trên bình diện nhận thức được những người trí chấp nhận thì hãy tin theo, chứng đạt và an trú, nếu ngược lại thì dứt khoát từ bỏ.

Niềm tin phải đi liền với trí tuệ mới là chánh tín. Cho nên người con Phật không vội tin bất cứ điều gì, họ chỉ tin sau khi thực hành và điều đó mang đến hạnh phúc, an vui cho mình và người, trong hiện tại và mai sau.(Thích Quảng Tánh)
Forum:
1. Chớ vội tin vì nghe truyền thuyết...?

2. Chớ vội tin vì theo truyền thống...?

3. Chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng...?

4. Chớ vội tin vì lý luận siêu hình...?


5. Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường...?

6. Chớ vội tin vì phù hợp với định kiến...?

7. Chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền...?

8. Và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình...?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Forum:
1. Chớ vội tin vì nghe truyền thuyết...? - Như vừa rồi 21-12-2012 theo lịch Maya...
eindevandewereldin2012.jpg

Thế giới biết là chuyện không thật, vậy mà cũng làm đảo điên thế sự biết bao nhiêu...

2. Chớ vội tin vì theo truyền thống...? - Như lễ bà chúa xứ ở Châu Đốc, lễ rằm tháng bảy, đốt giấy tiền vàng mã.v.v.

3. Chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng...? - Về kinh điển truyền tụng thì rất là nhạy cảm, không thể cho rằng kinh này do Phật thuyết hay Kinh kia là Tổ viết.v.v. (Do đó, Phật dạy cũng chớ vội tin mà phải thực chứng cảm thọ sự lợi lạc cho mình và cho chúng sanh thì mới đúng là Kinh Phật thuyết...)

4. Chớ vội tin vì lý luận siêu hình...? - Dùng vật lý mà suy luận, dùng hóa chất mà suy luận, dùng trí tuệ loài người mà suy luận.v.v. Nhưng không đem đến lợi ích cho mình, cho người...chỉ là lời nói sáo rỗng. Hí luận để muốn người tôn sùng, kính trọng, được gọi là Đạo sư... Để rồi bỏ qua cơ hội làm người thật là đáng tiếc vậy!

Riêng về lập trường, định kiến, uy quyền... Tùy vào sở học thích nghi kiến thức của mỗi hành giả. Xem đoạn Phật dạy trích dẫn dưới đây...

5. Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường...?

6. Chớ vội tin vì phù hợp với định kiến...?

7. Chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền...?

8. Và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình...?

Này Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: Các pháp này là bất thiện, là tội lỗi; các pháp này bị những người có trí chỉ trích; các pháp này nếu chấp nhận và thực hiện đưa đến bất hạnh và khổ đau, thì này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng.


Này Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: Các pháp này là thiện, là không có tội lỗi; các pháp này được những người có trí tán thán; các pháp này nếu chấp nhận và thực hiện đưa đến hạnh phúc và an lạc, thì này Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Lớn, phần Các vị ở Kesaputta, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.336)
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
2. khi có ngoại đạo tán thán hay phỉ báng Tam-bảo, Người Phật tử nghĩ thế nào?

Phật dạy: "Này các Tỳ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các Thầy chớ có vì vậy sanh lòng căm phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các Thầy công phẫn và phiền muộn, thời các Thầy có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?"

"– Bạch Thế Tôn, không thể được!”

" Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng các Thầy phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: "Như thế này, những điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi ".


Phật dạy: "Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các Thầy không nên hoan hỷ, tâm không nên thích thú. Này các Tỳ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, nếu các Thầy hoan hỷ, thích thú, thời sẽ có hại cho các Thầy.

Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng thời các Thầy hãy công nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật: “Như thế này, điểm này đúng sự thật, như thế này điểm này chính xác việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi" (Trường Bộ Kinh, Đại Tạng, trang 13).

Khi sắp nhập Niết-bàn, một lần nữa đức Phật dặn dò các vị Tỳ -kheo cần phải thận trọng, chớ có vội tin những lời, dầu được xem là tự đức Phật nói hay từ các vị Thượng tọa đa văn đa trí nói:

Phật dạy: "Này các Tỳ-kheo, có thể có vị Tỳ-kheo nói: "Này Hiền giả, tôi tự thân nghe từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của bậc Đạo Sư”. Này các Tỳ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của vị Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với luật.

Nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương ứng với luật thì các thầy có thể kết luận:

"Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và vị Tỷ-kheo đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với luật, và nếu chúng phù hợp với kinh, tương ứng với luật, thời các thầy có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn. Và vị Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chân chánh".

Tóm lại:
Chúng ta phải thận trọng, không hủy báng, không tán thán, học hỏi từng chữ, từng câu, rồi đem đối chiếu với kinh, đối chiếu với luật; có phù hợp mới chấp nhận, không phù hợp thời không chấp nhận. Thái độ suy tư chín chắn, phối hợp thích nghi, thật là một phương pháp hữu hiệu và thực tiễn, khi phải đối trị với những phức tạp tuyên truyền xuyên tạc. http://quangduc.com/coban/149chanhphap15.html

Forum:
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
3.Người Phật tử hiểu thế nào về "Kính Phật trọng Tăng"?

405113843.jpg
Những lời di huấn:
-Xác định giới pháp là thầy, trong kinh ÐBNB, Phật dạy: "Này Anan, pháp và luật ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi ta diệt độ thì pháp và luật ấy sẽ là đạo sư của các ngươi"(Trường bộ kinh II, T. 663).

Kinh Di Giáo Phật dạy: "các thầy tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ phải trân trọng tôn kính tịnh giới...phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các ngươi. Nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy" (Trí Quang dịch).

-Lời dạy cuối cùng:Trong kinh Ðại Bát Niết Bàn, Phật dạy:"Này các tỳ kheo, nay ta dạy các ngươi: các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn lên chớ phóng dật" (sđd).

Kinh Di Giáo Phật dạy: "Này các tỳ kheo hãy thường nhất tâm nỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoát, toàn thể vũ trụ là pháp biến động hay không biến động đều là trạng thái bất an và tan rã (vô thường)" (Trí Quang dịch). <!-- m -->http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinhd ... iao-01.htm<!-- m -->
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
405184152.jpg

1. Người Phật tử tin lời Phật dạy, như thế nào?

- Phật dạy chớ vội tin vì nghe truyền thuyết, truyền thống, kinh điển truyền tụng, lý luận siêu hình, một lập trường, định kiến, xuất phát từ nơi có uy quyền, và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình... (Trích dẫn: ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Lớn, phần các vị ở Kesaputta VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.336).

Hỏi: Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Phật dạy là như vậy... Nhưng làm thế nào để hiểu và tin điều đó là đúng, điều kia là sai?

Lạm bàn: Người Phật tử không thể dùng một chút trí tuệ thông minh ngoài đời mà phán xét đúng sai, Nếu không đi sâu vào đạo bằng lý thuyết và thực hành (Văn Tư và Tu).

2. khi có ngoại đạo tán thán hay phỉ báng Tam-bảo, Người Phật tử nghĩ thế nào?

Phật dạy: "Này các Tỳ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các Thầy chớ có vì vậy sanh lòng căm phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn...

Phật dạy: "Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các Thầy không nên hoan hỷ, tâm không nên thích thú...(Kinh Phạm Võng, trong Trường Bộ kinh).

Hỏi: Nhưng làm thế nào, người Phật tử biết kẻ đó phỉ báng hay tán thán với ý cung kính hay kinh thường?

Lạm bàn: Do đó, Phật dạy chớ vội nghe theo mà sanh ra hỉ lạc hoặc phẩn nộ, mà cẩn thận suy xét kẻ phát ngôn với tính cách như thế nào... Mặt khác hành giả cần có một tuệ học khái quát trong các Pháp môn và kinh điển giáo lý. (Ví dụ: Hành giả tu Thiền tông cũng cần hiểu thêm về Phát môn Tịnh độ...)
- Ví dụ " tôi đang tư hạnh Bồ Tát hay tu hạnh kham nhẫn." Thì chưa đủ nghĩa, vì Kham nhẫn chỉ là lời là cái danh, mà cần phải có pháp môn tu thực tiển mới có thể diệt trừ các kiết sử phiền não.

3.Người Phật tử hiểu thế nào về "Kính Phật trọng Tăng"?

Những lời di huấn:

-Xác định giới pháp là thầy, trong kinh ÐBNB, Phật dạy: "Này Anan, pháp và luật ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi ta diệt độ thì pháp và luật ấy sẽ là đạo sư của các ngươi"(Trường bộ kinh II, T. 663).

Kinh Di Giáo Phật dạy: "các thầy tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ phải trân trọng tôn kính tịnh giới...phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các ngươi. Nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy" (Trí Quang dịch).

-Lời dạy cuối cùng:Trong kinh Ðại Bát Niết Bàn, Phật dạy:"Này các tỳ kheo, nay ta dạy các ngươi: các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn lên chớ phóng dật" (sđd).

Kinh Di Giáo Phật dạy: "Này các tỳ kheo hãy thường nhất tâm nỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoát, toàn thể vũ trụ là pháp biến động hay không biến động đều là trạng thái bất an và tan rã (vô thường)" (Trí Quang dịch). <!-- m -->http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinhd ... iao-01.htm<!-- m -->

Hỏi: Vậy thế nào mới thật sự là người kính Phật trọng Tăng?

Lạm bàn:
- Bổn phận và trách nhiệm làm người là giới luật.

- Qui y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới, tu thập thiện nghiệp là kính Phật trọng Tăng.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
4. Tìm hiểu những Danh Sư dịch kinh Phật

Người Trung Hoa:

Ngài Pháp Hiển người Trung Hoa, đi qua Ấn Độ và Tích Lan vào thế kỷ thứ tư để lại một số dịch phẩm quan trọng có thể dịch từ chữ Sanskrit, Prakrit, Pàli qua chữ Hán.

Ngài Huyền Trang, một nhà chiêm bái Trung Hoa thế kỷ thứ 7, đã du học trên 17 năm, và khi về nước đã dịch tất cả là 77 bộ kinh từ chữ Phạn ra chữ Hán.

Ngài Nghĩa Tịnh người Trung Hoa vào thế kỷ thứ tám cũng đi qua du học tại Ấn Độ với một nhà sư Việt Nam, ngài Đại Thặng Đăng và khi về dịch từ tiếng Phạn qua chữ Hán.

Còn các vị sư Ấn Độ qua Việt Nam và qua Trung Hoa cũng dịch kinh từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa, và những bậc dịch Sư có danh tiếng như Ngài Sanghadeva (Tăng-già-đề-bà), đã dịch tập Trung A-hàm, ngài Cưu-ma-la-thập đã dịch tập Ma-ha Bát-nhã, Diệu Pháp Liên Hoa v.v. (Nguồn trích dẫn: http://quangduc.com/coban/149chanhphap16.html )
405212327.jpg


Forum:

Dịch từ chữ Sanskrit, Prakrit, Pàli qua chữ Hán qua nhiều đời, hàng bao nhiêu thế kỷ. Dưới biết bao nhiêu triều đại. Rồi từ Hán tạng dịch qua chữ Việt lại trải qua bao thế hệ.

Như vậy, thì có chắc rằng kinh còn giữ được phẩm chất nội dung được bao nhiêu?
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
5. Từ chữ Hán dịch ra chữ Việt trong các kinh:

Trường A-hàm được Hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch ra Việt văn nhưng không được đầy đủ.
Trung A-hàm được Hòa thượng Thích Thanh Từ và Đại Đức Tuệ sĩ dịch ra Việt văn nhưng chỉ dịch một số kinh và cũng chưa in thành sách.

Bản chữ Hán tuy có học tại các Phật học Viện, nhưng cũng chỉ trích học.
Bản chữ Hán được dịch vào thế kỷ thứ 2 sau Kỷ nguyên nên rất xưa và khó hiểu và ít được có người tham khảo.

Chúng tôi xin kể sơ một ít danh từ được Ngài Sanghade (ra dịch từ tập Màdhyàmàgama (Trung A-hàm) ra chữ Hán. Như chữ Vedanà dịch là giác, sau dịch là thọ; Savitakka, Savicàra, ngài dịch là hữu giác, hữu quán, về sau dịch là hữu tầm, hữu tứ; Phassa, ngài dịch là cánh lạc, về sau dịch là xúc. 16. DỊCH KINH VÀ ĐẠI HỌC

6.So sánh kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung Bộ chữ Pàli


Phương pháp được áp dụng
Trong tác phẩm này, tôi đã chọn bản văn Trung A-hàm (CMA) do Tăng Già Đề Bà dịch để so sánh với kinh Trung bộ (PMN).

II. NHỮNG BẰNG CỨ CHỨNG MINH
TRUNG A-HÀM THUỘC NHẤT THIẾT HỮU BỘ



1. Danh từ Àgama và Nikàya :
2. Tạng Sanskrit:
3. Sự kế thừa tổ vị :
Trong đồ biểu ở trang 18 của quyển sách nhan đề "Đại thừa (Mahàyàna) và sự liên hệ với Tiểu thừa (Hìnayàna)", Ma Ha Ca Diếp được xem là sơ tổ (àcariya) của Nhất thiết hữu bộ (Sarv.), Xá Lợi Phất Sàriputta được xem là sơ tổ (àcariya) của Thượng tọa bộ (Ther.).

4. Chín bộ (angas) và 12 bộ (angas) kinh :
5. Pháp (dharmas) quá khứ, hiện tại, vị lai:
6. Về kinh Trung a-hàm được trích dẫn trong luận của Samathadeva.
7.Giáo lý Trung a-hàm (CMA) giống với giáo lý Nhất thiết hữu bộ (Sarv. Abhidharma Sàstras):
8. A-la-hán có thể mất địa vị A-la-hán:
(Xem tiếp...) http://quangduc.com/triet/44aham11.html#_ednref17
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
6.So sánh kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung Bộ chữ Pàli (t.t)

III. VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA NHẤT THIẾT HỮU BỘ VÀ THƯỢNG TỌA BỘ

Vì kinh Trung a-hàm CMA thuộc truyền thống Nhất thiết hữu bộ và Trung bộ kinh PMN thuộc truyền thống Thượng tọa bộ, một cuộc khảo sát so sánh 98 kinh tương đương cho thấy nhiều đặc điểm của mỗi bộ phái. Những đặc điểm này cũng giúp chúng ta giải thích được một vài truyền thống khác nhau mà hiện nay Tăng già (Sanghas) đang áp dụng. Những đặc điểm này cũng giúp chúng ta thấy được những năng lực đã hoạt động từ một thời gian rất sớm, đã đưa đến sự ly khai giữa Nhất thiết hữu bộ và Thượng tọa bộ như được thấy qua những báo cáo mâu thuẫn của kỳ kết tập thứ III.

1. An cư hàng năm :
2. Ni sư đàn (nisìdana) hay tọa cụ :
3. Uy nghi của đức Phật và sự hầu cận của Tôn giả A Nan :
4. Đặt nặng tâm bi mẫn :
5. Ăn chay và ăn mặn:
6. Những từ ngữ diễn tả sự tán thán:
7. Những cách xưng hô:
8. Danh từ Thượng tọa bộ (Theravàdin) :
9. Danh từ Bồ-tát (Bodhisatta):
10. Nghiệp (P: Kamma) hay hành động:
11. Vài pháp (dharmas) căn bản:
12. Chương trình huấn luyện:
13. Thần thông:
14. Tương quan với tư tưởng Đại thừa:


CHƯƠNG III : VAI TRÒ CÁC NHÂN VẬT TRONG KINH
- NHỮNG CÁCH THUYẾT PHÁP

Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu so sánh 98 kinh, đề cập vai trò của các nhân vật khác nhau trong những kinh này cũng như những cách thuyết pháp. Ở đây chúng ta chỉ giới hạn việc nghiên cứu vào thái độ, oai nghi cử chỉ của những nhân vật trong kinh, còn giáo lý trong đó sẽ được đề cập rộng rãi trong những chương kế tiếp.


Các kinh có thể phân loại thành tám cách thuyết:
1- Phật thuyết pháp không có lý do nào rõ rệt;
2- Phật thuyết pháp để điều chỉnh một tà kiến của đệ tử hay người khác;
3- Phật thuyết pháp vắn tắt rồi một trong những đệ tử của Ngài khai diễn;
4- Phật thuyết pháp để đối đáp với những tông phái phi Phật giáo;
5- Phật thuyết pháp cho những Tỳ-kheo đệ tử;
6- Phật thuyết pháp cho các đệ tử cư sĩ của Ngài hoặc cho những người khác;
7- Những đệ tử của Phật tụ họp để bàn luận Phật pháp;
8- Một trong những đệ tử của Phật giảng toàn thể kinh. http://quangduc.com/triet/44aham23.html

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên