- Tham gia
- 12/7/07
- Bài viết
- 1,012
- Điểm tương tác
- 977
- Điểm
- 113
Tứ Đế- Bài 20 - Diệt Đế Vô Sanh.- Sanh tử- Niết Bàn bất nhị.
Kinh dạy:
Tất cả pháp vô-sanh,
Tất cả pháp vô-diệt.
Nếu hiểu được như vậy
Chư Phật thường hiện tiền.
Pháp-tánh vốn không tịch
Vô-thủ, cũng vô-kiến
(Tu Di Đảnh kệ tán- k. Hoa Nghiêm)
Ở đây chúng ta quán Niết bàn - Sanh tử vô sanh.
* Vô Sạnh nghĩa là không sanh khởi, không sanh thì không già, không bệnh, không chết. Nghĩa là vĩnh viễn trường tồn. Kinh gọi là Thường Trụ.
* Diệt Đế chính là tên khác của Niết Bàn, cũng gọi là Chánh giải thoát, là Vô Vi. - Đây là Pháp Thường trụ- Vô Sanh.
Niết Bàn (Diệt Đế) là gì ?
* Sanh tử- Niết Bàn bất nhị.
Niết bàn được diễn tả bằng những từ ngữ phủ định, nên nhiều người hiểu lầm đó là trạng thái tự hủy diệt.- Nếu hủy diệt, chỉ là sự hủy diệt dục vọng và mọi ý tưởng sai lầm về Ngã.
+ Niết bàn không thuộc về có, vì không có tướng mạo.
+ Niết nàn không thuộc về không, vì hằng tri hằng giác. Đây là trạng thái thoát ly năm thủ uẩn, là cảnh giới "Phi nhị biên, ly tứ cú, tuyệt bách phi".
+ Trạng thái tâm vắng lặng mà rỏ biết là đương thể của Niết bàn. Cái đương thể này đầy đủ bốn đặc tính Thường, Lạc, Ngã, Tịnh thì làm sao là hư vô đoạn diệt được ? Thế nhưng, nhiều học giả Phật tử đã coi Niết bàn là hư vô tuyệt diệt.
Là đệ tử Phật mà hiểu Niết bàn là cảnh hư vô tuyệt diệt là đã rơi vào kiến chấp đoạn diệt, bèn thành tà kiến, và dĩ nhiên là tự mình đã phản bội lại với đức Phật rồi.
Điểm nổi bật của Phật Giáo nguyên thủy coi Niết bàn là "Tĩnh". Ngược lại, nét đặc sắc của Phật Giáo phát triển coi Niết bàn là "Động". Nhưng thực ra tĩnh và động chỉ là hai mặt của cái Một tuyệt đối mà thôi.
Đến thời đại A Tỳ Đạt Ma Luận Thư (Thời đại bộ phái) đã quan niệm Niết bàn là một cảnh giới vĩnh tịch.- Thắm đượm một màu sắc vô cùng tiêu cực.
Phật Giáo phát triển đến thời hưng khởi đã quan niệm Niết bàn mang tính hoạt dụng tích cực hơn. Các vị Bồ tát vì mang đại nguyện độ sinh nên vĩnh viễn hoạt động mà lòng không nhiễm trước thế gian, cái tâm không nhiễm trước đó được mệnh danh là Bất trụ Niến bàn.
Tất cả mọi công hạnh độ sanh của chư Bồ tát cũng từ quan điểm "Chủ động" ở trên mà được an lập. Các Ngài nguyện vĩnh viễn nơi bể sinh tử mà vĩnh viễn nơi bờ Niết bàn, vì sanh tử tức là Niết bàn, một loại Niết bàn rất sinh động. - Niết bàn này của Phật giáo phát triển, thực ra cũng chỉ là thừa kế Niết bàn của Phật Giáo nguyên thủy trên phương diện tích cực nhập thế độ sanh mà thôi.
Tất cả pháp hữu vi sinh diệt trong từng sát na. Quá khứ đã trôi qua, vị lai thì chưa đến, sự tồn tại chân chính chỉ có thể tìm thấy thấy trong từng sát na hiện tại. Vì thế:
+ Niết bàn chỉ có ở sát na hiện tại, ngay tại đây và bây giờ.
+ Niết bàn cũng là chổ tiềm ẩn của thế giới hiện thực, song song tồn tại với thế gian vô thường, và vô thường chính là dụng lực của Niết bàn vô vi.
Có một thiền khách hỏi:
- Thế nào là Đại Niết bàn?
Thiền Sư đáp:
- Hãy nơi sanh tử mà nhận lấy.
(trích từ Thư viện Hoa Sen. HT Thích Thông Huệ)
Vâng ! Khi quán về Diệt Đế Vô Sanh thì nên biết.- Sanh tử- Niết Bàn bất nhị.
Bởi thế .- Khi quán về Niết Bàn, không nên tách riêng với Sanh tử.- Mới thấy được Diệt Đế Vô Sanh.
Kinh dạy:
Tất cả pháp vô-sanh,
Tất cả pháp vô-diệt.
Nếu hiểu được như vậy
Chư Phật thường hiện tiền.
Pháp-tánh vốn không tịch
Vô-thủ, cũng vô-kiến
(Tu Di Đảnh kệ tán- k. Hoa Nghiêm)
Ở đây chúng ta quán Niết bàn - Sanh tử vô sanh.
* Vô Sạnh nghĩa là không sanh khởi, không sanh thì không già, không bệnh, không chết. Nghĩa là vĩnh viễn trường tồn. Kinh gọi là Thường Trụ.
* Diệt Đế chính là tên khác của Niết Bàn, cũng gọi là Chánh giải thoát, là Vô Vi. - Đây là Pháp Thường trụ- Vô Sanh.
Niết Bàn (Diệt Đế) là gì ?
* Sanh tử- Niết Bàn bất nhị.
Niết bàn được diễn tả bằng những từ ngữ phủ định, nên nhiều người hiểu lầm đó là trạng thái tự hủy diệt.- Nếu hủy diệt, chỉ là sự hủy diệt dục vọng và mọi ý tưởng sai lầm về Ngã.
+ Niết bàn không thuộc về có, vì không có tướng mạo.
+ Niết nàn không thuộc về không, vì hằng tri hằng giác. Đây là trạng thái thoát ly năm thủ uẩn, là cảnh giới "Phi nhị biên, ly tứ cú, tuyệt bách phi".
+ Trạng thái tâm vắng lặng mà rỏ biết là đương thể của Niết bàn. Cái đương thể này đầy đủ bốn đặc tính Thường, Lạc, Ngã, Tịnh thì làm sao là hư vô đoạn diệt được ? Thế nhưng, nhiều học giả Phật tử đã coi Niết bàn là hư vô tuyệt diệt.
Là đệ tử Phật mà hiểu Niết bàn là cảnh hư vô tuyệt diệt là đã rơi vào kiến chấp đoạn diệt, bèn thành tà kiến, và dĩ nhiên là tự mình đã phản bội lại với đức Phật rồi.
Điểm nổi bật của Phật Giáo nguyên thủy coi Niết bàn là "Tĩnh". Ngược lại, nét đặc sắc của Phật Giáo phát triển coi Niết bàn là "Động". Nhưng thực ra tĩnh và động chỉ là hai mặt của cái Một tuyệt đối mà thôi.
Đến thời đại A Tỳ Đạt Ma Luận Thư (Thời đại bộ phái) đã quan niệm Niết bàn là một cảnh giới vĩnh tịch.- Thắm đượm một màu sắc vô cùng tiêu cực.
Phật Giáo phát triển đến thời hưng khởi đã quan niệm Niết bàn mang tính hoạt dụng tích cực hơn. Các vị Bồ tát vì mang đại nguyện độ sinh nên vĩnh viễn hoạt động mà lòng không nhiễm trước thế gian, cái tâm không nhiễm trước đó được mệnh danh là Bất trụ Niến bàn.
Tất cả mọi công hạnh độ sanh của chư Bồ tát cũng từ quan điểm "Chủ động" ở trên mà được an lập. Các Ngài nguyện vĩnh viễn nơi bể sinh tử mà vĩnh viễn nơi bờ Niết bàn, vì sanh tử tức là Niết bàn, một loại Niết bàn rất sinh động. - Niết bàn này của Phật giáo phát triển, thực ra cũng chỉ là thừa kế Niết bàn của Phật Giáo nguyên thủy trên phương diện tích cực nhập thế độ sanh mà thôi.
Tất cả pháp hữu vi sinh diệt trong từng sát na. Quá khứ đã trôi qua, vị lai thì chưa đến, sự tồn tại chân chính chỉ có thể tìm thấy thấy trong từng sát na hiện tại. Vì thế:
+ Niết bàn chỉ có ở sát na hiện tại, ngay tại đây và bây giờ.
+ Niết bàn cũng là chổ tiềm ẩn của thế giới hiện thực, song song tồn tại với thế gian vô thường, và vô thường chính là dụng lực của Niết bàn vô vi.
Có một thiền khách hỏi:
- Thế nào là Đại Niết bàn?
Thiền Sư đáp:
- Hãy nơi sanh tử mà nhận lấy.
(trích từ Thư viện Hoa Sen. HT Thích Thông Huệ)
Vâng ! Khi quán về Diệt Đế Vô Sanh thì nên biết.- Sanh tử- Niết Bàn bất nhị.
Bởi thế .- Khi quán về Niết Bàn, không nên tách riêng với Sanh tử.- Mới thấy được Diệt Đế Vô Sanh.