TRUYỀN THỐNG VU LAN BÁO HIẾU
“Mộc bổn thủy nguyên” – cây có cội nước có nguồn. Chúng ta ai cũng có cha mẹ; dù là trẻ mồ côi hay bị bỏ rơi cũng mang ơn người dưỡng nuôi chăm sóc. Các bậc sinh thành dưỡng dục ấy đã giới thiệu cho ta bước vào cuộc đời, đã chịu biết bao gian lao khổ nhọc để nuôi dạy ta thành người có ích. Mẹ hiền dịu gần gũi nên gọi là từ mẫu, cha nghiêm trang phép tắc nên gọi là nghiêm phụ. Đức nghiêm của cha quân bình với đức từ của mẹ giúp con được phát triển về nhân cách đúng mực. Ngày xưa, cha lo sinh kế bên ngoài, mẹ ở nhà đảm đang nội trợ, giáo dục con cái, tạo sự phân công hợp lý trong gia đình. Ngày nay, hoàn cảnh sống thay đổi, nhiều khi cả cha mẹ đều phải đi làm, việc giáo dục và gần gũi con không còn như xưa; nhưng suy cho cùng, tình cảm gia đình vẫn là tình thiêng liêng nhất và công ơn cha mẹ vẫn là công ơn cao tột không gì sánh nổi.Kinh Tâm Địa Quán, Phật dạy:
Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng<o></o>
Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn<o></o>
Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ<o></o>
Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u<o></o>
Mẹ còn sống, cả trái đất tràn ngập ánh nắng rực rỡ của mặt trời và ánh sáng dịu mát êm ả của mặt trăng. Lúc ta còn nhỏ, gặp chuyện buồn khổ sợ hãi, chỉ cần sà vào lòng mẹ, được vòng tay mẹ ôm ấp chở che, được ngửi hơi ấm quen thuộc của mẹ, tự nhiên ta cảm thấy bình an lạ lùng, tưởng như không có gì trên đời có thể nào hại được ta. Khi ta đau ốm, toàn thân rã rời, mắt hoa đầu váng, chỉ cần bàn tay êm mát của mẹ dịu dàng đặt lên trán, chỉ cần nghe một lời âu yếm hỏi han, tự nhiên ta thấy như bệnh tật đã giảm đi phân nửa. Đến khi ta có gia đình, bằng tình thương vô bờ bến của ta đối với con cái, ta mới thấu hiểu tấm lòng của cha mẹ ta bao la đến dường nào!
“Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Người con có tâm hiếu với cha mẹ là phù hợp với tâm chư Phật, có hạnh hiếu là thể hiện được công hạnh của các Ngài. Người có trí không bao giờ dám khinh chê những người con hiếu thảo, dù người ấy đang ở tầng lớp thấp nhất của xã hội. Có thể nói, điều kiện tiên quyết để làm người tốt là phải có hiếu với cha mẹ. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận những giá trị khác ở thế gian, nhưng mọi đức tính của con người đều đứng sau chữ Hiếu. Ngày nay, sống trong thời đại văn minh khoa học mà giá trị vật chất đã lấn át giá trị tinh thần, nhiều người thành danh nhưng chỉ nhớ vun quén cho bản thân, cho gia đình riêng mà không nghĩ gì đến cha mẹ. Nhiều người vì sinh kế phải xa quê hương, thỉnh thoảng gởi tiền quà về, xem như đã làm tròn bổn phận. Họ không biết rằng, đối với cha mẹ, số tiền và món quà vô cảm ấy không thể nào bằng một ly nước lạnh con trực tiếp dâng lên với tất cả tấm lòng! Vì thế, lời dạy về đạo Hiếu của Đức Phật là lời cảnh tỉnh có giá trị muôn đời, trở về với giáo lý đạo Phật là trở về truyền thống tốt đẹp có nguy cơ bị đẩy lùi hay đánh mất.
Có ba mức độ về hiếu đạo:
1. Tiểu hiếu:<o>></o>>
Người con bao giờ cũng kính trọng vâng lời cha mẹ, không dám có một lời nói, một cử chỉ nào vô lễ hoặc là trái ý song thân. Cha mẹ khi mạnh khỏe, lúc ốm đau, nếu có bất cứ nhu cầu gì thì con phải tìm mọi cách thỏa mãn. Mạnh Tông là một gương hiếu thảo, điển hình của người xưa. Mùa Đông giá buốt, mẹ ngài ốm nặng thèm một bát canh măng. Tìm quanh không thấy, ngài ngồi khóc dưới bụi tre. Nước mắt nhỏ xuống thành dòng làm tan cả tuyết băng. Lòng hiếu thảo của ngài thấu đến cõi Trời, cảm động cả loài vô tri, từ gốc tre cằn cỗi mọc lên mụt măng non. Mẹ ngài ăn được bát canh măng khỏi bệnh.
Việc hiếu thảo không phải ai cũng làm được, nhưng đối với đạo Phật, hiếu thảo có đôi khi trở thành bất hiếu. Vì sao lại như thế? Bởi vì, người con chưa hiểu lý Nhân quả , chỉ biết vun bón hạnh phúc thế gian cho cha mẹ, mà không biết mình có thể tạo ác duyên như sát sinh hại vật, trộm cướp tài sản của người khác, vô tình khiến cha mẹ chịu quả bất thiện ở tương lai. Cho nên, người con có lòng phụng dưỡng cha mẹ là tốt, nhưng không vì thế mà tạo tác nghiệp dữ để ảnh hưởng đến cha mẹ về sau.
2. Trung hiếu<o></o>
Người con có đạo đức, tin sáu nhân quả, không những chu cấp đầy đủ cho cha mẹ về vật chất và tinh thần, mà còn hướng các người theo chánh pháp. Trợ duyên cho cha mẹ tạo phước báo tránh điều tội lỗi, khuyên cha mẹ quy y Tam bảo và giữ gìn năm giới. Khi cha mẹ quá vãng, bố thí cúng dường hồi hướng công đức cho hương linh song thân. Nếu có điều kiện thiết lễ trai tăng, nhờ bi nguyện và sức hộ niệm của cộng đồng Tăng lữ giúp song thân chuyển sanh ở cảnh giới mới hoặc vãng sinh về các cõi lành. Như thế, người con trung hiếu đã góp phần tạo nhân lành cho cha mẹ, trong hiện đời được thỏa mãn an vui và đời sau cũng không sợ đọa vào đường ác.
3. Đại hiếu:<o></o>
Con người qua vô lượng kiếp trôi lăn trong sinh tử, có biết bao nhiêu đấng sinh thành dưỡng dục chớ đâu phải chỉ cha mẹ đời này. Các người đã dày công nuôi nấng dạy dỗ ta, nhiều khi tạo nghiệp bất thiện để ta có điều kiện thành người, nên có thể vì ta mà bị đọa vào khổ xứ. Kinh Phạm Võng Bồ Tát, Phật dạy: “Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta. Bao nhiêu đời kiếp ta từ đó mà sanh ra, nên chúng sinh trong sáu đường đều là cha mẹ của ta cả”.<o></o>
Muốn cứu độ cha mẹ nhiều đời, chúng ta phải sống và tu như thế nào? Phải có đại hiếu mới tròn ơn vẹn nghĩa. Đây chính là chí nguyện độ tận chúng sinh của những bậc trưởng tử Như Lai. Người xuất gia nguyện cắt bỏ tình cảm riêng tư, tích cực công phu tu tập, khi đạt một trình độ tâm chứng rồi ra giáo hóa khuyến tấn người đời. Nhiều người nghe giảng, phát tâm tu hành theo chánh pháp, chuyển tâm xấu ác thành hiền thiện. Như vậy, một người xuất gia đạt đạo, cha mẹ đời này được lợi ích mà cha mẹ nhiều đời cũng có cơ hội thấm nhuần giáo nghĩa của Đức Phật. Người xuất gia ấy là con người đại hiếu.
Nhưng tại sao ngày Rằm tháng Bảy được chọn làm ngày lễ Vu Lan Báo hiếu? – Vì lễ Vu Lan gắn liền với ý nghĩa tự tứ của chư Tăng. Sau ba tháng An cư tu tập Giới – Định – Tuệ, tịnh hóa ba nghiệp, các vị tu hội cử hành lễ Tự tứ vào ngày Rằm tháng Bảy. Mỗi vị tự cử lỗi mình và phát lồ sám hối, đồng thời nhờ đại chúng chỉ cho những lỗi mình đã phạm mà vô tình không biết. Chư Tăng mạnh dạn tự cử lỗi và sám hối nên ngày này còn gọi là ngày Phật hoan hỷ. Nhờ quá trình an cư kiết giới, thúc liễm thân tâm và tự tứ , nên khi cầu siêu sức chú nguyện của chư Tăng trong buổi lễ sẽ lớn lao và mạnh mẽ phi thường. Kết hợp với trai đàn thanh tịnh và lòng chí thành chí kính của những người dự lễ, tâm người đã khuất sẽ cảm nhận và chuyển đổi về hướng thiện lành. Do tâm chuyển nên nghiệp chuyển, người đã khuất có thể vãng sinh. Như thế, một buổi lễ cầu siêu muốn có kết quả tốt đẹp, phải hội đủ bốn điều: chư Tăng trai giới nghiêm cẩn; phẩm vật cúng dường thanh tịnh; gia chủ thành tâm thành ý; tâm người quá vãng cảm ứng và biến chuyển. Đạo Phật chú trọng nơi tâm, không cần hình thức phô trương tốn kém. Nhiều khi sát sinh hại vật cúng tế linh đình còn làm người chết tổn phước và chỉ là hình thức gạt đời, không có ý nghĩa đạo lý. Người con hiếu đạo và có chánh kiến phải lo cho cha mẹ vẹn toàn lúc sinh tiền và lúc các người khuất bóng, lễ tang chỉ đơn giản và đúng lễ đúng pháp là đủ. Sự cúng dường cầu nguyện trong tang lễ, một mặt nói lên tình cảm của những người sống đối với người đã khuất, mặt khác nhắc nhở người còn sống luôn phải giữ gìn giềng mối đạo đức và nề nếp gia phong, mà trên hết là chữ Hiếu.
Ngày Vu Lan là một ngày lễ trọng đại không chỉ của các Phật tử, mà của tất cả những người con hiếu hạnh. Báo hiếu là trách vụ và bổn phận thiêng liêng của con đối với những bậc sinh thành dưỡng dục. Tùy hoàn cảnh và khả năng, ta có thể báo đáp ơn sâu dày của cha mẹ bằng những hình thức và mức độ khác nhau, nhưng tựu trung, phải làm thế nào cho cha mẹ vui vẻ an ổn trong những ngày còn lại. Đặc biệt, cần hướng cha mẹ tu theo chánh pháp để khi các người khuất bóng, có thể vãng sinh về các cõi lành. Mong rằng tất cả chúng ta, nhân lễ hội truyền thống này, nhớ nghĩ đến ơn nghĩa sinh thành để tìm cách đáp đền trong muôn một.
THÍCH THÔNG HUỆ
Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng<o></o>
Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn<o></o>
Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ<o></o>
Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u<o></o>
Mẹ còn sống, cả trái đất tràn ngập ánh nắng rực rỡ của mặt trời và ánh sáng dịu mát êm ả của mặt trăng. Lúc ta còn nhỏ, gặp chuyện buồn khổ sợ hãi, chỉ cần sà vào lòng mẹ, được vòng tay mẹ ôm ấp chở che, được ngửi hơi ấm quen thuộc của mẹ, tự nhiên ta cảm thấy bình an lạ lùng, tưởng như không có gì trên đời có thể nào hại được ta. Khi ta đau ốm, toàn thân rã rời, mắt hoa đầu váng, chỉ cần bàn tay êm mát của mẹ dịu dàng đặt lên trán, chỉ cần nghe một lời âu yếm hỏi han, tự nhiên ta thấy như bệnh tật đã giảm đi phân nửa. Đến khi ta có gia đình, bằng tình thương vô bờ bến của ta đối với con cái, ta mới thấu hiểu tấm lòng của cha mẹ ta bao la đến dường nào!
“Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Người con có tâm hiếu với cha mẹ là phù hợp với tâm chư Phật, có hạnh hiếu là thể hiện được công hạnh của các Ngài. Người có trí không bao giờ dám khinh chê những người con hiếu thảo, dù người ấy đang ở tầng lớp thấp nhất của xã hội. Có thể nói, điều kiện tiên quyết để làm người tốt là phải có hiếu với cha mẹ. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận những giá trị khác ở thế gian, nhưng mọi đức tính của con người đều đứng sau chữ Hiếu. Ngày nay, sống trong thời đại văn minh khoa học mà giá trị vật chất đã lấn át giá trị tinh thần, nhiều người thành danh nhưng chỉ nhớ vun quén cho bản thân, cho gia đình riêng mà không nghĩ gì đến cha mẹ. Nhiều người vì sinh kế phải xa quê hương, thỉnh thoảng gởi tiền quà về, xem như đã làm tròn bổn phận. Họ không biết rằng, đối với cha mẹ, số tiền và món quà vô cảm ấy không thể nào bằng một ly nước lạnh con trực tiếp dâng lên với tất cả tấm lòng! Vì thế, lời dạy về đạo Hiếu của Đức Phật là lời cảnh tỉnh có giá trị muôn đời, trở về với giáo lý đạo Phật là trở về truyền thống tốt đẹp có nguy cơ bị đẩy lùi hay đánh mất.
Có ba mức độ về hiếu đạo:
1. Tiểu hiếu:<o>></o>>
Người con bao giờ cũng kính trọng vâng lời cha mẹ, không dám có một lời nói, một cử chỉ nào vô lễ hoặc là trái ý song thân. Cha mẹ khi mạnh khỏe, lúc ốm đau, nếu có bất cứ nhu cầu gì thì con phải tìm mọi cách thỏa mãn. Mạnh Tông là một gương hiếu thảo, điển hình của người xưa. Mùa Đông giá buốt, mẹ ngài ốm nặng thèm một bát canh măng. Tìm quanh không thấy, ngài ngồi khóc dưới bụi tre. Nước mắt nhỏ xuống thành dòng làm tan cả tuyết băng. Lòng hiếu thảo của ngài thấu đến cõi Trời, cảm động cả loài vô tri, từ gốc tre cằn cỗi mọc lên mụt măng non. Mẹ ngài ăn được bát canh măng khỏi bệnh.
Việc hiếu thảo không phải ai cũng làm được, nhưng đối với đạo Phật, hiếu thảo có đôi khi trở thành bất hiếu. Vì sao lại như thế? Bởi vì, người con chưa hiểu lý Nhân quả , chỉ biết vun bón hạnh phúc thế gian cho cha mẹ, mà không biết mình có thể tạo ác duyên như sát sinh hại vật, trộm cướp tài sản của người khác, vô tình khiến cha mẹ chịu quả bất thiện ở tương lai. Cho nên, người con có lòng phụng dưỡng cha mẹ là tốt, nhưng không vì thế mà tạo tác nghiệp dữ để ảnh hưởng đến cha mẹ về sau.
2. Trung hiếu<o></o>
Người con có đạo đức, tin sáu nhân quả, không những chu cấp đầy đủ cho cha mẹ về vật chất và tinh thần, mà còn hướng các người theo chánh pháp. Trợ duyên cho cha mẹ tạo phước báo tránh điều tội lỗi, khuyên cha mẹ quy y Tam bảo và giữ gìn năm giới. Khi cha mẹ quá vãng, bố thí cúng dường hồi hướng công đức cho hương linh song thân. Nếu có điều kiện thiết lễ trai tăng, nhờ bi nguyện và sức hộ niệm của cộng đồng Tăng lữ giúp song thân chuyển sanh ở cảnh giới mới hoặc vãng sinh về các cõi lành. Như thế, người con trung hiếu đã góp phần tạo nhân lành cho cha mẹ, trong hiện đời được thỏa mãn an vui và đời sau cũng không sợ đọa vào đường ác.
3. Đại hiếu:<o></o>
Con người qua vô lượng kiếp trôi lăn trong sinh tử, có biết bao nhiêu đấng sinh thành dưỡng dục chớ đâu phải chỉ cha mẹ đời này. Các người đã dày công nuôi nấng dạy dỗ ta, nhiều khi tạo nghiệp bất thiện để ta có điều kiện thành người, nên có thể vì ta mà bị đọa vào khổ xứ. Kinh Phạm Võng Bồ Tát, Phật dạy: “Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta. Bao nhiêu đời kiếp ta từ đó mà sanh ra, nên chúng sinh trong sáu đường đều là cha mẹ của ta cả”.<o></o>
Muốn cứu độ cha mẹ nhiều đời, chúng ta phải sống và tu như thế nào? Phải có đại hiếu mới tròn ơn vẹn nghĩa. Đây chính là chí nguyện độ tận chúng sinh của những bậc trưởng tử Như Lai. Người xuất gia nguyện cắt bỏ tình cảm riêng tư, tích cực công phu tu tập, khi đạt một trình độ tâm chứng rồi ra giáo hóa khuyến tấn người đời. Nhiều người nghe giảng, phát tâm tu hành theo chánh pháp, chuyển tâm xấu ác thành hiền thiện. Như vậy, một người xuất gia đạt đạo, cha mẹ đời này được lợi ích mà cha mẹ nhiều đời cũng có cơ hội thấm nhuần giáo nghĩa của Đức Phật. Người xuất gia ấy là con người đại hiếu.
Nhưng tại sao ngày Rằm tháng Bảy được chọn làm ngày lễ Vu Lan Báo hiếu? – Vì lễ Vu Lan gắn liền với ý nghĩa tự tứ của chư Tăng. Sau ba tháng An cư tu tập Giới – Định – Tuệ, tịnh hóa ba nghiệp, các vị tu hội cử hành lễ Tự tứ vào ngày Rằm tháng Bảy. Mỗi vị tự cử lỗi mình và phát lồ sám hối, đồng thời nhờ đại chúng chỉ cho những lỗi mình đã phạm mà vô tình không biết. Chư Tăng mạnh dạn tự cử lỗi và sám hối nên ngày này còn gọi là ngày Phật hoan hỷ. Nhờ quá trình an cư kiết giới, thúc liễm thân tâm và tự tứ , nên khi cầu siêu sức chú nguyện của chư Tăng trong buổi lễ sẽ lớn lao và mạnh mẽ phi thường. Kết hợp với trai đàn thanh tịnh và lòng chí thành chí kính của những người dự lễ, tâm người đã khuất sẽ cảm nhận và chuyển đổi về hướng thiện lành. Do tâm chuyển nên nghiệp chuyển, người đã khuất có thể vãng sinh. Như thế, một buổi lễ cầu siêu muốn có kết quả tốt đẹp, phải hội đủ bốn điều: chư Tăng trai giới nghiêm cẩn; phẩm vật cúng dường thanh tịnh; gia chủ thành tâm thành ý; tâm người quá vãng cảm ứng và biến chuyển. Đạo Phật chú trọng nơi tâm, không cần hình thức phô trương tốn kém. Nhiều khi sát sinh hại vật cúng tế linh đình còn làm người chết tổn phước và chỉ là hình thức gạt đời, không có ý nghĩa đạo lý. Người con hiếu đạo và có chánh kiến phải lo cho cha mẹ vẹn toàn lúc sinh tiền và lúc các người khuất bóng, lễ tang chỉ đơn giản và đúng lễ đúng pháp là đủ. Sự cúng dường cầu nguyện trong tang lễ, một mặt nói lên tình cảm của những người sống đối với người đã khuất, mặt khác nhắc nhở người còn sống luôn phải giữ gìn giềng mối đạo đức và nề nếp gia phong, mà trên hết là chữ Hiếu.
Ngày Vu Lan là một ngày lễ trọng đại không chỉ của các Phật tử, mà của tất cả những người con hiếu hạnh. Báo hiếu là trách vụ và bổn phận thiêng liêng của con đối với những bậc sinh thành dưỡng dục. Tùy hoàn cảnh và khả năng, ta có thể báo đáp ơn sâu dày của cha mẹ bằng những hình thức và mức độ khác nhau, nhưng tựu trung, phải làm thế nào cho cha mẹ vui vẻ an ổn trong những ngày còn lại. Đặc biệt, cần hướng cha mẹ tu theo chánh pháp để khi các người khuất bóng, có thể vãng sinh về các cõi lành. Mong rằng tất cả chúng ta, nhân lễ hội truyền thống này, nhớ nghĩ đến ơn nghĩa sinh thành để tìm cách đáp đền trong muôn một.
Last edited: