Tứ Thánh Đế

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Tứ Đế- Bài 20 - Diệt Đế Vô Sanh.- Sanh tử- Niết Bàn bất nhị.

Kinh dạy:

Tất cả pháp vô-sanh,
Tất cả pháp vô-diệt.


Nếu hiểu được như vậy
Chư Phật thường hiện tiền.
Pháp-tánh vốn không tịch
Vô-thủ, cũng vô-kiến
(Tu Di Đảnh kệ tán- k. Hoa Nghiêm)

Ở đây chúng ta quán Niết bàn - Sanh tử vô sanh.

* Vô Sạnh nghĩa là không sanh khởi, không sanh thì không già, không bệnh, không chết. Nghĩa là vĩnh viễn trường tồn. Kinh gọi là Thường Trụ.

* Diệt Đế chính là tên khác của Niết Bàn, cũng gọi là Chánh giải thoát, là Vô Vi. - Đây là Pháp Thường trụ- Vô Sanh.

Niết Bàn (Diệt Đế) là gì ?

* Sanh tử- Niết Bàn bất nhị.

Niết bàn được diễn tả bằng những từ ngữ phủ định, nên nhiều người hiểu lầm đó là trạng thái tự hủy diệt.- Nếu hủy diệt, chỉ là sự hủy diệt dục vọng và mọi ý tưởng sai lầm về Ngã.

+ Niết bàn không thuộc về có, vì không có tướng mạo.

+ Niết nàn không thuộc về không, vì hằng tri hằng giác. Đây là trạng thái thoát ly năm thủ uẩn, là cảnh giới "Phi nhị biên, ly tứ cú, tuyệt bách phi".

+ Trạng thái tâm vắng lặng mà rỏ biết là đương thể của Niết bàn. Cái đương thể này đầy đủ bốn đặc tính Thường, Lạc, Ngã, Tịnh thì làm sao là hư vô đoạn diệt được ? Thế nhưng, nhiều học giả Phật tử đã coi Niết bàn là hư vô tuyệt diệt.

Là đệ tử Phật mà hiểu Niết bàn là cảnh hư vô tuyệt diệt là đã rơi vào kiến chấp đoạn diệt, bèn thành tà kiến, và dĩ nhiên là tự mình đã phản bội lại với đức Phật rồi.

Điểm nổi bật của Phật Giáo nguyên thủy coi Niết bàn là "Tĩnh". Ngược lại, nét đặc sắc của Phật Giáo phát triển coi Niết bàn là "Động". Nhưng thực ra tĩnh và động chỉ là hai mặt của cái Một tuyệt đối mà thôi.

Đến thời đại A Tỳ Đạt Ma Luận Thư (Thời đại bộ phái) đã quan niệm Niết bàn là một cảnh giới vĩnh tịch.- Thắm đượm một màu sắc vô cùng tiêu cực.

Phật Giáo phát triển đến thời hưng khởi đã quan niệm Niết bàn mang tính hoạt dụng tích cực hơn. Các vị Bồ tát vì mang đại nguyện độ sinh nên vĩnh viễn hoạt động mà lòng không nhiễm trước thế gian, cái tâm không nhiễm trước đó được mệnh danh là Bất trụ Niến bàn.

Tất cả mọi công hạnh độ sanh của chư Bồ tát cũng từ quan điểm "Chủ động" ở trên mà được an lập. Các Ngài nguyện vĩnh viễn nơi bể sinh tử mà vĩnh viễn nơi bờ Niết bàn, vì sanh tử tức là Niết bàn, một loại Niết bàn rất sinh động. - Niết bàn này của Phật giáo phát triển, thực ra cũng chỉ là thừa kế Niết bàn của Phật Giáo nguyên thủy trên phương diện tích cực nhập thế độ sanh mà thôi.

Tất cả pháp hữu vi sinh diệt trong từng sát na. Quá khứ đã trôi qua, vị lai thì chưa đến, sự tồn tại chân chính chỉ có thể tìm thấy thấy trong từng sát na hiện tại. Vì thế:

+ Niết bàn chỉ có ở sát na hiện tại, ngay tại đây và bây giờ.

+ Niết bàn cũng là chổ tiềm ẩn của thế giới hiện thực, song song tồn tại với thế gian vô thường, và vô thường chính là dụng lực của Niết bàn vô vi.

Có một thiền khách hỏi:

- Thế nào là Đại Niết bàn?

Thiền Sư đáp:

- Hãy nơi sanh tử mà nhận lấy.

(trích từ Thư viện Hoa Sen. HT Thích Thông Huệ)


Vâng ! Khi quán về Diệt Đế Vô Sanh thì nên biết.- Sanh tử- Niết Bàn bất nhị.

Bởi thế .- Khi quán về Niết Bàn, không nên tách riêng với Sanh tử.- Mới thấy được Diệt Đế Vô Sanh.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Tứ Đế- Bài 21 -e). Diệt Đế Vô Sanh.- b). Sanh tử vô sanh.

Khi nói đến Sanh- tử; thì chúng ta nên xác định: Ai Sanh tử ?
Lúc quán sát Thật nghĩa sanh tử, thì chủ tể của Sanh tử là 4 ngôi: 1.Ngã, 2.Nhân, 3.chúng sanh. 4. Thọ giả.

Nghĩa là 1)Tôi Sanh tử, 2) Anh Sanh tử, 3) họ sanh tử. 4. Có Thọ mạng (vật chất) Sanh tử- Vì có 4 ngôi này nên mới thành được Nghĩa Sanh tử.

Dẫn đến cội nguồn của Sanh tử là vì có NGÃ CHẤP.- Kinh Kim Cang dạy: 4 Tướng 1. Ngã. 2.Nhân. 3. Chúng Sanh. 4. thọ mạng.- đều là Biểu hiện của Ngã Chấp.

* Nếu người tu hành dùng PHÁP TÁNH KHÔNG quán sâu vào các pháp tạo thành "Cái tôi- Ngã chấp" thì NGÃ vốn là Duyên hợp, không thật có.- Không có Ngã, thì là không có Sanh tử.- Nên gọi là Sanh Tử Vô sanh.-

* Nguyên lý Duyên Sanh của Đạo Phật, là CÁI NÀY CÓ, LÀ VÌ CÁI KIA CÓ. CÁI NÀY KHÔNG, LÀ VÌ CÁI KIA KHÔNG.- ĐÂY LÀ CĂN BẢN LÝ TÁNH KHÔNG. Vì là Tánh không nên chúng Vô Ngã. Vì VÔ NGÃ NÊN CHÚNG VÔ SANH.

  • Con Người (Nhân) Vô Ngã.
  • Vật Chất (Pháp) Vô Ngã.
  • Dẫn đến biết Nhân & Pháp đều Vô Sanh.- Nghĩa là KHÔNG CÓ SANH TỬ.
  • Đưa đến xác định.- Sanh tử vô sanh.

Như:

+ "Vô Minh" bản chất nó là duyên sanh, nên nó Vô ngã, tận cùng của "Vô minh" là "Vô sanh".

+ Cho chí "lão tử" bản chất nó là duyên sanh, nên nó Vô ngã, tận cùng của "lão tử" là "Vô sanh".

+ "Khổ Đế", "Tập Đế" , "Đạo Đế" bản chất nó là duyên sanh, nên nó Vô ngã, tận cùng của "Tứ Đế" là "Vô sanh".

+ Niết Bàn vốn nó là "Vô Sanh".- Vì Niết Bàn không có cái gì sanh ra được (Niết Bàn là Chơn Như).

Kinh Bát Nhã dạy:

"Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.

Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.

Vô khổ, tập, diệt, đạo.

Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố."

Nghĩa là:

" Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.

Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.

Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.


Lời tựa Đại Trí Độ Luận nói:

"Muôn sự muôn vật đều do sinh sinh mà được hình thành. Thế nhưng cội gốc của sinh sinh lại là vô sinh. Từ vô thỉ đến nay và mãi mãi về sau, tính vô sinh ấy vẫn thường bất động.

Do duyên khởi biến hóa mà giả danh có các sự vật. Thật ra, tất cả các sự các vật đều là hư vọng, là không thật có, là vô tự tính.

Phàm phu do chìm đắm trong mê muội, mà khởi các vọng chấp cho rằng các sự vật là thật có.

Trong kinh A Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sinh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sinh do bị vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sinh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.

Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được thật tướng của các pháp.

Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc rễ sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới. Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí mà tư duy, thì sẽ mất đi chỗ y chỉ."

Như vậy, khi thiền quán, bằng trí huệ Bát Nhã thì SANH TỬ (vốn) VÔ SANH.
Nghĩa là:

  • "Sanh" vốn không có "Thật Sanh".- Nên "Sanh" là Vô Sanh.
  • Vô Sanh, thì làm sao có Tử.- Nên "Tử" vốn không có "Thật Tử".- Nên "Tử" là Vô Sanh .

  • Nghĩa là KHÔNG CÓ SANH TỬ.- Đưa đến xác định.- Sanh tử vô sanh.
  • Mà Sanh Tử và Niết Bàn Bất Nhị.- Đưa đến xác định Diệt Đế Vô Sanh.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Tứ Đế- Bài 22 -e). Diệt Đế Vô Sanh.- Liễu sanh Thoát tử.

Dưới sự chiếu kiến của Vô Sanh tứ Đế, Phật dạy: "Không có lão tử, cũng không có lúc hết lão tử" .- Vì Sanh tử là Vô sanh.

Tổ Huyền Giác nói:
THI CA 19 (CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ SINH TỬ)
Phiên âm:
Kỷ hồi tử, kỷ hồi sinh
Sinh tử du du vô định chi!
Ngã sư đắc kiến nhiên đăng Phật
Đa kiếp tằng vi nhẫn nhục tiên
Dịch nghĩa:
Việc sinh tử kể sao cùng số…
Tử rồi sinh, sinh tử lững lờ trôi
Bổn sư ta vô lượng kiếp phát tâm lành
Làm tiên nhẫn nhục, tu hành từ thời
NHIÊN ĐĂNG cổ Phật.

TRỰC CHỈ (HT. Thích Từ Thông)

Ham sinh sợ tử là việc thường tình. Bởi vì người đời quan niệm rằng "đời người có một lần". Một lần sinh ra. Một lần thi đỗ. Một lần kết hôn và đáng sợ nhất, một lần chết. Cuối cùng chết là hết!

Dưới nhãn quan của người chứng đạo: vạn pháp không có cái gì mất hẳn. Vạn pháp là hiện tượng vô thường nhưng chúng duyên sinh từ bản thể chân thường. Vì vậy, việc sinh tử không thể luận kiếp số, không có sự chấm dứt dòng sinh tử. Dòng sinh tử tử sinh cứ trôi mãi không có bến bờ dừng trụ. Nó "hằng" mà "chuyển". "Chuyển" trong cái "hằng".

"… Tử rồi sinh, sinh tử lững lờ trôi"

Không phải chỉ có con người mới tử sinh vô cùng vô tận về kiếp số. Qua cái thấy của người chứng đạo, Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni của ta cũng vậy, chư Phật trong mười phương ba đời cũng cùng thọ dụng một chân lý.

"… Việc sinh tử, kể sao cho cùng số…"

---o0o---

Việc sinh tử, kể sao cho cùng số… Vì nó vốn không thật có. Tổ dạy: "Còn mộng mơ, thấy có sáu nẻo luân hồi. Khi tỉnh thức, cõi Ta bà tìm không ra dấu vết" (chứng đạo ca- TC3)

Kính các Bạn:
+ Luân hồi không thật. Sanh tử không thật.- Tất cả chúng chỉ là những mộng tưởng điên đão.

Kinh dạy: "Viễn ly mộng tưởng điên đão, cứu cánh Niết Bàn"

Phàm cái gì có sanh ra thì có họai diệt ,Đây là Chân Lý về mặt tục Đế. Nhưng với quán Trí bát Nhã Ba la Mật,Trên mặt Chân Đế .- Chư bồ tát thấy rỏ,tất cả Pháp đều như huyễn,nghĩa là không thật có, chỉ như bóng dáng huyễn hư, như trăng dưới nước, như ảnh trong gương, như tiếng vang, như cảnh trong mộng v.v...

Những gì là không thật, là Như huyễn thì bản chất là Vô sanh (không thật có sanh).-Chúng nó sanh khởi như bóng trong gương. Bóng trong gương thì cái gì là sanh ? Trăng dưới nước thì cái gì là sanh ?
cảnh trong mộng thì cái gì là sanh ?

#/.TẤT CẢ CÁI GỌI LÀ SANH CHỈ DO CHÚNG SANH MỘNG TƯỞNG ĐIÊN ĐÃO MÀ THẤY CÓ SANH CÓ DIỆT,BẢN CHẤT VẠN PHÁP VỐN VÔ SANH.

#/. Vì chúng vô sanh, nên cũng bất diệt.

* Sự sanh diệt ví như cái hình, cái bóng và chiếc gương.

+ Hình là Chơn Như, là Tâm, là Phật Tánh v.v... bất sanh, bất diệt.

+ "Nghiệp" của chúng sanh, và "Nguyện" của Bồ tát như tấm gương.

+ Sanh tử như chiếc bóng trong gương lòng đó.

* Chúng sanh và chư Bồ Tát đều có Sanh- tử.- Nhưng:

+ Chúng sanh do nghiệp cảm, mà thấy có sanh tử.- Đây là Sanh tử bì lao tùng tham dục khởi.

+ Chư Phật, chư Bồ Tát do "Nguyện" hóa sanh.- Đây là Sanh tử tự tại.-"vãng lai Tam giới chi tân, xuất một vị tha tác tắc”. ( Làm người khách qua lại trong ba cõi, ra vào làm phép tắc cho người..- Qui Sơn Cảnh Sách).

* Như vậy: Tất cả Sanh tử chỉ là Ý niệm Chấp mắc. Khác nhau là do Nghiệp hay Nguyện.

* Như vậy: Thoát ly Sanh tử, là ra khỏi ý niệm mê lầm vọng chấp của "Cái tôi huyễn Ngã". Và sống với cái sống thật của Chơn Như Tâm.- Rồi tùy duyên ứng hiện: "Kiến pháp tràng ư xứ xứ, phá nghi võng ư trùng trùng. Hàng phục chúng ma, thiệu long Tam Bảo".

Tóm lại:

* Liễu sanh thoát tử, chỉ là ứng hiện 2 đường: Trầm luân sanh tử và Giải thoát sanh tử.- Khi sống bằng Thức, thì là Trầm luân sanh tử. Khi giải trừ vọng tưởng, sống bằng Trí, thì là Giải thoát sanh tử.- Nhưng dù Thức mà Sanh tử, hay Trí mà Sanh tử thì cũng đều là Như Huyễn.- Không có thật sanh mà cũng không có thật Tử.-

sanh tử đồ1.jpg


Đó là Sanh tử Vô Sanh.

* Hết Sanh Tử gọi là Niết Bàn. Nay Sanh tử không thật có, nên cũng không có lúc Thật hết Sanh Tử. Không hết Sanh tử.- Như vậy Niết Bàn do đâu mà Sanh khởi.- Do vậy Niết Bàn cũng như huyễn.- Đó là Lý: Diệt Đế Vô Sanh.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Tứ Đế- Bài 23 -e). Diệt Đế Vô Sanh.- Sanh tử- Niết Bàn.- không biên tế.

Giờ đây chúng ta quán về Biên tế Niết Bàn và Sanh tử.

* Thế nào là biên tế ?

- Biên là biên giới, là giới hạn.

- Tế là tam tế. tức là 3 cột móc thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai.

* Ví như có người nói: Sanh là vô thỉ, không thể tìm được khởi nguồn sự sanh bắt đầu từ thời gian nào. Nhưng sự Tử sẽ chấm dứt khi người đó chứng được quả A la Hán. - nói như vậy, tức là nói Sanh tử vô thỉ hữu chung, tức là Sanh Tử - Niết Bàn có biên tế.

Huyền giác Đại sư nói:

" Kỉ hồi sanh ? kỉ hồi tử ?

Sanh tử du du vô định chỉ!

Tự tòng đốn ngộ liễu vô sanh,

Ư chư vinh nhục hà ưu hỉ"

nghĩa là:

Việc sinh tử kể sao cùng số…
Tử rồi sinh, sinh tử lững lờ trôi
Bổn sư ta vô lượng kiếp phát tâm lành
Làm tiên nhẫn nhục, tu hành từ thời NHIÊN ĐĂNG cổ Phật.

(Chứng đạo ca).

Hòa Thương Pháp sư Thích Từ Thông làm bài trực chỉ:

TRỰC CHỈ

Ham sinh sợ tử là việc thường tình. Bởi vì người đời quan niệm rằng "đời người có một lần". Một lần sinh ra. Một lần thi đỗ. Một lần kết hôn và đáng sợ nhất, một lần chết. Cuối cùng chết là hết!

Dưới nhãn quan của người chứng đạo: vạn pháp không có cái gì mất hẳn. Vạn pháp là hiện tượng vô thường nhưng chúng duyên sinh từ bản thể chân thường. Vì vậy, việc sinh tử không thể luận kiếp số, không có sự chấm dứt dòng sinh tử. Dòng sinh tử tử sinh cứ trôi mãi không có bến bờ dừng trụ. Nó "hằng" mà "chuyển". "Chuyển" trong cái "hằng".

"… Tử rồi sinh, sinh tử lững lờ trôi"

Không phải chỉ có con người mới tử sinh vô cùng vô tận về kiếp số. Qua cái thấy của người chứng đạo, Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni của ta cũng vậy, chư Phật trong mười phương ba đời cũng cùng thọ dụng một chân lý.

"… Việc sinh tử, kể sao cho cùng số…"

Kinh Bát nhã dạy:

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.

Nghĩa là: Không có vô minh,mà cũng không có lúc hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có khi hết già chết.

- Đại Trí Độ Luận dạy:

* Chấp biên tế Niết Bàn.

....... Chấp có tướng là chấp "hữu", chấp chẳng có tướng là chấp "vô".

....... Người tu hành khi đã vào được thật quán, thấy hết thảy các pháp là chẳng phải có, cũng là chẳng phải không, nên nói là vô tướng, là vô tướng tướng vậy.

....... Nếu là vô tướng thì cũng tức là vô biên. Quán như vậy nên được "vô biên Bát nhã Ba- la- mật". Trong kinh nói :" Các pháp vô biên, nên phải biết Bát nhã Ba- la- mật cũng vô biên".

....... Có thuyết nói "hữu biên" là có 2 bên : bên thường và bên đoạn; bên ác và bên thiện, bên thế gian và bên Niết Bàn v.v... Khi đã vào trong Bát nhã Ba- la- mật rồi thì chẳng còn phân biệt có các biên như vậy nên gọi là "vô biên Bát nhã Ba- la- mật".

....... Lại có thuyết phân biệt có biên trước (tiền biên). Ví như nói thế gian vô thỉ là chẳng có biên trước ( vô tiền biên); vào Vô Dư Niết Bàn là có biên trước (tiền biên), chẳng có ra lại nữa, là chẳng có biên sau (vô hậu biên) v.v...

....... Như vậy, người chấp thế gian, sợ Niết Bàn là người phân biệt có các biên. Trái lại, người đã vào trong Bát nhã Ba- la- mật rồi, thì chẳng thấy có các biên, nên nói hết thảy các pháp ở nơi thật tướng là chẳng có vào ra, chẳng có đến đi vậy.....

.......

....... Các loài chim khi bay đến núi Tu Di đều biến thành một sắc.

....... Cũng như vậy, các pháp (Ở đây là Sanh tử- Niết Bàn.- VQ chú thích) khi vào được Bát nhã Ba- la- mật rồi đều trở thành một tướng (nhất tướng), trở thành chẳng có tướng (vô tướng).

Do những ý kinh thượng dẫn, nên thấy rằng: Khi đã đến được "Nhập Chơn Như", đã đến Đại niết Bàn, thì Sanh cũng trong Niết Bàn, Tử cũng trong Niết Bàn. Sanh tử và Niết Bàn không còn chướng ngại nhau.- Vì Sanh tử Niết Bàn là Bất nhị .- Sanh tử là Vô Sanh, nên Diệt Đế (NB) cũng là Vô Sanh.
tiểu5.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Tứ Đế- Bài 24. VÔ SANH TỨ ĐẾ. - Đạo Đế Vô Sanh.

K. Niết Bàn dạy:

Kinh văn: Này Ca Diếp ! Đạo Thánh Đế tức là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo và chánh giải thoát. Có hạng người bạc địa phàm phu cho rằng: không Phật, không Pháp, không Tăng và không có chánh giải thoát. Do kiến chấp này (đoạn) nên luân chuyển trong ba cõi chịu nhiều bức não ưu bi. Nếu người có trí tuệ nhận biết: Rằng Phật thường trụ, Pháp, Tăng và chánh giải thoát cũng thường trụ. Nhờ niệm chân chính sanh khởi, mà hiện đời cũng như hậu thế vô lượng kiếp được quả báo tự tại đối với các pháp.

Phật dạy: chính như ta đây, trong nhiều kiếp lâu xa do bốn thứ điên đảo nên phải nhận lấy vô lượng nghiệp quả xấu. Nay ta đã diệt hết kiến chấp sai lầm điên đảo thành tựu quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. tức là thành tựu Đạo Thánh Đế !

Khác với các kinh phương tiện. Kinh Đại Bát Niết Bàn này. Phật dạy: Đạo Thánh Đế tức là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo và chánh giải thoát. (Chánh giải thoát tức là Niết Bàn).

* Phật Tánh Thường Trụ Vô Sanh.

- Phật bảo Thường Trụ ở đây, là nói Phật Tánh Thường trụ.- Vô Sanh.

- Phật Tánh là gì ? Là cái tánh bản nhiên thanh tịnh tự nhiên sẳn có, không do cái gì sanh. không ai làm nó mất đi, không đến, không đi, không nhơ, không sạch, nghĩa là không ai làm cho nó ô nhiểm hay thanh tịnh, không ai làm nó dời đổi tới lui dù bất cứ hoàn cảnh nào v.v...

- Đó là cái Chơn Tâm Thường Trú,- Thể Tánh Tịnh minh của Hữu tình chúng sanh.- Cái mà ở kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật đã khai thị cho ngài A Nan và Đại Chúng. Cái mà ở Kinh Như Lai viên giác diệu Tâm, đức Phật đã tán thán, v.v...

- Sở dĩ chúng sanh có thể thành Phật được là do cái Phật Tánh này, nên còn gọi là Chánh Nhân thành Phật .(xem 3 nhân thành Phật).

* Đó là Phật Tánh Thường Trụ vô sanh.
(trích Trực chỉ HT. TTT)
+ Dưới nhãn quan Trí Huệ Bát nhã, thấy bản chất các Pháp vốn bản nhiên thanh tịnh. Dưới nhãn quang của người tu chứng chân lý, có được pháp nhãn, người ta nhìn và nhận thức KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO khác hơn người phàm phu nhận thức KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO theo bài bản của sanh diệt Tứ Đế. Trình độ giác ngộ chân lý của hạng người này, họ nhìn thấy được bản chất của KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO vốn là phi bản chất; nghĩa là nó không có cái thực chất đích thực.

Bởi vì nhận định rằng: Trước sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thấy chúng là nguyên nhân của KHỔ, do người.

Thấy chúng là những thứ trang trí làm đẹp cho cõi đời, làm cho cuộc sống đáng sống, cũng do người.

Thế cho nên KHỔ không thực chất để sanh. TẬP, DIỆT, ĐẠO cũng không thực chất để sanh. Lấy pháp nhãn mà nhìn thì rõ là Tứ Đế "VÔ SANH".

Đó là chỗ MẦU NHIỆM của giáo lý TỨ ĐẾ, cho nên có tên: TỨ DIỆU ĐẾ. Tứ Diệu Đế cũng gọi là VÔ SANH TỨ ĐẾ(Trực chỉ đề cương- Hết trích).

= Từ cơ sở đó biết được Pháp Tánh vốn bản nhiên thanh tịnh.

* Đó là Pháp Tánh Thường trụ Vô Sanh.

+ Dùng cái chánh nhân Phật Tánh Thường trụ vô sanh, quán chiếu tương ưng với Pháp Tánh Thường trụ Vô Sanh.- Sự hòa hợp này là nghĩa "Tăng".

* Đây là Tăng Tánh Thường trụ vô sanh

+ Tu hành được đến rốt ráo, là Liễu Nhân Thành Phật. kết quả là quả vị Phật Thường Trụ vô sanh. -

* Đây là Chánh giải Thoát Thường Trụ vô sanh.

Đó là Ý nghĩa Đạo Đế Vô Sanh của kinh Niết Bàn này.
sen-tay-s.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Tứ Đế- Bài 25. VÔ TÁC TỨ ĐẾ. - Vô Tác Khổ Đế.

Chúng ta dù có thọ bao nhiêu thứ khổ.- Nhưng các cái khổ ấy không phải do ai tạo ra ! Không phải do một chủ thể ,hay Thượng Đế nào tạo ra,rồi đổ ập lên đầu chúng sanh ! Lại không phải là chuyện tai bay họa gửi, cũng không phải do Phật hay Bồ tát biến hóa ra để làm khổ chúng sanh.

* Mà tất cả Khổ là do vô minh vọng tưởng nên chúng ta tự thấy Khổ.

* Nhưng tìm kỷ trong tư thế một con người chúng ta.Chúng ta cũng không phải là tác giả của Khổ Đế ,hay Tập đế.- Vì "Ngủ ấm vô ngã".

Ngũ Ấm là 5 thứ che ngăn Tâm. Đó là:

Ngũ ấm, còn gọi là ngũ uẩn. Ấm, có nghĩa là che đậy. Uẩn có nghĩa là tích tụ nhóm họp. Ngũ ấm, bản thân nó là sự nhóm họp của 5 thứ sắc - thọ - tưởng – hành - thức, cũng là kết quả của những tích tụ chứa trong tạng thức, nên gọi là ngũ uẩn. 5 thứ này che đậy chân tánh minh diệu của mình, nên gọi là ngũ ấm.

Tướng của ngũ ấm:

Ngũ ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

1/. Sắc ấm
SẮC, là chỉ cho phần xác thân của mỗi người. Những gì thuộc về thân thể, gọi là sắc. Da thịt, máu huyết, lông tóc v.v… đều thuộc về sắc. Những thứ này gọi chung là TỨ ĐẠI. Tứ đại là đất, nước, gió, lửa.

Những gì có tính chất ngại như da thịt, lông tóc v.v… thì thuộc về đất.

Những gì mang tính ướt như máu, nước v.v… thì thuộc nước.

Những gì mang tính ấm nóng trong thân thể, thuộc về lửa.

Những gì mang tính khí như hơi thở, khí lưu chuyển trong người thì thuộc về gió.

Do đâu mà từ đất, nước, gió, lửa lại biến thành thân tướng với lông, tóc, máu, huyết v.v… khác nhau? Là do NGHIỆP của từng người. Tùy NGHIỆP của mỗi người mà chúng ta có thân tứ đại khác nhau. Không người nào giống người nào. Nếu chúng ta thấy chúng giống nhau, là vì có phần đồng nghiệp trong đó.

2/. Thọ ấm
THỌ, là những gì thuộc về cảm xúc của mình. Được biểu hiện qua ba trạng thái chính. Đó là khổ, lạc và không khổ không lạc. Những thứ này thường được biểu hiện qua những cảm xúc với những mức độ khác nhau như vui, buồn, không vui không buồn hoặc khổ, sướng, không khổ không sướng v.v…

3/. Tưởng ấm
TƯỞNG, là những gì thuộc về suy nghĩ, tưởng tượng, mơ mộng, hồi tưởng v.v… Nó là cái nhân trực tiếp tạo ra những cảm xúc của chúng hữu tình. Vui và buồn thuộc về thọ ấm, nhưng thương và ghét lại thuộc về tưởng ấm.

4/. Hành ấm
HÀNH, nghĩa chính của nó là lưu chuyển, biến dịch. Thứ gì mình thấy có sự biến dịch lưu chuyển trong đó, trong đó có HÀNH. Như vậy, trong SẮC cũng có HÀNH. Trong THỌ cũng có HÀNH, trong TƯỞNG cũng có HÀNH, trong THỨC cũng có HÀNH. HÀNH chi phối tất cả.
Thân xác có sự thay đổi từ nhỏ đến lớn, từ lớn đến già. Như vậy trong SẮC đang có sự biến dịch lưu chuyển, chính là HÀNH.

THỌ cũng có những trạng thái biến dịch. Như từ vui qua buồn v.v… Sự thay đổi biến dịch đó chính là HÀNH.

TƯỞNG, các suy nghĩ của mình cũng có lúc sanh lúc diệt và thay đổi. Đó là hành tướng của HÀNH.

5/. THỨC, là phân biệt. Sự phân biệt này cũng lưu chuyển thay đổi, nên trong THỨC cũng có HÀNH.

HÀNH, có vị giải thích là Ý CHÍ. Với ý nghĩa lưu chuyển và biến dịch, thì giải thích HÀNH là ý chí, thấy có vẻ không dính dáng. Nhưng nếu hiểu HÀNH với ý nghĩa là NGHIỆP, và hiểu mặt nhân duyên của pháp thì chúng ta sẽ thấy mối liên hệ giữa HÀNH với Ý CHÍ. Và sẽ hiểu vì sao có một số vị giải thích HÀNH là Ý CHÍ.

Trong các kinh luận, ngoài việc giải thích HÀNH là sự biến dịch hay lưu chuyển, Phật còn nói BA NGHIỆP (thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp) là HÀNH. Đó là THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH và Ý HÀNH. Cũng nói CÁC PHÁP HỮU VI là HÀNH. Vì thế HÀNH còn mang nghĩa là NGHIỆP. (hết trích)

Gọi là Ngũ Ấm, là ngăn che. Nhưng bản thân chúng không có ngăn che, mà chỉ do chúng ta Vô minh, không nhận ra Chấn Tâm Phật Tánh của mình mà chấp 5 Ấm làm tự Ngã nên mình tự ngăn che mình.- Khi hết Vô minh, thì 5 Ấm chỉ là 5 Uẩn (mà Phật cũng có đủ 5 Uẩn thôi).

* Suy cho cùng tột: Có người nói.- Do sự ràng buộc gia đình ! Do chúng nó "Làm Khổ" cho Tôi ! Nhưng thật ra nếu mình không có NGÃ , người tạo cũng không có ngã thì có ai là Khổ cho ai !!!

Tâm Kinh : "Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba la Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách."

Đó là ý nghĩa.- Khổ Đế Vô Tác.
5 uẩn.jpg
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Tứ Đế- Bài 26. - VÔ TÁC TỨ ĐẾ. Vô Tác Tập Đế.

Nguyên nhân (Tập) để sanh ra khổ là Vô minh, là tham sân si...

Tham, sân, si, nhà Phật gọi chúng là "Tam độc". Vì tánh tác hại của chúng gây cho loài người không sao kể hết những biến chứng khổ đau cùng cực do chúng gây ra.

Nhưng bình tâm mà nói. Vận dụng tuệ nhãn mà nhìn thì "tam độc" không có thực tánh.

Tam độc cũng có thể xuất hiện khiến cho con người khổ đau cùng cực.
Tam độc cũng có thể biến mất không để lại một bóng dáng, một dấu vết xấu xa nào.

Tam độc có hay không có tùy thuộc ở con người MÊ hay GIÁC.

Thực chất của tam độc là không có thực chất. Chúng như những bong bóng nổi chìm sanh diệt của những cơn sóng vỗ mặt ghềnh!

http://www.quangduc.com/triet/46chungdaoca01.html

Vâng chỉ vì điên đão vọng tưởng mà chúng sanh bị Chính cái vọng tưởng của mình làm hại mình.

Nếu Giác Ngộ Vô minh Như huyễn, sống trong tỉnh thức,TRI HUYỄN TỨC LY, LY HUYỄN TỨC GIÁC.- Thì Tham,sân,si không thể tìm ra được bất cứ ở chỗ nào.

* Thật ra tham, sân, si không ai tạo ra (vô tác), cũng không do tự ta tạo.- Mà chúng chỉ là danh tự, không thật có.

Kinh Viên giác dạy:

Tất cả chúng sanh từ vô thỉ kiếp vì vọng tưởng, khởi chấp nặng sâu về bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh và thọ mệnh.

Bốn tướng đó, vốn không có cái ngã thể chơn thật. Thế mà chúng sanh điên đảo vọng chấp không rời.

Từ vọng chấp sanh ra ý niệm ghét thương. Từ ghét thương chồng thêm vọng chấp khác. Vọng lại sanh vọng cứ thế mà nhân lên đến đỉnh cao cứu cánh, vọng thành tham, sân, si, mạn, các nghiệp hữu lậu.

Từ đó vọng thấy có luân hồi sanh tử. Người khởi tâm nhàm chán sanh tử lại vọng thấy Niết bàn.(trích kinh Viên giác)

Như vậy chúng sanh chấp lấy "Vọng niệm" mà làm tự ngã. Vọng niệm sau dày nên có 4 tướng và 4 bệnh, - là biểu hiện Ngã Chấp từ thô đến tế, cần phải hoá giải. tức là "Diệt" nó đi, là tịnh hoá nó đi, là xã chấp nó đi... Một khi đã hết vọng, thì không còn thấy sanh tử luân hồi, nên gọi là thoát ly sanh tử luân hồi, là Tịch Diệt vi lạc.

Các tướng sanh diệt đó là:

1. Ngã Tướng.

Người phàm phu nhìn nhận tứ đại sắc thân cho là ta, tham sống sợ chết gọi là Ngã Tướng; Do có Ngã Tướng nên cho là mình có "chứng đắc" các quả vị. Vì vậy cần phải quán chiếu thấu suốt để đưa nó vào Vô Dư Niêt Bàn. Khi Ngã tướng đã suy yếu thì quán tiếp tướng Nhân.

2. Nhân tướng.

Lòng còn thương ghét, ý chẳng bình đẳng gọi là có Nhân Tướng; Do có Nhân tướng, nên cho rằng mình có "Ngộ Đạo". Vì vậy cần phải quán chiếu thấu suốt để đưa nó vào Vô Dư Niêt Bàn. Khi Nhân tướng đã suy yếu thì tiếp tướng Chúng sanh.

3. Chúng Sanh tướng.

Niệm tưởng theo cái lòng muốn của phàm phu nó dẫn dắt chẳng cần giải thoát là có Chúng Sanh Tướng; Do có Chúng Sanh tướng, nên cho rằng mình có "Liễu Đạo".cần phải quán chiếu thấu suốt để đưa nó vào Vô Dư Niêt Bàn. Khi Nhân tướng đã suy yếu thì tiếp tướng Thọ giả.

4. Thọ giả tướng.

chẳng ngộ được cái pháp vô sanh chân không thật tánh, chấp rằng thời gian là thật có. Cho rằng người sống trăm tuổi là Thọ, cho là người chết trẻ là yểu, nhẫn đến chấp rằng mạng người chỉ trong hơi thở cũng đều là chấp thọ giả tướng. Do có Thọ giả tướng, nên cho rằng mình có "Giác".(k. Viên giác)

Kính các Bạn: Cái nguyên nhân làm ra khổ , không thật có.- Vì ngũ ấm vô ngã, Tham sân si chỉ là ý niệm vọng tưởng.

Ví như có người đang bình thường. Bổng lấy ngón tay đè lên con mắt. Do áp lực nên tự thấy có hoa đốm lăng xăng trên hư không trước mặt.- thực ra Hoa đóm ấy (dụ cho tham sân si) không phải do ai đó tạo ra, cũng không do người ấy tạo ra, vì không thật có hoa đóm.-

Đó là ý nghĩa Vô Tác Tập Đế.
hoa_m10.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Tứ Đế- Bài 27. Vô Tác Diệt Đế.- Niết Bàn là Liễu Nhân.- Chân Như.(nên chẳng do tạo tác)

* Hết Sanh Tử gọi là Niết Bàn. Nay Sanh tử không thật có, nên cũng không có lúc Thật hết Sanh Tử. Không hết Sanh tử.- Như vậy Niết Bàn do đâu mà Sanh khởi.- Do vậy Niết Bàn cũng như huyễn.
+ Niết Bàn Không ĐT ĐL)
Hỏi: Nếu nói Niết bàn là vô tướng, là KHÔNG, thì vì sao các bậc Thánh Hiền lại nương theo 3 thừa đạo để vào Niết bàn? Vì sao nói tât cả các pháp môn đều dẫn đến Niết bàn,như tất cả các dòng sông đều chảy dồn về biển?
Đáp: Niết bàn là vô thượng pháp, nhưng chia làm 2 thứ, là:
  • Hữu Dư Niết bàn.
  • Vô Dư Niết bàn.
Người tu hành, khi đã đoạn trừ được các phiền não, được tâm bình đẳng, là vào được Hữu Dư Niết bàn.
Vào Hữu Dư Niết bàn chỉ còn thọ thân 5 ấm trong hiện đời mà thôi. Khi mạng chung, sẽ chẳng còn thọ thân 5 ấm nữa, sẽ vào Vô Dư Niết bàn.
Trái lại, chúng sanh nghe nói đến Niết bàn liền thủ chấp Niết bàn, rồi khởi hý luận về Hữu và Vô. Do vậy mà rơi ngay về các tà kiến chấp: Chấp Hữu là chấp thế gian; chấp Vô là chấp Niết bàn.
Thật ra: Niết Bàn là LIỄU NHÂN.- Thế nào là "Liễu Nhân" ?

ĐT ĐL dạy:

Có hai thứ nhơn dành để cho người có tu tập tư duy mới nhận biết rõ ràng:
Một, tác nhơn.
Hai, liễu nhơn.
Như người thợ gốm và khí cụ của người thợ gốm để làm thành chén, dĩa, ấm chè....gọi là tác nhơn.
Như đèn đuốc soi sáng, khiến cho người ta thấy vật trong hang động tối, gọi đó là liễu nhơn.
Thiện nam tử ! Tác nhơn không làm ra được Đại Niết Bàn. Liễu nhơn làm hiển lộ Đại Niết Bàn. Do vậy, Đại Niết Bàn là pháp thường trú, bất sanh, bất diệt, hiện hữu và tồn tại vô khứ vô lai ! Niết Bàn là Liễu Nhơn.

Trực chỉ:

+ Niết Bàn là Liễu nhơn không phải là Tác nhơn. Nghĩa là Niết Bàn không phải do Tu mà có được, chỉ nhờ nhân duyên "Tu" để vẹt tan mây mờ cho "mặt trăng Niết Bàn" (Liễu nhơn) được hiển lô.- Nhưng hiển lộ những gì ?
Đáp: Đó là Hiển lộ Chân Như.
Thế nào là Chân Như ?
Đáp: Định nghĩa tổng quát:
  • Chân Như là thực tại “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”, nghĩa là thực tại nguyên sơ và tối hậu từ đó tất cả mọi thế giới hiện tượng sinh ra.
  • Chân Như là cái dung chứa mọi mâu thuẫn, đối nghịch: có và không, động và tĩnh, một và nhiều, như thật và như huyễn, tướng và vô tướng… đồng thời vẫn thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi chúng.
  • Chân Như là cội nguồn của vạn pháp, vạn vật.
Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.
Tổ Mã Minh ở Đại Thừa khởi tín luận, nói về Chân Như, như sau:
“Cái Chân Như của tâm tức là cái thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.”(hết trích)

Chân Như Vô Tướng, Vô sanh, bất diệt.- Cũng chính là Niết Bàn, là Diệt Đế. Không do Ta tu mà được, không do Đức Phật tạo ra cõi Niết Bàn để rướt hồn chúng sanh về vui hưởng- Đây là ý nghĩa - Diệt Đế Vô Tác.
niet-b10.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Tứ Đế- Bài 27. Đạo Đế Vô Tác..- 49 năm Phật chưa nói 1 lời.

Thế nào là Đạo Đế Vô Tác ?

* Nói tác giả là bất khả đắc. Là vì tất cả pháp đều do nhân duyên hòa hợp sanh, nên chẳng phải do ai, hay một đấng (tạo hóa) nào tạo ra.

* Đạo Đế ở đây, là chỉ Nhân đưa đến Quả Niết Bàn, cho Chân Lý, cho Phật Đạo.

+Ở đầu các kinh Phật có câu dẫn (do Đức Phật huyền ký): Như thị Ngã văn...
* Thế nào là THỊ ?

ĐT ĐL dạy: 3 Giải thoát môn.- không, vô tướng, vô tác (nói ý nghĩa "thị") :

+ Tất cả pháp đều do nhân duyên hòa hợp sanh nên tự tánh là không, là vô sở hữu, là bất khả đắc.- Nghĩa là tự nó vốn là không có thật thể, chỉ do duyên hòa hợp mà tạm thấy là có, là không thể nắm bắt được như ảnh trong gương.

+ Do bản chất các pháp tự tánh là không, là vô sở hữu, là bất khả đắc.- nên các pháp như từ sắc ... dẫn đến Nhất thiết chủng trí đều chẳng phải là thường, là vô thường, là lạc, là khổ, là ngã, là vô ngã, là tịnh hay bất tịnh . Tất cả pháp là NHƯ HUYỄN. (hết trích)

“Đương thể tức như
Đương hạ tức thị”
(Đương ở thể thì gọi là Như, Nhưng để chỉ bày thì gọi là Thị)

* Tất cả Pháp đều có Bản Thể và Hiện Tượng.

  • Bản Thể là Chân NHƯ.
  • Hiện Tượng là THỊ hiện Duyên Sanh.- Hay nói cách khác Các Pháp Do Duyên Sanh là THỊ


* Thế nào là NHƯ ?

ĐT ĐL dạy Lục chủng thành tựu)

Như- thì không thể nói được, nhưng Thị thì có chỗ để chỉ bày. Như là vô lượng nghĩa, nghĩa là không có nghĩa để nói; chỉ dùng một ý trong vô lượng ý để nói thì gọi là Thị. Chữ Như, chữ Thị là trung đạo đế, là thể dụng không hai.

Phật dạy :”Đệ tử của ta không nhiễm trước vào pháp, Đệ tử của ta không ái pháp, Đệ tử của ta không bị ràng buộc vào pháp, và chỉ mong giải thóat, chỉ mong lìa khổ, không bao giờ hý luận về các Pháp tướng.”.
Như vậy tất cả Pháp , luôn cả Phật Pháp, nếu về THỊ thì đó là phương tiện, đệ tử Phật phải tư duy :

" Trong Phật pháp Vất bỏ hết thảy ái , Trong Phật pháp Vất bỏ hết thảy các kiến chấp, Trong Phật pháp Vất bỏ hết thảy các kiêu mạn. như trong kinh đã nêu : “ Các ngươi nếu thấu rõ Pháp của ta ví như chiếc thuyền đưa kẻ sang sông, qua bên bờ kia rồi thì chiếc thuyền để lại, nếu thiện pháp như chiếc thuyền thì thiện pháp còn vứt bỏ,hà huống phi pháp”.

Nghĩa là phải nhận ra THỊ để mà khế hợp với NHƯ.

Như là thể, Thị là dụng, Như là vô sanh, Thị là duyên sanh, Như là chơn như tánh, như hư không bất động, Thị là phương tiện.

“Đương thể tức như
Đương hạ tức thị”

(Đương ở thể thì gọi là Như, Nhưng để chỉ bày thì gọi là Thị)

Nghĩa là Tín Chân Như nên Không kiến chấp gì cả .Đó là Tin tâm thanh tịnh, Đó là lòng tin rốt ráo thanh tịnh. (hết trích)

Kính các Bạn.-

- (Chân) NHƯ chính là ĐẠO ĐẾ.

- Nhưng NHƯ lìa ngôn ngữ, dứt suy lường....

* Cũng với ý này Ngài Lão tử ở Đạo Đức kinh nói:
Phiên âm:

1. Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.

2. Vô danh thiên địa chi thủy; Hữu danh vạn vật chi mẫu.

3. Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu.

4. Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền. Chúng diệu chi môn.

Dịch xuôi:

1. Đạo (mà) có thể gọi được, không phải là Đạo thường (hằng cửu). Tên mà có thể gọi được, không (còn) phải là tên thường (hằng cửu).

2. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật.

3. Cho nên thường không có dục để nhìn thấy chỗ vi diệu của mình. Thường có dục, để nhìn thấy chỗ giới hạn (công dụng) của mình.

4. Hai cái đó cùng một nguồn gốc, nhưng tên khác nhau, đều gọi là Huyền nhiệm. (Cái) tối ư huyền nhiệm ấy chính là cửa phát sinh ra mọi điều huyền diệu. (hết trích)

* Cũng với ý này mà Đức Phật nói:

  • Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “Trong 49 năm ta chưa hề nói một lời nào”,
  • Trong Kinh Lăng Nghiêm, Ngài dạy: “Phàm là lời nói đều không có nghĩa thật”,
  • Trong Kinh Lăng Già: “Ta từ đêm được Chính giác tối thượng cho đến đêm nhập Niết bàn, trong khoảng thời gian ấy, chưa hề thuyết một chữ nào, cũng chưa từng đã thuyết hay sẽ thuyết. Không thuyết mới là Phật thuyết”.

Là bởi vì:

  • Đạo là Vô Ngôn là như mặt trăng, là NHƯ.
  • Có ngôn thuyết chỉ là ngón tay chỉ trăng là THỊ.

  • "Như" thì không thể dùng lời nói để nói Đạo ! Có nói ra thì Như liền biến thành "Thị".
  • NHƯ ví như mặt trăng. THỊ ví như ngón tay chỉ trăng.- Ngón tay chưa phải là Mặt trăng chân lý.
  • NHƯ là Chân Lý. THỊ là phương tiện thuyết.

  • Thế thì chúng ta quán lại xem ở phần Sanh diệt Tứ đế: 37 phẩm trợ Đạo, bát Chánh Đạo, ngũ căn ,ngũ lực, 7 phần Bồ Đế v.v...Gọi là Đạo Đế, thật ra Chỉ là Phương tiện thuyết.
  • Phật dạy: “Nhất thiết Tu-đa-la như tiêu nguyệt chỉ”, tạm dịch: Hết thảy kinh điển như ngón tay chỉ mặt trăng. Đức Phật nhấn mạnh hơn: “Nhữ đẳng Tỳ-kheo, tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp”. Nghĩa là: Này các Tỳ-kheo, các ông nên biết giáo pháp của Ta giống như chiếc bè đưa người qua sông; Chánh pháp còn xả, huống gì phi pháp. (hết trích)

Cho nên Ở Chân Thuyết này.- Đạo Đế là NHƯ.- không có Tạo tác, không có ngôn thuyết, không có suy nghĩ, không có kiến văn giác tri.- kinh Bát Nhã nói: Bát Nhã vô văn ,vô thuyết vì các Pháp "Độn".- Chỉ do Liễu Ngộ mà khế hợp.

Vì thế Pháp hội Linh sơn Đức Phật không nói mà trao một cành Hoa. Ngài Ca Diếp lại Liễu Ngộ, khế hợp với Vô Tác Đạo Đế.


Đó là Ý Nghĩa VÔ TÁC ĐẠO ĐẾ.

vô ngôn.jpg
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Tứ Đế- Bài 28. 4/. VÔ TÁC TỨ ĐẾ.- Kết thúc.

VÔ TÁC ,-tức là không có tác giả, không có tạo tác.

* Nói tác giả là bất khả đắc. Là vì tất cả pháp đều do nhân duyên hòa hợp sanh, nên chẳng phải do ai, hay một đấng (tạo hóa) nào tạo ra.

Thế nào là Vô Tác ?

ĐT ĐL dạy: 3 Giải thoát môn.- không, vô tướng, vô tác:

+ Tất cả pháp đều do nhân duyên hòa hợp sanh nên tự tánh là không, là vô sở hữu, là bất khả đắc.- Nghĩa là tự nó vốn là không có thật thể, chỉ do duyên hòa hợp mà tạm thấy là có, là không thể nắm bắt được như ảnh trong gương.

+ Do bản chất các pháp tự tánh là không, là vô sở hữu, là bất khả đắc.- nên các pháp như từ sắc ... dẫn đến Nhất thiết chủng trí đều chẳng phải là thường, là vô thường, là lạc, là khổ, là ngã, là vô ngã, là tịnh hay bất tịnh . Tất cả pháp là NHƯ HUYỄN.(hết trích)


+ Khổ đế,tập đế không phải do ai tạo ra,Không phải do một chủ thể ,hay Thượng Đế nào tạo ra,rồi đổ ập lên đầu chúng sanh,không phải là chuyện tai bay họa gửi, cũng không phải do Phật hay Bồ tát biến hóa ra để làm khổ chúng sanh.

+ Mà tất cả là do vô minh vọng tưởng nên chúng ta thấy Khổ.- Mà thật chất là không có người tạo ra cái khổ.

+ Nhưng tìm kỷ trong tư thế một con người chúng ta. Chúng ta cũng không phải là tác giả của Khổ Đế ,hay Tập đế,vì "Ngủ ấm vô ngã"

* DIỆT ĐẾ VÀ ĐẠO ĐẾ cũng không có tác giả,vì Đây là Pháp Thường Trụ.

trực chỉ:

Dùng Phật nhãn quan sát vũ trụ nhân sanh, PHÁP GIỚI NHẤT CHÂN, BÌNH ĐẲNG BẤT NHỊ ! Giáo lý TỨ ĐẾ Phật dạy hơn bốn mươi lăm năm qua, sử dụng Phật nhãn và Phật trí mà soi rọi thì không có ĐẾ nào !

Phiền não và Bồ đề không có hai tánh. Phiền não tức Bồ đề.

Sanh tử và Niết bàn không có hai cảnh. Sanh tử tức Niết bàn.

Khi mê chỉ thấy phiền não, không thấy giác tánh Bồ đề. Lúc ngộ, Bồ đề giác tánh hiển hiện ra, mê tình tan biến mất. Tùy thuận chân lý, ngay trong cõi đời sanh tử đã tự thọ dụng Niết bàn. Không nhận thức giác ngộ chân lý, tự mình đánh mất Niết bàn mà mình đang thọ dụng. Đó là ý nghĩa: VÔ TÁC TỨ ĐẾ. Nói cách khác. VÔ TÁC TỨ ĐẾ là không làm gì hết, không có ĐẾ nào hết. Đối với Phật nhãn: PHÁP NHĨ NHƯ THỊ. Ai hiểu được chân lý đó mới là người hiểu biết TỨ THÁNH ĐẾ ở kinh Đại Niết Bàn.

http://www.thuvienhoasen.org/kinhdai...banTCDC-10.htm

Ngài Trương Chuyết nói:

Quang minh tịch chiếu biến hà sa

Phàm thánh hàm linh cộng ngã gia.

Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện

Lục căn tài động bị vân già.

Phá trừ phiền não trùng tăng bệnh

Thú hướng chân như diệc thị tà.

Tùy thuận chúng duyên vô quái ngại

Niết-bàn sanh tử đẳng không hoa.

DỊCH

Quang minh lặng chiếu khắp hà sa

Phàm thánh hàm linh vốn chung nhà.

Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện

Sáu căn vừa động bị che lòa.

Phá trừ phiền não càng thêm bệnh

Tìm đến chân như âu cũng tà.

Tùy thuận các duyên không chướng ngại.

Niết-bàn sanh tử thảy không hoa.


Bài Bát Nhã Tâm Kinh:

Vô khổ, Tập, Diệt, Đạo,
Vô trí diệt Vô đắc. dĩ vô sở đắc cố.

nghĩa:

Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.

* Vô Khổ, Vô Tập, Vô Diệt, Vô Đạo tức là Vô Tác Tứ Đế.
nb410.jpg


Mô Phật.- Bài viết này xin kết thúc ở đây.

Kính nguyện tất cả chúng sanh vào được Chân thật Nghĩa Tứ Diệu Đế.

nb410.jpg
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cầu cho chúng sanh Thường an lạc, đắc Giải thoát, đáo Niết bàn

Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 8)
Bên trên