Tu Tập Từ Tâm

sanghata1

Registered
Phật tử
Tham gia
28 Tháng 5 2011
Bài viết
404
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Trong quyển Lý Thuyết Tối Cao Về Vũ Trụ, Nguyễn Pram soạn có nói về Thập Trụ Tâm. Thập Trụ Tâm này thâu nhiếp toàn thể tâm hành của tất cả chúng sinh nơi thập phương tam thế. Ba Thừa, Chín Giáo cũng không rời Thập Trụ Tâm này.
Các nhóm chúng sinh không thể nào nhảy vọt từ trụ tâm này sang trụ tâm khác. Muốn nhảy vọt thì phải có công phu tu tập thực sự mới có khả năng chuyển hóa.
Chúng sinh thuộc ba trụ tâm đầu không thể chuyển hóa. Họ sinh ra để nhận chịu quả báo và tạo nghiệp mà thôi!. Trụ tâm thứ tư và thứ năm cũng khó bề chuyển cơ!
Các trụ tâm sau bắt buộc phải nương theo pháp phương tiện thiện xảo mà đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đã ân cần giới thiệu, nhắc nhở, sách tấn… bằng các kinh điển Đại Thừa và Bí Mật Chân Ngôn Thừa.
Duy chỉ có các trụ tâm từ thứ sáu trở về sau mới có khả năng ủng hộ Phật Pháp, xoay chuyển Mạt Pháp thành Chánh Pháp và khiến cho Chánh Pháp cữu trụ ở đời.

Nếu biết mình thuộc trụ tâm thứ mấy thì việc tu hành của hành giả sẽ dễ dàng hơn.
Nếu không biết được trụ tâm của chính mình, không gặp được bậc Đạo Sư, thì việc tu hành ắt trái căn cơ, lầm phương tiện, kết quả là sẽ uổng phí kiếp người !


Trụ Tâm Thứ Nhất
Dị Sanh Kỳ Dương

Tổng Kệ:
Ngu phu đui mù chẳng phân biệt được tốt xấu,
Chúng chẳng tin vào Luật Nhân Quả Nghiệp Báo.
Bị cám dỗ bởi những mối lợi tức thời,
Chúng chẳng để ý đến ngọn lửa dữ nơi Địa Ngục.
Nên phạm Thập Ác chẳng chút hổ thẹn,
Lại tin chắc rằng có một bản ngã thường hằng.
Chúng cố bám chặt vào Ba Cõi (Dục, Sắc, Vô Sắc),
Tưởng mình thoát khỏi những phiền não nhiễm ô!

Trụ Tâm Thứ Hai:
Ngu Đồng Trì Trai Tâm

Tổng Kệ:
Kẻ ngu như đứa trẻ nhỏ đã biết,
Một chút về những độc hại của tham và sân.
Bỗng nhiên hắn ta nghĩ đến sự tốt đẹp của tiết độ,
Mầm thiện nảy sinh ra ở bên trong và lớn lên.
Như búp hoa lần lần nở ra,
Kẻ ngu kia ngày một ưa thích việc thiện.
Hắn ta giữ gìn Ngũ Giới và Thập Thiện,
Đời vị lai thành bậc thầy Vua Chúa và Chuyển Luân Vương.

Trụ Tâm Thứ Ba
Anh Đồng Vô Úy Tâm

Tổng Kệ:
Khi những kẻ ngoại Đạo tu tập, chúng mong cầu khoái lạc nơi cõi Trời.
Sau khi nhập Đạo, bọn nó thành kính giữ gìn giới luật.
Chúng chẳng có một chút hiểu biết gì về bậc Chánh Giác,
Chúng làm thế nào biết được những sai lầm do sùng bái Phạm Thiên và rắn thần?
Chúng thi hành Sáu Thứ Tu Luyện hy vọng sẽ sanh về Trời.
Chúng hành hạ thân tâm bằng cách đốt mình bởi năm thứ lửa (lửa từ mặt Trời và các thứ lửa Hộ Ma của Ấn Độ giáo)
Khoái lạc là mục đích, chúng tin tưởng vào đoạn kiến hoặc thường kiến.
Nếu gặp được Phật, chúng sẽ nhận ra những lỗi lầm của mình.

‘‘Ba Trụ Tâm’’ trên đây thuộc Thế Gian Thừa. Chúng không thuộc về Phật giáo.

Trụ Tâm Thứ Tư
Duy Uẩn Vô Ngã Tâm

Tổng Kệ:
Những kẻ thường kiến và đoạn kiến!
Có lòng tin rằng giáo lý của họ rất thâm sâu,
Mặc dù, chưa thoát khỏi các phiền não!
Chúng tranh luận quyết liệt rằng chủ thể là chân thật,
Hoặc cho rằng khách thể là chân thật.
Nhưng chúng vẫn bị trói buộc trong vòng sanh tử,
Bậc Đại Thánh vì chúng mở bày các pháp môn của cỗ xe Dê
(Thanh Văn Thừa, xem tôn kinh Diệu Pháp Liên Hoa)
Khuyên chúng cưỡi đi và thiền định để đạt Niết Bàn,
Bằng cách tu tập ba đời hoặc sáu Kiếp,
Ngũ Đình Tâm Quán và Tứ Thiền
Và gìn giữ hai trăm năm mươi cấm giới,
Họ sẽ thoát khỏi Bát Khổ.
Ngọn lửa đốt cháy sự nhiễm ô của bản ngã
Chính là Trí tuệ của Niết Bàn, nó thiêu hủy thân tâm họ.
Tuy vậy, khi gặp được những lời cảnh giác của Như Lai,
Họ sẽ lưu ý đến cỗ xe lớn hơn (Đại Thừa) của chư Bồ Tát.

Trụ tâm này thuộc Câu Xá và Thành Thật Tôn của bộ phái Tiểu Thừa.

Trụ tâm thứ năm
Bạt Nghiệp Nhân Chủng Tâm

Tổng kệ:
Chư Duyên Giác cưỡi trên cỗ xe Dê không giao tiếp với ai cả.
Họ sống đơn độc như chiếc sừng Tê Giác, hoặc một nhóm.
Quán tưởng lý Thập Nhị Nhân Duyên đến rốt ráo,
Họ đắc pháp thần thông nhờ vào vô lượng giới luật.
Hủy diệt sở nghiệp, nhiễm ô nơi đời hiện tại và tương lai.
Mục đích của họ là hoàn toàn đình chỉ cả thân lẫn tâm.
Họ trụ trong tam ma địa rất lâu tưởng chừng như say rượu.
Kỳ thật, đức Thế Tôn đã giác ngộ họ từ giấc mộng sanh tử,
Rồi thẳng tiến đến lầu các của bậc Chân Như.

Trụ tâm thứ sáu
Tha Duyên Đại Thừa Tâm

Tổng kệ:
Cơn sóng dữ đến, rồi đi
Khởi lên từ bão tố của tâm phân biệt
Khi biển Tâm hoàn toàn vắng lặng
Thì dù cho một gợn sóng lăn tăn cũng không còn.
Đám người nơi đường phố đều bị lừa phỉnh.
Chúng bị mê hoặc bởi người huyễn hóa nam cũng như nữ.
Những kẻ tà kiến ngoại Đạo đều là đám khùng điên.
Chúng giam cầm nơi đại tháp ảo hóa
Mà chẳng biết được rằng
Thiên Đàng và Địa Ngục được tạo ra từ bản Tâm của mình.
Chúng chẳng giác ngộ được lý “Duy Thức”
Có thể giải phóng mình khỏi những khổ hoạn
Từ đó, tu tập Lục Ba-la-mật trong A-tăng-kỳ kiếp,
Trải qua năm mươi hai địa vị của Bồ Tát,
Chúng sẽ khám phá Nhứt Tâm.
Khi tâm thanh tịnh, Phiền-não và Sở-tri chướng sẽ tự diệt,
Họ sẽ tự tìm thấy bản trân tàng (Bồ Đề/Niết Bàn)
Lúc bấy giờ họ sẽ được trang nghiêm bằng
Ba Đức và Bốn Thể của Niết Bàn.
Vì không nhận ra kho báu của mình
Chúng sanh đắm chìm trong sanh tử kiếm tìm khắp nơi !
Điều này vượt qua mọi ngôn ngữ cùng ý niệm
Thẩm thấu cùng khắp cả vũ trụ.
Trời hỡi, vì không biết điều này,
Đứa con kia trôi giạt bềnh bồng trên mặt nước Luân Hồi.

Trụ tâm thứ bảy
Tâm vốn vô sanh

Tổng kệ :
Hiện tượng khởi lên từ nhân duyên, chúng không có một tự tánh bất biến.
Mặc dù trống rỗng, tạm thời, chúng rốt ráo vẫn là thật ; tất cả đều là vô sanh.
Khi các ngọn sóng không còn xuất hiện nữa thì sóng kia chính là nước
Duy Tâm/Chân Như như nước, bản chất của nó là thanh tịnh
Trí tuệ sanh ra khi thấu triệt được sanh và vô sanh vốn không hai (vô nhị)
Từ đó hành giả sẽ thấy một cách rõ ràng cả Nhị Đế
Lưỡi kiếm sắc bén của Bát Bất cắt đứt tất cả mọi suy tư vô ích,
Năm thứ tà kiến sẽ tự phân giải và hành giả có thể đạt được sự bình an thật sự
Như thế hành giả đi trên con đường của Phật đi và tâm mình được giải thoát, không còn chướng ngại.
Bấy giờ hành giả sẵn sàng tiến đến giai đoạn kế từ cánh cửa ban đầu của sự phủ định.

Cảnh giới này đại diện cho các bậc Bồ Tát đã nhập vào một trong bảy Địa của Thập Địa Mãn Tâm, đã thấy được phần nào Pháp Thân.

Trụ tâm thứ tám
Nhất Đạo Vô Hành Tâm

(Tâm của hành giả đồng với bản thể Chân Như).

Tổng kệ :
Chư Bồ Tát ở những địa vị trước vẫn còn trong vòng vọng tưởng.
Kinh nghiệm về Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác vẫn chưa xác thật.
Duy Tâm vô cấu, vô điều kiện và vô tướng
Nó phô bày pháp môn bất nhị, vô sanh vô bất sanh.
Khi cả hai cái thấy và bị thấy đều bị phủ định thì mảnh đất an lành thường trụ sẽ được tìm thấy.
Khi tất cả những tư tưởng quyết định đều bị dập tắt thì hành giả sẽ diện kiến đức Đại Nhật Như Lai.
Bậc Bồ Tát này giống như hư không rộng lớn vô cùng, không có khái niệm nhị nguyên về thân và tâm.
Bồ Tát phân thân biến hóa tột bờ mé vị lai để cứu độ hết thảy chúng hàm linh.

Cảnh giới này chỉ cho các hành Bồ Tát đệ Bát, Cửu và Thập Địa.

Trụ tâm thứ chín
Cựu Vô Tự Tánh Tâm

(Đây là cái Tâm thậm thâm vi diệu mà Hiển giáo chủ trương, Tâm này biết bản chất biến dịch/không thường trụ của chính nó. Có hai cách giải thích Tâm này, đó là theo Hiển Giáo và theo Mật Giáo.)

Tổng kệ :
Gió và nước của đại dương vốn là một ; sự trùng hợp đó là do sức của Long Vương.
Chân Như và dòng Sinh Tử Luân Hồi vốn là một ; cả hai đều thuộc về Thực Tế Giới.
Hành giả nào nhận ra tâm mình như gương sáng chiếu yêu thì sẽ thấy được tự tánh, công dụng và các biểu tượng.
Bậc ấy sẽ ôm trọn Tam Giới,
Thế giới trùng trùng duyên khởi được giải thích bằng Thập Huyền Môn.
Âm thanh vang vọng từ Hải Ấn Tam muội nuốt trửng ngũ thời giáo.
Tất cả hiện tượng dường như cảnh giới tướng võng Nhơn-đà-la
Đó chính là Tâm, sự bí mật và hoàn toàn khuếch tán giống như những ánh sáng phát ra từ ngọn đèn.
Sự tu tập Hoa Nghiêm Tam-muội chính là một hạnh nhưng hạnh này bao trùm tất cả những hạnh khác.
Tỳ-lô-giá-na Như Lai biến ra Thập Thân để cứu độ chúng sanh (nơi Thập Pháp giới)
Nhập vào cảnh giới này là bước đầu của Phật quả.

Đây là cảnh giới của chư Đẳng Giác Bồ Tát.

Trụ tâm thứ mười
Bí Mật Trang Nghiêm Tâm

Tổng Kệ :
Chín thứ Tâm trước chưa phải là chỗ an trụ đời đời
Càng thâm nhập sâu vào thì tâm hành giả càng vi diệu hơn,
Mỗi giai đoạn vượt qua là một bước tiến vững chắc vào mảnh đất Như Lai.
Giáo lý Kim-Cang Thừa được Pháp Thân tuyên thuyết ;
Giáo thuyết đó là chân lý tối thượng, đại bí mật và rắn chắc như kim cang.
Ngũ Bộ Tâm Quán và Ngũ Trí chính là Tự Tánh của Pháp-Giới
Tứ Đại Mạn-trà-la được tiết lộ ở giai đoạn này.
Chư Phật như vi trần chính là chư Phật trong Tâm ta.
Kim Cang và Thai Tạng Giới như nước biển lớn chính là Thân ta.
Mỗi một câu Chân Ngôn/Thần Chú bao trùm cả vạn tượng trong vũ trụ.
Đại lực được biểu hiện qua các biểu tượng như gươm, chày kim cang.
Tự tánh của ta được trang nghiêm bởi vô lượng công đức.
Trong đời này ta có thể thân chứng Phật quả thậm thâm vi diệu.

Trích trong : ‘‘Mạt Pháp Ý Nghĩa Ra Sao Và Hiểu Như Thế Nào Sẽ Phù Hợp Với Chánh Pháp’’- Tác giả Pram Nguyễn (www.pramnguyen.com)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên